Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận Quản trị ngân hàng TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM 20082012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.08 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM 2008-2012
GVHD: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THƠNG
Danh Sách Nhóm 3 – Lớp TCDN Ngày Cao Học K22
1. Nông Đức Đạt
2. Hà Huy Hoàng
3. Trần Văn Hùng
4. Trần Hoài Nam
5. Võ Trung Nhân
6. Phạm Thị Thuỳ Thanh
7. Huỳnh Thiên Thảo
8. Hồ Thị Đoan Trang
9. Trương Ngọc Quỳnh Trang
10. Đặng Như Ý

TPHCM, tháng 08 năm 2013


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Chỉ số H2 của một số ngân hàng
Bảng 2.2: Ngân hàng SeA Bank


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Tỷ lệ an tồn vốn (CAR)
Hình 2.2: Tỷ lệ an tồn vốn của 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam (2008 -2012)


Hình 2.3: Chỉ số H1 và H2
Hình 2.4: Chỉ số H3 , H4 , H5
Hình 2.5: Cung ứng tiền qua thị trường mở một số năm – NHNN
Hình 2.6: Trái phiếu phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU
Khi xem xét ở chức năng trung gian tính dụng, nếu mất tính thanh khoản ngân hàng
buộc phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động cao, lãi suất huy động cao
buộc lãi suất cấp tín dụng cao và khó cho vay rõ ràng làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín
của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro quan trọng nhất đối với
hoạt động ngân hàng. Một ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản có thể bị tê liệt trong
hoạt động và gặp phải những loại rủi ro phá sản.
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng hoặc nhu cầu
rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng khơng dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng
phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh đó, hầu
hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí để huy động
vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm.
Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp càng ngày càng
nghiêm trọng, nếu tất cả người gửi tiền đồng loạt yêu cầu chi trả toàn bộ tiền gửi của
họ thì dẫn đến ngân hàng chỉ đang từ chỡ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ
phải đối mặt với rủi ro phá sản.
Rủi ro thanh khoản khơng chỉ đe dọa sự an tồn của bản thân từng ngân hàng thương
mại, mà còn liên quan đến sự an tồn của cả hệ thống. Ví dụ, việc phá sản của một
ngân hàng thiếu thanh khoản sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của người gửi tiền, kéo theo sự
rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của tồn hệ
thống chứ khơng chỉ của riêng ngân hàng đó.
Khó khăn thanh khoản ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư vì khi lãi suất tiền gửi tăng,

nguồn tiền tập trung gửi vào ngân hàng làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động
vốn. Song song đó, lãi suất cấp tín dụng cao sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, dẫn đến giá cả tăng (tăng nguy cơ lạm phát), giảm quy mô
đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Vì lý do đó, nhóm chúng tơi đã thực hiện
đề tài “Tình hình thanh khoản hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2012”.
1. Khái Quát Về Thanh Khoản Và Rủi Ro Thanh Khoản
4


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1.1 Khái quát về thanh khoản
Dựa vào hai cách tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận
các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác
nhau của NH. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đởi thành tiền
thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó nguồn vốn có tính thanh
khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.
1.2 Các chỉ số thể hiện khả năng thanh khoản
1. Vốn điều lệ

Là nguồn vốn ban đầu của ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vào bản
điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu phải bằng
mức vốn pháp định.
2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Là một thước đo độ an tồn vốn của ngân hàng.
Vốn tự có
CAR =

X 100%

Tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi

Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 (Tier 1 capital) và vốn cấp 2 (Tier 2 capital). Tởng tài sản
“Có” rủi ro là tởng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản
“Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Cách tính tốn
chi tiết được quy định trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân
hàng Nhà nước. CAR cho ý nghĩa tương tự như tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này giúp xác định
khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh
giá khả năng thích ứng các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động. Xem xét hệ số này cũng
giúp tạo ra công bằng khi đánh giá rủi ro giữa các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ.
Ngân hàng Trung ương các nước thường quy định tỷ lệ CAR tối thiểu để bảo vệ người
gửi tiền, người cho vay, và qua đó giúp đảm bảo an tồn hệ thống tài chính. Theo
5


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, tở chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, hiện được quy định phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn (CAR) tối thiểu ở
mức 9%.
3.

Chỉ số giới hạn huy động vốn (H1)
Vốn tự có
H1 =

X 100%
Tổng nguồn vốn huy động

Hệ số này đưa ra nhằm mục tiêu giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh

tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt mức bảo vệ của vốn tự có làm
cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Nói cách khác ngân hàng chỉ được huy
động 1/H1 lần vốn tự có. H1 được NHNN.
4. Chỉ số (H2)
Vốn tự có
H2 =

X 100%
Tổng tài sản “Có”

Hệ số này dùng để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Theo
quy định hệ số H2 lớn hơn 5%. Thông thường ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về
tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng thấp. Vì vậy
hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn
tự có của ngân hàng.
5. Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3)
H3 =

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD

X 100%

Tổng tài sản “Có”

Tiền mặt và tiền gửi tại các định chế là loại tài sản mà ngân hàng có thể sử dụng ngay
khi có nhu cầu. Chỉ số này càng cao, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu
cầu thanh khoản tức thời.

6



TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

6. Chỉ số năng lực cho vay (H4)

H4 =

Dư nợ

X 100%

Tổng tài sản “Có”

Hệ số này chỉ rằng, phần tài sản “Có” của ngân hàng được phân bở cho những tài sản
kém thanh khoản, đó là các khoản tín dụng. Nếu dư nợ càng cao, lợi nhuận thu từ hoạt
động tín dụng càng nhiều, đồng thời rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng càng lớn.
7.

Chỉ số (H5)
H5 =

Dư nợ

X 100%

Tiền gửi khách hàng

Hệ số này đánh giá ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiền gửi để cấp tín
dụng, chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh tốn càng giảm, rủi ro thanh khoản càng
lớn, nhất là khi các ngân hàng sử dụng vốn huy động tập trung vào cho vay trung và

dài hạn.
8. Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản (H6)
H6 =

Chứng khốn kinh doanh + Chứng khốn sẵn sàng để bán

X 100%

Tổng tài sản “Có”

Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn dễ dàng chuyển đởi thành tiền mặt,
đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tởng tài sản “Có”. Tỷ lệ này càng cao trạng thái
thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
9. Chỉ số (H7)

H7 =

Tiền gửi và cho vay TCTD

X 100%

Tiền gửi và vay từ TCTD

Chỉ số H7 cho biết trên thị trường liên ngân hàng, thì một ngân hàng đóng vai trò là
ngân hàng dư thừa thanh khoản hay thiếu hụt thanh khoản, chủ động hay không chủ
động giải quyết thanh khoản. Chỉ số này giúp so sánh lượng vốn mà ngân hàng cho vay

7



TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

và gửi tại các TCTD khác và lượng vốn mà các TCTD khác vay và gửi tại ngân hàng
này. Chỉ số H7 lớn hơn 1 thể hiện ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt.
10. Chỉ số (H8)

H8 =

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD

X 100%

Tiền gửi của khách hàng

Chỉ số H8 cho biết lượng tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác của ngân hàng chiếm
bao nhiêu phần trăm trong tiền gửi của khách hàng. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD
khác là loại tài sản tức thời có thể dùng để thanh tốn ngay cho nhu cầu rút tiền gửi của
khách hàng bất cứ lúc nào ra khỏi ngân hàng. Do đó chỉ số H8 càng cao thể hiện khả
năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt, rủi ro thanh khoản thấp.
11. Các chỉ số khác
Tổng cho vay qua đêm – Tổng nợ qua đêm
Vị trí thanh khoản =

Tổng Tài sản “Có”

Chỉ số này dương cho thấy ngân hàng đang dư thừa thanh khoản và đóng vai trò là
người cho vay qua đêm trên thị trường 2 và ngược lại.
Tỷ số thành phần tiền biến động =

Tiền gửi giao dịch


Trong các loại tiền gửi thì tiền gửi giao dịch là kém ổn định hơn cả. Loại tiền gửi này
Tổng tiền gửi
nhằm phục vụ nhu cầu thanh tốn. Do đó nếu loại tiền gửi này chiếm tỷ lệ cao trong
tởng số tiền gửi thì ngân hàng đối mặt với nhu cầu thanh khoản khơng ởn định, khó
quản lý.
1.2 Rủi ro thanh khoản
1.2.1 Khái niệm
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động ngân hàng. Rủi
ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh tốn, do khơng có khả
năng chuyển đởi tài sản thành tiền, hoặc khơng có khả năng huy động, vay mượn để
8


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó.
1.2.2 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
1.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan



Quản lý thanh khoản không chặt chẽ dẫn đến thiếu khả năng chi trả.
Cho vay và đầu tư quá mức, tập trung cho vay hay đầu tư vào các doanh nghiệp

hoặc các chứng khốn, các ngành hay các doanh nghiệp có rủi ro cao.
• Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thơng tin hoặc phân tích thơng tin khơng đầy
đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư khơng hợp lý.
• Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ơ.
• Do cán bộ, ngân hàng thiếu đạo đức nghê nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp

vụ.
1.2.2.2 Ngun nhân khách quan
Chính sách quản lý của NHNN
Khi NHNN tiến hành các giao dịch trên thị trường mở, thay đổi lãi suất, thay đổi tỷ lệ
dự trữ bắt buộc hay thay đổi lãi suất tái chiết khấu, nó làm thay đởi lượng cung tiền
trong nền kinh tế. Do đó các ngân hàng phải điều chỉnh hành vi, điều này ảnh hưởng
đến thanh khoản của NH. Thí dụ như, nếu NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc điều
chỉnh tăng lên, điều này làm các ngân hàng sử dụng phần còn lại của nguồn vốn huy
động để kinh doanh giảm lại, lượng tiền mặt tại ngân hàng giảm đi. Nếu như trước đó
ngân hàng có những khoảng cam kết cấp tín dụng cho người vay, thì ngân hàng có
nguy cơ khơng đáp ứng đủ nhu cầu cấp tín dụng đó. ngân hàng có nguy cơ đối mặt với
sự thiếu hụt thanh khoản.
Nguyên nhân khách quan về nền kinh tế - tài chính
Khi nền kinh tế - tài chính rơi vào tình trạng khủng hoảng, ngân hàng có nguy cơ đối
mặt với hiệu ứng rút tiền dây chuyền lớn dẫn đến ngân hàng mất thanh khoản trầm
trọng.
Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
Do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục địch, kém hiệu quả
Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến mất thanh khoản

9


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.Tình Hình Thanh Khoản Hệ Thống Ngân Hàng 2008 – 2012
2.1. Bối cảnh kinh tế trong mối liên hệ với hệ thống tài chính - ngân hàng, giai
đoạn 2008 – 2012
2.1.1 Tình hình kinh tế thế giới
Giai đoạn 2008-2012 là thời kỳ kinh tế thế giới bước vào một giai đoạn khó khăn với

những thách thức mới nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn
cầu.
Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với những khó khăn nởi bật sau:
Tăng trưởng kinh tế chậm lại. Thất nghiệp tăng vọt và thâm hụt tài khóa sâu rộng xuất
hiện ở hàng loạt nền kinh tế kể cả các nền kinh tế phát triển.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn giai đoạn này, đã có những dấu hiệu cho thấy xu
hướng bảo hộ tăng lên vì tình hình tài chính khó khăn khơng cho phép chi tiêu mạnh ở
nhiều nước. Các nỗ lực nhằm làm suy yếu tỷ giá hối đoái, hay định giá thấp đồng tiền
của nhiều quốc gia, đã làm gia tăng thêm căng thẳng xung quanh sự bất cân bằng
thương mại tồn cầu.
Chính phủ các nước rất khó có thể tìm được nguồn tài trợ trong bối cảnh tình hình châu
Âu và nền kinh tế tồn cầu ngày càng bất ởn hơn. Năm 2011, cuộc khủng hoảng nợ
công ở châu Âu diễn biến hết sức phức tạp trở thành một mối đe dọa cho sự tồn tại của
các thể chế ở châu Âu.
Hơn nữa những biến động chính trị tại khu vực Trung Đơng – Bắc Phi vẫn chưa ổn
định, những mâu thuẫn giữa các nước phát triển ngày càng gia tăng. Những thảm họa
động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản, những ảnh hưởng tiêu cực
của hiện tượng biến đởi khí hậu là những yếu tố khiến cho tồn bộ hệ thống kinh tế thế

10


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

giới trở nên bất định hơn với những nguy cơ mới về mất an ninh năng lượng và lương
thực trên toàn cầu.
2.1.2 Tình hình kinh tế trong nước
Kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên năm 2008,
nền kinh tế Việt Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó
có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm

phát rất cao. Tăng trưởng GDP 2008 của Việt Nam chỉ đạt 6,23%, thấp nhất kể từ năm
1999. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20%. Năm
2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011
là 5,89%
Tháng 5 năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng, sau đó
tăng lên 160 nghìn tỷ đồng. Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu
cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng
đầu cơ bong bóng chứng khoán và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách
nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngày 25/11/2009 VND bị phá giá khoảng 5% và đến tháng 12, Chính phủ phải tuyên
bố dừng gói kích cầu.
Kinh tế vĩ mơ bất ởn định, lạm phát năm 2011 lên tới trên 20%. Trong năm 2010,
NHNN đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND. Ngày 11/2/2011,
VND bị phá giá 9,3%. Mặc cho các cuộc phá giá liên tục, tình trạng thâm hụt mậu dịch
vẫn tiếp diễn.
Sang năm 2012, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nởi bật
là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường Bất động sản và Chứng
khoán suy thoái, đặc biệt là thị trường bất động sản suy thoái nghiêm trọng. Một số
lượng lớn các doanh nghiệp phá sản. Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tởng số DN
rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó. Và trong số gần 500.000 DN đang hoạt động

11


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng với tốc độ
nhanh đe doạ sự ổn định của nền kinh tế.
2.2 Đánh giá và phân tích tình hình thanh khoản hệ thống ngân hàng trong
giai đoạn 2008 – 2012.

2.2.1 Thống kê mơ tả và đánh giá tổng quan tình hình thanh khoản ngân
hàng
Vấn đề gia tăng vốn điều lệ để đảm bảo được tỷ lệ an toàn tối thiểu của Ngân hàng
thương mại (NHTM). Đối với một Ngân hàng ở quy mơ trung bình trong khu vực
Đơng Nam Á thì vốn điều lệ là 1 tỷ USD tương đương 20.000 tỷ đồng, có nghĩa gấp 7
lần vốn điều lệ bắt buộc với các Ngân hàng Việt Nam hiện tại. Cụ thể, trong 10 Ngân
hàng lớn nhất Đông Nam Á, vốn điều lệ thấp nhất của các ngân hàng này là Bank
Mandiri của Indonesia với vốn sở hữu là 5,09 tỷ USD vốn điều lệ, các Ngân hàng khác
như Maybank của Malaysia ở mức 9,74 tỷ USD, Thailand’s Bangkok Bank ở mức 6,81
tỷ USD, các Ngân hàng này được xếp hạng các chỉ số thanh khoản ở mức tốt. Vậy nếu
so sánh với các Ngân hàng trung bình trong khu vực, thì Ngân hàng có vốn điều lệ lớn
nhất ở Việt Nam hiện tại chỉ ở khoảng hơn 1 tỷ USD, là quá nhỏ bé so với các ngân
hàng trong khu vực. Ngồi ra, các Ngân hàng rơi vào tình trạng khơng đáp ứng được
việc yêu cầu tăng vốn điều lệ của NHNN phải tiến hành tái cơ cấu và sáp nhập để đáp
ứng được yêu cầu về vốn điều lệ cũng gây ra một mối lo ngại. Điều này đưa đến kết
luận rằng tăng trưởng trong vốn điều lệ của các Ngân hàng Việt Nam chưa đủ để đảm
bảo tăng trưởng huy động và tín dụng an tồn, đảm bảo thanh khoản và phục vụ cho
việc tăng trưởng bền vững của các Ngân hàng.

12


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.2.1.1 Tỷ lệ an tồn vốn (CAR)
Hình 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
Biểu đồ trên thể hiện tỷ lệ an tồn vốn (CAR) trung bình đối với nhóm ngân hàng đại
diện cho khoảng 80% giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2012. Trong giai đoạn này, hệ số CAR trung bình ln trên 8%, là mức yêu
cầu tối thiểu đối với các ngân hàng trước khi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày

20/05/2010 nâng mức an toàn vốn tối thiểu lên 9%. Rõ ràng, sau Thơng tư 13 (có hiệu
lực ngày 1/10/2010), hệ số CAR nhìn chung tăng liên tục qua các năm 2010, 2011 và
2012. Trước đó, một sự sụt giảm mạnh 1.71% từ năm 2008 (10,37%) về mức thấp nhất
vào năm 2009, đây là thời điểm gắn liền với những khó khăn trong hoạt động ngành
ngân hàng từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Theo như các số liệu được công bố này, rõ ràng, hệ thống ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2010-2012 có mức “an tồn thanh khoản” vượt qua tiêu chuẩn cả Basel III, và
những con số này nói lên rằng hầu hết ngân hàng đều đảm bảo thanh tốn tốt các khoản
nợ có thời hạn cũng như có khả năng đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng và
rủi ro vận hành. Biểu đồ sau cho thấy diễn biến thay đổi tỷ lệ an tồn vốn của 4 ngân
hàng có tài sản lớn nhất qua các năm 2008-2012.
Hình 2.2: Tỷ lệ an tồn vốn của 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam (2008 -2012)
Trong nhóm tứ khởng lồ này, cá biệt có ngân hàng Agribank khi 4 năm liền từ 20082011 có tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn mức yêu cầu tối thiểu. Là ngân hàng có tài sản lớn
nhất Việt Nam (với hơn 590 nghìn tỷ đồng tính đến cuối năm 2012) và là ngân hàng có
dư nợ cao nhất hệ thống, Agribank cũng là ngân hàng có nợ xấu lớn nhất trong số các
NHTM Nhà nước. Theo số liệu sổ sách thì nợ xấu của Agribank tại thời điểm
31/12/2012 là 5,8%, xấp xỉ 28.000 tỷ đồng – chiếm hơn 10% tởng nợ xấu của tồn hệ
thống. Tỷ lệ nợ xấu này cũng cao gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV và

13


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Vietcombank trong khi gấp tới 4 lần so với của Vietinbank. Nợ xấu những năm trước
đó của Agribank cũng cao hơn nhiều, có thời điểm lên đến 8%, đó là một trong những
nguyên nhân khiến hệ số CAR của Agribank giảm thấp, thấp nhất là 5.45% năm 2009
– giảm đến 1.25% so với năm 2008 trước đó – thấp hơn rất nhiều với mức yêu cầu tối
thiểu 8%.
Nhìn chung, hầu hết các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này đều đáp ứng tốt mức

an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Tuy nhiên, đây là
những con số này được đưa ra trong các báo cáo thường niên với số liệu sẵn có của
ngân hàng và hệ số CAR ở đây được tính theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam; nếu tính
theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tỷ lệ an tồn vốn CAR của các NHTM Việt Nam có
một sự sai lệch khá xa, theo đánh giá thì sai lệch này có thể từ 2-3%. Rõ ràng đây là
một hạn chế khi chúng ta muốn đánh giá năng lực tài chính (đảm bảo về thanh khoản)
của các ngân hàng nếu chỉ dựa vào tỷ lệ an tồn vốn CAR.
2.2.1.2 Chỉ số H1 và H2

Hình 2.3: Chỉ số H1 và H2
Đối với chỉ số H1 và H2, tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%, nhìn chung các ngân hàng
điều thực hiện được việc này trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Các Ngân hàng đều

14


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

duy trì được hai chỉ số này từ mức 7% trở lên. Riêng với chỉ số H2 của các ngân hàng
VN trung bình trong giai đoạn 2008 – 2012 là 7%, cá biệt có một số Ngân hàng lớn ở
Việt Nam như Argibank chỉ ở mức 4% trong năm 2008-2009, tăng đến 5% năm 2010
và 6% năm 2011 và đạt mức 7% năm 2012, các Ngân hàng quốc doanh khác như
BIDV, Vietinbank, Vietcombank cũng rơi vào tình trạng tương tự với H2 chỉ ở mức từ
5-6% như bảng số liệu phía dưới. Nếu so sánh chỉ số này của các Ngân hàng quốc
doanh lớn ở Việt Nam với chỉ số tương đương là Equity/Asset trung bình khoảng 8%
của 100 Ngân hàng lớn nhất ở Mỹ thì phải chăng quy mơ vốn tự có Agribank, một
ngân hàng quốc doanh lớn của Việt Nam, là quá thấp so với quy mô hoạt động và tăng
trưởng tổng tài sản. Điều này thể hiện tốc độ tăng trưởng vốn tự có của các Ngân hàng
Việt Nam quá thấp so với tốc độ huy động nguồn vốn, việc này gây ra rủi ro cho Ngân
hàng cũng như của hệ thống.


NGÂN HÀNG 2008
2009
2010
Agribank
4%
4%
5%
BIDV
5%
6%
7%
Maritime Bank
6%
6%
5%
Vietinbank
6%
5%
5%
ACB
7%
6%
6%
Bảng 2.1: Chỉ số H2 của một số ngân hàng
2.2.1.3 Chỉ số H3

15

2011

6%
6%
8%
6%
4%

2012
7%
5%
8%
7%
7%


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Hình 2.4: Chỉ số H3 , H4 , H5
Đối với chỉ số H3, nhóm áp dụng cơng thức tính tỷ số giữa tổng tiền mặt và tiền gửi
các TCTD bao gồm cả có kỳ hạn và khơng kỳ hạn và tởng tài sản có, mức trung bình
của các Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 từ 13 đến 20%. Tuy nhiên
thành phần tiền gửi có kỳ hạn của các Ngân hàng trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng
khá lớn trong thành phần tiền gửi các TCTD, chính khoản tiền gửi có kỳ hạn giữa các
Ngân hàng với nhau giúp đưa chỉ số này lên trên 10%. Tuy nhiên khi xem xét loại bỏ
khoản tiền gửi có kỳ hạn các TCTD khác, chỉ số này ở một số Ngân hàng xuống thấp
hơn 10% ở Agribank, Techcombank, VIB, ACB, Maritimebank, SHB, MB Bank,
Seabank, Vietinbank trong giai đoạn này. Điều này chứng tỏ khi có nhu cầu thanh
khoản lớn và đột xuất các Ngân hàng phải vay với mức lãi suất cao trên thị trường liên
ngân hàng với một lãi suất cao. Đây chính là ngun nhân gây ra tình trạng lãi suất liên
ngân hàng cao liên tục trong giai đoạn 2008-2009. Bên cạnh đó, khi xem xét chất lượng
của các khoản tiền gửi tại TCTD khác, chúng ta nhìn thấy dòng tiền gửi có kỳ hạn giữa

các Ngân hàng là khá lớn so với tổng tài sản của Ngân hàng đó. Một câu hỏi đặt ra là
tại sao các Ngân hàng lại đem gửi có kỳ hạn tại các TCTD trong khi lại đi vay với lãi
suất qua đêm cao liên tục trên thị trường liên ngân hàng? Câu trả lời chúng ta có thể có
ở đây là việc các ngân hàng đem tiền gửi có kỳ hạn qua lại với nhau để đẩy tổng tài sản
và huy động của cả hai ngân hàng lên, đẩy chỉ số thanh khoản lên trên 10%, trong khi
16


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

đó trên thực tế khoản tiền gửi này được cấn trừ giữa hai ngân hàng nên khơng có tài
sản thực cũng như khơng có dòng tiền thực để đảm bảo thanh khoản cho cả hai ngân
hàng thực hiện giao dịch này. Nghiệp vụ này được thực hiện một cách thường xuyên và
có hệ thống trong các Ngân hàng Việt Nam giúp làm đẹp báo cáo tài chính và các chỉ
số của Ngân hàng vì vậy ở chỉ số thanh khoản tính tốn từ khoản tiền gửi có kỳ hạn tại
TCTD khác khơng phản ảnh đúng tình trạng thanh khoản của Ngân hàng. Việc này xảy
ra do thiếu các quy định chặt chẽ của NHNN về tiền gửi có kỳ hạn giữa các Ngân hàng
và khơng có sự giám sát và quản lý chặt chẽ từ NHNN. Chính vì vậy, thơng tư 21/QĐNHNN ban hành vào tháng 9/2012 quy định về việc hạn chế tiền gửi có kỳ hạn giữa
các ngân hàng.

2.2.1.4 Nhóm chỉ số H4 và H5
Là nhóm chỉ số thể hiện năng lực cho vay và tình trạng phân bở tài sản có rủi ro của
Ngân hàng. Đối với chỉ số H4, năng lực cho vay của Ngân hàng cho thấy tỷ lệ dư nợ
giải ngân cho vay so với tổng tài sản. Chỉ số này cho thấy tỷ lệ tài sản có tính thanh
khoản kém nhất (dư nợ cho vay) so với tổng tài sản. Tỷ số này càng cao cho thấy ngân
hàng đang chịu mức rủi ro càng cao. Mức trung bình dư nợ cho vay trên tởng tài sản
của hệ thống ngân hàng Việt Nam dao động trong mức 60% và chỉ dao động nhẹ trong
thời kỳ thu thập số liệu. Rủi ro dễ thấy nhất mà Ngân hàng phải gánh chịu là rủi ro lãi
suất khi NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ và rủi ro thanh khoản khi có biến cố đòi hỏi
thanh khoản lớn trong ngắn hạn. Điều đáng cảnh báo với hệ thống Ngân hàng Việt

Nam là một số Ngân hàng có tởng tài sản lớn lại có chỉ số này khá cao >75%, cụ thể
chỉ số trung bình ở Agribank trong 5 năm là 76%, BIDV tỷ số trung bình qua 5 năm là
78% và DongABank tỷ số trung bình là 73%. Đối với các ngân hàng có tởng tài sản
lớn, có vai trò quyết định trong hệ thống nhưng chỉ số này quá cao dễ dẫn đến nguy cơ
khủng hoảng thanh khoản và ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Đối với chỉ số H5, là chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng. Chỉ số này đánh giá ngân hàng
17


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

đã sử dụng bao nhiêu phần trăm nguồn vốn huy động tiền gửi khách hàng để cung ứng
tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Trên biểu đồ
ta có thể thấy được chỉ số trung bình của các ngân hàng Việt nam ở mức trên dưới
100%. Điều này có nghĩa gần như tồn bộ số tiền huy động từ khách hàng đều được
Ngân hàng sử dụng để cho vay. Chỉ số H5 trung bình của toàn hệ thống trong giai đoạn
2008 -2012 là 97%, tính bình qn ngân hàng huy động được 100 đồng thì cho vay hết
97 đồng. Cá biệt, một số ngân hàng có chỉ số này trung bình trong giai đoạn 2008
-2012 cao hơn 105% như Agribank 105%, DongABank 115%, BIDV 122%,
VietinBank 110%. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng
lớn trong tởng tài sản, mà cho vay lại là tài sản có mức độ rủi ro cao hơn nhiều loại tài
sản khác. Như vậy trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có chỉ số này cao thể hiện cơ
cấu sử dụng nguồn không hợp lý và cân đối giữa cho vay và trái phiếu, tín phiếu và kỳ
phiếu của NHNN dẫn đến rủi ro thanh khoản và rủi ro hệ thống cao.
Trong giai đoạn 2008-2012, tỷ số này trung bình ở các Ngân hàng trong nước là khá
cao giao động khoảng 10%. Như vậy tổng cộng hai chỉ số H3 và H6 của các Ngân hàng
ở Việt Nam dao động trong khoảng 23-30% trong giai đoạn 2008-2012. Trong khi đó
chỉ số (Cash equivalent + Security)/ Asset của 100 Ngân hàng lớn nhất ở Mỹ lớn hơn
32%. Điều này chứng tỏ các ngân hàng ở Việt Nam dự trữ các tài sản thanh khoản với
tỷ lệ thấp so với tổng tài sản.

Chỉ số trạng thái ròng H7 đối với các TCTD ở Việt Nam luôn ở mức cao trên 120%,
thông thuờng chỉ số nay cho thấy các ngân hàng đang trong tình trạng thanh khoản tốt,
chủ động giải quyết thanh khoản khi có yêu cầu thanh khoản cấp thiết. Tuy nhiên,
trong thị trường liên ngân hàng Việt Nam, điều này nảy sinh một mâu thuẫn, các ngân
hàng chiếm khoảng 80% tổng tài sản của hệ thống đều có H7 >1.2, có nghĩa tất cả đều
có tiền gửi TCTD lớn hơn vay từ TCTD khác.
Tuy nhiên cá biệt có một số Ngân hàng có tỷ số H7 nhỏ hơn mức trung bình 1 liên tục
trong giai đoạn này như SCB có H7 trung bình trong giai đoạn 2008 - 2012 là 29% và
lần lượt qua các năm là 60%, 19%, 32%, 21% và 10%; Southernbank trung bình qua 5

18


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

năm là 44% lần lượt là 25%, 54%, 69% , 65%, 6%; H7 của DongABank qua các năm
là 77%, 20%, 80%, 73% và 45%; VPBank: 121%, 100%, 84%, 89% và 67%. Đặc biệt
đối với SCB, Ngân hàng này rơi vào tình trạng cạn kiệt thanh khoản, và dựa hoàn toàn
vào luồng tiền vay từ các TCTD khác. Tình trạng này khiến cho các ngân hàng này gặp
khó khăn về thanh khoản khi có nhu cầu thanh khoản lớn và bất thường.

2.2.1.5 Chỉ số H8
Chỉ số này đo lường khả năng chuyển tài sản Có của Ngân hàng để đảm bảo khả năng
thanh khoản cho tổng nguồn huy động. Chỉ số này cho ta thấy được Ngân hàng đầu tư
bao nhiêu phần trăm tổng nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng vào tài sản có tính
thanh khoản cao như tiền mặt và tiền gửi tại TCTD khác. Với các Ngân hàng ở Việt
Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 trung bình qua các năm là 25%, 28%, 35%, 41% và
23%, có nghĩa duy trì một mức khá tốt. Cá biệt có một số Ngân hàng tỷ lệ nắm giữ tài
sản thanh khoản rất thấp trong suốt giai đoạn 5 năm như Agribank dưới 11%. Đặc biệt
trong năm 2012, chỉ số H8 đặc biệt thấp ở một số Ngân hàng như Sacombank 6%, SCB

6%, DongABank 8%, BIDV 10%. Việc này ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản
của toàn hệ thống nếu có biến động lớn yêu cầu thanh khoản lớn trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, có một số ngân hàng rơi vào tình trạng báo động với việc sử dụng nguồn
vay từ TCTD là nguồn chính vì việc huy động khơng có hiệu quả như SeaBank trong
giai đoạn vừa qua, với giá trị của chỉ số H8 lớn hơn 1. Nguyên nhân của vấn đề này do
khả năng huy động vốn từ khách hàng của Seabank không tốt nên Seabank phải sử
dụng nguồn chính từ vay TCTD khác như bảng số liệu dưới đây.

Chỉ tiêu

2008

2009

SeA Bank (Đvt: triệu đ)
2010

2011

2012

Tiền gửi tại và cho vay các
TCTD*

9.159.686

14.382.900

19


13.463.933

42.118.291

37.353.522


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Tiền gửi và vay từ TCTD*

8.142.897

12.297.482

14.895.115

47.263.942

31.369.516

Tiền gửi của khách hàng

8.587.008

12.345.847

24.789.910

34.352.791


31.446.801

Bảng 2.2: Ngân hàng SeA Bank

2.2.2 Phân tích tình hình thanh khoản dựa trên diễn biến chính sách và
phản ứng của các ngân hàng
2.2.2.1 Lãi suất


2008

Q I/2008 khi lạm phát có dấu hiệu gia tăng, NHNN bắt đầu sử dụng Chính sách tiền
tệ (CSTT) thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất cơ bản (LSCB). Tháng 3/2008 LSCB
liên tục được điều chỉnh tăng từ 8,25% lên 12% và tới mức 14% vào vào tháng 6/2008.
Các giải pháp rút tiền từ lưu thông về tuy được coi là cần thiết nhưng với liều lượng
“lớn và nhanh một cách gấp gáp” đã khiến thanh khoản của một số NHTM nhỏ bị giảm
sút nghiêm trọng dẫn đến cuộc đua lãi suất giữa các NHTM bùng nổ, đẩy lãi suất huy
động và cho vay liên tiếp kịch trần, lãi suất liên ngân hàng liên tục gia tăng kỷ lục tới
43%/năm. CSTT thắt chặt đầu năm gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các
NHTM. Từ tháng 10/2008, NHNN chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ “thắt
chặt” để chống lạm phát sang “nới lỏng” nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều chỉnh
giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống
7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13% xuống 6%/năm.
Năm 2008 tình hình thanh khoản trong hoạt động ngân hàng rất căng thẳng, chỉ cần
một hay hai ngân hàng gặp rủi ro về thanh khoản có thể lây nhanh sang ngay các ngân
hàng khác. Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an tồn thanh tốn còn
yếu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rủi ro thanh khoản của hệ thống NH,
tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao.



2009

Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động

20


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

của các NHTM đảm bảo khả năng thanh toán, lãi suất trong những tháng đầu năm 2009
tương đối ổn định. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa
năm.Từ tháng 7, ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ
1/12, các NHTM đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, mức lãi suất cao nhất
đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Mặc dù vậy, vốn huy động vẫn không tăng nhiều.
Tháng cuối cùng của năm, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động hơn mức cho
phép qua các hình thức khuyến mãi nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu. Diễn biến lãi
suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản
của hệ thống.


2010

Từ ngày 26/2/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 07 quy định về việc cho phép các
TCTD cho khách hàng vay VND theo lãi suất thỏa thuận và tạo sự đồng thuận về trần
lãi suất huy động. Ngay khi Thơng tư này có hiệu lực, hầu hết các NHTM đã điều
chỉnh tăng lãi suất các khoản vay trung và dài hạn. Những động thái này đã có tác động
tích cực làm tăng huy động và cho vay vốn tín dụng đầu tư xã hội từ đó giúp gia tăng
tính thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Tình hình thanh khoản tốt với lượng vốn dồi dào có lãi suất hợp lý được NHNN bơm

liên tục từ đầu tháng 7 là cơ sở chắc chắn để các NHTM đẩy mạnh tăng trưởng tín
dụng VND. CSTT khá linh hoạt nên thanh khoản được duy trì đến cuối năm. Cơ chế lãi
suất thoả thuận và cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN, lãi
suất huy động và cho vay VND của các NHTM giảm dần (mức giảm khoảng 1%). Các
ngân hàng đã thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/ năm;
lãi suất cho vay bình qn 15,27%/năm.


2011

Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ
yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội. Theo
đó, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm liên ngân

21


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ từ mức 9%/năm lên mức
11%/năm. Động thái này đã khiến thanh khoản của các ngân hàng tuần cuối tháng 2 có
dấu hiệu căng thẳng.
Thơng tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định lãi suất huy động bằng VND
của các TCTD không vượt quá 14%/năm tiếp tục là nhân tố khiến cho tình hình thanh
khoản của các ngân hàng xấu dần. Huy động vốn sụt giảm so với tháng trước trong khi
tín dụng tiếp tục tăng trưởng là nhân tố tác động xấu đến thanh khoản.
Từ Tháng 5, huy động vốn tăng trở lại đã góp phần cải thiện tình hình thanh khoản của
các NH, nguồn cung trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh do các NHTM lớn và
một số ngân hàng nước ngoài đồng loạt đẩy nguồn ra thị trường. Tiếp đó, NHNN đã
giảm lãi suất cơ bản trên thị trường mở kỳ hạn 7 ngày từ 15%/năm xuống 14%/năm.

Tháng 10, tình hình thanh khoản của các ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn ngành ngân hàng liên tiếp sụt giảm, đặc biệt huy
động vốn tại các NHTMCP nhỏ giảm mạnh đã khiến những ngân hàng này gặp khó
khăn về thanh khoản.
Năm 2011 với những cuộc chạy đua, vượt trần lãi suất, huy động tăng, cho vay giảm,
dư thừa vốn tạm thời, sự di chuyển từ các NHTM nhỏ sang các NHTM lớn do không
còn chênh lệch lãi suất huy động giữa các NH. Thêm vào đó, chính sách trần lãi suất
huy động VND ở mức 14% đã gây ra sự suy giảm nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân
cư, đồng thời khuyến khích sự tích lũy “đóng băng” dưới các dạng tài sản khác (chủ
yếu là vàng, ngoại tệ, bất động sản...) của dân chúng.


2012

Sau giai đoạn căng thẳng thanh khoản thường thấy vào dịp Tết Ngun đán, tình hình
thanh khoản của các NHTM đã ởn định trở lại với nguồn cung khá dồi dào từ các
NHTM lớn trên thị trường LNH. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn nửa đầu năm
2012 hội tụ nhiều điều kiện cho phép NHNN có những bước đi linh hoạt trong việc
điều hành chính sách tiền tệ: tốc độ lạm phát trong các tháng đầu năm tăng chậm, tình
hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện, nhiều ngân hàng

22


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

lớn xuất hiện tình trạng dư thừa vốn.

6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay


Chỉ trong chưa đầy 3 tháng, NHNN đã hạ trần lãi suất huy động 4 lần liên tiếp. Kể từ
tháng 6, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cũng chính thức được thả nởi, giúp các
NHTM có điều kiện cân đối lại nguồn, giải quyết được mối lo thanh khoản.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã áp dụng một số biện pháp điều hành lãi suất cho vay: chỉ
đạo đưa lãi suất cho vay đối với các khoản nợ cũ về 15%/năm từ ngày 15/7, quy định
trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Tuy vậy, tăng trưởng tín
dụng vẫn thấp do nhiều DN gặp khó khăn, không đáp ứng được điều kiện cho vay của
NH.
Thị trường lại nhanh chóng ởn định về mức thấp từ giữa tháng 12 đến cuối năm do
cung nguồn vẫn khá dồi dào trong khi nhu cầu nhận nguồn hạn chế. Thanh khoản
không còn là vấn đề đáng lo ngại của hầu hết các NHTM.

23


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.2.2.2 Thị trường mở OMO

Hình 2.5: Cung ứng tiền qua thị trường mở một số năm – NHNN
Có sự thắt chặt tiền tệ vào quý I năm 2008 khi lạm phát có dấu hiệu tăng, tín phiếu kho
bạc bắt buộc được phát hành vào tháng 3 đưa các ngân hàng nhỏ giảm sút nghiêm
trọng trong tính thanh khoản. Sau đó, doanh số giao dịch trên thị trường mở tăng liên
tục qua các năm 2008 -2010 theo việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Năm 2008 lượng
cung ứng ròng là 100.685 tỷ đồng, đến năm 2010 lượng cung ứng ròng đã tăng gấp đôi
lên đến 294.304 tỷ đồng. Như vậy, NHNN từng bước bơm vốn vào hỗ trợ cho hoạt
động của các NHTM thơng qua thị trường mở trước tình hình khó khăn thanh khoản
của các ngân hàng trong thời gian này. Tuy nhiên, đầu năm 2011 với tình hình thanh
khoản vẫn còn khó khăn, nhưng NHNN chỉ bơm ròng ra thị trường khoảng 13.056 tỷ
đồng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Sáu tháng cuối năm 2011 NHNN bơm ròng

50.934 tỷ đồng. Điều này phá vỡ xu hướng tăng bơm tiền từ 2008 đến 2010 và cho
thấy sự đánh đổi trong việc hỗ trợ lạm phát đối với các NHTM cho mục tiêu kiểm soát
lạm phát. Đà thu hẹp tiền tệ và kiểm soát lạm phát tiếp tục trong năm 2012 nhằm đưa
lãi suất thấp xuống hỗ trợ sản suất kinh doanh.
Lãi suất trên thị trường mở cũng có nhiều biến động. Năm 2008, lãi suất mua có kỳ
hạn 7 ngày và 14 ngày có lãi suất lần lượt là 12,82%/năm và 13,12%/năm. Năm 2009,
24


TÌNH HÌNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

lãi suất này giảm xuống còn 7,23%/năm và 7,21%/năm và năm 2010 là 8,35% và
7,69% tương ứng. Đến năm 2011 thì lãi suất lãi suất trên thị trường mở dần được đẩy
lên cao từ những tháng đầu năm. Trong tháng 1, lãi suất kỳ hạn 7 ngày tăng lên
10%/năm, tháng 2 tăng lên 12%, tháng 4 tiếp tục tăng lên 13% và lên đến cao nhất
15% vào ngày 17 tháng 5. Như vậy, lãi suất trên thị trường mở cao vào năm 2008 và
2011 cho thấy sự thu hẹp của chính sách tiền tệ do trong hai năm này lạm phát ln ở
mức cao. Qua đó cho thấy, đầu năm 2008 và cuối năm 2011, tình hình thanh khoản hệ
thống ngân hàng gặp khó khăn từ chính sách tiền tệ trong khi giữa giai đoạn này thanh
khoản ngân hàng trở về ổn định sau nỗ lực bơm tiền của NHNN và sau cuộc chạy đua
lãi suất trên thị trường tiền gửi.

Hình 2.6: Trái phiếu phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp
Nguồn: Vietcombank security
Trong năm 2012, lượng tiền hút ròng trên thị trường tín phiếu NHNN và thơng qua
nghiệp vụ reverse repo trên thị trường thứ cấp tương ứng lên tới 93.400 tỷ đồng và
34.900 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc hút ròng mạnh năm 2012 chủ yếu là do tăng
trưởng tín dụng thấp hơn kì vọng trong khi huy động vốn tăng trưởng mạnh. Từ đó cho
thấy, thanh khoản trong năm này cũng ổn định.
2.2.2.3 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng q nóng gây ra tình trạng lạm phát và khó khăn
thanh khoản cho các ngân hàng, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá

25


×