Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bối canhr lịch sử ĐH Đảng Cộng Sản Việt Nam VII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.18 KB, 4 trang )

Bối cảnh lịch sử
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII diễn ra trong bối cảnh đất nước đang thực
hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI và đạt
được những thắng lợi bước đầu, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. Tình hình quốc
tế và trong nước lúc bấy giờ có nhiều biến chuyển phức tạp, nhất là sự sụp đổ của
khối Đông Âu và cuộc khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô.[1]
Hoạt động
Đại hội đã tổng kết đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra
chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt
được, khắc phục khó khăn, yếu kém mắc phải trong bước đầu đổi mới; ngăn ngừa
những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh bổ sung, phát triển đường
lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.[2]
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Bản cương lĩnh này được thơng qua tại Đại hội VII. Đây chính là tổng thể những
điểm chủ yếu về mục đích, đường lối, nhiệm vụ cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kì tiếp tục đi lên đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường.[3]
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
Do Đổi mới đang bước đầu thực hiện dù đã đạt nhiều thành tựu nhưng làn sóng đổi
mới thái quá trên một số lĩnh vực gây ra nguy cơ chệch hướng đi lên xã hội chủ
nghĩa và sự cầm quyền của Đảng. Trước làn sóng bất ổn kinh tế chính trị tại Đông
Âu và Liên Xô, sự sụp đổ của Hệ thống Xã hội chủ nghĩa và những bất ổn mới
phát sinh trong quá trình đổi mới, Đại hội VII đã thông qua Chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 nhằm bình ổn xã hội, phát triển đất nước,
đưa đất nước thoát ra khỏi khó khăn.
Kế hoạch 5 năm 1991-1995
Xuất phát từ đặc điểm tình hình, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đại hội VII đề ra Kế hoạch 5 năm 1991-1995 và
quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của Kế hoạch là:
Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát.
Ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội.
Bước đầu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân


dân lao động.


Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Hoạt động khác
Thơng qua Báo cáo Chính trị. Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 146 Ủy
viên chính thức (khơng có Ủy viên dự khuyết). Ban Chấp hành mới đã bầu Bộ
Chính trị gồm 13 Ủy viên. Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.[4]
Ý nghĩa
Đây là Đại hội đầu tiên sau khi đất nước đã tiến hành công cuộc Đổi mới.[5] Kế
hoạch 5 năm 1991-1995 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh
vực của sự nghiệp đổi mới:
Nhịp độ phát triển kinh tế cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn thành
vượt mức. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,2%/năm. Công nghiệp tăng
13,3%/năm. Sản lượng lương thực tăng 26%. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và
kinh tế nông thôn. Dịch vụ tăng 80%. Vận tải tăng 62%. Lạm phát từ 67.1% (1991)
giảm còn 12.7% (1995).
Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD. Nhập khẩu 21 tỉ USD. Có
quan hệ bn bán với hơn 100 nước. Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho
tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài tăng 50%, đạt trên 19 tỉ USD.
Khoa học cơng nghệ, văn hóa xã hội phát triển. Thu nhập quốc dân tăng và giải
quyết được nạn đói.
Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố.
Mở rộng quan hệ đối ngoại, khơng cịn bị bao vây do đã rút quân khỏi Campuchia
từ năm 1988. Bình thường quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN năm 1995.
Hạn chế và khó khăn
Việt Nam vẫn là nước nghèo. Kinh tế Việt Nam cịn mất cân đối, lạc hậu, trình độ
kém, thu nhập quốc dân, năng suất còn thấp, đời sống nhân dân khó khăn.
Xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực tham nhũng, lãng phí, bn lậu và nhiều
tiêu cực còn tồn tại trong nhà nước.

Bắt đầu phân hóa giàu nghèo giữa các vùng và các tầng lớp dân cư.


Đến dự đại hội cịn có các đồn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Nhân
dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản
Cuba…
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh quốc tế và
trong nước đang có những diễn biến rất phức tạp. Đó là sự khủng hoảng trầm trọng
của chế độ CNXH ở Liên Xô và Đơng Âu, sự chống phá nhiều phía vào CNXH,
vào chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các
thế lực thù địch quốc tế hịng xố bỏ CNXH hiện thực và sự hoang mang dao động
của một bộ phận những người cộng sản trên thế giới đã tác động đến tư tưởng và
tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Đất nước ta
cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng thù địch ở cả
trong và ngồi nước. Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân vẫn còn rất nhiều
khó khăn, đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên,
công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI (12-1986) bước đầu đã
đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững và tiếp tục
phát triển.
Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương do đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc tại đại
hội đã đánh giá việc thực hiện hơn 4 năm đổi mới trên các lĩnh vực đời sống xã
hội, đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm (1991-1995). Báo cáo
chính trị xác định: “mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt khó khăn thử thách ổn
định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và
bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản thốt khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”.
Báo cáo cũng chỉ rõ công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu,
đáng chú ý là tình hình chính trị của đất nước ổn định, nền kinh tế đã đạt được
những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế,
bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, huy động được nguồn lực sản xuất của xã

hội, tốc độ lạm phát được kiềm chế, đời sống của một bộ phận nhân dân đã được
cải thiện. Nền dân chủ của nhân dân ngày càng được phát huy, quốc phòng được
giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm.Bên cạnh những thành tựu, đất nước ta
cìng nhiều yếu kém và khó khăn, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế,
xã hội, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết.
Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo
xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng; Điều lệ Đảng (sửa đổi).


Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã tổng kết cách
mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1991 và nêu lên những bài học kinh nghiệm.
Cương lĩnh xác định: Quá độ lên CNXH ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua
nhiều chặng đường, trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, cần nắm
vững 7 phương hướng cơ bản.
Đại hội thông qua báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, khẳng định vai
trò trách nhiệm của Đảng, đánh giá thực trạng tình hình Đảng và xác định phương
hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời kỳ mới
Đại hội đã thông qua Điều lệ của Đảng (sửa đổi). Đại hội bầu BCH Trung ương
(khoá VII) gồm 146 ủy viên. Hội nghị thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng
Bí thư của Đảng.
Đồng chí Đỗ Mười đọc diễn văn bế mạc đại hội, khẳng định: “Kết quả nổi bật của
Đại hội chúng ta là sự nhất trí trên tất cả các vấn đề lớn thuộc về quan điểm, đường
lối có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước. Đại hội là sản phẩm trí
tuệ của tồn Đảng và của nhân dân trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị của loài người vào giai đoạn hiện
nay của sự nghiệp cách mạng nước ta. Kết quả đó khẳng định Đảng ta kiên trì và
tích cực đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới do chính bản thân Đảng khởi xướng theo
những nguyên tắc đã được xác định… Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có nguyên tắc

và có bước đi vững chắc, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là quá trình khơng thể
đảo ngược”.



×