Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trí nhớ: khái niệm, các quá trình và phân loại. Phương pháp rèn luyện trí nhớ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.06 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ
MƠN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề số 10:
Trí nhớ: khái niệm, các quá trình và phân loại. Phương pháp rèn
luyện trí nhớ.
Họ và tên:

Đỗ Duy Phú

MSSV:

451212

Lớp:

4512 – N08.TL1

Hà Nội,
1 2021


Mục Lục
1.Trí nhớ................................................................................................................3
1.1 Các q trình nhớ........................................................................................4
1.1.1 Ghi nhớ.................................................................................................4
1.1.2 Giữ gìn..................................................................................................5
1.1.3 Tái hiện.................................................................................................5
1.1.4 Q trình qn......................................................................................6


1.2 Các loại trí nhớ............................................................................................7
2.Các phương pháp rèn luyện trí nhớ..................................................................8
2.1 Tập trung.....................................................................................................8
2.2 Ghi nhớ có kế hoạch....................................................................................8
2.3 Chọn mơi trường..........................................................................................9
2.4 Kết hợp nhiều giác quan..............................................................................9
2.5 Thường xuyên rèn luyện............................................................................10
2.6 Liên tưởng..................................................................................................10
2.7 Nghỉ ngơi hợp lý........................................................................................12
2.8 Học hiểu.....................................................................................................12
Danh mục Tham khảo........................................................................................13

1.Trí nhớ

2


Định nghĩa: Trí nhớ là q trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ
lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống
của mình.1
Một người bình thường thì đều cần có trí nhớ để thực hiện các hoạt động
cơ bản hàng ngày như học tập, sinh sống, làm việc, … Theo một nghiên cứu của
một nhóm các viện nghiên cứu và trường đại học của Mỹ 2, bộ não của con người
có dung lượng ghi nhớ khoảng 505,25 Terabyte tương đương với 7800 chiếc
Smartphone dung lượng 64 Gygabyte. Tạp chí SCIENTIFIC AMERICAN cịn
cho rằng não bộ có dung lượng bộ não con người rơi vào khoảng 2,5 Terabyte
tương đương với khoảng 35000 chiếc điện thoại thơng minh.3
1.1 Các q trình nhớ
1.1.1 Ghi nhớ
Ghi nhớ là quá trình đầu tiên của hoạt động nhớ. Đó là q trình tiếp nhận

các hình ảnh, ấn tượng xuất hiện trong ý thức dưới tác động của sự vật, hiện
tượng trong quá trình cảm giác, tri giác. Theo quan điểm sinh lý học, ghi nhớ là
quá trình hình thành, củng cố các dấu vết xuất hiện trong vỏ não.
Căn cứ vào mục đích ghi nhớ, người ta chia ghi nhớ thành ghi nhớ không
chủ định và ghi nhớ có chủ định.
Ghi nhớ khơng chủ định là ghi nhớ khơng có mục đích chun biệt cụ thể.
Ghi nhớ dường như mang tính ngẫu nhiên, tự phát khơng cần có sự nỗ lực ý chí
và hành động. Tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không phải
mọi tài liệu, sự kiện đều được ghi nhớ một cách không chủ định như nhau. Mức
độ ghi nhớ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của nội dung tài liệu.4
1 Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 125.
2 Bao gồm: Viện nghiên cứu y tế Howard Hughes, Viện nghiên cứu sinh học SALK, Viện công nghệ
Massachusetts và Đại học Texas.
3 What Is the Memory Capacity of the Human Brain? SCIENTIFIC AMERICAN
4 Trần Thị Thanh Trà (2020), Tâm lý học đại cương, Nxb. Trường đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 95.

3


Ghi nhớ có chủ định là q trình ghi nhớ tuân theo mục đích chuyên biệt,
cụ thể, rõ ràng và bao giờ cũng có nỗ lực ý chí và sự tham gia của các hành động
nhất định.
Thông thường người ta chia ghi nhớ có chủ định thành hai loại là ghi nhớ
máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một
cách đơn giản, không cần hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của tài liệu.
Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung, ý nghĩa
bản chất của vấn đề cần ghi nhớ.5
1.1.2 Giữ gìn

Giữ gìn là quá trình, lưu giữ các nội dung đã được ghi nhớ trong đầu óc.
Theo quan niệm sinh học đó là q trình giữ lại dấu vết trong vỏ não. Việc lưu
giữ phụ thuộc vào các yếu tố như q trình ghi nhớ, nội dung, tính chất của tài
liệu, nhu cầu, động cơ, hứng thú, tâm thế và các trạng thái tâm lý, sức khỏe của
chủ thể.6
1.1.3 Tái hiện
Tái hiện là một quá trình ghi nhớ mà trong đó những nội dung đã được ghi
lại trước đây được làm sống lại. Tái hiện thường diễn ra với ba hình thức: nhận
lại, nhớ lại và hồi tưởng.
Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại.
Nhớ lại là hình thức tái hiện mà ngay lúc đó sự tri giác lại đối tượng khơng
diễn ra. Nhớ lại được kích thích bởi một đối tượng nào đó đang được tri giác,
hoặc bởi một hình ảnh của tưởng tượng hay của tư duy theo quy luật liên tưởng.
Nhớ lại cũng có hai dạng là nhớ lại có chủ định và nhớ lại khơng chủ định.
Ví dụ: Trong phịng thi, ta cố gắng nhớ lại những kiến thức mình đã học
để vận dụng vào giải quyết các bài tập. Đây là nhớ lại có chủ định.

5 Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 128-129.
6 Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 129.

4


Hồi tưởng là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc
vào chỗ nội dung của nhiệm vụ tái hiện dược cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác
đến mức nào.
Ví dụ: Một người sau khi ra ngồi làm việc cảm thấy khó khăn vất vả và
bắt đầu hồi tưởng về những ngày tháng vô lo vơ nghĩ khi cịn ngồi trên ghế nhà

trường.
1.1.4 Q trình qn
Qn là biểu hiện của sự khơng tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước
đây vào thời điểm nhất định. Nhớ và quên là hai mặt trái ngược nhau của trí nhớ.
Sự quên diễn ra theo những quy luật nhất định:
Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt
trước, quên cái đại thể, chỉnh yếu sau. Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng
đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ quên giảm dần (quy luật
Ebin-hao)
Quá trình quên thường biểu hiện ở 2 mức độ: quên hoàn toàn và quên tạm
thời.
Quên hoàn toàn là mức độ mà dù có những kích thích tương tự như cũ, dù
sự vật, hiện tượng đã được tri giác trước đây đang trực tiếp tác động vào các giác
quan, song vẫn không nhận lại hay nhớ được.
Quên tạm thời là mức độ mà không thể nhận lại hoặc nhớ lại sự vật, hiện
tượng trong khoảng một thời gian nào đó, nhưng sau đó, trong những điều kiện
nhất định vẫn có thể tái hiện được.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, qn khơng
hồn tồn là dấu hiệu của một trí nhớ kém mà ngược lại, nó là yếu tố quan trọng
để trí nhớ hoạt động có hiệu quả. Quên giúp con người loại bỏ được những hồi
niệm vơ ích, qn giúp con người thu thập kiến thức dễ dàng, quên giúp con
người không bị lệ thuộc vào quá khứ một cách quá nhiều. 7 Đồng thời con người
7 Trần Thị Thanh Trà (2020), Tâm lý học đại cương, Nxb. Trường đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 98.

5


cũng chỉ có thể nhớ được một lượng thơng tin nhất định và khi đạt đến giới hạn
ta buộc phải quên đi những điều không cần thiết để tiếp nhận thêm những lượng
thơng tin mới có ích.

1.2 Các loại trí nhớ
Trí nhớ hình ảnh là loại trí nhớ được hình thành dựa trên những biểu
tượng về các sự vật, các đối tượng cụ thể như: một con người, một phong cảnh
thiên nhiên, một vật thể, bản vẽ, phim ảnh và cả những âm thanh hay mùi vị …
Loại trí nhớ này có thể đạt đến một trình độ phát triển rất cao, thường trong
những điều kiện nó phải bù trừ hoặc thay thế cho những loại trí nhớ đã mất. Trí
nhớ hình ảnh đặc biệt phát huy trong loại hình lao động nghệ thuật.8
Trí nhớ vận động là loại trí nhớ phản ánh những cử động và những hệ
thống không cử động. Nó có ý nghĩa là cơ sở hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận
động. Tốc độ hình thành nhanh và mức độ bền vững của những kĩ xảo này được
dùng làm tiêu chí để đánh giá trí nhớ vận động tốt. 9
Trí nhớ từ ngữ - logic, loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩ, quan điểm,
tư tưởng của con người. Ý nghĩ, tư tưởng, quan điểm và tư tưởng đều được diễn
đạt bằng ngôn ngữ. Nội dung này sẽ không tồn tại được nếu không có ngơn ngữ
để biểu hiện. Chúng ta nhớ nội dung đó cũng là qua ngơn ngữ, vì vậy người ta
gọi loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - logic.
Trí nhớ cảm xúc là trí nhớ về xúc cảm, tình cảm đã diễn ra trong một hoạt
động trước đây. Những xúc cảm, tình cảm nảy sinh và được giữ lại trong trí nhớ,
tùy theo tính chất của nó, có thể thúc đẩy những hành động tích cực của con
người hoặc ngược lại làm cho con người trở nên tiêu cực.
Trí nhớ khơng chủ định là loại trí nhớ khơng có mục đích ghi nhớ, giữ gìn và
tái hiện tài liệu. Trí nhớ này có trước trong đời sống của cá nhân.
Trí nhớ có chủ định là trí nhớ có mục đích khi ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện cái
gì đó. Trí nhớ này có sau trí nhớ khơng chủ định ở đời sống cá thể.
Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ diễn ra ngắn gủi, chốc lát, nhất thời.
8 Trần Thị Thanh Trà (2020), Tâm lý học đại cương, Nxb. Trường đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 93.
9 Nguyễn Quang Uẩn (2015), Tâm lý học đại cương, Nxb. Trường đại học quốc gia Hà Nội, tr 109.

6



Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà khả năng ghi nhớ, giữ gìn thơng tin lâu bền
trên cơ sở thường xuyên nhắc lại và tái hiện nó.
2.Các phương pháp rèn luyện trí nhớ
2.1 Tập trung
Mọi hoạt động sống của con người đều cần đến sự tập trung. Ghi nhớ cũng
khơng ngoại lệ, thậm chí nó cịn địi hỏi ở mức cao hơn bình thường. Nhưng liệu
chúng ta đã thực sự biết làm thế nào để có thể ghi nhớ một cách hiệu quả?
Một trong những nguyên nhân làm trí nhớ của chúng ta kém hơn do khơng
tập trung vào đối tượng cần nhớ. Khi khơng tập trung, trí não ta sẽ khơng có khả
năng lưu trữ thơng tin, khơng có khả năng nhận thức. Chính vì vậy, muốn nhận
thức và ghi nhớ sự vật, hiện tượng chúng ta phải chú tâm. Chú tâm là sự tập
trung cao độ vào một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó10.
Ví dụ: Khi chúng ta học bài nếu như chúng ta vừa học vừa sử dụng điện
thoại ở bên cạnh, Chúng ta không thể chú tâm được vào việc ghi nhớ kiến thức
khi mà phải dành một phần sự chú ý của bản thân sang chiếc điện thoại là “Liệu
có tin nhắn đến khơng?” “Có tin tức gì mới khơng?”. Dẫn đến việc bộ não không
thể tập trung vào việc ghi nhớ. Vì vậy khi muốn học tập có hiệu quả, thì ta cần tự
cách ly bản thân khỏi những thiết bị có thể gây sao nhãng.
2.2 Ghi nhớ có kế hoạch
Bất cứ công việc nào cũng đều cần một bản kế hoạch cụ thể chi tiết về
những việc dự định sẽ làm. Có một danh sách việc cần làm giống như có thiết bị
định vị GPS sẽ giúp bạn xác định rõ đường đi và đi đến đích một cách dễ dàng
hơn.11
Ví dụ: Khi chúng ta lập kế hoạch thì ta đang tạo ra trong bộ nhớ bản thân
những kệ sách riêng biệt. Ở mỗi “kệ sách tưởng tượng” đó chúng ta sắp xếp
những kiến thức cần ghi nhớ vào. Việc này khiến cho trí nhớ của chúng ta không
bị lộn xộn và khi cần nhớ lại kiến thức ta chỉ cần nhớ lại những kiến thức thuộc
về “Kệ sách” đó. Nên việc ghi nhớ và nhớ lại vừa dễ dàng, kiến thức đầy đủ
không hao hụt.

10 Phan Văn Hồng Thắng (2012), Luyện trí nhớ, Nxb. Thanh niên, tr. 24.
11 Suzy Greaves (2016), “Real focus”, Psychologies Magazine.

7


2.3 Chọn mơi trường
Một khơng gian đủ n tĩnh, thống mát, khơng khí trong lành, dễ chịu là
các yếu tố cần thiết để quá trình ghi nhớ của chúng ta trở nên hiệu quả nhất. Một
nghiên cứu gần đây của Trung tâm Y tế Đại học Duke cho thấy không gian yên
lặng có mối tương quan đối với sự phát triển của hồi hải mã (một vùng não liên
quan đến hoạt động học tập và lưu giữ trí nhớ).12
2.4 Kết hợp nhiều giác quan
Chúng ta thường hay nhớ được những sự việc do tưởng tượng ra, đặc biệt
là những sự việc tạo ra các cảm xúc mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, giận giữ,
yêu thương, đau đớn … Do đó, chúng ta nên dùng nhiều giác quan để tưởng
tượng có thể tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ này. Phối hợp nhiều giác quan để
ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tính chất, nội dung của tài liệu và với mục
đích ghi nhớ.13
Ví dụ: Một người đầu bếp muốn ghi nhớ lại cơng thức nấu ăn thì trong quá
trình nấu người này cần vận dụng nhiều giác quan để có thể dễ dàng nhớ được
cơng thức như là: Dùng thị giác để phán đốn độ chín, Dùng khứu giác để ngửi
mùi hương, vị giác giúp ghi nhớ các gia vị, xúc giác giúp cảm nhận nhiệt độ, …
2.5 Thường xuyên rèn luyện
Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực cần có sự ghi nhớ một cách chuẩn
xác và khả năng nhớ lại nhanh để có thể giúp việc giao tiếp đạt hiệu quả cao.
Một người khi giao tiếp bằng ngoại ngữ, họ sẽ phải vừa nhớ về kiến thức mình
đã học đồng thời phải ngay lập tức chuyển hóa kiến thức đó ra bên ngồi thơng
qua lời nói. Nếu như một người bình thường khi học ngoại ngữ họ không được
rèn luyện thường xuyên về kỹ năng giao tiếp thì rất khó để họ có thể nhớ lại một

cách nhanh chóng và chuyển hóa thành lời nói. Do đó, mặc dù học sinh Việt
12 CRAIG J TODD (2020), Để làm việc có năng suất, bạn cần nhiều thời gian yên tĩnh hơn những lúc bận rộn,
truy cập ngày 04/08/2020.
13 Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 133.

8


Nam được đào tạo tiếng anh suốt 12 năm học nhưng khi gặp người nước ngồi
thì lại khơng thể giao tiếp được vì khơng nhớ gì cả. Trong khi đó, một du học
sinh chỉ trong một thời gian ngắn (dưới 1 năm) có thể giao tiếp thành thạo được
với người bản xứ là nhờ việc họ khơng có sự lựa chọn nào khác và việc liên tục
phải sử dụng tiếng anh giúp họ nhớ lâu hơn.
2.6 Liên tưởng
Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, làm nổi bật sự việc, tưởng
tượng, màu sắc, âm điệu để tạo ra trong đầu óc những hình ảnh sống động, nhiều
màu sắc, tác động mạnh đến các giác quan và nhờ vậy không thể qn được.14
Liên tưởng gắn với hình ảnh. Trí nhớ của con người làm việc theo hình
ảnh. Chúng ta có khuynh hướng nhớ hình hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí của
con người càng rõ ràng, sống động bao nhiêu thì chúng ta càng nhớ về hình ảnh
đó bấy nhiêu. Do đó, phải biết cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào
bộ não một cách dễ dàng.
Ví dụ: Bản thân tôi là một người học tiếng Nhật và tơi nhận ra nếu học mà
khơng kèm theo hình ảnh thì rất khó để học tiếng nhật giỏi. Tiếng Nhật có 1 bộ
phận là chữ Kanji vốn là những từ tượng hình của Trung Quốc. Những chữ được
người xưa tạo ra dựa trên hình ảnh trong thực tế để khái quát lại thành chữ. Nên
chúng ta cũng cần liên hệ những hình ảnh nếu muốn hiểu sâu, nhớ kỹ. Chữ
Xuyên 川 hay chữ Điền 川, chữ Sơn 川 khi học thì ta liên tưởng đến hình ảnh
con sơng, thửa ruộng và ngọn núi thì việc ghi nhớ rất dễ dàng và nhớ được lâu.

Liên tưởng gắn với máu sắc. Màu sắc là một tác động mạnh mẽ đến trí
nhớ. Màu sắc có thể tăng cường trí nhớ của con người lên 50%. Do đó, chúng ta
nên dùng nhiều màu sắc khi ghi chú.15
Trong việc sử dụng sơ đồ tư duy, dùng màu sắc để làm nổi bật nội dung,
luận điểm chính. Việc trình bày thơng tin trong khung màu làm tăng khả năng
ghi nhớ thông tin. Carlton Wagner, Giám đốc viện nghiên cứu màu sắc Wagner,
14 Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 133.
15Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 134.

9


cho biết màu sắc được xử lí theo thứ tự khác nhau và màu đầu tiên được xử lý là
màu vàng. Khi bạn muốn làm nổi bật ý quan trọng hay luận điểm chính, hãy
đánh dấu nó bằng màu vàng. Từ đó sẽ kích thích thị giác tập trung hơn để ghi
nhớ màu sắc tương ứng với nội dung.
Liên tưởng gắn với âm điệu cũng tăng khả năng nhớ lại thơng tin vì âm
điệu kích hoạt bán cầu não phải, bán cầu mà thường bị bỏ quên khi chúng ta học
tập. Chúng ta có thể sử dụng âm điệu trong học tập bằng cách bật âm nhạc trong
lúc học tạo ra những âm điệu riêng biệt cho những thông tin cần ghi nhớ.16
Ví dụ: Để trẻ em có thể dễ dàng nhớ bảng chữ cái người ta đã sáng tạo ra
bài hát “The ABC Song” với giai điệu bắt tai và phù hợp với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ
nghe và thấy vơ cùng thích thú và lâu dần khi quen với giai điệu bài hát thì cũng
đồng thời ghi nhớ bảng chữ cái. Cũng giống như quá trình ghi nhớ, khi ta nghe
một bài hát nhiều lần thì sẽ tự ghi nhớ giai điệu và lời bài hát, não bộ sẽ tự phản
ứng lại ghi giai điệu đó vang lên, trong đầu chúng ta sẽ tự nhẩm lại lời bài hát.
2.7 Nghỉ ngơi hợp lý
Thời gian học tập, làm việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ làm tăng khả năng trí nhớ.

Các nghiên cứu cho rằng trong bất kì thời gian học tập nào cũng có hai đỉnh
điểm ghi nhớ thơng tin tốt nhất, đó là thời gian lúc bắt đầu và thời gian sắp kết
thúc việc học tập. Vì vậy, thời gian học tập lý tưởng nhất trong mỗi lần học
không nên quá hai tiếng. Mỗi lần học này nên chia thành bốn phần nhỏ, mỗi
phần dài 25 phút. Giữa các phần chúng ta nên nghỉ ngơi 5 phút. Trong lúc nghỉ
ngơi, chúng ta nên đứng dậy làm vài động tác thể dục đơn giản, nghe một vài
bản nhạc nhẹ … sẽ đem lại sức sống mới cho các tế bào não, qua đó giúp chúng
ta có thể đương đầu với những căng thẳng tiếp theo.
2.8 Học hiểu
Ghi nhớ bằng cách hiểu nội dung tài liệu là một trong những phương pháp
nhanh nhất và hữu ích nhất. Khi chúng ta đã hiểu được nội dung của tài liệu,

16 Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại cương, Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 134.

10


chúng ta có thể diễn đạt lại theo ý hiểu của mình về nội dung đó một cách dễ
dàng.
Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu mọi điều mình học, từ đầu đến cuối. Bộ não
con người rất khó nhớ những thứ khơng có nghĩa hoặc khơng rõ ràng. 17 Việc hiểu
tất cả những thứ mình sẽ ghi nhớ giúp cho chúng ta khơng những hiểu bài mà
cịn ghi nhớ hiệu quả nhất.

H1. Bộ não con người là thứ phức tạp nhất con người từng biết tới

H2. Dominic O’Brien người được coi là có trí nhớ tốt nhất thế giới

17 Eran Katz (2016), Trí tuệ do Thái, Phương Oanh dịch, Nxb. Lao động xã hội, tr. 268.


11


H3. Alzheimer’s căn bệnh khiến con người mất đi toàn bộ ký ức

Danh mục Tham khảo


Tài liệu Tiếng Việt
1. Đặng Thanh Nga (chủ biên) và các tác giả (2020), Giáo trình tâm lí học đại
cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Uẩn (2015), Tâm lý học đại cương, Nxb. Trường đại học quốc
gia Hà Nội.
3. Trần Thị Thanh Trà (2020), Tâm lý học đại cương, Nxb. Trường đại học quốc gia
TP Hồ Chí Minh.
4.

Phạm Đăng Khoa (2020), Để làm việc có năng suất, bạn cần nhiều thời gian yên
tĩnh hơn những lúc bận rộn. />
5. Phan Văn Hồng Thắng (2012), Luyện trí nhớ, Nxb. Thanh niên.
6. Eran Katz (2016), Trí tuệ do Thái, Phương Oanh dịch, Nxb. Lao động xã hội.
 Video khoa học
7. Dung Lượng Bộ Não Người Là Bao Nhiêu???- Vfacts
 Tài liệu nước ngoài
8. Suzy Greaves (2016), “Real focus”, Psychologies Magazine.
9. What Is the Memory Capacity of the Human Brain? SCIENTIFIC AMERICAN
/>
12




×