Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

đề cương ôn thi tốt nghiệp ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.89 KB, 118 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 12
MỤC LỤC
HỌC KỲ 1
STT Tên bài Trang
1
Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết
thế kỷ XX.
2
2 Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 4
3 Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh). 6
4
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn
Đồng).
7
5
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi
An-nan).
7
6 Tây Tiến (Quang Dũng). 8
7 Tố Hữu. 11
8 Việt Bắc (Tố Hữu). 13
9 Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm). 18
10 Sóng (Xuân Quỳnh). 22
11 Người lái đò sông Đà (Trích – Nguyễn Tuân). 27
12 Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường). 29
13 Nghị luận xã hội. 31
HỌC KỲ 2
1
14 Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). 44
15 Vợ Nhặt (Kim Lân). 57
16 Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). 60


17 Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). 62
18 Thuốc (Lỗ Tấn). 66
19 Số phận con người (Sô-lô-khốp). 68
20 Ông già và biển cả (Hê-minh-uê). 69
21 Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). 72
22 Nghị luận xã hội. 73
HỌC KỲ 1
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
Câu hỏi:
Câu 1: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn
1945 – 1975.
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
Câu 3: Những chuyển biến và thành tựu ban đầu của văn học giai đoạn 1975.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai
đoạn 1945 – 1975:
a)Chặng đường 1945 – 1954:
2
− Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến: hướng tới
đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng; thể hiện niềm tự hào dân tộc,
niềm tin vào tương lai tất thắng.
− Truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô (Trần Đăng), Đôi mắt (Nam Cao),
Làng (Kim Lân),…; Vùng mỏ (Vũ Huy Tâm), Đất nước đứng lên (Nguyên
Ngọc), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài),…
− Thơ: Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Tây Tiến (Quang
Dũng),…
b)Chặng đường 1955 – 1964: Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động,
ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng
CNXH với cảm hứng lãng mạn.

− Văn xuôi mở rộng đề tài: sự đổi đời trong môi trường xã hội mới (Mùa lạc
– Nguyễn Khải); ngợi ca chủ nghĩa anh hùng (Sống mãi với thủ đô – Nguyễn
Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng – Hữu Mai); hiện thực đời sống trước CMT8
(Vỡ bờ - Nguyễn Đình Thi, Cửa biển – Nguyên Hồng); công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc (Sông Đà – Nguyễn Tuân).
− Thơ phát triển mạnh mẽ: cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến
tranh, về những thành tựu bước đầu xây dựng CNXH, về sự hoà hợp riêng –
chung, về nỗi đau chia cắt đất nước (Gió lộng – Tố Hữu, Ánh sáng và Phù sa –
Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu).
c) Chặng đường 1965 – 1975: Tập trung viết về cuộc kháng chiến chống
Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
− Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, con người Việt Nam
anh dũng, kiên cường, bất khuất (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Những
đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Dấu chân người lính – Nguyễn Minh
Châu).
− Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc: tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại
của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh con người Việt Nam, nhận thức và đề cao
sứ mệnh lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ;
thể hiện khuynh hướng khái quát hiện thực, giàu chất suy tưởng, chính luận (Ra
trận – Tố Hữu, Vầng trăng và quầng lửa – Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát
vọng – Nguyễn Khoa Điềm).
3
Chặng đường này ghi nhận sự xuất hiện một thế hệ nhà thơ trẻ vừa đánh giặc
vừa làm thơ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang
Vũ, Xuân Quỳnh.
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
a)Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu: Văn học trước hết
phải là một thứ vũ khí chiến đấu. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ
sĩ được đề cao. Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với
từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất

nước. Tập trung vào đề tài Tổ quốc và CNXH, xây dựng nhân vật trung tâm là
người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và hình ảnh con người mới.
b)Nền văn học hướng về đại chúng: Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh
và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho
văn học. Văn học quan tâm tới đời sống nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh
của họ trong xã hội cũ, niềm vui, niềm tự hào về cuộc đời mới, thể hiện con
đường tất yếu đến với cách mạng, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm
chất anh hùng. Đó là nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân
đạo mới.
Về hình thức, phần lớn các tác phẩm đều ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề
rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc.
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn:
− Khuynh hướng sử thi: tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất có ý
nghĩa sống còn của đất nước. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng
chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết
tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Lời văn sử thi mang giọng
điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
− Cảm hứng lãng mạn: chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương
diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Về nghệ thuật, đặc điểm trên thể hiện ở hướng vận động của cốt truyện,
xung đột nghệ thuật, số phận, tính cách nhân vật từ hiện đại vươn tới tương lai,
từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ hy sinh tới niềm vui chiến thắng.
Câu 3: Những chuyển biến và thành tựu ban đầu của văn học giai đoạn
1975.
4
− Thơ: nổi bật với trường ca có khuynh hướng tổng kết chiến tranh thông
qua sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ trong những năm trực tiếp cầm súng.
Đồng thời, một thế hệ nhà thơ mới sau 1975 xuất hiện ngày càng nhiều, đã và
đang từng bước tự khẳng định.

− Văn xuôi: một số nhà văn đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về
chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. Sau Đại hội Đảng lần VI, văn học
chính thức đổi mới, phóng sự điều tra có điều kiện phát triển mạnh mẽ, một số
tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh
Châu, Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp, Bến không chồng – Dương Hướng).
Nhìn chung, văn học giai đoạn này vận động theo khuynh hướng dân chủ
hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Phát triển đa dạng, phong phú, đề
cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con
người và hiện thực đời sống.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
- Hồ Chí Minh -
Phần một: TÁC GIẢ
Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê ở Nghệ An, xuất thân trong một gia đình
nhà Nho yêu nước.
- Năm 1911: ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- Năm 1919: gởi tới Hội nghị Véc-xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc.
- 1920: Dự đại hội Tua, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp
- 1923 - 1941: Chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan, tham
gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng:
+ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
5
+ Chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương
Cảng.
+ Về nước thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Ngày 29/8/1942 bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt.
- Ra tù trở về nước, lãnh đạo cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám
thành công.
- Ngày 2 – 9 – 1945: thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
- Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946: được bầu làm chủ tịch nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
- Từ 1945 cho đến khi mất, Người lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống Pháp,
Mĩ.
Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, và là nhà văn, nhà thơ
lớn của dân tộc.
- Năm 1990: kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức
giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) suy tôn là “Anh
hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa”.
Câu 2:Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm:
a)Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng.
− Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá.
− Văn học phải có chất thép, tính chiến đấu.
b)Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
− Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn hiện thực đời
sống phong phú.
− Phát huy cốt cách dân tộc, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt.
− Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
c) Khi viết, Người luôn đặt câu hỏi “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để
làm gì?” (mục đích), “Viết cái gì?” (nội dung), “Viết thế nào?” (hình thức).
6
Câu 3: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp sáng tác (di sản văn học) của Hồ Chí
Minh.
a)Văn chính luận:
− Nội dung: Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp, kêu
gọi người nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng những lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép, súc

tích; giọng điệu đa dạng; giàu tính luận chiến.
− Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập,
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
b)Truyện và kí:
− Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân,
phong kiến và tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời
đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
− Nghệ thuật: Trần thuật linh hoạt, tình huống truyện độc đáo, hình tượng
sinh động, sắc sảo; kết hợp linh hoạt cách viết hiện đại với cách kể truyền
thống; lối trào phúng giàu chất trí tuệ; giọng văn khi nghiêm trang khi hài hước.
− Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội
Châu, Nhật kí chìm tàu…
c) Thơ ca:
− Nội dung: Tái hiện một cách chân thật bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù
Quốc dân đảng và xã hội Trung Quốc những năm 1942 – 1943; đồng thời phản
ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
Nghệ thuật: Thơ tuyên truyền giản dị, mộc mạc; thơ nghệ thuật thâm trầm, sâu
sắc, uyên thâm, vừa cổ điển vừa hiện đại.
− Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, thơ kháng chiến chống Pháp, thơ
kháng chiến chống Mĩ.
Câu 4: Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng:
a)Văn chính luận:
− Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu
tính chiến đấu, bút pháp đa dạng…
− Thắm đượm tình cảm, giàu hình ảnh.
− Giọng văn đa dạng.
b)Truyện và kí:
− Tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén.
7

− Tiếng cười nhẹ nhàng, thâm thuý.
− Thắm thiết trữ tình.
c) Thơ ca:
− Thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh.
− Thơ tuyên truyền cách mạng viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc
mạc.
− Thơ nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt cổ điển, bằng chữ Hán vừa cổ điển vừa hiện
đại.
Phần hai: TÁC PHẨM
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn Độc lập.
− Thế chiến II kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng Minh, nhân dân ta giành lấy
chính quyền.
− 26/8/1945 từ chiến khu Việt Bắc, Bác về Hà Nội tại căn nhà số 48 phố
Hàng Ngang soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.
− 2/9/1945 Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam mới.
Tuyên ngôn Độc lập không chỉ tuyên bố trước quốc dân, trước nhân dân thế
giới nền độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn nhằm bác bỏ luận điệu của các
thế lực thực dân, đế quốc lúc bấy giờ đang âm mưu xâm lược đất nước ta một
lần nữa.
Câu 2: Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập.
− Về lịch sử: TNĐL là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và
thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ
nguyên Độc lập Tự do của nước Việt Nam mới.
− Về văn học: tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực – cách lập luận văn
chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực
dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch, vừa
bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập tự do cháy bỏng của
tác giả và toàn dân tộc.
Câu 3: Mục đích và đối tượng của bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí
Minh)

- Mục đích:
+ Công bố nền độc lập, tự do của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa.
8
+ Thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do
của Tổ quốc.
+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và
tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất
nước Việt Nam.
- Đối tượng:
+ Tất cả đồng bào Việt Nam.
+ Nhân dân thế giới.
+ Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ
, Anh, Trung Quốc….)
Câu 4: Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa
gì?
- Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn :
+ Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
- Ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người
để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa
Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
+ Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp
theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ
CỦA DÂN TỘC
- Phạm Văn Đồng -
9

I. Tác giả:
− Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), quê Quảng Ngãi, là một nhà cách mạng
lớn, có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước.
− Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hoá lớn, luôn quan
tâm đến văn hoá nghệ thuật. Có nhiều bài viết sâu sắc về Nguyễn Trãi, Nguyễn
Đình Chiểu, Hồ Chí Minh…
II. Hoàn cảnh ra đời:
Bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” được
viết vào năm 1963, đăng trên tạp chí Văn học nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất cụ
Nguyễn Đình Chiểu. Đây cũng là thời gian mà phong trào kháng chiến chống
Mĩ cứu nước phát triển mạnh mẽ, nhất là tại Bến Tre, quê hương thứ hai của
Nguyễn Đình Chiểu, nơi nhà thơ đã từng sống.
III. Hệ thống luận điểm:
Luận điểm chính: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn trong văn nghệ của
dân tộc cần phải được tìm hiểu, đề cao hơn nữa.
Các luận điểm bộ phận:
− Luận điểm 1: Con người và quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn
Đình Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước).
− Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương phản
chiếu phong trào kháng chiến chống Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam
bộ.
− Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu,
có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam.
IV. Giá trị nội dung:
Bài viết đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với
hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay, đồng thời ca ngợi
NĐC, một người trọn đời dùng ngòi bút để chiến đấu cho dân, cho nước.
V. Giá trị nghệ thuật:
Bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, cách lập luận sáng sủa, có sức thuyết
phục cao.

THÔNG ĐIỆP
NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG HIV – AIDS
1/12/2003
- Cô-phi Annan -
10
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về tác giả và hoàn cảnh ra
đời bản thông điệp.
Cô-phi Annan sinh năm 1938, tại Gana, được bầu làm Tổng thư kí Liên
hiệp quốc trong hai nhiệm kì (1997 – 2007). Thông điệp của Cô-phi Annan gửi
nhân dân thế giới nhân Ngày Thế giới phòng chống HIV – AIDS 1/12/2003.
Câu 2: Trình bày tóm tắt nội dung bản thông điệp nhân Ngày Thế giới
phòng chống HIV – AIDS.
Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV – AIDS phải là mối quan
tâm hàng đầu của toàn nhân loại và những cố gắng của con người về mặt này
vẫn còn chưa đủ. Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn nhân loại hãy
coi việc đẩy lùi đại dịch này là công việc của chính mình, hãy sát cánh bên nhau
để cùng “đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với
những người bị HIV – AIDS.
TÂY TIẾN
- Quang Dũng -
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Câu 1: Trình bày vài nét chính về nhà thơ Quang Dũng.
− Quang Dũng (1921 – 1988), tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Nội (Hà
Tây), 2001 được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
− Từng tham gia binh đoàn Tây Tiến.
− Một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc, nhưng trước
hết ông là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, tinh tế mang vẻ đẹp
hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn.
− Tác phẩm chính: Rừng biển quê hương, Rừng về xuôi, Mây đầu ô,…
Câu 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của Tây Tiến.

− Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947 có
nhiệm vụ tiêu hao lực lượng địch ở biên giới Việt Lào. Địa bàn hoạt động là
một vùng rừng núi rộng lớn hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Lính Tây Tiến phần
lớn là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp, điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn
nhưng họ vẫn hết sức lạc quan, thể hiện vẻ đẹp hào hùng của tuổi trẻ.
− Cuối năm 1948, Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác.
Tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ này, lúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, về sau
tác giả đổi lại là Tây Tiến.
− Tây Tiến tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, in trong tập Mây đầu ô.
11
Câu 3: Nêu giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
− Qua nỗi nhớ da diết về đoàn quân Tây Tiến, tác giả khắc hoạ chân dung
người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp, kỉ niệm về những cuộc hành quân
gian khổ, về con người, cảnh vật thiên nhiên miền Tây vùng biên giới Việt Lào,
đồng thời ca ngợi hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến với vẻ đẹp yêu nước, anh
hùng, chịu đựng gian khổ, hy sinh mà vẫn lãng mạn, yêu đời.
− Bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực, có những sáng tạo về hình ảnh,
ngôn ngữ và giọng điệu.
II. LÀM VĂN:
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Dàn bài
Mở bài:
− Giới thiệu vài nét chính về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
− Giới thiệu đoạn thơ (chép lại).
Thân bài:
1. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội; được khắc hoạ bằng
nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc:

− Một loạt địa danh lạ tai: “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”,…gợi
lên cảm giác xa xôi, hoang dã.
− Nhiều từ láy đầy chất tạo hình: “Khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, có
sức diễn tả mạnh mẽ, gây ấn tượng, làm hiện rõ hình ảnh núi rừng gập ghềnh,
hiểm trở.
− Phối thanh tài hoa, lối tiểu đối đặc sắc: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước
xuống” – “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, góp phần vẽ nên bức tranh thiên
nhiên Tây Bắc vừa hoành tráng, hoang sơ với núi cao, dốc đứng, lại vừa thơ
mộng, trữ tình, tạo cảm giác êm ái, thanh thản.
2. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong những cuộc hành quân gian khổ:
− Đối mặt với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, cảnh thâm u, huyền bí của
rừng thiêng: “súng ngửi trời”, “thác gầm thét/cọp trêu người”.
− Hy sinh giữa chặng đường hành quân: “không bước nữa”, “bỏ quên đời”
(cách nói giảm độc đáo của Quang Dũng).
− Ấm áp tình quân dân sau những ngày hành quân vất vả: “nhớ ôi…cơm lên
khói…thơm nếp xôi”.
12
Kết bài:
Bằng bút pháp lãng mạn có những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ giọng
điệu, Quang Dũng không những khắc hoạ được một cách sinh động cảnh núi
rừng hiểm trở, dữ dội, hoang vu mà còn diễn tả được sự ngang tàng rắn rỏi và
chất hồn nhiên, tinh nghịch của người lính Tây Tiến.
Đề 2: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Dàn bài:
Mở bài:
− Giới thiệu vài nét chính về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
− Giới thiệu đoạn thơ (chép lại).

Thân bài cần phân tích mấy ý chính: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên
qua đoạn thơ với:
− Diện mạo khác thường, dáng vẻ oai phong dữ dội: “đầu không mọc tóc”,
“xanh màu lá”, “dữ oai hùm”, “mắt trừng”.
Người lính với căn bệnh sốt rét hiểm nghèo, cuộc sống sinh hoạt thiếu
thốn làm tóc rụng, da xanh xao, nhưng ngòi bút lãng mạn của nhà thơ đã phủ
lên hiện thực khắc nghiệt ấy một màn sương mờ ảo, làm cho sự gian khổ dường
như giảm đi. Trong gian nan thử thách, dáng dấp người lính vẫn toát lên khí
phách làm kinh sợ kẻ thù.
− Tâm hồn lãng mạn: hướng về Hà Nội với những “dáng kiều thơm”.
Đoàn quân Tây Tiến gồm những chàng trai vừa xếp bút nghiên, bỏ lại Hà
Nội sau lưng, sẵn sàng chiến đấu cho Tổ quốc, nhưng bản chất hào hoa của
người lính Hà thành vẫn có chỗ cho một “dáng kiều thơm”.
− Sự hi sinh bi tráng: chẳng tiếc đời xanh, áo bào (mĩ từ) thay chiếu, về đất
(nói giảm), sông Mã gầm lên (nhân hoá); biên cương, mồ viễn xứ, chiến trường,
khúc độc hành: những từ Hán Việt gợi không khí trang trọng, cổ kính. Chân
dung người lính Tây Tiến phảng phất hình bóng tráng sĩ thời xa xưa.
Bằng bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực, Quang Dũng đã khắc hoạ
bức chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và sự hi sinh
bi tráng với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một phẩm chất người
lính bộ đội cụ Hồ.
13
Tây Tiến là thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau 1945, thời gian
càng làm sáng lên vẻ đẹp và giá trị bền vững của bài thơ.
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên miền Tây và tình quân dân qua
đoạn thơ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Dàn bài:

Mở bài:
- Giới thiệu vài nét chính về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
- Giới thiệu đoạn thơ (chép lại): Đoạn trích thuộc phần hai của bài thơ, là
hồi ức của Quang Dũng về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước
miền Tây thơ mộng.
Thân bài:
Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người trong
đoạn này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mền mại, uyển chuyển, tài
hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang
Dũng.
a. Bốn câu đầu: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên
hoan văn nghệ.
- Với nét vẽ khoẻ khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên
hoan văn nghệ. Đây là nhũng kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan
văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh thực
mà như mơ, vui tươi mà sống động.
- Cả doanh trại bừng sáng dưới ánh lửa bập bùng, tưng bừng hân hoan như
một ngày hội, ngày cưới. Trong ánh đuốc lung linh kì ảo, trong âm thanh réo rắt
của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục, dáng
điệu e thẹn tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía chàng
trai Tây Tiến.
- Cảnh vật, con ngươì như ngả nghiêng, ngất ngây, bốc men say rạo rực vì
vui sướng được sống trong những giây phút bình yên. Dư âm của chiến tranh
tàn khốc dường như bị đẩy lùi xa để chỉ còn lại những tâm hồn lãng mạn trong
tiếng nhạc, hồn thơ.
14
b. Bốn câu sau: Cảnh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc cũng thật
trữ, thơ mộng để lại trong tâm hồn thi sĩ kí ức khó phai.
- Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây Bắc được nhà thơ diễn
tả qua chi tiết: trên sông chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông

trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mền mại, uyển chuyển
đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như
vẫy chào tạm biệt người ra đi.
- Cảnh đẹp như mộng, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang
Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải vô tri vô giác mà phảng
phất trong gió trong cây như có hồn người: “ Có thấy hồn lau néo bến bờ”.
- “Hồn lau” trong thơ của Quang Dũng là “hồn lau” của biệt li phảng
phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ,
lưu luyến. Nỗi nhớ, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ
như “có nhớ”, “có thấy”. Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng
người…đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có
thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thuỷ mặc nhưng lại không
tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng.
- Chất nhạc trong đoạn thơ ngân nga như tiếng hát. Nhạc điệu ấy dường
như cất lên từ tâm hồn ngất ngây, mê say, lãng mạn của “cái tôi” trữ tình giàu
cảm xúc-Quang Dũng.
Kết bài:
- Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm
năm xưa, để được sống lại với những giây phút bình yên hiếm có của thời chiến
tranh. Đặc biệt bốn câu thơ sau như đưa người đọc vào thế giới cổ tích với dòng
sông huyền thoại, với thế giới của cái dẹp, của cõi mơ, cõi âm nhạc du dương,
chất thơ, chất nhạc, chất hoạ thấm đẫm, quyện hoà đến mức mà khó tách biệt.
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với câu thơ xuất thần, đã dâng hiến cho
người đọc những dòng thơ, ngững giây phút ngất ngây, thi vị.
Đề luyện tập:
Đề 1: Phân tích hình ảnh thiên nhiên miền Tây và đoàn quân Tây Tiến
trong hoài niệm của tác giả qua đoạn thơ từ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai
Châu mùa em thơm nếp xôi”
15
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên miền Tây và tình quân dân qua

đoạn thơ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa… Trôi dòng nước lũ hoa đong
đưa”.
Đề 3: Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung
người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông
Mã gầm lên khúc độc hành”.
VIỆT BẮC
- Tố Hữu -
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Câu 1: Trình bày những nét chính về nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa
Thiên Huế. Gia đình có sở thích thơ ca dân gian đã tạo nên những mầm mống
thi sĩ ở Tố Hữu ngay từ lúc còn bé. Quê hương xứ Huế đẹp và thơ cũng góp
phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Và quan trọng nhất là quá
trình hoạt động, gắn bó chặt chẽ với cách mạng, từ trước Cách mạng tháng
Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ cho đến năm 1986.
Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất làm một,
sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự
nghiệp cách mạng.
Câu 2: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.
Bảy tập thơ, năm chặng đường thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận,
Máu và Hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta. Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó
với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn
phát triển của cách mạng Việt Nam.
− Từ ấy (1937 – 1946): tập thơ đầu tay đánh dấu bước trưởng thành của
người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Gồm 3 phần: Máu lửa,
Xiềng xích, Giải phóng.
− Việt Bắc (1946 – 1954): tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến
chống Pháp và những con người kháng chiến.
− Gió lộng (1955 – 1961): cảm hứng về cuộc sống tràn ngập niềm vui trên
miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tình cảm thiết tha sâu nặng với miền

Nam.
16
− Ra trận (1962 – 1971), Máu và Hoa (1972 – 1977): khúc ca ra trận của cả
dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ.
− Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999): bước chuyển biến mới trong thơ
Tố Hữu, tìm đến những chiêm nghiệm về con người và cuộc đời, nhưng vẫn
kiên định niềm tin vào lý tưởng.
Câu 3: Những đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
− Thơ trữ tình chính trị: chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị
của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân, cụ thể
là biểu hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn.
− Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn: tập trung thể hiện những
vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng, nhân vật trữ tình là những người đại
diện cho những phẩm chất của giai cấp, dân tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố
Hữu có sự vận động từ cái tôi – chiến sĩ (Từ ấy) đến cái tôi - công dân (Việt
Bắc) và về sau là cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. Khuynh hướng sử thi
kết hợp với cảm hứng lãng mạn, thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy
niềm vui, lòng tin tưởng, niềm say mê với con đường cách mạng.
− Giọng điệu tâm tình ngọt ngào: được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con
người xứ Huế và xuất phát từ quan niệm của nhà thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý,
đồng tình, đồng chí”.
− Đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và nghệ thuật biểu hiện: sử
dụng các thể thơ truyền thống, những lối nói so sánh, ví von, hình ảnh ước lệ
tượng trưng và giàu tính nhạc trong lời thơ.
Câu 4: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết
(7/1954). Hoà bình lập lại, miền Bắc được giải phóng. Tháng 10/1954, Trung
ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện thời
sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Câu 5: Trình bày những nội dung chính của đoạn trích Việt Bắc.

Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc
kháng chiến và con người kháng chiến. Đoạn trích gồm 2 phần:
− 20 câu đầu: lời ướm hỏi ân tình của Việt Bắc với người cán bộ kháng
chiến.
17
− Đoạn còn lại: hình ảnh Việt Bắc trong hoài niệm của người cán bộ kháng
chiến. Trong hoài niệm bao trùm 3 mảng hiện thực thống nhất không thể tách
rời, đó là:
a) Nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc: Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ
đẹp đa dạng trong những không gian và thời gian khác nhau, trong sương sớm,
nắng chiều, trăng khuya, trong thời tiết bốn mùa thay đổi. Hình ảnh thiên nhiên
luôn gắn với con người làm cho cảnh bớt hoang sơ, hiu hắt: Ta về mình có nhớ
ta…tiếng hát ân tình thuỷ chung.
b)Nhớ cuộc sống, con người sâu nặng nghĩa tình: Cuộc sống, sinh hoạt của
người dân Việt Bắc còn nghèo khó, cơ cực nhưng giàu tình nghĩa: Ta đi ta
nhớ…chăn sui đắp cùng.
c) Nhớ khung cảnh Việt Bắc kháng chiến: bức tranh hoành tráng với những
hoạt động tấp nập, sôi nổi của quân dân Việt Bắc, với hàng loạt những chiến
công dồn dập (từ Nhớ khi giặc đến giặc lùng cho đến hết).
Câu 6: Nêu chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Việt
Bắc.
Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc
kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp (ca
dao, dân ca) sử dụng cặp đại từ nhân xưng mình - ta, các biện pháp tu từ (so
sánh, ẩn dụ, tượng trưng ) quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng
được dùng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian – tất cả đã góp phần
khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống anh
hùng bất khuất, ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng và con người Việt Nam.
II. LÀM VĂN:
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc

trong đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
− Giới thiệu vài nét về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
− Giới thiệu đoạn thơ (chép lại).
18
Thân bài:
Qua nỗi nhớ hiện lên bức tranh tứ bình về Việt Bắc trong bốn mùa với vẻ
đẹp nhiều sắc màu của các loài hoa rừng hoà hợp với bóng dáng người lao động
Việt Bắc.
− Câu 1-2: nêu khái quát về vẻ đẹp của VB qua hình ảnh “những hoa cùng
người”, vẻ đẹp hài hoà, gắn bó giữa thiên nhiên và con người.
− Câu 3-4: Bức tranh mùa đông với nền cảnh là màu xanh của núi rừng bạt
ngàn, nổi bật lên là màu đỏ tươi của hoa chuối. Không gian của cảnh mở rộng
hơn theo chiều cao với hình ảnh ánh nắng phản chiếu lấp lánh trên “dao gài thắt
lưng” của người lao động trên đèo cao. Cảnh mùa đông ở đây không lạnh lẽo,
tàn lụi mà đầy ánh sáng, ấm áp.
− Câu 5-6: Bức tranh mùa xuân mang vẻ đẹp thanh khiết với “mơ nở trắng
rừng”.
− Câu 7-8: Bức tranh mùa hè rộn rã, đầy sức sống với sự phối hợp cả màu
sắc và âm thanh đặc trưng của mùa hè “ve kêu” và “rừng phách đổ vàng”.
− Câu 9-10: Bức tranh mùa thu thơ mộng với ánh trăng chiếu sáng một
khung cảnh yên bình ngân vang tiếng hát.
Thấp thoáng trong từng cảnh là bóng dáng người VB cần cù, chăm chỉ,
miệt mài lao động (người đan nón chuốt từng sợi giang, cô em gái hái măng một
mình).
− Đánh giá chung:

• Sự quan sát tinh tế và tình cảm yêu mến thiết tha đã giúp nhà thơ tái
hiện và tạo dựng được những vẻ đẹp khác nhau của VB trong những thời khắc
khác nhau.
• Nghệ thuật: thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, âm điệu ngọt ngào, sử
dụng điệp từ “nhớ”, đại từ nhân xưng “mình – ta”; tả thiên nhiên và người hoà
hợp gắn bó trong cấu trúc cân đối về hình ảnh, màu sắc (câu 6: cảnh/câu 8:
người).
Kết bài:
Đoạn thơ hay và tiêu biểu cho bài thơ VB của Tố Hữu, giúp ta cảm nhận
vẻ đẹp của thiên nhiên VB và càng yêu mến “quê hương cách mạng”.
Lưu ý: Học sinh có thể phân tích cảnh và người trong từng cặp câu lục bát
hoặc có những cách làm bài khác nhau.
19
Đề 2: Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố
Hữu
Những đường Việt Bắc của ta

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
DÀN BÀI: (Gợi ý)
Mở bài:
- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của
nền thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
- Nội dung cảm xúc của bài thơ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ hướng tới nhiều
đối tượng cụ thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi
nhớ như xoáy vào những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến. (….Trích
dẫn)
Thân bài:
a. Tám câu thơ đầu:
- Nhà thơ vẽ lại sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc chuyển quân
trong mùa chiến dịch:

+ Chỉ vài nét phát hoạ khung cảnh hùng tráng của cuộc kháng chiến ở Việt
Bắc, Tố Hữu đã cho người đọc cảm nhận được khí thế hào hùng, mạnh mẽ của
khối đoàn kết toàn dân, toàn diện, sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người.
+ Từ “những” đặt ở đầu đoạn thơ mở ra bức tranh hoành tráng một không
gian rộng lớn trong những ngày mớ chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Từ “của ta” thể hiện ý thức làm của những người tham gia kháng chiến đối
với đất nước của mình. Những nẻo đường chiến khu Việt Bắc giờ đây là “của
ta”.
+ Đêm đêm, những bước chân hành quân “rầm rập”, làm rung chuyển cả
đất trời, bước chân những người khổng lồ đội trời đạp đất làm nên những kì tích
anh hùng.
- Khí thế bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức sinh động:
+ Các từ láy có gía trị tượng thanh, tượng hình: “rầm rập”, “điệp điệp”,
“trùng trùng”, biện pháp so sánh “ như là đất rung” diễn tả được không khí hồ
hỡi, sôi sục trong những ngày hành quân ra mặt trận làm nổi bật được sức mạnh
cuộn như thác lũ của quân ta.
+ Đoàn quân ra trận đông đảo, người người lớp lớp, như sóng cuộn “điệp
điệp trùng trùng”. Có “ánh sáng đầu súng”, có “đỏ đuốc”, có “muôn tàn lửa
bay”, có sức mạnh của bước chân “nát đá”.
20
+ Câu thơ “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” là một tứ thơ sáng tạo, vừa
hiện thực vừa mộng ảo. Ánh sao đêm phản chiếu vào nòng súng thép. Ánh sao
của bầu trời Việt Bắc, ánh sao lí tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do như soi sáng
nẻo đường hành quân ra trận của anh bộ đội.
+ Tuy miêu tả cảnh ban đêm nhưng bức tranh thơ giàu chi tiết nói về ánh
sáng: Màu đỏ của “đuốc”, của “muôn tàn lửa bay” gợi một cảnh tượng rực rỡ,
hừng hực khí thế hào hùng trong những đêm tiến quân ra chiến trường Điện
Biên Phủ.
+ Cách nói thậm xưng “bước chân nát đá” diễn tả sức mạnh đạp bằng mọi
gian khó của đoàn người ra hoả tuyến. Bước chân của họ là bước chân của

những người đội đá, vá trời, rung chuyển càn khôn, đạp bằng gian nguy làm nên
chiến thắng diệu kì, khiến thế giới phải khâm phục.
- Cảm hứng sử thi lãng mạn, hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh
tương lai tươi sáng:
+ Nhìn ánh đèn pha của đoàn xe cơ giới xuyên màn đêm của núi rừng Việt
Bắc, tác giả so sánh như tương lai tươi sáng đất nước. Đó là tinh thần lạc quan,
phấn khởi, tin tưởng ngày chiến thắng đã gần kề.
+ Nhà thơ dùng thủ pháp đối lập để diễn tả cản hứng tự hào, lạc quan đó.Dù
hôm nay và cả nghìn đêm đã qua, dân tộc phải chìm trong thăm thẳm của khói
lửa đau thương; tăm tối mịt mùa của chiến tranh, của đói nghèo thì hãy tin rằng
ngày mai, ngày mai chúng ta sẽ chiến thắng. Cuộc đời sẽ rộng mở, tươi sáng
như ánh đèn pha đang chiếu vào bóng tối, sương mù, mở đường cho xe ta ra
mặt trận. Chúng ta sẽ độc lập, tự do, no ấm.
b.Bốn câu thơ cuối: Các địa danh “chiến thắng trăm miền” trên đất nước
thân yêu
- Liệt kê các địa danh chiên thắng: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng
Tháp, An Khê, đèo De, núi Hồng. Mỗi địa danh ghi lại một chiến công.
- Niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: “Tin vui chiến thắng…vui về…về
từ…vui lên”. Việt Bắc là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp nên tin vui
thắng trận khắp mọi miền đất nước báo cáo về đó, rồi từ đó toả đi trăm ngã.
- Điệp từ “vui” như tiếng mừng thắng trận cất lên trong lòng hàng triệu con
người từ Bắc chí Nam.
Kết bài:
21
- Đoạn thơ làm sống lại không khí hào hùng của một thời lịch sử không thể
nào quên.
- Việt Bắc trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh
hồn cách mạng, cho ý chí của toàn dân trong cuộc trường chinh vĩ đại.
- Đoạn thơ giàu chất “sử ca” thể hiện rõ khả năng tạo được một bức tranh
hoành tráng về lịch sử dân tộc, gợi niềm tự hào về truyền thống yêu nước, anh

hùng của dân tộc.
Đề 3: Phân tích tính dân tộc đậm đà của đoạn trích Việt Bắc.
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
− Giới thiệu vài nét chính về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
− Nêu vấn đề cần nghị luận: tính dân tộc đậm đà của bài thơ.
Thân bài:
Tính dân tộc của bài thơ thể hiện ở các mặt:
− Nội dung: phản ánh hiện thực kháng chiến và con người kháng chiến.
• Cuộc sống kháng chiến gian khổ mà đầy lạc quan: Gian nan đời vẫn ca
vang núi đèo, Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày
mai lên.
• Con người kháng chiến cơ cực mà đầy tình nghĩa: Mình đây ta đó đắng
cay ngọt bùi, Thương nhau chia củ sắn lùi, Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
− Nghệ thuật:
• Bài thơ có kết cấu theo thể thơ lục bát quen thuộc.
• Kết cấu đối đáp theo lối giao duyên rất hợp với khung cảnh chia tay
giữa kẻ ở người đi: Mình về mình có nhớ ta…Ta với mình mình với ta.
• Cách xưng hô mình – ta mang phong vị ca dao, dân ca.
• Những hình ảnh ước lệ quen thuộc: mái đình, cây đa, mưa nguồn suối
lũ.
• Giọng điệu tâm tình tha thiết, giàu cảm xúc: Mình về mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, Tiếng ai tha thiết…biết nói gì hôm nay…
Ta với mình mình với ta…
Kết bài:
Khẳng định vấn đề: Bài thơ VB đậm đà tính dân tộc, một đặc điểm nổi bật
của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, góp phần tạo nên thành công của tác
phẩm.
Lưu ý: HS cần chọn những câu thơ, những chi tiết tiêu biểu của đoạn trích đã
học để phân tích làm rõ từng mặt của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

Đề 4: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
22
Ta đi ta nhớ những ngày
……………………
Chày đêm nệm cối đều đều suối xa.
Mở bài:
- Giới thiệu vài nét chính về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
- Nêu vấn đề cần nghị luận : Nỗi nhớ của người ra đi (người cán bộ kháng
chiến) về những kỉ niệm xúc động về một thời "đắng cay ngọt bùi" trong cuộc
sống sinh hoạt và kháng chiến nơi chiến khu Việt Bắc.
Thân bài:
- Hai câu đầu: Lời giới thiệu và cảm nhận chung về quãng đời gian khổ, thiếu
thốn mà sâu đậm nghĩa tình. "Mình" và "ta" đã cùng nhau san sẻ biết bao cay
đắng ngọt bùi.
- Bốn câu thơ tiếp theo: Nỗi nhớ về cuộc sống và con người Việt Bắc.
+ Nỗi nhớ hướng về những kỉ niệm ấm áp nghĩa tình quân dân. Cao hơn cả nỗi
nhớ là "niềm thương". Cuộc sống kháng chiến tuy thiếu thốn trăm bề nhưng
vượt trên tất cả, những người cán bộ, chiến sĩ luôn cảm nhận được sự ấm áp từ
tình cảm đùm bọc, sẻ chia của đồng bào Việt Bắc. Họ cùng nhau "chia sẻ nửa
đắp cùng".
+ Nỗi nhớ về hình ảnh ấn tượng: "người mẹ nắng cháy lưng". Đó là hình ảnh
đẹp, tiêu biểu cho vẻ đẹp của bà mẹ Việt Bắc (cũng như bao bà mẹ Việt Nam):
chịu thương chịu khó, thương yêu con, đùm bọc cho cán bộ chiến sĩ.
- Bốn câu thơ tiếp: Nỗi nhớ về cuộc sống, sinh hoạt, công tác trong những ngày
kháng chiến.
+ Những hình ảnh về cuộc sống kháng chiến đơn sơ, bình dị, gần gũi vừa gian
nan, vất vả vừa tràn đầy tinh thần lạc quan.
+ Tràn ngập câu thơ là những âm thanh tươi vui, rộn rã sự sống (tiếng lớp học i
tờ, tiếng ca hát vang khắp núi đèo) và ánh sáng (những bó đuốc sáng giữa đồng
khuya trong buổi liên hoan). Đó là sự lạc quan, tin tưởng vào cách mạng, vào

kháng chiến, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Hai câu thơ cuối: Nỗi nhớ lắng động trong những ấn tượng về cuộc sống nơi
núi rừng chiến khu Việt Bắc, để lại sự bâng khuâng, da diết khôn nguôi trong
lòng người ra đi.
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ
23
mình- ta, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình
ảnh,giàu sức gợi cảm.
Kết bài:
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Đề 5: Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Mình đi có nhớ những ngày
……………………
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
Mở bài:
- Giới thiệu vài nét chính về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Bằng lời hát đối đáp giao duyên trong ca dao,
dân ca, tác giả bộc lộ tình cảm lớn của thời đại, ân tình cách mạng và ca ngợi
chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong 9 năm khang chiến đầy gian khổ ở Việt
Bắc. Đoạn thơ trên bộc lộ tâm trạng của người ở lại Việt Bắc thương nhớ và sắt
son với người cán bộ kháng chiến về xuôi.
Thân bài:
- Thể hiện nghĩa tình gắn bó sâu nặng của nhân Việt Bắc với cán bộ kháng
chiến.
+ Sử dụng câu hỏi tu từ bộc lộ tấm lòng quyến luyến, bịn rịn, đồng thời gợi lên
những kỷ niệm gắn bó sâu sắc trong suốt 9 năm kháng chiến gian khổ ở núi
rừng Việt Bắc.
+ Họ đã cùng nhau chịu đựng sẻ chia gian khổ “miếng cơm chấm muối” và
cùng chung căm thù cao độ “mối thù nặng vai”.
- Thể hiện bức tranh thiên nhiên Việt Bắc với những hình ảnh tiêu biểu: rừng,

núi, lau xám
+ Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ dụ “ rừng núi nhớ ai” và “hắt hiu lau xám, đậm đà
lòng son”, cũng như hình thức điệp từ “nhớ” để bộc lộ tấm lòng thủy chung son
sắc của người ở lại Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến về xuôi.
- Nghệ thuật:
+ Câu thơ lục bát đậm đà tính dân tộc.
+ Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
+ Xây dựng nhiều hình ảnh chọn lọc, có sức gợi cảm
=> Nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng nhớ thương và thủy chung của đồng bào dân tộc
Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến về xuôi, với cách mạng, với đảng và
Bác Hồ.
Kết bài:
24
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.
Đề 6: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà
Mở bài:
- Giới thiệu vài nét chính về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (chú ý xuất xứ và nội dung chính).
Thân bài:
- Nỗi nhớ của cán bộ kháng chiến:
+ Về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Về những địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến công vang dội của quân
dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Niềm tự hào của tác giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát, âm điệu tha thiết, sâu lắng.
+ Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, các phép tu từ: nhân hoá, liệt kê, điệp từ.

Kết bài:
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.
ĐẤT NƯỚC
Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”
- Nguyễn Khoa Điềm -
I. Kiến thức cơ bản:
Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
25

×