Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.31 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG
.

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK – NĂM 2021

1

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG
.

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN HỮU HẢI

ĐẮK LẮK – NĂM 2021

2

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và
xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Đăk Lắk, ngày 29 tháng 10 năm 2021
Học viên

Trần Thị Kim Phượng

3

download by :


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng và lịng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được
gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải – khoa Khoa học hành chính
và Tổ chức nhân sự, Học viện Hành chính quốc gia đã quan tâm hướng dẫn
tận tình về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các cô đang công tác tại
Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt những kiến thức và kỹ năng
cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Bảo trợ xã hội - Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk và Lãnh đạo Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ
mồ côi tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp số liệu chính xác, khách quan, đầy đủ giúp
tôi đưa ra những đánh giá và phân tích khoa học.
Và đặc biệt, xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp
những ý kiến q báu để giúp tơi hồn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài, nhưng do kiến thức của
bản thân về lĩnh vực nghiên cứu chưa thực sự chuyên sâu nên khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ q
thầy cơ để luận văn được tiếp tục hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 29 tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn

Trần Thị Kim Phượng
4

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

NKT

Người khuyết tật

PHCN

Phục hồi chức năng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

5

download by :


MỤC LỤC
Chương 1: ......................................................................................................................... 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT ................................................................................................................. 16

1.1. Khái quát về người khuyết tật và chính sách đối với người khuyết tật ................................ 16
1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ............................... 36
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở một số địa phương và giá trị
tham khảo cho Đắk Lắk ...................................................................................................... 39
Chương 2: ......................................................................................................................... 89
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TỈNH ĐẮK
LẮK ................................................................................................................................ 46
2.1. Thực trạng người khuyết tật và chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk hiện nay ...... 46
2.2. Tình hình thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk ................................... 51
2.3. Đánh giá thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk .................................... 64
Chương 3: ......................................................................................................................... 70
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................................................................... 70
3.1. Định hướng thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn .............................. 70
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk72
3.3. Một số kiến nghị hồn thiện chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật................... 79
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86

6

download by :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về đối tượng là người khuyết tật đã và đang tồn tại trong mọi giai
đoạn lịch sử của xã hội, không chỉ đối với các quốc gia đang phát triển mà
cả với quốc gia có nền kinh tế phát triển vẫn có tình trạng chênh lệch về đời
sống của một bộ phận người khuyết tật cần có sự quan tâm, giúp đỡ của

cộng đồng. Việt Nam là một quốc gia phát triển theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa, nên chính sách đối với người khuyết tật càng có vai trị đặc biệt quan
trọng.
Những năm qua, chăm lo cho người khuyết tật luôn được sự quan
tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Đối
với tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở tổng hợp các nguồn lực, chương trình, dự án
đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho người khuyết tật của Trung ương, địa
phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài tỉnh. Tuy đã đạt được
những kết quả quan trọng trong cơng tác nhưng tình trạng người khuyết tật
trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk vẫn cịn nhiều bất cập và có diễn biến phức tạp.
Mặc dù được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực
như: văn hóa, y tế, giáo dục, vay vốn, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước
sinh hoạt, đào tạo nghề và hỗ trợ sinh kế… nhưng trong thực tế, hiệu quả
cịn ít khó khăn vẫn nhiều hạn chế.
Khó khăn trong việc học tập: Với khó khăn khi vận động, trí tuệ
kém, khó tiếp thu hay đơn thuần như việc không thể nghe, khơng thể nhìn
thấy cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống và việc tiếp thu kiến thức
của họ, mọi thứ đều hạn chế hơn.
Rào cản trong hơn nhân, tìm kiếm bạn đời: Do những định kiến xã
hội, thiếu tự tin về bản thân, tâm lý mặc cảm về hình thể nên người khuyết
tật rất sợ và e ngại không dám tìm bạn đồng hành, một phần nữa là do sức
7

download by :


khỏe bị hạn chế, không đủ khả năng chăm lo gia đình cũng khiến cho tâm lý
lo sợ về hơn nhân lại càng lên cao.
Người khuyết tật khó có cơ hội tìm việc làm: Hiện nay ngay cả số
lượng những trung tâm tư vấn việc làm cho người khuyết tật cũng rất khan

hiếm, đặc biệt là các doanh nghiệp lại yêu cầu năng xuất cao, không hứng
thú với người khuyết tật. Với những người khuyết tật chưa có tay nghề thì cơ
hội xin việc lại càng khó khăn hơn rất nhiều.
Bị xã hội phân biệt xa lánh: Dù hiện nay xã hội đã văn mình hơn rất
nhiều, xong vẫn cịn đó rất nhiều trường hợp người khuyết tật khơng được
đối xử công bẳng, họ bị khinh miệt và phân biệt đối xử. Thay vì nhận được
sự cảm thơng, giúp đỡ từ mọi người, rất nhiều người khuyết tật đang hàng
ngày, hàng giờ sống trong nghèo đói, bị sự xa lánh và sự kì thị của xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, việc chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho người khuyết tật cũng đã được Đảng và Nhà nước chú ý và đặc biệt
rất quan tâm, nhiều hoạt động phong trào, các chương trình giúp đỡ người
khuyết tật ngày càng được tăng cường nhằm chăm sóc đời sống cho người
khuyết tật được hiệu quả và nâng cao hơn đồng thời giúp họ vượt qua những
định kiến và rào cản, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội. Tồn tỉnh
Đắk Lăk có khoảng hơn 80.000 người khuyết tật với đời sống kinh tế - xã
hội phát triển chậm, trình độ dân trí cịn thấp. Bên cạnh đó cịn chịu tác động
bởi những phong tục tập qn lạc hậu nên đời sống càng thêm khó khăn.
Cơng tác quản lý đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk là một
trong những nội dung luôn được quan tâm trong các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh; định kỳ hàng năm và từng giai đoạn, chính quyền
các cấp đã xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để
thực hiện các chương trình, dự án đối với người khuyết tật.

8

download by :


Nhằm chung tay kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, bảo vệ người khuyết tật,
từ năm 2010, Chính phủ đã chọn ngày 18/4 hàng năm là ngày "Người khuyết

tật Việt Nam". Cũng theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu
người khuyết tật. Họ là những người không may mắn, bởi vậy, mỗi người
trong chúng ta hãy luôn tôn trọng, hỗ trợ, động viên để người khuyết tật tự
tin, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh
đó vẫn có một bộ phận người khuyết tật dù nhà nước và cộng đồng cũng đã
có rất nhiều chính sách hỗ trợ giúp họ có thể tự tin làm chủ cuộc sống của
mình nhưng họ vẫn mang theo lối sống dựa dẫm, họ than thân trách phận và
khơng hề có ý chí tiến thủ... Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định
chọn đề tài “Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn
tỉnh Đắk Lăk” để nghiên cứu làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững trên cơ sở nâng cao đời sống và thu nhập cho người khuyết
tật tạo môi trường sống thuận lợi đã trở thành mục tiêu hàng đầu. Người
khuyết tật là đối tượng cần được quan tâm trước hết của công tác tổ chức
thực hiện chính sách. Vấn đề nghiên cứu tổ chức thực hiện chính sách đối
với người khuyết tật đã được thể hiện qua nhiều cơng trình nghiên cứu. Các
nội dung chủ yếu được tập trung nghiên cứu về tổ chức thực hiện chính sách
đối với người khuyết tật, nguyên nhân và các giải pháp tăng cường công tác
thực hiện chính sách về người khuyết tật như: Đề tài khoa học, giáo trình,
tạp chí.
- Hồ Văn Thơng (Chủ biên, 1999), tìm hiểu về khoa học chính sách
cơng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu này tương đối
có hệ thống các vấn đề về chính sách cơng dưới góc độ lý thuyết như: Khái
niệm về chính sách cơng và khoa học chính sách cơng; phân tích chính sách

9

download by :



công trong thực tế; những khuynh hướng phát triển cơ bản của chính sách
cơng; cơng trình là tài liệu tham khảo quan trọng của luận văn.
- Đề tài “ Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng
Việt Nam”, của Nguyễn Hữu Toàn (2010). Tác giả cho rằng trợ giúp xã hội
khơng chỉ là cứu đói, hỗ trợ lương thực, cho cá nhân, hộ gia đình chịu hậu
quả thiên tai, chiến tranh, tai nạn, mà còn mở rộng thành các hợp phần chính
sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên. Mỗi hợp phần chính sách
lại bao gồm các chính sách bộ phận đặc biệt như chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên tại cộng đồng gồm các chính sách bộ phận đặc biệt là: trợ cấp
xã hội hàng tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về việc
làm, trợ giúp về học nghề. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra được số lượng như
chính sách người khuyết tật (2008) trên cả nước và phạm vi phân bổ người
khuyết tật, dạng khuyết tật và số lượng người khuyết tật cũng như nhu cầu
của người khuyết tật và việc đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật cũng như
các chính sách cho người khuyết tật Việt Nam.
- Tác giả Trịnh Thắng và các cộng sự (2011), “Báo cáo về trẻ
khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai năm 2011”. Báo cáo phân tích tình
hình về kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng đối với trẻ khuyết tật ở
hai tỉnh Đồng Nai và An Giang; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thái độ và
hành vi của mọi người đối với trẻ khuyết tật; đưa ra các đề xuất để phát triển
chiến lược truyền thơng và các khuyến nghị chính đối với các nhà hoạch
định chính sách.
- Tác giả Trần Nam, trong Mục chính sách và pháp luật, Hội nạn
nhân chất độc Da cam/Dioxin – Việt Nam, năm 2012, “Chính sách đối với
người bị nhiễm chất độc hóa học cịn nhiều bất cập”. Bài báo đề cập đến
việc điều tra, khảo sát các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận; việc thực hiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da

10


download by :


cam còn nhiều bất cập, còn gây thiệt thòi cho các đối tượng; một số kiến
nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan như Bộ Lao động TBXH, Bộ
Y tế sớm ban hành Quy trình xác định nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội (2013), “Báo cáo năm 2013 về hoạt động
giúp người khuyết tật Việt Nam”. Báo cáo tổng kết những hoạt động và kết
quả chủ yếu về hỗ trợ người khuyết tật đã triển khai trong năm của các Bộ,
Ngành, Cơ quan chức năng, tổ chức xã hội với sự điều phối của ban điều
phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, đánh giá tồn tại,
nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và định hướng cho các hoạt động hỗ trợ
người khuyết tật trong năm 2014 cũng như tiếp tục thúc đẩy thực hiện Luật
người khuyết tật và đề án trợ giúp người khuyết tật của các cơ quan, tổ chức
thành viên của Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt
Nam.
- Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên, năm 2014), Chính sách cơng – những
vấn đề cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, cuốn sách đã đến chính sách cơng
dưới góc độ chung nhất, bao gồm các vấn đề như: nhận thức về chính sách
cơng; hoạch định chính sách cơng; tổ chức thực thi chính sách cơng.
- Tác giả Thụy Bình, trong Tạp chí người khuyết tật, năm 2015, bài
báo “ Về vấn đề gia tăng và một số giải pháp gia tăng người khuyết tật”.
Tác giả đã đề cập đến các dạng khuyết tật, tỷ lệ người khuyết tật đang có xu
hướng gia tăng do điều kiện vị trí địa lý, thời tiết, môi trường bị ô nhiễm….
Bài báo nhắc đến giải pháp giảm thiểu sự gia tăng người khuyết tật.
- Tình hình hoạt động, tổ chức thực hiện công tác bảo trợ người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã đạt được nhiều
kết quả như: thường xuyên gặp gỡ, làm việc với các nhà tài trợ và phối hợp

khảo sát nắm thơng tin, hình ảnh, nhu cầu cần hỗ trợ tại các hộ gia đình có

11

download by :


người bị khuyết tật tại các huyện, Thị xã, Thành phố: Lăk, Cư M' Gar, Buôn
Đôn, Krông Bông, M' Đrăk, Ea Súp, Krông Năng, Ea H'Leo, Krông Pắc, Cư
Kuin, Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ..., và nắm thông tin, số lượng người khuyết
tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm Chăm sóc, phục hồi chức
năng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tỉnh, Bệnh viện Tâm thần,
Bệnh viện lao..., để có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ cho người khuyết tật.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã tìm hiểu về
nguyên nhân, thực trạng và các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách về
người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cho chúng ta thấy được bức
tranh tồn cảnh về chính sách người khuyết tật của Đảng, Nhà nước, địa
phương. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình nghiên cứu đó chủ yếu được
tiến hành ở nhiều nhóm xã hội khác nhau mà ít đi sâu nghiên cứu một nhóm
xã hội yếu thế cụ thể nào. Mặt khác cũng chưa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu riêng vấn đề thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên
địa bàn tỉnh Đắk Lăk.
Phương pháp nghiên cứu mà các cơng trình đã sử dụng nêu ở trên
chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích và tổng hợp. Các
đề tài nghiên cứu trên là một nguồn tư liệu rất quý giá cho bản thân tác giả
để có thể học hỏi và tiếp thu một cách có cơ sở nhằm hồn thiện tốt hơn đề
tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách đối với

người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
giải pháp khả thi góp phần hồn thiện thực hiện chính sách đối với người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

12

download by :


Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung thực hiện
các nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lý luận về người khuyết tật, lý luận chính sách đối với
người khuyết tật, lý luận thực hiện chính sách đối với người khuyết tật.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách đối với người khuyết
tật, từ đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của các hạn chế trong việc thực hiện chính sách.
- Nghiên cứu những giải pháp nhằm tằng cường thực hiện chính sách
đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơng tác thực hiện chính sách đối với
người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận
chính sách và thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật, gồm: chính
sách trợ cấp hàng tháng, chính sách hỗ trợ kinh phí chăm sóc, chính sách hỗ
trợ về giáo dục, y tế, việc làm.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Đắk Lăk.
- Về thời gian: từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm lo
cho người khuyết tật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật
13

download by :


- Phương pháp thống kê - phân tích: Được sử dụng trong việc thu
thập số liệu về tỷ lệ người khuyết tật… Từ đó, phân tích những mặt đạt
được, hạn chế trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa
bàn tỉnh Đắk Lăk.
- Phương pháp so sánh, đánh giá: tác giả tiến hành so sánh công tác
thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắl qua
các năm để thấy rõ nét sự thay đổi, tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách
của địa phương và những nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc nâng
cao hiệu quả cơng tác thực hiện chính sách đối với người khuyết tật.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp và số liệu thực
tiễn của địa phương: Thu thập và phân tích số liệu tại các bảng, biểu thống
kê, báo cáo hàng năm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk
Lăk (Cơ quan thường trực của tỉnh).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Từ những dữ liệu nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở
lý luận thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các cán bộ làm cơng tác bảo trợ xã hội, đồng thời là tài liệu tham khảo
để góp phần vào việc xây dựng và hồn thiện các chính sách phát triển kinh
tế xã hội về người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, các cấp,
ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền các quyền của người
khuyết tật, Luật Người khuyết tật và các văn bản liên quan, nêu gương các
tập thể, cá nhân tích cực trong công tác trợ giúp người khuyết tật và người
khuyết tật tiêu biểu; tổ chức thực hiện tốt việc xác định dạng tật, mức độ

14

download by :


khuyết tật; xét duyệt, hỗ trợ mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết
tật bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời; tiếp nhận ni dưỡng, chăm sóc người
khuyết tật đặc biệt nặng không tự lo được cuộc sống tại cộng đồng; phát
hiện, chẩn đoán, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng
và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài
được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người khuyết
tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk.
Chương 3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đối với
người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk.


15

download by :


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái quát về người khuyết tật và chính sách đối với người
khuyết tật
1.1.1. Người khuyết tật
Năm 2017 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê, ước tính có
khoảng 15% dân số thế giới, tương đương với hơn 1 tỷ người đang sống với
ít nhất một dạng khuyết tật nhất định. Có gần 200 triệu người trong tổng số
người khuyết tật, tuổi từ 15 trở lên có nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng
ngày. Và tổ chức này cũng nhận định tỷ lệ người khuyết tật sẽ gia tăng trong
những năm tới, một phần vì dân số thế giới đang lão hóa và vì sự gia tăng
của một số bệnh mãn tính. Vì vậy, Người khuyết tật đã trở thành vấn đề toàn
cầu và cần có các nghiên cứu và giải pháp đồng bộ. Khoảng 80% dân số
người khuyết tật hiện đang sống ở các nước đang phát triển và phần lớn
trong số họ không tiếp cận được các thành tựu phát triển thiên niên kỷ
(Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), 2017). Nhóm dân cư này
cũng có tình trạng sức khỏe kém hơn, có kết quả học thấp hơn, ít được tham
gia vào các hoạt động kinh tế hơn so với người không có khuyết tật (World
Bank, 2011). Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên phải kể
đến việc người khuyết tật không tiếp cận được các dịch vụ mà nhiều người
khơng có khuyết tật mặc nhiên được tiếp cận như thơng tin, chăm sóc y tế,
giáo dục, cơ hội làm việc và sử dụng các phương tiện giao thông đi lại. Công
ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (The Convention on
the Rights of Persons with Disabilities - CRPD) được thơng qua năm 2006.

Cơng ước có mục tiêu “khuyến khích, bảo vệ và đảm bảo nhân quyền và
những quyền tự do cơ bản cho tất cả người khuyết tật; và quảng bá sự tôn
16

download by :


trọng phẩm giá cho người khuyết tật” (Điều 1). Công ước cũng nêu rõ
“người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thân thể,
tinh thần, tư duy hay giác quan, khi tương tác với các rào cản khác nhau
trong xã hội những khiếm khuyết này có thể hạn chế sự tham gia đầy đủ và
hiệu quả của họ vào các hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những
người khác” (Điều 1) (United Nations (UN), 2006). Quan điểm này xem
người khuyết tật là đối tượng nhận trợ cấp, điều trị y tế hay bảo trợ xã hội.
Theo cách tiếp cận quyền, người khuyết tật được xem là chủ thể với các
quyền như các công dân khác trong xã hội. Vì vậy các quyền của họ cần
được tôn trọng và bảo đảm. Do vậy, cần có chính sách và chương trình thích
hợp để người khuyết tật có thể tham gia bình đẳng và đầy đủ vào xã hội.
Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái
niệm, từ năm 2009 trở về trước chúng ta vẫn dùng song song hai từ này trên
cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Tuy nhiên,
trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ
được chính thức được sử dụng.
Tại Điều 1 - Pháp lệnh về Người tàn tật năm 1998, người tàn tật
được định nghĩa như sau: “Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này
không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là Người bị khiếm khuyết một hay
nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác
nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp nhiều khó khăn”. Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức
sử dụng cụm từ NKT thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên

quan. Theo khoản 1 - Điều 2 Luật NKT được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thơng qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, NKT
được định nghĩa như sau: “NKT là Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật

17

download by :


khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn, cụ thể như Khái niệm
của Bộ y tế: Người tàn tật là người có khuyết tật thể hiện ở những rối loạn về
tâm lý, sinh lý hoặc một chức năng nào đó của con người như: nghe, nhìn,
vận động thần kinh. Và khái niệm của Bộ LĐTB&XH: Người tàn tật là
người có khuyết tật khơng có khả năng tự nuôi sống bản thân phải dựa vào
người thân, cộng đồng và sự trợ giúp của nhà nước.
Không như Công ước về Quyền của Người khuyết tật như đã nêu ở
trên, định nghĩa của Việt Nam chỉ dừng ở các khiếm khuyết trên góc độ y tế
mà khơng đề cập các khó khăn mà người khuyết tật gặp phải khi tiếp cận các
dịch vụ công hay khi tham gia các hoạt động xã hội.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật ở người
Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như: Bẩm sinh, bệnh tật, chiến
tranh, sinh hoạt, tại nạn giao thông, tai nạn lao động.
Nếu như giai đoạn trước đây, các nguyên nhân như: bẩm sinh, bệnh
tật, chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn tới khuyết tật. Thì trong những
năm tới, các nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm
môi trường sẽ khiến cho số lượng người khuyết tật có xu hướng ngày một
gia tăng.
Ở Việt Nam, có tới 35,8% khuyết tật do bẩm sinh, 32,34% khuyết tật
do bệnh tật, 25,56% khuyết tật do hậu quả chiến tranh, 3,49% khuyết tật do

tai nạn lao động và 2,81% khuyết tật do các nguyên nhân khác. Dự báo trong
nhiều năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên
tai…
1.1.3. Quyền của người khuyết tật

18

download by :


Người khuyết tật trước hết là con người, nói tới người khuyết tật là ta
nói tới một nhóm người và người khuyết tật là nhóm người dễ bị tổn thương
nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (bên cạnh các nhóm như: phụ
nữ, trẻ em, người thiểu số...). Bởi vậy, để đi đến khái niệm về quyền của
người khuyết tật, trước tiên ta phải tìm hiểu một loạt các khái niệm như:
Quyền con người? Quyền của nhóm? Quyền của nhóm người dễ bị tổn
thương?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người. Ở Việt Nam,
một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên
cứu từng nêu ra cũng khơng hồn tồn giống nhau, nhưng xét chung, quyền
con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc
gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh
thuật ngữ “quyền con người”, có một thuật ngữ khác cũng được sử dụng, đó
là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ chung
bằng tiếng Anh được sử dụng trong mơi trường quốc tế, đó là human rights.
Từ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người
(thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán - Việt). Theo Đại Từ điển Tiếng Việt,

“nhân quyền” chính là “quyền con người”. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ
học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do đó, hồn tồn
có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực
tiễn về nhân quyền [17, tr.22,23].
Vậy thế nào là quyền của nhóm? Chúng ta đều biết người khuyết tật
thuộc nhóm người dễ bị tổn thương, và theo cách phân loại theo chủ thể của
quyền, thì quyền của người khuyết tật năm trong quyền của nhóm.
Nếu như quyền cá nhân được hiểu là các quyền thuộc về mỗi cá
nhân, bất kể họ có hay khơng là thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội nào,

19

download by :


và việc hưởng thụ các quyền này là tùy thuộc ý chí của mỗi cá nhân thì
ngược lại, theo nghĩa rộng của nó, quyền của nhóm được hiểu là những
quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để
được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đơi khi
cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm [19, tr.14].
Khái niệm các nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable group) được
sử dụng rất phổ biến trong các văn kiện pháp lý quốc tế và trong các hoạt
động nghiên cứu, thực tiễn về quyền con người trên thế giới. Mặc dù khơng
có định nghĩa chính thức chung nào được đưa ra về các nhóm người dễ bị
tổn thương, tuy nhiên, từ các nguồn tài liệu và thực tiễn về quyền con người,
có thể hiểu rằng khái niệm này chỉ những nhóm, cộng đồng có vị thế về
chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị
bỏ quên hay bị vi phạm.
Các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt
so với những nhóm, cộng đồng người khác. Một số nhóm người được coi là

dễ bị tổn thương trong luật quốc tế về quyền con người bao gồm: phụ nữ,
NKT, người sống chung với HIV, người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn,
người không quốc tịch, người lao động di trú, người thiểu số, người bản địa,
nạn nhân chiến tranh, những người bị tước tự do, người cao tuổi... [19,
tr.23,24].
Nếu như trong một số vấn đề chung về nhân quyền hiện nay vẫn còn
đang được tranh cãi và ở một số quốc gia bị coi là nhạy cảm, thì trong vấn
đề quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, các quốc gia thường có sự
đồng thuận và ủng hộ ở mức cao. Điều đó thể hiện ở việc hầu hết các điều
ước quốc tế về quyền của các nhóm này, ví dụ như: CRC, CEDAW, và gần
đây là ICRPD... thường có số lượng quốc gia thành viên đứng hàng đầu
trong các điều ước quốc tế về nhân quyền [19, tr.5].

20

download by :


Khái niệm quyền của người khuyết tật gồm nội hàm của khái niệm
quyền con người, quyền của nhóm, người khuyết tật cũng có các quyền cơ
bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Nếu quyền con người
được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con
người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận
pháp lý quốc tế thì khái niệm quyền của người khuyết tật có thể được hiểu
như sau: Quyền của người khuyết tật bao gồm các quyền tự do cơ bản của
con người, là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người –
với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại và được chăm sóc, bảo vệ
đặc biệt, với tư cách là nhóm người đặc thù dễ bị tổn thương bởi sự khuyết
tật, được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
[1, tr.48,49].

Một thời kỳ dài, những người khuyết tật bị coi là đối tượng của lòng
thương hại; việc bảo vệ, hỗ trợ họ chủ yếu dựa trên cách tiếp cận của tình
thương và lịng nhân đạo, chứ khơng bắt nguồn từ nhận thức rằng họ cũng là
những chủ thể của quyền và các nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân khác
là những chủ thể có nghĩa vụ phải tơn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền
của NKT [19, tr.98].
1. 2. Chính sách đối với người khuyết tật
1.2.1. Đặc điểm của thực hiện chính sách đối với người khuyết tật
Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật mang đầy đủ đặc điểm
của q trình thực hiện chính sách nói chung. Với bản chất là hoạt động xã
hội của con người, thực hiện chính sách đối với người khuyết tật chứa những
đặc điểm chung của các hoạt động xã hội khác đồng thời với bản chất pháp
lý của mình, thực hiện chính sách đối với người khuyết tật đã tạo nên những
đặc điểm:

21

download by :


Thứ nhất, thực hiện chính sách đối với người khuyết tật bao giờ cũng
thông qua những hành vi, hoạt động cụ thể trong các mối quan hệ xã hội.
Hành vi cũng chính là các phương thức tồn tại của con người, chính vì thế,
việc thực hiện chính sách về người khuyết tật thường tồn tại là những dạng
hành động tích cực là chủ yếu và phổ biến của các cá nhân hoặc cơ quan
trong bộ máy nhà nước. Kết quả thực hiện các chính sách đó trên thực tế
khơng phải lúc nào cũng hợp pháp, cũng bảo vệ và đem lại những lợi ích đối
với người khuyết tật có thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới hoặc trái pháp luật
hoặc mục đích bảo vệ và bảo đảm quyền lợi cho người khuyết tật khơng thể
đạt được.

Thứ hai, Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật là hành vi
phù hợp với pháp luật về người khuyết tật. Đó là những hành vi cụ thể của
con người song thực hiện chính sách đối với người khuyết tật có đặc điểm là
phải phù hợp với các quy định hiện hành liên quan tới người khuyết tật. Việc
phù hợp ở đây được hiểu là khi thực hiện chính sách khơng được làm trái với
mục tiêu của chính sách, khơng làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp
của người khuyết tật, tất cả là tạo điều kiện và bảo vệ lợi ích của người
khuyết tật, quyền tiếp cận đời sống xã hội của người khuyết tật. Nói đến việc
thực hiện chính sách đối với người khuyết tật bao giờ các chủ thể cũng quan
tâm tới việc thực hiện cái gì? Nói cách khác là thực hiện nội dung liên quan
tới người khuyết tật và cách thức, hình thức thực hiện bằng hình thức nào?
Như vậy, tính hợp pháp trong q trình thực hiện chính sách đối với
người khuyết tật bao gồm thực hiện đầy đủ quy trình thực hiện chính sách:
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, bao gồm: Kế hạch tổ
chức, điều hành, kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, kế hoạch kiểm tra,
đôn đốc thực hiện chính sách, dự kiến những nội quy, quy chế; phổ biến,

22

download by :


tun truyền chính sách; phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách; đơn đốc
thực hiện chính sách; Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
Thứ ba, Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật là một q
trình có mục đích, nó bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Để biến những
quyền và nghĩa vụ pháp lý bảo vệ người khuyết tật thành những hành vi xử
sự trong thực tế thì cần thiết phải thơng qua hàng loạt là các hoạt động cụ thể
của con người mà các hoạt động đó phải có mục tích, mục tiêu cụ thể.
Các hoạt động cụ thể đó bao gồm: Chủ thể tìm hiểu các quy định của

pháp luật có nội dung cụ thể như thế nào? Xem xét vị trí, chức năng vai trò
của bản thân, ra các quyết định về cách thức, thời gian hoạt động cụ thể. Tất
cả các hoạt động đó phải cần thiết xác định mục tiêu cụ thể là bảo vệ và bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật thông qua việc thực
hiện các quy phạm cụ thể. Tính mục đích có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong q trình thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện chính sách đối với
người khuyết tật nói riêng.
1.2.2. Nội dung thực hiện chính sách đối với người khuyết tật
Căn cứ vào công ước Quốc tế về Quyền người khuyết tật, một số nội
dung chính sách cho người khuyết tật như sau:
Một là, chính sách giáo dục
Bảo đảm hệ thống giáo dục ở mọi cấp cho người khuyết tật. Phát
triển trọn vẹn năng lực tiềm tàng của con người, nhận thức về nhân cách và
phẩm giá, củng cố sự tôn trọng quyền của người khuyết tật, quyền tự do cơ
bản và tính đa dạng của lồi người.
Phát triển trọn vẹn tiềm năng về tính cách, tài năng, sáng tạo, cũng
như những năng lực thể chất và tinh thần của người khuyết tật.

23

download by :


Cung cấp các biện pháp trợ giúp cá biệt hóa có hiệu quả, trong mơi
trường thể hiện sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù
hợp với mục đích hịa nhập trọn vẹn.
Tạo thuận lợi cho việc học ngơn ngữ ký hiệu và khuyến khích phát
triển bản sắc ngôn ngữ, cách thức và phương tiện giao tiếp thích hợp nhất.
Tạo thuận lợi cho việc học chữ Braille, chữ viết thay thế, các cách
thức phương tiện và dạng giao tiếp.

Hai là, chính sách bảo trợ xã hội
Chính sách bảo trợ xã hội được Nhà nước áp dụng để đảm bảo và hỗ
trợ người khuyết tật có mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện ăn, mặc, ở
và quyền như những người bình thường khác, hạn chế nhất về vấn đề phân
biệt đối xử và các rào cản liên quan đến các vấn đề khuyết tật của người
khuyết tật.
Bảo đảm cho người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật
được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xóa đói giảm
nghèo.
Bảo đảm cho người khuyết tật và gia đình họ được tiếp cận sự giúp
đỡ từ quỹ hỗ trợ người khuyết tật.
Ba là, chính sách y tế
Cung cấp cho người khuyết tật sự chăm sóc và chương trình y tế
cùng loại, cùng chất lượng, cùng tiêu chuẩn miễn phí hoặc giá thành vừa
phải, trong đó có chương trình giới và sức khỏe sinh sản cũng như chương
trình sức khỏe cộng đồng.
Cung cấp dịch vụ y tế này càng gần cộng đồng càng tốt, kể cả ở khu
vực nông thôn.
Yêu cầu cán bộ y tế cung cấp chăm sóc y tế cho người khuyết tật
cùng chất lượng như cho những người bình thường khác.

24

download by :


Không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong cung cấp bảo
hiểm y tế, bảo hiểm sinh mệnh nếu loại bảo hiểm này được pháp luật cho
phép và phải cung cấp các loại bảo hiểm này theo cách thức hợp lý và công
bằng.

Bốn là, tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao
Tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật trong các hoạt động văn
hóa, vui chơi, giải trí và thể thao trên cơ sở bình đẳng như những người bình
thường khác và tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng người
khuyết tật được tiếp cận các hoạt động văn hóa; chương trình truyền hình,
phim ảnh; được tiếp cận với những nơi có dịch vụ văn hóa hoặc trình diễn
văn hóa như trong rạp hát, viện bảo tang, rạp chiếu phim, khu du lịch, thư
viện và ở mức độ có thể được tiếp cận văn hóa quốc gia quan trọng.
Nhà nước tiến hành các biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho
người khuyết tật có cơ hội phát triển và sử dụng tiềm năng trí tuệ, sáng tạo
của mình khơng chỉ vì lợi ích của chính họ mà cịn vì lợi ích tồn xã hội.
Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia các hoạt động thể dục,
thể thao trong và ngồi nước.
Năm là, chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao
thông bằng các phương tiện giao thông công cộng
Ưu tiên mua vé và sắp xếp chỗ ngồi: Tổ chức, cá nhân kinh doanh
hoạt động vận tải hành khách cơng cộng có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn,
sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật và sắp xếp hành lý khi cần
thiết.
Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi
tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng: Người khuyết
tật, người khuyết tật đặc biệt nặng khi tham gia giao thông bằng phương tiện
giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé.

25

download by :



×