Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tăng cường tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi gia nhập TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.18 KB, 12 trang )

TĂNG CƯỜNG TÍNH MINH BẠCH CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP
TS. Trương Thị Hoài Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt
Cơng khai, minh bạch đang là một tiêu chí quan trọng để Việt Nam bước
chân ra “biển lớn” châu Á - Thái Bình Dương. Song, theo nhận định của nhiều
nhà lý luận và thực tiễn thì minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là một
thách thức với Việt Nam. Có một thực tế ở Việt Nam là mặc dù tồn tại rất nhiều
loại báo cáo, song, khơng thể biết một cách chính xác các con số quan trọng như
nợ xấu, ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và có khi cũng khơng biết ai thực sự là
ông chủ của ngân hàng. Bài viết phân tích thực trạng minh bạch của hệ thống
ngân hàng Việt Nam, rút ra các nguyên nhân của thực trạng đó và đưa ra một số
đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch của hệ thống này.
Từ khóa: TPP, hệ thống ngân hàng, minh bạch.

1. TPP và ngành ngân hàng của Việt Nam
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một Hiệp
định thương mại tự do với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung
cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này
được ký kết ngày 03/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước sáng lập
Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này cịn gọi là P4). Cho
đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm New Zealand,
Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada,
Mexico và Nhật Bản. Các nước tham gia đàm phán xem TPP là một Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) toàn diện và với tiêu chuẩn cao, gồm cả những cam kết
cao hơn các mức cam kết đã được thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Các nền kinh tế tham gia vào TPP này đóng góp 40% GDP tồn
cầu và 30% thương mại thế giới.


601


Bước chân vào TPP, những cơ hội mở ra cho ngành ngân hàng của Việt
Nam có thể nhìn thấy là (1) Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng
trưởng mạnh trong thời gian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường
thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh; hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp
cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của
Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP; (2) Hiệp định TPP sẽ tạo triển
vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ
hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đồng hành hỗ trợ vốn, dịch
vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai; (3) Lĩnh vực tài chính - ngân
hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung nên Việt Nam có cơ hội thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng - một ngành cần vốn, công nghệ
và năng lực quản lý điều hành cao; việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước
ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài
chính cho các ngân hàng nội địa. Đây có thể là những cơ sở để phát triển ngành
ngân hàng Việt Nam trong tương lai.
Dịch vụ tài chính - ngân hàng là mảng hoạt động thương mại mà mức độ
mở cửa thị trường là hạn chế và dè dặt nhất. Lần đầu tiên Việt Nam biết đến khái
niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng là trong đàm phán Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam - Mỹ, trong đó dịch vụ tài chính - ngân hàng
đã làm quá trình đàm phán kéo dài mất 4 năm mới được hoàn tất. Sau khi Hiệp
định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ được ký kết vào năm 2000, Việt
Nam cũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân
hàng - tài chính cùng nhiều quy định hạn chế. Trong khi đó, tham gia TPP, Việt
Nam phải cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng với mức độ sâu
hơn, xóa bỏ dần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính - ngân hàng và khơng
chỉ cam kết với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau nên tác
động của việc mở cửa dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng sẽ lớn hơn. Cụ thể,

phần lớn các nước tham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính - ngân hàng rất
phát triển (Hoa Kỳ, Australia, Singapore) hoặc đã mở cửa cho sự tham gia của
nhà đầu tư nước ngoài (New Zealand) hoặc lợi ích sẽ khơng bị ảnh hưởng q
nhiều bởi việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng (Brunei) sẽ tạo những khó
khăn nghiêm trọng trong những thỏa thuận mở cửa thị trường trong khuôn khổ
đàm phán TPP. Hơn nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và Australia sẽ
có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, vơ hình chung tạo sức ép cạnh tranh đối với các nước đang phát triển
(Chi Lê, Mexico, Malaysia), trong đó có Việt Nam.
602


Các nguy cơ trên sẽ bị nhân lên khi đặt trong bối cảnh hiện tại của hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Theo phân tích và đánh giá bởi WB (2014), các hạn chế
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm: (1) Kết quả hoạt động của khu vực
ngân hàng đã xấu đi trong những năm gần đây và có lẽ cịn kém hơn so với báo
cáo; (2) Cơng tác xử lý nợ xấu trong hệ thống vẫn là vấn đề quan ngại chính cho
dù các cơ quan chức năng đã áp dụng phương pháp xử lý nợ “đa chiều”; (3) Tốc
độ tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng chậm hơn so với kỳ vọng, đặc biệt là quá trình
hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng
trên là do tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp so với các nước
trong khu vực và trên thế giới (theo WB, 2014). Đến lượt nó, thiếu minh bạch là
nguồn gốc dẫn đến những khó khăn trong tái cấu trúc ngân hàng thời gian qua. Dù có
rất nhiều báo cáo phải lập song khơng thể biết một cách chính xác các con số quan
trọng như nợ xấu, lợi nhuận trên tổng tài sản và thậm chí cũng khơng biết ai thực
sự là ơng chủ của ngân hàng.
Theo Basel Committee (1998), tính minh bạch của hệ thống ngân hàng
được định nghĩa là công khai/công bố các thông tin đáng tin cậy và kịp thời để
giúp cho người sử dụng thơng tin có thể đưa ra những đánh giá chính xác về tình
hình tài chính, hoạt động kinh doanh, rủi ro và hoạt động của ngân hàng. Nói hệ
thống ngân hàng Việt Nam thiếu minh bạch vì khơng những các thơng tin cơ bản

khơng được cung cấp kịp thời mà mức độ tin cậy của các thơng tin này cịn rất
thấp (theo WB, 2014). Phần tiếp theo sẽ phân tích thực trạng minh bạch trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam và nguyên nhân của thực trạng này.
2. Thực trạng minh bạch trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Thứ nhất, thông tin về phân loại ngân hàng không được Ngân hàng Nhà
nươc (NHNN) công khai đầy đủ
Chỉ thị số 01/2012/CT-NHNN ngày 13/02/2012 đã chỉ đạo phân chia các tổ
chức tín dụng thành 4 nhóm để giao chỉ tiêu tín dụng lần lượt là 17%, 15%, 8%
và 0%. Đa phần ngân hàng và các chuyên gia ủng hộ cách làm này của NHNN.
Điều này sẽ buộc các ngân hàng ở các nhóm đều phải nỗ lực nếu muốn lên hạng
và không bị tụt hạng. Song, thực tế là các ngân hàng đều biết chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng của ngân hàng mình nhưng khơng biết được chỉ tiêu tăng trưởng của
ngân hàng khác và quan trọng là khơng biết tiêu chí cũng như tiêu chuẩn phân
loại như thế nào (Hà Tâm, 2012). Cái mà các ngân hàng biết chỉ chung chung là
phân loại dựa vào quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, chất lượng hoạt động,
năng lực người đứng đầu, có vi phạm quy định trong quá trình hoạt động… Tiêu
603


chí phân loại khơng cơng khai của NHNN đã khiến nhiều ngân hàng ấm ức khi
nhận được “trát” tín dụng và nảy sinh tâm lý “tị nạnh” lẫn nhau. Bên cạnh đó, các
ngân hàng yếu kém, mất an tồn có nguy cơ đổ vỡ cũng chỉ được đề cập là “mười
ngân hàng” và kết quả sẽ được gửi trực tiếp đến từng ngân hàng mà NHNN
không công khai tên với lý do để tránh “gây xáo động thị trường tiền tệ và gây
tâm lý không ổn định” (theo Lê Đăng Doanh được trích dẫn bởi Trương Văn
Khoa (2012)). Tuy nhiên, khi ngân hàng cịn “chăng biển” có nghĩa là dân chúng
vẫn đến gửi tiền. Nếu thơng tin về tình hình của ngân hàng đó khơng được cơng
khai thì nguy cơ tổn thất đối với các khoản tiền gửi này là rất lớn. Thêm nữa,
nhiều chuyên gia nhận định một khi ngân hàng cịn mở cửa thì nhà nước cịn bảo
lãnh tiền gửi của người dân, không lo về chuyện mất tiền dù ngân hàng đó yếu

kém; tỷ trọng tín dụng và huy động của các ngân hàng nhóm này cũng rất nhỏ
trong tổng tín dụng và huy động của hệ thống ngân hàng; hơn nữa, những ngân
hàng này sẽ được xử lý trong thời gian tới nên dù danh tính lộ diện thì cũng
khơng đáng lo. Thậm chí, đại diện của Ernst & Young cịn cho rằng cần cơng
khai cấm các ngân hàng nhóm IV được huy động vốn để vừa kiểm soát lạm phát,
vừa định hướng vào bảo vệ cho người gửi tiền. Như vậy, xác định rõ ngân hàng
cũng làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện khi giảm các đánh
giá bất lợi “sự thiếu rõ ràng trong các kế hoạch đề xuất, các cam kết không chắc
chắn của nhà chức trách và khả năng thực hiện đồng nghĩa với những rủi ro vẫn
tồn tại trong ngắn và trung hạn” (Fitch, 2012.)
Thứ hai, thông tin về sở hữu ngân hàng không được cập nhật
Vấn đề sở hữu chéo và lợi ích nhóm đang nổi lên thành một vấn đề khá
nghiêm trọng khi trên thực tế đã xảy ra việc tập trung quyền hành vào một nhóm
cổ đơng lớn đã dẫn đến cho vay các công ty sân sau, dẫn đến rủi ro cho bản thân
ngân hàng và việc sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng, hậu quả là sự bất ổn cho
hệ thống ngân hàng như trường hợp điển hình Ngân hàng Thương mại cổ phần
(NHTMCP) Sài Gòn (SCB). Đây là việc làm rất cần thiết vì nếu tạo ra một ngân
hàng lớn nhưng khơng minh bạch về sở hữu có thể dẫn đến lũng đoạn khu vực
ngân hàng và lũng đoạn nền kinh tế. Tuy nhiên, để xác định và công bố thông tin
về các chủ sở hữu của các ngân hàng không phải là công việc dễ dàng đối với
NHNN do sự phức tạp trong tình trạng sở hữu chồng chéo. Theo một nghiên cứu
của các chuyên gia thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP năm 2013
(được dẫn bởi Hồng Phúc, 2014), nếu như sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng
Việt Nam được phác họa trước đây chỉ là những sơ đồ kiểu mạng nhện thì sở hữu
chồng chéo là sự xếp lớp chồng lên nhau của các mạng nhện này. Theo nghiên
604


cứu này, hầu hết các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước đều đang sở hữu ngân
hàng. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước do địa phương

thành lập cũng sở hữu ngân hàng. Các ngân hàng sở hữu lẫn nhau. Các ngân
hàng, trừ năm ngân hàng gốc nhà nước, đều có cấu trúc sở hữu chồng chéo qua
trung gian là các ngân hàng khác, công ty tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp
nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. 29/34 ngân hàng thương mại cổ phần tư
nhân có liên hệ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp với các pháp nhân, thể nhân thuộc
Nhà nước. Ngoài ra, bức tranh cấu trúc sở hữu ngân hàng còn những điểm mờ
chưa được làm rõ. Đó là tình trạng sở hữu ngầm. Sở hữu chồng chéo gây ra việc
ngân hàng cho doanh nghiệp liên kết vay để doanh nghiệp mua cổ phần của chính
ngân hàng cho vay, tức con nợ thành chủ sở hữu ngân hàng. Ví dụ như SCB trước
khi hợp nhất) cho Công ty Vạn Thịnh Phát và các doanh nghiệp liên quan vay,
sau đó các doanh nghiệp này dùng tiền vay góp vốn vào hai ngân hàng Tín Nghĩa
và Đệ Nhất. Ba ngân hàng này về bản chất thuộc một chủ sở hữu. Và cơ quan
quản lý tuy đã yêu cầu hợp nhất ba ngân hàng nhưng các vấn đề nội tại của nó
vẫn chưa được xử lý xong. Sở hữu chéo dẫn đến việc doanh nghiệp có thể gián
tiếp hay trực tiếp sở hữu ngân hàng. Điều này theo các chuyên gia nguy hiểm hơn
là ngân hàng sở hữu doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp và cả các tập đoàn
kinh tế nhà nước đã và đang đóng vai trị chi phối ít nhất một ngân hàng. Khi
doanh nghiệp sở hữu tỷ lệ cổ phần nhỏ ở ngân hàng thì mục tiêu chỉ là hưởng lợi
từ khoản đầu tư nhưng khi doanh nghiệp có cổ phần lớn thì mục tiêu cịn là sử
dụng ngân hàng để huy động vốn dễ dàng hơn cho doanh nghiệp, lái nguồn vốn
huy động theo hướng chủ doanh nghiệp muốn. Vấn đề đặt ra ở đây là dù các ngân
hàng đều có hội đồng tín dụng, ủy ban an tồn rủi ro... nhưng từ cấu trúc nội tại,
bản thân các ngân hàng đã mất đi động cơ tự giám sát mình. Vì thế rủi ro nảy sinh
mà hậu quả rõ nhất là tình hình nợ xấu như hiện nay. Các quy định về giới hạn tín
dụng cũng bị vơ hiệu hóa bởi sở hữu chồng chéo. Luật quy định ngân hàng không
được phép cho một khách hàng vay quá 15% và cho một nhóm khách hàng vay
quá 25% vốn tự có. Nhưng khơng khó khăn gì để một người có thể lập vài doanh
nghiệp để nâng mức vốn được vay từ 15% lên 25%. Điều khiến cho việc giám sát
ngân hàng Việt Nam khó khăn hơn là người có quyền sở hữu và người có quyền
kiểm sốt trong ngân hàng tách rời nhau. Có những người là chủ thực sự của ngân

hàng nhưng lại không đứng tên sở hữu cổ phần trên giấy tờ. Mặc dù luật pháp
hiện hành đã có khái niệm “người có liên quan” trong sở hữu ngân hàng, nhưng
vì quy định chưa đủ chi tiết mà sở hữu chồng chéo thì lại rất phức tạp, nên cơ
quan giám sát khó xác định người có liên quan thực sự. Có thể nói rằng, nhờ sở
605


hữu chồng chéo mà các NHTM đã lách qua khung giám sát của NHNN, và trong
một số chừng mực đã làm cho các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động
ngân hàng trở nên khơng cịn hiệu lực (theo Vũ Thành Tự Anh và cộng sự, 2013).
Thứ ba, thông tin về kết quả hoạt động và chất lượng nợ chưa được cơng bố
chính xác hoặc chưa được cơng bố đầy đủ theo quy định
ROA bình quân của tất cả các ngân hàng giảm từ 1,8% năm 2007 xuống
0,5% năm 2012 và 0,65% năm 2014, trong đó con số 0,5% và 0,65% có vẻ là đã
bị phóng đại do chất lượng số liệu tài chính cịn thấp (theo WB, 2014). Nói một
cách khái qt hơn thì chất lượng số liệu tài chính thấp đã ảnh hưởng đến việc đo
lường một cách chính xác hầu hết các chỉ số hiệu quả hoạt động như ROA, tỷ lệ
nợ xấu và các hệ số vốn. Yếu kém về số liệu bắt nguồn từ một số yếu tố như các
quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng cịn chưa thỏa đáng (bao gồm cả
việc phân loại các khoản nợ được tái cơ cấu), định giá tài sản thế chấp không
đáng tin cậy và phân loại một số tài sản nhất định là thanh khoản cần đặt dấu hỏi.
Thêm vào đó, cũng theo WB (2014) thì cịn có những quan ngại về việc xác định
giá trị các tài sản phi tín dụng lớn trên bảng cân đối của các ngân hàng, đặc biệt là
xác định chưa đầy đủ các khoản đầu tư (một số khoản liên quan đến các nghiệp
vụ nhằm báo cáo thấp tỷ nợ nợ xấu) và thiếu minh bạch khi báo cáo về các hạng
mục khác như các khoản phải thu. Một trong những nguyên nhân của thực trạng
này là do tình trạng sở hữu chéo phổ biến nên hoạt động cho vay góp vốn mua cổ
phần lẫn nhau cũng là nội dung cần lưu ý.
Có thể kể ra một số ví dụ điển hình về hậu quả của tình trạng này. Đầu tiên
là trường hợp của NHTMCP Đại Tín (Trustbank) (theo Thanh Thương, 2015).

Năm 2012 ngân hàng này có tỷ lệ nợ xấu rất cao nhưng khơng được công chúng
biết đến do không công bố báo cáo tài chính trên website như quy định về cơng
bố thơng tin của Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 về công bố
thơng tin có hiệu lực từ 01/3/2010. Đến tháng 5/2013, Trustbank thuộc nhóm
ngân hàng yếu và nằm trong diện phải tái cơ cấu của NHNN nên với sự tham gia
của nhóm cổ đơng mới đã đổi tên thành NH Xây dựng (VNCB). Hoặc trường hợp
của NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB). Ngân hàng này được giải “Báo cáo thường
niên tốt nhất năm 2011” nhưng theo báo cáo tài chính kiểm tốn 2011, Habubank
đã gây “sốc” cho khơng ít cổ đơng khi lãnh đạo ngân hàng này đưa ra thông tin
vốn chủ chỉ còn hơn 195 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng
thời điểm 29/2, nếu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) là 16,06%và số lỗ
lũy kế được công bố vào ngày 29/02/2012 là 4.066 tỷ đồng (Mai Chi, 2012).

606


Khoản nợ xấu này đã khiến HBB không thể gắng gượng nổi và hậu quả là ngân
hàng này đã phải tiến đến giải pháp sáp nhập vào với SHB, cái tên HBB đã biến
mất trên thị trường sau gần 20 năm tồn tại. Gần đây hơn, theo báo cáo tài chính
hợp nhất quí 2/2014 và quí 3/2014 (báo cáo quí 3/2014 đã biến mất khỏi trang
web của NHTMCP Đại Dương (DCB), hiện tại chỉ cịn báo cáo tài chính q
2/2014) DCB vẫn có lãi. Ơng Hà Văn Thắm, ngun Chủ tịch Hội đồng quản trị
OceanBank bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 24/10/2014 và đúng sáu tháng sau các
cổ đông OceanBank mất tồn bộ tiền góp mua cổ phần ngân hàng khi mà ngân
hàng này đã bị NHNN mua lại với giá 0 đồng. Nói đúng hơn cái sổ chứng nhận
quyền sở hữu cổ phần của họ vẫn cịn đó, nhưng giá trị của nó đã về con số
khơng. Ngay cả những cổ đông, nhà đầu tư kinh nghiệm cũng khó có thể hình
dung giá trị cổ phiếu DCB mà họ có trong tay lại “bốc hơi” với tốc độ khủng
khiếp đến vậy (theo Hải Lý, 2015).
Thêm nữa, các chuẩn mực công bố thông tin đối với công ty đại chúng như

các ngân hàng cổ phần thường không được tuân thủ. Quy định các công ty đại
chúng và các ngân hàng thương mại cổ phần phải có website riêng, có mục “Nhà
đầu tư” để công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính và những thay đổi mà
cổ đơng cần được biết trong q trình hoạt động. Song, theo kênh này, một loạt
ngân hàng thương mại như Southern Bank, VietBank, SCB, GP.Bank đều mất hút
(Kim Anh, 2014).
Cuối cùng, thông tin chung về hệ thống ngân hàng không đầy đủ
Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thơng
tin của NHNN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/4/2012 công bố định kỳ các thông
tin quan trọng về ngành như tốc độ tăng trưởng và số tuyệt đối của vốn điều lệ,
vốn tự có, tổng tài sản theo loại hình tổ chức tín dụng, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu
(CAR), tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay
trung và dài hạn, tốc độ tăng trưởng và số dư tiền gửi khách hàng và tín dụng, tỷ
lệ nợ xấu, ROA, ROE, số lượng và giá trị giao dịch ATM, POS. Việc công bố
thông tin này so với trước đây đã cho thấy nỗ lực minh bạch hóa hoạt động của
ngành ngân hàng, đồng thời phù hợp với các bước đi khác trong quá trình tái cấu
trúc tổng thể tồn ngành. Tuy nhiên, số liệu chưa cơng bố theo chuỗi và chỉ có số
liệu tổng hợp ngành mà chưa có số liệu so sánh cho từng ngân hàng để có thể hỗ
trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đánh giá chi tiết hoạt động của ngành.
Bên cạnh đó, việc đánh giá thực trạng hoạt động chung của các ngân hàng cho

607


đến nay mới được NHNN phân nhóm và kết quả cũng chỉ được công bố cho từng
ngân hàng chứ không cơng bố cho cơng chúng.
Ngun nhân của tình trạng trên xuất phát từ:
Trước tiên là bản thân các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngân hàng
không minh bạch và nghiêm túc trong hoạt động điều tiết, giám sát của mình dẫn
đến các ngân hàng có tâm lý ỷ lại vào việc nhà nước không để ngân hàng nào phá

sản, sụp đổ nên tình trạng rủi ro đạo đức lại càng tăng. Có thể nhìn thấy điều này
rất rõ qua cách NHNN xử lý các ngân hàng yếu kém thời gian qua. NHNN chỉ thị
cho BIDV hỗ trợ việc hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém SCB, Tín Nghĩa và Đệ
Nhất, trong đó có việc tiếp vốn hàng ngàn tỷ đồng cho các ngân hàng này (Hạnh
Nhung, 2011). Mặc dù chính sách can thiệp tài chính để ổn định các ngân hàng
yếu kém, đảm bảo quyền lơi người gửi tiền là không sai, nhưng với cách làm
thiếu minh bạch về vai trị, trách nhiệm giải trình của các bên như trên, đồng thời
các chủ sở hữu của các ngân hàng yếu kém vẫn duy trì vị thế của mình nhờ sự
tiếp vốn của nhà nước thì hệ quả là tình trạng rủi ro đạo đức trong tương lai sẽ
vẫn khơng có cơ sở thun giảm. Thêm nữa, quy định về trách nhiệm giải trình và
xử lý các trường hợp vi phạm chưa nghiêm túc. Việc giám sát các NHTM ở Việt
Nam hiện nay được thực hiện tập trung bởi Cơ quan thanh tra giám sát Ngân
hàng (CQTTGSNH). Khuôn khổ giám sát được thực hiện theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng (Luật Tổ chức tín dụng). Ngồi ra, do các NHTMCP đều các
công ty đại chúng cho nên Luật Chứng khốn cũng là một khn khổ giám sát
cho nhóm ngân hàng này. Mặc dù đã có hệ thống giám sát như vậy, song, từ 2010
đến nay, trải qua nhiều cuộc chạy đua lãi suất, nhiều trường hợp vi phạm các quy
định an toàn hoạt động nhưng rất ít chủ sở hữu, lãnh đạo ngân hàng đứng ra nhận
trách nhiệm và nhận hình phạt thích đáng, đúng người, đúng tội. Có thể lý giải
một phần tình trạng này bởi những yếu kém trong cơ chế giám sát, hạn chế về số
lượng và chất lượng nhân sự của cơ quan giám sát… Nhưng ngay cả khi bị phát
hiện thì chế tài yếu, xử phạt không nghiêm cũng không tạo động cơ khuyến khích
các ngân hàng phải tuân thủ luật pháp ngay từ đầu. Khi luật chơi và trọng tài
thiếu nghiêm minh, khó tránh khỏi tình trạng người tham gia gian lận. Nhưng yếu
tố này lại phụ thuộc rất nhiều vào động cơ của người làm chính sách. Trong bối
cảnh Việt Nam, chỉ khi tình trạng xung đột lợi ích giữa người ra chính sách cũng
là đối tượng điều chỉnh của chính sách được xóa bỏ thì các thay đổi khác mới có
hy vọng được thực thi.
Thứ hai là quy định hiện hành về cá nhân phải công bố thông tin đã bỏ qua


608


trách nhiệm phải công bố thông tin của một lượng lớn cá nhân là chủ sở hữu ngân
hàng. Theo Thông tư số 52/2012/TT-BTC, ngày 5 tháng 4 năm 2012, Điều 26 thì
tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của một ngân hàng mới phải báo cáo về tỷ lệ sở hữu cho các cơ
quan quản lý. Quy định về giới hạn công bố thông tin 5% cho một cơng ty cổ
phần đại chúng có thể phù hợp nhưng với một ngân hàng đại chúng thì khơng
nhất thiết. Một ngân hàng thường có vốn tự có rất lớn, do đó việc một cá nhân sở
hữu 5% cũng là một số tiền rất lớn.
Thứ ba là các hạn chế trong cơng tác kế tốn và kiểm tốn. Khn khổ kế
toán hiện hành (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hay VAS) được xây dựng chủ yếu
vào năm 2003 theo Luật Kế tốn trên cơ sở tham chiếu đến khn khổ của Hội
đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) vào thời gian đó song vẫn tồn tại
những khác biệt lớn giữa 2 khn khổ này. VAS có xu hướng báo cáo phóng đại
khả năng sinh lời, giá trị tài sản và khả năng trả nợ của các tổ chức báo cáo. Hiện
nay chỉ có một số ít tổ chức nước ngồi gồm cả các ngân hàng có vốn đầu tư
nước ngồi đang lập báo cáo tài chính theo IFRS (cùng với các báo cáo tài chính
theo VAS). Thêm nữa, các vấn đề của VAS trở nên trầm trọng hơn do hệ thống
kế toán và kiểm toán mới ở giai đoạn phát triển ban đầu và thiếu vắng văn hóa
minh bạch và trách nhiệm giải trình. Hiện tại chưa có đủ số kế tốn viên được đào
tạo tốt để có thể lập các báo cáo tài chính đáng tin cậy. Luật Kiểm toán độc lập
mới được ban hành năm 2011 quy định cơ sở pháp lý để xây dựng các nguyên tắc
kiểm toán đáng tin cậy nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn địi hỏi cam kết
chính trị mạnh mẽ mà đến nay còn chưa rõ ràng. VAS còn thiếu các quy định bắt
buộc thi hành. Các biện pháp kỷ luật đối với đơn vị không thực hiện VAS hoặc
các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo quy định còn hạn chế.
3. Một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch của hệ thống
NHTM Việt Nam

Thứ nhất, giảm tâm lý ỷ lại của các ngân hàng bằng kỷ luật thị trường
Trong môi trường thông tin minh bạch, đối tượng tác nghiệp được giám sát
chặt chẽ với chi phí thấp và chế tài nghiêm minh thì rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ
lại của đối tượng tác nghiệp sẽ thuyên giảm rất đáng kể. Tâm lý ỷ lại của các chủ
sở hữu ngân hàng Việt Nam không nằm ngoài các yếu tố này. Một mặt, các chủ
ngân hàng ỷ thế có quan hệ sở hữu gần xa với NHNN, NHTM Nhà nước, doanh
nghiệp nhà nước hoặc các cơ quan chính quyền địa phương, pháp nhân, thể nhân
thuộc nhà nước. Mặt khác, các chủ ngân hàng không bị đặt trong môi trường buộc
609


phải minh bạch thông tin, cạnh tranh lành mạnh nên ln tìm được kẽ hở để né
luật. Hơn nữa, khi cần các chủ ngân hàng cũng sẵn sàng vi phạm luật bởi chưa
chắc họ đã bị phát hiện và nếu có bị phát hiện thì hình phạt cũng khơng đáng kể
so với lợi ích họ thu được. Thơng qua việc kiểm tốn và cơng bố thơng tin, cơ
quan thanh tra - giám sát ngân hàng thuộc NHNN sẽ biết được tỷ lệ sở hữu
NHTM của người sở hữu sau cùng. Vì vậy, các trường hợp vi phạm quy định
hiện hành về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo Điều 55, Luật Tổ chức tín dụng 2010 bao
gồm: (i) cổ đơng cá nhân (5%), (ii) cổ đông tổ chức (15%), (iii) cổ đơng và người
có liên quan của cổ đơng đó (20%), sẽ phải bán lại cổ phần nắm giữ để đảm bảo
giới hạn tỷ lệ sở hữu quy định. Các trường hợp vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm
khắc theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối tránh các hành vi “bỏ qua” do lo
ngại tác động của nó đối với sự ổn định của ngân hàng.
Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm giải trình của những người lãnh đạo
ngân hàng
Người đứng tên sở hữu cổ phần của ngân hàng phải giải trình với cơ quan
giám sát nhà nước về nguồn vốn của mình. Các cổ đơng lớn hoặc những người
được ủy quyền quản lý ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước các cổ đông khác,
đặc biệt là các cổ đông nhỏ về kết quả hoạt động của ngân hàng. Khi các quy định
giám sát nhà nước và quy định quản trị nội bộ của ngân hàng xác định rõ trách

nhiệm của những người lãnh đạo, quản lý, điều hành, giám sát ngân hàng thì tình
trạng sở hữu ngầm có thể sẽ được cải thiện đáng kể. Trong khi Nhà nước cần
những quy định pháp lý rõ ràng, minh bạch, nghiêm khắc để giám sát hành vi của
các lãnh đạo ngân hàng trong việc tuân thủ các pháp luật thì các cổ đơng, đặc biệt
là cổ đơng nhỏ lẻ, cần được cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật và có cơ chế
thuận lợi để giám sát và đánh giá hiệu quả tài chính của những người được ủy
quyền lãnh đạo cơng ty. Khi tính chính danh, cấu trúc sở hữu cũng như người sở
hữu cuối cùng được làm rõ, lợi ích từ việc sử dụng sở hữu chồng chéo, sở hữu
ngầm ẩn để thâu tóm quyền lực, né tránh các quy định pháp luật sẽ khơng cịn
đáng kể, thậm chí cấu trúc sở hữu chồng chéo này cịn gây thêm chi phí tuân thủ
các quy định điều tiết theo hướng tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Bản thân các chủ
sở hữu sẽ cân nhắc việc thoái bớt vốn để tập trung đầu tư sở hữu một ngân hàng
hoặc tái cấu trúc thơng qua hoạt động M&A để có thể giảm sở hữu chồng chéo.
Những ngân hàng có cùng một chủ sở hữu sẽ có xu hướng được gom về một chủ.
Thứ ba, các quy định về công bố thơng tin được quy định trong Luật Các Tổ
chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan

610


cần tiếp tục được kế thừa và tuân thủ, song vẫn cần phải hoàn thiện và điều chỉnh
cho phù hợp với khuôn khổ giám sát khu vực ngân hàng. Quy định chi tiết các đối
tượng, nội dung và phạm vi phải công bố thông tin theo Thông tư số 52/2012/TTBTC của Bộ Tài chính năm 2012 rất có ý nghĩa, đặc biệt với quy định về cơng bố
Báo cáo tình hình quản trị cơng ty, bên cạnh các báo cáo khác như báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, và công bố thơng
tin về việc chào bán chứng khốn và tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào
bán. Tuy nhiên, hạn chế của nội dung báo cáo quản trị là không bao gồm giao
dịch và sở hữu của các cổ đơng lớn và những người có liên quan, trong khi đó
việc u cầu phải cơng bố thơng tin đối với tổ chức, cá nhân, nhóm người liên
quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một cơng ty đại

chúng có thể khơng phù hợp với trường hợp của một ngân hàng như đã phân tích
trên đây. Chính vì vậy, Luật Các Tổ chức tín dụng cần phải xác định lại giới hạn
công bố thông tin cho phù hợp với khuôn khổ giám sát hoạt động của ngân hàng,
thay vì áp dụng chung cùng một tiêu thức như các công ty cổ phần đại chúng
khác. Đồng thời, NHNN nên đề nghị Bộ Tài chính quy định bổ sung các đối
tượng sau đây cũng phải công bố thơng tin, bao gồm: (i) Các cổ đơng có tỷ lệ sở
hữu NHTMCP từ 1% trở lên; (ii) Người có liên quan của các cổ đơng phải cơng
bố thơng tin có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1%. NHNN cũng giữ quyền yêu cầu
buộc các tổ chức, cá nhân, và người có liên quan phải cơng bố thơng tin trong
một số trường hợp nhằm đáp ứng yêu cầu giám sát ngân hàng cũng như đảm bảo
tính minh bạch thơng tin trước địi hỏi của các nhóm cổ đơng, đặc biệt là các cổ
đông nhỏ cùng sở hữu ngân hàng.
4. Kết luận
Minh bạch là một tiêu chuẩn chưa được đo lường và đánh giá đối với hệ
thống NHTM Việt Nam từ trước đến nay. Song, với xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam nói chung và hệ thống NH Việt Nam nói riêng, mở cửa
lĩnh vực ngân hàng là một trong những cam kết mà Việt Nam phải thực hiện. Để
hội nhập đem lại những lợi ích cho ngân hàng thì bản thân hệ thống NHTM Việt
Nam dưới sự quản lý của NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước cần có tư
duy rõ ràng về vấn đề minh bạch đối với các hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Chỉ khi có được sự minh bạch nội bộ thì các ngân hàng mới thấy được chính
xác những thuận lợi và thách thức của mình, từ đó quyết tâm điều chỉnh để đạt
được sự phát triển bền vững.

611


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Basel Committee (1998), Enhancing bank transparency: Public
disclosure and supervisory information that promote safety and

soundness in banking systems.
2. Hạnh Nhung (2011), Hợp nhất 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiabank
và SCB - Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, truy cập tại
Tạp chí Sài gịn giải
phóng Online, truy cập tháng 12/2011.
3. Hồng Phúc (2014), Gỡ sở hữu chồng chéo ngân hàng, Tạp chí Kinh tế
Sài Gịn Online, truy cập tháng 11/2014.
4. Fitch (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thiếu rõ ràng,
/>5. Kim Anh (2014), Minh bạch thông tin ngân hàng: Cuộc chơi không cân
bằng, truy cập tháng
9/2014.
6. Thanh Thương (2015), Ngân hàng Nhà nước chính thức năm 100% vốn
ngân hàng Xây dựng, Tạp chí Kinh tế Sài gịn Online, truy cập tại
truy cập ngày 28/2/2015
7. Trương Văn Khoa (2012), Nỗi lo “đội sổ” khi phân loại ngân hàng,
truy cập tháng 2/2012.
8. Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013), Sở hữu chồng chéo giữa các tổ
chức tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: Đánh giá và các khuyến
nghị thể chế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam
9. WB (2014), Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, truy
cập tại />Server/WDSP/IB/2014/12/01/000406484_20141201143505/Rendered/PD
F/928250VIETNAME00Dec020140Vietnamese.pdf.

612



×