Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.58 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CHẤT ĐIỆN
GIẢI TRONG NGUYÊN LIỆU THỨC
ĂN CHĂN NUÔI VÀ TRONG
THỨC ĂN HỖN HỢP

Ngành
Khố
Lớp
Sinh viên thực hiện

: CHĂN NI
: 2001-2005
: Chăn Nuôi 2001
: Nguyễn Thị Minh Phương


-2005-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CHẤT ĐIỆN
GIẢI TRONG NGUYÊN LIỆU THỨC
ĂN CHĂN NUÔI VÀ TRONG
THỨC ĂN HỖN HỢP

Giáo viên hướng dẫn
TS. Dương Duy Đồng

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Phương


- 2005 –


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Minh Phương
Tên luận văn: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG NGUYÊN
LIỆU THỨC ĂN CHĂN NI VÀ TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP
Đã hồn thành ḷn văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ________
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng


LỜI CẢM TẠ
 Xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc Khoa Chăn Ni Thú Y
Cùng tồn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
 Chân thành biết ơn sâu sắc đến thầy:
TS. Dương Duy Đồng
Ths. Nguyễn Văn Năng
đã tận tình dạy bảo và hướng dẫn em trong śt thời gian học và hồn thành
ḷn văn tốt nghiệp.
 Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến ba má, anh chị và những người thân trong
gia đình đã cho tôi có được ngày hôm nay.
 Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn luôn chia xẻ, động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập.

TP.HCM, 09/2005
Nguyễn Thị Minh Phương

ii


MỤC LỤC
Trang
Phần I. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích yêu cầu...................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu...............................................................................................................2
Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................3
2.1. Giới thiệu về chất điện giải (Na, K, Cl).................................................................3

2.1.1. Định nghĩa chất điện giải ...................................................................................3
2.1.2. Sự phân bố chất điện giải trong cơ thể động vật.................................................3
2.2. Vai trò sinh học .....................................................................................................4
2.3. Cân bằng chất điện giải......................................................................................... 6
2.3.1. Cân bằng chất điện giải.......................................................................................6
2.3.2. Sự rối loạn cân bằng các chất điện giải...............................................................7
2.3.2.1. Tình trạng tăng natri và dư thừa natri...............................................................7
2.3.2.2. Tình trạng giảm natri và thiếu hụt natri............................................................7
2.3.2.3. Tình trạng tăng kali và dư thừa kali.................................................................8
2.3.2.4. Tình trạng giảm kalivà thiếu hụt kali...............................................................9
2.3.2.5. Rối loạn chlor...................................................................................................9
2.3.3. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết chất điện giải..................................................10
2.3.3.1. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết natri..............................................................11
2.3.3.2. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết chất điện giải kali.........................................11
2.3.3.3. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết chất điện giải chlor.......................................11
2.4. Nhu cầu chất điện giải đối với gia súc, gia cầm...................................................11
2.5. Sự phân bố chất điện giải trong nguyên liệu........................................................13
2.5.1. Hàm lượng các chất điện giải trong một số nguyên liệu...................................13
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng chất điện giải trong nguyên liệu...........13
2.5.2.1. Thức ăn có nguồn gốc thực vật......................................................................13
2.5.2.2. Thức ăn có nguồn gốc động vật .....................................................................15

iii


2.6. Ứng dụng chất điện giải trong chăn nuôi............................................................15
2.7. Kết quả khảo sát hàm lượng các chất điện giải ở trong và ngoài nước ................17
2.7.1. Kết quả khảo sát hàm lượng các chất điện giải ở trong nước ...........................17
2.7.2. Kết quả khảo sát hàm lượng các chất điện giải ở ngoài nước...........................18
2.8. Các phương pháp phân tích chất điện giải............................................................19

2.8.1. Phương pháp hóa học phân tích hàm lượng chlor ...........................................19
2.8.2. Phương pháp vật lý sử dụng máy quang phổ hấp thu nguyên tử.......................19
Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.....................................22
3.1. Nội dung .............................................................................................................22
3.2. Phương pháp khảo sát..........................................................................................22
3.2.1. Thời gian ..........................................................................................................22
3.2.2. Địa điểm lấy mẫu .............................................................................................22
3.2.3. Vật liệu thí nghiệm............................................................................................22
3.2.3.1. Mẫu phân tích................................................................................................22
3.2.3.2. Lấy mẫu.........................................................................................................24
3.2.3.3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm..........................................................................25
3.2.3.4. Hóa chất.........................................................................................................25
3.2.4. Phương pháp phân tích......................................................................................25
3.2.4.1. Phương pháp vật lý........................................................................................25
3.2.4.2. Phương pháp hoá học.....................................................................................27
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................................28
Phần IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN..........................................................................29
4.1. Hàm lượng các chất điện giải trong bắp ..............................................................29
4.2. Hàm lượng các chất điện giải trong cám gạo.......................................................30
4.3. Hàm lượng chất điện giải trong khoai mì lát Đồng Nai.......................................31
4.4. Hàm lượng chất điện giải trong bã khoai mì Đồng Nai........................................32
4.5. Hàm lượng chất điện giải trong khô dầu đậu nành...............................................32
4.6. Hàm lượng chất điện giải trong bột cá 55............................................................33
4.7. Hàm lượng chất điện giải trong bột cá 60............................................................35
4.8. Hàm lượng các chất điện giải trong xác mắm......................................................37

iv


4.9. So sánh kết quả đo hàm lượng natri bằng phương pháp hoá học và phương pháp

vật lý........................................................................................................................... 38
4.10. Chỉ số cân bằng chất điện giải trong các mẫu thức ăn hỗn hợp cho heo và gà...39
4.11. So sánh kết quả tính lý thuyết và trực tiếp về hàm lượng chất điện giải trong thức
ăn hỗn hợp..................................................................................................................40
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI.........................................................................42
5.1. Kết luận................................................................................................................ 42
5.2. Đề nghị................................................................................................................42
Tài liệu kham khảo.....................................................................................................43

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu các chất điện giải trong khẩu phần heo thịt..................................12
Bảng 2.2. Nhu cầu các chất điện giải trong khẩu phần nái mang thai, nái nuôi con và
đực giống ................................................................................................................... 12
Bảng 2.3. Nhu cầu các chất điện giải trên gà..............................................................12
Bảng 2.4. Hàm lượng các chất điện giải trong một số nguyên liệu.............................13
Bảng 2.5. Hàm lượng các chất điện giải trong một số nguyên liệu ở Việt Nam..........17
Bảng 2.6. Hàm lượng các chất điện giải trong một số nguyên liệu thức ăn................18
Bàng 2.7. Hàm lượng các chất điện giải trong mợt sớ ngun liệu ngồi nước..........18
Bảng 3.1. Các mẫu nguyên liệu khảo sát và nguồn gốc..............................................23
Bảng 4.1. Hàm lượng các chất điện giải trong mẫu bắp..............................................29
Bảng 4.2. Hàm lượng các chất điện giải trong cám gạo..............................................30
Bảng 4.3. Hàm lượng các chất điện giải trong khô dầu đậu nành...............................32
Bảng 4.4. Hàm lượng các chất diện giải trong bột cá 55.............................................33
Bảng 4.5. Hàm lượng các chất điện giải trong bột cá 60.............................................35
Bảng 4.6. So sánh kết quả đo hàm lượng natri bằng phương pháp hoá học và phương
pháp vật lý..................................................................................................................38
Bảng 4.7. Chỉ số cân bằng chất điện giải trong một số thức ăn...................................39

Bảng 4.8. So sánh DEB bằng cách tính gián tiếp và trực tiếp.....................................40

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐƠ VÀ CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Sự phân bớ các chất điện giả(Na, K, Cl) trong dịch thể...............................3
Sơ đồ 2.2. Sự hấp thu và thải tiết natri, kali................................................................10
Hình 3.1. Máy quang phổ hấp thu nguyên tử..............................................................27

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐÔ
Biểu đồ 4.1. So sánh hàm lượng các chất điện giải trong bắp ở hai vùng Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ.............................................................................................................30
Biểu đồ 4.2. So sánh hàm lượng các chất điện giải trong cám gạo ở hai vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ.............................................................................................31
Biểu đồ 4.3. So sánh hàm lượng các chất điện giải trong bột cá 55 ở hai vùng Tây Nam
Bộ và Đông Nam Bộ...................................................................................................33
Biểu đồ 4.4. So sánh hàm lượng các chất điện giải trong bột cá 60 ở hai vùng Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ...............................................................................................34
Biểu đồ 4.5. So sánh hàm lượng các chất điện giải của bợt cá 60 trong và ngồi nước
.................................................................................................................................... 36
Biểu đồ 4.6. So sánh hàm lượng các chất điện giải trong khô dầu đậu nành 44 và khô
dầu đậu nành 47..........................................................................................................37

vii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Khảo sát hàm lượng chất điện giải trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và
thức ăn hỗn hợp

được thực hiện từ 21/3/2005 đến 21/7/2005 tại phòng phân tích bộ môn Dinh
Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn Nuôi Thú Y và phòng phân tích Bộ Môn Thuỷ Nông, khoa
Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Qua thời gian khảo sát hàm lượng các chất điện giải (Na, K, Cl) 56 mẫu nguyên
liệu thức ăn và 14 mẫu thức ăn hỗn hợp heo, gà cho kết quả như sau:
Trong các mẫu có nguồn gốc thực vật hàm lượng kali chiếm cao nhất, hàm lượng
natri là thấp nhất. Ngược lại những mẫu có nguồn gốc động vật hàm lượng natri là cao
nhất, hàm lượng kali là thấp nhất
Đối với bắp ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thì hàm lượng kali, chlor
có trong bắp ở Đông Nam Bộ cao hơn, hàm lượng natri trong bắp ở Đông Nam Bộ
thấp hơn
Đối với cám gạo ở hai vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ hàm lượng kali,
chlor trong cám gạo ở Đông Nam Bộ cao hơn, riêng hàm lượng natri thì thấp hơn.
Giữa hai loại khô dầu thì kali trong khô dầu đậu nành 47 cao hơn khô dầu đậu
nành 44, hàm lượng natri, chlor trong khô dầu đậu nành 47 thấp hơn khô dầu đậu nành
44
Trong bột cá 55 hàm lượng NaCl ở Tây Nam Bộ cao hơn Đông Nam Bộ.Trong
bột 55 hàm lượng chlor cao nhất, thấp nhất là hàm lượng kali
Trong bột cá 60 trong nước hàm lượng NaCl ở Đông Nam Bộ cao hơn Tây Nam
Bộ, trong bột cá 60 này hàm lượng chlor cao nhất, kali thấp nhất
Bột cá 60 trong nước có hàm lượng NaCl cao hơn bột cá 60 nhập, hàm lượng kali
trong bột cá nhập thì cao hơn.Với bợt cá 60 nhập từ nước ngồi cao nhất là hàm lượng
natri, thấp nhất là hàm lượng kali.
Có sự khác biệt lớn về kết quả đo hàm lượng natri giữa phương pháp hóa học và
phương pháp vật lý
Có sự khác biệt về kết quả DEB giữa phương pháp tính trực tiếp và gián tiếp
Từ khoá: chất điện giải, nguyên liệu thức ăn

viii



1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thành lập công thức thức ăn điều kiện tiên quyết, là phải biết được lượng
dưỡng chất có trong nguyên liệu. Hiện nay, có nhiều tài liệu đã trình bày nhiều dưỡng
chất của tất cả các nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi, đó là một lợi thế khi thành
lập công thức. Tuy nhiên có một hạn chế là trong tất cả các tài liệu này đều ít hoặc
không đề cập đến các nguyên tố: Na, K, Cl có chăng chỉ biết đến các ngun tớ nay
chỉ đơn th̀n là khống đa lượng trong cơ thể thú và cung Na, Cl thông qua việc cung
muối ăn. Điều này dễ dẫn đến việc thiếu Na thừa Cl từ các nguồn HCL-Lysine,
Choline Chloride. Việc cân bằng chất điện giải (Na, K, Cl) đóng vai trò quan trọng
trong cơ thể thú như hạn chế ảnh hưởng stress nhiệt (Dương Thanh Liêm, 2002), duy
trì cân bằng áp suất thẩm thấu, ổn định pH của huyết tương và của mô bào (Trần Thị
Dân, 2002). Vậy hàm lượng các chất điện giải trong nguyên liệu ảnh hưởng đến hàm
lượng chất điện giải trong thức ăn hỗn hợp ra sao?
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong đó có các chất
điện giải phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, giống cây trồng, kỹ thuật gieo trồng,
thu hoạch, chế biến,…(Lã Văn Kính, 2003). Ở Việt Nam nói chung và miền Nam nói
riêng nguyên liệu thức ăn được cung theo thế mạnh từng vùng, ví dụ như các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long cung cấp chủ yếu là cám gạo, tấm,… và những vùng ven biển
cung cấp chủ yếu bột cá, cá khô,… . Hiện nay các nhà máy thức ăn gia súc ở miền
Nam chủ yếu sử dụng nguyên liệu trong nước từ các khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, Tây Nguyên và một sớ ngun liệu nhập từ nước ngồi. Hàm lượng các chất điện
giải giữa các vùng có chênh lệch nhau không? Hàm lượng các chất điện giải bị ảnh
hưởng bởi yếu tố vùng ra sao?
Xuất phát từ những thực tế trên được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng khoa
Chăn Nuôi- Thú Y trường ĐH Nông Lâm Tp HCM, dưới sự hướng dẫn của TS.Dương
Duy Đồng chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CHẤT ĐIỆN

GIẢI TRONG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ TRONG THỨC ĂN
HỖN HỢP”.


2

1.2. MỤC ĐÍCH U CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định hàm lượng chất điện giải (Na +, K+, Cl-) trong nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi và thức ăn hỗn hợp.
So sánh hàm lượng các chất điện giải trong nguyên liệu thức ăn từ các vùng
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và trong mợt sớ ngun liệu nhập từ nước
ngồi.
1.2.2.u cầu
Lấy mẫu nguyên liệu thức ăn từ khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây
Nguyên và một số nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
Lấy mẫu thức ăn hỗn hợp của một số loại đã biết chắc chắn công thức tổ hợp
khẩu phần.
Sử dụng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử để xác định hàm lượng
natri, kali và phương pháp hóa học để xác định hàm lượng chlor trong tất cả các mẫu.


3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT ĐIỆN GIẢI
2.1.1. Định nghĩa chất điện giải
Chất điện giải được định nghĩa là tất cả các hợp chất khi hòa tan có chứa các
ion dương và ion âm, dung dịch này dẫn điện tốt. Các cation trong chất điện giải gồm:
Na+ K+, Ca2+, Mg2+,…trong khi đó các anion được thể hiện bởi các gốc axit: Cl -,

HCO3-, SO42-, HPO42-,… trong đó các cation Na+, K+ và anion Cl- là nhiều nhất, là các
ion mạnh có vai trò quan trọng trong cơ thể thú.
2.1.2. Sự phân bố chất điện giải trong cơ thể động vật
Sự khác biệt cơ bản giữa khu vực ngoại bào và nội bào là sự chênh lệch hàm
lượng protein và nồng độ các chất điện giải trong lòng mạch với dịch gian bào, trong

H-HCO3

(không có chất
20 Ll l l l l l l l l l l l l l l
điện giải)
HCO3
0 H-HCO
19 3
H-HCO3
Ll
l
l
l
l
l
l
l
l
l
l
l
l
l
l

0 Ll l l l l l l l l l l l l l l
18 HCO3
0 HCO 3
17 K+
0 16 0 Na+
Na+
15 ClCl::::::20 : SO 4
14 ::::::::
HPO20 - +
:
K
4
22SO 4
HPO
13 K+
:::::::::::
0 - Ca2+
4
Mg2+
Ca2+
::
2SO 4
12 Mg2+
Mg2+
dịch
gian
bào
0 Na d ịch nội bào
xxxxxx
+

x
11 Protein
Sơ đồ 2.1. Sự phân bố
các chất điện giảiProtei
(Na, K,Cl) trong dịch thể
0 - huyết tương
nn
Acid hữu cơ
Acid hữu cơ
10 0
90
80
70
60
50
40

Protei
nv

mEq/l

dịch ngoại ( bào
không có chất điện
giải )

Hợp chất hữu cơ HPO42-

tế bào (dịch nợi bào) với ngồi tế bào (dịch ngoại bào).



20
10
0

4

Huyết tương có thành phần chính là NaCl bị phân ly thành ion Na + và Cl-.
Khoảng 90% Na và 95% K có trong huyết tương, còn số lượng nhỏ được giới hạn
trong protein và các axit hữu cơ.
Dịch nội bào chứa số lượng lớn cation và anion thay đổi khác nhau tùy theo loại
mô (170 mEq/kg trong mô cơ đến 203 mEq/kg trong mô não).
Qua sơ đồ 1 cho thấy:
● Nồng độ Na+ và Cl- trong tế bào thấp hơn bên ngồi
● Nồng đợ K+ và PO43- trong tế bào cao hơn bên ngồi
● Tởng sớ cation và anion trong từng khu vực tương đương nhau
Natri là những cation chiếm ưu thế (yếu tố tác động tích cực) trong dịch ngoại
bào, trong dịch nội bào nồng độ natri rất thấp. Luôn có hiện tượng chuyển natri ra khỏi
tế bào bằng bơm natri. Na+ có liên quan chặt chẽ với Cl - và HCO3- trong cân bằng axitbazơ ở bên ngoài tế bào. Sự biến dưỡng natri được điều hòa bởi nhóm hormone
corticoid ở nang thượng thận.
Nồng độ natri trong huyết thanh phụ thuộc vào tỉ lệ với tổng lượng natri trong
cơ thể với tổng số lượng nước trong cơ thể.
Kali là ion dương chủ yếu trong dịch nội bào nhưng bên ngồi kali cũng có mặt.
Lượng kali hút khơng những chịu sự điều hòa cân bằng giữa kali đưa vào và thải trừ
mà còn chịu tác động của sự chuyển dịch kali giữa khu vực nội bào và ngoại bào. Hàm
lượng kali cao nhất trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương.
Chlor là ion âm đươc tìm thấy cả trong dịch ngoại bào lẫn trong dịch ngoại bào,
chlor có khả năng đi qua lại màng tế bào. Ở trong các dịch thể chlor thường ở dạng ion
Cl- , trong cơ thể đa phần kết hợp với Na + (NaCl), một phần kết hợp với K +(KCl) và
Ca2+(CaCl2) trong dịch dạ dày nó là thành phần cấu tạo chính.

2.2. VAI TRÒ SINH HỌC CỦA CHẤT ĐIỆN GIẢI
Các chất điện giải có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu trong dịch cơ thể, việc
duy trì này cần thiết cho sự sống.Trong các dung dịch có sự hòa tan các chất diện giải
áp suất thẩm thấu lớn hơn các dung dịch không có sự hòa tan các chất điện giải. Áp
suất thẩm thấu trong máu bình thường là 7 - 8 atm. Trong giới hạn của việc cân bằng


5

NaCl, máu của thú nhai lại có áp suất 0,90%, gia cầm 0,93 – 0,95% và động vật máu
lạnh 0,70%.
Duy trì cân bằng acid-bazơ: các loại khoáng đơn hóa trị như natri, kali, chlor
được biết như là những ion mạnh bởi chúng có những tác động đặc trưng vào tình
trạng acid-bazơ của gia cầm. Natri và kali là một chất kiềm nguyên nhân tăng pH của
dịch thể ngược lại chlor là chất acid nguyên nhân giảm pH của dịch thể.
Trạng thái acid - bazơ được xác định bởi sự khác nhau giữa tổng số cation và
anion lấy vào và sự bài tiết của chúng
Kali là yếu tố cần thiết trong việc duy trì cân bằng dịch thể trong tế bào, góp
phần dẫn truyền xung động thần kinh, điều khiển co rút cơ vân và duy trì áp suất máu
bình thường cũng là cation đơn hóa trị để cân bằng anion bên trong tế bào và là 1 phần
của cơ chế sinh lý bơm Na-K.
Kali cũng được biết như một chất xúc tác trong quá trình biến dưỡng protein và
carbonhydrate. Kali trong khẩu phần có quan hệ tương tác với natri và chlor trong
khẩu phần, tác động tương hỗ giữa kali và chlor trong khẩu phần là tác động gián tiếp
trong việc thải và giữ các cation và anion thừa, đặc biệt amoniac và phosphate. Kali
còn tác động lên tăng trưởng bằng những cơ chế trung hòa trong việc tham gia đồng
hóa ion NH4 (Golz và Crenshaw, 1991)
Natri là cation chính của dịch ngoại bào. Có chức năng điều chỉnh áp suất của
dịch ngoại bào. Natri còn đóng vai trò quan trọng để xác định điện thế màng tế bào và
việc vận chuyển tích cực của phân tử qua màng tế bào. Nồng độ natri bên trong tế bào

thấp hơn 10% nồng đợ natri bên ngồi màng tế bào, có vai trò quan trọng trong quá
trình trao đổi giữa tế bào và các mô. Muối natri tạo ra hệ thống đệm của mô bào và
sinh dịch. Như vậy natri giữ vai trò quan trọng đối với việc cân bẳng ổn định trong
dịch đệm và áp lực thẩm thấu của sinh dịch.
Chlor là ion chính trong của dịch ngoại bào và cũng được tìm thấy trong chất
bài tiết dịch dạ dày, cần thiết cho việc tổng hợp axit chlorhydric của dịch vị dạ dày và
hoạt hóa enzyme pepsinogen, chlor là ion chính trong dịch dạ dày.


6

Chlor đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển cân bằng axit-bazơ và có
nhiệm vụ cân bằng và giữ ổn định phản ứng của hệ thống đệm, duy trì cân bằng áp
suất…
Vai trò các chất điện giải trong thuỷ sản
Các chất điện giải có vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng ion giữa tế bào
và môi trường ngoại bào (Na+, Cl-) hay môi trường nội bào (K+). Kali thường tập trung
nhiều trong nội bào và thường phối hợp với canxi và mangan giữ vai trò quan trọng
trong hệ thống cơ và thần kinh.
Môi trường nước thường chứa rất nhiều ion natri, chlor nhất là trong nước biển
và các động vật thuỷ sinh có một cơ chế hấp thu 2 ion kể trên từ môi trường nước để
thoả mãn nhu cầu nên việc xác định nhu cầu hai ngun tớ khống natri, chlor khơng
được quan tâm đến. Tuy nhiên việc bổ sung 4 - 10% NaCl vào thức ăn cho cá hồi khi
chuyển nuôi từ nước biển vào nước ngọt giúp cá thích nghi tốt (Lê Thanh Hùng,
2000).
Nước biển chứa nhiều ion kali hơn nước ngọt (380 mg/l so với 10 mg/l) nên cá
biển có một nguồn cung cấp ion kali quan trọng và cá nước ngọt không thể hấp thụ đủ
kali cho nhu cầu từ môi trường nước (Sheater,1988). Do đó, cá cần một nhu cầu kali
trong khoảng 0,3 – 0,8% tuỳ theo có nhiều hay ít kali.
2.3. CÂN BẰNG CHẤT ĐIỆN GIẢI

2.3.1. Cân bằng chất điện giải
Tỉ lệ natri, kali, chlor trong khẩu phần là các yếu tố xác định cân bằng axitbazơ. Sự cân bằng các chất điện giải thích hợp trong khẩu phần được đánh dấu bằng
các mức natri, kali so với chlor, từng yếu tố được biểu diễn bằng đơn vị tương đương
mili/kg khẩu phần. Khi khẩu phần thiếu natri, kali hoặc chlor thì mối tương quan giữa
Na + K - Cl không dự đốn được mợt cách chính xác mức đợ khẩu phần để đạt tăng
trưởng tối ưu (Mongin, 1981 - trích dẫn Lã Văn Kính, 2000).
Mức cân bằng thích hợp của natri, kali, chlor cần cho tăng trưởng và phát triển
xương, chất lượng vỏ trứng, hiệu quả việc sử dụng amino acid ở gia cầm.
2.3.2. Rối loạn cân bằng các chất điện giải
Sự rối loạn cân bằng chất điện giải có liên quan mật thiết đến sự rối loạn cân


7

bằng nước trong cơ thể động vật. Các nhà nghiên cứu đã đề nghị với mức thấp các
chất điện giải gắn với tiền vị tố là hypo và mức cao với tiền vị tố hyper. Ví dụ nồng độ
kali thấp được gọi là hypokalemia và ở mức cao natri gọi là hypernatrimia.
2.3.2.1. Tình trạng tăng natri và dư thừa natri
Là tình trạng rất ít xảy ra trên cơ thể động vật. Nồng độ natri tăng là do phản
ứng sinh lý bất lợi rối loạn cân bằng nước mất nhiều nước và đổ mồ hôi và đái tháo
nhạt.
Các triệu chứng ngộ độc natri bao gồm: thần kinh yếu, lên cơn động kinh, lảo
đảo, tê liệt và nếu tình trạng ngộ độc natri kéo dài dẫn đến thú bị chết. Ngoài ra trên
người còn có các triệu chứng như cơ thể trở nên yếu ớt, uể oải, nến ở mức quá cao sẽ
bị rối loạn, liệt, hôn mê. Dấu hiệu khát là triệu chứng đầu tiên của việc tăng natri.
Để điều trị việc natri tăng cao cho thú uống các loại dịch lỏng, nếu quá cao dịch
lỏng được tiêm vào tĩnh mạch. Mỗi lần điều trị dịch cơ thể sẽ được thay thế dần để
mức cao của natri sẽ trở lại mức bình thường.
2.3.2.2. Tình trạng giảm natri và thiếu hụt natri
Mức natri thấp có thể là kết quả từ không cung cấp natri trong khẩu phần hay

việc bài tiết quá mức (qua mồ hôi hoặc nước tiểu) hoặc bị mất nước. Mức natri có thể
giảm khi một con thú uống hoặc ăn những loại thức ăn nước uống có ít muối (NaCl).
Điều này càng đặc trưng trong suốt mùa nóng ở những loài thú có khả năng thải nhiệt
bằng cách tiết mồ hôi..
Mức natri thấp có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn cân bằng, tình trạng uể
oải, yếu cơ và co giật. Khẩu phần cho gà thiếu natri sẽ dẫn đến tình trạng kém phát
triển và sản lượng trứng sẽ giảm.
Trên heo khi khẩu phần thiếu NaCl, sẽ có biểu hiện rõ trong mợt vài t̀n. Ít thèm
ăn, tớc độ tăng trưởng kém, lãng phí thức ăn và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn
(Cunha, 1987 – trích dẫn Arthur E. Cullision). Trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng
heo cai sữa giảm khi NaCl giảm từ 0,50 đến 0,25% trong suốt giai đoạn mang thai và
cho sữa (Cromwell et al, 1989 - trích dẫn Arthur E. Cullision).
Trên gia cầm thiếu natri là nguyên nhân tăng trưởng chậm, mềm xương, bị sừng
hóa, tuyến sinh dục kém hoạt động, thận phù, thay đổi chức năng tế bào, giảm hiệu


8

quả sử dụng thức ăn, giảm thể tích huyết tương. Trong quá trình phát triển của gia cầm
việc thiếu natri được biểu thị qua vài tuần không thèm ăn, phát triển chậm, thức ăn sử
dụng không hiệu quả, tăng tiêu thụ nước và suy yếu trao đổi protein và năng lượng. Ở
gà mái đẻ sẽ giảm trọng lượng, sản lượng và trọng lượng trứng sẽ giảm. Nếu thiếu
muối nghiêm trọng sẽ dẫn đến giảm tỉ lệ ấp nở (Lesson và Summer, 1997). Một thí
nghiệm của Leach Nesheim, 1963 về thiếu chlor được thực hiện trên gà và gà tây bằng
cách cung khẩu phần thiếu chlor và kết quả tốc độ tăng trưởng kém, tỉ lệ tử vong cao,
mất nước và giảm chlor huyết. Hơn nữa họ còn quan sát được các triệu chứng thần
kinh.
Trên thú nhai lại dấu hiệu đầu tiên của việc thiếu natri là thèm ăn vật lạ hoặc
thèm muối, biểu hiện ở việc liếm gỗ, đất hoặc mồ hôi thú khác. Ở những con bò thiếu
muối có thể giành ăn và làm tổn thương nhau để cố gắng tìm thấy muối. Thiếu trong

một thời gian dài là nguyên nhân giảm tính thèm ăn, giảm tốc độ phát triển, ngoại hình
kém, giảm khả năng sản suất sữa và giảm trọng lượng. Dấu hiệu rõ rệt của việc thiếu
natri bao gồm run lẩy bẩy, mất sự phối hợp, yếu ớt và rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến
tử vong (Arthur E. Cullision, 1987).
2.3.2.3. Tình trạng giảm kali và thiếu hụt kali
Mức kali thấp là nguyên nhân của việc sử dụng thuốc lợi tiểu, nhiều thuốc lợi
tiểu là nguyên nhân thận bài tiết nhiều kali hơn trong nước tiểu. Mức kali thấp cũng là
kết quả từ việc thú bị tiêu chảy và nôn mửa trong thời gian dài.
Việc giảm nhanh mức kali hiếm khi có triệu chứng rõ. Nếu mức kali thấp kéo
dài cơ thể có khuynh hướng sản xuất ít insulin hơn. Khi mức kali trở nên quá thấp cơ
thể sẽ bị mệt mỏi, rối loạn, yếu cơ và chuột rút. Nó cũng là nguyên nhân của việc thú
bị bại liệt và nhịp tim bất thường. Các triệu chứng thiếu kali chung gồm chán ăn, xù
lông, gầy yếu, không hoạt động (Jensen et al, 1961- trích dẫn Arthur E. Cullision,
1987).
Trên heo giảm tính thèm ăn và tốc độ phát triển là dấu hiệu đầu tiên quan sát
được khi khẩu phần thiếu kali. Theo Jensen et al, 1961 heo đang lớn da lông sẽ xù xì,
heo hốc hác, xuất hiện tính ì và mất điều hòa. Điện tâm đồ heo thiếu kali cho thấy nhịp


9

tim giảm, khoảng cách nhịp tim điện đồ tăng (Cox và ctv, 1966- trích dẫn Austin
J.Lewis). Mổ khám heo có triệu chứng thiếu kali không thấy bệnh tích đại thể.
Trên gia cầm thiếu kali sẽ bị yếu cơ, thể hiện ở việc yếu tứ chi, yếu tim và chậm
phát triển và tăng tỉ lệ tử vong là đặc điểm chung, ngoài ra còn giảm tiêu thụ thức ăn
và suy yếu chuyển hóa protein (Arthur E. Cullision, 1987).
Trên gia cầm thiếu kali dẫn đến tỉ lệ tử vong cao, gà con chậm phát triển làm
giảm sản lượng trứng và độ dày vỏ trứng của gà mới đẻ (Lã Văn Kính, 1994).
Để điều trị việc thiếu kali thường cung qua đường miệng qua những dạng thuốc
viên hoặc lỏng hoặc những thức ăn giàu kali.

2.3.2.4. Tình trạng tăng kali và dư thừa kali
Rới loạn kali ở mức cao nguy hiểm hơn ở mức thấp do thiểu năng thận, mất
nhiều nước và thú bị sốc nặng. Nguyên nhân kế tiếp của việc tăng kali là sử dụng thực
phẩm quá nhiều hoặc bổ sung kali trực tiếp.
Mức gây ngộ độc của kali chưa được xác định rõ. Mức chịu đựng tối đa có thể
gấp 10 lần so với nhu cầu nếu nước uống được cung đầy đủ (Leonard A. Maynard,
1947).
Triệu chứng kali cao có thể là nhịp tim bất thường
Điều trị mức kali cao dùng thuốc lợi tiểu và thuốc tăng hấp thụ để giảm kali
tổng số trong cơ thể. Những thuốc này có thể cho vào tĩnh mạch, miệng hoặc qua hậu
môn.
2.3.2.5. Rối loạn chlor
Lượng chlor trong cơ thể tương đối ít thay đổi. Biến đổi chlor theo mức biến
đổi natri vì chlor hấp thu thải tiết thụ động, khi lượng chlor trong cơ thể giảm thì lượng
chlor bài tiết theo nước tiểu và mồ hôi giảm. Chỉ khi nào không cung cấp muối ăn cho
cơ thể trong một thời gian dài hoặc tiết mồ hôi quá nhiều thì mới xuất hiện triệu chứng
thiếu chlor, biểu hiện rõ nét lượng HCl của dịch vị hoặc xảy ra nôn kéo dài, suy thận
đang tiến triển, chảy dịch rỉ viêm khi bỏng và vết thương. Hàm lượng chlor trong
huyết thanh giảm khi mất nước và suy tim ứ huyết.
Các biểu hiện thiếu chlor ở gia cầm bao gồm tăng trưởng chậm, tử vong, cô
máu và mức chlorine trong máu giảm (Leach và Nesheim, 1963). Gà thiếu chlor


10

thường có tình trạng thần kinh giống như bị bệnh cứng cơ và khi bị kích thích bởi một
âm thanh chói tai thì bị ngã ra phía trước, duỗi chân thẳng ra sau (Lã Văn Kính, 1994).
2.3.3. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết các chất điện giải.
Na, K trong
thức ăn nnn

aaaăn
Dạ
Dạ
dày
cỏ
nnn
Ruột
non

Na, K trong
nước bọt

Mạnh

Na, K

Dạ múi
khế

Yếu

Ruột
già
Na, K

Na, K
Na. K
trong
máu


Na, K
Na, K
Na, K
Na, K

Thận, gan,
tuyến vú

các tổ
chức khác

Na, K
Na, K
Na, K
trong
của
của
nước
xương
tế bào
bọt
da
Sơ đồ 2.2. Sự hấp thu và thải tiết natri, kali
(theo Annenkov, Georgievskii, và Samokhin, 1982)

Na, K
trong
mô cơ

Na, K nội

sinh sinh
Na, K
trong
phân
Na, K
trong
nước
Na,tiểu
K
trong sữa
Na, K trong
mồ hôi

Muối
mạnh
Muối
yếu


11

2.3.3.1. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết natri
Khoảng 1/2 nồng độ natri thấy ở dịch ngoại bào, nồng độ natri trong tế bào
thấp vì luôn có hiện tượng chuyển natri ra khỏi tế bào bằng bơm natri. Lượng natri ăn
vào sẽ ngấm vào máu và theo máu một phần được hấp thụ và dữ trữ trong nước bọt,
xương, tế bào da, mô cơ; phần còn lại được thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu.
Khoảng 90% natri được thải ở ống thận nhỏ. Quá trình tái hấp thu được điều tiết bởi
aldosteron. Nếu thừa natri, aldosteron giảm, natri thải qua thận. Nếu natri trong cơ thể
giảm, aldosteron sản xuất tăng lên và natri được tái hấp thu hầu như hoàn toàn. Khi
natri được tái hấp thu thì có sự chuyển qua của H + hay ion K+ theo hướng ngược lại.

Natri cũng mất qua đường mồ hôi và qua đường tiêu hố. Ở lồi ăn thịt và hầu hết các
loài ăn cỏ natri được tái hấp thu ở phần ṛt dưới, lồi ăn cỏ mất mợt lượng natri đáng
kể ở phân.
2.3.3.2. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết kali
Nồng độ kali thì thấp ở dịch ngoại bào nhưng cao trong tế bào. Khẩu phần
thường không thiếu kali do thức ăn chứa đủ kali cho nhu cầu của thú cả loài ăn thịt lẫn
ăn cỏ. Quá trình hấp thu và thải giống như natri, hầu hết kali thải tiết bởi thận thông
qua lọc cầu thận. Thận giữ kali không hiệu quả như giữ natri. Nhưng aldosteron tạo
thuận lợi cho sự thải tiết kali vì nó làm tăng tái hấp thu natri bằng cách thúc đẩy sự
chuyển đổi natri ở dịch cầu thận.
2.3.3.3. Sự điều tiết, hấp thu và thải tiết chlor
Sự thải tiết, hấp thu và phân bố chlor theo cơ chế thụ động vì nó thường gắn kết
với natri trong tất cả các hoạt động này.
2.4. NHU CẦU CHẤT ĐIỆN GIẢI ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM
Trong khẩu phần dành cho heo thịt hàm lượng natri, kali, chlor giảm dần theo
tuổi, đến khi trọng lượng đạt từ 20 kg trở lên thì hàm lượng natri, chlor ổn định ở mức
ổn định (natri 0,10%, chlor 0,08%), riêng hàm lượng kali tiếp tục giảm.


12

Bảng 2.1. Nhu cầu các chất điện giải trong khẩu phần heo thịt (cho
ăn tự do)
Trọng lượng (kg)
3–5
5 – 10
10 - 20
20 – 50
50 - 80
80 - 120


Na (%)
0,25
0,20
0,15
0,10
0,10
0,10

K (%)
0,30
0,28
0,26
0,23
0,19
0,17
(Lã Văn Kính, 1994)

Cl (%)
0,25
0,20
0,15
0,08
0,08
0,08

Bảng 2.2. Nhu cầu chất điện giải trong khẩu phần nái mang thai, nái
nuôi con, và đực giống
Loại thú
Nái mang thai

Nái nuôi con
Đực giống

Na (%)
0,15
0,20
0,15

K (%)
Cl(%)
0,20
0,12
0,20
0,16
0,20
0,12
(Lã Văn Kính, 1994)

Đối với nái mang thai, nái nuôi con, đực giống nhu cầu hàm lượng natri, kali,
chlor tương đối cao và ổn định, riêng nái nuôi con trong giai đoạn này cần phải tiết sữa
nuôi con nên natri, kali cao hơn nái mang thai và đực giống.
Theo NRC, 1985 khuyến cáo trên gia cầm như sau:
Bảng 2.3. Nhu cầu các chất điện giải trên gà
Tuần tuổi
K (%)
Na (%)
Cl (%)

Gà thịt
0-3

4-6
0,40
0,35
0,15
0,15
0,15
0,15

7-8
0,30
0,15
0,15

0-6
0,26
0,15
0,15

Gà hướng trứng
7-14
15-20
0,22
0,17
0,15
0,15
0,15
0,15

Mái đẻ
0,16

0,15
0,15

Đối với gia cầm thì nhu cầu kali giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở giai đoạn 0 - 6
tuần tuổi. Riêng nhu cầu natri, chlor ổn định ở mức 0,15%
Nhu cầu natri của heo choai và heo vỗ béo lớn hơn 0,08 – 0,1% khẩu phần nhu
cầu heo cai sữa 0,25%; 0,20 %; 0,15 % tương ứng cho heo choai từ 3 - 5 kg, 5 - 10 kg,
10 - 20 kg (Meyer và ctv, 1950).
Nhu cầu natri, chlor của heo giống chưa được xác định chính xác. Kết quả nghiên
cứu cho rằng 0,3 % NaCl trong khẩu phần không đủ cho heo có chửa (Friend và


13

Wolyneyz, 1981). Trong một số nghiên cứu mới đây cũng đã cho thấy trọng lượng sơ
sinh và cai sữa giảm khi NaCl giảm từ 0,50 đến 0,25% trong giai đoạn chửa và nuôi
con ở hai hoặc nhiều lứa đẻ (Cromwell và ctv, 1989- trích dẫn Lã Văn Kính, 2000).
Ngoài ra các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo dùng 0,4% NaCl trong khẩu phần nái chửa
và 0,5% trong khẩu phần nái ni con.
2.5. SỰ PHÂN BỚ CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG NGUN LIỆU
2.5.1. Hàm lượng các chất điện giải trong một số nguyên liệu
Bảng 2.4. Hàm lượng các chất điện giải trong một số nguyên liệu
Tên nguyên liệu
Bắp (hạt )
Khô dầu đậu nành
Cám gạo
Bột mì ngang
Cám mì
Bột cá trích
Bột cá hòa tan, khô

Bột thịt đã lọc xương
Bột thịt còn xương

Na (%)
0,02
0,01
0,03
0,03
0,04
0,61
0,37
0,80
0,63

K (%)
0,33
1,96
1,56
0,49
1,26
1,01
2,03
0,57
0,69

Cl(%)
0,05
0,05
0,07
0,07

0,07
1,12
6,29
0,97
0,65
(Lã Văn Kính, 1994)

Hầu hết thực vật và các sản phẩm thực vật chứa hàm lượng kali cao hơn các sản
phẩm động vật ngược lại hàm lượng natri, chlor trong nguyên liệu có nguồn gốc động
vật lại cao hơn hàm lượng natri, chlor trong nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Thức
ăn có nguồn gốc thực vật thường có lượng natri cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật
(0,1 đến 0,8%). Hầu hết những hạt ngũ cốc và protein thực vật thì có nồng độ natri
thấp hơn, khoảng 0,01 đến 0,06%. Kali được tìm thấy có nồng độ cao nhất trong lá cây
hơn trong hạt.
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng chất điện giải trong nguyên liệu
2.5.2.1. Thức ăn có nguồn gốc thực vật
Chất khống phân bớ trong thức ăn có nguồn gốc thực vật không đồng đều, có
loại có nơi nhiều nhưng cũng có loại có nơi ít. Chính vì thế bệnh dinh dưỡng thiếu
khoáng thường xảy ra trên gia súc gia cầm. Sau đây là những ́u tớ ảnh hưởng đến sự
phân bớ khống trong thức ăn có nguồn gốc thực vật


×