Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Làm gì khi học sinh ngất xỉu hàng loạt? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.2 KB, 3 trang )

Làm gì khi học sinh ngất xỉu hàng loạt?
Gần đây môi trường căng thẳng (stress) lan truyền và do nhiều yếu
tố tâm lý khác, hiện tượng ngất xỉu hàng loạt ngày càng gia tăng với
số lượng lớn. Nhiều vùng không hiểu rõ bản chất của hiện tượng này
đã có những suy nghĩ mê tín dị đoan và cách xử trí không khoa học
hoặc không đúng. Điều này để lại hậu quả rất nặng nề.

Trong tháng mười vừa qua tại Trường phổ thông trung học Nguyễn
Tất Thành, xã Đại Nghĩa, huyện Đắc R’Lấp, tỉnh Đắc Nông xuất hiện
hiện tượng hàng loạt học sinh khối lớp 10 của trường ngất xỉu. Hiện
tượng ngất xỉu hàng loạt ở học sinh như trên đã được đoàn công tác
của Bệnh viện Tâm thần trung ương II kết luận là những trường hợp
rối loạn phân ly, diễn ra trên diện rộng với nhiều người cùng một lúc.

Rối loạn phân ly trước đây Hippocrates gọi là hysteria ( ). Rối loạn
phân ly gồm các dạng lâm sàng như co giật phân ly, cơn kích động
cảm xúc, ngất lịm phân ly, quên phân ly, sững sờ phân ly, các rối
loạn lên đồng và bị xâm nhập, các rối loạn vận động phân ly. Hiện
tượng ngất xỉu hàng loạt chính là các cơn ngất phân ly.

Về điều trị rối loạn phân ly, liệu pháp tâm lý là chủ yếu. Bên cạnh đó
thầy thuốc cũng có thể kê toa khi thấy cần thiết.

Với các cơn ngất hàng loạt xảy ra gần đây ở nước ta đều là lành
tính, tan nhanh và không để lại hậu quả nặng nề nào. Hầu hết các
trường hợp sau khi được chăm sóc ân cần của nhà trường, y tế và
xã hội đều khỏi, trở lại học tập và sinh hoạt bình thường. Vì vậy,
chúng ta không nên quá lo lắng, cường điệu hóa vấn đề. Cần mời
các chuyên gia tâm thần và tâm lý lâm sàng đến giải quyết.

Khi xảy ra hiện tượng học sinh ngất xỉu hàng loạt, không nên làm


những việc sau đây: báo công an đến canh giữ, điều tra; mời các
ngành khoa học đến lấy mẫu xét nghiệm môi trường, nước, đất,
không khí tìm chất độc; cho cả trường nghỉ học; gọi phụ huynh tới ồn
ào, náo loạn Các biện pháp cực đoan thường làm tình hình căng
thẳng và một số trường hợp càng bị nhiễm lên, lan truyền không thể
kiểm soát.

Còn những việc nên làm là: tìm cách trấn an các em; giảm stress,
giảm tải học tập, thi cử tạm thời; tổ chức cho các em vui chơi, giải trí
càng sớm càng tốt; mời ngành tâm thần, tâm lý tới tư vấn, điều trị;
cách ly các em đầu tiên ra một thời gian để khám và điều trị, tránh bị
ám thị đồng loạt lên các em khác.
Đưa ra những quy định về việc cấm hút thuốc trong nhà và cả trên xe
(nếu có).

- Nếu bạn cũng hút thuốc lá thì nên "stop" lại vì trẻ thường có xu
hướng làm theo bố, mẹ.

- Không bao giờ trở thành người cung cấp thuốc cho trẻ.

- Dành nhiều thời gian để nói với chúng về thuốc lá và sự nguy hiểm
của thuốc lá.

- Hút thuốc lá là một thói quen cực kỳ nguy hiểm, vì thế bạn cố gắng
kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc khi giúp con bạn bỏ thuốc lá.

×