Tải bản đầy đủ (.docx) (246 trang)

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀHIỆU QUẢ NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 2011 - 2019 10598565-2409-012335.htm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 246 trang )


U

IỊ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


.GÂN H4A,
√P∙

I

z

A

ỉ ≡≡ %
¾□¾

I

%A==¾X====^
*G<Λ∣IVER≡S^

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ


HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2019

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 5 NĂM 2021


_ ʌʌ ........................................................................................................................................ Iffl

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PH H CH MINH

GNQH
,


S

.?

.ữ .

.? ,.

/

^




â
*g (VERS'vt

NGUYN TH THANH NHÀN

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ
HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2019

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
MÃ SỐ: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THẨM DƯƠNG
TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 5 NĂM 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án có lời cam đoan về cơng trình khoa học này của mình, cụ thể:
Tơi tên là

: Nguyễn Thị Thanh Nhàn


Sinh ngày

: 15 tháng 06 năm 1981 - Tại Tp.HCM

Quê quán

: Tuyên Quang

Hiện đang công tác tại : Trường đại học Ngân hàng TPHCM
Là nghiên cứu sinh khóa XIX của Trường đại học Ngân hàng TPHCM
Tôi cam đoan luận án: “Hoạt động ngân hàng phi truyền thống và hiệu quả ngân hàng:
trường hợp các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019”.
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thẩm Dương và TS. Đào Lê Kiều Oanh
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.
Luận án chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sỹ tại một trường đại học bất kỳ.
Luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó
khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực
hiện ngoại trừ những trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tơi.
Tp.HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2021

Nguyễn Thị Thanh Nhàn


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM và
Khoa Sau đại học đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong

q trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận án.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thẩm Dương, người hướng dẫn một,
người thầy, đã ln tận tình định hướng, chỉ bảo, đưa ra các góp ý quý giá và những lời
động viên quan trọng, đúng lúc nhất để tơi có thể hồn thành tốt luận án.
Tơi cũng chân thành cảm TS. Đào Lê Kiều Oanh, người hướng dẫn hai, đã tận tâm
và nhiệt thành hướng dẫn, hỗ trợ tơi rất nhiều để tơi có thể hồn thành được luận án.
Ngồi ra, để hồn thiện luận án, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của
nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo khoa và các đồng nghiệp nơi tôi làm
việc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành q trình nghiên cứu này.
Tơi cũng xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, cảm
ơn bạn bè thân thiết đã luôn chia sẻ và động viên, giúp tơi chun tâm nghiên cứu để
hồn thành luận án.


iii

TÓM TẮT LUẬN ÁN
Nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng
hoảng tài chính thế giới 2007 - 2008, Ngân hàng nhà nước đã ban hành và chỉ đạo thực hiện
hai đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo hai giai đoạn 2011 - 2015 và 2016
- 2020. Trọng tâm của hai đề án ngoài việc xử lý nợ xấu thì cịn là đẩy mạnh phát triển sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng, hướng đến chuyển đổi mơ hình kinh doanh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam từ tập trung vào hoạt động tín dụng sang mơ hình hoạt động chú
trọng hơn các hoạt động ngân hàng phi truyền thống, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch
vụ tài chính. Đây cũng là xu hướng mà các hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển trên
thế giới đã khởi xướng từ những năm 1980.
Qua lược khảo các nghiên cứu trước về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền
thống đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại cho thấy các kết luận còn khác biệt. Bên
cạnh đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống cũng
chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Ở Việt Nam các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng đã

được tiến hành từ đầu những năm 2000 nhưng chưa có nghiên cứu về tác động của hoạt
động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, ở Việt
Nam cũng chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa năm 2013
về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam, là
nghiên cứu có liên quan đến hướng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hoạt động ngân
hàng phi truyền thống. Đặc biệt, cơng trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng tìm hiểu đồng
thời tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả của ngân hàng thương
mại Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống tại ngân
hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các đề án tái cơ cấu chưa được thực
hiện. Do đó, đề tài nghiên cứu “HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ
HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM
YẾT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2019” là cần thiết để bổ sung cơ sở lý luận cũng
như bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này.
Luận án kế thừa nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010) và một số nghiên cứu
liên quan để xây dựng mơ hình về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến
hiệu quả tại các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam. Luận án cũng kế thừa nghiên
cứu của Rogers & Sinkey (1999) cùng một số nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình


iv

các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống tại các ngân hàng thương mại
niêm yết Việt Nam, trong đó bổ sung thêm yếu tố số lượng chi nhánh và điểm giao dịch,
yếu tố chưa được xem xét đến trong các nghiên cứu trước. Luận án thu thập dữ liệu của 13
ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam trong thời gian từ 2011- 2019 và sử dụng ước
lượng SGMM hai bước của Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) để chạy
và kiểm định mơ hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động ngân hàng phi truyền thống làm tăng hiệu
quả của các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam. Các yếu tố khác như biến trễ của
hiệu quả ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả của

ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam, trong khi các yếu tố tác động ngược chiều là quy
mô và lạm phát. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ giữa các biến về lợi nhuận trên tài
sản, tỷ lệ an toàn vốn và tốc độ tăng trưởng kinh tế với hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh đó,
các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều tới hoạt động ngân hàng phi truyền thống tại ngân hàng
thương mại niêm yết Việt Nam là hoạt động ngân hàng phi truyền thống của kỳ trước, tỷ lệ
an toàn vốn và số lượng chi nhánh, điểm giao dịch của ngân hàng trong khi biến về tỷ lệ dự
phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa
ra một số kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam để các ngân hàng có thể
đẩy mạnh phát triển các hoạt động ngân hàng phi truyền thống và nâng cao hơn nữa hiệu
quả ngân hàng trong tương lai.
Như vậy, luận án đã có những đóng góp nhất định. Về mặt cơ sở lý luận, luận án
đóng góp các bằng chứng thực nghiệm để khẳng định và bổ sung cơ sở lý thuyết về tác
động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động phi truyền thống của NHTM trong điều kiện các NHTM niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019. Về mặt thực tiễn, luận án cung cấp những bằng chứng
thực nghiệm, cùng với những gợi ý chính sách từ nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị ngân
hàng có những quyết sách tốt hơn cho quá trình điều hành quản lý hoạt động kinh doanh
ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.


v

THESIS SUMMARY
In order to improve the capacity of Vietnam's commercial banking system after the 20072008 world financial crisis, the State Bank of Vietnam issued and directed the
implementation of two projects to restructure the commercial banking system according to
the two periods of 2011 - 2015 and 2016 - 2020. The focus of the two projects, in addition
to dealing with bad debts, is also to promote the development of banking products and
services, aiming to transform the business models of banks. Vietnam's trade has gone from
focusing on credit activities to an operating model that focuses more on non-traditional
banking activities, providing a variety of financial products and services. This is also a trend

that the banking systems in developed countries around the world have initiated since the
1980s.
A review of previous studies on the impact of non-traditional banking activities on the
efficiency of commercial banks shows that the conclusions are still different. Besides,
understanding the factors affecting non-traditional banking activities has not received much
attention. In Vietnam, studies on bank efficiency have been conducted since the early
2000s, but there has been no research on the impact of non-traditional banking activities on
the efficiency of commercial banks. In addition, in Vietnam, there was only a study by
Nguyen Minh Sang and Nguyen Thi Hanh Hoa in 2013 on factors affecting the non-interest
income of Vietnamese commercial banks, which is related to the direction of Vietnamese
commercial banks. Research on factors affecting non-traditional banking activities. In
particular, the study approaches the direction of understanding the impact of non-traditional
banking activities on the efficiency of Vietnamese commercial banks and the factors
affecting non-traditional banking activities in Vietnam. Vietnamese commercial banks in
the context of restructuring projects that have not yet been implemented. Therefore, the
research topic "NOT TRADITIONAL BANKING ACTIVITIES AND BANKING
EFFICIENCY: CASE OF LISTED COMMERCIAL BANKERS IN VIETNAM, PERIOD
2011 - 2019" is necessary to supplement the theoretical basis as well as the empirical
evidence in this regard.
The thesis inherits the research of Akhigbe & Stevenson (2010) and some related studies to
build a model on the impact of non-traditional banking activities on efficiency at listed


vii
vi

commercial banks in Vietnam. The thesis also inherits the research of Rogers & Sinkey
(1999) and some related studies
to build
a model

factorsTẮT
affecting non-traditional banking
DANH
MỤC
TỪofVIET
activities at listed commercial banks in Vietnam, in which the number of branches and
transaction points is added, which has not been considered in previous studies. The thesis
collects data from 13 listed commercial banks in Vietnam during the period from 2011 to
2019 and uses the two-step SGMM estimate of Arellano & Bover (1995) and Blundell &
Bond (1998) to run and test. Research models.
Research results show that non-traditional banking activities increase the efficiency of listed
Vietnamese commercial banks. Other factors, such as lagging variables of bank efficiency
and the loan-to-total assets ratio, have a positive impact on the efficiency of the Vietnamese
listed commercial banks, while the negative effects are scale and inflation. The study has
not found a relationship between the variables of return on assets, capital adequacy ratio and
economic growth rate with bank efficiency. Besides, the factors that positively affect nontraditional banking activities at listed commercial banks in Vietnam are non-traditional
banking activities of the previous period, capital adequacy ratio and number of branches.,
transaction points of the bank, while the variable on the credit risk provision ratio has the
opposite effect. Based on the research results, the thesis has made a number of
recommendations for Vietnamese commercial banks so that banks can promote the
development of non-traditional banking activities and further improve the efficiency of the
banking system. banks in the future.
Thus, the thesis has made certain contributions. In terms of its theoretical basis, the thesis
contributes empirical evidence to confirm and supplement the theoretical basis of the impact
of non-traditional banking activities on bank performance and factors affecting banking
activities. Non-traditional activities of commercial banks in the context of listed commercial
banks in Vietnam in the period of 2011 - 2019. In practical terms, the thesis provides
empirical evidence, along with policy suggestions from the study to help the banks. Bank
administrators make better decisions about the banking business's management process,
which improves operational efficiency in the future.

Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

OBS

Off - Balance Sheet

Các hoạt động ngoài bảng cân đối kế tốn

ROA

Return On Assets

Tỷ số lợi nhuận rịng trên tài sản

ETA

Equity To Assets

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản


NIM

Net Interrest Margin

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên


LLP

Provision for loan losses

Dự phịng rủi ro tín dụng

DEA

Data Envelopment Analysis

Phương pháp phân tích bao dữ liệu

TE

Technical Efficiency

Hiệu quả kỹ thuật

AE

Allocative Efficiency

Hiệu quả phân bổ

CE

Cost Efficiency

Hiệu quả chi phí


SE

Scale Efficiency

Hiệu quả quy mô

DMUs

Decision Making Units

Các đơn vị ra quyết định

CRS

Constant returns to scale

Hiệu quả không đổi theo quy mô

VRS

Variable Returns to Scale

Hiệu quả thay đổi theo quy mô

PTE

Pure Technical Efficiency

Hiệu quả kỹ thuật thuần t


FEM

Fixed Effects Model

Mơ hình tác động cố định

REM

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

GMM

General Method of Moments

Phương pháp hôi quy mô - men tổng quát

SGMM

System Generalized Method of

Phương pháp Moment tổng quát hệ thống

Moments
NHTM
NHTMNY
NHPTT
BCKQKD


Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại niêm yết
Ngân hàng phi truyền thống
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh



viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................. vii
MỤC LỤC......................................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 1
1.1...........................................................................................................Lý do nghiên cứu
.................................................................................................................................... 1
1.2......................................................................................................Mục tiêu nghiên cứu
.................................................................................................................................... 4
1.3.......................................................................................................Câu hỏi nghiên cứu:
.................................................................................................................................... 4
1.4.................................................................................Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
.................................................................................................................................... 4
1.5...............................................................................................Phương pháp nghiên cứu
.................................................................................................................................... 6
1.6.........................................................................Các đóng góp và điểm mới của luận án

.................................................................................................................................... 7
1.7..............................................................................................................Ket cấu luận án
.................................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN
QUAN................................................................................................................................. 10
2.1.............................................................................Hiệu quả của ngân hàng thương mại
.................................................................................................................................. 10
2.1.1................................................................Khái niệm hiệu quả ngân hàng thương mại
10
2.1.2.....................................................................................Phân loại hiệu quả ngân hàng
11
2.1.3......................................Các phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng thương mại
12


ix

2.3...Cơ sở lý thuyết về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả
ngân hàng.................................................................................................................. 40
2.3.1......................Lý thuyết trung gian tài chính - The Intermediation theory of banking
40
2.3.2.................................Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại - Modern Portfolio Theory
41
2.3.3.......................................Lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ quy mơ (Economies of Scale)
42
2.4..............Tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng
.................................................................................................................................. 43
2.4.1.......................................................................................................Tác động tích cực
43
2.4.2.......................................................................................................Tác động tiêu cực

45
2.5..................................................Lược khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan
............................................................................................................................. 47
2.5.1.

Các nghiên cứu về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống

đến hiệu quả
ngân hàng............................................................................................................................. 47
2.5.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến hoạt động ngân

hàng phi
truyền thống......................................................................................................................... 60
2.5.3....................Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam
....................................................................................................................... 65
2.5.4................................................................................Khoảng trống nghiên cứu
....................................................................................................................... 72
Tóm tắt chương 2................................................................................................................. 73
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 74
3.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................................... 74
3.2.Mơ hình nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả
ngân hàng.................................................................................................................. 75
3.2.1.......................................................................................Mơ hình nghiên cứu đề xuất


x

4.1.

Đánh giá khái quát hiệu quả ngân hàng và hoạt động ngân hàng phi truyền
thống của
các Ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019................................98
4.1.1.......................................................................................Đánh giá khái quát hiệu quả
98
4.1.2....................................Đánh giá khái quát về hoạt động ngân hàng phi truyền thống
100
4.2.Thống kê mô tả mẫu............................................................................................... 104
4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.................................................................................108
4.3.1.
Kết quả nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến
hiệu quả
ngân hàng........................................................................................................................... 108
4.3.2.
Kết quả ước lượng mơ hình các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi
truyền
thống.................................................................................................................................. 122
Tóm tắt chương 4............................................................................................................... 127
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................................128
5.1.......................................................................................................Kết luận nghiên cứu
................................................................................................................................ 128
5.2..........................................................................................................Hàm ý chính sách
................................................................................................................................ 129
5.2.1.
129

Nội dung của..................................................................các nhóm giải pháp

5.2.1.1. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động ngân hàng phi truyền thống bằng cách đa
dạng

hoá sản phẩm, dịch vụ để gia tăng hiệu quả ngân hàng......................................................129
5.2.1.2.........................................Nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng truyền thống
132
5.2.1.4.....................................................................................Tiếp tục nâng cao vốn tự có
134
5.2.1.5.................................................................................................Các giải pháp bổ trợ
134


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hiệu quả ngânhàng...............24
Bảng 2.2. Các hoạt động tạo phí của NHTM.......................................................................30
Bảng 2.3. Tóm tắt về các tổ chức giám sát bởi FED tính đến quý 2/2019..........................34
Bảng 2.4. Tỉ lệ thu nhập từ phí trên tổng thu

nhập của các ngân hàng 15nước lớn trên thế

giới từ 1980 - 1990...............................................................................................................36
Bảng 2.5: Tổng hợp các nghiên cứu về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống
đến hiệu quả ngân hàng........................................................................................................55
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng
phi truyền thống...................................................................................................................63
Bảng 2.7. Tổng hợp các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam tập trung vào đo
lường hiệu quả ngân hàng....................................................................................................67
Bảng 2.8. Tổng hợp những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng ở
Việt Nam.............................................................................................................................. 69
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi
truyền thống đến hiệu quả ngân hàng...................................................................................81

Bảng 3.2. Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động ngân
hàng phi truyền thống...........................................................................................................88
Bảng 4.1. Kết quả phân tích DEA về hiệu quả kỹ thuật của cácNHTMNY........................98
Bảng 4.2. Kết quả phân tích thống kê DEA của các NHTMNYViệt Nam..........................99
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mơ tả các biến trong mơ hình...............................................104
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan.................................................................................106
Bảng 4.5. Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình tác động của hoạt
động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng.................................................106
Bảng 4.6. Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình các yếu tố tác động
đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống.........................................................................107
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống
đến hiệu quả ngân hàng......................................................................................................108
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu
nhập (SER) đến hiệu quả ngân hàng...................................................................................112


xii

Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối
trên tổng thu nhập (FOREX) đến hiệu quả ngân hàng........................................................115
Bảng 4.10 Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ mua bán chứng khoán
trên tổng thu nhập (SEC) đến hiệu quả ngân hàng.............................................................118
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập khác trên tổng thu nhập
(OTHER) đến hiệu quả ngân hàng.....................................................................................120
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mơ hình các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi
truyền thống....................................................................................................................... 123

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. So sánh DEA và FHD...........................................................................................16

Hình 2.2. Tỷ lệ thu nhập philãi trên tổng thu nhập của các NHTM Pháp 1996 - 2017......37
Hình 2.3. Tỷ lệ thu nhập philãi trên tổng thu nhập của các NHTM Mỹ 2000 - 2018 .......37
Hình 2.4. Tỷ lệ thu nhập philãi trên tổng thu nhập của các NHTM Nhật Bản 1996 - 2017
38
Hình 2.5. Tỷ lệ thu nhập philãi trên tổng thu nhập của các NHTM Đức 1996 - 2017.......38
Hình 2.6. Tỷ lệ thu nhập philãi trên tổng thu nhập của các NHTM Canada 1996 - 2017 ...
38
Hình 2.7. Tỷ lệ thu nhập philãi trên tổng thu nhập của các NHTM Úc 1996 - 2017.........38
Hình 2.8 Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Anh 1996 - 2017..........39
Hình 2.9. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Thụy Sỹ 1996 - 2017 . 39
Hình 4.1. Hiệu quả kỹ thuật của các NHTMNY Việt Nam qua các năm..............................99
Hình 4.2. Tỉ trọng thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập hoạt động của các NHTMNY từ 2011
- 2019................................................................................................................................. 100
Hình 4.3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các NHTMNY từ 2011-2019......................101
Hình 4.4. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMNY từ 2011 2019................................................................................................................................... 102
Hình 4.5. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của các NHTMNY từ 2011-2019 ....103
Hình 4.6. Lãi thuần từ mua bán chứng khốn kinh doanh của các NHTM niêm yết từ 2011 -


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1.

Lý do nghiên cứu

Hiện nay, với chỉ riêng hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam
(gồm 4 NHTM Nhà nước, 31 NHTM cổ phần trong nước, 9 ngân hàng có 100% vốn nước

ngồi và 2 ngân hàng liên doanh) thì các NHTM Việt Nam đã và đang đối mặt với thực
trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không chỉ ở mảng hoạt động ngân hàng truyền thống
với việc tăng lãi suất huy động vốn và giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng còn mở rộng
sang các hoạt động ngân hàng phi truyền thống bao gồm các dịch vụ phi tín dụng như thanh
tốn, bảo hiểm, tư vấn, quản lý tài sản, quản lý rủi ro đầu tư cho khách hàng và các hoạt
động đầu tư, ngoại hối, mua bán chứng khốn, góp vốn, mua cổ phần... để thu hút khách
hàng. Điều này được hỗ trợ về pháp lý bởi 2 đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng
giai đoạn 2011 - 2015” và “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu
giai đoạn 2016 - 2020” với những nội dung đáng chú ý như sau:
Giai đoạn 2011-2015: từng bước chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các NHTM
theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng. Đa dạng hố dịch vụ ngân hàng trong đó tập trung nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ thanh toán, ngoại hối,
đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng ...
Phấn đấu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín
dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại; Chuyển đổi mạnh mẽ mơ hình
kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mơ hình
đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng.
Ngồi ra, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 986/QĐ - TTg về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 và sau đó được ngân hàng Nhà nước (NHNN) cụ thể hoá thành chương trình
hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành theo quyết định số: 34/QĐ - NHNN
ngày 07/01/2019 với những điểm đáng quan tâm sau:
“Đến năm 2020, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập
của các NHTM lên khoảng 12 - 13%”


2


“Đến năm 2025, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập
của các NHTM lên khoảng 16-17%”
Như vậy, có thể thấy rằng, NHNN đã đưa ra những định hướng rất rõ ràng cho hệ
thống NHTM Việt Nam là chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ phụ thuộc vào hoạt động tín
dụng sang mơ hình ngân hàng đa năng vừa nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng
truyền thống, vừa phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng phi truyền thống (NHPTT). Với
những chỉ đạo quyết liệt, sát sao của chính phủ, hệ thống NHTM đã có những cơ sở pháp lý
vững chắc để cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nói chung theo hướng an
tồn, lợi nhuận cũng như đóng góp nhiều hơn cho q trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, việc chuyển đổi mơ hình hoạt động, gia tăng các hoạt động NHPTT sẽ có ảnh hưởng
đến hiệu quả của ngân hàng. Vì vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động NHPTT và
hiệu quả ngân hàng là rất quan trọng đối với những nhà điều hành ngân hàng, người làm
chính sách, những nhà đầu tư để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Hầu hết các tài liệu hiện có về hoạt động NHPTT trong ngành ngân hàng tập trung vào
tìm hiểu tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng thông qua việc đo lường
các loại hiệu quả ngân hàng bằng những mơ hình có và khơng có biến đầu ra là hoạt động
NHPTT, chỉ một số ít nghiên cứu tiến hành phân tích tác động của hoạt động NHPTT đến
hiệu quả ngân hàng bằng các mơ hình hồi quy với điểm hiệu quả ngân hàng là biến phụ
thuộc, hoạt động NHPTT là biến độc lập cùng với một số biến kiểm soát khác. Kết quả
nghiên cứu cũng dẫn đến hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa hoạt động
NHPTT và hiệu quả ngân hàng. Một quan điểm cho rằng hoạt động NHPTT làm tăng hiệu
quả bởi các ngân hàng có thể tái sử dụng thơng tin, chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động
và công nghệ cùng lúc cho nhiều hoạt động khác nhau nên được hưởng lợi ích về quy mơ.
Những nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho giả thuyết này như Rogers (1998), Clark &
Siems (2002), Isik & Hassan (2002), Tortosa-Ausina (2003), Lieu và cộng sự. (2005),
Huang và cộng sự. (2006), Budd (2009), Sufian & Habibullah (2009), Lozano-Vivas &
Pasiouras (2010) và Gulati & Kumar (2011). Một số nghiên cứu như Pasiouras (2008),
Akhigbe & Stevenson (2010) và Bian và cộng sự. (2015) lại ủng hộ quan điểm thứ hai cho
rằng hoạt động NHPTT tác động xấu đến hiệu quả ngân hàng khi làm giảm hiệu quả của các
NHTM hoặc có tác động khơng đáng kể đến hiệu quả ngân hàng. Như vậy, các nghiên cứu

hiện tại trên thế giới về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả của các NHTM chưa
đi đến kết luận thống nhất.


3

Bên cạnh đó, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT cũng chưa
thật sáng tỏ vì chỉ có một số ít nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này như của Rogers &
Sinkey (1999), DeYoung & Rice (2004b), Shahimi và cộng sự. (2006), Hahm (2008), Sáng
& Hoa (2013), Firth và cộng sự. (2016). Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng hoạt động
NHPTT cũng rất cần thiết để ngân hàng có giải pháp tác động các yếu tố này nhằm thực
hiện các hoạt động NHPTT tốt hơn, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chủ yếu tập trung vào đo lường
các loại hiệu quả như Hùng (2007), Vu & Turnell (2010), Thành (2010), Vinh (2012),
Nahm & Vu (2013), Nguyen & Simioni (2015), Ngo & Tripe (2017), Tu (2017) hoặc tìm
hiểu về tác động của cạnh tranh, rủi ro, đa dạng hoá, cải cách quản lý đến hiệu quả ngân
hàng như Minh và cộng sự. (2013), Vu & Nahm (2013b), Matousek và cộng sự. (2016),
Thanh và cộng sự. (2016), Thanh & Sơn (2018), Sáng (2017), Tu (2018), Loan và cộng sự.
(2019), chứ chưa quan tâm đến tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng
cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT, ngoại trừ nghiên cứu của
Sáng & Hoa (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt
Nam và nghiên cứu của Hùng (2019) về các yếu tố vĩ mô tác động đến thu nhập ngoài lãi
của các NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó, Theo Quyết định số 242 được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28/2/2019
phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020
và định hướng đến năm 2025", đến hết năm 2020, tất cả các NHTM sẽ phải đưa cổ phiếu
lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại,
trong số 31 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường thì mới có 13 cổ phiếu ngân hàng
đang được niêm yết chính thức và giao dịch trên sàn chứng khốn, trong đó 10 cổ phiếu
được giao dịch trên sàn HOSE gồm VCB, CTG, BID, TCB, MBB, VPB, HDB, EIB, STB,

TPB; 3 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX là ACB, SHB, NVB. Những ngân hàng đã niêm yết
chính thức này khơng chỉ là những ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có uy
tín, thương hiệu mạnh, đi đầu trong việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT mà cịn
có tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn (70%) trong hệ thống NHTM (theo tính tốn của tác giả
dựa trên BCTC đã kiểm toán 2019 của các NHTM trong nước).
Như vậy, qua sự tìm hiểu của tác giả, có thể thấy rằng chưa có cơng trình nghiên cứu
đầy đủ cả về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động NHPTT để từ đó các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMNY


4

nói riêng có cơ sở đánh giá đầy đủ về hoạt động NHPTT cũng như tìm ra hướng phát triển
hoạt động NHPTT sao cho mang lại hiệu quả ngân hàng cao nhất. Vì vậy, đề tài nghiên cứu
“HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG:
TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011 - 2019” là cần thiết để bổ sung cơ sở lý luận cũng như bằng chứng thực
nghiệm về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại các NHTMNY Việt
Nam, cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt
Nam. Từ đó, giúp các NHTMNY nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói chung có cơ sở
để đẩy mạnh phát triển hoạt động NHPTT nhằm tăng hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của
ngân hàng.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tồng quát: đánh giá tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả
ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
hàm ý chính sách và các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT

giúp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho các NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt
Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, đánh giá tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại các
NHTMNY Việt Nam
Thứ hai, đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt
Nam.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Một là, hoạt động NHPTT tác động như thế nào đến hiệu quả ngân hàng tại NHTMNY
Việt Nam?
Hai là, các yếu tố nào tác động đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt Nam? Các
yếu tố đó tác động theo chiều hướng như thế nào?

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại
NHTMNY Việt Nam và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt
Nam.


5


Phạm vi nghiên cứu:
Theo NHNN, tính đến 31/12/2019, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ có 13
NHTM niêm yết chính thức tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
giao dịch chứng khốn Hà Nội gồm ACB, BID, CTG, EIB, HD, MBB, NCB, SHB, STB,
TCB, TPB, VCB, VPB. Những ngân hàng đã niêm yết chính thức này khơng chỉ là những
ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có uy tín, thương hiệu mạnh, đi đầu trong
việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT mà cịn có tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn
(70%) trong hệ thống NHTM (theo tính tốn của tác giả dựa trên BCTC đã kiểm toán 2019
của các NHTM trong nước).
Thêm vào đó, xét theo tổng tài sản, 13 ngân hàng trên cịn có tính đại diện cho các
nhóm ngân hàng có tổng tài sản khác nhau trong cả hệ thống ngân hàng. Cụ thể là, theo
BCTC đã kiểm toán của các NHTM, dựa vào tổng tài sản tính đến 31/12/2019, có thể chia
các NHTM trong nước thành 4 nhóm: nhóm 1, những ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất,
trên 1 triệu tỉ đồng; nhóm 2, những NHTM có tổng tài sản từ 200 ngàn đến dưới 500 ngàn tỉ
đồng; nhóm 3, những ngân hàng có tổng tài sản từ 100 ngàn đến 200 ngàn tỉ đồng và nhóm
cuối cùng là những ngân hàng có tổng tài sản dưới 100 ngàn tỉ đồng. Theo đó, BID, CTG
và VCB đại diện cho nhóm 1; STB, MBB, TCB, ACB, VPB, SHB và HDB đại diện cho
nhóm 2; EIB và TPB đại diện cho nhóm 3 và NCB là đại diện cho nhóm 4.
Ngồi ra, vì 13 ngân hàng này đều đã được niêm yết chính thức nên về mặt dữ liệu sẽ
đầy đủ và minh bạch để luận án có thể thu thập được.
Với những lý do trên, việc luận án lựa chọn các NHTMNY để nghiên cứu là có cơ
sở, khả thi và bao qt được cho tồn bộ các NHTM trong nước.
Thời gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019 vì
nhiều lý do.
Thứ nhất, đây là giai đoạn NHNN Việt Nam tiến hành 2 đề án tái cơ cấu căn bản,
triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng sau khủng hoảng kinh tế thế giới nhằm
nâng cao sức cạnh tranh, sự phát triển cho hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và tồn hệ
thống tổ chức tín dụng nói chung theo hướng hoạt động an tồn, hiệu quả vững chắc. Do đó,
sẽ có đủ dữ liệu cho luận án.
Thứ hai, về phía các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMNY nói riêng, giai

đoạn này là giai đoạn bản lề, quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của các ngân
hàng, là giai đoạn mà các ngân hàng phải từng bước chuyển dịch từ mô hình kinh doanh


6

nặng về hoạt động truyền thống (tập trung vào việc cấp tín dụng) sang mơ hình ngân hàn g
đa năng, có khả năng thực hiện đa dạng các hoạt động NHPTT để trước hết là thực hiện các
mục tiêu do NHNN đề ra trong 2 đề án tái cơ cấu cũng như chiến lược và kế hoạch phát
triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được cơng
bố và sau đó là để có thể cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng và các ngân
hàng nước ngoài ngay tại Việt Nam và xa hơn là vươn ra tầm khu vực cũng như thế giới.
Thứ ba, hai đề án tái cơ cấu cùng với các kế hoạch, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực
hiện được ban hành trong giai đoạn này chính là những cơ sở pháp lý vững chắc để các
NHTMNY tự tin phát triển mạnh hơn các hoạt động NHPTT so với giai đoạn trước.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:
Để xây dựng được các mơ hình nghiên cứu, luận án tiến hành lược khảo các nghiên
cứu trước để đưa ra được các biến và mối quan hệ phù hợp cho mơ hình nghiên cứu áp dụng
tại Việt Nam.
Cụ thể, với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, hoạt động NHPTT tác động như thế nào đến
hiệu quả ngân hàng tại NHTMNY Việt Nam tác giả phát triển mô hình hồi quy với dữ liệu
bảng động từ nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010), với biến phụ thuộc là hiệu quả
kỹ thuật của các NHTMNY, đo lường bằng phương pháp Bao dữ liệu - DEA, các biến độc
lập là thu nhập phi lãi (đại diện cho hoạt động NHPTT), quy mơ ngân hàng, tỷ lệ an tồn

vốn, tỷ lệ sinh lời trên tài sản, tỷ lệ cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và
lạm phát.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, những yếu tố nào tác động đến hoạt động NHPTT,
tác giả phát triển mô hình hồi quy với dữ liệu bảng động từ nghiên cứu của Rogers &
Sinkey (1999), với biến phụ thuộc là thu nhập phi lãi (đại diện cho các hoạt động NHPTT),
các biến độc lập bao gồm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ
lệ dự phịng rủi ro tín dụng và số lượng chi nhánh, điểm giao dịch.
Để ước lượng các mơ hình đã đưa ra, luận án sử dụng phương pháp ước lượng
Moment tổng quát hệ thống 2 bước (SGMM two - step) của Arellano & Bover (1995) và
Blundell & Bond (1998) vì ước lượng này có thể xử lý được một số khuyết tật của mơ hình
gồm hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và đặc biệt là hiện tượng nội sinh mà
các mơ hình khác không xử lý được, theo (Greene, 2003).


7

Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng các phương pháp định tính truyền thống như phân
tích tài liệu (content-analysis), mơ tả thống kê, phân tích và tổng hợp, quy nạp và suy diễn,
khái quát hoá, trừu tượng hoá để phân tích riêng lẻ các hiện tượng rồi kết hợp chúng ở cấp
độ mới, tổng kết những sự kiện cụ thể thành các kết luận khái quát và chứng minh những
giả thuyết bằng các sự kiện thực tiễn và số liệu.

1.6.

Các đóng góp và điểm mới của luận án

Các đóng góp của luận án:
về cơ sở lý luận, nghiên cứu này đóng góp các bằng chứng thực nghiệm cho các lý
thuyết trung gian tài chính, lý thuyết đa dạng hố danh mục đầu tư hiện đại của Harry M.
Markowitz, lý thuyết kinh tế theo quy mô và lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ phạm vi khi mà

kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả NHTM.
về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm, giúp các
nhà quản trị ngân hàng thấy rõ hơn về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân
hàng cũng như nhận diện được những yếu tố nào tác động tích cực, những yếu tố nào tác
động tiêu cực đến hoạt động NHPTT để từ đó có những quyết sách tốt hơn trong quá trình
điều hành quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như xây dựng những chiến lược, lộ
trình phát triển các hoạt động NHPTT phù hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động trong
tương lai, chuyển đổi mơ hình kinh doanh, cải thiện sức cạnh tranh của ngân hàng. Đối với
các nhà hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thêm bằng chứng thực
nghiệm để có cơ sở đề ra các quy định, hướng dẫn cho việc phát triển hoạt động NHPTT
nhằm thực hiện thành cơng q trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các chiến lược phát
triển ngành ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp những thơng
tin hữu ích cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục nghiên cứu sâu và
rộng hơn những vấn đề liên quan.
Các điểm mới của luận án bao gồm:
Một là, dựa trên dữ liệu của 13 NHTMNY Việt Nam, luận án đã phân tích được tác
động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ngân
hàng gia tăng các hoạt động NHPTT thì hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng cũng tăng. Cụ thể,
cả bốn nhóm hoạt động NHPTT là hoạt động dịch vụ phi tín dụng, mua bán chứng khoán,
kinh doanh ngoại hối và những hoạt động khác đều làm gia tăng hiệu quả ngân hàng. Liên
quan đến hướng nghiên cứu này, đa phần các nghiên cứu trước phân tích tác động của hoạt
động NHPTT đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả


8

nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của hiệu quả hoạt động năm trước, tỷ lệ cho vay
ngân hàng, thu nhập phi lãi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong khi
tỷ lệ lạm phát và quy mơ ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng.

Hai là, luận án cũng đã phân tích tác động của một số yếu tố đến hoạt động NHPTT.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập phi lãi năm trước, tỷ lệ an tồn vốn và số lượng chi
nhánh có tác động tích cực đến thu nhập phi lãi hiện tại trong khi dự phịng rủi ro tín dụng
lại có tác động tiêu cực đến hoạt động NHPTT. Đáng chú ý là nghiên cứu đã tìm thấy tác
động tích cực của yếu tố số lượng chi nhánh, điểm giao dịch đến hoạt động NHPTT của các
NHTMNY Việt Nam. Đây là yếu tố chưa được xem xét đến trong các nghiên cứu trước đây
về hướng nghiên cứu này.
Ba là, luận án tiến hành nghiên cứu đồng thời tác động của hoạt động NHPTT đến
hiệu quả ngân hàng cùng với các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT của các NHTMNY
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 để đưa ra góc nhìn đầy đủ về hoạt động NHPTT. Trong
khi đó, các nghiên cứu trước trên thế giới (về các nước phát triển hoặc các nền kinh tế mới
nổi) chỉ tập trung vào phân tích tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng
hoặc các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT chứ chưa có nghiên cứu đầy đủ kết hợp cả
2 vấn đề trên. Còn ở Việt Nam, các nghiên cứu đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu
phân tích tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và chỉ một số ít nghiên
cứu phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập phi lãi của ngân hàng (thường được dùng
làm biến đại diện cho các hoạt động NHPTT).
Bốn là, luận án đề xuất được một số hàm ý chính sách và khuyến nghị để đẩy mạnh
phát triển các hoạt động NHPTT, góp phần ổn định và gia tăng hiệu quả, lợi nhuận, sức
cạnh tranh cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh cho các
NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

1.7.

Kết cấu luận án

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án được kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương này trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm lý do, mục tiêu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp, các đóng góp, điểm mới và kết cấu

của nghiên cứu.
Chương 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN


9

QUAN
Trong chương này sẽ phân tích tổng quan lý thuyết về hoạt động NHPTT và hiệu quả
ngân hàng, tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Chương này cũng lược
khảo các nghiên cứu trước để tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Chương này trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và
mơ hình nghiên cứu, trong đó sẽ mô tả chi tiết về các biến và cách đo lường các biến trong
mơ hình. Đồng thời, trong chương này cũng trình bày rõ cách thức thu thập dữ liệu của
nghiên cứu.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
Trong chương này, luận án phân tích kết quả nghiên cứu cũng như trình bày bằng
chứng thực nghiệm về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và những
yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, chương này trình bày kết luận rút ra từ
nghiên cứu và gợi ý một số giải pháp, hàm ý chính sách để đẩy mạnh phát triển hoạt động
NHPTT giúp tăng hiệu quả ngân hàng. Ngoài ra, chương 5 cũng trình bày hạn chế của
nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến chủ đề này.


×