Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.27 KB, 2 trang )

N03.TL1 - 451212 - Đỗ Duy Phú- 07
Đề Bài
Đề 7: Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của
Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản.
Bài Làm
1. Cơ sở pháp lý
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 điều 179 BLHS 2015:
“Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng
phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải
tạo khơng giam giữ đến 03 năm.”
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định tại khoản 1
điều 180 BLHS 2015: “Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị
giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
2. Mặt khách quan
Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hiểu là hành vi vi phạm (không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) các quy định về quản lý tài sản. Trong trường
hợp này chủ thể tội phạm đã khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nên gây ra
thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản thuộc sở hữu của các chủ thể bên trên.
Ví dụ: Người quản lý kho của công ty xuất khẩu nông sản đã khơng thực
hiện đúng các quy trình kỹ thuật bảo quản dẫn đến việc toàn bộ số mặt hàng nơng
sản trị giá 1.000.000.000 đồng bị hư hỏng hồn tồn không thể xuất khẩu.


Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được hiểu là hành vi vi
phạm (không tuân thủ hoặc không tuân thủ đầy đủ) những quy tắc sinh hoạt xã hội


thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản. Đó là những quy tắc sinh hoạt xã
hội ai cũng có thể biết có nghĩa vụ tuân thủ nhằm tránh gây ra những thiệt hại về
tài sản. Trong trường hợp này, chủ thể tội phạm đã thực hiện những hành vi không
tuân thủ các quy tắc sinh hoạt xã hội nên gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với tài
sản thuộc sở hữu của các chủ thể khác.
Ví dụ: Anh A mượn chiếc xe ơ tơ của anh B để sử dụng. Tuy nhiên, anh A
lại không sử dụng và bảo quản chiếc xe cẩn thận nên khiến cho chiếc xe bị hư hại
nghiêm trọng, sau quá trình sửa chữa thì xác định thiệt hại là 150.000.000 đồng
như vậy anh A là chủ thể của tội này.
3. Khách thể
Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là chế độ sở hữu công của nhà
nước, chế độ sở hữu tập thể của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó đối
tượng tác động của tội này là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp. Ví dụ: Phương tiện đi lại của cán bộ, vật tư y tế bệnh viện, hàng hóa
của doanh nghiệp, …
Khách thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng là quan hệ sở hữu. Trong
đó đối tượng tác động của tội này là tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức
khác trong xã hội. Ví dụ: xe gắn máy, thiết bị điện tử, hàng hóa, …
4. Chủ thể
Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của
Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là chủ thể đặc biệt. Theo điều luật, chỉ
người có nhiệm vụ trực tiếp trong cơng tác quản lí tài sản của Nhà nước, cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Chủ thể của vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là chủ thể thông
thường. Mọi cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của
tội phạm này.




×