Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302 + PHYZYME XP TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302 +
PHYZYME XP TRONG KHẨU PHẦN
THỨC ĂN HEO THỊT

Ngành
Khóa
Lớp
Sinh viên thực hiện

-2008-

: CHĂN NI
: 2004-2008
: Chăn Ni 2004
: Nguyễn Thị Bích Phượng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302 +
PHYZYME XP TRONG KHẨU PHẦN
THỨC ĂN HEO THỊT

Giáo viên hướng dẫn:


TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

-2008-


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Bích Phượng.
Tên luận văn: “Thử nghiệm sử dụng kết hợp porzyme 9302 + phyzyme XP trong
khẩu phần thức ăn heo thịt”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 26/09/2008
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng


LỜI CẢM ƠN
 Xin chân thành cảm ơn
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Ban Chủ Nhiệm cùng tồn thể q thầy cơ khoa Chăn ni Thú y đã tận tình chỉ dạy
và hỗ trợ tơi trong suốt quá trình học tập tại trường và hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
 Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ , anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để con có
được ngày hơm nay.
 Xin chân thành biết ơn
TS. Dương Duy Đồng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Văn Hiệp, chị Nguyễn Thụy Đoan Trang và anh chị công nhân trong trại
đã giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực tâp tại trại.
 Gửi lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp Chăn Nuôi 30, Chăn Nuôi 31, Chăn Nuôi 32 và các bạn Nhân,
Quyền, Đại, Đạt, Ngon, Tuấn, Vĩ, Thắng, Nghiêm…đã động viên, giúp đỡ và chia xẻ cùng
tơi những vui buồn, khó khăn trong lúc thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Bích Phượng


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU..................................................................................................
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................
1.2. Mục đích và yêu cầu............................................................................
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................
2.1. MỘT SỐ ĐẶT ĐIỂM CHUNG VỀ ENZYME..................................
2.1.1. Bản chất của enzyme.................................................................
2.1.2. Cơ chế tác động của enzyme......................................................
2.1.3. Vai trò của enzyme.....................................................................
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme.....................
2.2. SƠ LƯỢT VỀ PORZYME 9302 VÀ PHYZYME XP........................
2.2.1. Porzyme 9302............................................................................
2.2.2. Phyzyme XP..............................................................................
2.3. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO............................................................
2.3.1. Sơ lược về trại............................................................................
2.3.2. Bố trí chuồng ni ....................................................................
2.3.3. Giống heo..................................................................................
2.3.4. Thức ăn và nước uống...............................................................

2.3.5. Quy trình vệ sinh thú y và phịng bệnh cho heo.........................
2.3.6. Quy trình tiêm phịng heo..........................................................
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.............................
3.1. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM.................................................................
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM..............................................................
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM........................................................................
3.4. THỨC ĂN THÍ NGHIỆM...................................................................
3.5. ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC NI DƯỠNG.........................................
3.5.1.Chăm sóc và ni dưỡng............................................................
3.5.2. Cơng tác thú y và phịng bệnh...................................................
3.6. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI.....................................


3.6.1. Tăng trọng trung bình.........................................................
3.6.2. Tăng trọng tuyệt đối...........................................................
3.6.3. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày......................................
3.6.4. Hệ số biến chuyển thức ăn..................................................
3.6.5. Độ dày mỡ lưng..................................................................
3.6.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy.....................................................
3.6.7. Tỷ lệ chết và loại thải.........................................................
3.6.8. Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế................................................
3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................
4.1.KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA HEO.............................................
4.1.1. Trọng lượng trung bình của heo.................................................
4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối...................................................................
4.2. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ..........................................................
4.3. HỆ SỐ CHUYỄN BIẾN THỨC ĂN.....................................................
4.4. DÀY MỠ LƯNG..................................................................................
4.5. TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY.......................................................

4.6. TỶ LỆ CHẾT VÀ LOẠI THẢI............................................................
4.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ..........................................................................
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................
5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................
5.2. ĐỀ NGHỊ..............................................................................................
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................
PHẦN VII. PHỤ LỤC.............................................................................................


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. pH tối ưu cho hoạt động của các enzyme...................................................

Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng vaccin và khoáng............................................................
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm.......................................................................................
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu và dưỡng chất thức ăn giai đọan heo 25- 40 kg..
Bảng 3.3. Thành phần nguyên liệu và dưỡng chất thức ăn giai đọan heo 40 – 60 kg
Bảng 3.4. Thành phần nguyên liệu và dưỡng chất thức ăn giai đọan heo
60 – xuất chuồng......................................................................................................
Bảng 3.5. Kết quả phân tích giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm....................
Bảng 3.6. Nhiệt độ trung bình trong thời gian ni thí nghiệm.................................
Bảng 4.1. Trọng lượng trung bình của heo qua các giai đoạn thí nghiệm..................
Bảng 4.2. Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm.......................
Bảng 4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm ( kg/con/ngày).......................
Bảng 4.4. HSCBTĂ của heo thí nghiệm ( kg thức ăn/kg tăng trọng)........................
Bảng 4.5. Độ dày mỡ lưng của heo thí nghiệm lúc xuất thịt (mm)............................
Bảng 4.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn...............
Bảng 4.7. Tỷ lệ heo chết và loại thải.........................................................................
Bảng 4.8. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng...........................................................

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Trọng lượng của heo cuối các giai đoạn................................................
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng tuyệt đối của heo ở các giai đoạn thí nghiệm......................
Biểu đồ 4.3. Hệ số chuyển biến thức ăn của heo ở các giai đoạn thí nghiệm ...........
Biểu đồ 4.4. Độ dày mỡ lưng của heo lúc xuất chuồng.............................................
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ tiêu chảy của heo ở các giai đoạn thí nghiệm...............................


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thí nghiệm “Thử nghiệm sử dụng kết hợp Porzyme 9302 + Phyzyme XP trong
khẩu phần thức ăn heo thịt" được tiến hành trên 72 heo thịt trọng lượng trung bình
khoảng 27 kg cho đến xuất chuồng, tại trại heo thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường ĐH Nông Lâm TP.HCM từ ngày 13/03/2008 đến ngày 10/06/2008. Heo thí nghiệm
chia thành 3 lơ, mỗi lơ có 8 lần lặp lại, với 3 con trên 1 lần lặp lại tương đối đồng đều về
giống, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên một yếu tố.
Lô I ( đối chứng) sử dụng thức ăn căn bản không bổ sung enzyme. Lô II sử dụng
khẩu phần giảm chuẩn: 100 kcal ME; 0,09% Ca; 0,09% d.P không bổ sung enzyme. Lô III
sử dụng khẩu phần giảm chuẩn như lô II và bổ sung kết hợp 500g Porzyme 9302 + 500g
Phyzyme XP /1 tấn thức ăn.
Kết quả khảo sát cho thấy:
• Trọng lượng bình qn lúc kết thúc thí nghiệm của lơ III cao hơn lơ I là 8,52 % và lô
II thấp hơn lô I là 2,35 % nhưng sự khác biệt này khơng có sự khác biệt về mặt thống
kê.
• Tăng trọng tuyệt đối của lô III cao hơn lô I là 6,09 % và lơ II thấp hơn lơ I là 0,5 %.
• Chỉ số chuyển biến thức ăn (kg TĂ/kg tăng trọng) của lô II và lô III cao hơn lô I lần
lượt là 21,69% và 4,09%.
• Dày mỡ lưng của lơ lô II và lô III đều thấp hơn lô I lần lượt là 3,61% và 3,4%.
• Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên tồn thí nghiệm của lơ II và lô III cao hơn lô I lần lượt
là 4,52% ; 4,53% và 2,57%.
• Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của lô II cao hơn lô I là 12,5%, lô III thấp hơn lô

I là 1%.


Phần I. MỞ ĐẦU
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi heo cơng nghiệp, chi phí thức ăn chiếm 65 – 70 % giá thành sản
phẩm. Cùng với sự khan hiếm lương thực người, thức ăn dành cho chăn nuôi cũng trở nên
hạn chế hơn. Vì thế mà nhiều nhà chăn nuôi đã phải cố gắng thiết lập khẩu phần cho heo
thịt mức năng lượng và protein cân đối cùng với việc tăng cường thức ăn bổ sung khoai mì,
DDGS, enzyme, premix, vitamin và khoáng giúp tăng khả năng hấp thu thức ăn của thú,
giảm tiêu tốn thức ăn từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Nguồn thức ăn cung năng lượng cao mà chi phí tương đối thấp đó là khoai mì, song
tỷ lệ đạm trong khoai mì quá thấp (Củ mì cả vỏ khơ có ME đối với heo là 3145 kcal,
Protein thô 2,29 % ( Dương Thanh Liêm và CTV 2000)), HCN cao, chất lượng quầy thịt
kém. Mặt khác, thị trường đang có một lượng lớn phụ phẩm DDGS loại ra trong quá trình
sản xuất ethanol từ bắp nên cũng đáp ứng một phần đáng kể vào khẩu phần thức ăn nhằm
làm giảm chi phí chăn ni.
Để tăng năng xuất heo thịt, cải thiện phẩm chất thịt heo, trước mắt cần tác động vào
thức ăn, đảm bảo cho heo nhận nguồn thức ăn có tỷ lệ protein, Ca, P, acid amin, khoáng…
thích hợp trên cơ sở nguồn nguyên liệu mà thị trường đang có nhiều, và cũng phải đảm bảo
được rằng, gia súc có thể sử dụng hiệu quả các dưỡng chất đó.
Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Porzyme hay Phyzyme làm
tăng khả năng sử dụng phospho, tiêu hóa chất khoáng và một số axít amin khá cao. Nhưng
chưa có thí nghiệm nào nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng kết hợp cả hai enzyme
Porzyme 9302 và Phyzyme XP trong một khẩu phần thức ăn heo thịt.
Do đó, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường ĐH Nông Lâm, Ban quản lý trại heo thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng chúng
tôi tiến hành đề tài: “Thử nghiệm sử dụng kết hợp Porzyme 9302 + Phyzyme XP trong
khẩu phần thức ăn heo thịt”.



1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích
Khảo sát hiệu quả của việc bổ sung kết hợp porzyme 9302 và phyzyme XP lên sự
sinh trưởng của heo thịt.
- Yêu cầu
Theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến khả năng: tăng trọng, lượng thức ăn
tiêu thụ,dày mỡ lưng, sức khỏe đàn heo và hiệu quả kinh tế của đàn heo thí nghiệm.


Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 MỘT SỐ ĐẶT ĐIỂM CHUNG VỀ ENZYME
2.1.1. Bản chất của enzyme
Enzyme là chất xúc tác sinh học, có bản chất là protein. Enzyme có mặt trong tế bào
của tất cả sinh vật, không những xúc tác trong cơ thể sống mà còn xúc tác cho cả phản ứng
ngoài tế bào (Nguyễn Phước Nhuận và ctv, 2000).
Enzyme là chất xúc tác sinh học trung gian hỗ trợ cho sự biến đổi hóa học của vật
chất gia tăng tốc độ phản ứng lên hàng triệu lần so với các chất xúc tác hóa học (Gramham,
1990, trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003).
Enzyme có bản chất là một protein mang tính năng đặc biệt, chức năng xúc tác hóa
học. Chúng khơng bị phá hủy hoặc biến mất trong quá trình tham gia phản ứng, mà khi
phản ứng hồn thành chúng trở về dạng tự do và sẵn sàng bắt đầu một phản ứng mới trong
cơ thể. Do đó, nó kích thích thú chuyển hóa thức ăn và tăng trưởng nhanh hơn.
Enzyme là nhân tố tuy có thể ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học nhưng
khơng tham gia phản ứng.
2.1.2. Cơ chế tác động của enzyme
2.1.2.1. Cơ chế hoạt động
Mỗi enzyme chỉ có thể xúc tác cho một phản ứng hoặc một loại phản ứng, tác dụng
với một cơ chất hoặc một loại cơ chất. Theo Zinger (2001) một trong những đặc điểm của

enzyme làm cho chúng trở nên quan trọng là tính chuẩn xác. Enzyme có những tính chất
đặc trưng riêng, chúng chỉ tác động đối với một phản ứng riêng biệt (trích từ Đỗ Hữu
Phương, 2003).
Enzyme cũng là một protein nên chúng có đầy đủ bản chất của một protein, bị phân
hủy trong môi trường hữu cơ tự nhiên và cũng bị phân hủy bởi những enzyme tiêu hóa
protein.
Hoạt động của enzyme tiêu hóa nhằm phân hủy các cấu trúc phức tạp của các chất
dinh dưỡng phức tạp mà cơ thể không thể phân giải được. Enzyme tiêu hóa khơng đóng vai
trị như là một chất dinh dưỡng hay chất kích thích sinh trưỡng mà chỉ có tác dụng nâng cao
hiệu xuất thức ăn, đặc biệt thức ăn có nguồn gốc thực vật.


2.1.2.2. Phương thức hoạt động
Ở heo, sự tiêu hóa enzyme bắt đầu ở dạ dày và hoạt động này diễn ra mạnh ở ruột
non và ruột già. Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002) ở ruột non và ruột già có sự tiêu
hóa hóa học và vi sinh học, hệ thống hấp thu dưỡng chất cực kỳ tinh vi và rất linh hoạt. Bên
cạnh hệ thống ruột non, ruột già có chứa một hệ thống tuyến tiêu hóa rất phong phú như
tuyến mật, tuyến tụy và dày đặc từ trên xuống dưới là tuyến ruột để tiết ra enzyme tiêu hóa
cùng với vơ số lớp tế bào lơng nhung để tăng diện tích hấp thu dưỡng chất. Các tuyến và tế
bào lông nhung phân bố dày đặc, nhưng ở ruột già thì sự phân bố này trở nên thưa thớt dần,
thay vào đó là hệ vi sinh vật đường ruột hoạt động rất mạnh để tiếp tục tiêu hóa những phần
dưỡng chất cịn lại trước khi nó được thải ra ngồi.
a. Phá vỡ thành tế bào
Trong đường tiêu hóa, enzyme phá vỡ vách tế bào của các mảnh thức ăn. Sau khi
vách ngoài bị phá vỡ, các enzyme sẽ giúp phân giải lớp tế bào nội nhũ xung quanh, chúng
cắt các cơ chất thành các đơn vị phân tử nhỏ để gia xúc có thể sử dụng được. Theo
Pettersson và ctv (1988 và 1989); Annison (1991); Officer (2000), enzyme cải tiến khả năng
tiêu hóa khẩu phần và năng suất vật nuôi thông qua việc tiếp cận các chất dinh dưỡng được
hữu dụng ở mức độ tế bào nên phần lớn các chất hóa học phải được phá vỡ nhỏ hơn ở mức
độ phân tử và được hấp thu bởi vách ruột. Vai trị của enzyme là cơng việc kết hợp với men

nội sinh làm phân rã hỗn hợp thức ăn tới kích cỡ mà nó có thể được gia súc sử dụng.
(Trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003).
b. Giảm độ nhờn
Nếu khẩu phần ăn chứa nhiều chất NSP rất dễ tạo thể gel. Enzyme giúp ngăn cản
việc gia tăng của chất nhầy trong đường tiêu hóa, do enzyme phân cắt các chuỗi
polysaccharide nên hạn chế khả năng hình thành thể gel, đây chính là các tác nhân làm
giảm sự hấp thu dưỡng chất (Officer, 2000) (Trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003).
c. Giảm khả năng giữ nước
Trong môi trường ẩm ướt của ruột, các chất xơ hịa tan và khơng hịa tan đều rất ưa
nước. Chúng hấp thu rất nhiều nước và các chất dinh dưỡng hòa tan tạo thành các thể
trương to lơ lửng trên bề mặt ruột.Theo Nott (1999) càng ít chất lơ lửng trên bề mặt nhung
mao ruột thì thú nuôi càng hấp thu tốt hơn, cùng với nhiều axit amin, glycarid, glucose và


fructose…được phân cắt, hấp thu đồng thời. Enzyme phân cắt chất xơ, tạo điều kiện cho
enzyme nội sinh và ngoại sinh tiếp xúc với cơ chất, phá vỡ các thể gel trên bề mặt ruột,
giảm khả năng giử nước, giúp thú nuôi hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
d. Tăng cường thủy phân tinh bột, protein, béo và các chất dinh dưỡng khác
Dưới tác động của các loại enzyme tiêu hóa, các chất như: tinh bột, protein và chất
béo cuối cùng biến thành các sản phẩm dễ tiêu hóa, thú ni có thể hấp thu được như
glucose, axit amin, axit béo…
2.1.3. Vai trị của enzyme
Để giúp thú ni tiêu hóa tốt thức ăn, hạn chế các tác động bất lợi có trong nguyên
liệu thức ăn thì xu hướng chung hiện nay người ta bổ sung thêm vào thức ăn các enzyme
công nghiệp. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy vai trị tích cực của enzyme trong
ngành chăn ni, đặc biệt là đối với chất xơ, phytate có trong khoai mì, DDGS, cám gạo và
ảnh hưởng tích cực đối với môi trường.
a. Đối với chất xơ
Việc sử dụng các enzyme có tác dụng trên chất xơ (NSP), giúp vật ni tiêu hóa tốt
thức ăn vừa hạn chế tác hại của bản thân những NSP gây ra, vừa giải phóng được một phần

năng lượng, protein và axít amin từ 1.7 – 7.9% (mức cao nhất là methionin là 7.9%), giúp
tiết kiệm được axít amin khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gia súc giảm giá thành sản
xuất. Sử dụng enzyme cải thiện thành tích vật ni. Cải thiện này có được là dơ (do) sự
phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau như sự cải thiện môi trường đường ruột, sự cải thiện
khả năng tiêu hóa và đặc tính chất độn chuồng và sử dụng các thực liệu hiệu quả kinh tế
hơn.
Các yếu tố khác nhau này là do các biểu hiện khác nhau về hoạt động căn bản của
enzyme trong thức ăn. Các hoạt động bao gồm sự giảm độ nhờn trong dưỡng chất của
đường ruột, giải phóng các dưỡng chất kết dính bên trong vách tế bào, mà những enzyme
nội sinh không thể phá vỡ thành tế bào được, làm tăng giá trị hữu dụng của dưỡng chất, các
yếu tố kháng dinh dưỡng cũng có thể được phân giải.
Đối với hệ vi sinh vật đường ruột, men tiêu hóa có tác dụng làm tăng khả năng tiêu
hóa của ruột non do vậy làm giảm quá trình lên men ở ruột già, duy trì quá trình thẩm thấu
khi heo con tiêu chảy. Ngồi ra men tiêu hóa cịn cho thấy có tác dụng làm giảm độ chênh


lệch giữa các vật ni trong đàn, men tiêu hóa cho phép thay thế ngũ cốc chín bằng ngũ cốc
sống mà không làm ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi.
b. Đối với phytate
Ngày nay, enzyme được sử dụng như là chất chuẩn trong thức ăn gia súc. Các
enzyme phân hủy NSP như endo – xylanase, glucanase và phân hủy phytate như phytase
được dùng nhiều trong khẩu phần có cám gạo, khoai mì, DDGS, lúa mì, lúa mạch
đen...Enzyme được ứng dụng rộng rãi trong những khẩu phần thức ăn không chỉ về mặt
kinh tế mà nó có ý nghĩa về mặt mơi trường. Tuy nhiên khoảng 60 – 70% phospho có trong
hạt ngũ cốc được liên kết hữu cơ dưới dạng phytate đây là dạng khó hấp thu đối với heo.
Giá trị của phospho ở hạt ngũ cốc rất biến động từ 15% ở bắp cho đến 50% ở lúa mì. Trong
khẩu phần bắp, khơ dầu đậu nành có 2/3 lượng phospho bị liên kết dưới dạng axít phytic
heo khơng thể tiêu hóa lượng phospho này. Lượng phospho này sẽ giảm đáng kể nếu bổ
sung phytase vào khẩu phần,(nếu bổ sung phytase vào khẩu phần thì khả năng tiêu hóa
lượng phospho này sẽ tăng đáng kể) men này sẽ giúp giải phóng một số mạch liên kết

phospho làm cho heo tiêu hóa dễ dàng. Do đó, giảm được lượng phospho vơ cơ bổ sung
thêm vào khẩu phần, lượng phospho thải ra mơi trường cũng có thể giảm 30 – 50%.
Hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase thay đổi theo từng loại heo, trọng lượng,
khẩu phần, mức ăn, tần suất cho ăn, nguồn phytase, lượng phytase bổ sung và trạng thái
sinh lý của heo. Khơng có mức chuẩn cho việc bổ sung phytase cho tất cả các khẩu phần vì
mức phospho tổng số và phospho phytate của các khẩu phần thay đổi. Hay nói cách khác là
ta phải căn cứ trên kết quả thí nghiệm, thực tiễn của mỗi loại enzyme trên mỗi con vật với
lứa tuổi, trọng lượng khác nhau.
Enzyme phytase khơng chỉ làm tăng khả năng tiêu hóa phospho mà cịn tăng khả
năng tiêu hóa chất khoáng và các axít amin khác. (Kies và ctv. 2002), (Trích từ Đỗ Hữu
Phương, 2003).
c. Đối với môi trường
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực tìm cách giảm ô
nhiễm môi trường từ các chất thải ra trong chăn ni. Trong quá trình nghiên cứu các nhà
khoa học đã xác định được rằng cần cải thiện khả năng sử dụng dưỡng chất trong khẩu phần
của vật nuôi để hạn chế tối đa lượng phân thải ra. Trước đây, do ít quan tâm đến lượng chất
dinh dưỡng thải ra bên ngoài nên hậu quả của việc cho ăn quá nhiều chất dinh dưỡng nhằm


tối đa hóa năng suất đã dẫn đến hậu quả là chất dinh dưỡng thải ra môi trường quá nhiều
qua phân và nước tiểu (chủ yếu là hàm lượng canxi, phospho, protein). Qua nhiều nghiên
cứu cho thấy việc bổ sung enzyme tỏ ra có hiệu quả trong việc cải thiện các hạn chế trên.
Ở khẩu phần có bổ sung enzyme tiêu hóa thì lượng nitơ thải ra giảm một cách đáng
kể và lượng nitơ tích lũy tăng 5 – 15%. Trong khi đó lượng vật chất khơ thải ra trong phân
giảm 33%.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, số trại chăn nuôi heo sẽ giảm nhưng lại
tăng qui mơ đầu con/trại. Đó là xu hướng chung của thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay.
Sự tập trung lượng lớn heo sẽ tăng lượng phân thải ra trên một đơn vị diện tích. Chính điều
này làm cho nước trên bề mặt và tầng nước ngầm bị ô nhiễm, tích tụ khoáng trong đất. Đặc
biệt là khi khẩu phần có thể chứa đầy đủ lượng phospho nhưng cần thiết phải bổ sung

phospho vô cơ như là Dicalcium Phosphate (DCP) hoặc Monocalcium Phosphate (MCP)
để thỏa mản nhu cầu về của động vật thì sẽ dẫn đến một lượng lớn phospho vào phân, góp
phần làm ơ nhiễm mơi trường.
Tóm lại, việc cải thiện khả năng tiêu hóa trên heo là điều khơng dễ dàng, thậm chí
trong nền chăn ni cơng nghiệp hiện đại và con giống mang tính di truyền cao như hiện
nay. Chúng ta cần xác định nguồn gây ô nhiễm và sử dụng các nguồn cải thiện bằng các
biện pháp có thể được. Chất thải trong chăn ni có thể được hạn chế thơng qua chương
trình quản lý dinh dưỡng phối hợp hài hòa trên cơ sở vừa cải thiện khả năng tiêu hóa, vừa
hạn chế lượng dư thừa gây ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. Trong tương lai, phối hợp
khẩu phần cần được xem là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống sản xuất với việc quản lý
dinh dưỡng và chất thải là những khâu chính.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hoạt động của enzyme
a. Nhiệt độ
Giống như protein, enzyme thường không bền dưới tác dụng của nhiệt độ cao (trên
600C). Theo Adams (1998) thông thường tỉ lệ hoạt động xúc tác của enzyme gia tăng theo
sự gia tăng của nhiệt độ cho đến khi nhiệt độ đạt tới mức làm enzyme biến chất, mỗi
enzyme có một nhiệt độ tối hảo riêng.
b. Ẩm độ
Enzyme thường hoạt động trong nước. Trong môi trường ẩm độ và nhiệt độ cao có
thể ảnh hưởng đến hoạt lực của enzyme.Theo Adams (1998) trong môi trường khô, enzyme


hồn tồn ổn định và khơng tạo phản ứng xúc tác hóa học. Vì thế, sản phẩm enzyme khơ có
thể được sản xuất, vận chuyển và lưu trữ mà không có hao hụt lớn về hoạt lực, thậm chí khi
trộn vào thức ăn khơ. Nhưng khi thức ăn được hịa lẫn với nước trong đường tiêu hóa thì
enzyme bắt đầu hoạt động.
c. pH
Enzyme chỉ hoạt động trong khoảng pH thích hợp. Thường thì biên độ cho phép rất
hẹp. Enzyme bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường pH. Giá trị pH thích hợp nhất là
điểm mà nơi đó enzyme hoạt động mạnh nhất gọi là pH tối ưu. Giá trị pH quá thấp hay quá

cao thường làm mất hoạt lực của enzyme. Giá trị pH tối hảo thay đổi tùy theo các loại
enzyme khác nhau.
Bảng 2.1. pH tối ưu cho hoạt động của các enzyme
Enzyme
Lipase (tụy)

pH tối ưu
8,0

Lipase (dạ dày)

4,0-5,0

Pepsin

1,5-1,6

Trypsin

7,8-8,7

Urease

7,0

Maltase

6,1-6,8

Amylase (tụy)


6,7-7,0

Amylase (mạch nha lúa mạch)

4,6-5,2

Catalase

7,0

(Trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003).
2.2.

SƠ LƯỢC VỀ PORZYM 9302 VÀ PHYZYME XP

2.2.1. Porzyme 9302
- Nguồn gốc
Porzyme 9302 là tên thương mại của men tiêu hóa thức ăn do cơng ty Finneeds
Danisco Cultor sản xuẩt. Sản phẩm sản xuất từ vi nấm Trichoderma longibrachiatum,
Aspergillus, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus subtilis.( Trích từ Đỗ Hữu Phương 2003 ).
- Thành phần
Thành phần cấu tạo của Porzyme 9302: 8000 đơn vị/g xylanase ( trong khi Porzyme
9300 chỉ có: 4000 đơn vị/g xylanase) (Danisco Seminar, 2007).


- Hoạt động
Porzyme 9302 là sản phẩm enzyme tiêu hóa xơ với hàm lượng cao xylanase.
Porzyme 9302 phân hủy xơ trong các nguyên liệu như bắp, bột gạo, cám mì.
Porzyme 9302 cải thiện lượng thức ăn ăn vào do men xylanase làm giảm khả năng

giữ nước của thức ăn.
Porzyme 9302 cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp heo có thể hấp thu chất dinh dưỡng
như protein, amino acid, và năng lượng nhiều hơn.
Những chất dinh dưỡng này giúp tăng sự phát triển trên heo và làm tăng hiệu quả sử
dụng thức ăn.
(Theo Tiến Sĩ Julian Waters, Cố vấn Dinh Dưỡng New Zealand).
- Liều lượng khi bổ sung vào thức ăn
Hiện nay chưa có quyết định đưa ra một mức enzyme bổ sung tối ưu nhất định, mà
các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thử nghiệm với nhiều mức bổ sung khác nhau, ở các
giai đoạn thú khác nhau .
Theo khuyến cáo của Danisco Animal Nutrition thì đối với mức 8000 units/g
xylanase bổ sung 500 g enzyme/ 1 tấn thức ăn đối với khẩu phần phù hợp với nhu cầu của
thú thì sẽ cải thiện tăng trọng, cải thiện lượng thức ăn ăn vào, cải thiện tính đồng đều, ít rối
loạn tiêu hóa. Cịn khi bổ sung vào khẩu phần giảm ME, DE và amino acids tiêu hóa từ 2 4% cho thú giúp duy trì năng suất, giảm chi phí thức ăn, cải thiện tính đồng đều, ít xảy ra
rối loạn tiêu hóa.
Theo Đỗ Hữu Phương (2003), bổ sung từ 0.05% - 0.1% porzyme 9302 trong khẩu
phần giúp cải thiện tăng trọng từ 3,52 – 5,93%, giảm tiêu tốn thức ăn 3,70 – 7,41% so với
khẩu phần căn bản không bổ sung.
Theo Nguyễn Thị Kim Phần (2003), việc bổ sung 0.5 kg Porzyme /1tấn thức ăn
không cải thiện được tăng trọng bình quân/ con/ ngày so với khẩu phần căn bản không bổ
sung.
2.2.2. Phyzyme XP
- Nguồn gốc
Phyzyme XP là tên thương mại của men tiêu hóa thức ăn do công ty Finneeds
Danisco Cultor sản xuẩt. Sản phẩm sản xuất từ vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus subtilis,


nấm men Saccharomyces và một số dòng Aspergillus (Barbaric và cộng sự, 1984; Harland
và Frolich, 1999: Ullah, 1998; trích từ Đặng Thụy Tường Vi 2004).
- Thành phần

Thành phần cấu tạo của Phyzyme XP: 500 đơn vị/ 1kg phytase (Danisco Seminar,
2007).
- Hoạt động
Phyzyme XP chứa enzyme phytase nên khi vào cơ thể thú sẽ cắt đứt nối liên kết
phospho để giải phóng phospho và một số vi lượng khác nhằm tăng lượng phospho hấp thu,
qua đó ta có thể giảm lượng phospho bổ sung vào thức ăn, và cũng cải thiện được lượng
phospho thải ra ngồi cơ thể thú làm ơ nhiễm môi trường.
Phyzyme XP giảm đáng kể lượng protein bị kết tủa cơ thể không hấp thu được,
lượng kết tủa chỉ còn 20% khi sử dụng phytase so với 45% khi khơng sử dụng phytase ở PH
= 2 có pepsin (Jongbloed et al, 1997)
Phytase dạng phức hợp với – Ca, Mg, Zn, Fe
Protein, Amino Acids
Starch, Fatty acids
- Liều lượng khi bổ sung vào thức ăn
Cũng như Porzyme 9302, hiện nay chưa có quyết định đưa ra một mức enzyme bổ
sung tối ưu nhất định, mà các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thử nghiệm với nhiều mức
bổ sung khác nhau, ở các giai đoạn thú khác nhau .
Theo khuyến cáo của Danisco Animal Nutrition thì đối với mức 500 đơn vị/1 kg
phytase bổ sung 100 g Phyzyme XP/ 1 tấn thức ăn đối với khẩu phần phù hợp với nhu cầu
của thú thì sẽ cải thiện tăng trọng, cải thiện lượng thức ăn ăn vào, cải thiện tính đồng đều, ít
rối loạn tiêu hóa, giảm chi phí chăn ni.
Theo Phan Thị Ngọc Trâm (2007) thì bổ sung Phytase 500 với liều lượng 100 g/ 1tấn
thức ăn trong khẩu phần giảm chuẩn đã cải thiện được tăng trọng, chỉ số chuyển biến thức
ăn, và giảm chi phí chăn ni so với lô đối chứng.
2.3. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO
2.3.1. Sơ lược về trại
- Vị trí


Trại thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y nằm trong khu vực trường Đại học

Nơng Lâm Tp.Hồ Chí Minh cách xa lộ Đại Hàn khoảng 1km.
- Lịch sử hình thành
Trại heo thành lập có tổng diện tích là 15.052m 2, với diện tích chuồng ni heo thịt
gần 1000m2, 412m2 là trại heo giống và 444m2 là trại gà. Đây là trại heo mới của khoa Chăn
Nuôi Thú Y, vừa mới xây dựng ngày 18/04/2005 và hoàn thành vào ngày 18/07/2005. Ngày
tiếp nhận trại từ trường là ngày 22/04/2006, đây là một trại thực nghiệm với quy mô vừa.
- Chức năng của trại
Cơ sở chuồng trại sẽ phục vụ cho việc thực tập các môn chuyên ngành và rèn nghề,
thực tập tốt nghiệp và triển khai các đề tài nghiên cứu cho sinh viên của hai ngành Chăn
Nuôi và Thú Y.
Tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp nâng cao chất lượng thực tập và rèn nghề, tạo điều
kiện cho sinh viên tiếp cận với các kĩ thuật và phương tiện mới và tạo địa điểm cho sinh
viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức nhân sự
Vì đây là một trại thực nghiệm mới được hình thành nên chưa có ban giám đốc mà
chỉ có hai cán bộ quản lý trại và hai công nhân.
- Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 20/06/2008 tổng đàn heo của trại heo thực nghiệm khoa Chăn nuôi
Thú y là 236 con bao gồm: 02 con nọc; 21 con nái; 168 heo thịt; và 45 heo con cai sữa.
2.3.2. Bố trí chuồng nuôi
- Dãy nhà nuôi heo nái mang thai, nái nuôi con và heo con cai sữa
+ Khu nái mang thai: được bố trí ở đầu dãy nhà, chia làm 4 dãy, mỗi dãy có 12 ơ
chuồng cá thể. Diện tích một ơ là (2,2x0,5)m 2. Mỗi chuồng có gắn một máng ăn bằng thép
và một núm uống tự động.
+ Khu nái ni con: gồm 12 ơ chuồng, được bố trí ở giữa dãy nhà, kích thước mỗi ơ
là (2,4x1,8)m2 . Một ơ chuồng có 3 ngăn, ngăn giữa cho heo nái còn hai bên dành cho heo
con. Sàn được làm bằng nhựa, ở ngăn dành cho heo mẹ có một máng ăn bằng thép, một
núm uống tự động. Ở các ngăn dành cho heo con được bố trí núm uống tự động, máng ăn
nhỏ bằng sắt để heo con tập ăn và hệ thống đèn úm để sưởi ấm cho heo con.



+ Khu heo con cai sữa: Gồm 8 ô chuồng được bố trí ở cuối dãy, diện tích một ơ là
(2x1,2)m2. Cứ hai ơ chuồng thì có gắn một máng ăn và hai núm uống tự động.
- Dãy nhà nuôi heo thịt, heo đực giống và heo nái khô
+ Khu heo thịt: gồm 2 dãy, mỗi dãy có ba ơ chuồng, kích thước một ơ là (5x6)m 2. Mỗi
ơ chuồng có gắn 1 máng ăn bán tự động loại hộc trịn dung tích 70-80 lít, và 2 núm uống tự
động.
+ Khu heo đực giống: gồm 2 dãy được bố trí ở chính giữa gồm 10 ơ chuồng, dãy bên
trái có 6 ơ chuồng, dãy bên phải có 4 ơ chuồng, kích thước một ơ là (2,2x2,4)m 2, mỗi ơ
chuồng có gắn một máng ăn bằng nhựa và một núm uống tự động.
+ Khu nái khô: gồm 20 ô chuồng cá thể, kích thước mỗi ơ là (2,2x0,65)m 2 được bố trí
ở cuối dãy, mỗi ơ chuồng có gắn một máng ăn bằng thép và một núm uống tự động.
- Dãy nhà nuôi heo thịt và nhà kho
+ Khu nuôi heo thịt: gồm 2 dãy với 24 ô chuồng, mỗi dãy có 12 ơ chuồng với diện tích
là (2.2 x2.5)m2, giữa là lối đi. Cuối 2 dãy nuôi heo thịt là 2 nhà kho.
- Dãy nhà nuôi gà
+ Gồm 10 chuồng chia làm 2 dãy, có máng ăn và uống tự động ở giữa mỗi ô chuồng.
2.3.3. Giống heo
Các heo nái ở trại là heo lai hai máu Yorkshire và Landrace được mua từ trại Kim
Long tỉnh Bình Dương.
2 heo đực giống của trại là giống Yorkshire thuần và Duroc thuần.
Các heo thịt đang nuôi trong trại là heo lai giữa các nhóm giống Yorkshire, Landrace,
Pietrain và Duroc được mua từ trại Phú Sơn và heo con do heo nái tại trại sinh ra.
2.3.4. Thức ăn và nước uống
- Thức ăn
Thức ăn cho heo nái và heo thịt là thức ăn hỗn hợp dạng bột hoặc dạng viên được
mua từ công ty TNHH và TM Hoàng Long.
- Nước uống
Nước uống được bơm lên từ giếng và dự trữ ở bể lớn. Từ bể này nước được phân bố
đến các chuồng bằng hệ thống ống dẫn, heo được uống tự do bằng núm uống tự động.

2.3.5. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo


- Vệ sinh thức ăn
Khu trộn thức ăn được dọn vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, nguyên liệu được kiểm tra
kĩ càng trước khi trộn tránh ẩm mốc. Thường xuyên rắc chất hút ẩm xung quanh khu dự trữ
nguyên liệu, cám được trộn và đổ vào máng hàng ngày nhằm tránh trường hợp cám để quá
lâu dễ tạo điều kiện nấm mốc phát triển. Thức ăn được dự trữ ở nơi khô ráo.
Trang thiết bị trộn cám được vệ sinh sát trùng thường xuyên, máng ăn được vệ sinh
thường xuyên hàng ngày để tránh thức ăn cũ tồn đọng lại gây ôi.
- Vệ sinh nguồn nước
Trại sử dụng nước giếng cho việc vệ sinh và nước uống cho heo, nước được bơm dự
trữ trong bồn và được cung cấp cho heo uống bằng núm uống tự động. Định kỳ vệ sinh núm
uống và bồn nước tránh cặn bã, rong rêu. Định kỳ lấy mẫu nước đi kiểm tra các chỉ tiêu vi
sinh nhằm đảm bảo nguồn nước sử dụng trong trại là nước sạch.
- Vệ sinh chuồng trại
Trại sử dụng thuốc sát trùng Farm fluid định kì sát trùng tồn bộ trại 1 tuần 1 lần, tại
trước mỗi ô chuồng đều có hố sát trùng và được thay 2 ngày 1 lần.
Mỗi buổi sáng công nhân tiến hành quét dọn vệ sinh chuồng trại và tắm heo. Nước
rửa chuồng, nước tiểu, nước tắm heo chảy xuống hệ hầm biogas trước khi xuống ao cá.
Sau mỗi đợt chuyển heo đi phải (đều) tiến hành chà rửa bằng vòi nước áp lực cao, sát
trùng và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi chuyển heo mới vào. Thường xuyên phát
quang bụi rậm xung quanh chuồng nhằm giảm muỗi sinh sôi phát triển.
- Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, ủng. Đồ bảo hộ
được để ở phòng riêng và công nhân phải thay đồ bảo hộ trước khi xuống chuồng, những đồ
bảo hộ này chỉ được mặc trong trại không được mang ra khỏi trại. Trước khi vào mỗi ô
chuồng công nhân phải dẫm qua hố sát trùng.
Đối với khách tham quan muốn vào trại phải mang ủng và đi qua hố sát trùng và
thực hiện đúng nội qui của trại và chỉ được tham quan khu vực cho phép.

- Vệ sinh dụng cụ thú y
Mỗi khu chuồng đều có dụng cụ thú y riêng, dụng cụ thú y được làm vệ sinh sát trùng
hàng ngày vào buổi chiều tối sau khi đã hồn tất cơng việc.
2.3.6. Quy trình tiêm phòng heo


Bảng 2.2. Lịch tiêm phịng vaccin và khống
Thời gian

Loại vaccin/chế phẩm sử dụng

A. Heo hậu bị
+

150 ngày tuổi

Dịch tả (lần 1)

+

165 ngày tuổi

FMD

+

180 ngày tuổi

Parvovirus (lần 1)


+

195 ngày tuổi

Aujeszky(lần 1)

+

210 ngày tuổi

Dịch tả (lần 2)

+

225 ngày tuổi

Parvovirus ( lần 2)

+
240 ngày tuổi
B. Heo nái mang thai
+

Aujeszky (lần 2)

3 tuần trước khi sinh

Dịch tả

+

2 tuần trước khi sinh
C. Heo nái nuôi con

E. coli

+

FMD

21 ngày sau khi sinh

D. Heo con và heo thịt
+

3 ngày tuổi

chích sắt (lần 1)

+

10 ngày tuổi

chích sắt (lần 2)

+

21 ngày tuổi

Dịch tả


+

42 ngày tuổi

FMD

+
49 ngày tuổi
E. Heo đực giống
+

Mỗi mũi cách nhau 7 ngày.

+

Riêng FMD chích định kỳ 6 tháng 1

lần.

Dịch tả (lần 2)

Tụ huyết trùng, Aujeszky, Parvovirus, FMD


Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
- Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 13/03/2008 đến ngày 10/06/2008.
- Địa điểm
Tại trại heo thực nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ

Chí Minh.
- Chuồng trại
Chuồng ni heo thịt là chuồng sàn gồm 2 dãy, lối đi ở giữa. Đầu chuồng có hố sát
trùng, cuối chuồng là 2 nhà kho.
Mỗi dãy có 12 ơ chuồng, diện tích mỗi ơ là (2.2 x2.5)m 2, 4 vách làm bằng song sắt,
sàn làm bằng ximăng có lỗ thoát nước, nền dưới sàn có độ dốc 30o để thoát phân và nước .
Chuồng lợp bằng tole, có màn kéo 2 bên che mưa tạt gió lùa.
Hệ thống nước uống tự động bằng núm uống lắp ở cuối chuồng.
Mỗi ơ chuồng có một máng ăn thủ cơng lắp ở đầu chuồng.
3.2 ĐỚI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Gồm 72 con heo có trọng lượng trung bình khoảng 27 kg, lai giữa các giống Duroc,
Yorkshire, Landrace và Pietrain.
Thí nghiệm được tiến hành qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ lúc heo 27 kg đến khi heo đạt được 40 kg.
Giai đoạn 2: từ lúc heo 40 kg đến khi heo đạt được 60 kg.
Giai đoạn 3: từ lúc heo 60 kg đến xuất chuồng (90 kg).
3.3 BỚ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu một yếu tố hồn tồn ngẫu nhiên trên 72 con heo
chia làm 3 lơ thí nghiệm tương ứng với 3 khẩu phần thức ăn :
Khẩu phần 1 là khẩu phần căn bản có 5% khoai mì lát và 10% DDGS.
Khẩu phần 2 là khẩu phần căn bản giảm chuẩn: ME 100 kcal, Ca 0.09%, d.P 0.09%.


Khẩu phần 3 là khẩu phần căn bản giảm chuẩn có bổ sung thêm Porzyme 9302 với
liều 500 g/tấn + Phyzyme XP với liều 500 g/tấn.
Mỗi lô gồm 8 lần lặp lại và mỗi lấn lặp lại có 3 con. Heo ở các lô tương đối đồng đều
về giống, giới tính, trọng lương, tuổi và tình trạng sức khỏe. Các heo được cho ăn với thời
gian và cách thức cho ăn giống nhau ở 3 lô.
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm
Giai đoạn


1

Khẩu phần

Lô I(đối chứng)

Lô II

Lô III

(n = 24 con)

(n = 24 con)
Giảm chuẩn:

(n = 24 con)
Giảm chuẩn

ME 100 kcal,

+ Porzyme 9302

Ca 0.09%,

(500 g/tấn)

d.P 0.09%

+ Phyzyme XP


Giảm chuẩn:

(500 g/tấn)
Giảm chuẩn

ME 100 kcal,

+ Porzyme 9302

Ca 0.09%,

(500 g/tấn)

d.P 0.09%

+ Phyzyme XP

Giảm chuẩn:

(500 g/tấn)
Giảm chuẩn

ME 100 kcal,

+ Porzyme 9302

Ca 0.09%,

(500 g/tấn)


d.P 0.09%

+ Phyzyme XP

Thức ăn

2

Căn bản

Thức ăn

3

Căn bản

Thức ăn

Căn bản

(500 g/tấn)
3.4. THỨC ĂN THÍ NGHIỆM
Thức ăn sử dụng cho heo thí nghiệm là thức ăn tự tổ hợp khẩu phần với thành phần
dưỡng chất thích hợp cho từng giai đoạn phát triển.
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu và dưỡng chất thức ăn giai đọan heo 25- 40 kg
Nguyên liệu (%)

Khẩu phần


Khẩu phần

Bắp vàng

căn bản
22,247

giảm chuẩn
10,000

Khô đậu nành 46

18,058

16,275


Khoai mì lát

15,000

15,000

Cám trích ly

12,074

20,000

DDGS


10,000

10,000

Khơ dầu cải

7,000

7,000

Cám gạo 1

5,533

13,741

Bột thịt xương 60

5,376

3,665

Mở cá

3,000

2,979

Muối ăn


0,353

0,353

Premix heo con

0,250

0,250

Latibon (acid hữu cơ)

0,200

0,200

Lysine HCL

0,132

0,172

Toxisorb premium
Thành phần
ĐVT
Choline Chloride
dưỡng chất
DL-Methionine
Trọng

lượng
Kg
Sel-Plex

0,100

Chất
BMDkhô
10%
ME
( SWINE)
Threonin

0,100
Hàm lượng
0,080
Khẩu phần 0,080
Khẩu phần
0,067
căn bản
1,00
0,030

%

88,45
0,030
Kcal/kg
0 3.100


0,071
giảm chuẩn
1,00
0,030
88,28
0,030
3.000
0,034

Protein thô

%

21,31

20,49

Lysine

%

1,150

1,150

Methionine

%

0,400


0,400

Met. + Cys.

%

0,746

0,742

Bảng 3.3. Thành phần nguyên

Threonin

%

0,790

0,790

liệu và dưỡng chất thức ăn

Tryptophan

%

0,230

0,230


giai đọan heo 40 – 60 kg

Nguyên liệu (%)
Arginin

% Khẩu phần
1,448 Khẩu phần
1,424

Calcium
Bắp vàng
P. tổng số
Khô đậu nành 46
P. hữu dụng
Khoai mì lát
NaCl
Cám trích ly
Sodium
DDGS
Chloride
Khơ dầu cải
Potassium
Cám gạo 1
Electrolytes

% căn bản 0,71 giảm chuẩn
0,56
19,961
10,000

%
0,78
0,85
10,545
8,707
%
0,40
0,37
20,000
20,000
%
0,30
0,30
20,000
20,000
%
0,27
0,25
10,000
10,000
%
0,30
0,29
7,000
7,000
%
0,91
1,10
3,172
17,011

meq
265
309

Ca/P

%

1,77

1,51


×