Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: THÁCH THỨC NƯỚC MỸ PHẢI ĐỐI MẶT SAU CUỘC BẦU CỬ TỔNG THÔNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ MỸ CỦNG CỐ LẠI VỊ THẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.22 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: THÁCH THỨC NƯỚC MỸ PHẢI ĐỐI MẶT SAU CUỘC BẦU CỬ
TỔNG THÔNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ MỸ CỦNG CỐ LẠI VỊ THẾ

GIẢNG VIÊN

: TS. NGUYỄN THÙY ANH
TS. VŨ DUY

SINH VIÊN

: NGÔ DIỆP ANH

LỚP

: QH – 2018 – E KINH TẾ 1

MÃ SINH VIÊN

: 18050007

HÀ NỘI, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1


NỘI DUNG ............................................................................................................ 2
Chương 1. Thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay .................................................. 2
Chương 2. Thách thức đối với nền kinh tế Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống 2
2.1. Những thách thức đối nội của Mỹ ............................................... 2
2.2. Về thách thức đối ngoại của Mỹ.................................................. 5
Chương 3. Một số giải pháp ................................................................................... 8
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 11


MỞ ĐẦU
Ngày 20/1/2021, ơng Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ.
Trong bối cảnh hệ quả của dịch bệnh covid – 19 gây ra vẫn chưa được giải quyết, cuộc
bầu cử Tổng thống khiến Mỹ phải đối mặt thêm nhiều thách thức mới, làm ảnh hưởng
tới vị trí dẫn đầu thế giới. Việc khắc phục và sửa đổi những thách thức này là cả một
chặng đường dài và khó khăn. Vậy những thách thức sau cuộc bầu cử mà nước Mỹ
phải đối mặt là gì?
Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu một số thách thức đối nội và đối ngoại mà Mỹ gặp
phải và đưa ra một số gợi ý để Mỹ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu nền kinh tế tồn cầu
trong giai đoạn sắp tới dưới góc độ kinh tế chính trị quốc tế.


NỘI DUNG
Chương 1. Thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay
Đầu năm 2021, khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, ông đã kêu gọi hành động
vực dậy nền kinh tế Mỹ như đề xuất gói kích cầu, chi viện đầu tư vào cơ sở hạ tầng
cùng nhiều biện pháp tiền tệ và cho vay khẩn cấp để giải cứu nền kinh tế, bảo đảm việc
làm.
Tổng trị giá các gói hỗ trợ của Mỹ lên tới 20% tổng sản phẩm quốc nội, số tiền
cứu trợ chưa từng có lên tới hàng nghìn tỷ USD. Trong tháng 3 năm 2020, Cục Dự trữ

Liên bang Mỹ đã hai lần hạ lãi suất khẩn cấp. Nhờ vậy mà nền kinh tế Mỹ đã có sự
khởi sắc, theo báo cáo Cục phân tích Kinh tế Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội là 22,0
nghìn tỷ đơ la (tỷ lệ danh nghĩa hàng năm cho quý đầu tiên hoặc quý I năm 2021).
Trong quý đầu tiên của năm 2021, nền kinh tế đã tăng trưởng 6,4% và tỷ lệ thất
nghiệp đang giảm. Vào tháng 3 năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp là 6,0% , tỷ lệ lạm phát cơ
bản là 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày
29 - 4 cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong quý I năm 2021 chỉ còn
thấp khoảng 0,9% so với quý 4 – 2019, nhờ vào chiến dịch kích thich kinh tế và tiêm
chủng vaccine Covid – 19. Tuy nhiên triển vọng phục hồi nền kinh tế Mỹ cịn phụ
thuộc vào tình hình kiểm sốt dịch bệnh.
Chương 2. Thách thức đối với nền kinh tế Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống
2.1. Những thách thức đối nội của Mỹ
Thứ nhất đó là đối phó với đại dịch Covid – 19.
Tình hình nền kinh tế sẽ khơng có những chuyển biến tích cực nếu như khơng
kiểm sốt được tốt dịch bệnh. Khi dịch bệnh điễn ra tại Mỹ dưới thời cựu Tổng thống
Donald Trump, các ca nhiễm ngày một tăng lên khơng có sự kiểm sốt, các ca tử vong
dẫn đầu thế giới.


Một năm sau khi trở thành một trong những điểm nóng trên tồn cầu của đại dịch
Covid - 19, bang New York và New Jersey nay quay trở lại đứng đầu danh sách các
bang của Mỹ có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất. Thậm chí dù chính quyền Tổng thống Mỹ Joe
Biden đã đẩy mạnh chương trình tiêm chủng, số ca mắc mới ở New Jersey vẫn tăng
37% trong hơn vòng tháng 3 năm 2021 với khoảng 23.600 ca mới mỗi 7 ngày. New
York ghi nhận khoảng 54.600 ca dương tính với virus corona trong tuần trước - con số
này đã bắt đầu tăng vài tuần gần đây. Người dân Mỹ đang mất cảnh giác với tình hình
dịch bệnh có nhiều biến chủng mới.
Hiện nay, vào ngày 30/5/2021, tổng số ca nhiễm tại Mỹ là 33,3 triệu người, số ca
tử vong lên tới 594 nghìn người. Điều này cho thấy hệ thống y tế Mỹ còn mong manh
khi hàng loạt bệnh viện phải cho nhân viên nghỉ việc vì cạn kiệt tài chính, người dân

cịn chủ quan khi chưa ý thức và có những biện pháp phịng tránh…
Thứ hai là nền kinh tế Mỹ đang bị suy thoái.
Các biện pháp khẩn cấp cần thiết khi dịch bệnh mới xảy ra dưới thời cựu Tổng
thống Donald Trump đã làm gia tăng mức thâm hụt liên bang. Theo Bộ Thương mại
Mỹ, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 1.900 tỷ USD trong bảy tháng
(từ tháng 10/2020 - 4/2021).
Dịch bệnh diễn ra khơng kiểm sốt khiến cho nền kinh tế Mỹ sụt giảm nghiên
trọng, quý I năm 2020 là quý tồi tệ nhất mà Mỹ trải qua kể từ cuộc khủng hoảng kinh
tế 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 4.8% trong một quý, đây là cú sốc lớn
đối với nền kinh tế đứng đầu thế giới này.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 7/4 cho biết, thâm hụt thương mại trong tháng 2 đã tăng
4,8% so với tháng 1, lên mức kỷ lục 71,1 tỷ USD. Trong tháng 2, xuất khẩu của Mỹ
giảm 2,6% xuống còn 187,3 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 0,7% xuống 258,3 tỷ
USD. Ngày 4/5, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại nước này trong
tháng 3/2021 tăng cao kỷ lục tăng 5,6%, đạt 74,4 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt cao
nhất được ghi nhận kể từ tháng 1/1992 và tăng 57,6% so với cùng kỳ năm ngoái.


Nguyên nhân được cho là do bối cảnh nhu cầu nội địa tăng mạnh mà nguồn lực hạn
chế, chuỗi cung ứng bị đứt quãng khiến sản lượng nhập khẩu tăng.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trong nước đang diễn biến tích cực nhờ việc
triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid - 19 trên diện rộng và các gói
kích thích chi tiêu quy mơ lớn đã thúc đẩy nhu cầu nội địa tăng cao cũng khiến cho
lượng hàng hóa nhập khẩu vượt xuất khẩu, từ đó dẫn đến sự gia tăng trong thâm hụt
thương mại của Mỹ.
Thách thức thứ ba đó là nội bộ bị chia rẽ nghiêm trọng dưới thời tổng thống
Trump.
Những mâu thuẫn, chia rẽ trong xã hội Mỹ bộc lộ tương đối toàn diện, từ sự khác
biệt giữa thành thị và nông thôn đến sự khác biệt về sắc tộc, mâu thuẫn về những đề
xuất chính sách kinh tế, từ đối phó với đại dịch Covid - 19 đến việc lựa chọn phương

pháp bỏ phiếu…
Các chủ trương, chính sách mà Tổng thống Donald Trump đưa ra trong vài năm
gần đây chủ yếu bảo vệ các nhóm lợi ích như giai cấp tư sản, trùm cơng nghệ và tài
chính, ngành cơng nghiệp vũ khí..., mang khuynh hướng sắc tộc khá rõ rệt. Ơng đã duy
trì một lập trường cứng rắn về vấn đề nhập cư với các cáo buộc chính người nhập cư đã
lấy đi việc làm của người Mỹ.
Thời điểm Quốc hội Mỹ tiến hành thủ tục xác nhận kết quả kiểm phiếu đại cử tri,
công nhận chiến thắng của ông Joe Biden, ngày 6/1/2021, những người theo xu hướng
cực hữu, ủng hộ ông Donald Trump đã tấn công trụ sở Quốc hội, xâm chiếm Điện
Capitol lần đầu tiên diễn ra cuộc bạo loạn, nổ súng, biểu tình… Họ biểu tình, nổi loạn,
bắn súng, đốt phá, hành hung… nhằm gây gián đoạn, trì hỗn cuộc đếm phiếu Đại cử
tri, tạo áp lực lên Quốc hội và cướp phá, phá hoại Điện Capitol. Sau những khuyến
khích những người ủng hộ ơng “chiến đấu hết mình” để “lấy lại nước ta”, Trump đe
dọa sẽ vận động chống lại các nhà lập pháp Cộng hòa. Hàng loạt quan chức trong
chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã từ chức. Hàng loạt những cuộc bạo lực


giữa hai phe ủng hộ và phản đối Trump tiếp tục xảy ra. Nước Mỹ rơi vào cảnh chia rẽ,
một nước Mỹ như bị xẻ làm hai. Cục diện rối loạn và gây nhiều tranh cãi đòi hỏi Tân
Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ cần có những hành động hàn gắn lại nội bộ
nước Mỹ.
2.2. Về thách thức đối ngoại của Mỹ
Sau nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump, thách thức đối ngoại đầu tiên
mà Tổng thống Joe Biden là cần giải quyết là phải củng cố lại vị trí siêu cường của
nước Mỹ.
Tính từ năm 2016, chỉ số xếp hạng “sức mạnh mềm” của Mỹ giảm 5 lần liên tiếp.
Chính sách “Nước Mỹ trên hết” khơng còn thu hút được nhiều sự ủng hộ của thế giới.
Vị thế “lãnh đạo thế giới” Mỹ đang suy yếu do thế giới dần mất niềm tin vào Chính
phủ Mỹ.
Các liên minh của Mỹ bị xói mịn, nhiều quốc gia khác đang mở rộng phạm vi

ảnh hưởng khiến nước Mỹ bị cô lập, càng đẩy nhanh sự xuống dốc của Mỹ. Cạnh tranh
Mỹ - Trung Quốc đã lan rộng từ thương mại đến cơng nghệ, tài chính và tiền tệ; bất
đồng giữa Mỹ và các đồng minh trong Liên minh châu Âu (EU) gia khiến cho trật tự
thế giới dần thay đổi.
Bên cạnh đó đại dịch Covid - 19 đã bộc lộ những vết nứt về cấu trúc thượng tầng
của Mỹ, cho thấy một đất nước mà chính phủ trung ương bị cản trở khơng chỉ vì cấu
trúc chính phủ liên bang với ba nhánh độc lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp) mà còn
bởi sự tự quản cấp bang, cấp vùng sẽ khó điều phối những nỗ lực quốc gia mạnh mẽ.
Chính phủ khơng được quản lý một cách tập trung, chính trị bị chia rẽ sâu sắc... Những
phản ứng của Mỹ trong đại dịch Covid - 19 đã phá vỡ hình ảnh một quốc gia dân chủ,
cũng như khả năng quản trị của họ. Việc Mỹ trở thành nước có nhiều ca nhiễm và tử
vong vì dịch bệnh Covid - 19 nhiều nhất thế giới khiến uy tín quốc tế của Mỹ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.
Thứ hai là mối quann hệ với các nước đồng minh của Mỹ xấu đi nhanh chóng.


Sau khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã khiến các đồng minh lâu
năm đặt dấu hỏi về vai trò của Mỹ đối với các vấn đề từ quốc phịng đến thương mại.
Ơng cáo buộc Đức “chậm trễ trong các khoản thanh toán” cho Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương (NATO). Ơng chỉ trích các quốc gia khác ở châu Âu khơng chi trả
ngân sách quốc phịng của NATO theo như mức đã cam kết 2%. Đối với các đồng
minh châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, chính quyền Donald Trump yêu cầu họ nhượng
bộ Mỹ trong vấn đề thương mại….
Những điều trên làm gia tăng bất đồng lợi ích và va chạm thương mại giữa Mỹ
với các nước đồng minh khu vực.
Thứ ba là nhiều rào cản trong điều chỉnh hay đảo ngược chính sách.
Trong suốt nhiệm kì của mình, Tổng thống Donald Trump đã có nhiều quyết định
rút khỏi các hiệp định, tổ chức, có nhiều hành động gây tranh cãi về chính trị, quân
sự…. Đơn cử như ông đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, xóa bỏ các
quy định trong thời kỳ chính quyền Obama về phát thải khí nhà kính; rút khỏi Hiệp

định đối tác xun Thái Bình Dương.
Tổng thống Donald Trump thay đổi cách tiếp cận, đưa ra nhiều quyết định gây
bất ngờ đối với khu vực Trung Đơng như rút khỏi Kế hoạch Hành động tồn diện
chung về vấn đề hạt nhân Iran năm 2018 và tuyên bố rút quân đội Mỹ khỏi Syria vào
tháng 12/2018…
Ông xúc tiến rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới WTO, nhấn mạnh bởi vì WTO
khơng thể thay đổi được các chính sách thương mại "khơng theo luật chung" của Trung
Quốc gây thiệt hại cho Mỹ nên Washington có quyền tự hành động.
Sau khi lên nắm quyền, chính quyền Biden đã xóa bỏ một số chính sách của
người tiền nhiệm. Tuy nhiên, một cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, làm “rung chuyển
nền dân chủ Mỹ” vừa qua cho thấy sự rạn nứt sâu sắc hiện nay ở Mỹ. Bởi vậy, sự thay
đổi của các chính sách đối nội, đối ngoại của Tổng thống Joe Biden sẽ đạt được hiệu


quả như thế nào để có thể sớm ổn định lại tình hình nước Mỹ là những thách thức
khơng nhỏ phía trước.
Chiến tranh Mỹ - Trung cũng đang là một thách thức lớn.
Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc thời ơng Trump khá bất lợi vì đó
là một cuộc cạnh tranh nhằm làm suy yếu chứ không phải vượt trội đối thủ. Ông gây áp
lực buộc các quốc gia khác phải phối hợp với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Trong
nhậm lỳ của mình, ơng Trump đã có những phát ngơn gây bất hịa đối với Trung Quốc,
ơng thường xuyên gọi Covid – 19 là “virus Trung Quốc”. Những ngôn từ gay gắt mà
hai bên dành cho nhau càng khoét sâu sự ngờ vực và đối địch. Hai bên thấy khó có thể
hợp tác về bất cứ điều gì, kể cả cách thức ứng phó đại dịch Covid - 19. Cả Mỹ và
Trung Quốc đều áp cấm vận lên các cơng ty và quan chức của nhau, đóng cửa các lãnh
sự quán của nhau, dừng các kênh tiếp xúc chính thức, kèm theo đó là những phát biểu
chỉ trích và lên án lẫn nhau.
Cịn đối với chính quyền ông Biden, ông cho biết không tin đối đầu toàn diện với
Trung Quốc sẽ có lợi cho Mỹ. Theo phía chính quyền của ơng thì việc ủng hộ một cuộc
cạnh tranh chiến lược để vượt trội hơn là làm suy yếu đối thủ. So với việc cạnh tranh,

chèn ép, gây bất lợi cho các nước khác nhằm giữ vị trí đứng đầu thế giới thì Mỹ cần
nâng cao khả năng cạnh tranh hơn, từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất, ứng dụng khoa
học cơng nghệ, trình độ kỹ thuật…
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Biden nhiều lần chỉ trích ơng Trump
về phản ứng “mềm mỏng” và “khơng hiệu quả” trước sức mạnh ngày càng tăng của
Trung Quốc và cam kết sẽ xác định lại chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Bắc Kinh
nếu ông đắc cử.
Người dân Mỹ cũng đã thể hiện thái độ lo ngại với Trung Quốc, đặc biệt là sau
khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới vào đầu năm 2020. Theo cuộc khảo sát
mới nhất của Gallup (công ty tư vấn và phân tích của Mỹ có trụ sở tại Washington.
Được thành lập bởi George Gallup vào năm 1935, công ty được biết đến với các cuộc


thăm dị dư luận được tiến hành trên tồn thế giới), chỉ 20% người Mỹ có quan điểm
tích cực về Trung Quốc - mức thấp nhất kể từ khi Gallup bắt đầu thăm dò ý kiến dư
luận về chủ đề này cách đây 40 năm.
Mỹ cần giải quyết chính các vấn đề nội tại trong đất nước như khôi phục đoàn
kết, tự do và dân chủ, đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và khoa học, đảo ngược xu hướng
phân cực kinh tế. Tuy nhiên, do hai bên trước đó đã có những thể hiện cơng khai tiêu
cực nhằm vào nhau cả mặt ngơn luận và chính sách, một cuộc cạnh tranh chiến lược
tích cực Mỹ - Trung vẫn là điều rất khó, nếu khơng muốn nói là khó có thể đạt được.
Chương 3. Một số giải pháp
Đối với những thách thức đối nội và đối ngoại trên của nước Mỹ, điều đầu tiên
Mỹ cần làm đó là kiểm sốt dịch bệnh Covid – 19. Trừ khi diến biến dịch bệnh có
những biến chuyển tốt hơn thì nền kinh tế mới khôi phục lại được.
Việc tăng trưởng kinh tế và khí hậu tốt hơn là đi đơi với nhau. Mở rộng kinh tế thị
trường trong nước cho các công nghệ carbon thấp có thể làm tăng vị thế cạnh tranh của
Mỹ. Ngồi khơi phục lại nền kinh tế Mỹ từ sự sụp đổ của Covid – 19, đây cũng là một
biện pháp củng cố nền móng kinh tế, nền kinh tế sẽ kiên cường trước các cú sốc trong
tương lai, bao gồm cả biến đổi khí hậu. Đầu tư vào công nghệ carbon thấp giúp tạo

việc làm, thúc đẩy hoạt động kinh tế, cải thiện một số thiệt hại.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ phải tìm cách định hình lại chính sách
đối ngoại của mình, củng cố và khơi phục vai trị lãnh đạo của Mỹ trên phạm vi tồn
cầu. Điều này sẽ khơng dễ dàng bởi tình thế khó khăn hiện tại là quá lớn, cần tăng
cường khả năng cạnh tranh vốn bị ảnh hưởng do tình trạng bất ổn trong nước và chia rẽ
sắc tộc chưa từng có.
Chính quyền Mỹ mới sẽ phải xây dựng lại mối quan hệ với các đồng minh dân
chủ trên nền tảng các giá trị chung. Ông Joe Biden cần thực hiện lời hứa triệu tập hội
nghị thượng đỉnh các nền dân chủ trên thế giới trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng
thống. Hội nghị này cần xác định những cam kết quốc gia nhằm tiếp thêm sinh lực cho


các nền dân chủ lâu đời; đồng thời, có những bước đi nhằm hỗ trợ các thể chế dân chủ
và nhân quyền ở các nền dân chủ cịn non trẻ…
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cần phải hướng liên minh xuyên Đại
Tây Dương tập trung đối phó với những thách thức trong tương lai. Trước tiên là vấn
đề biến đổi khí hậu, đối phó với dịch bệnh Covid - 19 và chương trình vũ khí hạt nhân
của Iran. Đây là những thách thức không thể giải quyết được nếu các quốc gia đơn
phương hành động.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cần có những hành động để cải cách dân chủ
cần thiết như: Mở rộng và bảo vệ quyền bầu cử, chấm dứt tình trạng gian lận, dàn xếp
bầu cử như những cáo buộc diễn ra trong suốt quá trình bầu cử; Cải cách bộ máy thực
thi pháp luật và tư pháp hình sự ở Mỹ; Thúc đẩy sự minh bạch về tài chính; Cải cách
lại luật thuế vốn chỉ có lợi cho người giàu, gây bất lợi cho người nghèo; Xóa bỏ các
hạn chế nhập cư mang tính bài xích người Hồi giáo; Khởi động lại quy trình xin tị nạn
sau khi đã bổ sung các nguồn lực để xử lý các đơn yêu cầu… Tăng cường thếm nhiều
chính sách kích cầu, đảm bảo hàng hóa trong nước, kiểm sốt chặt chẽ tình hình dịch
bệnh, ổn định lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp.



KẾT LUẬN
Hiện nay, với một số chính sách mới của Đảng Dân chủ và Tổng thống Joe Biden, nền
kinh tế Mỹ đã có một số khởi sắc, các mối quan hệ ngoại giao đang được cải thiện. Tuy
nhiên việc cải thiện những thách thức đối với nền kinh tế chính trị Mỹ về cả hai mặt là
đối nội và đối ngoại vẫn còn là một chặng đường dài đối với chính quyền Tổng thống
Joe Biden. Là một cường quốc lớn và có sức ảnh hưởng tới nhiều nước, khu vực, tổ
chức trên thế giới, cho nên việc làm thế nào để có thể giải quyết các vấn đề trên và
củng cố lại vị thế dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu, mọi biến chuyển của Mỹ đều được thế
giới quan tâm và để ý.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu nước ngoài
1.
Lael Brainard, “The Top 10 Global Economic Challenges Facing America‟s
44th President”.
2.

Nikiforos, M., and G. Zezza (2017), “The Trump Effect: Is This Time

Different?”, Strategic Analysis, Annandale – on - Hudson, NY: Levy Economics
Institute of Bard College, April.
/>3.
Michalis Nikiforos and Gennaro Zezza (2018), “„America First”, Fiscal Policy,
and Financial Stability”, Strategic Analysis, Annandale – on - Hudson, NY: Levy
Economics Institute of Bard College, April.
Tài liệu tiếng Việt
1.

Nguyễn Kỳ Sơn (2021), “Nguyên nhân giành chiến thắng và những thách thức

dối với chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden”, Tạp chí Cộng sản,
ngày 26/01/2021.

/>2.

Hồng Đình Nhàn, Nguyễn Thu Phương (2021), “Nước Mỹ: Những thách thức
sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ”, Tạp chí Cộng sản, ngày 13/02/2021.

/>



×