Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những cái kết của OHenry

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.88 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

CHỦ ĐỀ 1

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Anh
Mã sinh viên: 695611006
Lớp: E – K69 – Khoa Ngữ văn

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


Minh chứng quét đạo văn


Mục lục
I. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 4
1. Tác giả ....................................................................................................... 4
2. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn qua các sáng tác của O.Henry .......... 5
II. Nội dung ........................................................................................................... 7
1. Kiểu kết “ngược” với cái có hậu, để lại sự tiếc nuối ................................ 8
2. Kiểu kết “ngược” khôi hài, để lại tiếng cười ..........................................11
III. Tổng kết ........................................................................................................13
Tài liệu tham khảo...............................................................................................13


Motif kết "ngược" trong truyện ngắn O. Henry
Tóm tắt: O. Henry là một trong những bậc thầy tài hoa trong việc xây dựng


kết truyện với kết thúc bất ngờ. Trong mỗi trang văn của ông, ta bắt gặp nhiều
mảnh ghép của cuộc sống. Mỗi nhân vật có một thân phận, một cuộc đời và những
biến cố khác nhau. Bài viết này tập trung đi sâu tìm hiểu mảng các tác phẩm có
kết thúc “ngược”, khơng có hậu để thấy được rõ hơn cá tính của ơng cũng như
cách nhìn của ông về cuộc sống này.
Từ khóa: O. Henry, kết thúc bất ngờ, truyện ngắn
I. Đặt vấn đề
1. Tác giả
O. Henry tên thật là William Sydney Potter. Khơng biết rằng có phải cứ
người tài hoa sẽ bạc mệnh hay không, bởi khi nhìn vào cuộc đời O. Henry, tơi
thấy đó là chuỗi những ngày khó khăn, bất hạnh. Ơng sinh ra ở Mĩ trong một gia
đình thiếu thốn tình thương và rất phức tạp. Khi ông lên ba, mẹ ông đã qua đời,
cha ơng thì nghiện rượu, sống hoang phí. Ơng sớm trải qua nhiều ngành nghề
khác nhau như: thủ quỹ, nhà báo, làm việc tại hiệu thuốc. Thậm chí, O. Henry
từng phải vào tù do công việc dù ông tin là mình vơ tội. Gia đình nhỏ của ơng
cũng khơng tránh khỏi bi thương khi con đầu và vợ ông đều lần lượt qua đời. Đến
cuối đời, ông cũng ra đi trong cơ độc. Nhưng chính những sóng gió và trải nghiệm
đó, nhất là thời gian ơng ở trong tù, tiếp xúc với nhiều mảnh đời, đã hình thành
nên cá tính sáng tác đặc trưng của O. Henry.
O. Henry tập trung sáng tác vào giai đoạn cuối của cuộc đời, chứng tỏ
những tác phẩm của ông đã thấm nhuần sự trải đời về xã hội, đời người. Vì vậy,
truyện ngắn của O. Henry gồm rất nhiều chủ đề về nhiều vấn đề và giai tầng trong
xã hội. Cũng như chính cuộc đời ông vậy, ông cũng từng đi qua rất nhiều bước
thăng trầm và mảng màu trong cuộc sống.


2. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn qua các sáng tác của O.Henry
Thứ nhất, truyện ngắn có sự giới hạn về thế giới nghệ thuật.
Do yêu cầu về dung lượng nên truyện ngắn chỉ có thể chú trọng vào một
nội dung cụ thể với không gian và thời gian nhất định. Vì vậy, tác giả sẽ thường

lựa chọn những khơng gian, thời gian có ý nghĩa đối với sự phát triển hoặc thay
đổi tâm lí, hành động, tính cách của nhân vật.
Trong truyện ngắn của O. Henry, người đọc thường xun bắt gặp những
khơng gian hẹp, u tối, bó buộc, khiến tâm lí của nhân vật cũng như bị bó gọn vào
khơng gian ấy, khơng thể cởi mở, khơng thể tươi sáng. Điển hình nhất là căn
phịng trọ của Vashner khi cịn sống. Tác giả đã lựa chọn khơng gian ấy để kể về
cuộc đời của Vashner và người u cơ. Đó là nơi chứa những vật dụng khơng còn
giữ được vẻ ban đầu “Cái tấm thảm với lắm mùi khác nhau, hình chữ nhật thêu
hoa, giống như hịn đảo vùng nhiệt đới bao quanh bởi một vùng biển là tấm lót
sàn vấy bẩn, phồng lên chỗ này, tọp xuống chỗ nọ. Trên bức tường dán giấy màu
tươi sáng là những tấm hình đi theo những người vơ gia cư từ nhà này đến nhà
nọ. Những góc cạnh đạo mạo một cách khắc khổ của cái bệ lò sưởi bị che phủ
một cách tồi tệ trong cái màn cửa theo mốt thời trang, bị kéo xệch dúm dó về một
bên cứ như là tấm vải choàng của vũ nữ ba lê vùng rừng già Amazon ở Nam Mỹ”
[5, 29] (Căn phịng đủ tiện nghi). Đây cũng chính là khơng gian đã kết liễu hai
sinh mạng con người một cách không thể tàn nhẫn hơn. Thời gian nghệ thuật mà
tác giả chọn lựa cũng chỉ gói gọn trong đúng một ngày mà người u của Vashner
đi tìm cơ. Tất cả xảy đến rất nhanh, rất đường đột, nhưng đủ để bao quát số phận
của hai nhân vật này.
Thứ hai, truyện ngắn thường tập trung vào chi tiết, miêu tả nhân vật ở
những khía cạnh nổi bật nhất.
Do yếu tố về dung lượng, tác giả buộc phải chọn ra những chi tiết đắt giá
nhất để xây dựng hình tượng nhân vật của mình. Đây cũng là yếu tố để các nhà


văn thể hiện được cái tài văn chương của mình. Chi tiết càng chọn lọc, đắt giá,
nhân vật càng khắc sâu vào tâm trí của người đọc.
Trong Chiếc lá cuối cùng, tôi cho rằng tác phẩm này trở thành kinh điển
một phần do O. Henry đã lựa chọn những hành động rất đắt giá của nhân vật, đặt
nó trong một không gian và thời gian ý nghĩa, kết truyện mang tính nhân văn.

Phân tích sâu hơn vào khía cạnh miêu tả nhân vật, ta có thể hình dung ngay hình
ảnh cụ Behrmen “nằm trong phịng có vẻ đau đớn lắm. Giày dép, quần áo cụ ướt
sũng và lạnh như đá. Họ không tưởng tượng ra được cụ ấy đi đâu, làm gì trong
một đêm gió mưa khủng khiếp như vậy. Sau đó họ tìm thấy chiếc đèn lồng vẫn
cịn cháy sáng, một chiếc thang được kéo lê ra từ trong kho, mấy chiếc cọ cịn
dính sơn và một hộp sơn pha trộn hai thứ màu xanh và vàng” [5, 73]. Tác giả chỉ
dùng một đoạn văn ngắn để viết về cụ, nhưng người đọc hồn tồn có thể mường
tượng ra chân dung cụ đã cố gắng như thế nào để vẽ được kiệt tác duy nhất của
đời mình. Đây cũng là chi tiết gây đảo chiều cốt truyện, khiến cái kết bất ngờ, mở
ra một dòng suy nghĩ mới cho người đọc. Đó là dịng suy nghĩ về sự hy sinh thầm
lặng nhưng không hề vô nghĩa của cụ Behrmen, bởi mong ước vẽ ra một kiệt tác
đã thành sự thật. Cịn nhân vật Jonhsy cũng vì cái chết ấy mà trở nên mạnh mẽ
hơn, tiếp tục cuộc sống còn nhiều thời gian và mong ước phía trước. Việc tác giả
lựa chọn một nhân vật đã có tuổi nhưng cả đời chưa thực hiện được ước vọng của
mình để hy sinh, đánh đổi mạng sống cho một cô gái trẻ tuổi như Jonhsy khiến
cái kết trở nên bớt đau thương hơn, qua đó cũng thể hiện được sự tinh tế khi lựa
chọn hình ảnh xây dựng nhân vật của O. Henry.
Thứ ba, truyện ngắn thường đặt điểm nhìn ở hiện tại.
Ngữ cảnh của truyện ngắn thường là như đang diễn ra trước mắt người kể
chuyện. Tâm trạng của nhân vật như đang xảy ra ở thời điểm đó. Và dù có kể
chuyện q khứ, điểm nhìn của người kể cũng được đặt ở đôi mắt của hiện tại.
“Hai tuần sau, Andy đang ngồi trên những bậc thềm trước nhà, thưởng thức
điếu xì-gà. Có tiếng sột soạt khe khẽ phía sau và bên trên khiến anh quay đầu lại


– và khiến anh sửng sốt” (Ông bá tước và khách dự hôn lễ) [5, 445]. Thời gian
tác giả miêu tả đang nằm trong quá khứ, nhưng tất cả các hành động từ việc Andy
“đang” ngồi (từ “đang” chỉ thì hiện tại), rồi chợt có tiếng động “sột soạt” khiến
anh “quay đầu lại” đều được miêu tả như hiện ra ngay trước mắt người kể và
người đọc.

Cuối cùng, truyện ngắn thường có cốt truyện đơn giản, kết thúc bất ngờ
và thường mang một thơng điệp, triết lí sống.
Trong truyện ngắn, nhà văn thường chọn những cốt truyện đơn tuyến hoặc
đa tuyến, nhưng cũng khơng q nhiều để có thể làm rõ và giải quyết được tình
huống truyện mà mình đặt ra. Nếu xây dựng quá nhiều xung đột có thể gây nên
sự rối loạn, không giải quyết được đầy đủ, đơi khi là bỏ qn các xung đột. Bên
cạnh đó, nhà văn thường viết cái kết thường bất ngờ hoặc bỏ ngỏ, tạo cho người
đọc những dư âm dư vị, khiến họ ấn tượng với tác phẩm của mình. Dĩ nhiên, cái
kết đó phải mang những bài học, thơng điệp thể hiện quan điểm của tác giả. Nếu
thiếu đi yếu tố này, tác phẩm sẽ trở nên sáo rỗng, vô nghĩa.
Trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, O. Henry sử dụng nhiều kiểu
kết cấu: khi thì cốt truyện nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc vào từng câu chuyện của
nhân vật, khi thì có những tình huống gay cấn tạo sự bất ngờ. Đặc sắc nhất trong
các sáng tác của ông có thể kể đến kiểu kết thúc bất ngờ. “Đọc O. Henry ta khó
lường trước được kết cục. Bởi mẫu thuẫn lôi cuốn người đọc đôi lúc là mâu thuẫn - vờ. Để thỏa mãn và tạo sức lôi cuốn cho tác phẩm, O. Henry tỏ ra rất thiện
nghệ trong nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt tình huống truyện phát triển. Bút pháp
tự sự của ông là giấu kĩ và bày nhanh. Rất nhiều truyện của ông đến đoạn cuối
độc giả mới nhận ra được điều tác giả muốn nói. Và đơi truyện nếu tác giả khơng
nói thì chưa chắc độc giả đã có thể hiểu được” [2, 433]. Để làm rõ hơn yếu tố
này, tôi xin phân tích kĩ hơn ở phần tiếp theo.

II. Nội dung


Khi đọc một tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay xem một bộ phim, cái
kết là thứ rất quan trọng tạo nên dấu ấn của tác phẩm đó. Có nhiều bộ phim hay,
nhưng cái kết lại quá nhanh gọn, khiến người xem cảm thấy hụt hẫng, thất vọng
vì đã tốn thời gian xem bộ phim đó. Đơi khi bộ phim ấy bắt đầu chưa ấn tượng,
nhưng ngày càng phát triển và cái kết thật ấn tượng lại khiến người đọc thích thú.
Đọc một câu chuyện cũng vậy, cái kết chính là dư âm kêu âm ỉ trong tâm trí khán

giả. Ngồi ra, đó cũng là nơi tác giả thể hiện nhân sinh quan của mình về thế giới
và cái tài xử lí tình huống truyện mà họ vẽ ra trong diễn biến. Đặc biệt với thể
loại truyện ngắn, các tác giả càng cần “cắt” gọn những chi tiết và lựa chọn cái kết
sao cho vừa xử lí được các mâu thuẫn trước đó, vừa gợi ra dịng suy nghĩ cho
người đọc.
O. Henry thường sử dụng một loạt các sự kiện, yếu tố ngẫu nhiên để dồn
nén người đọc vào một cái kết bất ngờ, nằm ngồi suy tính của người đọc. Trong
truyện ngắn của O. Henry, bên cạnh những cái kết có hậu mang màu sắc cổ tích
như việc nhân vật Jimmy Valentine được thanh tra Ben Price cho một cơ hội đổi
đời, không bắt anh quay lại tù nữa dù Ben đã mất rất nhiều thời gian và công sức
để tìm ra anh (Một cuộc đổi đời), thì mảng kết “ngược” – những cái kết vừa bất
ngờ, vừa đi ngược lại cái có hậu và mong đợi của người đọc cũng rất đặc sắc.
1. Kiểu kết “ngược” với cái có hậu, để lại sự tiếc nuối
Với thi pháp kết thúc bất ngờ là đặc trưng nhưng mỗi câu chuyện, mỗi
mảnh đời của nhân vật trong truyện ngắn của O. Henry đều rất đa dạng và khác
biệt. Cùng sáng tác trong giai đoạn đầu thế kỉ XX, nếu Thạch Lam hay Nam Cao
của Việt Nam thường viết truyện ngắn về người nơng dân, những người có thân
phận nhỏ bé trong xã hội thì O. Henry viết về rất nhiều kiểu người, giai tầng trong
xã hội. Chính vì vậy mà các kiểu kết truyện của ông rất đa dạng và nhân vật
thường có các kết cục khác nhau, kiểu kết đi ngược lại với cái có hậu, tạo sự tiếc
nuối cho người đọc là một trong số đó.


Một trong những câu chuyện với cái kết buồn gây ám ảnh nhất với tơi là
Căn phịng đủ tiện nghi. Câu chuyện kể về quá trình đi tìm bạn gái của anh khách
trẻ. Anh đã đi khắp nơi, với biết bao thời gian và cơng sức để tìm Vashner – người
anh yêu nhất trên đời. Anh đã tìm được đến khu trọ ấy, căn phòng mà nàng từng
ở. Anh nhớ nàng đến nỗi chỉ ngửi thoáng qua mùi mignonette, anh đã nhận ra
Vasher đã từng ở đây. Anh liền “bật người ra để níu lấy một ít, vì anh biết anh có
thể nhận ra cái gì đấy dù nhỏ nhặt nhất thuộc về nàng hay cái gì đấy nàng đã chạm

tay đến” [5, 33]. Mọi thứ đã gần đến thế, vậy mà O. Henry vẫn để họ khơng thể
tìm thấy nhau, khi cơ gái mà anh khách tìm, đã tự tử bằng ga thắp đèn đúng một
tuần trước khi anh tìm thấy cơ. Chưa dừng lại ở cái chết của cơ gái trẻ, anh khách
đi tìm bạn gái cũng đã tự tử ngay chính trong căn phịng đó – nơi người anh yêu
nhất ra đi, và đúng như cách cô đã chọn – chết vì khí ga. Tất cả sự thật về cái chết
đau thương của Vasher đến cuối cùng cũng chưa đến tai người yêu cô mà lại được
tiết lộ một cách không thể lạnh lùng và tàn nhẫn hơn qua cuộc tán gẫu bà chủ
phòng trọ. Hành động của bà chủ tên Purdy còn được tán dương là “tài lắm mới
có thể cho th loại phịng như thế” [5, 37], “có đầu óc kinh doanh độc đáo lắm”
[5, 38]. Nhà văn đã sử dụng một loạt các yếu tố ngẫu nhiên trước khi đi đến cái
kết cuối cùng. Đó là sự ngẫu nhiên khi anh khách thuê trọ thuê được đúng căn
phòng mà người yêu anh từng thuê, anh chết theo đúng cách mà người yêu anh
từng tự tử. Và ngẫu nhiên, anh gặp đúng người đàn bà cho thuê trọ chỉ nghĩ đến
lợi ích của đồng tiền mà phớt lờ đi sự khẩn thiết của anh. Câu chuyện này đã tạo
ra một sự day dứt, tiếc nuối khôn nguôi. Giá mà anh được biết câu chuyện của
người u mình, giá mà anh tìm ra cơ ấy sớm hơn... rất nhiều giá mà cứ văng
vẳng trong tâm trí người đọc.
Dưới ngòi bút của O. Henry, một tên cớm cũng trở nên thật đáng thương.
Có lẽ do ơng đã từng trải nghiệm cuộc sống nơi tù đày để có thể quan sát, hiểu rõ
về những hoàn cảnh tù tội oan sai xung quanh ơng thì những dịng văn của ông
mới trở nên giàu tính nhân đạo như vậy. Trong Tên cớm và âm điệu giáo đường,


có hai hình ảnh đối lập nhưng lại đặt bên cạnh nhau, đó là tên cớm – một thứ đại
diện cho những tội lỗi, và giáo đường – đại diện cho những điều tốt đẹp, niềm hy
vọng của con người trong cuộc sống. Hai chi tiết ấy đã đủ để khơi gợi những suy
tư cho người đọc, rằng hai thứ ấy liên quan gì đến nhau và sẽ đem lại cho ta câu
chuyện như thế nào. Truyện kể vào một ngày đơng lạnh giá, khơng khí lạnh lẽo
thúc giục con người ta mau trở về nhà cùng chiếc chăn và nơi nghỉ ngơi ấm áp.
Trong khi ấy, Soapy – một kẻ vào tù ra tội – đang lang lang ngủ tạm bợ ở cơng

viên. Hắn đang mơ mộng và tìm cách trở lại nhà tủ, nơi mà hắn nghĩ ít nhất “ngày
có ba bữa ăn, có giường gối và bạn bè, lại được an tồn khơng bị mùa đơng và
cảnh sát phiền hà” [5, 515]. Đặt mong muốn ấy trong hồn cảnh thực tại, đó quả
là có căn cứ chính đáng. Vậy là hắn bắt đầu kế hoạch của mình. Nhưng bằng một
cách ngẫy nhiên nào đó, mọi kế hoạch của hắn đều không thành công. Đầu tiên,
hắn định đến ăn một bữa thật sang ở một khách sạn đắt tiền và tuyên bố không
trả tiền để bị nhà hàng bắt giao cho cảnh sát. Tuy nhiên kế hoạch đổ bể ngay khi
quản lí thấy “cái quần tả tơi và đôi giày khốn khổ” [5, 517] và đuổi hắn ra khỏi
nhà hàng. Soapy tiếp tục dùng đá ném vào cửa kính của một cửa hiệu rồi đợi cảnh
sát đến bắt, nhưng ngẫu nhiên lại gặp một tên cảnh sát cho rằng: “Những người
phá vở cửa kình khơng đời nào đứng đấy để đánh đố nhân viên công quyền. Họ
phải chuồn cho nhanh” [5, 518]. Cứ thế lần ba, lần bốn, Soapy vẫn ngẫu nhiên
gặp những yếu tố điều ngăn cản hắn vào tù như: ghẹo gái gặp trúng một cô gái
điếm; phá rối trật tự lại bị tưởng là hành động của “sinh viên Đại học Yale đang
ăn mừng kết quả rận đấu họ thắng đậm trường Hartford” [5, 522]; lấy trộm chiếc
ô mà người đàn ông kia cũng không chắc chắn về chủ nhân thực sự chiếc ơ đó.
Cứ thế tổng cộng sáu lần, Soapy cố gắng để tìm đường đến nhà giam. Khi đã mệt
mỏi và bỏ cuộc, hắn dừng lại và nghe một bản thánh ca bên giáo đường, nghĩ về
những điều tốt đẹp và ấm áp trong cuộc đời mình. Đây cũng là lúc hắn muốn làm
lại cuộc đời, giống như Chí Phèo của Nam Cao khi gặp Thị Nở rồi muốn trở thành
người thiện lương vậy. Tuy nhiên, số phận của Soapy cũng giống như Chí Phèo,
đều rơi vào tuyệt vọng lúc bản thân tràn ngập niềm tin nhất. Hắn bị bắt khi “không


làm gì cả” [5, 526]. Mong muốn từ ban đầu của hắn đã được đáp ứng, nhưng cái
kết này thật khiến người đọc phải suy nghĩ và buồn lòng. Lương tri Soapy đã thức
tỉnh nhưng sao cuộc đời lại tước đi cơ hội của hắn? Một cái kết “ngược”, mang
đầy nỗi bi thương cho nhân vật chính, dù đó chỉ là một tên cớm đang mong vào
tù.
2. Kiểu kết “ngược” khôi hài, để lại tiếng cười

Đây là mảng kết thường gặp trong truyện ngắn của O. Henry. Tác giả sử
dụng kiểu kết truyện bất ngờ, nhưng trong những cái kết đó lại mang tới tiếng
cười cho người đọc. Tiếng cười ấy thường xuất phát từ hành động và lời nói của
nhân vật khi được đặt trong các tình huống truyện éo le, khó tưởng tượng trước
được.
Ví dụ như trong Những quả tim và bàn tay, cô gái xinh đẹp, thanh lịch tên
Fairchild vơ tình ngồi đối diện người bạn cũ tên Easton đang cịng tay cùng một
người có vẻ lầm lì. Khi bắt gặp người bạn cũ, Easton liên tục kể về những thành
tựu mà anh đã đạt được, đặc biệt nhấn mạnh vào nghề nghiệp mà anh đang theo
đuổi: một Sĩ quan Tòa án. Nghe đến đây, Fairchild “thở phào, nét hồng trở lại”,
“giọng cô ấm đi” [5, 415], chủ động hẹn gặp Easton ở Washington. Có lẽ cơ đã
phải lòng người con trai “điển trai với vẻ mặt và cử chỉ hiên ngang và thẳng thắn
ấy” [5, 413]. Tuy nhiên, ngay khi Easton cùng người đàn ông lầm lì rời đi, O.
Henry đã chốt lại kết bằng lời nói của một người chứng kiến gần đó “Anh khơng
để ý sao? Anh có bao giờ biết một Sĩ quan Tòa án nào lại còng tội phạm vào tay
phải của họ khơng?” [5, 418]. Vậy hóa ra, ơng Sĩ quan Tịa án thật sự đã nói dối
để Easton khơng bị mất mặt trước cô gái trẻ đang tràn ngập hy vọng kia. Đến đây,
người đọc có lẽ chỉ biết cười vì sự quan sát và phán đốn thiếu tinh tế của cô gái.
Bởi trước khi kết truyện, O. Henry đã ba lần nhắc đến việc Easton đang bị còng
tay phải. Và rõ ràng, chỉ có tội phạm mới bị cịng bằng tay phải.
Một truyện ngắn khác khiến người đọc chỉ biết lắc đầu ngao ngán trước
tính tự kiêu và hay dối gạt của nhân vật, đó là chàng Trysdale trong Cây xương


rồng. Trysdale vì để gây ấn tượng với cơ gái của mình mà khơng phủ nhận tin
đồn anh rất giỏi tiếng Tây Ban Nha. Anh cứ “để cho lời gán ghép lan truyền ra
mà khơng đính chính”, “cho phép cơ chồng quanh vầng trán anh cái vịng miện
giả hiệu về nền uyên bác Tây Ban Nha” [5, 43]. Một chi tiết tưởng chừng nhỏ
nhặt mà đến cuối cùng, trong đám cưới của cô gái ấy, anh mới nhận ra lại là
nguyên do khiến cuộc tình của anh đổ bể cả. Cô gái ấy trước khi rời xa anh, đã

mang tặng anh một cây xương rồng kèm chiếc thẻ ghi vài dòng mà ban đầu anh
cho là “ngoại ngữ man di hoặc là một tên thực vật”. Chỉ đến khi anh bạn nói cho
Trysdale rằng đó là tiếng Tây Ban Nha, mang nghĩa “Hãy đến mang tôi đi”, anh
mới hiểu ra rằng, cô ấy đã cho anh một lời đồng ý, chỉ là chính sự phù phiếm, tự
kiêu của anh đã đẩy cô ấy đi bên người đàn ông khác. Nếu ngày ấy anh biết tiếng
Tây Ban Nha như đúng lời anh nói, hay anh đừng dối cơ anh biết tiếng Tây Ban
Nha, có lẽ bây giờ người sánh bước cạnh cơ trong lễ đường đã là anh!
Có vẻ O. Henry rất hay để nhân vật của mình vì tình yêu mà mờ mắt, khó
nhận ra đúng sai. Bởi cơ nàng Martha trong Những ổ bánh của phù thủy cũng vì
lịng thương mến ông khách Blumberger trông ngày càng gầy đi và uể oải mà gây
ra sự cố mà thôi. Mỗi lần đến cửa hiệu bánh của cơ Martha, dù có nhiều loại bánh
trái ngon lành khác nhưng ông chỉ mua hai ổ bánh mì cũ. Mục đích hay ngun
cớ là gì, Martha và người đọc đều khơng biết. Chỉ biết là vào một ngày, khi có cơ
hội, Martha liền lén cho bơ vào chiếc bánh mì ấy rồi tự “mỉm cười một mình, với
một ít rộn ràng trong tim” [5, 410]. Thậm chí, cơ cịn tự hỏi mình rằng “Khi ông
ăn, liệu ông có nghĩ đến đôi bàn tay đã sửa soạn ổ bánh mì cho ơng khơng?” [5,
411]. Những tưởng câu chuyện sẽ đi theo kiểu kết truyện cổ tích như một vài tác
phẩm khác của O. Henry, cuối cùng, cô gái lại ngỡ ngàng trước công dụng của
những chiếc bánh mì cũ cơ từng bán là để xóa đi vết bút chì trong bản thảo thiết
kế. Vậy khi cơ kẹp bơ vào chiếc bánh, những chất bơ đó đã phá hỏng hồn tồn
cơng sức suốt ba tháng qua của ông Blumberger. Sau cái kết này, nhân vật nữ
cũng tự thấy xấu hổ vì hành động của mình, nhân vật nam cũng không muốn quay


lại cửa hiệu đó thêm lần nào nữa. Đến đây, có lẽ người đọc vừa cảm thấy thương
cơ gái vì đã đặt sự mơ mộng sai chỗ, nhưng cũng không tránh khỏi tiếng cười
trước tình huống éo le, khó mà lường trước O. Henry vẽ ra này.
III. Tổng kết
Kết truyện là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của tác phẩm.
Đọc truyện ngắn của O. Henry, người đọc khó mà nhận ra được ngay đâu là thơng

điệp mà tác giả muốn truyền tải, hay đâu là câu chuyện chính tác giả muốn hướng
tới. Cái kết của ơng thường được tạo nên bởi một chuỗi những điều ngẫu nhiên
để đi đến cái ngẫu nhiên cuối cùng trong cái kết. Việc nghiên cứu motif những
kiểu kết truyện O. Henry cũng trở thành một mảnh đất màu mỡ cho các nhà
nghiên cứu sau này và cả chính bản thân tơi. Kết thúc bất ngờ đã trở thành một
đặc trưng thi pháp nổi bật tạo nên tên tuổi O. Henry trong nền văn học Mĩ nói
riêng và văn học thế giới nói chung, khiến ơng trở thành “bậc thầy truyện ngắn,
nổi tiếng với những cái kết bất ngờ” [1, 299].

Tài liệu tham khảo
[1] Lê Huy Bắc (2003), Văn học Mỹ, Nxb Đại học Sư phạm.
[2] Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Mỹ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi (2015), Giáo trình Văn học
phương Tây, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[4] Lê Lưu Oanh, Phạm Đặc Dư (2008), Lí luận văn học
[5] Diệp Minh Tâm dịch (2000), Tuyển tập truyện ngắn O. Henry, Nxb Hội nhà
văn.
[6] Lê Thị Thanh Tâm (2020), Luận án Tiến sĩ Kết cấu truyện ngắn của O. Henry,
Học viện Khoa học Xã hội.



×