Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

powerpoint tác phẩm Lão Hạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913 KB, 9 trang )


I. Tìm hiểu chung

Tác giả
Nam Cao (1915-1951)
- Tên khai sinh là Trần Hữu Tri, q ở
làng Đại Hồng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà
Nam.
- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc
với những truyện ngắn, truyện dài chân
thực viêt về người nơng dân nghèo bị
vùi dập và người trí thức nghèo sống
mòn mỏi; bế tắc trong xã hội cũ.
- Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành,
tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến.
Ơng đã hi sinh trên đường cơng tác ở
vùng sau lưng địch.
- Nam Cao được nhà nước truy tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.
- Tác phẩm chính:“Chí Phèo, Trăng sáng,
Đời thừa, Lão Hạc...”

Tác phẩm
“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam
Cao; đăng báo lần đầu năm 1943.
- Đề tài: Viết về người nông dân trong xã hội cũ.
- Tóm tắt: Lão Hạc là 1 người nơng dân sống cơ độc một mình trong cảnh nghèo khó, chỉ có

1 con chó làm bạn mà lão hay gọi là cậu Vàng. Con trai của lão do quá nghèo đến nỗi khơng
có tiền lấy vợ mà bỏ đi làm trong đồn điền cao su. Lão cũng phải đi làm mướn làm thuê mới


đủ kiếm sống. Sau 1 trận ốm nặng dai dẳng thì sức già yếu ớt cộng thêm bệnh tật làm lão
khơng cịn đủ sức để đi làm th như trước nữa. Lựa chọn cuối cùng, lão phải bán con chó
Vàng mà lão yêu quý hết mực. Rồi sau đó, lão mang số tiền chắt chiu, dành dụm được cùng
mảnh vườn sang gửi ơng Giáo. Sau đó mấy hơm tiếp lão chỉ ăn sung luộc, khoai, rau
má...Một hôm, lão sang nhà Binh Tư để xin ít bả chó và chỉ nói là đánh bả con chó nhà nào
đó để giết thịt nhưng sự thực là lão dùng bả chó để tự kết liễu đời mình. Bởi thế mà cái chết
của lão cũng rất dữ dội nhưng chẳng ai hiểu lý do tại sao lão chết chỉ trừ ông Giáo và Binh
Tư.
-Bố cục
- Phần 1 ( từ đầu … nó thế này ông giáo ạ): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau
khi bán con Vàng.
- Phần 2 ( tiếp … một thêm đáng buồn) Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trơng nom
nhà cửa.
- Phần 3 (cịn lại) Cái chết của lão Hạc.


I. Nhân vật Lão Hạc

1. Hoàn cảnh đáng thương của Lão Hạc:
- Lão nơng già yếu, nghèo khó
- Vợ chết sớm
- Con trai bỏ đi đồn điền cao su, để lão ở nhà với một con chó.  Lão chỉ cịn một mình nó để làm khy.
→ Hồn cảnh cơ đơn, đáng thương

2. Tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng:
- Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:
o   Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

o


Lão bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm

o    Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa
o    Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: “Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó

cùng ăn”. Khi nhậu thỉnh thoảng lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ.

o

Chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó.

-> Tình u tha thiết với lồi vật. Là người giàu tình cảm.

- Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:
o     Sau trận ốm suốt 2 tháng khiến lão yếu đi không thể làm những việc nặng.
o

Cơn bão đi qua khiến hoa mầu bị phá sạch sành sanh

o

Gạo thì cứ mãi kém đi


- Cảm xúc của Lão Hạc sau khi bán chó:

Diễn biến tâm trạng
lão Hạc quanh chuyện
bán chó:


 - Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán
cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông
lão cười như mếu và đơi mắt lão ầng ậc
nước...Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực,
nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một
con chó”.
→ Tâm trạng đau đớn, xót xa, dằn vặt, ân hận,
tự trách mình

Từ đó em có nhận xét gì về
cách miêu tả tâm lý nhân vật
của tác giả ?

- Nghệ thuật: sử dụng các từ tượng hình, tượng
thanh, động từ có sức gợi tả cao.


- Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán chó:

Em hãy tìm những chi tiết nói về
cuộc sống của Lão Hạc sau khi bán
chó
- Lão nhờ ơng giáo hai việc:
+ Giữ hộ mảnh vườn cho con -> Người cha thương con.
+ Gửi tiền để lo ma cho mình để khơng phiền lụy đến hàng xóm -> Người sống có tình có
nghĩa với mọi người xung quanh.
- Lão chế tạo được món gì, ăn món ấy :”Hơm thì lão ăn củ chuối, hơm thì lão ăn sung luộc, hơm thì ăn rau
má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc”
- Từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo
→ Cuộc sống cùng cực, khổ sở

=> Lão Hạc giàu lòng tự trọng.


3.Cái chết của lão Hạc

Em hãy cho biết
nguyên nhân cái
chết của Lão Hạc.

Theo em đó là cái chết như thế
nào?

- Túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi
người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, khơng
đợi được con trai về. Lão chết vì lịng tự trọng.

- Lão vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai
mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép trào ra, chốc chốc lại bị
giật mạnh nảy lên, vật vã đến hai giờ mới chết
- Miêu tả cái chết cụ thể, chi tiết cận cảnh sử dụng liên tiếp từ
tượng thanh, tượng hình
→ Cái chết đau đớn, dữ dội, thê thảm và thương tâm.

Cái chết ấy đã chứng minh được
điều gì?

=> Là người có ý thức cao về lẽ sống, coi trọng nhân phẩm,
sống trong sạch, lương thiện
Là điển hình của người nơng dân trước Cách mạng tháng 8
với số phận cơ cực, đáng thương nhưng có phẩm chất tốt

đẹp, đáng kính trọng.
Cái chết là bản án dành cho chế độ thực dân nửa phong
kiến đã hành hạ và đẩy người nông dân vào đường cùng.


II. Nhân vật ơng Giáo:
-Thái độ, tình cảm của nhân vật “tơi” với lão Hạc có sự thay đổi:
+Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng
kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tơi” vơ cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lịng của
lão. Ơng giáo là người giàu lịng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.
+Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ơng giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người,
thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu.
+Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi
vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện.
Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số
phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà
một con người như lão Hạc phải chịu.
=> Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, chan chứa tình u thương và lịng nhân
ái sâu sắc. Người trọng nhân cách không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của
con người.


III. Tổng kết
Nội dung

Nghệ thuật

  
 - Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu
tả tâm lí nhân vật và cách kể.


  - Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân
cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.
   - Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh
động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.
   - Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự
gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như
là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật,
sâu sắc.

Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự
chân thực và cảm động về số phận đau
thương của người nông dân trong xã hội
phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm
chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho
thấy sự yêu thương trân trọng của Nam
Cao đối với những người nông dân như
thế.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×