Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.2 KB, 25 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………………….2
II. THỰC TRẠNG CHUNG……………………………………………………………….2
III. THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ …………………………….3
3.1. Thuận lợi………………………………………………………………………………3
3.2. Khó khăn………………………………………………………………………………3
B. NỘI DUNG
PHẦN I. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT CHO HỌC SINH THPT…………………4
PHẦN II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN……………………………………………………….5
PHẦN III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG………………………………...5
3.1 Phương pháp nhóm……………………………………………………………………...5
3.2. Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học tích cực………………………..6
3.3. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…………………………………………………7
3.4. Phương pháp giáo dục STEM …………………………………………………………7
3.5. Dạy học dự án…………………………………………………………………….........8
PHẦN IV. MỘT SỐ LƯU Ý……………………………………………………………….8
PHẦN V. MỘT SỐ MẪU HOẠT ĐỘNG MINH HỌA……………………………………9
Hoạt động mẫu thứ 01: Phương pháp nhóm………………………………………………..9
Hoạt động mẫu thứ 02: Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học tích cực…..11
Hoạt động mẫu thứ 03: Phương pháp stem………………………………………………..14
Hoạt động mẫu thứ 04: Dạy học theo dự án……………………………………………….21
PHẦN VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC……………………………………………………….24
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 10, 11 cơ bản – NXB Giáo dục.
2. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn Vật lý trung học phổ thông.
3. Tài liệu bồi dưỡng về kĩ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội –
Bộ giáo dục và đào tạo (dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2)


4. Tài liệu trên trang web: www.giaoan.violet.vn
1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc giáo dục kỹ năng sống (KNS ) cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà
xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Tại sao trong những năm trở
lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày
càng nhiều?
Tại sao có những phụ huynh phải thốt lên " Bố mẹ không thể hiểu nổi con", " con
càng lớn càng hư", " Bố mẹ cũng chịu con rồi "… Hoặc có đơi khi sự nóng giận khiến
phụ huynh khơng kiềm chế được mình mà mắng, đánh và dùng ngôn từ xỉ vả con. Suy
cho cùng, bố mẹ nào cũng muốn con ngoan ngoan, nên người. Nhưng giáo dục con cái
không hề đơn giản, muốn làm tốt phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cha
mẹ các em. Kỹ năng sống không phải là một vài kỹ năng chúng ta thường nghe mà bao
gồm rất nhiều các kỹ năng cần trang bị cho các em.
Thực trạng hiện nay chúng ta chỉ quan tâm học vấn đề học sinh biết về kiến thức vì
thực tế thời gian trên lớp học rất hạn chế, không đủ thời gian để dạy riêng cho học sinh
những kĩ năng nhằm mục tiêu: học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung
sống. Kết quả có một bộ phận học sinh ra trường kiến thức rất vững nhưng khơng thể
khẳng định được mình, kém trong giao tiếp, đối nhân xử thế. Hơn thế nữa đứng trước
thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng
như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh,…
Từ năm học 2016 – 2017, Bộ GD & ĐT có lớp tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho
cán bộ giáo viên nhằm đưa giáo dục kĩ năng sống giảng dạy trong nhà trường thông qua
các bài dạy độc lập, tích hợp. Dạy học kỹ năng sống đã được đưa vào các cấp học khác
nhau, theo từng độ tuổi, từng cấp học. Nhưng cả người học và người dạy vẫn cịn chưa

định hình được làm sao cho hiệu quả. Giáo viên cũng không thể tăng số tiết học để giảng
bài về kỹ năng sống, mà chủ yếu chèn vào các bài học của một số mơn học, trong đó có
bộ mơn Vật lý.
Với những lý do trên, tơi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh THPT qua giờ học bộ môn Vật lý”.
II. THỰC TRẠNG CHUNG
2.1. Thiếu kỹ năng sống: Dễ sa vào lối sống buông thả và hư hỏng
Không chỉ có học sinh cấp 3 hư hỏng, và bỏ bê việc học. Độ tuổi trẻ em hư dường như
đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn hiện nay khi mà chúng ta chứng
kiến các em học sinh cấp 2 cũng đánh nhau, bắt bạn quỳ xuống chỉ vì lỗi nhỏ. Cha mẹ,
thầy cơ có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối. Rõ ràng hiện
nay quan niệm của một bộ phận học sinh đang rất sai lệch. Dẫu biết rằng đó chỉ là một số
nhỏ, tuy nhiên điều đó cũng cho thấy học sinh bây giờ đang thiếu kỹ năng sống rất nhiều.
2.2. Thiếu kỹ năng sống- Các em dễ ứng xử thiếu văn hóa
2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

2.3. Thiếu kỹ năng sống: ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai
- Đứng trước nhu cầu con người của xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy
việc giáo dục KNS cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học
sinh THPT, vì ở lứa tuổi này các em:
+ thay đổi suy nghĩ, có những dự tính tương lai cho mình: cần lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực.
+ có thêm nhiều mối quan hệ xã hội, các em cần kĩ năng để làm chủ, cũng như dung hòa
được các mối quan hệ.
+ thay đổi về thể chất dẫn tới sự bỡ ngỡ, lo âu. Cần phải có những kĩ năng về chăm sóc
sức khỏe bản thân.
+ đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong quan hệ

khác giới.
+ chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức
khỏe ,tinh thần.
+ thích bộc lộ cái tơi….
III. THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ
3.1. Thuận lợi
+ Đa số học sinh lớp giảng dạy ngoan có ý thức học tập phấn đấu vươn lên;
+ Trường ln có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu
giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Vài năm trở lại đây, chúng tôi đã
được BGH triển khai nhiệm vụ rèn luyện KNS qua các hoạt động lồng ghép vào chương
trình học, các mơn học và các hoạt động của nhà trường như:
- Hoạt động chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên đăng kí các tiết học
dạy học theo phương pháp tích cực, hoạt động ngoại khóa…
- Tổ chức cuộc thi sáng tạo KHKT cấp trường chọn học sinh đi thi cấp tỉnh và cũng đã
đạt giải.
3.2. Khó khăn
- Về phía học sinh:
+ Các em cũng quen với cách học thụ động ở cấp dưới nên lười suy nghĩ, ngại thể hiện
bản thân trước đám đơng;
+ Có một bộ phận nhỏ các em được gia đình nng chiều q trở thành các thói quen
xấu, khó thay đổi;
+ Do sức ép điểm số, kiến thức môn học do hiểu lệch về mục tiêu học cũng như áp lực từ
gia đình làm các em tập trung học kiến thức, không chú trọng kĩ năng.
- Về phía giáo viên:
3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

+ Chương trình giảng dạy nặng, do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.

+ Chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chun mơn rất vững.
Tóm lại rèn luyện KNS ở trường THPT nói chung và bộ mơn Vật lý nói riêng là việc làm
nhằm giúp cho học sinh (HS) trở thành con ngoan, trị giỏi, trở thành người có ích cho gia
đình cho xã hội.
B. NỘI DUNG
PHẦN I. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT HO HỌC SINH THPT
- Kỹ năng sống được hiểu là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu
và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).
- Theo cách tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục của UNESCO, chúng
ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thơng 2 nhóm kỹ năng sống sau đây:
+ Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm;
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy
xun mơn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…
+ Nhóm kỹ năng giao tiếp, hịa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống, có thể kể đến
như:
- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đơng;
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng
phó với tai nạn như: tránh sét, phịng tránh cháy, nổ do chập điện...;
Qua nghiên cứu tơi nhận thấy có một số KNS cần thiết ở THPT có thể giáo dục thơng
qua bộ mơn Vật lý, đó là:
1. Kỹ năng xác lập mục tiêu.
2. Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe
3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4. Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
5. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
7. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ

4


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

8. Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
9. Kỹ năng đối diện ứng phó khó khăn trong cuộc sống
10. Kỹ năng đánh giá người khác
11. Kĩ năng lãnh đạo nhóm.
PHẦN II. GIẢI PHÁP
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy hiệu quả nhất khi giáo viên giảng dạy
theo phương pháp dạy học tích cực, làm việc theo nhóm.
+ Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần tự
giác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập trong thực tiễn từ đó tạo
niềm vui và hứng thú trong học tập.
+ Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tạo điều kiện cho học sinh
được thực hành được trải nghiệm một số kĩ năng sống làm cho giờ học nhẹ nhàng, thiết thực,
bổ ích.
+ Tích hợp kĩ năng sống vào trong các giờ dạy, giáo viên không chỉ dạy các em nội
dung kiến thức sách giáo khoa theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà còn quan sát biểu hiện nét
mặt, cách thức chủ động lĩnh hội kiến thức để thấy những kĩ năng cịn thiếu của học sinh
mình. Sau đó đưa ra những lời khuyên: các em nên làm gì? làm như thế nào?.
PHẦN III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Phương pháp nhóm
- Giáo viên phân lớp thành các nhóm nhỏ 4-6 người, tổ chức hướng dẫn các hoạt động
độc lập để học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng
thái độ theo u cầu của chương trình.
- Hoạt động nhóm là một hoạt động giúp cho từng thành viên bộc lộ ý kiến, suy nghĩ,
hiểu biết, thái độ của mình qua đó được tập thể uốn nắn phát triển tình bạn, ý thức cộng

đồng, nâng cao ý thức kỉ luật, tình thần tương trợ, hợp tác….Thơng qua hoạt động nhóm xây
dựng mơ hình hợp tác trong xã hội để học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác lao động
xã hội
- `Phương pháp nhóm được dạy với các phương pháp, kĩ thuật dạy học (KTDH) như:
+ Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ
vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các
ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật
truyền thống từ Ấn độ.
+ Đặt và giải quyết vấn đề,
+ Khăn trải bàn: Kĩ thuật khăn trải bàn là 1 KTDH thể hiện quan điểm/chiến
lược học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm,
5


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

+ Lược đồ tư duy: Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một
sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả
làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên
giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.…
- Những kĩ năng có được qua phương pháp hoạt động nhóm:
+ Kỹ năng xác lập mục tiêu: Xác định mục tiêu kiến thức, mục tiêu điểm số.
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: các nhóm phải phân chia thời gia cụ thể ứng với
từng phần kiến thức để bài của nhóm đạt hiệu quả cao nhất.
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc: Trong quá trình làm việc sẽ phát sinh
những ý kiến trái chiều, gây tranh cãi. Ở đây, các em cần nhìn nhận nét mặt người nghe,
người đối diện để điều chỉnh cách nói cũng như cảm xúc của mình.
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân: Thông qua thảo luận mỗi thành viên tự
thấy được mức độ nhận thức của bản thân mình, từ đó có điều chỉnh việc học.

+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Trong quá trình thảo luận, nêu ý kiến, tự các em sẽ rèn
cho mình cách đặt vấn đề để nói, cách trao đổi vấn đề.
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ: Hợp tác để hoàn thiện bài, chia sẻ để cùng nhau biết.
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông: các em nói lên ý nghĩ của mình trong khi
hoạt động.
+ Kỹ năng đánh giá người khác: Nhận xét phần trình bày của các thành viên trong
nhóm, hoạt động các nhóm khác.
+ Kĩ năng lãnh đạo nhóm: nhóm trưởng sẽ phân cơng nhiệm vụ, quản lí thời gian,
định hướng hoạt động cho các nhóm. Nhóm trưởng nên luân phiên để học sinh nào cũng
được làm.
3.2. Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học tích cực
- Phương pháp vấn đáp kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như:
Kĩ thuật ổ bi, cơng não…
- Với phương pháp này, tôi tập trung thường làm đối với học sinh khối 10, nhằm tạo
sự tương tác giữa các học sinh trong lớp học, học sinh sẽ biết và hiểu bạn của mình.
- Qua dạy học bằng phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực,
tơi chú trọng rèn học sinh các kĩ năng sau:
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
6


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

+ Kĩ năng lãnh đạo nhóm.
3.3. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
- Trong phương pháp dạy học này, giáo viên sẽ đưa tình huống có vấn đề,

yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề.
- Các bước trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
Bước 1: Đặt tình huống , xây dựng bài tốn nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề;
+ Phát hiện , nhận dạng vấn đề nảy sinh;
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất cách giải quyết;
+ Lập mưu hoạch giải quyết;
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.
Bước 3: Kết luận:
+ thảo luận cuối cùng và đánh giá;
+ khẳng định hay bác giả thuyết nêu ra;
+ Phát biểu kết luận;
+ Đề xuất vấn đề mới(Nếu có)
Trong Phương pháp dạy học này học sinh sẽ phải phân bố thời gian hợp lí, có sự tranh
luận để dẫn tới thống nhất kết quả. Vì vậy tơi chú trọng rèn cho học sinh kĩ năng: Giao tiếp,
ứng xử, hợp tác và chia sẻ, đánh giá người khác, điều chỉnh cảm xúc.
3.4. Phương pháp giáo dục STEM
- STEM là phương pháp giáo dục tích hợp 4 bộ môn, bao gồm Science (Khoa học),
Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Theo “Hiệp
hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ” (NSTA), điểm đặc biệt của phương pháp này
là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học và lồng ghép các kiến thức lí thuyết trong bối
cảnh thực tiễn. Nhờ vậy, học sinh có cái nhìn vừa đa chiều vừa có tính ứng dụng cao. Ở Việt
Nam, STEM cũng được đặc biệt quan tâm. Năm 2017, chính phủ đã ra định hướng áp dụng
STEM vào chương trình phổ thơng, thí điểm tại một số điểm như trường Tiểu học FPT. Bên
cạnh đó, các trung tâm như Học viện STEM, Học viện Khám phá….
- Phương pháp này sẽ giúp các em phát triển bản thân được tối đa – từ tư duy logic với
Tốn, kiến thức khoa học, nắm bắt cơng nghệ đến việc tự tin ứng dụng vào kỹ thuật. Đây sẽ
là chìa khố giúp các em giải quyết vấn đề thơng minh và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ được

học bằng thực tiễn, các em cịn có khả năng nhìn nhận nhu cầu và phản ứng của xã hội trước
những vấn đề kỹ thuật của đời sống. Điều này cực kì giá trị trong thời đại bùng nổ của các
ơng lớn startup (công ty khởi nghiệp) công nghệ, khi sự nhanh nhạy trước biến đổi của thị
trường được coi là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định năng lực nhân sự.
7


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

3.5. Dạy học dự án
- Đây là một kiểu dạy học lấy hoạt động học của người học làm trung tâm, kích thích
động cơ, hứng thú học tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo. Người
học tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động tổ chức
hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm
- Rèn luyện cho người học năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lý
thuyết, năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn
đề phức hợp, năng lực đánh giá, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin…. Rèn luyện tính
bền bỉ, kiên nhẫn…
- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Dạy học dự án thường cho học sinh hoạt động theo nhóm, thời gian hoạt động dài.
Do đó sẽ rèn luyện được gần hết các kĩ năng cần có của một học sinh.
- Giáo viên cần theo dõi sát việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh để kịp thời giải đáp
trong bài học, những khúc mắc về vấn đề thời gian, xung đột nhóm…
PHẦN IV. MỘT SỐ LƯU Ý
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong giờ học vẫn phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ
năng trong nội dung bài học.
- Sự quan sát của giáo viên không dừng lại ở việc các em học được gì mà thêm vào đó
là các em làm như thế nào, uốn nắn các cả tiếng nói, dáng đi, cách trình bày vấn đề.
- Thơng qua giờ học, phát hiện sở trường, năng khiếu của mỗi em để có những định
hướng đúng đắn về phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp ở các em.

- Kế hoạch dạy học giáo viên cần có những hoạt động cụ thể để có thể tích hợp giáo
dục kĩ năng sống.
- Cụ thể, giáo viên cần tư vấn cho học sinh trong những tình huống sau:
+ Kĩ năng xác định mục tiêu: Trong yêu cầu đã nhận, cần phải đạt được những gì, tinh
thần của nhóm như thế nào, điểm số.
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe: Các bài học dự án đòi hỏi học
sinh phải hoạt động nhiều, có thể phải đi thực tế. Giáo viên sẽ chỉ ra cho học sinh những tình
huống có thể gặp phải, cần chuẩn bị những gì để đi. Mơn Vật lý là môn học gắn liền với thực
tế, thông qua môn học, giáo viên có thể định hướng cho học sinh là làm như thế nào để có
thể khỏe mạnh.
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Trong mỗi nhiệm vụ, giáo viên giới hạn cho
học sinh thời gian cụ thể. Trong quỹ thời gian đó học sinh cần phải chia cho từng hoạt động
cụ thể: Đọc và hiểu yêu cầu, phân công nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, thống nhất ý kiến.
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc: Trong một tiết học nhóm, sẽ có những
tranh luận, học sinh sẽ có những cảm xúc nhất thời. giáo viên cần định hướng khi vui trong
8


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

lớp học khơng được hị hét, cười vui; khi chán nản, khơng được cau có, nhăn mặt; Khi bực
tức cần nén lại, hít sâu … để đảm bảo khơng khí học tập của lớp học.
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân: Trong q trình học nhóm, thảo luận, trao
đổi: từng em thấy mình thiếu sót ở chỗ nào, ở đây khơng chỉ là thiếu về kiến thức mà có kể
đến các kĩ năng.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Trong quá trình trao đổi bài, học sinh sẽ có thêm vốn từ,
cách nói chuyện. Giáo viên quan sát và uốn nắn học sinh: dùng từ nào đúng, ứng xử như thế
nào chưa đúng.
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ: Trong học nhóm, các em sẽ phải chia sẻ những gì mình
biết với các bạn, cùng nhau làm việc, tổng hợp ý kiến.

+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông: Các em nói lên ý kiến của mình trước
nhóm, lớp; trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
+ Kỹ năng đối diện ứng phó khó khăn trong cuộc sống. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ gặp phải khó khăn: có những bạn xe hỏng đến muộn, do ốm nghỉ học… nhóm sẽ
phải tìm cách khắc phục. Trong phần Điện học Vật lý 11, giáo viên có thể đưa ra những vấn
đề: Khi gặp trời mưa giông, sét, hay khi gặp chập điện chúng ta cần phải làm gì. Đề ra các
giải pháp để hạn chế các rủi ro đó…
+ Kỹ năng đánh giá người khác: Giáo viên có thể định hướng: khi nhận xét người
khác cần nêu ra những điểm đạt được trước (khen trước), không được nhận xét với giọng
điệu gay gắt.
+ Kĩ năng lãnh đạo nhóm: Người lãnh đạo nhóm phải thực hiện được những việc sau:
Phân chia thời gian, nội dung cho thành viên trong nhóm hợp lý, quản lý được hoạt động của
nhóm, dung hịa các ý kiến trong nhóm. Chú ý giọng điệu khi nhắc nhở các thành viên nhóm
mình. Đại diện nói lên ý kiến của nhóm trước lớp.
PHẦN V. MỘT SỐ MẪU HOẠT ĐỘNG MINH HỌA
Hoạt động mẫu thứ 01: Phương pháp nhóm
CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ- CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (lớp 10)
TIẾT 1
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (2 phút)
*Giáo viên:
- Phân lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 08 học sinh, yêu cầu nhóm bầu nhóm trưởng,
thư kí tổng hợp.
- u cầu các nhóm hồn thành trong vòng 10 phút vào phiếu học tập với 3 câu hỏi
sau:
1. Thảo luận nêu cách xác định vị trí của một ô tô chạy trên con đường thẳng?
9


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC


2. Như vậy để xác định vị trí của một chất điểm ta phải tiến hành như thế nào?
3. Thảo luận nêu cách xác định thời gian một học sinh chạy một vòng quanh sân
thể dục?
- u cầu các nhóm phân cơng cụ thể cho từng thành viên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (10 phút)
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
Ví dụ: Một nhóm trong lớp 10/2 – Trường THPT Trần Văn Dư, năm học 2020-2021.
STT

Thành viên

Nhiệm vụ

1

Trương Tuấn Kiệt

Trưởng nhóm – thuyết trình

2

Lê Đình Hải

Thư kí

3


Trần Thị Tường

Chuẩn bị câu hỏi 1

4

Phan Thị Như Mai

Chuẩn bị câu hỏi 1

5

Lê Xuân Tuấn

Chuẩn bị câu hỏi 2

6

Đặng Văn Phi

Chuẩn bị câu hỏi 2

7

Huỳnh Thị Mỹ Tiên

Chuẩn bị câu hỏi 3

8


Nguyễn Thị Giang

Chuẩn bị câu hỏi 3

- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên:
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.(10 phút)
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hồn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm,
các nhóm cịn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá. (2 phút)
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống (3 phút).
* Giáo viên:
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
- Hỏi các nhóm chưa làm xong bài: Tại sao các em lại không kịp làm xong?
10


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

- Hỏi ngẫu nhiên 1 bạn trong các nhóm về nội dung kiến thức. (Nhằm mục đích kiểm
tra sự thống nhất trong nhóm): Nếu bạn khơng trả lời được thì nhắc nhở khi làm việc phải có
sự tương tác trao đổi giũa các thành viên trong nhóm; Bạn trả lời được thì mình tun dương
để các nhóm chưa làm thì rút kinh nghiệm làm theo.
*Học sinh:
- Đưa ra được lí do: khơng đủ thời gian, có những bạn khơng làm...
*Giáo viên:
- Đưa ra những biện pháp khắc phục: Chia thời gian, nhiệm vụ chưa hợp lí, quản
thành viên trong nhóm chưa tốt, các thành viên chưa nhiệt tình hăng hái, chưa thống nhất

được ý kiến các thành viên.
- Trong q trình làm việc có những ý kiến trái chiều, gây xung đột: giáo viên chỉ rõ
đúng sai ở đâu, nên kiềm chế như thế nào.
Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các tiết học vật lý ở chương trình trung
học phổ thơng.
Hoạt động mẫu thứ 02: Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học
tích cực
TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG (lớp 10)
I. Hình thức tổ chức: Giáo viên cho học sinh ngồi theo thành 2 vòng quay mặt vào nhau.
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh ngồi gần nhau (2 học sinh vịng ngồi, 2 học
sinh vịng trong).
Học sinh hoạt động theo nhóm, trả lời hệ thống câu hỏi giáo viên đưa.
II. Phương tiện dạy học: máy chiếu, phiếu học tập.
III. Hoạt động lĩnh hội kiến thức:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu
tính tương đối của chuyển
động

I. Tính tương đối của
chuyển động.
1. Tính tương đối của quỹ
đạo.

Bước 1. Giao nhiệm vụ - 1 Bước 1. Nhận nhiệm vụ

phút
- Tiếp nhận
PHIẾU HỌC TẬP (được
- phân chia nhiệm vụ trong
chiếu lên bảng)
nhóm.
+ HS nhận xét quỹ đạo
chuyển động của đầu van xe
đạp đối với người ngồi trên
xe và người đứng bên

VD: Quỹ đạo chuyển động
của đầu van xe đạp đối với
người ngồi trên là đường
tròn; còn đới với người đứng
yên trên đường là đường elip
xơit.
2.Tính tương đối của vận
tốc.
11


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

đường?
+ Khi đi xe đạp điện đến
trường giả sử chạy đều với
vận tốc 20km/h thì vận tốc
của em so với xe là bao
nhiêu? So với bạn đang

đứng yên trên đường là bao
nhiêu?

VD: Khi đi xe đạp điện đến
trường giả sử chạy đều với
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ vận tốc 20km/h thì vận tốc
- Thảo luận, hoàn thành của em so với xe bằng 0; So
với bạn đang đứng yên trên
phiếu học tập
đường là 20km/h.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi,
báo cáo

- Yêu cầu học sinh thực hiện - Báo cáo kết quả thực hiện.
nhiệm vụ theo nhóm trong - Nhận xét kết quả nhóm bạn
thời gian 4 phút.
Bước 4. Điều chỉnh lại nội
dung kết quả của nhóm cho
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ chính xác.
- 4 phút
Quan sát, nhắc nhở học sinh
không tham gia hoặc làm
việc không nghiêm túc
Bước 3. Thảo luận, trao đổi,
báo cáo
- Giáo viên gọi 1 nhóm
nhanh nhất trình bày kết quả
thảo luận.
- Các nhóm khác bổ
sung(nếu có).

Bước 4. Tích hợp giáo dục
kỹ năng sống:
- Nhận xét kết quả
làm việc của các nhóm.
- Hỏi các nhóm chưa - Đưa ra được lí do: không
làm xong bài. Tại sao các đủ thời gian, có những bạn
em lại khơng làm xong?
khơng làm, các bạn làm việc
- Hỏi ngẫu nhiên 1 không nghiêm túc...
bạn trong các nhóm về nội
dung kiến thức. (Nhằm mục
đích kiểm tra sự thống nhất
trong nhóm)
- Đưa ra những biện
pháp khắc phục: Nhóm
12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

trưởng cần chia thời gian,
nhiệm vụ cho từng cá nhân
sao cho đồng đều hợp lí,
người nào phù hợp vừ sức
với câu hỏi nào; quản thành
viên trong nhóm cho tốt, ai
khơng làm thì nhắc nhở
ngay; các thành viên phải
nhiệt tình hăng hái, nhanh
chóng thống nhất được ý

kiến các thành viên.
- Trong q trình làm
việc có những ý kiến trái
chiều, gây xung đột: giáo
viên chỉ rõ đúng sai ở đâu,
nên kiềm chế như thế nào.
Phải biết kiềm chế bản thân,
tìm hiểu thật kỹ vấn đề mới
có cơ sở để thảo luận cùng
bạn, tránh cải khi chưa nắm
chắc vấn đề.
Nếu có điều kiện, tặng quà
cho mỗi thành viên của
nhóm thực hiện tốt nội dung
yêu cầu.
* Kết luận: Qua cách học này học sinh có được những kĩ năng sau:
- Là học sinh lớp 10, các em chưa quen, chưa hiểu biết về bạn của mình khi hoạt động
nhóm, thay đổi nhóm các em được tiếp xúc với hầu hết các bạn trong lớp tạo một tập thể lớp
hiểu, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thời gian thầy cơ giáo giao cho học sinh có hạn, các em phải quản lí được thời gian
của mình, nhanh chóng tìm được nội dung trả lời câu hỏi, qua đó rèn cho các em về kỹ năng
quản lý thời gian hiệu quả.
- Trong q trình thảo luận, các em khơng tránh khỏi những ý kiến trái chiều, vậy các
em phải biết kiềm chế cảm xúc, thông qua giao tiếp, tranh luận, vốn từ giao tiếp của các em
tăng lên, các em biết được mình đúng, sai ở đâu từ đó có thể tự đánh giá được năng lực nhận
thức, thế mạnh của mình. Đó chính là rèn cho học sinh những kĩ năng điều chỉnh và quản lí
cảm xúc, nhận thức và đánh giá bản thân, giao tiếp ứng xử.

13



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

- Qua các phần, giáo viên u cầu nhóm trình bày (giáo viên cần thay đổi học sinh
trình bày để đảm bảo rèn luyện đồng đều ở mọi học sinh), học sinh khác nhận xét. Từ đó rèn
cho học sinh kĩ năng tự tin trước đám đông, và kĩ năng đánh giá người khác.
- Mỗi 1 nhóm đều có nhóm trưởng, thư kí (Các chức danh này cũng được thay đổi) để
phân công thành viên trong nhóm, quản lí thời gian, con người, tổng hợp ý kiến, dung hịa ý
kiến trong nhóm. Từ đó rèn cho học sinh khả năng lãnh đạo.
Hoạt động mẫu thứ 03: Phương pháp stem
1. TÊN CHỦ ĐỀ: HỆ THỐNG TƯỚI CÂY
(Số tiết: 01 – Lớp 10)
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về định luật bảo tồn cơ năng (Bài 26 Vật lí 10)
để thiết kế và chế tạo dụng cụ bằng chai nước và dây chuyền trong y tế với những tiêu chí cụ
thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm thực tiễn và tiến hành đánh giá chất
lượng sản phẩm.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về cơ năng để chế tạo được hệ thống tưới cây theo yêu cầu,
tiêu chí cụ thể;
- Vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề tương tự.
b. Kĩ năng:
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí đề ra;
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế về sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo
luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được q trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;

14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

- Yêu thích sự khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm
vụ được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của cơ năng;
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo dàn tưới cây một cách sáng tạo;
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện;
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về lượng nước cây cần trong một ngày, xác định kiến thức về thế năng được ứng
dụng trong chế tạo hệ thống.

Hình 1 : Hình ảnh minh họa thiết kế
15


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

- Xác định nhiệm vụ chế tạo hệ thống tưới cây bằng chai nhựa với các tiêu chí:
● Lượng nước cây cần trong 1 ngày : 350 - 500ml
● Cây khỏe mạnh,trao đổi chất tốt trong điều kiện khí hậu ổn định
● Bình đựng nước treo cách cây 1 – 1,5m
c. Sản phẩm học tập của học sinh
- Mơ tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo;

- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo hệ thống theo các tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về một số cây cảnh (mơ tả, xem hình ảnh, video…)
với yêu cầu: mô tả đặc điểm, số lượng nước cần tưới cho cây trong một ngày.
- Học sinh ghi lời mơ tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đơi hoặc 4 học
sinh); trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là định luật bảo toàn cơ năng và giao nhiệm
vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính tốn thông qua việc
thiết kế, chế tạo hệ thống với các tiêu chí đã cho.
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế hệ thống và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp
(các hình thức: thuyết trình, powerpoint...). Hồn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và
nộp cho giáo viên.
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế đảm bảo các
tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
● Nghiên cứu kiến thức trọng tâm về cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng;
● Xây dựng bản thiết kế hệ thống theo yêu cầu;
16


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

● Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
● Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên
Internet…
● Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;

● Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế;
● Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
● Thời gian thực hiện 1 tuần.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG TƯỚI CÂY
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo hệ thống đảm bảo yêu cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước ( Chai nhựa, chai thủy tinh, dây
chuyền nước y tế, băng dính, kéo, dao rọc giấy, thước kẻ, bút) để tiến hành chế tạo hệ thống
tưới cây theo bản thiết kế.

Hình 2 : Các dụng cụ cần thiết

17


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh bằng việc tăng, giảm
số giọt nước trong 1 phút, quan sát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần.
c. Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phầm là một hệ thống tưới cây đã được hoàn thiện và thử nghiệm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
● Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo theo bản thiết kế;
● Thử nghiệm, điều chỉnh lượng nước và hoàn thiện sản phẩm.
- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM HỆ THỐNG TƯỚI CÂY

a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu hệ thống trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và
định hướng cải tiến sản phầm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
● Đẹp, gọn nhẹ,tiết kiệm chi phí
● Khơng ảnh hưởng đến nội thất,mĩ quan trong gia đình
● Khả năng linh hoạt khi di chuyển.
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
● Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên
và các nhóm khác;
● Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
● Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện
nhiệm vụ thiết kế và chế tạo hệ thống.
18


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

c. Sản phẩm của học sinh
Hệ thống tưới cây đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành thảo luận,
chia sẻ.
- Học sinh trình diễn, thử nghiệm để đánh giá khả năngi, sự linh động khi khi di chuyển.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh
nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo hệ thống.
- Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.


19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

Quy trình thực hiện dự kiến:

Các bước

Thời gian dự

Nội dung

kiến

1
2.

Lựa chọn chủ đê và phân công nhiệm vụ
Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải

3.

pháp
Phân công nhiệm vụ

4

Xây dụng giáo án, thiết kế và chuẩn bị vật


5

liệu
Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

Phân cơng nhiệm vụ:
ST

Thành viên

T
1

Nhiệm vụ
Chuẩn bị vật liệu

2

Hồn thiện sản phẩm

3

Vẽ bản thiết kế

4

Soạn giáo án

Nhận xét:
- Đây là phương pháp địi hỏi giáo viên và học sinh có nhiều sự chuẩn bị về

cả thời gian và kiến thức rộng, liên môn nên thường được sử dụng trong khi kết thúc
chương, hoặc hoạt dộng ngoại khóa của tổ. Giáo viên giao đề tài cho nhóm học sinh
để các em chuẩn bị trong 1 hoặc 2 tuần, thậm chí có thể kéo dài hơn.
- Nhưng bù lại, phương pháp này hiện nay đang được khuyến khích sử dụng
vì nó mang lại cho học sinh rất nhiều điều:
+ Thứ nhất, lấy học sinh làm trung tâm, các em nắm quyền chủ động,
giáo viên chỉ hướng dẫn và định hướng;
+ Thứ hai, các em được trải nghiệm thực tế, thí nghiệm nhiều, đây là
điều còn thiếu trong phương pháp giáo dục truyền thống;
+ Thứ ba, Việc áp dụng phương pháp này tập cho các em làm quen liên
hệ kiến thức giữa các môn, tạo tiền đề cho việc tích hợp kiến thức liên môn sau này;
20


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

+ Thứ tư, các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
nhằm phát triển năng lực tư duy;
+ Thứ năm, điều quan trọng nhất là tập cho các em tự phân cơng nhóm,
phân cơng nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, trao đổi thơng tin, làm việc
nhóm nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sống cho các em.
- Phương pháp này có thể áp dụng sau khi học các bài: “các dạng cân bằng” ;
“Chuyển động ném ngang” ; “Định luật bảo toàn động lượng” ; “Định luật Húc”…
trong chương trình Vật Lý lớp 10. Sau khi học xong bài “lực từ” để chế tạo động cơ
điện một chiều đơn giản; Bài “Dòng điện trong chất điện phân” để chế tạo
pin….trong chương trình Vật Lý 11.
Mẫu giáo án 04: Dạy học theo dự án
Chủ đề “MẮT. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” VẬT LÍ
11 THPT
2.6 Thiết kế bài tập dự án cho học sinh

Để thực hiện dự án “Đột phá mới trong việc khắc phục các tật về mắt” trước
tiên, học sinh phải tìm hiểu về cấu tạo của mắt và các khoảng nhìn vật của mắt.
Sau đó tìm hiểu đặc điểm về các tật khúc xạ của mắt. Cách khắc phục trước nay
và đến hiện tại có cách khắc phục nào tối ưu nhất.
Để thực hiện được dự án học sinh cần xây dựng cơ sở lí thuyết thơng qua bộ
câu hỏi định hướng mà giáo viên đưa ra.
Giải pháp thực hiện dự án:
- Tổ chức học tập: Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm cử một nhóm trưởng
và một thư ký)
Nhóm 1: Tìm hiểu cấu tạo về mắt.
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm các tật của mắt, ngun nhân.
Nhóm 3: Tìm hiểu cách khắc phục các tật của mắt.
Phân công thực hiện (căn cứ vào yêu cầu, nội dung của dự án, nhóm trưởng
nghiên cứu, phân cơng cơng việc cho các thành viên. Thư kí có nhiệm vụ cập
nhật (nhật ký làm việc) và tổng hợp kết quả thực hiện theo kế hoạch.
- Địa điểm thực hiện dự án (ở nhà và trong lớp học).
2.7 Thiết kế các tiêu chí đánh giá

21


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

Phiếu 1: Phiếu đánh giá (điểm tối đa: 100, sau đó quy đổi ra thang
điểm 10)
ĐIỂM TỐI

ĐIỂM CỦA

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ


NHẬN XÉT
ĐA

Nội dung

Nội dung đầy đủ

20

Phù hợp với mục tiêu

20

Có sự sáng tạo

10

Hình thức Trình bày đẹp
Hình ảnh minh họa

GIÁO VIÊN

10
10

phù hợp
Sáng tạo

10


Có logic

10

Cuốn hút

10

Phiếu 2: Phiếu đánh giá bài trình diễn (điểm tối đa: 100, sau đó quy đổi
ra thang điểm 10)

22


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

ĐIỂM TỐI

ĐIỂM CỦA

ĐIỂM CỦA

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐA
Nội dung
Hồn thành tất cả các phần của dự

5


án.
Mơ tả cấu tạo của mắt và so sánh
được cấu tạo giữa mắt và máy
ảnh.
Trình bày được các tật của
mắt

10

15

thường mắc phải.
Đề xuất được cách khắc phục
cũng

15

như phòng tránh các tật của mắt.
Trình bày được phương pháp
chữa

10

các tật của mắt bằng phương pháp
Lasik.
Nội dung đã trả lời bộ câu hỏi
định

5


hướng.
Hình thức
Trang trí cho powerpoint phù hợp

10

với nội dung.
Có hình ảnh minh họa và
video
kèm theo.

10

GIÁO VIÊN HỌC SINH


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

Nói
Thực tập trước khi nói.

2

Nói rõ và dễ hiểu

2

Trình bày tự tin.

2


Dùng từ chính xác

2

Giải thích ý nghĩa hình vẽ.

2

Trả lời các câu hỏi.

8

Đúng u cầu về hình thức
trình

2

bày.
Nhận xét:
Với phương pháp Dạy học dự án này, học sinh khơng những tự tìm cho mình
kiến thức mang nội dung bài học mà còn được tiếp xúc với cơng việc nhóm, chính
sự tương tác trong q trình làm việc sẽ giúp cho học sinh phát triển nhiều kĩ năng
sống :
+ Có kĩ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình
+ Có tư duy logic
+ Kỹ năng giải quyết tình huống
+ Có tình thần trách nhiệm làm việc với tập thể, thái độ học tập tốt
+ Kỹ năng cơ bản về công nghệ
+ Kiến thức về phân tích số liệu và thống kê…

PHẦN VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua đổi mới phương pháp giảng dạy và qua từng giờ học bộ môn tôi đã bước
đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp
tác, giao tiếp ứng xử, lắng nghe, đánh giá…có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời
gian trong học tập tốt hơn.


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

- Bằng phương pháp tự học, stem, dạy học dự án... giúp các em làm việc với
SGK, thực hành, sưu tầm thu thập kiến thức, rèn kỹ năng tự học, tìm kiếm xử lý thơng
tin tốt hơn.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khỏe, giải
thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an tồn.
Kết quả học tập của các em có phần tiến bộ. Cụ thể khối 10 có tổng số 105 học
sinh. Kết quả kiểm tra:
điểm số

<5

5-6

7-8

9-10

Kết quả kiểm 37HS – 35,2%
tra tuần 5

50HS – 47,6%


18HS- 17,1%

0 – 0%

Kết quả kiểm 13HS- 12,4%
tra học kì I

68HS – 64,8%

20HS- 19%

4HS- 3,8%

C. KẾT LUẬN.
Sáng kiến là một giải pháp nhằm cung cấp nội dung kiến thức, kĩ năng sống cho
học sinh thông qua các giờ học.
Áp dụng sáng kiến trong dạy học phần nào đó tháo gỡ được khó khăn về vấn đề
thời gian giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, học sinh hào hứng trong học tập.
Nâng cao đồng bộ hiệu quả hai mặt giáo dục.
Trên đây là kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi mặc dù bản thân rất cố gắng
tìm tịi học hỏi, nhưng chắc hẳn bài viết cịn nhiều hạn chế, mong các thầy, các cơ chân
tình góp ý và bố sung để sáng kiến này hồn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn.


×