Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUAN NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN về CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.37 KB, 11 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
TÊN CHỦ ĐỀ
QUAN NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ VẤN ĐỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG Q TRÌNH
CƠNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Họ và tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Lớp, hệ đào tạo:
CHẤM ĐIỂM
Bằng số

Bằng chữ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2022

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Biểu đồ 1: Biểu thị số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm các quý, 20192021
Biểu đồ 2: Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ học vấn 2009-2019
Biểu đồ 3: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chun mơn kỹ
thuật, giới tính, thành thị, nơng thơn, và vùng kinh tế - xã hội.

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................3
1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người...............................3


1.1 Khái niệm về con người:.........................................................................3
1.2 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội......................4
1.3 Con người là sản phẩm và là chủ thể của lịch sử.................................5
2. Vấn đề nguồn nhân lực trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Việt Nam............................................................................................................6
2.1 Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:............................................6
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam........................................................................................7
2.3 Các giải pháp xây dựng con người Việt Nam trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa...............................................................................9
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11
E. LỜI CẢM ƠN................................................................................................11

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học về con người luôn là một vấn đề quan trọng nhất của thế giới từ
trước đến nay và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Chính vì tính
phức tạp, đa dạng của vấn đề này nên từ rất lâu trong lịch sử, con người luôn được
các nhà triết gia quan tâm, nghiên cứu và phát triển. Và trong các hệ tư tưởng triết
học đã đưa ra những nội dung riêng biệt về con người nhưng mãi đến khi triết học
Mác – Lênin ra đời thì quan điểm và bản chất của con người mới được trình bày
một cách bao qt, tồn diện, và có tính khoa học nhất. Dựa trên cơ sở vận dụng
khoa học và sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người có vai trị vơ cùng quan
trọng trong xã hội, triết học nói chung và trong quá trình hội nhập, phát triển nguồn
nhân lực đối với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người và sự cấp thiết của nguồn
nhân lực trong sự phát triển đất nước Việt Nam, em xin phép được chọn đề tài

“Quan niệm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và vấn đề nguồn nhân lực trong
quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài cho bài tiểu luận.

B. PHẦN NỘI DUNG
1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người
1.1 Khái niệm về con người:
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.
Trên phương diện sinh vật học, con người là một dạng cơ thể sống, hẹp hơn
nữa là một động vật sống bậc cao, có tư duy, ý thức và biết sử dụng công cụ lao
động. Sự tồn tại của con người được quy định dựa trên tiền đề là giới tự nhiên, vậy
nên con người là một bộ phận của tự nhiên và là kết quả của quá trình phát triển,
tiến hóa lâu dài của mơi trường tự nhiên.
Mặc dù con người tồn tại với tư cách là thực thể động vật nhưng thực tế thì
khơng phải là động vật vì con người biết thực hiện các hoạt động xã hội. Lao động
sản xuất là một trong những hoạt động xã hội quan trọng nhất và phải trải qua từng
bước, từng thời kỳ, giai đoạn và hàng triệu năm. Hoạt động này giúp con người
sống và tồn tại nhờ tạo ra của cải, vật chất – cái mà động vật không có được, nhằm
thỏa mãn nhu cầu bản thân và hơn hết là thốt khỏi trạng thái thuần túy của lồi vật.
Bằng biện pháp duy vật biện chứng, các nhà triết gia đã khẳng dịnh “Bản thân con
người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất
3


ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con
người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã
gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình".
Ngồi các mối quan hệ trong lao động sản xuất, con người cịn có các quan hệ
xã hội phong phú và đa dạng khác giữa người với người. Từ các hoạt động lao động
tạo ra của cải, vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống, con người mới hình thành và
phát triển ngôn ngữ, tư duy - biểu hiện rõ nhất cho con người là một thực thể xã hội.

Thêm vào đó, q trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quyết
định bởi ba hệ thống quy luật:
1/ Hệ thống các quy luật tự nhiên: là sự phù hợp của cơ thể với môi trường,
quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hoá...quy định phương diện
sinh học của con người.
Ví dụ: Cuộc đời mỗi con người đều phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử.
2/ Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức: được hình thành và vận động trên
nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin…
Ví dụ: Độ tuổi từ 18 đến 23 thường được coi là độ tuổi nhiệt huyết, cháy
bỏng, năng nổ, đam mê nhất của mỗi người.
3/ Hệ thống các quy luật xã hội: quy định quan hệ xã hội giữa người với
người.
Ví dụ: Quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa Thầy – trò.
Như vậy, ba hệ thống quy luật trên đã cùng tác động và hình thành nên sự
thống nhất giữa mặt sinh học và xã hội. Từ đó tạo nên các nhu cầu về ăn, ở, mặc, tái
sản xuất, tình cảm, thẩm mỹ…Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng đã chứng
minh rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội của con người là hai thể thống
nhất và hòa quyện vào nhau. Với mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của loài
người và mặt xã hội là đặc trưng dùng để phân biệt con người và loài vật.
1.2 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Con người là một thực thể xã hội, vượt lên trên loài vật cả về ba phương diện:
Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người,
trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối
quan hệ khác và mọi hoạt động chừng mực liên quan đến con người. Các quan hệ
xã hội gồm nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ

4


tinh thần, quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ cá

nhân, gia đình, xã hội...tất cả đều góp phần hình thành bản chất của con người. Chỉ
khi các quan hệ xã hội thay đổi, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội.
Để nhấn mạnh điều trên, C. Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm
Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà những quan hệ xã hội". Luận đề trên khẳng định rằng khơng có con người
chung chung, trừu tượng mà bản chất con người được thể hiện trong những trường
hợp và những điều kiện cụ thể, trong không gian và thời gian cụ thể. Trong điều
kiện lịch sử, bằng mọi hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị
vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Mặc dù luận
đề trên khẳng định bản chất xã hội, nhưng nó khơng có nghĩa là phủ nhận mặt tự
nhiên trong đời sống con người, vẫn phải tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể.
Như vậy, bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội và các mối
quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau, không tách rời, ảnh hưởng và thâm
nhập lẫn nhau. Và đặc biệt hơn cả là quan hệ kinh tế ln đóng vai trị quyết định
đối với bản chất con người.
1.3 Con người là sản phẩm và là chủ thể của lịch sử
Con người sẽ không tồn tại được nếu khơng có thế giới tự nhiên và lịch sử xã
hội, vì thế con người chính là sản phẩm của lịch sử, của sự biến hóa lâu dài của giới
tự nhiên. Và đặc biệt hơn cả là con người cũng là chủ thể của lịch sử - xã hội.
C.Mác đã khẳng định “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản
phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục...cái học thuyết ấy quên rằng chính
những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải
được giáo dục". Khẳng định trên cho rằng con người với tư cách là một thực thể xã
hội, dựa vào hoạt động thực tiễn mà tác động vào tự nhiên, cải tiến giới tự nhiên,
đồng thời thúc đẩy sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội. Trái ngược với thế
giới loài vật, thay vì dựa vào những điều kiện có sẵn trong tự nhiên thì con người lại
thơng qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên,
tái tạo lại một tự nhiên mới theo mục đích của mình.
Con người khơng chỉ là sản phẩm của lịch sử, mà còn là chủ thể sáng tạo ra

lịch sử của chính bản thân con người. Trong q trình cải biến tự nhiên thì con

5


người đã làm nên lịch sử của mình bằng cách lao động sản xuất, tạo điều kiện cho
sự tồn tại, và biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Họ thúc đẩy xã hội phát triển từ
thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do chính họ đặt ra. Sự tồn tại của
toàn bộ lịch sử xã hội lồi người sẽ khơng xuất hiện nếu khơng có hoạt động của
con người tạo ra quy luật xã hội.
Ví dụ con người là sản phẩm của lịch sử: Chứng kiến cảnh nước nhà lầm
than, nhân dân sống đau khổ chính là động lực khiến cha ơng ta cầm súng đứng lên
đấu tranh dành lại độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc.
Ví dụ con người là chủ thể của lịch sử: Trong các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm của nước ta, nhân dân Việt Nam là những người đã đẩy lùi sự xâm lược
của kẻ thù, viết nên lịch sử hào hùng ngày nay.

2. Vấn đề nguồn nhân lực trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa Việt Nam
2.1 Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi cơ bản và tồn diện hầu hết các hoạt
động sản xuất từ việc chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành cơng nghiệp
cơ khí.
Hiện đại hóa là q trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế xã hội.
Vì vậy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là con đường duy nhất để phát
triển kinh tế, xã hội ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là các nước kém và
đang phát triển. Và đây cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên

mục tiêu “Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh”. Qua đó giúp tạo ra
động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, và là đòn bẩy tạo ra sự phát triển đột biến trong
các lĩnh vực hoạt động của con người. Quan trọng hơn hết là cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa góp phần phát triển lực lượng sản xuất, khai thác, phát huy và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực trong và ngoài nước, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập
và nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa
nông dân và trí thức.

6


2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam
Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì con người với tư
cách là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, là nhân tố quyết định, là động lực
cơ bản nhất.
Về số lượng lực lượng lao động: Nguồn nhân lực của Việt Nam đang ngày
càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
tính đến năm 2020, quy mơ dân số cả nước ước đạt 97,58 triệu người, trong đó lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6 triệu người, chiếm gần 65% so với
quy mô dân số cả nước. Tuy nhiên, đến năm 2020 và 2021, thị trường lao động Việt
Nam đã hứng chịu những tác động xấu do sự bùng phát lần thứ 3 và 4 của đại dịch
COVID 19.
Trong năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu
người so với năm 2019. Kết quả điều tra lao động việc làm quý I năm 2021 ghi
nhận lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51 triệu người,
giảm 1,1 triệu người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước. Trong quý I năm 2021, cả nước có 9,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên
chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức và lao
động thiếu việc làm đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Thông

thường, theo đà tăng dân số, lực lượng lao động năm sau luôn tăng so với cùng kỳ
năm trước. Thế nhưng, lực lượng lao động quý I năm 2021 xuống thấp hơn cùng kỳ
năm trước gần 200 nghìn người và thấp hơn cùng kỳ khi chưa có dịch (2019)
khoảng 600 nghìn người.

7


(Biểu đồ 1: Biểu thị số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm các q, 2019-2021)

Về trình độ học vấn của người lao động: Kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở 2019 đã phản ánh về trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động Việt
Nam. Sau 10 năm, trình độ học vấn của lực lượng lao động đã được nâng cao; phân
bố theo trình độ học vấn cao nhất thì tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm
mạnh ở các nhóm trình độ thấp. Người lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên tăng
13,5% so với năm 2009 (năm 2019 là 39,1%; năm 2009 là 25,6%); khơng thay đổi
đối với nhóm THCS và giảm mạnh ở 3 nhóm trình độ thấp hơn (chưa bao giờ đi học
giảm 1,7%; chưa tốt nghiệp tiểu học giảm 5,7%; tốt nghiệp tiểu học giảm 6,1%).
Biểu đồ 2: Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ học vấn 2009-2019

Tuy nhiên, khoảng cách khác biệt giữa các vùng cịn khá lớn. Trình độ học vấn
của người lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nơng thơn, giữa các vùng
kinh tế - xã hội có sự chênh lệch đáng kể.
Về trình độ chun mơn: Tồn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên
khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật. Một nửa trong số đó là người có trình độ từ
đại học trở lên (chiếm 9,3%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên (2019)
tăng mạnh nhất, gấp hơn hai lần so với năm 2009 (năm 2009: 4,4%). Tuy nhiên,
Việt Nam cần chú trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được
nguồn nhân lực có kỹ năng tốt phục vụ cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên mơn kỹ

thuật, giới tính, thành thị, nơng thơn, và vùng kinh tế - xã hội.
8


Tỷ trọng lao động có việc làm được đào tạo chun mơn kỹ thuật chiếm
23,1%. Trong số đó có 45,9% lao động có trình độ từ đại học trở lên. Con số này ở
thành thị cao gấp 1,6 lần ở nông thôn (56,6% so với 33,6%). Nghĩa là ở thành thị,
cứ trong 10 người đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật thì có khoảng 6 người được
đào tạo đại học trở lên; trong khi đó, ở nơng thơn, con số này tương đương với
khoảng 3 người. Tỷ trọng lao động có việc làm và khơng có chun mơn kỹ thuật ở
nông thôn cao gấp 1,3 lần ở khu vực thành thị (84,4% so với 60,7%).
Như vậy, việc phân bổ nguồn nhân lực trên các vùng khắp cả nước không
đồng đều. Có thể thấy, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thì thừa lao động giản đơn
nhưng lại thiếu lao động có trình độ, điều này gây ra sự khó khăn trong việc phát
triển kinh tế nơi đây. Trong khi đó, những đơ thị, thành phố lớn đã có nhiều lao
động trình độ cao thì nay cịn nhiều thêm, gây ra sự lãng phí rất lớn cho xã hội.
2.3 Các giải pháp xây dựng con người Việt Nam trong công cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước phải được quan tâm và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực về trí tuệ, ý chí và niềm tin...
Thứ nhất, thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược phát triển nhân
lực với các chiến lược phát triển kinh tế. Sự phát triển và nâng cao nguồn nhân lực
là động lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua sự kết hợp chặt chẽ các chiến lược
kinh tế và chiến lược phát triển con người.
Thứ hai, cải tiến chất lượng giáo dục đào tạo theo hướng tiến bộ và tích cực
hơn. Cần phải cải cách giáo dục tất cả các cấp bậc học và đẩy mạnh công tác đào
tạo nghề kết hợp chặt chẽ với khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới và gắn đào tạo
của nhà trường với yêu cầu của thị trường lao động và gắn đào tạo giáo dục với ứng

9



dụng khoa học kỹ thuật. Làm đươc điều này ta sẽ có chìa khóa đi đến sự thành cơng
trong việc phát triển nguồn nhân lực
Thứ ba, thực hiện các chính sách thu hút nhân tài. Việt Nam cần tập trung đào
tạo, thu hút, sử dụng nguồn lực con người vừa mang tính tổng thể, vừa đảm bảo có
trọng tâm, trọng điểm; đưa ra nhiều chính sách, chương trình, đề án để phát triển,
khai thác nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với việc
bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, chi trả các loại phụ cấp, có các chế độ đãi ngộ tốt. Phải có
sự phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những người cơ hội và những
người chân chính trong các cơ quan công quyền để tránh việc người thực sự có tài
năng thì lại khơng phát triển được, cịn người xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ
quan công quyền.
Thứ tư, chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp thu, giao lưu với các nước phát triển
trên thế giới, chủ động tham gia các tổ chức liên kết quốc tế nhằm học tập, trao đổi
kinh nghiệm. Thực hiện đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên
kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học và các đề tài, dự án nghiên
cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và thế giới. Tạo
môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng
và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá
trình đào tạo nhân lực đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo
dục đại học Việt Nam.
Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là một lợi thế cạnh tranh cho mỗi
quốc gia và là động lực để sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Nhờ vào chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển và sự nghiệp giải phóng con
người, giải phóng nhân loại, ta có thể nhận ra rằng con người vừa là điểm khởi đầu,

vừa là điểm kết thúc, và là trung tâm của mọi biến đổi lịch sử khi vừa là sản phẩm,
khi là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Theo đó, con người là sự thống nhất giữa mặt sinh
học và mặt xã hội và bản chất của nhân loại là sự tổng hòa của các quan hệ xã hội.
Quan trọng hơn hết là con người còn là nguồn lực quan trọng trong q trình cơng
10


nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì thế phát triển đất nước địi hỏi chúng ta phải
có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Tóm lại, quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin đã nhấn mạnh rằng con người là chìa khóa mở ra thành cơng cho
Việt Nam khi thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế cần
đẩy mạnh việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học, dạy nghề
có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin
2/ Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin.
3/ PGS.TS. Trần Mai Ước, tài liệu học tập
4/ Tổng cục thống kê, />5/ Thu Hường, 03/11/2020, />6/ Th.S Trịnh Hoàng Lâm, 29/09/2016, />7/ Nguyễn Văn Phi, 17/10/2021, dai-hoa-la-gi/

E. LỜI CẢM ƠN

11



×