Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận Tài chính quốc tế: TIỂU LUẬN “Chính sách tỷ giá Trung Quốc giai đoạn 2011 – 2016”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.13 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN
“Chính sách tỷ
giai đoạn 2011

giá Trung Quốc
– 2016”

Thơng tin nhóm
Họ và tên
Nguyễn Khánh Hà
Trần Thị Diệu Huyền
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Đỗ Trang Linh
Nguyễn Thị Hiền

Số thứ tự
14
24
25

Hà Nội, 2017
LỜI MỞ ĐẦU
Là một trong những cường quốc lớn của kinh tế thế giới, có thể thấy mỗi động
thái của kinh tế Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tế các nước trong
khu vực nói riêng, và kinh tế thế giới nói chung. Đồng Nhân dân tệ hiện cũng đã
được đưa vào rổ những đồng tiền dự trữ của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, điều này
1


càng nhấn mạnh hơn tầm ảnh hưởng của quốc gia sở hữu đồng Nhân dân tệ trên thị
trường quốc tế.


Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
gây ra rất nhiều tranh cãi, nổi bật nhất là vấn đề phá giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ
kinh tế trong nước và tăng trưởng thặng dư thương mại.
Vậy để làm rõ chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã thay đổi như thế nào, biện
pháp thay đổi chính sách là gì, mục đích của việc thay đổi chính sách và tác động
đến các nền kinh tế ra sao, Nhóm chúng em thực hiện tiểu luận nghiên cứu về “
Chính sách tỷ giá Trung Quốc giai đoạn 2011 – 2016”
Trước hết, cùng lược qua lịch sử chính sách tỷ giá của quốc gia này giai đoạn
trước năm 2011
1.

Trước năm 1978
Từ 1955 – 1972, quốc gia này chỉ áp dụng một tỷ giá. Vào thời kỳ này, đồng
Nhân dân tệ được định giá quá cao so với giá trị thực ( CNY1,5/USD ) dẫn

2.
3.

đến những yếu kém trong xuất khẩu.
Năm 1979 – 1980
Tỷ giá được giữ cố định CNY2/USD
Giai đoạn 1981 – 1985
Trung Quốc bước đầu thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ. Đồng Nhân

4.

dân tệ bắt đầu hạ giá từ CNY2/USD lên tới CNY3/USD
Giai đoạn 1986 – 1990
Tiếp tục với chính sách thả nổi đồng Nhân dân tệ, CNY tiếp tục được phá


5.

giá cao, từ CNY3/USD lên tới xấp xỉ CNY4/USD
Giai đoạn 1991 – 1993
Chính sách thả nổi bắt đầu mang lại hiệu quả nhất định, đồng Nhân dân tệ
tiếp tục được hạ giá với biên độ rộng, từ CNY4/USD lên tới xấp xỉ

6.

CNY6/USD
Giai đoạn 1994 – 1997
2


Đây là giai đoạn Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá phá giá mạnh đồng
Nhân dân tệ, đồng Nhân dân tệ phá giá với biên độ mạnh từ CNY5,8/USD
7.

lên tới CNY8,7/USD
Giai đoạn 1998 – 2004
Giai đoạn này, chính sách tỷ giá duy trì ổn định nhẹ đồng Nhân dân tệ tiếp
tục phát huy tác dụng. Tỷ giá luôn được giữ ở mức CNY8,5/USD với biên
độ giao động nhỏ. Nhờ đó mà những tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực Châu Á 1997 đến nền kinh tế Trung Quốc ít nghiêm trọng

8.

hơn.
Năm 2005
Tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá

đồng Nhân dân tệ. Sau đó, NHTW tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả
nổi với biên độ 0,3% so với tỷ giá chính thức của NHTW. Đồng Nhân dân tệ
đã lên giá 3,12% kể từ khi thực hiện chính sách này. Trong cả năm 2005, tỷ

9.

giá luôn ở trên mức CNY8/USD
Giai đoạn 2006 – 2009
Với cam kết điều chỉnh tăng tỷ giá, Trung Quốc tiếp tục tăng giá đồng Nhân
dân tệ. Tỷ giá CNY/USD bước đầu tăng giá, từ CNY8,27/USD xuống còn

CNY6,8/USD vào năm 2009
10. Năm 2010
Ngày 22/6/2010, do sức ép tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế
phát triển và đang phát triển G20, Trung Quốc đã thực hiện bước đi đầu tiên
trong cam kết linh hoạt giá đồng Nhân dân tệ. Theo đó, NHTW Trung Quốc
đã xác lập tỷ giá hối đoái tới mức CNY6,798/USD, tăng 0,43% so với mức
CNY6,78275/USD ngày 21/6/2010. Đây là mức cao nhất kể từ khi Trung
Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ vào tháng 7 năm 2005.

3


CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN
2011 - 2013
1. Toàn cảnh kinh tế của Trung Quốc 2011 - 2013

Nguồn: Investing.com
Thị trường chứng khoán được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế. Theo biểu
đồ Shanghai Composite Index của Trung Quốc giai đoạn 2011 đến 2013 có thể

thấy nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại.
Năm 2011, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 9.2%, tốc độ tăng trưởng theo
quý liên tục giảm, quý I là 9.7%; quý II là 9.5%; quý III là 9.1% và quý IV là
8.9%, những động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm
sút. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tốc độ tiêu thụ ôtô và nhà ở thương mại đều giảm.
Năm 2011 là một năm khó khăn chung của kinh tế thế giới, các đối tác thương mại
lớn nhất của Trung Quốc là EU, Mỹ và Nhật Bản hồi phục rất chậm, đặc biệt là EU
lâm vào khủng hoảng nợ công trầm trọng… tình hình này làm ảnh hưởng lớn đến
xuất khẩu của Trung Quốc. Trong 2011, thặng dư thương mại của Trung Quốc có
xu hướng thu hẹp, chỉ chiếm 2% GDP và chưa đến 4.3% tổng kim ngạch xuất
4


khẩu. Cả năm 2011, tỷ lệ đóng góp trong tăng trưởng GDP của xuất khẩu ròng còn
âm (-5.8%). Về lạm phát, theo số liệu của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc tính
chung cả năm CPI tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mục
tiêu đề ra là 4%.
Trong năm 2012, GDP của Trung Quốc tăng 7.8% và đạt 51,932.2 tỷ NDT.
Đây là mức thấp so với những năm qua, nhưng cũng là một năm khá thành công
của nước này. Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng CPI tăng 2,6%, trong đó, giá thực
phẩm tăng 4,8%. Dự trữ ngoại tệ vào cuối năm 2012 là 3.311,6 tỷ USD, tăng 130,4
tỷ USD so với cuối năm 2011. Cùng với diễn biến của tình hình kinh tế thế giới,
quan điểm chính sách của Trung Quốc chuyển từ “duy trì kinh tế phát triển bình
ổn, tương đối nhanh”(2010), “ổn định kinh tế, điều chỉnh kết cấu, khống chế lạm
phát” (2011) sang “ổn định cầu tiến” (2012).
Năm 2013 GDP đạt 56.884,5 tỉ NDT, tăng trưởng 7.7%. Đây là mức tăng
trưởng thấp nhất trong 14 năm qua kể từ năm 1999 (tăng trưởng 7.6%). Như
vậy, kể từ quý IV-2010 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã liên tục xuất hiện xu thế
suy giảm. Trước tình hình này, việc giữ ổn định tăng trưởng rất được chú trọng, bởi
lẽ nếu tăng trưởng khơng ổn định thì việc làm khơng ổn định, xã hội cũng vì thế

mà có thể trở nên khơng ổn định, vì vậy Chính phủ Trung Quốc ln đặt "ổn định
tăng trưởng" lên hàng đầu trong phương hướng điều tiết vĩ mơ năm 2013, thậm chí
nhấn mạnh “đưa ổn định tăng trưởng lên vị trí quan trọng hơn nữa”.
Ngay từ quý I -2013 nhà nước Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các biện pháp
chính sách "ổn định tăng trưởng, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách". Kể từ
tháng 7, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra các “gói kích thích mini” (theo cách
gọi của Bank of America) trên 3 phương diện: (1) Tạm miễn thuế GTGT và thuế
thu nhâp doanh nghiêp cho khoảng 6 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có doanh
5


thu hàng tháng không quá 20.000 NDT kể từ 1-8. Cũng từ ngày 1-8, Trung Quốc
mở rộng phạm vi thí điểm trưng thu thuế giá trị gia tăng thay cho thuế thu nhập
doanh nghiệp, cả năm sẽ giảm thuế khoảng 120 tỉ NDT; (2) Nghiên cứu quyết định
các biện pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy sự phát triển ổn định của xuất nhập
khẩu; (3) Triển khai cải cách thể chế đầu tư, tài chính vào đường sắt, mở cửa toàn
diện thị trường xây dựng đường sắt, mở rộng quyền sở hữu và quyền kinh doanh
trong xây dựng đường sắt, đẩy nhanh xây dựng đường sắt ở miền Trung, miền Tây
và khu vực nghèo đói. Nhờ vậy mà kinh tế đã phục hồi nhẹ trở lại vào quý III,
nhưng quý IV lại giảm và mức tăng trưởng 7,7% cả năm 2013 vẫn là mức tăng
trưởng thấp nhất trong 14 năm qua. Kể từ năm 2010 đến nay GDP của Trung
Quốc đã liên tục suy giảm trong 4 năm liền.
2. Biến động tỷ giá và chính sách tỷ giá của Trung Quốc 2011- 2013

Nguồn: Investing.com
Tỷ giá CNY/USD từ giữa 2010 bắt đầu có xu hướng giảm dù trước đó được
giữ ổn định. Hiệu ứng này là do, ngày 22/6/2010, Trung Quốc đã thực hiện bước đi
đầu tiên của mình trong cam kết linh hoạt giá đồng nhân dân tệ. Theo đó, Ngân
hàng Trung Ương Trung Quốc đã xác lập tỷ giá hối đoái mới ở mức 1USD
=6.7980 NDT, tăng 0.43% so với mức 6.8275 của ngày 21/6/2010. Đây là mức cao

nhất kể từ khi Bắc Kinh định giá lại đồng NDT vào tháng 7/2005. Động thái trên
được cho là nhằm mục đích giảm bớt bầu khơng khí căng thẳng tại Hội nghị
thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển (G20) khi đó đang
6


nhóm họp tại Canada. Đến năm 2011, đồng NDT tiếp tục tăng giá nhưng ở biên độ
hẹp khoảng 0.5-1%. Năm 2012, đồng NDT tiếp tục tăng giá và xu hướng này tiếp
tục cho đến đầu năm 2014.
Trước 2010, đã có rất nhiều phản ứng gay gắt từ các quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU… cho rằng Trung Quốc theo
đuổi chính sách tỷ giá thấp đồng NDT nhằm mục đích cạnh tranh thương mại giá
rẻ. Tuy vậy, đáp lại những phản ứng mạnh mẽ của các nước khác thì Chính phủ
Trung Quốc vẫn cho rằng đồng NDT đang được định giá đúng với giá trị thực của
nó và có khi cịn cao hơn so với một số đồng tiền khác. Trung Quốc vẫn khẳng
định họ không hề chủ ý định giá thấp đồng NDT và cũng không cạnh tranh thương
mại thiếu công bằng.
Mỹ là quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất về việc Trung Quốc định giá thấp
đồng NDT. Với vị thế là nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ ln thúc ép và gia tăng áp
lực lên Chính phủ Trung Quốc thông qua các chuyến công du giữa các lãnh đạo
của hai nước và trong các cuộc hội nghị kinh tế quốc tế. Sự căng thẳng và mức độ
phức tạp của vấn đề định giá thấp đồng NDT được đẩy lên đỉnh điểm khi mà thâm
hụt thương mại của Mỹ ngày càng trầm trọng, trái ngược hoàn toàn so với Trung
Quốc. Mỹ đã thực hiện một chuỗi các biện pháp đáp trả nhằm phản đối chính sách
tỷ giá của Trung Quốc.
- Ngày 30/3/2010, 130 nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã cùng ký tên và đệ trình lên
Quốc hội một đề án nhằm phản đối Trung Quốc thao túng tiền tệ.
- Tháng 3/2010, Mỹ ban hành “Quốc sách xuất khẩu”. Mỹ sẽ hạn chế nhập
khẩu đặc biệt với Trung Quốc và đẩy bộ máy công quyền vào hỗ trợ doanh nghiệp
xuất khẩu nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Chính phủ đã lập lên

một loạt các hàng rào bảo hộ hàng hóa trong nước, ngồi việc đánh thuế chống bán
7


phá giá thì bằng các cơng cụ phi thuế quan như hạn ngạch, các hàng rào tiêu chuẩn
kĩ thuật khắt khe đối với các mặt hàng công nghệ cao, nông sản, thủy hải sản của
Trung Quốc… cũng được Mỹ sử dụng liên tục nhằm hạn chế tối đa không cho
hàng hóa Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa kỳ trong suốt thời gian qua.
- Ngày 9/4/2010, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định đánh thuế chống bán
phá giá từ 30-99% đối với ống thép nhập khẩu từ Trung Quốc thường được sử
dụng trong ngành dầu khí.
- Ngày 15/4/2010, Bộ Tài chính Mỹ dự định đưa Trung Quốc vào danh sách
đất nước “Thao túng tiền tệ”. Ngày 17/11/2010, Tiểu ban tư vấn Quốc hội Mỹ phát
hành báo cáo hàng năm đốc thúc Quốc hội Mỹ đưa Trung Quốc vào danh sách các
nước thao túng tiền tệ và khiếu nại lên WTO chính sách cơng nghiệp bóp méo
thương mại của Trung Quốc.
- Ngày 11/9/2010, Chính phủ Mỹ quyết định đánh thuế mới đối với các mặt
hàng lốp xe cỡ nhỏ và xe tải hạng nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo đó, mức
thuế sẽ được nâng lên 35% thay cho 4% trước đó. Mức thuế 35% sẽ chính thức có
hiệu lực vào ngày 26/9/2010 và sẽ được áp dụng cho hai năm tiếp theo lần lượt là
30%, 25%.
- Ngày 29/9/2011, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật thúc ép Trung Quốc tăng
giá trị nhân dân tệ lên nhanh hơn với tỷ lệ 348 phiếu thuận/79 phiếu chống. Ngày
11/10/2011, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật gây sức ép đối với tỷ giá hối đoái
đồng NDT. Thượng viện Mỹ gọi dự luật này là “Giám sát cải cách tỷ giá hối đoái
đồng tiền năm 2011”. Thực chất dự luật này là nhắm tới đồng NDT với mục đích
chính là tác động đến quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm thay đổi
chính sách tỷ giá NDT linh hoạt và phù hợp hơn.

8



- Ngày 13/3/2012, Tổng thống Obama đã ký thành luật một dự thảo cho
phép Bộ Thương mại áp thuế chống bán phá giá lên các nền kinh tế phi thị trường
như Trung Quốc do trợ cấp cho các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu. Trong đó, có 23
mặt hàng nhập từ Trung Quốc như: thép, nhôm, giấy, dược phẩm… và đuwọc phép
áp thuế trợ cấp đối với tất cả các mặt hàng trong nước cùng loại với hàng hóa từ
Trung Quốc nếu hàng hóa Trung Quốc có dấu hiệu phá giá.
Chuỗi biện pháp phản đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất từ phía Mỹ trong nhiều
năm đã cho thấy vấn đề đã không chỉ là các tranh cãi thương mại đơn thuần mà độ
ảnh hưởng của nó đang ngày được nâng lên và làm cho nền kinh tế số 1 thế giới
lao đao và có nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mặt khác lại cho thấy
rằng Mỹ thúc ép Trung Quốc tăng giá đồng NDT còn mang thêm hơi hướng động
cơ chính trị chứ khơng chỉ đơn thuần là việc thâm hụt thương mại.
Trước những áp lực từ các nước, đặc biệt là Mỹ trong vấn đề tỷ giá, Trung
Quốc đã có những động thái tích cực. Riêng năm 2011, đồng Nhân dân tệ đã tăng
giá khoảng 5% so với USD. Ngày 10/2/2012, đồng NDT tăng giá đạt mức cao kỷ
lục 1 USD = 6.2937 NDT. Tuy nhiên, ngoài lý do xuất phát từ áp lực của các nước
nhằm tránh không bị cô lập và tẩy chay trong các hoạt động thương mại thì việc
Trung Quốc tăng tỷ giá cịn xuất phát từ chính lợi ích bên trong của Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc nắm giữ khoảng 3000 tỷ USD trái phiếu Mỹ và các giấy tờ
có giá khác của nước ngoài nên việc tăng giá NDT sẽ giúp cho Trung Quốc giảm
bớt các rủi ro đối với tài sản mà họ đang nắm giữ trong bối cảnh lạm phát cao ở
Mỹ, EU và sự mất giá của đồng USD với các đồng tiền khác. Thứ hai, việc tăng
giá đồng NDT sẽ giúp cho Trung Quốc kiềm chế được lạm phát trong nước. Trong
năm 2011, nhờ việc tăng giá đồng NDT mà Trung Quốc đã kìm hãm được lạm phát
ở mức một con số.

9



Sau khi Trung Quốc tăng giá đồng NDT vào tháng 6/2010, vào tháng
03/2011, Trung Quốc lần đầu có thâm hụt thương mại sau gần 6 năm. Về phía Mỹ,
theo cơng bố của Bộ thương mại Mỹ, tháng 4/2012 thâm hụt thương mại của Mỹ là
46.03 tỷ USD giảm 12.4% so với tháng 3/2012. Đây là mức thâm hụt thấp nhất
trong vòng 3 năm kể từ 2009 của Mỹ. Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn thì có thể thấy
việc điều chỉnh chính sách đồng NDT của Trung Quốc là một trong các bước nhằm
mục tiêu đưa đồng NDT thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, đồng thời giữ cho nền
kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trong bối cảnh các quốc gia khác đang tăng trưởng
chậm lại hoặc suy thối. Có thể thấy rõ tham vọng của chính phủ Trung Quốc đang
từng bước đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 thế giới với một chiến lược
và tầm nhìn dài hạn.

10



×