Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống bưởi đặc sản được trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 128 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…………***………



Hoàng Thị Thủy



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƢỞI ĐẶC SẢN ĐƢỢC TRỒNG
TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGÔ XUÂN BÌNH









Thái Nguyên - Năm 2011





Thỏi Nguyờn, thỏng 6 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy hướng dẫn khoa học, nhiều cơ quan, đơn vị, các đồng nghiệp và bạn bè.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
1. Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại
học, Khoa Nông học, Khoa Công nghệ sinh học của trường đã dành cho tôi
những điều kiện hết sức thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi
nâng cao trình độ và hoàn thiện luận văn.
2. Ban lãnh đạo, đồng nghiệp Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã
tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi có cơ hội phấn đấu trong công tác
cũng như trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.
3. Các anh chị công nhân tại vườn, trang trại xã Tức tranh, huyện Phú Lương
cùng bạn bè cùng học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn: PGS.TS
Ngô Xuân Bình - Trưởng Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông lâm

Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn giúp tôi nâng cao trình độ và hoàn thành bản
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 9 năm 2011
Tác giả


Hoàng Thị Thuỷ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Hoàng Thị Thuỷ
Học viên cao học khóa 17 - Chuyên ngành: Trồng trọt. Niên khóa 2009-2011.
Tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên.
Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện;
- Số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực;
- Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng ai công bố trong các nghiên
cứu khác;
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc;
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

Thái Nguyên, ngày 22 tháng 9 năm 2011
Ngƣời làm cam đoan



Hoàng Thị Thuỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
Mục lục
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục đích của đề tài
2
1.3. Yêu cầu của đề tài
3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1. Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài
3
2.2. Nguồn gốc của cam quýt, lịch sử nghề trồng cam quýt và các vùng
trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới
4
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử trồng cam quýt trên thế giới
4
2.2.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới
6
2.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam
11
2.3.1. Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam
11

2.3.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam
17
2.3.3. Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta
22
2.4. Một số hiểu biết cơ bản về cây cam quýt
23
2.4.1. Các loài trong họ cam quýt
23
2.4.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu bưởi ở Việt Nam
24
2.4.3. Đặc điểm thực vật học
28
2.4.3.1. Bộ rễ
28
2.4.3.2. Thân, cành, lá
29
2.4.3.3. Hoa, quả, hạt
30
2.4.4. Yêu cầu sinh thái
31
2.4.4.1. Nhiệt độ
31
2.4.4.2. Ánh sáng
32
2.4.4.3. Nước
32
2.4.4.4. Đất và dinh dưỡng
33
2.5. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến một số
đặc điểm sinh học chủ yếu của cam quýt

34
2.5.1. Những vấn đề về sinh trưởng và ra hoa của cam quýt
34
2.5.2. Ảnh hưởng của quá quá trình thụ phấn đến năng suất, chất
lượng quả cam quýt
36
2.5.3. Hiện tượng đa phôi ở cam quýt và ứng dụng
38
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
40
3.1. Đối tượng nghiên cứu
40
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
3.3. Nội dung nghiên cứu
40
3.3.1. Nội dung 1
40
3.3.2. Nội dung 2
40
3.3.3. Nội dung 3
41
3.3.4. Nội dung 4
41
3.4. Phương pháp nghiên cứu
41

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
41
3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
41
3.4.2.1. Đặc điểm hình thái
41
3.4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng
42
3.4.2.3. Mối tương quan giữa tỷ lệ C/N và năng suất của cây bưởi
Diễn
44
3.4.2.4. Đặc điểm sinh sản hữu tính liên quan đến khả năng đậu quả
ở cây bưởi Phúc Trạch
44
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
46
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
47
4.1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của 5 giống bưởi đặc sản
47
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa
47
4.1.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành
47
4.1.1.2. Đặc điểm hình thái lá
49
4.1.1.3. Đặc điểm hình thái hoa
50
4.1.1.4. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống bưởi đặc sản
51

4.1.2. Tình hình ra lộc của các giống bưởi
52
4.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè năm 2010
52
4.1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của lộc thu năm 2010
54
4.1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của lộc đông năm 2010
56
4.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân năm 2011
58
4.1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè năm 2011
60
4.1.3. So sánh chiều dài và đường kính lộc hè, lộc thu, lộc đông
62
4.2. Đặc điểm hoa, quả của các giống bưởi thí nghiệm
64
4.2.1. Đặc điểm quả của các giống bưởi thí nghiệm
65
4.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu quả giống bưởi thí nghiệm
47
4.3. Nghiên cứu được mối tương quan C/N, đánh giá khả năng cho năng
suất của giống bưởi Diễn
65
4.3.1. Đặc điểm phân tích sinh hoá của quả bưởi diễn
65
4.3.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa C/N
66
4.4. Nghiên cứu quá trình sinh sản hữu tính liên quan đến khả năng đậu
quả ở cây bưởi Phúc Trạch (CITRUS GRANDIS)
70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
4.4.1. Tỷ lệ đậu quả ở cây bưởi Phúc Trạch ở các tổ hợp thụ phấn
khác nhau
70
4.4.2. Khả năng tạo hạt của các tổ hợp thụ phấn trên giống bưởi Phúc
Trạch
71
4.4.3. Sức nẩy mầm của hạt phấn của các giống sử dụng làm nguồn
hạt phấn trong các tổ hợp thụ phấn với cây bưởi Phúc Trạch
72
4.4.4. Kết quả đánh giá quá trình thụ tinh thông qua quan sát sinh
trưởng của ống phấn trong nhụy hoa.
73
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
80
5.1. Kết luận
80
5.1.1. Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trưởng của các giống
bưởi đặc sản
80
5.1.1.1. Đặc điểm hình thái
80
5.1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng
80
5.1.2. Đặc điểm hoa, quả của các giống bưởi đặc sản
81
5.1.3. Mối tương quan C/N của giống bưởi Diễn
81

5.1.4. Đặc điểm sinh sản hữu tính liên quan đến khả năng đậu quả
của cây bưởi Phúc Trạch (CITRUS GRANDIS)
81
5.2. Đề nghị
81
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ LỤC
87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

123
a, b, bc
a, b, c, ab, bc so sánh SAS
C
Là cacbon có trong mẫu lá
CV
Hệ số biến động
LS
Vị trí 1/3 phía dưới vòi nhụy hoa phần tiếp giáp với
bầu nhụy hoa (1/3 Lower Style –LS)
LSD
Là giá trị nhỏ nhất để phân biệt ranh giới khác nhau
có ý nghĩa và khác nhau không có ý nghĩa, giữa bất

kỳ một cập công thức nào
MS
Vị trí 1/3 phía giữa vòi nhụy (Middle Style –MS
N
Đạm có trong mẫu lá
OV
Bầu nhụy hoa (Ovary –OV)
PC
Phân cành
r
Hệ số tương quan
SM
Vị trí đậu nhụy hoa (Stigma – SM)
TCN
Tiêu chuẩn ngành
UP
Upper Style





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
Danh mục bảng Trang
Bảng 2.1
Tình hình sản xuất bưởi ở các vùng trên thế giới năm 2006 –
2009
7

Bảng 2.2
Tình hình sản xuất bưởi của một số nước có diện tích lớn trên
thế giới
9
Bảng 2.3
Diện tích, sản lượng hàng năm của cam quýt và một số cây ăn
quả khác
13
Bảng 2.4
Diện tích, sản lượng hàng năm của cam quýt ở các vùng năm
1998
14
Bảng 2.5
Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam
15
Bảng 2.6
Một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam trong 5 năm trở lại
đây
16
Bảng 2.7
Các loài cam quý thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
24
Bảng 2.8
Tên gọi của các nhóm con lai (hybrids)
24
Bảng 2.9
Diện tích, năng suất và diện tích từ năm 2005 - 2009
25
Bảng 4.10
Một số đặc điểm thân cành của các giống bưởi đặc sản

47
Bảng 4.11
Đặc điểm hình thái bộ lá của các giống bưởi đặc sản
49
Bảng 4.12
Đặc điểm hoa của các giống bưởi đặc sản
50
Bảng 4.13
Thời gian bắt đầu ra hoa, ra lộc
51
Bảng 4.14
Thời gian ra lộc của các giống bưởi (Tháng 7 - tháng 12/2010)
52
Bảng 4.15
Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè
52
Bảng 4.16
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè
53
Bảng 4.17
Đặc điểm sinh trưởng của lộc thu
54
Bảng 4.18
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc thu
55
Bảng 4.19
Đặc điểm sinh trưởng của lộc đông
56
Bảng 4.20
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc đông

57
Bảng 4.21
Đặc điểm sinh trưởng của lộc xuân
58
Bảng 4.22
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân
59
Bảng 4.23
Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè
60
Bảng 4.24
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè
61
Bảng 4.25
Chiều dài lộc hè, thu, đông năm 2010 và lộc xuân, hè năm 2011
62
Bảng 4.26
Đường kính lộc hè, thu, đông 2010 và lộc xuân, hè năm 2011
63
Bảng 4.27
Đặc điểm quả của một số giống bưởi
64
Bảng 4.28
Đánh giá một số chỉ tiêu quả giống bưởi thí nghiệm
65
Bảng 4.29
Phân tích sinh hoá của quả bưởi Diễn
65
Bảng 4.30
Mối tương quan giữa C/N

66
Bảng 4.31
C/N % 12 tháng thí nghiệm
68
Bảng 4.32
Tỷ lệ đậu quả của giống bưởi Phúc Trạch khi thụ phấn với các
nguồn hạt phấn khác nhau
71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
Bảng 4.33
Khả năng tạo hạt ở các tổ hợp thụ phấn khác nhau trên giống
bưởi Phúc Trạch
72
Bảng 4.34
Sức nẩy mầm của hạt phấn của các giống sử dụng làm nguồn
hạt phấn (kết quả năm 2010)
72
Bảng 4.35
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của ống phấn (mang giao tử
đực) trong nhụy hoa ở các tổ hợp thụ phấn trên cây bưởi Phúc
Trạch (kết quả năm 2010)
74

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè
54

Biểu đồ 4.2
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc thu
55
Biểu đồ 4.3
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc đông
57
Biểu đồ 4.4
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân
59
Biểu đồ 4.5
Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè
61
Biểu đồ 4.6
So sánh chiều dài lộc hè, thu, đông năm 2010 và lộc xuân, hè
năm 2011
62
Biểu đồ 4.7
So sánh đường kính lộc hè, thu, đông năm 2010 và lộc xuân,
hè năm 2011
63
Biểu đồ 4.8
Mối tương quan giữa C/N
66



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả thuộc họ cam quýt là loại cây quan trọng trong phát triển kinh tế
ở Việt Nam. Vùng miền núi phía Bắc có tập đoàn cam quýt phong phú và hình
thành nhiều vùng cam quýt nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, cam Tuyên Quang,
Hà Giang, quýt Lạng Sơn… [21], [22], [16]. Người làm vườn từ lâu đã hiểu
nghề trồng cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng là một nghề kinh
doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có thu nhập ổn định, có thể bảo vệ
tài nguyên môi trường, đặc biệt là ở vùng đất dốc, vùng đồi núi.… Trồng cây
ăn quả sẽ mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với cây trồng khác. Theo nhiều
kết quả điều tra cho thấy trên cùng một đơn vị diện tích, cây ăn quả cho thu
nhập cao gấp từ 2 - 4 lần so với cây lương thực [15]. Hiện nay phong trào
trồng cây ăn quả tăng nhanh và có chiều hướng phát triển mạnh, cây ăn quả
cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản khác đang được đánh giá là cây
trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả
kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi. Từ những
yêu cầu thực tại của xã hội, việc phát triển cây ăn quả cũng như những nghiên
cứu nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng cây ăn
quả là điều hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống người dân.
Các loài cây thuộc họ cam quýt, trong đó có citrus (cam, chanh, bưởi.…)
là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loài
đang được trồng trên thế giới cho quả với các vị đặc trưng như: chua, ngọt và
chua nhẹ, ngọt và rất ngọt đã gần như đáp ứng được nhu cầu thị hiếu rất khác
nhau của người tiêu dùng ở mọi độ tuổi. Chúng vừa dùng làm thức ăn bồi bổ
sức khoẻ, lại dùng cho ăn kiêng, làm vị thuốc. Hiện nay một số vùng cam
quýt đang có nguy cơ bị tàn phá bởi một số bệnh, nguyên nhân do virus và vi
khuẩn gây nên, nhất là đối với các loại cây trồng lâu năm. Cây bưởi chiếm
một vai trò tương đối quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước ta có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


2
các vùng trồng bưởi nổi tiếng, như vùng đồng bằng sông Cửu Long với các
giống bưởi như: Năm Roi, Da Xanh.…; Phú Thọ với giống bưởi Đoan Hùng;
Hà Tĩnh với bưởi Phú Trạch.
Cây bưởi có đặc điểm thích nghi rộng. Từ thực tiễn sản xuất, thấy việc
nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, mối liên hệ của các đặc tính này đến năng
suất, phẩm chất cũng như khả năng phát triển bưởi trên diện rộng là điều hết
sức cần thiết.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có điều
kiện sinh thái thích hợp với nhiều loài cây ăn quả khác nhau, trong đó có cây
bưởi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các giống bưởi trồng ở Thái Nguyên chủ yếu
là giống địa phương cho năng suất, chất lượng cũng như mẫu mã chưa đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các giống bưởi có chất lượng cao được
tiêu thụ tại địa phương được đưa từ các nơi khác tới. Xuất phát từ mục tiêu
nâng cao chất lượng quả bưởi, góp phần đa dạng hóa giống bưởi trồng, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho người làm vườn, tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống bưởi đặc sản
được trồng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định được đặc điểm nông sinh học của một số giống bưởi đặc sản: Da
Xanh, Phúc Trạch, Năm Roi, Diễn, Đoan Hùng được trồng tại huyện Phú lương,
tỉnh Thái Nguyên từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011; qua một năm theo dõi, xác
định khả năng thích ứng tại địa phương phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu được đặc điểm hình thái của các giống bưởi làm cơ sở phân
biệt và nhận biết các giống;
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng thông qua sinh trưởng của thân, cành, lá;
- Nghiên cứu được mối tương quan C/N, đánh giá khả năng cho năng suất
của giống bưởi Diễn;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
- Nghiên cứu quá trình sinh sản hữu tính liên quan đến khả năng đậu quả ở
cây bưởi Phúc Trạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng chịu
ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại và ngoại cảnh, như nhiệt độ, ánh sáng, đất
đai, biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng suất và phẩm chất quả.
Tuỳ vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu kỳ sống một
năm cam quýt thường ra 3 - 4 đợt lộc là lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc đông. Lộc
xuân thường là đợt lộc cho cành quả, một phần lộc hè, thu sẽ là cành mẹ làm cành
quả năm sau. Lộc đông sớm cũng có thể là cành mẹ của cành quả năm sau hoặc
bổ sung một phần diện tích lá cho quang hợp [37] [25] [22]. Quá trình ra lộc ở
cam quýt có liên quan nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm và khả năng điều
chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất. Quá trình ra lộc
của năm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm sau. Nếu có các biện
pháp kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc sẽ hạn chế hoặc loại bỏ hoàn
toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều
chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng của cam quýt [51]. Từ cơ sở khoa học này
việc nghiên cứu quá trình ra lộc, mối liên hệ các đợt lộc trong năm nhằm có thêm
các hiểu biết cơ bản, tiền đề của các biện pháp kỹ thuật là điều hết sức cần thiết.
Với các loài cây ăn quả (trừ những giống cho quả không hạt) nguồn hạt

phấn khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả, số lượng hạt và cuối cùng là
năng suất, chất lượng quả. Ở một số cây ăn quả như [13][23][27](32): Cây hồng
(D. Kaki) có 2 nhóm giống chính, nhóm tự thụ phấn và nhúm giao phấn, với
nhóm giao phấn khi cho tự thụ quả rất hay rụng, có thể rụng tới 100%. Ở cây nho
mối liên quan giữa quá trình tự thụ và thụ phấn cho đến việc tạo quả không hạt và
tỷ lệ đậu quả là các quá trình có cơ chế khác nhau và rất phức tạp. Trong điều
kiện Việt Nam có thể tiến hành các thí nghiệm tự thụ hoặc giao phấn với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
nguồn hạt phấn khác nhau, nhằm xác định nguồn hạt phấn cho năng suất quả cao
nhất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả ở cam quýt.
2.2. Nguồn gốc của cam quýt, lịch sử nghề trồng cam quýt và các vùng
trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử trồng cam quýt trên thế giới
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quýt có lịch sử trồng
trọt lâu đời nhất. Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc của cam quýt, phần lớn đều
nhất trí rằng cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua
Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền nam
Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc [36] [28]. Những báo cáo gần đây nhận định
rằng, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam
quýt quan trọng, tại đây có tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại [36] [25].
Trước đây có một vài tờ báo cho rằng, loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica) có
thể có nguồn gốc ở Địa Trung Hải hoặc Bắc Phi, nhưng hiện nay điều này đó đã
được sáng tỏ, Citrus medica có nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc, nhưng là
loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải và bắc Phi rất sớm, trước
thế kỷ I sau Công Nguyên, những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài cây ăn quả này
ở bắc Phi đến mức làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây [45].
Các loài chanh vỏ mỏng (Lime. C. Auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn
gốc ở miền Nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó các thuỷ thủ đầu tiên

đến Ấn Độ đó mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải, châu Âu.
Các loài chanh núm (Lemon, Citrus lemon) chưa xác định được nguồn gốc,
nhưng những kỹ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh núm là con
lai tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus Aurantifolia, chính vì vậy mà chanh có
dạng hình thái trung gian giữa hai loại vừa kể trên. Chanh núm được xác định sử
dụng như một loại quả sớm nhất vào năm 1150 ở bắc Phi, vùng biển Địa Trung Hải
và châu Âu. Cam ngọt (Citrus Sinensis.L) được xác định có nguồn gốc ở miền
Nam Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonexia, sau đó cũng giống như loài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Citrus medica được các thuỷ thủ và những người lính viễn chinh mang về trồng ở
châu Âu. Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 [53]. Giống cam nổi
tiếng thế giới “Washington Navel”, ở Việt Nam vẫn thường gọi là cam Navel được
báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt, giống này được phát hiện
ở Bahia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1824, ở Florida (Mỹ) năm 1835, ở
Califolia năm 1870 và nó trở nên rất nổi tiếng ở Washington D.C [10]. Sau đó
giống Washington Navel được du nhập và trồng ở khắp các vùng trồng cam quýt
trên thế giới.
Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn
Độ. Một thuyền trưởng người ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này
trồng ở vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thuỷ thủ bưởi được giới thiệu ở
Palestin vào năm 900 sau Công Nguyên và ở Châu Âu sau thời gian đó [21]. Bưởi
chùm (Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên
của bưởi (Citrus grandis), nó xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn
Độ, được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ vào năm 1809 và trở thành một trong
những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ. Các giống quýt cũng được xác
định có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, gồm miền Nam Trung Quốc, bán đảo
Đông Dương, sau đó những người đi biển đã mang đến trồng ở Ấn Độ. Quýt
(Citrus reticulata) được trồng ở vùng Địa Trung Hải, Châu Âu và Châu Mỹ muộn

hơn so với các loài quả có múi khác, vào khoảng năm 1805 [22].
Cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của cam quý trên
thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước
đây. Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các đoàn thuyền buồm
di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền buôn người Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha.
Bưởi (C. Grandis) quả to nhất trong các loài cam quýt, vị chua hoặc ngọt,
bầu có từ 13 - 15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống bưởi phần
lớn thuộc dạng hạt đơn phôi và được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc… Việt Nam có rất nhiều giống bưởi
nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn [23]
Bưởi chùm (C. Paradisi) được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của bưởi (C.
Grandis), vì vậy hình thái bưởi chùm khá giống với bưởi (C.grandis) nhưng lá nhỏ
hơn, eo cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm cho
những giống ít hạt, phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa phôi nên cũng có thể
sử dụng làm gốc ghép. Quả bưởi chùm là món ăn tráng miệng rất được ưa chuộng
ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để cả cùi cắt thành các lát
nhỏ dùng sau bữa ăn [23] [25] [24]. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil,
riêng bang Florida Mỹ chiếm 70 % sản lượng bưởi chùm của thế giới. Ở Việt Nam
vào những năm 60 đã nhập nội một số giống bưởi chùm như marsh, forterpinke.…
cho năng suất khá. Tuy nhiên bưởi chùm chưa được ưa chuộng ở Việt Nam.
2.2.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam
quýt không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng trọt cam quýt trải dài từ 40
0
vĩ bắc
xuống 40

0
vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng trọt ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, Thái Lan,
Malaysia và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn
về phát triển cam quýt do một số bệnh hại điển hình của vùng nhiệt đới, như bệnh
greening gây nên. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cam
quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên
được. Trái lại, khí hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại cam
quýt điển hình là bệnh greening phát triển mạnh, chính vì thế cam quýt ở vùng
nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, chất
lượng quả cũng như sự đầu tư các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác.
Các vùng trồng cam quý nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở
những vùng khí hậu khá ôn hoà thuộc vùng á nhiệt đới, hoặc vùng khí hậu ôn hoà
ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương. Những vùng trồng cam
quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến là vùng Địa Trung Hải và châu Âu, như Tây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Ai Cập, Israel, Tunisia, Algeria;
vùng bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Mexico; vùng nam Mỹ như: Brazil, Venezuela,
Argentina và Uruguay; các hòn đảo châu Mỹ như: Cuba, Jamaica, cộng hoà
Đominica…Vùng cam châu Á chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản; ngoài ra cũng
có vùng trồng cam bắc Phi, Úc (theo số liệu của FAO năm 2009 - bảng 2.1). Tuy
nhiên số liệu này chưa thống kê hết các loại quả có sản lượng lớn, cho thấy sản
lượng cam quýt là đứng đầu thế giới, ở các châu lục cam quýt cũng dẫn đầu [23].
Hiện nay cây bưởi được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các
vùng bưởi trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở
các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề trồng bưởi cũng sớm
phát triển và ngược lại.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bƣởi ở các vùng

trên thế giới năm 2006 - 2009

Chỉ tiêu
Năm
Các châu lục trên thế giới
Thế giới
Châu
Phi
Châu
Á
Châu
Âu
Châu
Mỹ
Châu Đại
Dƣơng
Diện tích
(1000ha)
2006
39.469
109.722
2.230
103.929
1.464
256.814
2007
39.637
113.197
2.216
100.709

0.788
256.547
2008
36.981
113.211
2.487
97.916
0.812
251.407
2009
38.876
116.914
2.363
94.972
0.846
253.971
Năng
suất (tấn
/ha)
2006
17.6984
12.6141
28.1762
21.9404
11.3695
17.2977
2007
16.7050
28.5764
27.1791

24.7110
15.0697
25.1713
2008
16.7432
30.6597
25.2098
26.1542
15.2697
26.7543
2009
16.8942
31.5549
24.6144
22.6252
14.6903
25.8507
Sản
lƣợng
(1000
tấn)
2006
698.540
1384.045
62.833
2280.249
16.645
4442.312
2007
662.138

3234.772
60.229
2488.623
11.875
6457.637
2008
619.181
3471.025
62.697
2560.917
12.399
6726.219
2009
656.781
3689.213
58.164
2148.765
12.428
6565.351
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
( Nguồn: FA0STAT/FAO Statistics - năm 2011)
Qua bảng 2.1 ta thấy năm 2006 diện tích bưởi của toàn thế giới là 256.814
nghìn ha, năng suất trung bình đạt 17.2977 tấn /ha, sản lượng đạt 4442.312 nghìn
tấn. Đến năm 2009 diện tích hơi giảm đi, chỉ còn 253.971 nghìn ha nhưng năng
suất và sản lượng vẫn tăng đạt 25.8507 tấn/ha, tăng 66% và 6565.351 nghìn tấn,
tăng 67%.
So sánh về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục, châu Á có tổng diện tích lớn
nhất, sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là

châu Đại Dương.
Vùng châu Mỹ
Các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Argentina… Tuy vùng
trồng bưởi châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều
kiện thiên nhiên thuận lợi, cộng với nhu cầu của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc
đẩy ngành trồng bưởi phát triển rất mạnh. Về năng suất được ổn định từ năm 2006
đến năm 2008, nhưng đến năm 2009 năng suất giảm. Vùng cam châu Đại Dương có
diện tích nhỏ nhất nhưng năng suất trung bình lại khá cao, năm 2006 năng suất đạt
11.3695tấn /ha, năm 2007 đạt 15.0697 tấn / ha, năm 2008 đạt 15.2697 tấn/ha, đến
năm 2009 năng suất có giảm đi, còn 14.6903 tấn/ha.
Vùng lãnh thổ châu Á
Vùng sản xuất bưởi lớn gồm các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,
Philippin, Thái Lan… Đây là vùng có diện tích lớn nhất năm 2006 là 109.722
nghìn ha, chiếm 42.7%, năm 2007 là 113.197 nghìn ha, chiếm 44%, năm 2008 là
113.211 nghìn ha, chiếm 45%, năm 2009 là 116.914 nghìn ha, chiếm 46% tổng
diện tích của toàn thế giới. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng năm 2006 đạt thấp
hơn vùng châu Mỹ, nhưng 3 năm tiếp theo từ năm 2007 đến 2009, năng suất và
sản lượng của vùng châu Á vượt qua châu Mỹ: năm 2007 năng suất đạt 28.5764
tấn/ha, sản lượng là 3234.772 nghìn tấn, năm 2008 đạt 30.6597 tấn/ha, sản lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
đạt 3471.025 nghìn tấn chiếm 51%, đến năm 2009 năng suất đạt 31.5549 tấn/ha,
sản lượng đạt 3689.213 nghìn tấn chiếm 56% sản lượng bưởi thế giới.
Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cây bưởi, hầu hết các nước
châu Á đều trồng bưởi sản xuất với quy mô khác nhau: nơi thì hình thành vùng
chuyên canh, nơi thì sản xuất tự do…. Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn
đang ở mức thấp, do hạn chế về điều kiện kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia, do chưa
được chú trọng và đang tồn tại sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Hàn
Quốc) và sự canh tác truyền thống (Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin…); tình trạng

sâu bệnh hại nhiều nghiêm trọng.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất bƣởi của một số nƣớc có
diện tích lớn trên thế giới

TT
Vùng lãnh thổ
Năm 2009
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
( tấn)
1
Trung Quốc
63135
43,84
2768308
2
Mỹ
32537
36,35
1182970
3
Mêxico
16000
24,68
395000
4
Thái Lan

14136
1,36
19326
5
Argentina
12566
11,93
150000
6
Cu Ba
12424
9,77
121500
7
Nam Phi
12000
30,86
370411
8
Ấn Độ
9100
21,29
193822
9
Băng La Đét
6400
8,74
55951
10
Philippines

5500
7,27
40000
(Nguồn: FA0STAT/FAO Statistics - năm 2011)
Qua bảng 2.2 ta thấy, nước có diện tích trồng bưởi lớn nhất thế giới là Trung
Quốc với diện tích là 63135 ha, sản lượng đạt 2768308 tấn, năng suất đạt 43,84
tấn/ha. Tiếp theo là Mỹ với tổng diện tích là 32527 ha, đứng thứ hai thế giới, sản
lượng đạt 1182970 tấn và năng suất đạt 36,35 tấn/ha. Nước có diện tích trồng bưởi
nhỏ nhất là Philippines với diện tích là 5500 ha, sản lượng đạt 40000 tấn, năng
suất chỉ đạt 7,27 tấn/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Vùng cam quýt châu Mỹ
Chủ yếu ở các nước Trung Mỹ kéo lên phía bắc đến khoảng 40
0
vĩ bắc và
xuống phía nam đến vĩ độ tương đương bao gồm các nước như: Honduras,
amaica, Mexico, Cuba, Dominica, Nicaragoa, Panama, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
Costarica, Brazil, Argentina, Equado, Uruguay, Colombia. Ngoài ra cam quýt còn
được trồng trong nhà kính và ở những vùng ấm áp ven biển miền Nam Canada.
Tuy không phải là nơi khởi nguyên của cam quýt, nhưng lịch sử trồng cam quýt ở
châu Mỹ gắn liền với lịch sử khám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm
châu Âu, đặc biệt là của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Có nhiều ý kiến
khác nhau về lịch sử du nhập cam quý vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thám
hiểm người Tây Ban Nha, Phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu Mỹ
trong chuyến đi biển lần thứ hai vào năm 1483. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
rằng cam quý được đưa vào châu Mỹ từ những người đi biển Bồ Đào Nha trước
năm 1483 [53]. Nhận định này cũng giống như một số ý kiến của các nhà sử học
cho rằng châu Mỹ được người Bồ Đào Nha khám phá trước khi Columbo đặt

chân lên châu lục này. Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triển
nhanh về mọi mặt của lục địa châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả về diện
tích, năng suất và sản lượng [36]. Ở châu Mỹ có một số giống cam quýt nổi tiếng,
cam Navel được chọn lọc ở đây. Các giống cam ngọt, bưởi chùm (Citrus
paradisis) cũng là sản phẩm chính thức của châu Mỹ, với đặc điểm vỏ mỏng, cùi
có vị thơm mềm, độ chua và ngọt vừa phải, bưởi chùm được đặc biệt ưa chuộng
làm món tráng miệng trên thế giới. Châu Mỹ là nơi sản xuất và xuất khẩu chủ yếu
bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt khác. Năm 1997 châu Mỹ sản xuất
khoảng trên 30 triệu tấn cam, trên 2 triệu tấn quýt, trên 3 triệu tấn chanh, trên 4
triệu tấn bưởi các loại [19].
Vùng trồng cam Địa Trung Hải và châu Âu
Bao gồm các nước như: Algeria, Ai Cập, Hy Lạp, Israel, Italia, Morocco, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Syria, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng cam quýt Địa Trung
Hải có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu Mỹ được du nhập từ châu Á theo gót
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
chân những người lính viễn chinh và các thuỷ thủ Ấn Độ. Do ảnh hưởng của khí
hậu đại dương khá ôn hoà mát mẻ, cộng với điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng
cam quýt rất phát triển, nổi tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus
medica. Nhiều nước xuất khẩu và chế biến cam quýt với số lượng lớn như Tây
Ban Nha, Italia, Israel.
Vùng Địa Trung Hải có khí hậu và điều kiện sinh thái phù hợp đã giúp cho
các loài cam quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao mà vẫn cho năng suất khá.
Những nước sản xuất cam quýt chủ yếu là Tây Ban Nha (gần 4 triệu tấn cam quýt
năm 1997), Italia (hơn 3 triệu tấn cam quýt các loại năm 1997), Hy Lạp (hơn 1
triệu tấn cam quýt các loại) [19] [23].
Vùng cam quýt châu Á
Đây là quê hương của cam quýt, có sản lượng cao ở Trung Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan. Nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của các nước Châu Á nên nghề trồng

cam quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác
(trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng cam
quýt khác trên thế giới. Tuy nhiên, nghề trồng cam quýt ở Châu Á là sự pha trộn
của kỹ thuật rất hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như
Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin. Các nước trồng nhiều cam quýt gồm Trung Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ. Sản lượng cam quýt
năm 1997 của châu Á và khoảng trên 10 triệu tấn cam, trên 10 triệu tấn quýt, trên 3
triệu tấn bưởi và chanh.
Ngoài ra cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương như Autralia,
Newzilan. Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các nước
có khí hậu lạnh như Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan. Tuy nhiên sản lượng ở những
nước này không nhiều, chủ yếu chế biến phục vụ nhu cầu trong nước.
2.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam
2.3.1. Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Việt Nam là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loài cây trồng, do
điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp. Việt Nam là một trong những nước có thể
trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Kết quả điều tra cho thấy ở
nước ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họ thực vật
[19],[17]. Nhiều loài cây ăn quả thích ứng với các vùng khác nhau trong nước như
chuối, dứa, cam quýt. Nhiều loại cây ăn quả được trồng theo vùng sinh thái tạo thành
các vùng đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà (Hải
Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang). Các cây ăn quả đặc sản như sầu riêng, măng cụt,
chôm chôm ở miền Nam, vùng đặc sản cây bơ ở Tây Nguyên.
Trong nhiều năm diện tích cây ăn quả không ngừng tăng nhanh ở Việt Nam, số
liệu ở bảng 2.3 cho thấy cây ăn quả có diện tích, sản lượng cao gồm có chuối, cam
quýt, dứa, xoài, trong đó cam quýt đứng vị trí số hai sau chuối. Trong 6 năm từ 1990
đến 1995, ngoại trừ cây dứa giảm đáng kể, các loại cây ăn quả khác đều có xu hướng

phát triển mạnh về diện tích và tăng nhiều về sản lượng, đặc biệt là cam quýt (sau 6
năm từ 1990 đến 1995 diện tích trồng cam quýt tăng khoảng 4 lần và sản lượng tăng
lên khoảng 3 lần). Điều này cho thấy mặc dù có một số hạn chế về sinh thái, cam
quýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.
Cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta. Lê Quý Đôn đã mô tả: Việt
Nam có rất nhiều thứ cam: Cam sen, nhũ cam da sần vị rất ngon; cam chanh da
mỏng và mỡ, vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành vỏ dày, vị chua nhẹ,
cam mật vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy da rất mỏng, màu hồng trông đẹp mắt, vị
chua; cam động đĩnh quả to, vỏ dày, vị chua; cây quất ghi trong một số sách cổ
Trung Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trước tiên
[25]. Các báo cáo của tác giả Tanaka Nhật Bản trong chuyến đi khảo sát châu Á
đó nhắc đến loài cam quýt được trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 [53]. Hiện nay
ở Nhật Bản có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giống bưởi này được
Tanaka thu thập từ vườn thực vật Sài Gòn (Việt Nam) mang về trồng và thuần
dưỡng ở Nhật Bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Tuy vậy, cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của
Chính phủ, diện tích và sản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng
cam quýt được hình thành trong giai đoạn này như Nông trường sông Lô, sông
Bôi, sông Con, Cao Phong, Thanh Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Phủ Quỳ, Bố Hạ. Với
diện tích hàng ngàn ha cam quýt ở các nông trường quốc doanh này, cùng với các
vùng cam quýt truyền thống như cam Bố Hạ, cam sành Tuyên Quang, nghề trồng
cam quýt đã vươn lên trở thành một nghề sản xuất - xuất khẩu có thu nhập cao.
Bảng 2.3: Diện tích, sản lƣợng hàng năm của cam quýt
và một số cây ăn quả khác

Cây ăn

quả

Năm
Cam quýt
Chuối
Dứa
Xoài
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng

(tấn)
1990
14458
119200
88217
1221300
38876
465300
16371
173000
1991
21198
121000
89173
1285700
38107
420200
15101
139900
1992
25529
160100
90051
1365500
34690
264200
14686
112100
1993
44535

249600
94213
1379700
29217
257400
17691
119100
1994
55433
285600
91848
1375000
29213
235000
20067
135500
1995
59516
379400
91750
1282200
24307
184700
21096
152500
1997
72340
447400
92427
1316120





1998
67465
378957
963132
1315190




(Nguồn: Đỗ Đình Ca - Viện Nghiên cứu rau quả)

Từ năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước
thống nhất, vành đai trồng cam quýt trải dài từ Bắc đến Nam. Số liệu ở bảng 2.3
cho thấy sự phân bố vùng trồng cam quýt ở nước ta tập trung ở cả Bắc, Trung,
Nam với tổng diện tích tính đến năm 1998 là 67.465 ha, trong đó được chia làm
7 vùng sinh thái trồng cam quýt khác nhau. Phân bố diện tích ở các vùng là:
Vùng trung du miền núi phía bắc 11.080 ha, vùng đồng bằng sông Hồng 4.858



ha, vùng ven biển miền Trung 7.747 ha, vùng ven biển miền nam Trung bộ
854 ha, vùng tây nguyên 178 ha, các tỉnh đông nam bộ 1.485 ha, vùng đồng
bằng sông Cửu Long 41.267 ha. Tổng sản lượng cam quýt năm 1998 là 378.957
tấn. đứng thứ hai sau chuối. Mặc dù tổng diện tích và sản lượng cam quýt có
chiều hướng tăng lên hàng năm, nhưng năng suất cam quýt còn rất thấp, bình
quân vào khoảng 10 tấn/ha, vùng có năng suất thấp nhất là Tây Nguyên 5,4

tấn/ha và vùng ven biểt miền Trung 4,9 tấn/ha. So với những nước có nền nông
nghiệp tiên tiến có năng suất cam quýt trung bình đạt từ 20 - 50 tấn/ha, năng
suất cam quýt ở Việt Nam còn ở mức độ rất khiêm tốn.
Việt Nam có bộ giống cam quýt khá phong phú, các giống cam quýt hiện
trồng ở Việt Nam chủ yếu được chọn lọc tự phát của người dân từ những vùng
trồng cam quýt truyền thống. Nhiều giống cam quýt gắn liền với tên một địa
phương như là nơi xuất xứ của các giống này như: Bưởi Năm Roi (nam bộ), cam
sành (Tuyên Quang), bưởi Phúc Trạch (Quảng Bình), bưởi Đoan Hùng (Phú
Thọ), cam Mường Pồn (Lai Châu), quýt vàng Bắc Sơn (Lạng Sơn), cam giấy
Hà Đông, quất Quảng Bá (Hà Nội), cam Bố Hạ (Bắc Giang) [25] [17]. Kết quả
điều tra của đoàn chuyên gia Nhật Bản và Viện Nghiên cứu rau quả trung ương
cho thấy: Năm 1992 thu thập ở các tỉnh miền Bắc từ Quảng Bình trở ra được
185 giống cam quýt khác nhau, năm 1996 khảo sát ở miền Bắc, miền Trung và
một số tỉnh miền Nam thu thập thêm được 68 giống cam quýt hiện đang trồng ở
Việt Nam [17].
Bảng 2.4: Diện tích, sản lƣợng hàng năm của cam quýt ở các vùng năm 1998

STT
Vùng
Diện tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
1
Cả nước
67.465
10,5

378.957
2
Miền núi phía bắc
11.080
6,9
36.344
3
Đồng bằng sông Hồng
4.858
7,0
21.511
4
Bắc Trung bộ
7.743
5,8
22.661
5
Nam Trung bộ
854
6,2
4669




6
Tây Nguyên
178
5,4
826

7
Đông Nam bộ
1.485
10,5
6.310
8
Đồng bằng sông Cửu
Long
41.267
12,9
286.636
(Nguồn: Viện Nghiên cứu rau quả 1998)


14


Bảng 2.5. Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam
STT
Tên giống/loài
Kết quả điều tra năm 1992
Kết quả điều tra năm 1996
Số
giống
Địa điểm điều tra
Số
giống
Địa điểm điều tra
1
Cam ngọt

17
Hà Giang, Yên Bái,
Sơn La, Nghệ An
7
Hà Giang, Hà Tĩnh,
Nghệ An, Lạng Sơn,
Cần Thơ, Bến Tre
2
Chanh ta
16
Hà Giang, Phú Thọ,
Hoà Bình, Sơn La, Lai
Châu, Nghệ An.
2
Hà Giang, Hà Tĩnh
3
Chanh vỏ mỏng
có núm
4
Hà Giang, Nghệ An
-

4
Chanh chua
11
Yên Bái, Vĩnh Phúc,
Sơn La, Lai Châu,
Nghệ An
1


Yên Bái
5
Quýt
46
Hà Giang, Yên bái,
Phú Thọ, Hoà Bình,
Sơn La, Lai Châu,
Ninh Bình, Nghệ An,
Lạng Sơn
25
Hà Giang, Yên Bái,
Lạng Sơn, Hà Tĩnh,
Cần Thơ, Bến Tre
7
Bưởi
73
Hà Giang, Yên bái,
Tuyên Quang, Phú
thọ, Hoà Bình, Sơn
La, Lai Châu, Ninh
Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh
18
Hà Giang, Yên Bái,
Phú Thọ, Lạng Sơn.
Nghệ An, Vĩnh Long,
Đồng Nai
8
Bưởi chùm
3

Nghệ An, Hà Tĩnh
-

9
Chanh núm
7
Hà Giang, Phú Thọ,
Sơn La
3
Hà Giang, Phú Thọ,
Lạng Sơn
10
Bưởi lai
4
Hà Giang, Yên Bái,
Nghệ An, Lạng Sơn
4
Phú Thọ, Cần Thơ,
Bến Tre

×