Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 106 trang )

ĐẠI

HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HÀ GIANG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI
TẠI XÃ TÂN CƯƠNG - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 – 2018

THÁI NGUYÊN – 2018



ĐẠI

HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HÀ GIANG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI
TẠI XÃ TÂN CƯƠNG - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Duy Trường


THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian giúp sinh viên rèn luyện, trau
dồi những kiến thức thực tế, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
sản xuất, rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và
xã hội. Đồng thời tích lũy những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Xuất phát từ những mục đích trên, được sự đồng ý của trường Đại Học
Nông Lâm và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã Tân
Cương –
Thành phố Thái nguyên”. Thời gian thực tập đã giúp tôi củng cố được kiến
thức, rèn luyện kỹ năng và có điều kiện tiếp cận phương pháp nghiên cứu
khoa học, sự vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất, nâng cao
trình độ để phục vụ cho cơng việc sau này.
Trong q trình thực tập, tơi đã gặp rất nhiều khó khăn khi vận dụng
những kiến thức trên sách vở vào thực tiễn sản xuất. Song được sự quan tâm
chỉ bảo kịp thời của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Nông Học đặc
biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Hà Duy Trường, cùng
sự ủng hộ động viên của gia đình và bạn bè tơi đã hồn thành đề tài tốt nghiệp
của mình. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Hà Duy
Trường, với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Qua đây tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô, các bạn và gia đình đã
ln bên cạnh giúp đỡ, động viên cổ vũ tôi trong suốt thời gian qua. Do điều
kiện thời gian cũng như trình độ cịn hạn chế nên đề tài của tơi khơng tránh
khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của các

thầy cô và các bạn để bản luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Thái Ngun, ngày

tháng năm

Sinh viên
Nguyễn Hà Giang


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................vii
Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài...............................................................2
1.2.1.Mục đích............................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu của đề tài............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học..........................................2
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất....................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................4
2.2. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm và các biện pháp kỹ thuật đối với cây
ăn quả có múi.................................................................................................5
2.2.1. Nguồn gốc........................................................................................5

2.2.2. Phân loại...........................................................................................7
2.2.3. Một số đặc điểm thực vật học.......................................................... 8
2.2.4. Yêu cầu điều kiện sinh thái............................................................ 12
2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi.............................................15
2.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam...............................21
2.3.1. Tình hình sản xuất trên thế giới......................................................21
2.3.2. Tình hình sản xuất cam, bưởi ở Việt Nam..................................... 22


iii

2.4. Những nghiên cứu về cây bưởi và công tác chọn lọc bình tuyển trên
Thế Giới và Việt Nam..................................................................................25
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây bưởi trên Thế Giới...........................25
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây bưởi ở Việt Nam.............................. 27
2.5. Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng thí nghiệm.................................30
2.5.1. Vị trí địa lý..................................................................................... 30
2.5.2. Điều kiện khí hậu........................................................................... 31
2.5.3. Điều kiện đất đai và địa hình..........................................................32
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................34
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................34
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................34
3.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................34
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................34
3.4.1. Bố trí thí nghiệm............................................................................ 34
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................35
3.4.4. Tổng hợp, tính tốn số liệu:............................................................38
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................39
4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm......39
4.1.1. Tình hình ra lộc của những cây bưởi thí nghiệm........................... 39

4.1.2. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lộc....................41
4.1.3. Kích thước lộc thành thục.............................................................. 43
4.2. Kết quả theo dõi về đặc điểm hình thái của giống bưởi thí nghiệm......45
4.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây..............................................46
4.2.2. Động thái tăng trưởng đường kính gốc..........................................47
4.2.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán...........................................49
4.3. Tình hình sâu bệnh hại bưởi..................................................................50


iv

Phần 5. KẾT LUẬT VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 52
5.1. Kết Luận................................................................................................52
5.1.1. Khả năng sinh trưởng.....................................................................52
5.1.2 Tình hình sâu bệnh..........................................................................53
5.2. Đề nghị..................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................54
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng phân bón ở thời kỳ chưa cho quả tính theo tuổi cây...........18
Bảng 2.2: Lượng phân bón ở thời kỳ cho thu hoạch dựa vào năng suất quả thu
hoạch vụ trước.................................................................................
Bảng 2.3: Sản xuất cam, quýt, bưởi trên thế giới từ 2012 đến 2016
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất cam, bưởi ở Việt Nam từ 2012 đến 2016 .........
Bảng 2.5: Tình hình thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên
11/2017............................................................................................

Bảng 4.1 Thời gian ra lộc của các giống bưởi thí nghiệm ..............................
Bảng 4.2: Số lộc trên các giống bưởi thí nghiệm. ...........................................
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Thu của các giống bưởi ........
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Đông của các giống bưởi ......
Bảng 4.5 Chiều dài, số lá và kích thước cành thành thục của bưởi
năm 2017 .........................................................................................
Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái tăng trưởng chiều cao cây của bưởi thí nghiệm
......................................................................................................... 46

Bảng 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống bưởi thí nghiệm48
Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng đường kính tán của bưởi thí nghiệm ..........
Bảng 4.9: Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh hại .........................


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống bưởi thí nghiệm........46
Hình 4.2. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các giống bưởi thí nghiệm.....48

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sản phẩm hoa quả là một trong những loại sản phẩm có ý nghĩa quan
trọng và không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi xã hội
càng phát triển thì nhu cầu đó cũng ngày càng tăng. Trong các loại sản phẩm
về hoa quả, thì sản phẩm cây ăn quả có múi ln có một vị trí quan trọng và
chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cây ăn quả có múi (họ Citrus) cho quả có giá trị dinh dưỡng cao và đạt
hiệu quả kinh tế lớn. Nhiều loại quả có phẩm vị đa dạng đã có thể đáp ứng
nhu cầu thị hiếu rất khác nhau của người tiêu dùng, chúng vừa dùng làm thức
ăn bồi bổ sức khỏe, thực phẩm cho người ăn kiêng, ngồi ra một số quả cịn là
thành phần quan trọng trong các vị thuốc Đông y cổ truyền. Quả của cây ăn
quả có múi có chứa nhiều loại vitamin (A, B, C, B1, E...), khoáng chất (Ca,
Fe, Mg...), và khoảng 15 loại axit amin tự do khác. Vì vậy quả có múi có giá
trị dinh dưỡng rất cao.
Cây Bưởi (Citrus Grandis) ngồi những giá trị chung trong nhóm Citrus
cịn là lồi cây thích nghi tốt dễ trồng và chăm sóc, sinh trưởng khỏe, chống chịu
tốt. Quả bưởi tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều ngày mà vẫn giữ nguyên
hương vị, phẩm chất. Bưởi là đặc sản quý giá có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều
ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc. Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa
tinh dầu. Ngoài ra, vỏ quả bưởi cịn có pectin, naringin (một loại glucozid), men
tiêu hóa peroxydaza và amylaza, đường ramoza, vitamin A và C … Dịch ép múi
bưởi có 8% - 10% đường, 9% acid citric, 50% vitamin C, vitamin A và B 1, cùng
nhiều loài men tiêu hóa amylaza peroxydaza… Chính vì vậy mà cây bưởi còn là
dược liệu quan trọng trong đời sống con người (Trần Thế Tục và cộng sự, (1996)

[14]; Đỗ Tất Lợi (2006) [4].


2

Cây Bưởi là cây ăn quả nhiệt đới có phổ thích nghi rộng, có thể trồng
được ở nhiều nơi và tạo nên những vùng quả đặc sản cho từng vùng sinh thái
như Bưởi Diễn (Từ Liên, Hà Nội), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Bưởi Phúc
Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh), Bưởi da xanh, Bưởi Năm Roi …Cây bưởi đang
trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất quả tươi của các vùng kinh tế.
Chính vì vậy mà ta thấy bưởi ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường
và được trồng ở nhiều nơi khác nhau. Thái Nguyên là vùng núi trung du thuộc
Đơng Bắc nên có địa hình và khí hậu rất thích hợp cho việc trồng bưởi. Ở đây
cây bưởi còn là một trong những loại cây giúp bà con nâng cao đời sống của
mình. Tuy nhiên, hiện nay ở Thái Nguyên các giống bưởi chất lượng cao cịn
rất hạn chế. Để có thêm nhiều giống mới chất lượng cao phù hợp với điều
kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên nhằm đưa vào sản xuất trên diện rộng chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một
số giống bưởi tại xã Tân Cương- Thành Phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích
Xác định được giống bưởi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt thích
hợp trồng trong điều kiện sinh thái của Thái Nguyên.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
- Nghiên

cứu đặc điểm hình thái của giống bưởi thí nghiệm.

- Nghiên


cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống bưởi thí nghiệm.

- Theo

dõi khả năng sinh trưởng của các đợt lộc.

- Theo

dõi các loại sâu, bệnh hại xuất hiện trên những cây thí nghiệm và

khả năng chống chịu của giống bưởi thí nghiệm đối với sâu, bệnh hại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
*

Ý nghĩa học tập


3

- Củng cố các kiến thức đã được học và vận dụng vào thực tế sản xuất.
Có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất, nâng cao
năng lực nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như khả năng
nghiên cứu và làm việc độc lập cho bản thân.
- Giúp sinh viên nâng cao trình độ, tiếp cận với tiến bộ khoa học, mở
rộng hiểu biết trong nghiên cứu khoa học.
*

Ý nghĩa nghiên cứu


-

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học làm cơ

sở để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống bưởi phù
hợp cho từng vùng.
-

Kết quả của đề tài có thể xác định được khả năng thích nghi, sinh

trưởng và phát triển, biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng cho sản xuất bưởi tại xã Tân Cương và địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Nâng

cao nhận thức của người dân địa phương khi tiếp nhận các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sự tin tưởng của người dân đối với các
tiến độ kỹ thuật.
- Góp

phần chọn giống bưởi thích hợp nhất đối với điều kiện sinh thái

của vùng để đưa vào nhân rộng trong sản xuất.
- Đề

tài góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy

hoạch vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho
vùng trồng bưởi tại Thái Nguyên.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những lồi cây ăn quả có
múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia , Philippin vv... Ngồi ăn tươi, quả
bưởi cịn có thể chế biến thành nhiều mặt hàng có giá trị như nước bưởi, mứt,
chè ... Vỏ quả, hoa, lá dùng để tinh chế dầu trong công nghiệp thực phẩm và
mỹ phẩm.
Tất cả các loại cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng đều chịu tác
động và ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh thái. Khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây trồng phản ánh mức độ biểu hiện của cây trồng đó với các yếu tố
tác động và ảnh hưởng tới nó thông qua năng suất và chất lượng sản phẩm cây
tạo ra. Tùy vào từng môi trường cụ thể, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là
nhiều hay ít mà cây trồng sẽ có sự thích nghi tương ứng.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu tiềm năng cây ăn quả Việt Nam (Bùi
Huy Đáp (1960)[2], cùng có chung nhận định, khu vực miền núi phía Bắc bao
gồm các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn
La, Yên Bái, Lạng Sơn,.. là vùng có điều kiện tiềm phát triển cam quýt lớn,
đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu, khả năng mở rộng diện tích và có tập
đồn giống phong phú, đa dạng. Khí hậu ở vùng này ngồi thích hợp với sinh
trưởng phát triển của cây cam qt, cịn có ưu thế nổi bật so với một số vùng
khác trong nước là có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các
tháng chênh lệch lớn làm cho quả đẹp, chất lượng tốt, thể hiện đặc trưng của
giống, vì vây quả ở phía Bắc lúc nào cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt
hơn, thịt mềm, mọng nước và ít xơ bã.



5

Cây bưởi có phổ thích nghi rộng nên được trồng ở nhiều điều kiện sinh
thái khác nhau. Tuy nhiên nó có nhu cầu nhất định về mơi trường và dinh
dưỡng riêng không phải nơi nào cây cũng phát huy được những ưu thế như
nhau, mỗi vùng đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất quả.
Do đó, việc theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống bưởi thí
nghiệm là rất cần thiết trong công tác chọn giống, nhất là với những giống
mới được tuyển chọn. Qua đó, đánh giá được khả năng thích nghi của chúng,
nhằm chọn ra những giống bưởi tốt nhất để bổ sung vào cơ cấu giống sản
xuất.
2.2. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm và các biện pháp kỹ thuật đối với cây
ăn quả có múi
2.2.1. Nguồn gốc
Cây bưởi có lịch sử phát triển rất lâu đời.
Theo Chawalit Niyomdham, (1992) [21] cho rằng: Bưởi có nguồn gốc


Malayxia sau đó lan sang Inđơnêsia, Trung Quốc, phía nam của Nhật Bản,

phía Tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ.
Một tác giả khác cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Trung Quốc vì cây bưởi
đã được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc từ thế kỉ 24 đến thế kỉ 8 Trước
Công Nguyên. Cùng quan điểm trên, các tác giả Vũ Công Hậu (1996) [18].

Bưởi tiếng anh gọi là Pomelo, tuy nhiên nhiều từ điển ở Việt Nam dịch
bưởi ra thành grapefruit, thực ra grapefruit là tên gọi bằng tiếng anh của bưởi

chùm (Citrus paradisi) được xác định là dạng đột biến hay cũng có thể là
dạng con lai tự nhiên giữa bưởi đơn (Citrus grandis) và cam ngọt, xuất hiện
sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn Độ năm 1809 với cái tên là trái cấm
(Forbidden fruit) và được trồng đầu tiên ở Florida (Mỹ) sau đó bưởi chùm trở
thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở Châu Mỹ. Bưởi đơn


6

(Citrus grandis) là loại cây được trồng nhiều ở Châu Á. Theo Chawlit
Niyomdham, (1992) [21] cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó lan
ra Indonesia, Trung Quốc, phía Nam nước Nhật, phía Tây Ấn Độ, Địa Trung
Hải và nước Mỹ.
Tuy vậy, bưởi là loại cây ăn quả trồng rất nhiều ở các nước phương
Đông. Nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng được tìm thấy ở Thái Lan. Theo
Chawalit Niyomdham, (1992) [21] cho rằng: Bưởi có nguồn gốc ở Malaysia
sau đó lan sang Inđơnêxia, Trung Quốc, phía nam của Nhật Bản, phía tây Ấn
Độ, Địa Trung Hải và Mỹ. Theo Bretschneider, bưởi có nguồn gốc từ Java Ấn
Độ. Janata cho rằng bưởi được thu thập từ những cây hoang dại ở Garohills,
từ vùng nguyên sản này bưởi được chuyển đến phía đơng của vùng trồng cây
có múi ở Yongtze và phía nam đại dương theo đường Salween hoặc đường
Songka. Giucovski cho rằng để có tài liệu chắc chắn về nguồn gốc cây bưởi
cần nghiên cứu các thực vật họ Rutaceae và nhất là họ phụ Aurantioidea ở các
vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo
Đơng Dương. Ơng cũng cho rằng nguồn gốc của cây bưởi có thể là quần đảo
Laxongdo (Bùi Huy Đáp, 1960) [2]. Một số tác giả Trung Quốc cho rằng: Cây
bưởi hiện trồng ở Trung Quốc có thể được du nhập, song sự du nhập phải từ
trên 2000 năm [6]. Theo GS. TS Vũ Cơng Hậu thì cây bưởi có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Ấn Độ [18]. GS Tơn Thất Trình cũng cho rằng cây bưởi có
nguồn gốc từ Ấn Độ [11]. Cũng có ý kiến cho rằng: Các giống bưởi (Citrus

grandis) được coi là có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ. Một thuyền trưởng
người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng tại vùng
biển Caribê. Sau đó theo gót các thuỷ thủ bưởi được đưa đến Palestin vào năm
900 sau công nguyên và ở châu Âu và tên Shaddock cũng đã trở thành tên gọi
cho loại bưởi này[18]. Như vậy nguồn gốc của cây bưởi đến nay vẫn chưa
được thống nhất. Bưởi có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ,


7

Malaysia...Hiện nay bưởi được trồng nhiều ở phía nam Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Philipinnes, Ấn Độ, Việt Nam...
Tóm lại, cây bưởi có nguồn gốc ở miền nam châu Á, nhờ khả năng
thích nghi tốt với các vùng sinh thái mà hiện nay bưởi được trồng khắp các
vùng trên thế giới.
2.2.2. Phân loại
Cây bưởi nói riêng và các cây ăn quả có múi (cam, quýt) đều thuộc họ
Cam (Rustaceae) với đặc điểm phân loại chung là: cây có mang tuyến dầu
phân bổ chủ yếu ở lá, có bầu mọc nổi trên đài hoa, mép lá có răng cưa, quả có
ít nhất hai noãn bên trong. Họ Cam được chia thành 7 họ phụ với 130 giống.
Theo tác giả Swingle, W.T và Reece, P.C. (1967) (trích theo tác giả Bùi
Huy Đáp (1960) [2] cây bưởi thuộc
Bộ: Aurantiodeae
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài: maxima
Bưởi hiện nay có hai lồi phổ biến, đó là: Bưởi (Citrus. grandis) và
Bưởi chùm (Citrus. paradisi):
Theo Webber, (1943) [23] bưởi chùm xuất hiện ở Barbados (Tây Ấn
Độ). Năm 1930, Macfadyen đã phân chia bưởi chùm thành một loại bưởi lấy

tên là Citrus paradisi Macf.
Bưởi (Citrus grandis): Qủa to nhất trong các loại cam quýt, vị chua
hoặc ngọt, bầu có từ 13 – 15 noãn , eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các
giống bưởi phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi, và được trồng chủ yếu ở các
nước nhiệt đới như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc… Việt Nam
có rất nhiều giống bưởi nổi tiếng (Vũ Công Hậu [18] như bưởi đoan hùng,
bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, v.v…)


8

Bưởi chùm (Citrus prandisi): Được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của
bưởi (Citrus grandis) (Bùi Huy Đáp [2]), nhưng lá nhỏ hơn, eo lá cũng nhỏ hơn,
quả cũng nhỏ hơn, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm có những giống ít hạt
(giống Duncan), phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa phơi nên cũng có thể
sử dụng làm gốc ghép. Qủa Bưởi chùm là món ăn tráng miệng rất được ưa
chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để cả cùi cắt
thành các lát nhỏ dùng sau bữa ăn. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil,
riêng ở bang Florida Mỹ chiếm 70% sản lượng bưởi chùm của cả thế giới.

2.2.3. Một số đặc điểm thực vật học
Bưởi là cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm,cây
trưởng thành có thân, tán lớn, hạt đơn phơi,..
Rễ: Rễ cam quýt nói chung bưởi nói riêng, chúng thuộc loại rễ nấm

*

(Micorhiza), nấm Micorhiza sống cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trị
như những lơng hút ở các cây trồng và thực vật khác, cung cấp nước, muối
khoáng và một lượng nhỏ chất hữu cơ cho cây, cung cấp Hydrat carbon cho

nấm (Trần Thế Tục (1967) [14].
Nhìn chung rễ cam quýt hoạt động mạnh ở thời kỳ 1-8 năm tuổi sau trồng,
sau đó giảm dần và khả năng tái sinh kém. Trong một năm rễ có 3 thời kỳ hoạt
động mạnh nhất: Trước khi ra cành xuân (tháng 2 đến đầu tháng 3) , sau rụng
quả sinh lí lần 1 (lúc cành hè xuất hiện) và lúc cành thu sung sức (tháng 9 đến
tháng 10). Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của rễ: Nhiệt độ thích hợp là trên
0

dưới 25 C; đất thống và đủ ẩm (60%); độ chua pH = 4-8 và tối thích là 5,5-6,5;
nhiều mùn, đủ dinh dưỡng, đủ chất kích thích sinh trưởng, v.v…
*

Thân cành: Trong một năm cam quýt có thể ra nhiều đợt lộc tùy vào

từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con
người, thơng thường có từ 2-4 hoặc 5 đợt lộc. Loại cành mẹ và số đợt lộc
trong năm liên quan đến hiện tượng ra quả cách năm. Ở những cây có nhiều


9

đợt lộc trong năm, tuổi thành thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành quả
càng ngắn thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc khơng có.
+

Cành Xuân nảy mầm vào tháng 2, 3, 4.

+

Cành Hè nảy mầm vào tháng 6, 7, 8.


+

Cành Thu nảy mầm vào tháng 9, 10.

+

Cành Đông nảy mầm vào tháng 11, 12.

Tùy từng giống, tùy từng cây, tùy từng điều kiện khí hậu và chăm sóc
mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi, cành non có
thể quang hợp được, trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập trung
và cành ngắn, còn cành hè thường to khỏe , lá to, dài nhưng rải rác hơn, cành
thu kém hơn cành hè và cành đông thì yếu ớt (Trần Như ý và cộng sự, 2000)
[13].
Cành cam quýt có 2 loại : cành mẹ , cành dinh dưỡng, cành quả.
Cành mẹ: Sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè, hoặc cành
năm trước.
Cành quả: Tùy giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 – 25cm
thông thường từ 3-9cm.
Cành dinh dưỡng : cành khơng ra hoa, quả, chỉ có lá xanh làm nhiệm
vụ chính là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng, sang năm
có thể là cành mẹ.
Ngồi ra cịn có thêm cành vượt, cành vơ hiệu. Đây là các cành thường
không đem lại hiệu quả cho cây trồng nên cần được loại bỏ.
+

Các biện pháp kĩ thuật cần được chú ý:
Cắt tỉa hợp lý để duy trì số lượng quả hàng năm đồng thời điều chỉnh


số lượng cành cần thiết.
+

Năm nào cây sai quả thì nên thu hoạch sớm hơn và tăng lượng phân

bón để cây phục hồi nhanh.


10

+

Khi thu hoạch không bẻ cành quá đau và cần theo dõi phịng trừ sâu

bệnh kịp thời để cây ln xanh tốt.
* Lá:
Lá bưởi thuộc loại lá kép , mép có răng cưa và có eo lá.
Một cây trưởng thành thường có từ 150.000 đến 200.000 lá tương ứng
với diện tích lá là 200m2.Tuổi thọ lá từ 15 - 24 tháng, số lượng lá có sự tương
quan đến năng suất và khối lượng quả.
Eo lá là bộ phận thường có ở lá xong cũng có lá khơng có, và nó phụ
thuộc vào đặc điểm của giống, kích thước của eo lá có thể chịu sự phụ thuộc
vào các yếu tố sinh thái khác nhau mà cho các kiểu lá khác nhau. Lá có quan
hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. Vì vậy cần chú ý bảo
vệ bộ lá, giữ tán lá xanh đen và cần rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt
lá mới.
Lá kép, lá là một trong những chỉ tiêu để phân loại giữa các giống, tuổi
thọ của lá thay đổi phụ thuộc vào điều kiện, khí hậu, điều kiện dinh dưỡng của
cây.



Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là 15-24 tháng.

Tùy theo giống và tùy theo mùa, lá có thể khác nhau về hình dạng, độ
dài lớn, màu sắc. mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu.
Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả.
* Hoa:
Công thức cấu tạo của hoa
K5 C5 A(20-40) G(8-15)
Hoa bưởi đa số là hoa tự chùm hoặc tự bơng, hoa tự có khi mang lá
hoặc khơng có lá. Hoa khơng có lá nhiều hơn, nụ hoa to, tràng hoa 3 - 5 cánh
tách biệt, cánh hoa có màu trắng, dày, những hoa có khả năng đậu thành quả
là chùm hoa nằm ở nách lá. Vì vậy, cần tỉa bỏ những hoa không nằm ở nách


11

lá, hoa chùm để tránh tiêu hao dinh dưỡng. Sự phân hóa mầm hoa xảy ra sau
khi thu hoạch quả cho đến khi trước lúc ra hoa.
- Cần chú ý các biện pháp kĩ thuật:
Cân đối dinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự thụ phấn được hiệu quả nhất,
sử dụng chất điều hòa sinh trưởng ở mức độ cho phép.
Hoa phần lớn có mùi thơm. Xét về hình thái có 2 loại hoa: hoa phát
triển đầy đủ và hoa dị hình (Bùi Huy Đáp (1960) [2].
Về hoa cũng có 2 loại: hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn có 2 dạng: dạng
cành đơn có nhiều lá và 1 hoa ở đầu cành, dạng này có khả năng đậu quả cao
nhất, trong được chăm sóc tốt thì cây sẽ có nhiều loại cành này ;dạng cành
khơng có lá, thường có nhiều cành trên 1 cành mẹ, cuống ngắn dễ lẫn với
dạng hoa chùm. Hoa chùm có 3 dạng: dạng trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa
và hoa nở ở ngọn cành, trên mỗi cành có từ 3-7 hoa và khả năng đậu quả từ 12


quả; dạng trên ngọn cành có 1 hoa và mỗi nách lá có 1 hoa và 1 số lá khơng

hồn chỉnh, chỉ ở dạng vảy, dạng này tỉ lệ đậu quả không cao; dạng hoa chùm
khơng có lá có từ 4 -5 hoa, loại này tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc không đậu.
*

Qủa: khi cịn xanh chứa nhiều axit đến khi chín thì lượng axit giảm,

hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2 phần:
+

Vỏ quả: gồm vỏ ngoài và vỏ giữa.

+

Thịt quả: bộ phận chính của thịt quả là các con tép, màu sắc thịt quả

phụ thuộc vào sắc tố vàng da đỏ. Trong dịch nước quả cịn có các hạt dầu
thơm quyết định hương vị của quả.
Qủa có 2 đợt dụng sinh lý:
+

Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3-4) quả còn nhỏ khi

rụng mạng theo cả cuống.
+

Đợt 2: sau khi quả đạt đường kính 3-4cm (cuối tháng 4) quả rụng


không mang theo cuống.


12

*Hạt: tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu
sắc và phơi hạt. Phơi hạt bưởi là hạt đơn phôi.
2.2.4. Yêu cầu điều kiện sinh thái
Cây bưởi là cây có tính thích ứng rộng, thích nghi với khí hậu nóng ẩm
vùng nhiệt đới và yếu tố khí hậu thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
của cây.
*

Nhiệt độ

Bưởi có thể trồng ở nhiệt độ từ 12-39 0C, trong đó nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 23-290C. Nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C cây ngừng sinh
trưởng. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống
của cây cũng như năng suất, chất lượng quả (Vũ Công Hậu, 1996 [18] ;Vũ
Mạnh Hải và cộng sự , 2007)
Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12200C, trong mùa hè từ 25 0C-300C, còn hoạt động của bộ rễ từ 17-30 0C. Nhiệt
độ tăng trong phạm vi từ 17-300C thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng
và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá.
Đối với thời kỳ phân hóa mầm hoa nhiệt độ phải thấp hơn 25 0C trong
vịng ít nhất 2 tuần, hoặc phải gây hạn nhân tạo ở vùng nhiệt đới nóng.
Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu cho hoa nở là 9,40C. Trong ngưỡng nhiệt độ nhỏ
hơn 200C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, cịn từ 25-30 0C q trình nở hoa ngắn
hơn (Trần Thế Tục và cộng sự ,(1996) [14].
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự gián tiếp thông qua hoạt động cua ong và
trực tiếp ảnh hưởng tới tới tốc độ sinh trưởng của ong phấn. Sự nảy mầm của

hạt phấn khi rơi vào đầu nhuỵ và tốc độ sinh trưởng của ống phấn trong vòi
nhuỵ nhanh hơn khi nhiệt độ cao từ 25-30oC và chậm khi nhiệt độ dưới 20oC.
Sinh trưởng của ong phấn xuyên suốt hết vòi nhuỵ đến noãn từ 2 ngày đến 4


13

tuần, phụ thuộc vào giống và điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên, thời gian càng
kéo dài tỷ lệ đậu quả càng thấp.
Sự rụng quả sinh lý (thời kỳ quả còn non có đường kính từ 0,5-2cm) là
một rối loạn chức năng có liên quan tới vấn đề cạnh tranh của các quả non về
Hydratcacbon, nước, hoocmon và sự trao đổi các chất khác, song nguyên
nhân quan trọng nhất được nhấn mạnh đó là nhiệt độ mặt lá lên tới 35-40 oC.
Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của từ 14-40 oC, tốt nhất là là ở nhiệt độ
xung quanh 32oC, nhiệt độ từ 29-35oC tích lũy đường tốt nhất và cũng đạt tới
màu sắc tốt nhất.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thức bên ngồi và chất lượng bên trong
của quả. Ở những vùng nóng khơng có mùa đơng hàm lượng diệp lục cao trên
vỏ quả làm cho quả ln có màu xanh, nhưng nếu nhiệt độ khơng khí và đất
giảm xuống 15oC thì chất diện lúc trên vỏ quả bị biến mất và các hạt lục lạp
biến đổi thành các hạt sắc tố màu vàng, vàng cam, hoặc đỏ. Sự tổng hợp
carotenoid giảm nếu nhiệt độ trên 35oC và dưới 15oC nhưng vẫn làm diệp lục
biến mất. Những vùng nóng có hàm lượng chất khơ hịa tan cao hơn và hàm
lượng axit giảm (Trần Thế tục và cộng sự 1996 [14].
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển cũng như
năng suất chất lượng của bưởi, bởi vậy việc chọn vùng trồng bưởi trước hết
phải xem xét yếu tố nhiệt độ xem có phù hợp hay khơng.
* Đất:
Bưởi có thể trồng nhiều trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu
việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt.

Đất tốt với bưởi thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau (Trung tâm Cơng
nghệ phân bón và Thực phẩm, 2003 ; Trung tâm Kỹ thuật Thực phẩm và phân
bón, (2005); Nguyễn Văn Luật, (2006))


14

Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2-2,5% trở lên), hàm lượng các chất
dinh dưỡng NPK, Ca, Mg… phải đạt mức độ trung bình trở lên (N: 0,10,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5-7mg/100g đất; K 2O dễ tiêu từ-7mg/100g đất; Ca,
Mg từ 3-4mg/100g đất).
-

Đơ pH thích hợp 5,5-6,5.

-

Tầng đất canh tác: dầy trên 1m.

-

Thành phần cơ giới: cát pha hoặc đất thịt nhẹ, thoát nước.

* Nước:
Bưởi là loại cây ưa ẩm nhưng khơng chịu úng nước vì rễ của bưởi phụ
thuộc vào loại rễ nấm (hút chất dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó
nếu ngập nước đất bị thiếu oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết
làm rụng lá, quả non (Trung tâm Nghiên cứu Xuất bản sách và Tạp chí,
(2006) [15].
Các thời kỳ cần nước của bưởi là : bật mầm, phân hóa mầm hoa, ra hoa
và phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm của 1 ha cam, quýt từ 900012,000 m3, tương đương với lượng mưa 900-1,200 mm/năm (Trần Thế Tục và

cộng sự, 1996) [14].
* Ánh sáng
Bưởi là cây ưa sáng tán xạ có cường độ 10.000-15.000 Lux, ứng với
0,6 Cal/cm2 và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16-17 giờ những ngày
quang mây mùa hè. Sở dĩ như vậy là do cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực
tiếp đến sự đồng hóa CO2, cường độ ánh sáng mạnh làm giảm sự đồng hóa
CO2 vì bức xạ tăng trên mặt lá. Dưới các điều kiện cực trị, nhiệt độ mặt lá có
thể cao hơn nhiệt độ khơng khí từ 7-10 0C và có thể lên đến 15 0C. Nhiệt độ tối
thích trên bề mặt lá cho đồng hóa CO 2 dao động từ 28-300C. Ở vùng ẩm độ
không khí cao, khi nhiệt độ khơng khí cao hơn 35 0C làm hạn chế nghiêm
trọng tới hoạt tính của ribolose 1,5- bisphosphate carboxylase/ oxygenas và


15

gây ra đóng khí khổng vào giữa ban ngày. Nhiệt độ thấp hơn mức tối thích
cũng làm giảm sự đồng hóa CO 2 do giảm hoạt tính của men (Trần Thế Tục và
cộng sự, 1996 [14]) .
* Gió
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thơng khơng khí,
điều hịa độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió
lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây đặc biệt những vùng hay bị gió
bão sẽ làm cây gãy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.
2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi
2.2.5.1. Chọn giống trồng và tiêu chuẩn giống
trồng * Chọn giống trồng
Để tạo ra các giống mới, trong quá trình chọn giống các nhà khoa học
đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau: lai cùng loài, lai khác loài, gieo
một số lượng hạt lớn từ tụ phấn tự do, chọn lọc cây phôi tâm, chọn lọc giống
bằng phương pháp gây đột biến phóng xạ, gây đột biến bằng phóng xạ hóa

học, v.v … (Hồng Ngọc Thuận (2002) [14]).
Việt Nam việc chọn tạo các giống mới còn hạn chế. Hướng trọng tâm



chủ yếu là nhập nội các giống mới có nhiều đặc điểm tốt để thử nghiệm cới các
vùng sinh thái và nghiêm cứu thử nghiệm cùng với các gốc ghép thích hợp.
*

Tiêu chuẩn giống trồng

Cây giống phải được nhấc lên từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải
đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN-2001[1].
-

Các giống bằng phương pháp chiết cành phải có thời gian gơ lại trong

túi bầu polyetylel hoặc ro tre nữa, kích thước; cao x đường kính = 35x15cm
và được chăm sóc trong vườn ươm từ 4-6 tháng, có bộ rễ đã hóa nâu và từ cấp
4-5 trở lên, có 3 cành cấp 1 và khơng ít hơn 2 cành,đường kính các cành từ
0,1-1,5cm với bộ lá xanh lục, bánh tẻ, không sâu bệnh, dài tối thiểu 50cm.


16

-

Các giống sản xuất bằng phương pháp ghép cũng phải được tạo hình

cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành.

Đường kính cành ghép cách điểm ghép 0.5-0.7cm, dài từ 50cm trở lên, có bộ
lá xanh tốt, khơng sâu bệnh. Cây giống được trồng trong túi bầu pelyetylel với
kích thước quy định: chiều cao x đường kính = 35x 14cm.
2.2.5.2. Chuẩn bị đất trồng
Chuẩn bị đất trồng bao gồm: Phát quang, san bằng, thiết kế vườn trồng,
đào hố, bón phân lót, các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới
tiêu nước….v.v
-

Phát quang và san ủi mặt bằng: Đối với những đồi rừng chuyển sang

trồng cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng đều phải phát quang, thậm
chí cịn phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để
thiết kế vườn được dễ dàng. Nơi đất quá dốc sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối
thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp nhưng chỗ quá gồ ghề sau đó
thiết kế và đào hố trồng cây.
Đối với đất chuyển đổi khác cũng phải dọn sạch cỏ và tạo mặt bằng
trước khi thiết kế.
-

Thiết kế vườn trồng: bao gồm các nội dung và cơng việc như bố trí lơ

thửa đường đi, mương rãnh tưới tiêu nước, khoảng cách, v.v….
-

Đào hố và bón phân lót: nguyên tắc là đất xấu đào hố rộng và sâu, đất

tốt đào hố nhỏ hơn. Thông thường với kích thước chiều rộng x chiều dài 0,8 x
0,8m . Khi đào lấp đất mặt từ 0,5 – 0,6m đổ về một bên để trộn với phân lót.
Bón phân lót (tính cho 1 hố)

Phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân hoai mục): từ 5-80kg
Phân lân supe: 1-1,5kg
Phân kali sunfat: 0,5-1kg
Vôi bột: 1kg


17

Tất cả các loại phân trên trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy tới ¾ hố.

Cơng việc đào hố, bón lót phải làm xong trước khi trồng 1 tháng.
2.2.5.3. Trồng cây
* Thời vụ trồng
-

Thời vụ tốt nhất vào tháng 2-3 dương lịch

-

Có thể trồng vào tháng 9 (đã lập thu)

* Cách trồng
Đào một hố nhỏ ở chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố rồi lấp đất vừa
bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2-3cm, không nên lấp sâu quá.
Trồng xong mỗi cây cần cắm một cái cọc để buộc thân cây cho gió
khỏi lay làm cây đổ, tưới nước đẫm để đất và rễ tiếp xúc chặt với nhau và
dùng cỏ mục để tủ gốc, chú ý phải tủ cách gốc 10-15cm để tránh sâu bệnh
xâm nhập.
2.2.5.4. Kỹ thuật chăm sóc
*


Chăm sóc ở thời kỳ chưa cho quả (1-3 năm tuổi).

- Làm cỏ, bón phân, tưới nước.
+

Vườn cây phải luôn luôn sạch cỏ, đặc biệt là xung quanh gốc trong

phạm vi bán kính 40-50cm . Dùng cỏ khơ, rơm rạ tủ quanh gốc để vùng quanh
rễ cây thường xuyên ẩm và hạn chế cỏ dại. Giữa các hàng cây để có thể
trồng xen các loại họ đậu như lạc, đỗ tương hoặc cây thuốc, rau xanh để có
thêm sản phẩm khi bưởi chưa có quả, đồng thời cũng là biện pháp phòng trừ
cỏ dại hiệu quả. Trên đất dốc không thể trồng xen các cây nông nghiệp ngắn
ngày, có thể để thảm cỏ giữ ẩm cho đồi và chống sói mịn nhưng phải phát
quang thường xun để cỏ dại không cạnh tranh dinh dưỡng với bưởi.
+ Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất để bổ xung nước kịp thời cho cây, đặc
biệt trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Giai đoạn này phải kết hợp
với tủ gốc để nước đảm bảo độ ẩm luôn ở mức 36-65% độ ẩm bão hòa.


×