Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đánh giá hiệu quả của một số loại thức ăn chăn nuôi heo thịt trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.53 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chân thành biết ơn
 Ban Giám Hiệu, cùng tồn thể q thầy cơ trong khoa Chăn Ni - Thú Y
Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
 Thầy Dương Duy Đồng, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong thời gian thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Thầy Nguyễn Văn Hiệp, chị Nguyễn Thụy Đoan Trang, anh chị công nhân và
các bạn ở trại thực nghiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Tập thể lớp Chăn Nuôi 30 đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình học tập.
 Cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và động viên con vượt qua những khó khăn
trong cuộc sống để có được ngày hơm nay.
Chân thành cảm ơn!
Nguyễn Xn Nghĩa

iii


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường
Đại Học Nông Lâm TPHCM trong thời gian từ ngày 06/03/2008 cho đến ngày
01/06/2008 trên 90 heo thịt có trọng lượng ban đầu khoảng 25 kg. Thí nghiệm được bố
trí theo kiểu hồn toàn ngẫu nhiên một yếu tố và chia làm 6 lơ ứng với 6 loại thức ăn
thí nghiệm khác nhau được mã hóa bằng các chữ cái A, B, C, D, E, F, mỗi lơ gồm 15
con heo.
Kết thúc thí nghiệm, kết quả tăng trọng bao gồm tăng trọng bình quân (kg/con)
và tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) của heo ở 2 lô sử dụng thức ăn D và E là tốt hơn
so với các lơ cịn lại, ngược lại mức tăng trọng của heo sử dụng thức ăn A là thấp nhất.
Trong suốt thời gian thí nghiệm thì heo ở lơ D có chỉ số chuyển biến thức ăn tốt


nhất (2,47 kgtă/kgtt) và kém nhất là ở lô C (2,97 kgtă/kgtt).
Tình trạng sức khỏe của heo ở các lơ sử dụng thức ăn B, D và E là tốt hơn so
với các lơ cịn lại. Tỷ lệ tiêu chảy của heo ở lơ C là cao nhất, cịn heo ở lơ F lại có tỷ lệ
hơ hấp cao nhất.

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................01
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................01
1.2. Mục đích và yêu cầu.............................................................................................02
1.2.1. Mục đích............................................................................................................ 02
1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................. 02
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................03
2.1. Khái niệm thức ăn gia súc....................................................................................03
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển...............................................03
2.2.1. Vai trò và nhu cầu năng lượng...........................................................................03
2.2.2. Vai trò và nhu cầu protein..................................................................................05
2.2.3. Vai trò và nhu cầu lipid......................................................................................05
2.2.4. Vai trò và nhu cầu Ca, P....................................................................................06
2.3. Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn ni........................................06
2.4. Tình hình thức ăn gia súc trên thị trường..............................................................07
2.5. Giới thiệu sơ lược về trại thực nghiệm khoa CNTY.............................................08
2.5.1. Vị trí..................................................................................................................08
2.5.2. Lịch sử hình thành.............................................................................................08
2.5.3. Nhiệm vụ của trại..............................................................................................08
2.5.4. Cơ cấu đàn.........................................................................................................08
2.5.5. Giống và công tác giống....................................................................................08

2.5.6. Chuồng trại........................................................................................................09
2.5.7. Thức ăn nước uống............................................................................................10
2.5.8. Quy trình chăm sóc ni dưỡng.........................................................................10
2.5.9. Phịng bệnh và vệ sinh thú y..............................................................................10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.............................................................12
3.1. Thời gian và địa điểm...........................................................................................12
3.1.1. Thời gian...........................................................................................................12
3.1.2. Địa điểm............................................................................................................12
3.2. Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................12
v


3.2.1. Đối tượng thí nghiệm........................................................................................12
3.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm......................................................................................12
3.2.3. Thức ăn thí nghiệm............................................................................................13
3.3. Điều kiện thí nghiệm............................................................................................13
3.3.1. Chuồng trại........................................................................................................13
3.3.2. Chăm sóc...........................................................................................................14
3.3.3. Cơng tác thú y và phịng bệnh...........................................................................14
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................15
3.4.1. Khả năng tăng trọng..........................................................................................15
3.4.1.1. Trọng lượng bình quân...................................................................................15
3.4.1.2. Tăng trọng bình quân......................................................................................15
3.4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối.......................................................................................15
3.4.2. Khả năng sử dụng thức ăn.................................................................................15
3.4.2.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân.............................................................................15
3.4.2.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn.............................................................................16
3.4.3. Tình trạng sức khỏe...........................................................................................16
3.4.3.1. Tỷ lệ ngày con có triệu chứng tiêu chảy.........................................................16
3.4.3.2. Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hơ hấp.............................................................16

3.4.4. Tỷ lệ chết, loại thải............................................................................................16
3.4.4.1. Tỷ lệ chết........................................................................................................16
3.4.4.2. Tỷ lệ loại thải..................................................................................................16
3.4.5. Độ dày mỡ lưng.................................................................................................16
3.4.6. Mổ khảo sát.......................................................................................................16
3.4.7. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế................................................................................17
3.4.8. Xử lí số liệu.......................................................................................................17
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................18
4.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm...................................................18
4.1.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 1......................................................18
4.1.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 2......................................................19
4.1.3. Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 3......................................................20
4.2. Khả năng tăng trọng.............................................................................................20
vi


4.2.1. Trọng lượng bình quân......................................................................................20
4.2.2. Tăng trọng bình quân.........................................................................................22
4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối..........................................................................................23
4.3. Khả năng sử dụng thức ăn....................................................................................25
4.3.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân................................................................................25
4.3.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn................................................................................26
4.4. Tình trạng sức khỏe..............................................................................................27
4.4.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy....................................................................................27
4.4.2. Tỷ lệ ngày con hô hấp........................................................................................28
4.5. Tỷ lệ chết, loại thải...............................................................................................29
4.6. Độ dày mỡ lưng....................................................................................................30
4.7. Mổ khảo sát..........................................................................................................31
4.8. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................31
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................33

5.1. Kết luận................................................................................................................33
5.2. Đề nghị................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................34
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 35

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số khuyến cáo mức năng lượng cho heo nuôi thịt.................................04
Bảng 2.2 Nhu cầu đạm tổng số trong khẩu phần heo thịt............................................05
Bảng 2.3 Lịch tiêm phịng vaccin................................................................................11
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................13
Bảng 3.2 Nhiệt độ bình qn qua các tháng thí nghiệm..............................................14
Bảng 3.3. Ẩm độ bình qn qua các tháng thí nghiệm................................................14
Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 1................................................18
Bảng 4.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 2................................................19
Bảng 4.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 3................................................20
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân của heo qua các giai đoạn thí nghiệm.....................21
Bảng 4.5 Tăng trọng bình qn của heo qua các giai đoạn thí nghiệm........................22
Bảng 4.6. Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm.........................23
Bảng 4.7 Thức ăn tiêu thụ và chỉ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn...............25
Bảng 4.8 Tình trạng tiêu chảy của heo qua các giai đoạn thí nghiệm..........................28
Bảng 4.9 Tình trạng hơ hấp của heo qua các giai đoạn thí nghiệm..............................29
Bảng 4.10 Tỷ lệ chết và loại heo qua các giai đoạn thí nghiệm...................................30
Bảng 4.11 Độ dày mỡ lưng heo thí nghiệm.................................................................30
Bảng 4.12 Các chỉ tiêu mổ khảo sát heo cuối thí nghiệm............................................31
Bảng 4.13 Chi phí cho 1 kg tăng trọng........................................................................32

viii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tăng trọng bình quân heo thí nghiệm.......................................................22
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm.....................24
Biểu đồ 4.3 Thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn thí nghiệm.........................................26
Biểu đồ 4.4 Chỉ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn..........................................27

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn ni
nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về quy mơ và trình độ chăn ni,
trong đó ngành chăn ni heo đã đóng góp một phần rất quan trọng. Do vậy, các nhà
chăn ni ln tìm cách để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi heo, các nhà chăn nuôi cần quan tâm đến
những vấn đề về công tác giống, chuồng trại, chăm sóc ni dưỡng, .... Trong đó, thức
ăn là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
heo. Chi phí về thức ăn trong chăn ni heo chiếm 80 - 85 % tổng chi phí (Võ Văn
Ninh, 1997), nếu thức ăn kém chất lượng sẽ làm cho heo tăng trọng chậm, dễ mắc
bệnh dẫn đến giá thành sản xuất cao và làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Hiện nay lĩnh
vực sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phát triển hết sức mạnh mẽ với các sản phẩm
phong phú đa dạng về chủng loại và chất lượng. Trong bối cảnh hiện nay phần lớn
nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đều phải nhập khẩu với giá cả ngày
càng leo thang do đó các cơng ty sản xuất thức ăn cũng phải có sự điều chỉnh để đưa ra
thị trường những sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế. Vấn đề đặt ra là các sản
phẩm này có thật sự đảm bảo chất lượng và đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi hay

không?
Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng khoa CNTY Trường
ĐH Nông Lâm TP HCM, Công ty Uni - President cùng với sự hướng dẫn của TS
Dương Duy Đồng chúng tơi tiến hành thí nghiệm
”Đánh giá hiệu quả của một số loại thức ăn chăn nuôi heo thịt trên thị
trường”

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
Kiểm tra lại chất lượng và hiệu quả của một số loại thức ăn ni heo thịt trên thị
trường.
1.2.2. u cầu
Phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm kết hợp theo dõi các
chỉ tiêu về khả năng tăng trọng, khả năng sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tỉ lệ
chết và loại thải để đánh giá hiệu quả của thức ăn.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. KHÁI NIỆM THỨC ĂN GIA SÚC
Thức ăn gia súc được xem là hỗn hợp những sản phẩm có nguồn gốc từ động
vật, thực vật, vi sinh vật, khống vật, chất tổng hợp hóa học … mà động vật có thể ăn,
tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm. Ngồi ra thức ăn gia
súc cịn phải khơng để lại những tồn dư trong sản phẩm động vật có thể gây ảnh hưởng
sức khỏe người tiêu thụ.

2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sinh trưởng là một q trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự gia tăng về số lượng và kích thước các chiều của tế bào cùng loại của các loại mô
khác nhau trong cơ thể thú. Quá trình này làm gia tăng khối lượng của các bộ phận (cơ
quan) và toàn bộ cơ thể thú dựa trên cơ sở di truyền của bản thân thú dưới tác động
của yếu tố mơi trường.
P=G+E
P là kiểu hình
G là kiểu di truyền (kiểu gen)
E là môi trường (yếu tố ngoại cảnh).
Để sinh trưởng và phát triển tốt, heo cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất
thông qua thức ăn ăn vào.
2.2.1. Vai trò và nhu cầu năng lượng
Năng lượng trong thức ăn của heo chủ yếu đến từ sự thoái biến của
carbonhydrat (chủ yếu là tinh bột). Các loại nguyên liệu được xem là cung năng lượng
trong thức ăn thường có đặc điểm là hàm lượng tinh bột cao (> 60 %) như bắp, cám
gạo, cám mì, mì lát. Ngoài ra dầu, mỡ cũng là nguồn cung năng lượng trong thức ăn.

3


Mơ hình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể heo

Ghi chú: GE là năng lượng thô; DE là năng lượng tiêu hóa; ME là năng lượng
trao đổi; NE là năng lượng thuần; Heat loss là nhiệt lượng mất; Faecal energy là năng
lượng phân; Urinary energy là năng lượng nước tiểu.
Khi thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì được thú sử dụng
cho các nhiệm vụ sản xuất như tăng trọng, mang thai, tiết sữa nuôi con…Theo Bùi
Huy Như Phúc đối với heo nuôi thịt nhu cầu năng lượng cho tăng trọng có thể tính
gồm 2 phần: phần cho tích lũy mỡ và phần cho tích lũy protein. Nhu cầu năng lượng

cho mỗi kg tăng trọng thay đổi, vì số lượng protein và mỡ trong tăng trọng tùy thuộc ở
giai đoạn tăng trưởng. Ở giai đoạn từ 20 – 90 kg, heo có tỉ lệ nạc với protein trung
bình khoảng 5:1 (tăng trọng thịt nạc 5 kg, lượng protein tích lũy khoảng 1 kg). Ở thú
càng lớn mỡ tích lũy hàng ngày càng tăng, nên cần năng lượng thức ăn lớn hơn cho
tổng hợp mỡ. Sự tích lũy protein hàng ngày tăng tới mức tối đa ở trọng lượng cơ thể
khoảng 60 kg và giữ cố định từ 60 kg đến lúc giết thịt. Do đó khi năng lượng ăn hàng
ngày tiếp tục tăng từ 60 kg đến hạ thịt, và năng lượng cho sự tích lũy protein là cố
định, thì năng lượng dư được tích ở dạng mỡ.
Bảng 2.1: Một số khuyến cáo mức năng lượng cho heo nuôi thịt
Trọng lượng heo (kg)
Năng lượng trao đổi
(kcal/kg)

TCVN (1994)
20 - 50 50 - 100
3000

3000

NRC (1998)
Degussa (1997)
20 - 50 50 - 80 20 - 30 31 - 55 56 - 100
3265

3265

3150

3100


3100

Năng lượng thuần (Net Energy – NE): là phần còn lại của năng lượng trao đổi
(ME) sau khi trừ phần năng lượng mất ở dạng nhiệt (HI). Năng lượng thuần là năng
lượng hữu dụng thực sự dùng cho nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
2.2.2. Vai trò và nhu cầu protein
4


Protein là cơ sở của sự sống, là chất cấu tạo nên tất cả các loại mô bào trong cơ
thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những chất điều hòa sự sống như hormon, enzyme
trong cơ thể.
Đối với heo tăng trưởng, protein cần thiết cho cơ thể để thỏa mãn các nhu cầu:
+ Nhu cầu duy trì phải đáp ứng nitơ nội sinh mất trong nước tiểu và nitơ biến
dưỡng mất trong phân
+ Nhu cầu protein cho tăng trưởng, cụ thể là sự phát triển mô cơ hay là phần
thịt nạc
Thú ăn protein thực chất là quá trình lấy acid amin vào cơ thể. Dưới các hoạt
động của đường ruột, protein sẽ bị phân cắt thành các acid amin đơn lẻ sau đó được
hấp thu qua niêm mạc ruột vào cơ thể.
Khẩu phần ăn hàng ngày nếu thiếu protein cơ thể sẽ tự phân giải protein của cơ
thể (thường là mô cơ) để tổng hợp những chất cần cho sự sống như hormon, enzyme,
… vì vậy thú bị gầy còm, teo cơ, suy nhược…
Bảng 2.2: Nhu cầu đạm tổng số trong khẩu phần heo thịt
Trọng lượng heo (kg)
Đạm tổng số (%)

DEGUSSA 1997
NRC 1998
TCVN 1994

20 - 30 31 - 55 56 - 100 20 - 50 50 - 80 80 - 120 20 - 50 50 - 100
17
16
14
18
15,5
13,2
17
14

2.2.3. Vai trò và nhu cầu lipid
Lipid là một chất cấu tạo nên màng tế bào (lipoprotein) do đó để có sự phân bào
thì tế bào phải cần một lượng lipid cho nhu cầu phát triển tế bào. Lipid là một chất
cung cấp năng lượng (1 g lipid tạo ra khoảng 9 kcal), là một chất dự trữ năng lượng
(mỡ bọc thân heo…) vừa tạo một lớp bao bọc chống lạnh cho thú.
Trong khẩu phần của heo cần có một lượng lipid để tạo sự ngon miệng, chống
bụi, để hòa tan các sinh tố tan trong chất béo và để phát triển cơ thể. Khẩu phần nhiều
chất béo sẽ làm heo chán ăn và chất béo trong thức ăn nhanh chóng biến thành mỡ bọc
quanh thân.
Choline là một chất có liên quan đến sự chuyển hóa lipid, cịn gọi là yếu tố huy
động mỡ. Những thú có nhu cầu lipid cao thì cần được cung cấp nhiều choline trong
khẩu phần hàng ngày.

5


Theo Võ Văn Ninh thì mức lipid (%) trong thức ăn heo thịt qua các giai đoạn
15 – 30 kg; 31 – 50 kg; 51 – 100 kg lần lượt là 6; 7; 8.
2.2.4. Vai trò và nhu cầu Ca – P
Đây là hai chất cấu tạo nên khung xương và răng. Trong xương có chứa 99 %

lượng calci của tồn cơ thể và 1 % cịn lại chứa trong mơ mềm và thể dịch, trong khi
đó 80 % lượng phosphore của toàn cơ thể được dự trữ trong xương và 20 % cịn lại
chứa trong mơ mềm và thể dịch. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thu calci và
phosphore trong cơ thể.
Tỷ lệ calci : phosphore thích hợp nằm trong khoảng 1,3 : 1 đến 1,7 : 1
Khi khẩu phần ăn thiếu hụt calci và phosphore làm cho thú bị còi xương, xốp
xương, rỗng xương hoặc ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa trên thú cái. Ngược lại sự dư
thừa calci và phosphore có ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm (Zn), thường làm cho heo
thiếu kẽm và tăng nhu cầu vitamin K.
Nhu cầu Ca, P trong khẩu phần cho heo thịt tỉ lệ nghịch với trọng lượng của
heo.
Theo NRC năm 1998, nhu cầu Ca (%) cho heo ở giai đoạn 20 – 50 kg; 50 – 80
kg; 80 – 120 kg lần lượt là 0,6; 0,5; 0,45. Nhu cầu P tổng số (%) lần lượt là 0,5; 0,45;
0,4. Nhu cầu P hữu dụng (%) : 0,23; 0,19; 0,15.
2.3. NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn ni thường được chia
thành những nhóm sau:
+ Nhóm nguyên liệu cung năng lượng chủ lực gồm bắp, tấm, cám, khoai củ và
phụ phẩm của công nghệ chế biến ngũ cốc chiếm từ 60 % đến 80 % khẩu phần.
+ Thức ăn cung protein động vật như bột cá, bột thịt chiếm từ 5 % đến 15 %
khẩu phần.
+ Thức ăn cung protein thực vật chủ lực như các loại bánh dầu, các loại đậu
chiếm từ 5 % đến 15 % khẩu phần.
+ Thức ăn cung khoáng, vitamin như premix, bột xương, bột sò, muối chiếm từ
3 % đến 5 % khẩu phần.

6


Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của thú, thành phần dinh dưỡng từng loại thực

liệu và tình hình nguồn nguyên liệu trên thị trường mà nhà sản xuất có thể điều chỉnh
tỷ lệ các loại thực liệu cho phù hợp.
2.4. TÌNH HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TRÊN THỊ TRƯỜNG
Sản lượng thức ăn chăn nuôi gia tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng số đầu con gia
súc gia cầm. Trong những năm gần đây, chính sách ”Đẩy mạnh ngành chăn ni làm
ngành mũi nhọn” của nhà nước đã góp phần thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi phát triển mạnh mẽ.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta trong mấy năm gần đây đã
phát triển với tốc độ cao. Tính từ năm 2000 đến 2006, tốc độ tăng bình qn về sản
lượng thức ăn chăn ni đã là 16,7 %/năm.
Có thể nói nguồn thức ăn chăn nuôi trên thị trường hiện nay rất phong phú và
đa dạng, từ thức ăn hỗn hợp trộn sẵn dành cho từng loại vật ni thích hợp với từng
giai đoạn tuổi của thú cũng như thích hợp cho mục tiêu sản xuất của con thú đó, cho
đến các loại thức ăn đậm đặc phù hợp với đặc điểm sản xuất lương thực từng địa
phương. (Viện chăn nuôi).
Theo báo cáo của Cục Chăn ni thì năm 2006 sản lượng thức ăn chăn ni đạt
5,118 triệu tấn, trong đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là 4,361 triệu tấn và thức ăn hỗn
hợp đậm đặc là 747 ngàn tấn. Trong số 241 nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni có 43
nhà máy là cơng ty liên doanh hoặc vốn nước ngồi, số nhà máy này chỉ chiếm gần 18
% tổng các nhà máy thức ăn chăn nuôi nhưng chiếm 66 % thị phần thức ăn chăn nuôi
của cả nước.
Đáng lưu ý là hiện nay Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 11 trong khu vực Châu
Á Thái Bình Dương về sản lượng thức ăn chăn nuôi. Hiệp hội thức ăn chăn ni thế
giới dự đốn chỉ vài năm nữa Việt Nam chắc chắn sẽ đứng trong tốp 10 của khu vực
này do ngành chăn nuôi Việt Nam đang phát triển nhanh và nhu cầu sử dụng thức ăn
công nghiệp đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi (Đồn Xn
Trúc, tạp chí chăn ni 5 – 08).
Khó khăn hiện nay của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước là phần
lớn nguyên liệu phải nhập khẩu. Ngành thức ăn chăn nuôi nước ta nhập quá nhiều sản
7



phẩm từ nước ngoài, kể cả những sản phẩm mà nước ta có thế mạnh sản xuất như ngơ
và các loại hạt cốc, bột cá và sản phẩm thủy sản… Chính điều này đã khiến cho tốc độ
tăng giá của thức ăn chăn nuôi không những ngày càng cao mà cịn có giá cao hơn giá
của khu vực từ 10 - 20 % (Viện chăn nuôi).
2.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP CHĂN NI KHOA CNTY
2.5.1. Vị trí
Trại nằm ở phía bắc trong khn viên trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM,
cách xa lộ Hà Nội khoảng 1 km về hướng tây và giáp ranh với tỉnh Bình Dương. Trại
nằm theo hướng Đơng - Tây.
2.5.2. Lịch sử hình thành
Năm 2004, trại được khởi công xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng
thế giới (World Bank) và đi vào hoạt động tháng 4 năm 2006.
Trại thực nghiệm chăn ni có tổng diện tích là 15.052 m 2, trong đó diện tích
xây dựng bao gồm dãy chuồng heo thịt 385 m 2, dãy chuồng heo nái 412 m2 và 444 m2
trại gà, ngồi ra cịn một số cơng trình khác như hệ thống biogas, ao ni cá, văn
phịng làm việc và phòng họp…
2.5.3. Nhiệm vụ của trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng theo mơ hình mẫu của nước ngoài nhằm
phục vụ tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tâp.
Là nơi để sinh viên thực tập, rèn nghề, và triển khai một số đề tài tốt nghiệp.
Cung cấp giống để tiến hành một số thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên
cứu của sinh viên đồng thời cũng gắn liền với sản xuất kinh tế.
2.5.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 11/04/2008 tổng đàn heo của trại là 304 con gồm:
+ Nái sinh sản: 20 con
+ Đực làm việc: 2 con
+ Heo thịt: 227 con
+ Heo con theo mẹ: 36 con

+ Heo con cai sữa: 19 con
2.5.5. Giống và công tác giống

8


Heo nái ở trại là heo lai hai máu Yorkshire và Landrace được mua về từ trại
Kim Long tỉnh Bình Dương.
Heo nái hậu bị được lựa chọn kĩ càng trước khi đưa về. Chọn nái có 12 vú trở
lên, khoảng cách giữa 2 vú đều nhau và giữa 2 hàng vú không quá gần cũng không quá
xa, núm vú lộ rõ, cơ quan sinh dục phát triển bình thường và lộ rõ các đặc điểm giới
tính.
Heo đực giống của trại là giống Yorkshire và Duroc thuần.
Công tác lấy tinh và phối giống được thực hiện vào lúc sáng sớm, mỗi nái được
phối 2 lần vào chu kì động dục.
Heo thịt ni ở trại ngồi số heo do trại sản xuất ra cịn có một số nhập từ trại
khác về để thực hiện các đề tài tốt nghiệp.
2.5.6. Chuồng trại
 Khu chuồng nuôi heo thịt, heo đực giống và heo nái khô
+ Khu nuôi heo thịt: gồm 2 dãy, mỗi dãy có ba ơ chuồng, kích thước một ơ
chuồng là 5 x 6 m2. Mỗi ơ chuồng có gắn 1 máng ăn bán tự động loại hộc trịn dung
tích 70-80 lít, và 2 núm uống tự động.
+ Khu nuôi heo đực giống: gồm 2 dãy được bố trí ở giữa gồm 10 ơ chuồng, dãy
bên trái có 6 ơ chuồng, dãy bên phải có 4 ơ chuồng, kích thước một ơ là 2,2 x 2,4 m 2,
mỗi ơ chuồng có gắn một máng ăn bằng nhựa và một núm uống tự động.
+ Khu nái khô chờ phối: gồm 20 ô chuồng cá thể, kích thước mỗi ơ chuồng là
2,2 x 0,65 m2 được thiết kế ở cuối chuồng, mỗi ơ có gắn một máng ăn bằng inox và
một núm uống tự động.
 Khu chuồng heo nái mang thai, nái nuôi con và heo con cai sữa
+ Khu nái mang thai: được bố trí ở đầu dãy nhà, chia làm 4 dãy, mỗi dãy có 12

ơ chuồng cá thể. Diện tích một ô là 2,2 x 0,5 m 2. Mỗi ô chuồng có gắn một máng ăn
bằng inox và một núm uống tự động.
+ Khu nái nuôi con: gồm 12 ô chuồng, được bố trí ở giữa dãy nhà, kích thước
mỗi ơ là 2,4 x 1,8 m2 . Một ơ chuồng có 3 ngăn, ngăn giữa cho heo nái còn hai bên
dành cho heo con. Sàn được làm bằng nhựa, ở ngăn dành cho heo mẹ có một máng ăn
bằng thép, một núm uống tự động. Ở các ngăn dành cho heo con được bố trí núm uống

9


tự động, máng ăn nhỏ bằng sắt để heo con tập ăn và hệ thống đèn úm để sưởi ấm cho
heo con.
+ Khu heo con cai sữa: Gồm 8 ô chuồng được bố trí ở cuối dãy, diện tích một ô
là 2 x 1,2 m2. Cứ hai ô chuồng thì có gắn một máng ăn bán tự động và hai núm uống.
2.5.7. Thức ăn và nước uống
 Thức ăn
Thức ăn sử dụng ở trại là thức ăn hỗn hợp dạng bột hoặc dạng viên mua từ các
công ty sản xuất thức ăn bên ngoài, thức ăn sử dụng trong các thí nghiệm của sinh viên
thì được tự trộn tại trại hoặc do một số công ty cung cấp sẵn.
 Nước uống
Nước uống được bơm lên từ giếng khoan và dự trữ ở bể lớn. Từ bể này nước
được phân bố đến các dãy chuồng bằng hệ thống ống dẫn, heo uống tự do bằng núm
uống tự động.
2.5.8. Quy trình chăm sóc ni dưỡng
+ Đực làm việc, nái khơ, nái mang thai: cho ăn 2 lần/ngày, định mức 2,5 – 3 kg.
+ Heo con cai sữa, heo thịt cho ăn tự do.
+ Heo con theo mẹ tập ăn từ 7 – 10 ngày tuổi.
2.5.9. Phòng bệnh và vệ sinh thú y
 Vệ sinh thức ăn
Khu trộn thức ăn được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, nguyên liệu được kiểm tra

kĩ trước khi trộn tránh ẩm mốc. Thường xuyên rắc chất hút ẩm xung quanh khu dự trữ
nguyên liệu, thức ăn được trộn thường xuyên hàng tuần nhằm tránh trường hợp để quá
lâu dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Thức ăn được dự trữ ở nơi khô ráo. Trang
thiết bị trộn thức ăn được vệ sinh sát trùng thường xuyên, máng ăn được vệ sinh
thường xuyên hàng ngày để tránh thức ăn cũ tồn đọng lại gây ôi.
 Vệ sinh nguồn nước
Vệ sinh bồn nước và núm uống thường xuyên tránh cặn bã, rong rêu. Định kỳ
lấy mẫu nước đi kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh nhằm đảm bảo nguồn nước sử dụng trong
trại là nước sạch.


Vệ sinh chuồng trại

10


Định kỳ sát trùng chuồng trại 1 lần/tuần bằng thuốc sát trùng Farm fluid, trước
mỗi dãy chuồng đều có hố sát trùng và được thay 2 ngày 1 lần.
Buổi sáng, công nhân tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại và tắm heo. Nước tắm
heo, rửa chuồng, nước tiểu chảy xuống hệ thống mương thoát được thiết kế ngay trong
các dãy chuồng vào hầm biogas trước khi xuống ao cá.
Sau mỗi đợt chuyển heo đi tiến hành vệ sinh chuồng trại bằng vòi nước áp lực
cao, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 3 ngày trước khi chuyển heo mới vào.
Thường xuyên phát quang bụi rậm xung quanh các dãy chuồng để hạn chế muỗi sinh
sơi phát triển.
 Quy trình tiêm phòng vaccin
Bảng 2.3: Lịch tiêm phòng vaccin
Thời gian
A. Heo hậu bị
+

150 ngày tuổi
+
165 ngày tuổi
+
180 ngày tuổi
+
195 ngày tuổi
+
210 ngày tuổi
+
225 ngày tuổi
+
240 ngày tuổi
B. Heo nái mang thai
+
3 tuần trước khi
sinh
+
2 tuần trước khi
sinh
C. Heo nái nuôi con
+
21 ngày sau khi
sinh
D. Heo con và heo thịt
+
3 ngày tuổi
+
10 ngày tuổi
+

21 ngày tuổi
+
42 ngày tuổi
+
49 ngày tuổi
E. Heo đực giống
+
Mỗi mũi cách nhau
7 ngày, riêng FMD chích
định kỳ 6 tháng 1 lần.

Loại vaccin/chế phẩm sử dụng
Dịch tả (lần 1)
FMD
Parvovirus (lần 1)
Aujeszky(lần 1)
Dịch tả (lần 2)
Parvovirus ( lần 2)
Aujeszky (lần 2)

Dịch tả
E. coli

FMD
chích sắt (lần 1)
chích sắt (lần 2)
Dịch tả
FMD
Dịch tả (lần 2)
Tụ huyết trùng, Aujeszky,

Parvovirus, FMD

11


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Thí nghiệm (TN) được tiến hành từ ngày 06/03/2008 cho đến ngày 01/06/2008
và chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1: từ ngày 06/03/2008 đến ngày 22/03/2008, tương ứng với heo
khoảng 25 kg cho đến 35 kg.
+ Giai đoạn 2: từ ngày 23/03/2008 đến ngày 06/05/2008, tương ứng với heo
khoảng 35 kg đến 60 kg.
+ Giai đoạn 3: từ ngày 07/05/2008 đến ngày 01/06/2008, tương ứng với heo
khoảng 60 kg đến xuất chuồng.
3.1.2. Địa điểm
Thí nghiệm được bố trí thực hiện tại trại thực tập chăn nuôi khoa Chăn Nuôi
Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm là 90 con heo có trọng lượng bình qn khoảng 25 kg,
đồng đều về giống, giới tính, lai giữa các giống Yorkshire, Landrace và Pietrain, heo
được chủng ngừa đầy đủ và hoàn toàn khỏe mạnh khi đưa vào thí nghiệm.
3.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hồn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 90 con
heo chia làm 6 lô, mỗi lô 15 con.

12



Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm


Diễn giải

Số lượng

I

Thử nghiệm thức ăn ký hiệu C

15

II

Thử nghiệm thức ăn ký hiệu E

15

III

Thử nghiệm thức ăn ký hiệu F

15

IV

Thử nghiệm thức ăn ký hiệu B


15

V

Thử nghiệm thức ăn ký hiệu D

15

VI

Thử nghiệm thức ăn ký hiệu A

15

Tổng

90

3.2.3. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm được cung cấp bởi cơng ty Uni - President gồm 6 loại được
mã hóa bằng các ký tự A, B, C, D, E, F. Tất cả các loại thức ăn đều được mã hóa để
đảm bảo tính khách quan của thí nghiệm.
3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.3.1. Chuồng trại
Heo thí nghiệm có trọng lượng ban đầu khoảng 25kg (khoảng 70 ngày tuổi)
được nuôi với những điều kiện chuồng trại như sau
+ Heo được nuôi trong các ô chuồng gần nhau nhằm đảm bảo độ đồng đều về
tiểu khí hậu, chuồng có 3 vách bằng song sắt, vách cịn lại xây tường. Nền chuồng
được làm bằng xi măng có độ dốc khoảng 3-5 % để giữ nền chuồng luôn khô ráo sạch

sẽ.
+ Mái chuồng lợp bằng tole theo kiểu mái bằng có tấm cách nhiệt, có hệ thống
thốt nước ở cuối dãy chuồng, đầu dãy chuồng có hố sát trùng sử dụng thuốc sát trùng
Farm fluid, trước khi vào chuồng phải lội qua hố sát trùng.
+ Nước uống được cung cấp qua hệ thống núm uống tự động, có hệ thống làm
mát để điều hịa nhiệt độ chuồng ni.
+ Mỗi lơ thí nghiệm được bố trí một máng ăn bán tự động bằng inox.
+ Hai bên dãy chuồng có màn chắn để phịng gió lùa mưa tạt, giữ cho chuồng
ni ln ln khơ ráo và có nhiệt độ thích hợp.

13


+ Nhiệt độ, ẩm độ được theo dõi hàng ngày vào các thời điểm: sáng 5 giờ 30 –
6 giờ 30, chiều 12 giờ - 13 giờ, tối 20 giờ - 21giờ và ghi nhận qua máy đo tự động đặt
ở cuối dãy chuồng.
Bảng 3.2. Nhiệt độ bình quân qua các tháng thí nghiệm (oC)
Thời gian
Tháng

3
4
5

Sáng

Trưa

Chiều


Trung bình

25,7
26,7
25,9

32,2
32,6
30,6

28,7
29,8
28,3

28,9
29,7
28,3

Bảng 3.3. Ẩm độ bình qn qua các tháng thí nghiệm (%)
Thời gian
Tháng

3
4
5

Sáng

Trưa


Chiều

Trung bình

94,5
93,2
95,5

58,5
60,8
72,8

75,2
71,9
84,4

76
75,3
84,2

3.3.2. Chăm sóc
Heo thí nghiệm được cho ăn tự do bằng máng ăn bán tự động. Thức ăn được bổ
sung hàng ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối để đảm bảo máng ăn ln có đủ thức ăn
cho heo. Chủng loại thức ăn được thay đổi sau mỗi lần cân heo chuyển giai đoạn.
Khối lượng thức ăn được cân và ghi nhận mỗi ngày trước khi cho vào máng,
lượng thức ăn cho vào phụ thuộc mức độ ăn vào của cả lơ ngày trước đó.
Tắm heo 1 lần/ngày vào khoảng 9 giờ sáng. Ngày mưa thì khơng tắm heo mà
chỉ dọn chuồng và hốt phân.
3.3.3. Công tác thú y và phịng bệnh
Trong thời gian ni thí nghiệm, heo được theo dõi, phát hiện bệnh, điều trị và

ghi nhận hàng ngày.
Các loại thuốc thú y thường được sử dụng trong điều trị là Colistin, Tiamulin,
Clotetracylin, Baytril 2,5 %, vitamin ADE, vitamin C, B – complex.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
3.4.1. Khả năng tăng trọng
Toàn bộ heo được cân lúc bắt đầu thí nghiệm và khi kết thúc mỗi giai đoạn thí
nghiệm. Heo được cân từng con một bằng cách đưa vào lồng cân, cân cả lồng cân và
14


heo, trọng lượng heo là số sau khi trừ đi trọng lượng lồng cân. Trong q trình thí
nghiệm chỉ sử dụng một cân bàn và một lồng cân để cân heo.
3.4.1.1. Trọng lượng bình quân (TLBQ) (kg/con)
TLBQ = Tổng trọng lượng heo trong lô / Số heo trong lô
3.4.1.2. Tăng trọng bình quân (TTBQ) (kg/con)
Được xác định bằng trọng lượng bình qn heo cuối giai đoạn trong lơ trừ cho
trọng lượng bình qn heo đầu giai đoạn trong lơ.
TTBQ = TLBQcuối – TLBQđầu
TLBQcuối: trọng lượng bình quân heo cuối giai đoạn.
TLBQđầu: trọng lượng bình quân heo đầu giai đoạn.
3.4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày)
Được xác định bằng tổng tăng trọng của heo thí nghiệm chia cho số ngày con
ni.
TTTĐ = Tổng tăng trọng / Số ngày con nuôi x 1000
Trong đó:
Số ngày con ni = S x SNS + SNC
S: Số con sống đến cuối giai đoạn.
SNS: Số ngày nuôi cả giai đoạn.
SNC: Tổng số ngày sống của các con chết hoặc loại thải.
3.4.2. Khả năng sử dụng thức ăn

3.4.2.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân (TĂTT) (kg/con/ngày)
Thức ăn sử dụng trong thời gian thí nghiệm được thu thập bằng cách ghi nhận
lại lượng thức ăn cân được vào mỗi buổi cho ăn, khi kết thúc giai đoạn thì cân lại thức
ăn thừa trong máng, từ đó tính được lượng thức ăn tiêu tốn trong cả giai đoạn nuôi.
Kết quả này dùng để tính:
TĂTT = Thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn / Số ngày con nuôi
3.4.2.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn (CSCBTĂ) (kgtă/kgtt)
Là số kg thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng.
CSCBTĂ = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong lô / Tổng tăng trọng
3.4.3. Tình trạng sức khỏe
3.4.3.1. Tỷ lệ ngày con có triệu chứng tiêu chảy (%)
15


Tỷ lệ tiêu chảy = Số ngày con tiêu chảy / Số ngày con nuôi x 100
Chỉ tiêu này được thu thập bằng cách ghi nhận số liệu từng ngày những con có
các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như phân lỏng dính ở hậu mơn, đi của những heo
này thường không xoắn cong mà quặp xuống.
3.4.3.2. Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hơ hấp (%)
Tỷ lệ hơ hấp = Số ngày con hô hấp / Số ngày con nuôi x 100
Chỉ tiêu này được thu thập bằng cách ghi nhận số liệu từng ngày những con có
các triệu chứng của bệnh hơ hấp như ho, thở khó, thở không đều, thở thể bụng.
3.4.4. Tỷ lệ chết, loại thải
3.4.4.1. Tỷ lệ chết (%)
Tỷ lệ chết = Số heo chết trong giai đoạn / Số heo đầu giai đoạn
3.4.4.2. Tỷ lệ loại thải (%)
Tỷ lệ loại thải = Số heo loại thải trong giai đoạn / Số heo đầu giai đoạn
Trong mỗi giai đoạn thí nghiệm, những heo bị bệnh nặng, còi cọc, khả năng
tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn kém thì được loại ra và chuyển sang chuồng
chăm sóc bệnh. Những heo này nếu để ni tiếp sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan của

thí nghiệm và hiệu quả kinh tế của trại.
3.4.5. Độ dày mỡ lưng (mm)
Chỉ tiêu độ dày mỡ lưng được thu thập bằng cách dùng máy siêu âm đo độ dày
mỡ lưng. Đo tại vị trí xương sườn cuối cách sống lưng 5cm về hai bên hông. Đo độ
dày mỡ lưng sau khi cân heo kết thúc giai đoạn cuối của thí nghiệm, mỗi lô đo ngẫu
nhiên 10 con.
3.4.6. Mổ khảo sát
Cuối thí nghiệm tiến hành mổ khảo sát mỗi lơ 1 con để so sánh chất lượng sản
phẩm của các lô thí nghiệm với nhau.
Một số chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, độ dày mỡ lưng.
3.4.7. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính dựa trên chi phí thức ăn và con giống.
3.4.8. Xử lí số liệu

16


Tất cả số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm thống kê Minitab 12 và
Microsoft Excel 2003. Dùng thống kê sinh vật học so sánh giữa các lô bằng trắc
nghiệm F.

17


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sau 88 ngày tiến hành thí nghiệm (06/03/2008 – 01/06/2008) chúng tơi thu
được một số kết quả như sau
4.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM
Trong q trình thí nghiệm (TN) chúng tơi có tiến hành lấy mẫu thức ăn và đem

phân tích tại bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học Nơng
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, kết quả phân tích thức ăn như sau
4.1.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 1
Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 1
Dưỡng chất

Lô A

Lô B

Lô C

Lô D

Lô E

Lô F

VCK (%)

88,05

88,61

88,32

88,67

87,07


87,3

Protein (%)

22,09

19,97

18,18

19,61

17,69

18,04

Lipid (%)

4,19

2,93

3,65

3,52

5,86

4,87


Xơ (%)

4,31

3,86

4,76

3,84

4,67

6,9

KTS (%)

7,24

6,73

8,34

8,35

7,5

6,32

Ca (%)


1,42

1,16

1,3

1,13

1

0,91

P (%)

0,57

0,48

0,43

0,47

0,38

0,39

NaCl (%)

0,64


0,74

0,7

0,69

0,65

0,68

Kết quả phân tích thức ăn giai đoạn 1 cho thấy hàm lượng dinh dưỡng của các
loại thức ăn này có một số khác biệt khá rõ nét. Hàm lượng protein của thức ăn A là
cao nhất (22,09 %), hàm lượng protein thấp nhất là của thức ăn E (17,69 %) và thấp
hơn 20 % so với thức ăn A. Theo kết quả phân tích thu được ở bảng 4.1 hàm lượng
protein của 3 loại thức ăn A, B và D đều cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo đưa ra
trong bảng 2.2, trong khi đó 3 loại thức ăn cịn lại là C, E và F có mức protein tương
đương với mức khuyến cáo đưa ra tại bảng 2.2.
Đối với chỉ tiêu lipid thì thức ăn E có hàm lượng lipid cao nhất (5,86 %) và thấp
nhất là của thức ăn B (2,93 %), thấp hơn so với thức ăn E là 50 %. Ở chỉ tiêu này thì
18


×