Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

16 câu đầu trao duyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.48 KB, 10 trang )

16 câu đầu Trao duyên
Nguyễn Du có tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên
sinh năm 1765 mất năm 1820, quê tại làng Tiên
Điền huyện Nghi Xuân Tỉnh Hà Tĩnh. Ơng sinh
trưởng trong gia đình đại q tộc có truyền thống
khoa bảng, nhiều đời làm quan lớn và là dịng tộc có
truyền thống sáng tạo nghệ thuật. Ơng để lại cho
đời nhiều tác phẩm bất hủ, trong đó nổi bậc nhất là
Truyện Kiều – một bộ đại thành kinh điển của nền
văn học Việt Nam từ cổ chí kim. Có thể nói Nguyễn
Du chính là một hiện tượng của nền văn học Việt
Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
Đoạn trích “Trao dun” được trích trong tập “Truyện
Kiều” (Đoạn trường tân thanh). Đoạn trích gồm 34
câu thơ từ câu 723 đến câu 756 trong tác phẩm.
Đây nằm trong phần “Gia biến và Lưu lạc”. Đoạn
trích chính là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi
muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng trước khi
nàng bán mình để chuộc cha. 16 câu thơ cuối của
“Trao Duyên” là lời dặn dị của Kiều với Vân và sự
xót xa cho chính bản thân mình.
Mở đầu câu chuyện bằng lời Thúy Kiều nhờ cậy của
mình với em:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Trước hết, “Cậy” đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy”
còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng
về sự giúp đỡ đó.Cịn “chịu lời” đồng nghĩa với “nhận
lời” nhưng “nhận lời” nó cịn bao hàm sắc thái tự
nguyện, có thể đồng ý hoặc khơng đồng ý, cịn “chịu
lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, khơng thể từ chối


bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ
cậy.Đặc biệt, hành động “lạy,thưa” Là hành động


của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây
Kiều là chị lại lạy, thưa em mình. Đây là hành động
bất thường nhưng lại hồn tồn bình thường trong
hồn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi
sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều
nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hồn
tồn hợp lí.
Tiếp đó, Thúy Kiều bắt đầu bày tỏ nỗi lịng mình với
em gái bằng những lời chua xót, đau đớn:
“Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Thành ngữ “đứt gánh tương tư” để chỉ tình cảnh tình
duyên dang dở của Kiều, nàng bị đẩy vào bước
đường cùng khơng lối thốt giữa một bên là chữ
hiếu một bên là chữ tình nên trao duyên là lựa chọn
duy nhất của nàng.Từ Hán Việt “tương tư” chỉ tình
cảm của con người , ở đây tác giả đã kết hợp thành
ngữ với từ Hán Việt để nêu lên thực trạng tình yêu
tan vỡ của Thuý Kiều và Kim Trọng.Ngồi ra cịn có
sự xuất hiện của điển tích “keo loan” , đây là một
loại keo làm từ huyết của chim loan , dùng để gắn
kết các vật.”Mặc em” nghĩa là phó mặc , phó thác
cho em , ràng buộc em vào hồn cảnh khơng thể từ
chối giúp đỡ.Đây là lời thuyết phục khơn khéo của
Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người
em đối với chị của Thúy Vân.

Tới đây, Kiều thủ thỉ tâm sự với Vân về mối tình
nồng thắm của minh với chàng Kim:
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khơn lẽ hai bề vẹn hai?”
Hình ảnh “Quạt ước, chén thề” gợi về những kỉ niệm
đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những


lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.Trái
ngược với đó “Sóng gió bất kì” lại là tai ương bất
ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thối lưỡng
nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi
sinh chữ tình.Tới đây ta thấy mối tình Kim – Kiều là
mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ.Các câu thơ
thể hiện sự đau khổ của Thúy Kiều khi nhớ lại những
kỉ niệm mùi mẫn cịn dang dở giữa mình và Kim
Trọng. Đối với nàng, mối tình với Kim Trọng là những
kỉ niệm lứa đôi đẹp nhất. Nhưng đối với Thúy Vân,
đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ.
Khơng những thế, Kiều còn thể hiện sự khéo léo,
tinh tế khi lựa lời đề cập đến hoàn cảnh của Vân để
cất lời nhờ em:
“Ngày xn em hãy cịn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy cịn thơm lây.”
“Ngày xn” là hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi đời cụ thể là
tuổi trẻ. “Tình máu mủ” là tình cảm huyết thống,

ruột rà. Đúng vậy Vân vẫn cịn trẻ, có cả một cuộc
đời phía trước để vun đắp cho hạnh phúc, hơn nữa
chị và em là tình cảm ruột thịt “một giọt máu đào
hơn ao nước lã" nên xin em hãy vì chị, vì tình chị em
mà “thay lời nước non”. Thành ngữ “thịt nát xương
mịn” diễn tả nỗi đau đớn, bất hạnh thậm chí là cái
chết đớn đau. Em đồng ý nhận lời trao dun, thì chị
“ngậm cười chín suối” vẫn mãn nguyện và biết ơn
em, “thơm lây” bởi việc nghĩa em làm cho chị. Qua
đó cho thấy đối với Kiều việc Vân thay mình kết
nghĩa cùng Kim Trọng là sự hy sinh, sự ban ơn cho
Kiều là một nghĩa cử


cao đẹp.
Trao cho em những vật đính ước. Kiều thủ thỉ tâm
tình với em những lời chân thành nhất:
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lịng chẳng qn.”
Đây có lẽ là thời khắc khó khăn nhất đối với Kiều.
Bởi lẽ những kỉ vật là kỉ niệm gắn bó, lưu dấu, là
minh chứng rõ nét cho tình cảm đậm sâu của Kiều
và Trọng. Đó là chiếc vành, là chiếc vòng tay Trọng
tặng cho Kiều cái lần đầu tiên ấy, làm vật tin ước
hẹn; đó là bức tờ mây ghi tạc những lời thề non ước
hẹn trăm năm đầu bạc của đôi nam thanh nữ tú và
là phím đàn đêm trăng thanh cất lên khúc nhạc cho
bản tình ca Kim Kiều;… Những kỉ vật như gợi lại mối

tình ngọt ngào đầy hạnh phúc của Kim Trọng và
Thúy Kiều.Mối tình dù có trao dun đi nhưng cũng
khơng thể dứt hẳn. Và chính Kiều cũng khơng thể
phủ nhận được chính cảm xúc trái ngang này của
bản thân, đầy quyến luyến và xót xa trăm bề.
Phân tích 16 câu thơ đầu đoạn trích Trao duyên ta
thấy Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong việc sử
dụng ngơn ngữ. Bằng ngịi bút khéo léo, tinh tế
Nguyễn Du đã sai khiến đội qn ngơn ngữ của
mình một cách điêu luyện, hịa hợp, để có thể bóc
trần, lột tả chân thực cung bậc cảm xúc phức tạp
đang ẩn giấu, giằng xé trong nỗi lòng mỗi nhân vật.
Thúy Kiều trao duyên nhưng chẳng trao tình; tình
cảm với Kim Trọng vẫn được nàng lưu giữ, trân
trọng. Từ đây, Nguyễn Du đã đem đến cho độc giả
cái nhìn đúng đắn đầy nhân văn cao đẹp về tình
yêu: Yêu là để người mình yêu hạnh phúc, yêu là


trọn vẹn và thủy chung sắt son một lịng. Tình yêu
chân thành là bất tử và trường tồn.
16 câu đầu Tình cảnh lẻ loi
Đặng Trần Cơn q ở làng Nhân Mục, Thanh Trì, nay
thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xn, Hà
Nội, sống vào thời Lê Trung Hưng. Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Côn là tác phẩm viết bằng chữ Hán
gây tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời với
nhiều bản dịch và phỏng dịch Nơm khác nhau (Đồn
Thị Điểm, Nguyễn Khản, Phan Huy Ích, Bạch Liên Am
Nguyễn). Bản hiện hành là bản dịch thành cơng

nhất.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ
câu 193 đến 216) miêu tả những cung bậc và sắc
thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người
chinh phụ khát khao được sống trong tình u và
hạnh phúc lứa đơi. Mười sáu câu đầu đoạn trích tác
giả đã mở ra khung cảnh người chinh phụ chờ chồng
trong tâm trạng u buồn, đơn độc.
Những hành động của người chinh phụ chậm rãi làm
dâng lên cảm giác cô đơn, đau buồn:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Rèm thưa rủ thác đòi phen”
Hành động được hiện ra với dáng vóc đầy suy tư của
người chinh phụ. Nhịp thơ nhẹ nhàng, như để đi vào
cảm xúc. Những động từ "dạo, gieo từng bước", cho
thấy những bước chân nặng nề mang đầy tâm trạng
bâng khuâng, lo lắng, không gian im lặng đến mức
nghe từng tiếng bước chân. Người chinh phụ dường
như đang suy nghĩ trăn trở nên nàng "ngồi" mà lịng
thì chẳng để tâm. Tác giả đã sử dụng hình ảnh " rủ


thác địi phen"- kéo màng lên rồi lại bng màn
xuống. Để cho thấy hành động lặp đi lặp lại vô
nghĩa.
Từ sự cơ độc đó, sâu trong tâm hồn của người chinh
phụ lại thầm thì trách móc:
“Ngồi rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng.
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lịng thiếp riêng bi thiết mà thơi.”
Bắt đầu từ đây, người chinh phụ bộc lộ nỗi lòng cô
đơn và sự nhớ mong, nhớ thương khôn xiết đến
người chinh phụ nơi chiến trận phương xa. Nàng
không chỉ mang nỗi nhớ đơn thuần, mà còn mang
trong lòng sự khắc khoải khôn nguôi, trằn trọc khi
không nhận được tin tức về người chinh phụ. Hình
ảnh chim thước - lồi vật báo tin tốt lành xuất hiện
chính là sự minh họa rõ nhất cho nỗi lịng ấy. Nghệ
thuật đối lập "ngồi rèm" và "trong rèm" để cho
thấy nỗi cô đơn ấy bao trùm mọi khơng gian, thậm
chí lan thấm vào nhuốm vào màu không gian một
sắc buồn ảm đạm. Càng nhớ, càng mong mỏi được
giãi bày, và ngọn đèn trở thành người tri kỉ trong vị
võ cơ đơn để người chinh phụ tâm sự. Ca dao xưa đã
từng có bài ca dao khăn thương nhớ ai, cũng miêu tả
hoàn cảnh của người phụ nữ trong vị võ đêm
trường, một mình bầu bạn với ngọn đèn khuya,
chính ngọn đèn khuya leo lét, lạnh lẽo càng nhấn
mạnh thêm tình cảnh trơ trọi lẻ loi của người chinh
phụ:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.


Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi khơng n một bề…
Vì chẳng có ai bên cạnh để sẻ chia nên nàng xin
nhận hết và chịu đựng hết nỗi cơ đơn ấy:
“Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Nỗi buồn u ám dưới màng đêm, nỗi buồn mà ngay
cả nàng cũng chẳng thể nói nên lời được. Có lẽ do
nỗi buồn ấy quá lớn và nó lại hiện lên mỗi ngày.
Nghệ thuật so sánh "Hoa đèn" với "bóng người",
người chinh phụ nhìn hoa đèn mà nghĩ đến cuộc đời
của mình có mau lụi tàn như chiếc hoa đèn kia hay
khơng? Hay còn hẩm hiu hơn thế nữa? Càng nghĩ
nàng càng thấy buồn, dường như lúc này cảnh vật
cũng rũ xuống một màu đen tối:
"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hịe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khác giời đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."
Cụm từ âm thanh “gà eo óc” đã diễn tả được sự trơi
chảy của thời gian. Nếu như ở các câu thơ trước
xuất hiện hình ảnh đèn-báo hiệu đã tối, hoa đèn –
báo hiệu đã khuya, và cuối cùng là tiếng gà – báo


hiệu trời đã sáng. Khơng chỉ có âm thanh tiếng gà
eo óc mà cịn có cả khơng gian qua hình ảnh lá hèo.

Hình ảnh hịe phất phơ rủ bóng bốn bên gợi lên một
không gian vắng lặng, tĩnh mịch, hoang vắng. Người
xưa đã nói: Thức đêm mới biết đêm dài. Phải thức
đêm mới biết được cái khoảng thời gian ấy trơi qua
một cách lê thê. Thủ pháp so sánh “trích thơ” cùng
với các từ láy đằng đẵng dằng dặc đã cho chúng ta
cảm nhận được cái âm điệu sầu não, day dứt của
đoạn thơ. Không chỉ tạo nên cái âm điệu sầu não,
tác giả đã sử dụng thủ pháp lấy cảnh ngụ tình để
thể hiện nỗi cơ đơn, vắng bóng, sầu khổ của người
chinh phụ. Nỗi nhớ ấy dài lê thẻ tựa cả một năm.
Không những dài mà nỗi nhớ ấy còn rộng, sâu tự
biển cả rộng lớn.
Để quên đi nỗi buồn trước mắt, người chinh phụ tìm
đến những thú vui tao nhã:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”
Cụm từ “gượng” được tác giả diễn tả cách đặc biệt,
đi liền với các động từ “gảy”, “soi”, đốt” cùng những
đồ vật “đàn”, “hương”, “gương”. Tất cả đều cho
thấy, những thú vui tao nhã, những thói quen trang
điểm hằng ngày của người phụ nữ, giờ đây vắng
chồng, vắng niềm hạnh phúc, tiếng cười, bỗng được
tiến hành một cách gượng ép. Đốt hương mà tâm
hồn lại chìm đắm vào nỗi sầu tủi miên man. Soi
gương lại không cầm được những giọt nước mắt



khơng ngừng rơi vì tủi hổ. Khi đánh đàn lại khiến
nàng nhớ lại những chuyện ngày xưa khi chồng còn
kề cạnh. Thế nên nàng sợ “dây uyên đứt”, sợ “phím
loan chùng” – những nỗi sợ cứ thế bủa vây quanh
nàng.
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng nhiều điệp
từ, hình ảnh so sánh, tác giả đã vẽ ra tâm trạng rối
bời của người chinh phụ. Sự cô đơn, lẻ loi của nàng
được thể hiện rõ nét. Hình ảnh của người chinh phụ
chính là hình ảnh đại diện cho một lớp người trong
thời kỳ này. Nó lột trần tội ác xấu xa của chiến tranh
phi nghĩa đã đẩy bao gia đình rơi vào cảnh chia lìa.
Người phụ nữ phải hy sinh tuổi xuân, sống trong sự
cô đơn, tuổi khổ để chờ chồng mặc dù chẳng biết
bao giờ mới là lúc đồn viên.
Chỉ Phân tích 16 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người
chinh phụ ta thấy được những nỗi cô đơn của người
phụ nữ khi có chồng đi chinh chiến. Đó là nỗi cơ đơn
kéo dài triền miên theo khơng gian và thời gian. Nỗi
cơ đơn ấy chẳng có điều gì có thể xoa dịu bớt được.
Có chăng chỉ là sự hy vọng ở người phụ nữ làm cho
họ trở nên mạnh mẽ hơn. Qua đây ta cũng thấy
được sự tài hoa của Đặng Trần Côn khi chạm đến
trái tim người đọc bằng những ngôn từ cảm xúc.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×