Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nhân tố con người và sự phát huy nhân tố con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.92 KB, 7 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ KHƠNG THUYẾT TRÌNH
Mơn: Triết học
Học phần: 21D1PHI61000407
Đề tài: Nhân tố con người và sự phát huy nhân tố con người? Quan điểm cơ bản của
Đảng ta về nhân tố con người và sự phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------1. Quan niệm Triết học về con người
Mác-Lênin có quan điểm: “Con người là thực thể sinh học xã hội. Con người là một
sinh vật có tính xã hội, vừa là sản phẩm cao nhất trong qua trình tiến hóa của tự nhiên và
lịch sử xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo mọi thành tựu văn hóa trên Trái đất.”
Triết học Mác chỉ rõ hai mặt, hai yếu tố cơ bản cấu thành con người là mặt sinh
học và mặt xã hội. Con người có mặt tự nhiên, vật chất, nhục thể, sinh vật, tộc loại …
Đồng thời, con người có mặt xã hội, tinh thần, ngơn ngữ, ý thức, tư duy, lao động, giao
tiếp, đạo đức. Con người là chủ thể hoạt động thực tiễn, con người sáng tạo ra mọi của cải
vật chất, tinh thần, sáng tạo ra cả bộ óc và tư duy của mình.
2. Quan niệm Triết học về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người
Trong tài liệu Triết học – Xã hội về nhân tố con người có nhiều cách tiếp cận khác
nhau, trong đó có hai cách tiếp cận chính:
- Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của con người riêng biệt,
những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí lực
và thể lực của mỗi người quyết định.
- Thứ hai, coi nhân tố con người là tổng thể những phẩm chất, thuộc tính, đặc
trưng, năng lượng đa dạng của con người và biểu hiện trong các hình thức hoạt động khác
nhau.
Có thể thấy, điểm chung của trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về
bản chất là nhân tố con người, quy định vai trò chủ thể của con người. Song sự khác nhau
trong hai quan niệm trên ở chỗ, quan niệm đầu tiên lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản,
còn phẩm chất, năng lực được thể hiện trong hoạt động; còn quan niệm thức hai lại lấy
đặc trưng cơ bản là những phẩm chất năng lực, còn hoạt động là sự thể hiện nó. Từ đây,
có thể đưa ra những quan niệm chung, đầy đủ hơn về nhân tố con người: Nhân tố con
người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo


1


của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các
đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát
triển xã hội nhất định.
Phát huy nhân tố con người là làm gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần,
giá trị thể chất, vật chất. Con người ở đây xem xét như một tài nguyên, một nguồn lực. Vì
vậy phát huy nhân tố con người hay phát triển nguồn lực con người trở thành một lĩnh
vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực như vật lực,
tài lực, nhân lực, trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm.
3. Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
3.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nhân tố con người của Việt Nam hiện nay
Mục tiêu chiến lược về phát triển con người mà Đảng, Nhà nước ta hướng tới là
“Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”. Để
đưa đất nước sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và thực hiện
được mục tiêu phát triển con người, Đảng ta nêu quan điểm: “Mở rộng dân chủ, phát huy
tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của
sự phát triển”. Quan điểm này tiếp nối tư tưởng nhất quán của Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta “Phương hướng lớn nhất của
chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo cơng bằng, bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với tập thể và
cộng đồng xã hội”
3.2. Vấn đề chiến lược con người ở Việt Nam hiện nay
Mục tiêu của chiến lược con người là phát triển con người toàn diện, vừa “hồng”
vừa “chuyên”, trong đó ưu tiên đạo đức cách mạng, coi đạo đức là gốc. Đào tạo ra những
người công dân và cán bộ tốt, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân ta. Trong chiến lược con người, xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, công chức, viên
chức được đặt hàng đầu và coi là “công việc gốc của Đảng”. Đồng thời, chú trọng công

tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
4. Thực trạng về phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay
4.1. Những điểm tích cực
Hiện nay, dân số Việt Nam khoảng 98 triệu người, trong đó tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động khoảng 68,7% (quý 1/2021) (Tổng cục Thống kê, 2021) , đây là một lợi
2


thế về số lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực đã tăng đáng
kể trong những năm gần đây.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 51,6% tăng lên khoảng 64,5% năm 2020,
trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ năm 2015 là 20,29% đã tăng lên đến
khoảng 24,5% vào năm 2020. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index HDI) của Việt Nam được xếp hạng ở vị trí 110/189 quốc gia và đứng thứ nhì trong khu
vực Đơng Nam Á, chỉ sau chỉ số HDI của Singaprore. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động ở khu vực thành thị vẫn ở mức dưới 4% (Ban Tuyên giáo Trung ương, 2021). Người
lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù, chịu khó, thơng minh, năng suất lao động
cũng ln được cải thiện và đạt mức tăng bình quân 3,9%/ năm (2006 - 2015) (Ngân
Trần, 2020).
Hiện nay, ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh
nghiệp của cả nước, đây là thành phần chiếm ưu thế và là nơi sử dụng nguồn nhân lực
nhiều nhất trong nền kinh tế. Trên thực tế thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ này vẫn ở mức hạn chế.
Tuy nhiên, Việt Nam cịn có những doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup,
Thaco, Hoàng Anh Gia Lai hay những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
như Samsung Việt Nam, Toyota Việt Nam, Intel,… là những doanh nghiệp có nhu cầu lớn
về nguồn nhân lực chất lượng cao và trong nhiều trường hợp chính những tổ chức này
cũng tự tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cho chính họ.
Việc hợp tác quốc tế mạnh mẽ đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc hoàn
thiện chất lượng nguồn nhân lực theo các tiêu chuẩn tiến bộ trên thế giới. Hiệp định Đối
tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive

Agreement for Trans - Pacific Partnership - CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 và
Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (European - Vietnam Free Trade Agreement EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 với những tiêu chuẩn quy định về lao động trong
thương mại đã đảm bảo được các quyền và lợi ích của người lao động, trong đó có quyền
được đào tạo nâng cao năng lực tại nơi làm việc và như vậy là người lao động đã có thể
chủ động và có ý kiến đóng góp cho q trình phát triển nguồn nhân lực.
4.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh những điểm tích cực, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay vẫn
còn những hạn chế trong đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ thể như sau:
3


Thứ nhất, Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao do công tác đào tạo
chưa phù hợp. Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học với 237
trường đại học, học viện bao gồm 172 trường cơng lập và 65 trường ngồi công lập (số
liệu không bao gồm các trường đại học, học viện thuộc khối An ninh, Quốc phòng) (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2019). Tuy nhiên, chương trình, chất lượng và phương pháp giảng
dạy chưa đồng đều, nhiều đơn vị vẫn cịn xảy ra tình trạng nội dung đào tạo chưa gắn liền
với thực tiễn tại doanh nghiệp. Hơn thế nữa, chỉ có khoảng 23% sinh viên nam và 9%
sinh viên nữ chọn các ngành toán học, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, cịn lại đa số sinh
viên chọn ngành học khối ngành kinh tế, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lao động trong các
khối ngành kỹ thuật (Trần Huỳnh, 2019, Nga Trần, 2018).
Thứ hai, việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cũng gặp khó khăn khi đối diện
một xu hướng không tránh khỏi là nạn “chảy máu chất xám” (brain drain) xảy ra tại Việt
Nam. Mức sống chưa cao và chế độ lương thưởng chưa phù hợp của môi trường làm việc
trong nước đã dẫn đến việc nhiều lao động có trình độ và được đào tạo đã xuất ngoại, làm
việc tại các nước phát triển hơn hoặc tình trạng du học sinh đi học và không quay trở về
làm việc tại Việt Nam.
5. Những giải pháp về chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam hiện nay
5.1. Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục đạo đức, chú trọng sức

khỏe, giáo dục thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống
Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của nước ta trong công cuộc đổi mới và
phát triển đất nước, chính vì thế chất lượng nguồn nhân lực luôn được quan tâm hàng đầu.
Các cơ sở giáo dục phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ nhận thức
của người học, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của xã hội, của quá trình hội nhập, mở cửa và
phát triển kinh tế tri thức. Đặc biệt là phải chú trọng đến việc thực hành các thiết bị kỹ
thuật hiện đại, các hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển giao cơng nghệ.
Song song đó, việc hoàn thiện hệ thống giá trị con người hiện nay như trách nhiệm
cơng dân, tinh thần học tập, sống có ý thức, nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng,.. là rất
cần thiết. Đây là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tốc Việt Nam, rất cần được
giữ gìn và tiếp tục phát huy trong bối cạnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ.
4


Phát triển nguồn nhân lực cần phải gắn với nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân
dân, chính sách lao động và đảm bảo an sinh xã hội. Muốn có chất lượng con người phải
tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải ni dưỡng về vật chất và tinh thần của
con người, đảm bảo họ có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẩn và được phát triển tồn diện.
5.2. Có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng nguồn nhân lực
Trong mọi thời điểm, vấn đề về cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút và
phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước là rất quan trọng. Trên
cơ sở những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về chế độ lương
thưởng, an sinh xã hội thì tại mỗi đơn vị cần phải căn cứ điều kiện của mình để tạo điều
kiện thuận lợi về môi trường công tác cho sự phát triển của nguồn nhân lực, xây dựng văn
hóa làm việc lành mạnh, duy trì nghiêm túc các chế độ sinh hoạt tại cơ quan, và quan tâm
đến đời sống của cán bộ, nhân viên thuộc quyền quản lý.
5.3. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực
Chính phủ cần chú trọng đảm bảo sự quản lý đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh, sự dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng và Nhà
nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn trong việc sử dụng, trọng dụng nhân

tài, nhất là các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng và đam mê cống hiện trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khơng những thế, Nhà nước cần phải
phân cấp, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, ban, ngành tiến hành quản lý nhận lực một cách
hiệu quả, không để xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”.
5.4. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nền kinh tế xã hội của đất nước
Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội của nước ta tăng trưởng khá cao, tương
đối ổn định nhưng do tác động của bối cảnh thế giới và đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Chính vì thế cũng đã có những
ảnh hưởng phần nào đến phát triển nguồn nhân lực, theo đó, cần phải giải quyết tốt mối
quan hệ giữa môi trường làm việc với điều kiện kinh tế của mỗi ngành nghề, lĩnh vực tại
mỗi cơ quan, địa phương.
Để thực hiện được điều này, Đảng và Nhà nước cần phải xây dụng chiến lược phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng cao gắn với với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, lấy việc xây dựng nguồn nhân
lực có chất lượng cao là trách nhiệm của các nhà hoạch định và hệ thống chính trị.
5


6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2021).Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam đứng thứ 2 trong
khu vực. Truy cập tại: />2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1993
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001
5. Ngân Trần (2018).Thực trạng của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Truy cập tại

/>6. Phạm Xuân Trường, Từ Thúy Anh (2019). Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc
gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.VNU Journal of Science: Policy
and Management Studies, 35(3), 12-20.
7. Tổng cục Thống kê (2021).Thông báo cáo chí tình hình lao động, việc làm q 1/2021.
Truy cập tại: />
7



×