Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương ôn thi cuối HKI ngữ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.83 KB, 7 trang )

Đề cương ôn thi cuối HKI Ngữ Văn 11 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Tuyền – THPT Bình Phú

I.

ĐỌC HIỂU

Thể thơ

Thao tác lập luận
Phân tích
Chứng minh

Giải thích
Bình luận

So sánh
Bác bỏ

Lục bát (6-8)
Song thất lục bát (7-7-6-8)
Thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)
Thất ngôn bát cú (7 chữ 8 câu)
Ngũ ngôn tứ tuyệt (5 chữ 4 câu)
Ngũ ngôn bát cú (5 chữ 8 câu)
Tự do (số tiếng mỗi câu không bằng nhau)
Thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ…. (thơ hiện đại)

Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, liệt kê, điệp (từ, ngữ, cấu trúc)
……………………………………….

1



“Trong một thiên tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hơi”
Chúc các em ln nỗ lực để biến mình trở thành thiên tài cho chính mình!!!


Đề cương ôn thi cuối HKI Ngữ Văn 11 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Tuyền – THPT Bình Phú

II.

LÀM VĂN
1. Nghị luận xã hội
1/ Về hình thức
Đề bài yêu cầu viết
đoạn văn khoảng 150 đến
200 chữ => Cần trình bày
trong 1 đoạn văn (khơng
được ngắt xuống dịng)

2/ Về nội dung
- Câu mở đoạn: khi viết câu mở đoạn cần bám
sát vào nội dung mà đề bài yêu cầu.
- Nội dung: (5 bước)
+ Giải thích (là gì?)
+ Phân tích (tại sao?)
+ Bác bỏ ( nếu khơng như vậy thì thế nào?)
+ Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động
ra sao?)
+ Bài học nhận thức và hành động (tích cực)

Ví dụ:

Anh/chị hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tình bạn
trong cuộc sống của mỗi con người.
Ví dụ:
Cuộc sống vốn dĩ và những cuộc hội ngộ và chia li, nhưng chỉ có người bạn thật sự mới có thể để lại
dấu chân thành trong tim mỗi người, tình bạn ấy sẽ giúp chúng ta nhận ra nhiều giá trị trong cuộc sống.
Tình bạn là một thuật ngữ được dùng biểu thị sự hợp tác và hành vi nhiệt tình giữa hai hoặc nhiều người.
Đặc biệt là mối quan hệ cá nhân với nhau, bao hàm một mối quan hệ về kiến thức, sự quý trọng và ảnh
hưởng lẫn nhau. Một tình bạn chân thành sẽ mang cho ta nhiều niềm vui và động lực trong cuộc sống.
Nhiều lúc cảm thấy trống vắng và chẳng muốn những chuyện nhỏ nhặt làm ảnh hưởng đến gia đình, khi đó
một cái nắm tay siết chặt của tình bạn cũng làm ta vơi đi phần nào nỗi khổ tâm trong lòng. Thật may mắn
cho những ai có được người bạn thật sự như thế. Cảm động nào bằng câu chuyện của hai cậu học trò Minh
Hiếu - Tất Minh suốt 10 năm trời cõng nhau đi học, cuối cùng trở thành học sinh giỏi tỉnh và thi tốt nghiệp
trên 28 điểm đã để lại cho đời một tình bạn quá đỗi đẹp đẽ giữa những cậu thiếu niên. Nhưng tình bạn
khơng đơn thuần là như vậy, cịn rất nhiều người mượn danh tình bạn ấy để chà đạp nhau, lợi dụng nhau,
tổn thương lẫn nhau. Tình bạn chỉ thật sự đẹp khi tình cảm ấy xuất phát từ sự chân thành. Nếu chúng ta cho
đi thì sẽ nhận lại cịn nhiều hơn thế, tình bạn cũng vậy, hơn thua chỉ khiến chúng ta trở nên xa cách. Xã hội
2

“Trong một thiên tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”
Chúc các em luôn nỗ lực để biến mình trở thành thiên tài cho chính mình!!!


Đề cương ôn thi cuối HKI Ngữ Văn 11 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Tuyền – THPT Bình Phú

của chúng ta sẽ ngày càng ấm áp hơn biết mấy khi có những tình bạn đẹp như hai cậu học trị trên. Cuộc
sống này có vơ vàn tình cảm, và điều cần thiết cho một tình bạn đẹp đẽ là ta phải sống thật, sống chân tình,
biết yêu thương người bạn của mình. Có như vậy ta mới nhận được tình bạn thật sự cho riêng mình.
2. Nghị luận văn học
I.


a/ Đề 1
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó khơng lại, bước gần
đến trơng thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan
cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu khơng mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ cịn cái này.
- Sao khơng bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mị cua bắt ốc thì cịn lấy đâu
ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em
Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí,
Sơn lại gần chị thì th. ầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bơng cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong
lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui…”
(Trích Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. (0,75 điểm)
Câu 2. Chỉ các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. (0,75
điểm)
Câu 3. Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp, vui vui? Qua đó anh/chị cảm nhận
điều gì ở nhân vật này? (1,0 điểm)
Câu 4: Thơng điệp mà đoạn trích gửi gắm đến anh/chị là gì? (0,5 điểm)
3

“Trong một thiên tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”
Chúc các em luôn nỗ lực để biến mình trở thành thiên tài cho chính mình!!!



Đề cương ôn thi cuối HKI Ngữ Văn 11 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Tuyền – THPT Bình Phú

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ thông điệp trong đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình
bày suy nghĩ của bản thân về vai trị của tình bạn trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
b/ Đề 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ trắc có chân q. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm
nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh
càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng khơng một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình
quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, người thợ Tàu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa
tay. Cụ Ấm thử mãi da lịng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cốt tìm tòi một chút gợn trên đất
nung để được sung sướng hoàn toàn sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá.
Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực là
sơi hay khơng. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn cịn lại, ơng già đã sợ nhất cái ấm trà tàu
pha hỏng lúc sớm mai. Từ trên bề cao gỗ sập, dịng nước sơi trút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp
bộp.
Trên chiếc hỏa lị để khơng, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà dùng
cách thức trà đạo như cụ Ấm bao giờ cũng có ít ra là hai cái ấm đồng đun nước. Ấm nước sơi nhắc ra khỏi
lị than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi mãi thay phiên nhau đặt
lên lò than đỏ rực. Bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi, người ta luôn tay có một thứ nước sơi đủ độ
nóng để pha một ấm trà ngon.
Nhưng có mấy khi cụ Ấm uống trà tàu nhiều đến thế. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ rồi.
Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều q.
Chưa bao giờ ơng già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha
trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà
pha ngon, người ta chịu nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí.

(Trích Chén trà sương, Nguyễn Tuân)
Câu 1. Cái thú chơi thanh đạm mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gợi lại trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Để chỉ một đối tượng là cái ấm pha trà, tác giả đã dùng những cách gọi nào?
Câu 3. Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ gì của Nguyễn Tuân đối với cái thú chơi thanh đạm của nhân
vật cụ Ấm?
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về sự tài hoa của nhân vật cụ Ấm trong đoạn trích trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

4

“Trong một thiên tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”
Chúc các em luôn nỗ lực để biến mình trở thành thiên tài cho chính mình!!!


Đề cương ôn thi cuối HKI Ngữ Văn 11 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Tuyền – THPT Bình Phú

Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách
nhiệm của bản thân trước đại dịch Covid-19.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
c/ Đề 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm
như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt
lịng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, ni nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà
nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Cơng bà thành cơng toi.
Con vợ nó khơng phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang,
nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy
mươi, lại cịn phải làm cịm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì

cháu, mà nào được trơng mong gì?
Ni cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con ni người ta lấy
mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Cịn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi
ngày dăm ba xu lãi ni thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày
mấy đồng xu,…
(Một bữa no – Nam Cao)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra nỗi khổ của bà lão trong đoạn trích trên.
Câu 3. Anh/chị cảm nhận như thế nào về cuộc sống của bà lão trong đoạn trích trên?
Câu 4. Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của nhà văn đối với bà lão?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc
học online trong thời gian vừa qua.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam.

5

“Trong một thiên tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”
Chúc các em luôn nỗ lực để biến mình trở thành thiên tài cho chính mình!!!


Đề cương ôn thi cuối HKI Ngữ Văn 11 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Tuyền – THPT Bình Phú

d/ Đề 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ngồi khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ.
Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan”, mùi
hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái

cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày
cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm
rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái
không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen
đã nhận biết chàng rồi.
Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, bng màn,
nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên
nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình.Chàng khơng dám động đậy, n lặng chờ cho bà lại
đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.
(Trích Dưới bóng hồng lan -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thơng tin, 2007, tr. 165-166)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, cây hồng lan được miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Thanh khi trở về dưới bóng hồng lan trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch
Lam trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về
vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến khi bị Thị Nở cự tuyệt trong tác phẩm Chí
Phèo – Nam Cao.

e/ Đề 5
6

“Trong một thiên tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”
Chúc các em luôn nỗ lực để biến mình trở thành thiên tài cho chính mình!!!



Đề cương ôn thi cuối HKI Ngữ Văn 11 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Tuyền – THPT Bình Phú

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng
khi con Điền cịn khổ. Chao ơi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong
trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngồi trơng cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở,
nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ
và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra
đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn
rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ
Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một
phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi!
Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những
kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn
tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …
Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo địi nợ ngồi
đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.
(Trích Giăng sáng – Nam Cao)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Ngơn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngơn ngữ đó có tác dụng gì?
Câu 3: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên?
Câu 4: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ
kia, thốt ra từ những kiếp lầm than”. Anh/chị có đồng ý với quan niệm đó hay khơng? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai
trò của sự tha thứ trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới 

7

“Trong một thiên tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hơi”
Chúc các em ln nỗ lực để biến mình trở thành thiên tài cho chính mình!!!



×