Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính Báo cáo tài chính quý I năm 2021 công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
Trang

Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4
5. Kết cấu: ............................................................................................................................... 4
Phần II. NỘI DUNG ...................................................................................................................... 5
Chương I. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần sữa Việt nam Vinamilk. .................................................................................................................................... 5
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam ................................................................ 5
2. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tài chính Doanh nghiệp .......................... 6
3. Phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp ................................................. 11
4. Phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn............................................................... 12
5. Phân tích khả năng thanh tốn ....................................................................................... 19
6. Phân tích khả năng quản lý nợ ....................................................................................... 22
7. Phân tích khả năng quản lý tài sản................................................................................. 24
8. Phân tích khả năng sinh lời của Doanh nghiệp ............................................................. 27
9. Một số chỉ tiêu tài chính khác ......................................................................................... 29
10. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính ...................................... 31
11. Định hướng hoạt động và phát triển của Công ty Cổ phấn sữa Việt Nam – Vinamilk
trong thời gian tới ................................................................................................................. 33
Chương II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Cơng ty
Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk. ....................................................................................... 34
1. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý ......................................................................... 34
2. Quản lý hàng tồn kho ....................................................................................................... 34
3. Khả năng quản lý khoản phải thu .................................................................................. 37
4. Quản lý khả năng thanh toán .......................................................................................... 37
5. Xác định nhu cầu vốn ...................................................................................................... 38
6. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá .................................................................................................. 38


7. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn ................................................................... 39
Phần III. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 41
Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 42

2


Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sự đổi mới của nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt
giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thách thức cho các doanh
nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định mình, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm
vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó,
doanh nghiệp phải ln quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy
rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ. Đồng thời xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin để
đánh giá được tiềm năng cũng như rủi ro và triển vọng của doanh nghiệp để có thể đưa ra
những giải pháp kịp thời và hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cơng tác quản lý tài
chính của doanh nghiệp.
Hơn 43 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đón
đầu áp dụng cơng nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy tính sáng tạo và năng động của tập
thể, Vinamilk đã vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời Việt Nam hội nhập
WTO. Vinamilk đã trở thành một trong những Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên
tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Vinamilk đã tạo 1 dấu ấn sâu đậm cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia, là đại diện
điển hình cho nền kinh tế Việt Nam, trở thành công ty sữa số 1 Việt Nam và hướng đến
mục tiêu Top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu. Phân tích tình hình tài chính
của một doanh nghiệp có bề dày lịch sử cùng với những thành tựu nổi bật trong hoạt động

sản xuất kinh doanh như Vinamilk giúp chúng em thấy rõ thực trạng tình hình tài chính,
xác định lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản, thế mạnh, tiềm năng thu nhập và quan trọng là
cách thức quản lý tài sản, vốn chủ sở hữu, dịng tiền hoạt động để đưa Vinamilk trở thành
Cơng ty Sữa số 1 Việt Nam. Vì những lý do đó, Nhóm 8 quyết định chọn đề tài: Phân tích
tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk.
3


Trong q trình phân tích, nhóm 8 chúng em cịn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ nên
không tránh khỏi những thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q
báu của cơ để có thể hồn thiện tốt hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính cơng ty để thấy được
thực trạng tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm cải
thiện tình hình tài chính của cơng ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài chính của Cơng ty tại Q I năm
2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc thu thập số liệu từ Báo cáo tài chính cơng khai của cơng ty. Từ đó
tiến hành tổng hợp, tính tốn và so sánh các số liệu đặc trưng của tài chính để đưa ra
những nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của cơng ty.
5. Kết cấu:
Chương I: Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần sữa Việt
nam - Vinamilk.
Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk.


4


Phần II. NỘI DUNG
Chương I. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần sữa Việt
nam - Vinamilk.
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
1.1. Vài nét tổng quan về Công ty
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam; mã chứng khoán HOSE: VNM, là một công ty sản
xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt
Nam.
Đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.Vinamilk hiện là doanh
nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa
nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn
và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với
mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn
được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật
Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á...
Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà
máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại
Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Trong năm 2018,
Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 cơng ty có doanh thu trên 1 tỷ đơ tốt
nhất Châu Á Thái Bình Dương.
1.2. Lịch sử hình thành
Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976, dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy
do chế độ cũ để lại:
- Nhà máy sữa Thống nhất (tiền thân là nhà máy Foremost)
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
- Nhà máy sữa bột Dielac


5


Năm 1978 Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công
ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I
Năm 1988, lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại
Việt Nam.
Năm 1992, xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên
thành Cơng ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
Năm 1994 , khánh thành nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội
Năm 2010, mở rộng thị trường ra thế giới với bước khởi đầu là NewZealand, tiếp
tục xây dựng các trang trại mới tại Thanh Hóa và Bình Định.
Năm 2021: Sau 44 năm, Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong
và ngoài nước.
2. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tài chính Doanh nghiệp
2.1. Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các
công cụ cho phép thu thập và xử lý các thơng tin kế tốn và các thơng tin khác về quản lý
nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất
lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp,
giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác
động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng
cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả
hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói
cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đốn tài chính - một trong các hướng dự
đốn doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác
nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu,
thơng tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích trong hay ngoài doanh nghiệp).

6


2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơng tác quản lý tài chính
doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp
luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng
quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ,
nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối
tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
- Đối với nhà quản lí:
Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi
nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn ực và
buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp khơng có khả năng thanh toán nợ đến
hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải giải
quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:
Thứ nhất: Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất
kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ hai: Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?
Thứ ba: Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?
Ba vấn đề trên khơng phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp, nhưng
đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở để đề ra
cách thức giải quyết ba vấn đề đó.
Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa
trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích của cổ
đơng của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều nhằm
vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và

7


chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hố chi phí, tối đa hố lợi nhuận
và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và
mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là
đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân
tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích
tài chính một cách tốt nhất.
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh
toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý
tài chính có thể dự đốn về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của
doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng
như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập
kế hoạch dự báo tài chính. Cuối cùng phân tích tài chính cịn là cơng cụ để kiểm soát các
hoạt động quản lý.
- Đối với các nhà đầu tư:
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức
sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt
động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích các
thơng tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh
giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những
quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự ản nếu ít nhất có
một điều kiện là giá trị hiện tại rịng của nó dương. Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ
tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức
coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông
bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị
trường. Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo địn bẩy tài
chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu

nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy
mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất khơng bị ảnh hưởng. Bởi vậy, các yếu tố
8


như tổng số lợi nhuận rịng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên
một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá
cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu
tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính.
- Đối với các chủ nợ:
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện
nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích
tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh
nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét
trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người
cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả
năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là những khoản
cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ
yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng
tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn
để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân
hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số
vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ
thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng
cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài
chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết

định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải
biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới.
- Đối với người lao động:
9


Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được
hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh
nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực
tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số
doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định.
Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn
với doanh nghiệp.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước
thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động kinh doanh,
hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tn thủ theo đúng chính sách, chế độ và
luật pháp quy định khơng, tình hình hạch tốn chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước và khách hàng... .
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các
báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thơng qua một hệ thống các phương
pháp, cơng cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thơng tin từ các góc độ khác
nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt
động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đốn, dự báo và đưa ra quyết định tài
chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
2.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
Với ý nghĩa quan trọng như trên, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính là
việc cung cấp những thơng tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao
gồm:

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản
xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong q trình kinh doanh và kết quả tài
chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh tốn.
10


- Tính tốn và xác định mức độ có thể lượng hố của các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục
những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp
3.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp thơng qua bảng cân đối kế
tốn
Thơng qua việc xem xét cơ cấu, sự biến động của một số chỉ tiêu chung bên nguồn
vốn như tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu thì ta có thể đánh giá
bước đầu về khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, xác định được mức độ tự chủ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Nếu vốn chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua các năm cho thấy mức độ tự tài trợ cao, mức
độ phụ thuộc về mặt tài chính thấp và ngược lại.
Thông qua xem xét khái quát phần tài sản của doanh nghiệp thì chúng ta sẽ nhận
thức bước đầu về sự biến động quy mô về tài sản so với kỳ trước, thấy được mức độ hoạt
động của doanh nghiệp, bước đầu thấy được cách phân bổ vốn của doanh nghiệp. Vốn
nhiều hay ít, tăng hay giảm và việc phân bổ vốn như thế nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3.2. Phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh
Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, chúng ta phần nào thấy được mức độ hoạt
động của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng quản lý tài chính của doanh
nghiệp. Khi đánh giá, chúng ta phải so sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ

khác nhau để có cái nhìn khái qt hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

11


4. Phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn
4.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
Tổng vốn của doanh nghiệp gồm vốn cố định và vốn lưu động. Sự biến động vốn
tăng hay giảm, nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là tiêu chí là để
đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng.
Biểu đồ cơ cấu biến động tài sản

Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy rằng tài sản của cơng ty có xu hướng tăng giảm
khơng ổn định. Trong đó, tài sản dài hạn thì giảm dần theo các quý, tài sản ngắn hạn tăng
dần trong 3 quý đầu 2020, sau đó giảm vào cuối năm rồi tăng lại vào quý đầu năm 2021.
Về tài sản ngắn hạn: Có thể thấy rằng trong cơ cấu tài sản của cơng ty thì tài sản
ngắn hạn chiếm chủ yếu và trung bình 61,2% trong 5 quý. Tỷ trọng đầu tư này là phù hợp
với ngành sản xuất và chế biến sữa với mức đầu tư vào phải thu khách hàng và khoản
mục hàng tồn kho là khá lớn

12


Bảng tài sản ngắn hạn
Chi tiêu

Quý

I Quý


II Quý III Quý

IV Quý

I

2020

2020

2020

2020

2021

100%

100%

100%

100%

100%

5,21%

7,24%


7,41%

7,11%

7,12%

54,31%

54,41%

56,66%

58,36%

58,36%

17,80%

18,87%

18,95%

17,49%

17,49%

IV.Hàng tồn kho

21,67%


18,94%

16,63%

16,54%

16,53%

V.Tài sản ngắn hạn khác

1,01%

0,54%

0,35%

0,5%

0,5%

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền
II.Đầu tư tài chính ngắn
hạn
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn

Tiền các khoản tương đương tiền: Quý I năm 2021 là 1.197.956.795.582 đồng, giảm

so với quý IV năm 2020 là 2.111.242.815.581. Việc giảm một lượng tiền mặt lớn như thế
thể hiện động thái của công ty khi đối mặt với tình hình lạm phát, tránh giữ quá nhiều tiền
mặt mà mất đi chi phí cơ hội, nên công ty đã dùng tiền mặt để tăng đầu tư nắm giữ đến
ngày đáo hạn. Tuy nhiên, việc giảm một lượng tiền mặt lớn như thế sẽ làm tính thanh
khoản của cơng ty giảm xuống.
Phải thu khách hàng: Phải thu khách hàng cùng với doanh thu thuần giảm dần từ
giai đoạn quý III năm 2020 đến quy I năm 2021. Điều này chứng tỏ Công ty đã siết chặt
tín dụng hơn. Điều này kéo theo khoản trích lập dự phịng phải thu khó địi giảm xuống,
cụ thể q III năm 2020 là 16.569.443.176 đồng trong khi quý I năm 2021 là
13


15.718.433.428 đồng. Như thế cơng ty có thể có thêm vốn để tái đầu tư một cách có hiệu
quả và giảm áp lực huy động vốn của công ty. Tuy nhiên để đưa ra những nhận định
chính xác nhất thì cần tính tốn và xem xét đến vịng quay khoản phải thu khách hàng
bình quân.
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho liên tục giảm trong giai đoạn gần đây bởi vì ảnh hưởng
của dịch bệnh Covid cùng với những lệnh giãn cách xã hội của chính phủ đã ảnh hưởng
đến lượng cầu của người tiêu dùng, qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hàng tồn kho
của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa chi phí lưu kho, bảo quản nguyên liệu
sản phẩm cũng giảm đi đáng kể.
Bảng tài sản dài hạn

Chỉ tiêu

Quý

I Quý

II Quý


III Quý

IV Quý

2020

2020

2020

2020

2021

B-TÀI SẢN DÀI HẠN

100%

100%

100%

100%

100%

II.Tài sản cố định

74,39%


73,33%

74,01%

73,82%

74,56%

1.Tài sản cố định hữu hình

68,58%

67,58%

68,12%

67,77%

68,35%

2.Tài sản cố định vơ hình

5,81%

5,75%

5,89%

6,06%


6,21%

III.Tài sản dở dang dài hạn 5,29%

5,85%

6,68%

5,66%

5,79%

4,71%

5,5%

4,07%

5,19%

4,21%

15,2%

14,91%

14,82%

14,9%


14,99%

IV.Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
V.Tài sản dài hạn khác

I

14


Tài sản dài hạn: Có thể thấy trong khoản mục tài sản cố định của công ty, tài sản
cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, tài sản dở dạng và các mục khác chiếm phần thiểu số. Sự
tăng giảm giữa các chỉ tiêu khơng đồng đều và theo trình tự nhất định nào . Cũng khó có
thể so sánh đối chiếu các số liệu trên để đưa ra nhận xét cho khoản mục tài sản dài hạn
bởi các số liệu thu thập được chỉ trong vòng khoảng thời gian khá ngắn là 5 quý. Tuy
nhiên nếu xét hai mốc thời gian là đầu năm 2020 và đầu năm 2021 thì có thể nói các chỉ
tiêu khơng có sự biến động nhiều. Điều này có thể lý giải bởi tình hình dịch bệnh Covid
làm hạn chế sức mua của người tiêu dùng nên việc đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc
trang thiết bị sản xuất vào thời điểm này là không hợp lý và khơng cần thiết.
4.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn
Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua cơ cấu và sự biến động về
nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng
số nguồn vốn; thơng qua cơ cấu nguồn vốn thì chúng ta sẽ đánh giá được hướng tài trợ
của doanh nghiệp, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, ta cũng thấy được khả năng tự
chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thứ hai, thơng qua sự biến động
của các chi tiêu phần nguồn vốn thì ta sẽ thấy được tình hình huy động các nguồn vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho thấy tính chủ động trong chính
sách tài chính hay do sự bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra. Bằng việc so

sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và tương đối của các chi tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ
trọng của từng chi tiêu trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng của từng chi tiêu thuộc nợ phải trả
trong tổng nợ phải trả, tương tự cho nguồn vốn chủ sở hữu; sau đó sao sánh chúng qua
nhiều năm khác nhau để thấy được cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp.

15


Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 5 quý từ quý I năm 2020 có những sự biến
động nhẹ. Có thể nhận thấy rằng so với đầu năm trước, năm 2021 có sự tăng trưởng đáng
kể về nguồn vốn. Công ty cũng chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản với
tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trung bình 66,83% trong 5 q, điều này nói lên uy tín tài
chính của cơng ty trên thị trường cao, rủi ro tài chính thấp, khả năng tự chủ tài chính cao,
ít phụ thuộc nguồn vốn bên ngồi. Đồng thời tỷ trọng của nợ phải trả cũng được duy trì ở
mức khá chứng tỏ công ty vẫn đang sử dụng các địn bẩy tài chính tạo khả năng sinh lời
cho cơng ty.
Bảng nợ phải trả
Chỉ tiêu

A-NỢ PHẢI TRẢ

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV


Quý I

2020

2020

2020

2020

2021

100%

100%

100%

100%

100%

16


I.Nợ ngắn hạn

96,3%


96,76%

97,11%

96,13%

96,76%

Phải trả người bán

28,8%

18,08%

18,27%

21,63%

25,65%

II.Nợ dài hạn

3,7%

3,24%

2,89%

3,87%


3,24%

Trong cơ cấu nợ phải trả của cơng ty thì đa số cơng ty sử nguồn nợ ngắn hạn chiếm
tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cả 5 quý. Chứng tỏ công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn
thương mại để tài trợ cho tài sản. Nguồn vốn tín dụng thương mại lớn giúp cơng ty khơng
phải chi trả chi phí lãi vay vì thế giảm bớt được gánh nặng chi phí lãi vay. Hơn nữa sử
dụng nguồn vốn tín dụng thương mại cũng sẽ tạo mối quan hệ giữa công ty và người bán.
Độ linh hoạt của nguồn vốn tín dụng thương mại này giúp công ty dễ dàng thu hẹp hoặc
mở rộng hơn, tuy nhiên thời gian đáo hạn ngắn của loại nguồn vốn này cũng gia tăng áp
lực thanh toán cho công ty.
Chỉ tiêu

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Quý I

2020

2020

2020

2020


2021

100%

100%

100%

100%

100%

1.Vốn cổ phần

54,01%

53,83%

65,95%

62,11%

61,54%

2.Cổ phiếu quỹ

-0,04%

-0,04%


-0,04%

-0,04%

-0,05%

3.Quỹ đầu tư phát triển

7,66%

8,57%

9,72%

9,77%

10,46%

31,29%

30,71%

16,92%

20,54%

19,56%

I.Vốn chủ sở hữu


4.Lợi nhuận sau thuế
chưa phản hồi

17


Trong vốn chủ sở hữu của công ty, công ty chủ yếu sử dụng vốn cổ phần và nguồn
lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Nguồn vốn cổ phần hữu chiếm tới 61,54% quý I năm
2021. Điều này một phần là nhờ công ty phát hành cổ phiếu thường mới cho cổ đông. Với
việc huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới, tốc độ tăng trưởng doanh thu
và lợi nhuận của công ty ổn định qua các năm. Mặt khác, với việc huy động vốn từ phát
hành cổ phiếu mới cũng tạo nên tác động tiêu cực là hiện tượng lỗng giá cổ phiếu cơng
ty, khiến công ty không nhận được khoản tiết kiệm từ lãi vay do cổ tức mà công ty chi trả
cho cổ đơng.khơng được tính là chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tóm lại, trong chính sách quản lý của cơng ty có thể nhận thấy cơng ty có xu hướng
sử dụng nguồn vốn dài hạn nhiều hơn nguồn vốn ngắn hạn, điều này giúp cơng ty giảm áp
lực thanh tốn và rủi ro thanh toán xuống mức thấp. Tuy nhiên trên thực tế, với việc sử
dụng nguồn vốn dài hạn thì chi phí sử dụng vốn của cơng ty cao, điều này làm giảm khả
năng sinh lời của công ty. Mặt khác, qua phân tích ở trên cũng nhận thấy rằng xu hướng 5
quý qua của công ty đều nghiêng về việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản,
điều này giúp công ty tăng trưởng bền vững hơn.
4.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng phân tích quan hệ cân đối nguồn vốn - tài sản
Chỉ tiêu
Tài sản
ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Quý I 2020 Quý II 2020 Quý III 2020 Q IV 2020 Q I 2021


26461.638

30073.376

31541.319

29665.725

32834.546

13314.973

16681.721

18164.145

14212.646

16532.816

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng, trong các giai đoạn công ty luôn sử dụng chiến
lược quản lý vốn thận trọng, tức là dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản
ngắn hạn. Tuy nhiên với việc sử dụng khoản nợ ngắn hạn thấp khiến chi phí sử dụng vốn
ở mức cao hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của cơng ty.Vì vậy
18


trong tương lai,công ty nên điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý hơn để đảm bảo
được nguyên tắc tương thích trong nguồn vốn và tài sản, tức là vừa cân bằng được rủi ro
thanh toán, vừa đảm bảo được khả năng sinh lời.

5. Phân tích khả năng thanh toán
5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dùng để đánh giá khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm
bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này càng cao hơn một thì được đánh giá là
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao, tuy nhiên cần nhận thức rõ bản chất vì sao nó cao
mới đem lại những đánh giá chính xác.
Cơng thức: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =











Trong trường hợp nếu hệ số này >1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản
nợ vay và nếu hệ số thanh tốn ngắn hạn này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh
nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng
thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này
q cao thì khơng tốt, vì nó chỉ cho ta thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh
toán nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản
ngắn hạn và có thế dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.

Trường hợp khác nếu hệ số này < 1: khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không
tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và
các khoản nợ đến hạn trả. Nếu hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn tiến dần về 0 thì

doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp
đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy bị phá sản.
Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk quý I năm 2021:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

= 1.763 (lần)

19


Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Vinamilk Quý I năm 2021 là 1.763 lần
(>1), hay một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1.763 đồng tài sản ngắn hạn . Nếu
xem xét riêng về khả năng thanh tốn ngắn hạn thì cơng ty có khả năng thanh toán các
khoản vay, rủi ro thanh toán thấp. So với năm 2020, hệ số này đã giảm đi (hệ số khả năng
thanh toán ngắn hạn =

= 1.854 lần). Lý do là tài sản ngắn hạn và nợ

ngắn hạn của Công ty Quý I năm 2021 đều tăng lên đáng kể so với năm 2020. Tuy nhiên
mức tăng tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn khác
trong khi mức tăng nợ ngắn hạn là khoản phải trả người bán và vay ngắn hạn; vì vậy nếu
cơng ty khơng tiêu thụ hàng tồn kho và thu nợ nhanh chóng cũng có thể làm cơng ty mất
khả năng thanh tốn.
5.2. Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá được khả năng thanh tốn của cơng ty
một cách chặt chẽ hơn. Chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm
bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn khi không tính đến yếu tố hàng tồn kho.
Cơng thức: Hệ số thanh toán nhanh =














Khi hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 thể hiện cho khả năng thanh toán ngay các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức cao. Trong tình trạng này, đa số doanh nghiệp
khơng gặp phải vấn đề trong việc thanh tốn ln các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh tốn nhanh thơng thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh
tốn của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên để kết luận hệ số này tốt hay
xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh tốn nợ
và để trả nợ thi doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hoá, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số
này q cao thì cũng khơng tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn
sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu đầu tư vào chứng khốn và góp
vốn liên doanh ngắn hạn quá nhiều thì doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng khi các doanh
nghiệp này hoạt động không có hiệu quả.
20


Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk quý I năm 2021:
Hệ số thanh toán nhanh =

= 1.423 lần, hay


một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1.423 đồng tài sản ngắn hạn khơng tính hàng
tồn kho, hệ số này lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp nằm ở mức cao, rủi ro thanh toán thấp. So với năm 2020, hệ số này đã
giảm đi (hệ số thanh toán nhanh năm 2020 =

=

1.555 lần) do khoản phải thu khách hàng giảm và sự tăng lên đáng kể khoản nợ phải trả,
từ đó làm cho rủi ro thanh tốn của Công ty Quý I năm 2021 gia tăng so với năm 2020.
5.3. Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số
tiền đang có của doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh
tốn nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn
của doanh nghiệp. So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh
toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh tốn
tức thời địi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Giống như khả năng thanh toán hiện
hành (khả năng thanh toán ngắn hạn) và khả năng thanh toán nhanh, để kết luận giá trị
của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét
đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Cơng thức: Hệ số khả năng thanh tốn tức thời =










Hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh tốn nợ.
Rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng
toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh tốn tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay
bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk quý I năm 2021:
21


= 0.037, so với năm 2020 hệ số này

Hệ số thanh toán tức thời =
đã tăng lên ( hệ số thanh toán tức thời =

= 0.036). Tuy khả năng thanh

toán tức thời của công ty khá nhỏ nhưng khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn tăng và
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Điều này do công ty không muốn để lượng
tiền dư thừa mà không sinh lời, dẫn đến công ty quyết định sử dụng tiền vào đầu tư ngắn
hạn, như vậy nếu cần thanh tốn, cơng ty có thể rút tiền từ đầu tư (tiền gửi ngân hàng).
Như vậy rủi ro thanh toán của cơng ty có thể đánh giá ở mức thấp.
6. Phân tích khả năng quản lý nợ
6.1. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.
Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ,
chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài
chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác địn bẩy tài
chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà
cao quá hàm ý doanh nghiệp khơng có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn
kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ
ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng
tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế tốn của doanh
nghiệp. Cơng thức tính như sau:
Tỷ số nợ trên tài sản =





à





* 100% = 33.02%

Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho ta thấy được cứ 100 đồng tài sản thì có 33,02 đồng là
được huy động từ nợ. Hệ số nợ này là khá thấp phản ánh được công ty không sử dụng
nhiều nợ trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này giúp công ty không phải gánh
nặng nợ phải trả, giúp công ty có thể tập trung vào kinh doanh. Tuy nhiên hệ số này thấp

22


khiến cho việc sử dụng địn bẩy tài chính bị hạn chế, cũng như việc tiết kiệm tiền từ các
khoản thuế mang lại.
6.2. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số

này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có
thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh
nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm
thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào
đó với tỷ số bình qn của tồn ngành.
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ
ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn
chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp. Cơng thức tính như sau:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

á



ị ố



ủ ở ữ

* 100% = 49.31%

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho ta thấy được cứ 100 đồng tài sản thì có 49.31 đồng
được huy động từ vốn chủ sở hữu. Tỷ số này khá là cao cho thấy được doanh nghiệp ít
phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu rủi
ro thấp. Doanh nghiệp có thể xử lý được khoản nợ bằng vốn chủ sở hữu giúp cho các nhà
đầu tư cảm thấy yên tâm hơn. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng có thể do doanh nghiệp chưa
biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
6.3. Tỷ số khả năng trả lãi

Tỷ số khả năng trả nợ là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh tốn nợ nói
chung của doanh nghiệp
Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng có thể sử dụng được.
Cơng thức tính tỷ số khả năng trả lãi như sau:
23


Tỷ số khả năng trả nợ =

ợ ố



í ã

= 1.25

Tỷ số khả năng trả nợ cho ta thấy được giá vốn hàng bán, khấu hao, EBIT có thể trả
được nợ gốc và lãi vay. Cho ta thấy được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp khá là
tốt. Doanh nghiệp chuẩn bị trả nợ gốc và lãi vay thì doanh nghiệp trả 1 đồng và thừa 0,25
đồng. Đây là một chỉ số khá tốt cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả
năng xoay sở với nợ gốc và lãi vay.
7. Phân tích khả năng quản lý tài sản
7.1. Khả Năng Quản Lý Hàng Tồn Kho
Vòng quay hàng tồn kho đo lường mức lưu chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho
trong một quy. Vịng quay hàng tồn kho cao trong doanh nghiệp bán hàng nhanh, có
nghĩa thời gian tồn kho thấp chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng chậm hàng tồn kho nhiều.
Bảng phân tích vịng quay hàng tồn kho của Vinamilk
Chỉ tiêu


Quý IV (2020)

Quý I ( 2021)

Chênh lệch

Chi phí hàng tồn kho (vnd)

3,876,800,971

5,114,241,365

32%

Giá trị hàng tồn kho (vnd)

2,135,877,642

1,237,440,394

-42%

Vòng quay hàng tồn kho

3,45

4,77

1,32


Từ bảng số liệu trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho quý I (2021) lớn hơn nhiều so
với quý IV( 2020) chứng tỏ quý I( 2021) doanh nghiệp đã bán hàng nhanh hơn. Giá trị
hàng tồn kho đã giảm so với quý trước, tuy nhiên khi thị trường có lượng cầu tăng đột
biến sẽ khó đáp ứng thị trường một cách nhanh chóng. Hàng tồn kho giảm sẽ giúp tốc độ
luân chuyển vốn của hàng tồn kho gia tăng, điều này giúp công ty tiết kiệm chi phí rất
nhiều.

24


7.2. Khả năng quản lý khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu đo lường mức thu tiền nhanh hay chậm khi sử dụng
phương thức bán hàng tín dụng (tín dụng thương mại). Vịng quay này cịn nói lên một
q doanh nghiệp có bao nhiêu lần đi địi nợ.
Bảng: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Chỉ tiêu

Quý IV ( 2020)

Quý I ( 2021)

Vòng quay phải thu khách hàng ( lần)

17,93

22

Kỳ thu tiền bình qn ( ngày)


5

4

Số vịng quay phải thu khách hàng đã tăng lên 22 lần lớn hơn 4,07 so với quý trước
.Điều này đã khiến kỳ thu tiền bình quân giảm xuống 4 ngày nhỏ hơn kỳ trước 1 ngày so
với quý IV năm 2020. Vòng quay khoản phải thu khách hàng có sự tăng lên như vậy là do
tốc độ tăng của phải thu khách hàng bình quân thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.
Đây là dấu hiệu tích cực với cơng ty , bởi vì thời gian mà công ty bị chiếm dụng vốn đã
giảm xuống, như vậy cơng ty sẽ có nhiều vốn hơn và có thể sử dụng linh hoạt đồng vốn
để phục vụ q trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì vịng quay càng lớn thì số vốn được đưa
vào sản xuất kinh doanh càng nhanh và càng hiệu quả hơn. Trong giai đoạn này cơng ty
cungx đã có những chính sách tín dụng để khách hàng thanh tốn sớm hơn và đúng hạn
làm số vòng quay tăng lên.
7.3. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Vòng quay vốn lưu động thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN, hệ số
vịng quay vốn lưu động cho biết bình qn một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu
doanh thu thuần hay trong kỳ thì vốn lưu động quay được mấy lần. Nếu hệ số này càng
lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao; thể hiện doanh nghiệp đã đầu tư hợp
lý vào vật tư đầu vào, hàng hóa, thành phẩm tiêu thụ nhanh,tốc độ thu hồi nợ của DN
nhanh, giảm nợ phải thu, tồn quỹ tiền mặt thấp. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì hiệu quả
25


sử dụng vốn lưu động thấp , chính sách tồn kho khơng hợp lý , có thể là thành phẩm
khơng tiêu thụ được , nợ phải thu cao tổn thất quỹ tiền mặt nhiều.
Bảng: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu

Quý IV ( 2020)


Quý I ( 2021)

Doanh thu thuần (vnd)

12,035,687,760

11,094,011,577

Tài sản ngắn hạn (vnd)

23,931,776,664

26,395,129,917

Hiệu suất sử dụng TSNH

0,5

0,42

Có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng TSNH của công ty đã bị suy giảm so với quý
trước. Nguyên nhân của sự giảm này là do doanh thu bán hàng giảm, kết quả kinh doanh
không tốt, thứ hai là do sự gia tăng đầu tư vào TSNH của công ty tăng mạnh. Công ty đầu
tư vào nhiều hàng tồn kho khoản phải thu khách hàng tuy nhiên mức đầu tư không tương
xưngs với doanh thu của tài sản dẫn đến hiệu suất giảm.
7.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định để tạo ra
doanh thu cũng như mức độ đầu tư vào tài sản cố định . Tỷ số này nói lên một đồng
nguyên giá tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Bảng hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu

Quý IV (2020)

Quý I ( 2021)

Doanh thu thuần (vnd)

12,035,687,760

11,094,011,577

Tài sản cố định (vnd)

7,419,907,538

7,638,105,002

26


×