Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

SÁNG KIẾN 2021 2022 nhưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 37 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Trang
2

I. MỞ ĐẦU

3

1. Lý do chọn sáng kiến

3

2. Mục tiêu của sáng kiến

4

3. Phạm vi của sáng kiến
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến việc nâng cao chất lượng
bữa ăn và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
2. Cơ sở thực tiễn
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1.Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được
2.1.Tính mới, tính sáng tạo

4
5


5
6
11
11
24
25

2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
a) Khả năng áp dụngthử hoặc nhân rộng
b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực
IV. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

29
29
29
32
33


2
Bản mô tả sáng kiến dưới đây của cá nhân tơi xuất phát từ đặc điểm tình hình
của đơn vị trường tơi thuộc trường vùng đặc biệt khó khăn, phụ huynh đa số là nhà
nông nghèo, điều kiện kinh tế thấp nên mức đóng góp cho trẻ ăn tại trường chưa đáp
ứng đủ năng lượng tối thiểu trong một ngày của trẻ. Qua khảo sát thực trạng sức khỏe
của học sinh từ đầu năm cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi
khá cao, chiếm trên 17%. Từ những nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của cơng tác
chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường học tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài dưới đây bao

gồm những giải pháp cụ thể đã áp dụng tại trường, phù hợp với điều kiện thực tế của
trường của địa phương với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc,
ni dưỡng trẻ mầm non nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm xuống mức
thấp nhất ở trường học.
Sáng kiến kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu, đưa vào thực hiện ngay từ tháng 9
năm 2021 và thực hiện có hiệu quả trong suốt thời gian vừa qua. Sáng kiến này có
khả năng áp dụng ở tất cả các trường mầm non trong huyện và có khả năng nhân rộng
ở các huyện bạn trong tỉnh.
Qua áp dụng sáng kiến cho thấy trẻ ở các lớp ham ăn hơn, ăn ngon miệng, ăn
hết xuất. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt so với đầu năm và giảm hơn so với
cùng kì năm trước. Phụ huynh cũng đã có những nhận thức đúng đắn về dinh dưỡng
của trẻ, hưởng ứng cho trẻ được uống sữa học đường hàng ngày, quan tâm đến khẩu
phần ăn của trẻ ở nhà, trong các bữa ăn hàng ngày biết bổ sung nhiều loại thực phẩm
khác nhau, biết thay đổi các món ăn cho trẻ thường xun để trẻ khơng chán ăn và có
cảm giác ăn ngon miệng hơn. Phối hợp tốt cùng nhà trường trong cơng tác chăm sóc,
giáo dục dinh dưỡng cho con em mình. Nhân viên cấp dưỡng đã biết xây dựng thực
đơn, lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp có sẵn tại địa phương, giá thành rẻ, biết
phối hợp các loại thực phẩm đa dạng nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, giúp trẻ ăn
ngon miệng, ăn hết xuất. Đối với giáo viên đã chú trọng hơn công tác giáo dục dinh
dưỡng, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới các
bậc phụ huynh cách chăm sóc, ni dưỡng con theo phương pháp khoa học. Trẻ khỏe
mạnh, nhanh nhẹn, ham vận động, thích khám phá, trải nghiệm, tiếp thu lĩnh hội kiến
thức một cách tích cực, đạt các mục tiêu trong chương trình giáo dục mầm non.

I. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn sáng kiến
2


3

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn là mục tiêu mà Ban
giám hiệu nhà trường luôn quan tâm. Trẻ em mầm non là giai đoạn rất cần được quan
tâm chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ để trẻ phát triển một cách toàn diện, trở thành những
người cơng dân có ích cho đất nước sau này. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 3 đến 72
tháng tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển tồn diện về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành nhân cách đầu tiên của con người xã hội
chủ nghĩa.
Trẻ em trong những năm đầu hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, một đứa trẻ sinh ra
lớn lên khỏe mạnh, các chỉ số chiều cao cân nặng bình thường thì trẻ sẽ có sức đề
kháng tốt, phịng chống được bệnh tật, và ngược lại nếu trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc
thừa cân thì hệ miễn dịch kém hay có bệnh lý nền, có nguy cơ dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm, bệnh mãn tính...Để cơng tác chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt thì
chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Chế độ ăn đủ về số lượng và cân đối
về chất lượng đảm bảo theo nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng của từng độ tuổi. Ăn
uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì thể lực trí lực
phát triển tốt, trẻ khỏe mạnh, thông minh hứng thú, tích cực tham gia chơi đùa cùng
bạn bè và học tập tốt. Việc chăm sóc ni dưỡng trẻ khơng được tốt, không chu đáo
sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ trẻ sau này.
Trường mầm non xã Tràng Các được thành lập năm 2015 là một trường nằm ở
xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, địa hình tương đối phức tạp, dân cư
sống không tập trung. Nhà trường gồm 1 điểm trường chính tại thơn Nà Khàn với
tổng số học sinh là 128 học sinh. Điểm trường lẻ đặt tại thơn Khau Đắng cách trường
chính khoảng 3km với tổng số học sinh là 29 cháu, còn 1 lớp ghép phải học nhờ
trường phổ thông và bếp là bếp tạm, cơ sở vật chất cịn thiếu thốn nhiều. Đa số trẻ
tồn trường là con nhà nông, 100% trẻ đều ăn bán trú tại trường, để đảm bảo về sức
khỏe cũng như vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường,
trong những năm học vừa qua nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp nâng cao chất
lượng bữa ăn nhằm khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì cho trẻ.
Xong trong quá trình thực hiện nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn như: Cơng tác bán

trú còn nhiều hạn chế, tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ cịn thấp chưa đạt
theo thơng tư 51, bếp ăn tại điểm trường lẻ của trường chưa đạt các tiêu chuẩn của
bếp ăn 1 chiều, vẫn còn thiếu nhiều đồ dùng bán trú, mức ăn còn thấp chưa đáp ứng
3


4
được tỷ lệ calo và cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ theo khảo sát đầu năm còn rất cao.
Năm học 2021-2022 bản thân tơi là phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác bán trú
tôi luôn băn khoăn trăn trở làm sao để có được các bữa ăn có chất lượng với giá cả thị
trường tăng cao mà mức đóng ghóp của phụ huynh thì thấp, làm thế nào để giảm tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng với mức ăn thấp như vậy? Từ thực trạng
trên của trẻ năm học này tôi mạnh dạn nghiên cứ và chọn đề tài “Giải pháp nâng cao
chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ trong trường mầm non xã Tràng Các”. Đề tài
này nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục của nhà trường ngày
một đạt hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Mục đích của sáng kiến là nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng cho trẻ
tại trường mầm non Tràng Các, xã Tràng Các, huyện Văn Quan.
Nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nâng cao ý
thức trách nhiệm trong công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ cùng đồng lịng chung sức
phấn đấu đạt chỉ tiêu về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng ở mức thấp nhất.
3. Phạm vi của sáng kiến
- Đối tượng: Giáo viên, nhân viên và trẻ độ tuổi 24-72 tháng tuổi
- Không gian: Tại trường mầm non Tràng Các, xã Tràng Các, huyện Văn Quan,
tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian nghiên cứ: Từ tháng 9/2021 đến hết tháng 2/2022
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến việc nâng cao chất lượng bữa ăn và giảm
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
1.1.Tầm quan trọng và nguồn gốc của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
Dinh dưỡng đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người,
một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khỏe tốt cho trẻ sau này.
Chính vì vậy người ta thường chia các chất dinh dưỡng thành 2 nhóm: Các chất đa
lượng và vi lượng.
a.Các chất đa lượng: Thường là các chất có trên 1g trong chế độ ăn hàng ngày và
thường cung cấp năng lượng bao gồm protein, lipid, các glucid, phần lớn các chất
xơ. Ở trẻ em sự rối loạn về phát triển thể chất và trí tuệ là biểu hiện thường gặp của
4


5
thiếu năng lượng, khi thừa năng lượng thì khả năng thích ứng của cơ thế rất nhỏ nên
năng lượng dự trữ của cơ thể dưới dạng tổ chức mỡ tăng lên rất nhanh đưa đến tình
trạng thừa cân béo phì. Bao gồm các chất sau:
- Plotein (Chất đạm)
- Lipid (Chất béo)
- Glucid (Chất bột đường)
- Nước
b. Các chất vi lượng: Nhu cầu Vitamin thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo bệnh và tùy
theo trạng thái hoạt động của cơ thể và tình trạng sức khỏe. Với mỗi người nhu cầu
vitamin tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển bình thường của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ ốm đau, chậm phát triển.
Vitamin có vị trí đặc biệt, giúp cho trẻ: Phát triển tốt. Phòng chống các bệnh
nhiễm khuẩn. Đặc biệt là phịng chống bệnh khơ mắt và mù lịa do thiếu Vitamin A,
vì vậy Vitamin A có tên gọi là Vitamin chống bệnh khô mắt. Nguồn cung cấp
Vitamin A trong thức ăn hàng ngày nếu trẻ ăn đủ thịt, cá thì sẽ khơng sợ thiếu
Vitamin A.

Vitamin D: Có nhiều tác dụng trong việc tạo dựng cơ thể của con người. Đặc
biệt đối với trẻ em, Vitamin D lâu nay được xem là chất chống còi xương. Lý do chủ
yếu là Vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thụ và chuyển hóa chất canxi(vơi) và
chất phootpho (lân).
Vitamin C: Là một loại Vitamin khá đặc biệt, nó tham gia vào nhiều chức năng
sinh lý bảo đảm cho sự phát triển và hoạt động của trẻ nhỏ. Tham gia tạo máu, tham
gia vào các men chuyển hóa. Đặc biệt Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng
phòng chống bệnh tật, nhất là chống nhiễm khuẩn các vết thương và giúp cho các vết
thương chóng lành...
1.2. Vai trị của các chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ
Nhờ sợ phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn có
chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm, chất
béo, chất sơ, vitamin, muối khoáng...Nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng
này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc nguy hiểm hơn là dẫn tới tử vong
nhất là đối với trẻ nhỏ, tốc độ phát triển thể lực, trí tuệ và tình cảm cùng các mối
quan hệ xã hội rất nhanh, nhanh đến mức mà người ta cho rằng sự thành công của
chúng ta quyết định sự thành đạt của đứa trẻ trong tương lai. Nhờ áp dụng dinh
dưỡng vào cuộc sống sức khỏe mà khoa học đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh
5


6
dưỡng trong đời sống sức khỏe con người. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp
lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm
bảo chế độ ăn hàng ngày của trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối
các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được các
món ăn phong phú thơm ngon, hấp dẫn đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ
đòi hỏi cơ ni phải tìm tịi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp
dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với
các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và ni dưỡng trẻ.

2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc, ni dưỡng tại trường mầm non Tràng
Các – xã Tràng Các – huyện Văn Quan.
Cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ trong trường mầm non vô cùng quan trọng.
Trong năm học vừa qua, lãnh đạo Phòng giáo dục, đặc biệt là bộ phận chun mơn
mầm non đã có những sự chỉ đạo quyết liệt về việc huy động mọi nguồn lực để xây
dựng, tu sửa mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bán trú cho các
trường mầm non, đồng thời chỉ đạo các trường đặc biệt trú trọng nâng cao chất
lượng chăm sóc ni dưỡng, thực hiện tốt bữa ăn thân thiện hàng ngày và giảm tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng ở mức tối thiểu nhất. Trường mầm non Tràng Các là một trường
đóng tại địa bàn xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao,
người dân đa số là làm nông, thu nhập các hộ gia đình khơng ổn định, một số gia
đình phụ huynh đi làm công ty để con ở nhà với ông bà nên việc chăm sóc ni
dưỡng các cháu cịn nhiều hạn chế, một số gia đình chưa quan tâm, trú trọng đến chế
độ dinh dưỡng cho các cháu, chưa chú ý phát triển nâng cao thể lực cho trẻ vào đầu
năm học qua cân đo trẻ lần 1 (tháng 9/2021) tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường chiếm
tỉ lệ cao. Là một cán bộ quản lý phụ trách công tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo
dục trẻ tơi ln băn khoăn làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp
lý giúp trẻ suy dinh dưỡng phát triển bình thường về các chỉ số chiều cao, cân nặng.
Từ những khó khăn trên bản thân tơi đã tự tìm tịi, học hỏi, tham khảo kinh nghiệm
các đơn vị bạn tơi nhận thấy mỗi trường mầm non có những đặc thù riêng về cơ sở
vật chất, đội ngũ, học sinh, điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương, hồn cảnh sống
của gia đình trẻ ...Chính vì vậy các giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc duôi
dưỡng ở các trường đều không giống nhau. Qua quá trình tìm hiểu, đúc kết kinh
nghiệm bản thân tơi nhận thấy với một trường học đóng trên địa bàn đặc biệt khó
khăn, dân trí thấp, kinh tế eo hẹp để thực hiện được như các đơn vị thuận lợi là điều
6


7

rất khó khăn chính vì vậy tơi thiết cần đưa ra những giải pháp phù hợp, thiết thực và
đặc biệt là phải giảm bớt được gánh nặng về kinh phí trong cơng tác bán trú, đảm
bảo mức đóng góp tiền ăn cho trẻ duy trì ở mức phù hợp ổn định, không gây áp lực
về kinh tế cho phụ huynh mà vẫn đảm bảo được tốt chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đạt được các chỉ tiêu về chăm sóc, giáo dục mà
kế hoạch năm học đề ra.
*Kết quả khảo sát đầu năm như sau
+ Bếp ăn tại điểm trường Khau Đắng là bếp tạm, chật hẹp, ẩm thấp không đảm
bảo.
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào còn cao, do điều kiện chăm sóc trẻ tại một
số gia đình chưa được tốt.
+ Nguồn thực thẩm ở địa phương không dồi dào, phong phú, giá cả thực phẩm
trên thị trường tăng cao vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, khẩu phần ăn của
trẻ.
+ Tại điểm trường Khau Đắng có 1 lớp học học nhờ tiểu học, lớp học không đủ
ánh sáng, khơng đảm bảo thống mát về mùa hè ấm áp về mùa đơng, nhà vệ sinh
chưa có vệ sinh riêng đi chung với lớp 5 tuổi vì vậy nguy cơ mất an toàn đối với trẻ
là rất cao.
Bảng 1: Đối với giáo viên kết quả đầu năm khảo sát như sau:
Tổng số Có kiến thức về các chất Biết tổ chức tốt Có kiến thức về chăm
giáo viên dinh dưỡng
các hoạt động ăn sóc, vệ sinh, dinh
cho trẻ
dưỡng cho trẻ
12

Tốt

Khá


TB

3

5

4

Tốt Khá
8

3

TB

Tốt

Khá

1

4

5

TB
3

Bảng 2: Kết quả khảo sát đầu năm cô nuôi như sau:
Tổng

số
nhân
viên

Có kiến thức về vệ Có chứng chỉ nghề
sinh dinh dưỡng ATTP
Tốt

Khá

TB

Tốt

Khá
7

TB

Biết tính khẩu phần ăn
trên phần mềm Nutri all
Tốt

Khá

TB


8
3


1

1

1

1

2

2

1

Qua khảo sát giáo viên nhân viên cho thấy nhận thức của giáo viên, nhân viên
chưa đồng đều, còn một số giáo viên nhân viên chưa hiểu sâu sắc được tầm quan
trọng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ, kiến thức chăm sóc, vệ sinh cho trẻ
cịn nhiều hạn chế.
Căn cứ vào tình hình thực tế mức đóng tiền ăn của phụ huynh từ đầu năm học
là 17.000đ/trẻ/ ngày bao gồm cả sữa và gạo. Trẻ mẫu giáo ngày 1 bữa chính và 1 bữa
phụ. Nhà trẻ ngày 2 bữa chính và 1 bữa phụ tính năng lượng và tỷ lệ các chất dinh
dưỡng đạt như sau:
Bảng 3: Bảng thiết lập dưỡng chất đầu năm (Tháng 9)
- Bảng tính khẩu phần ăn nhà trẻ

8


9


Bảng tính khẩu phần ăn trẻ mẫu giáo

9


10

10


11
- Hạn chế: Qua 2 bảng thiết lập dưỡng chất trên cho thấy việc lựa chọn phối hợp các
loại thực phẩm chưa hợp lý nên tỷ lệ đáp ứng thực tế cho trẻ trong 1 ngày chưa đạt
ngưỡng theo quy định về chế độ dinh dưỡng của trẻ theo thông tư 51/2020
- Bảng 4: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi đầu năm
Đầu năm

Tổng số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ được theo dõi

147/147

100

Số trẻ có cân nặng bình thường


121/147

82,3

Số trẻ suy dinh dưỡng vừa

26/147

17,7

Số trẻ suy dinh dưỡng nặng

0

0

Số trẻ có chiều cao bình thường

121/147

82,3

Số trẻ thấp còi độ 1

26/147

17,7

Số trẻ thấp còi độ 2


0

0

Số trẻ béo phì

0

0

Hạn chế: Nhìn vào bảng 3, 4 ở trên ta thấy thực đơn còn nghèo nàn chưa
phong phú, nhân viên chưa biết lựa chọn thực phẩm giàu năng lượng, phù hợp để
phối hợp với nhau nhằm làm tăng tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho cân đối hợp lý. Tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi đầu năm học còn rất cao so với quy định.
III.

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1.Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
1.1. Giải pháp 1: Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, Tiếp tục thực hiện chủ đề “Xây
dựng trường mầm non thân thiện, cô dịu hiền bé chăm ngoan” và triển khai chủ
đề của năm học “Xây dựng trường mầm non xanh – an tồn – thân thiện”
- Để đảm bảo cho cơng tác bán trú, ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với
nhà trường tiến hành rà soát những đồ dùng dụng cụ nhà bếp còn thiếu đề suất bổ
sung thêm đồ dùng cho cả 2 điểm trường, đảm bảo cho 2 điểm trường có đủ trang
thiết bị phục vụ cho cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ.
- Thường xun kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi để sửa chữa kịp thời. Phát hiện chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất
an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường, lớp. Duy trì hoạt động của Ban
chỉ đạo trường học an tồn phịng chống tai nạn thương tích, tự đánh giá trường học
an toàn theo bảng điểm quy định tại thơng tư 13. Duy trì trường học an toàn đạt loại

tốt.
11


12
- Thực hiện quy chế chăm sóc trẻ: “Tổ chức ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, nề
nếp vệ sinh trong ăn uống, vui chơi”.
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra các lớp thực hiện quy chế chăm sóc
giáo dục trẻ và chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên các lớp xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp với
kế hoạch nhà trường, phù hợp với chương trình giáo dục của từng độ tuổi. Trú trọng
việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học xanh – sạch – đẹp và an
tồn thân thiên khuyến khích trẻ u thích đến trường, lớp.
- Có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi và quản lý sức khỏe trẻ; Hồ sơ trường học
an tồn, phịng chống tai nạn thương tích, thường xun cập nhật kịp thời vào sổ theo
dõi tai nạn thương tích xảy ra trong trường kể cả tai nạn nhỏ nhất để từ đó có sự chỉ
đạo, điều chỉnh rút kinh nghiệm kịp thời.
- Tăng cường chỉ đạo công tác chăm sóc, vệ sinh phịng bệnh, an tồn thực
phẩm. Qn triệt sâu rộng tới cán bộ, giáo viên, nhân viên u cầu cần phải đảm bảo
an tồn phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, khơng để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc
thức ăn trong trường. Phối hợp với trạm y tế xã tổ chức truyền thông về dịch bệnh
truyền nhiễm Covid-19, bệnh chân tay miệng, thủy đậu...chỉ đạo các lớp thường
xuyên lau sàn lớp, tủ kệ đồ chơi cho trẻ bằng CloraminB, phun khử khuẩn khi có dịch
bệnh xảy ra, phun thuốc diệt côn trùng.
- Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc của nhà trường để thay thế những thuốc đã
quá hạn sử dụng và bổ sung đầy đủ dụng cụ, đồ dùng y tế và một số thuốc thiết yếu
để phục vụ công tác sơ cứu ban đầu cho trẻ.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh kết hợp cùng nhà trường rèn thới quen ăn
uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh răng miệng, kỹ năng rửa tay bằng
xà phòng, giáo dục trẻ lao động tự phục vụ. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch

giáo dục bổ sung nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương trình hợp lý phù hợp
với lứa tuổi, tạo nề nếp thói quen tốt hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe của trẻ.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế tập huấn về một
số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh học đường, vệ sinh an tồn thực
phẩm, chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh cho trẻ tại sở, huyện. Tổ chức tập
huấn lại cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường.

12


13
1.2. Giải pháp 2: Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên – nhân viên nấu ăn về dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nhân viên nấu ăn về chuyên môn nghiệp vụ
như tạo điều kiện cho các cô nuôi được tham gia các lớp tập huấn về VSDD –ATTP,
có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ mầm non đảm bảo đẹp mắt, hợp khẩu vị trẻ
mà vẫn đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng và thực hiện nghiêm túc thực đơn đã
đề ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng,
ăn hết xuất.
Bồi dưỡng khả năng tính khẩu phần ăn cho trẻ để biết được lượng Kcal cung
cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu % so với nhu cầu cần đạt. KCal do các chất
P,L,G cung cấp có được cân đối hợp lý hay không? Nếu khẩu phần ăn của trẻ cân đối,
hợp lý sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa, vận chuyển, trao đổi các chất được tốt hơn.
Chỉ đạo giáo viên chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ trong ngày sao
cho 2 bữa ăn của trẻ không quá gần nhau, kip thời bổ sung năng lượng cho cơ thể trẻ
để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc vẫn còn lại cho ăn tiếp gây nên sự chán ăn ở trẻ.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm hướng
dẫn nhân viên biết cách kiểm tra, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập nát ôi
thiu, kém chất lượng, biết cách thay thế thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định lượng,

phù hợp với thực phẩm sẵn có của địa phương.
Thực hiện hợp đồng mua thực phẩm sạch tại những cơ sở có uy tín chun
cung cấp cho các trường mầm non, thực phẩm đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu
cầu, rõ nguồn gốc, tươi sạch, phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường.
Hướng dẫn nhân viên thực hiện tốt chế độ vệ sinh nhà bếp, vệ sinh cá nhân, vệ
sinh đồ dùng dụng cụ nhà bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ đạo nhân viên thực hiện chế biến món ăn đúng quy trình, ln giữ được
hàm lượng dinh dưỡng trong từng món ăn, đúng nguyên tắc bếp một chiều, hợp lý, vệ
sinh và thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo định lượng đã quy
định.
1.3. Giải pháp 3: Xây dựng khẩu phần ăn cân đối hợp lý cho trẻ.
Xây dựng được thực đơn và khẩu phần ăn hợp lý nhằm đảm bảo đầy đủ nhu
cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Khi xây dựng khẩu phần
13


14
ăn điều quan trọng nhất là phải dựa trên nguyên tắc xây dựng thực đơn theo mùa, lựa
chọn các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương, dễ thay thế đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa
các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể.
Cân đối về năng lượng: Năng lượng do 3 chất chủ yếu là: Protein, Lipit, Gluxit
trong khẩu phần tỉ lệ 3 chất này phải thích hợp là 1:1:5.
Cân đối về Protein: Xác định tỷ lệ % giữa Protein động vật và Protein thực vật
tổng số để đánh giá mức cân đối. Tỷ lệ Protein động vật và thực vật ở trẻ là 30-70%.
Cân đối về Lipit: Đối với trẻ em, tỷ lệ Lipit động vật và thực vật là 50/50% mỗi
loại.
Cân đối về Gluxit: Gluxit là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu nhất
trong khẩu phần vì Gluxit có giá thành rẻ nhất đồng thời lại có số lượng nhiều nhất.
Trong các loại Gluxit cịn chứa nhiều loại Vitamin và khống chất do đó cần cho trẻ
ăn đủ và thường xuyên các loại ngũ cốc và rau quả.

Cân đối về Vitamin; Vitamin tham gia nhiều chức phận chuyển hóa trao đổi
chất quan trọng của cơ thể vì vậy phải cung cấp đủ các Vitamin. Nếu trong khẩu phần
thiếu Vitamin sẽ làm rối loạn quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như trao đổi
chất của cơ thể dẫn tới một số bệnh lý.
Trong khẩu phần cần nhiều tinh bột thì nhu cầu về Vitamin nhóm B cũng cần
nhiều hơn. Nếu thiếu Vitamin B1 sẽ ảnh hưởng tới hấp thu và trao đổi Gluxit.
Cân đối về chất khoáng: Các chất khoáng giữ vai trị cân bằng để duy trì tính
ổn định trong đó các chất khoáng trong khẩu phần cần được chú ý. Nhà trường sử
dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cân đối cho trẻ phối hợp nhiều loại thực phẩm với
nhau và đảm bảo đủ lượng theo lứa tuổi.
Bảng 5: Bảng thiết lập dưỡng chất thời điểm tháng 02/2022

14


15

Bảng tính khẩu phần ăn tháng 2/2022 của trẻ nhà trẻ trên phần mềm Nutriall

15


16

Bảng tính khẩu phần ăn tháng 2/2022 của trẻ mẫu giáo trên phần mềm
Nutriall

16



17
Qua hình ảnh bảng tính khẩu phần ăn của tháng 02/2022 của trẻ nhà trẻ và trẻ
mẫu giáo cho thấy sự thay đổi rõ rệt về tỷ lệ cân đối giữa các chất đạm, béo động vật
và thực vật, tỷ lệ đáp ứng thực tế về dinh dưỡng đạt: P= 105%; L=105%; G= 104%,
tỷ lệ các chất tăng so với tháng 9/2021 trên 10%
1.4. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách thực hiện
bữa ăn thân thiện hàng ngày
Để tổ chức cho bữa ăn đảm bảo phù hợp về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ
sinh và mang đến cho trẻ cảm nhận thực sự một bữa ăn ngon miệng vui vẻ và thân
thiện để có được bữa ăn như vậy trước hết nhân viên cấp dưỡng, giáo viên và ban
giám hiệu nhà trường sẽ cùng nhau thống nhất góp ý xây dựng thực đơn phong phú,
đa dạng các loại thực phẩm, phối hợp tốt các loại thực phẩm với nhau để mang lại giá
trị dinh dưỡng cao, thực hiện theo thực đơn hàng ngày, nhân viên nấu ăn hàng ngày
chuẩn bị các nguyên liệu để chế biến đầy đủ, chế biến hợp hệ sinh, giữ được mùi vị
đặc trưng và bài trí đẹp mắt kích thích sự ham ăn của trẻ.
Mỗi bữa ăn tại trường trước hết phải đảm bảo sự đa dạng, phong phú nhiều loại
thực phẩm khác nhau, cân bằng dinh dưỡng, hương vị - màu sắc - mùi vị - cách chế
biến phù hợp với trẻ nhỏ.
Trước khi ăn giáo viên cần định hướng cách tổ chức bữa ăn đó, bố trí phịng ăn
sắp xếp bàn ăn và cách trình bày các bàn ăn cho trẻ sắp xếp trẻ ngồi cùng bàn phù
hợp, vừa đủ cho trẻ thuận tiện cùng nhau trong bàn ăn sắp xếp những trẻ ăn kém và
ăn chậm ngồi cùng bàn với nhau, trình bày bàn ăn phù hợp đẹp mắt cũng giúp trẻ cảm
giác thích thú khi ngồi vào bàn, tổ chức bữa ăn theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm đã mang đến cho trẻ cảm nhận một bữa ăn thực sự bổ ích trẻ tự phục vụ
cho bản thân trong bữa ăn biết giúp đỡ và phối hợp với các bạn cùng giúp đỡ cô giáo
chuẩn bị bữa ăn và thu dọn đồ dùng tôi cảm nhận trẻ thực sự vui vẻ, ăn ngon miệng

17



18
an

hết

suất



cảm

nhận

bữa

ăn

gia

đình

ấm

áp.

Hình ảnh tổ chức bữa ăn thân thiện cho trẻ
Hàng ngày đến giờ ăn tôi thường xuyên xuống thực tế kiểm tra cách tổ chức
bữa ăn hàng ngày cho trẻ của giáo viên, nhắc giáo viên chú ý đến trẻ ăn chậm, trẻ suy
dinh dưỡng, động viên trẻ ăn hết suất ăn của mình.
Tạo cho trẻ được ăn uống trong bầu khơng khí vui vẻ và thoải mái trong suốt

buổi ăn, trẻ cảm thấy được yêu thương, được chăm sóc và được tơn trọng, trẻ được ăn
các món ăn phù hợp với thời tiết, với khẩu vị, các món ăn trẻ được thưởng thức luôn
đảm bảo thơm ngon, đủ dinh dưỡng và được trình bày đẹp mắt, bữa trưa của bé đảm
bảo an toàn thực phẩm.
1.5. Giải pháp 5: Quản lý theo dõi sức khỏe trẻ và tổ chức bữa ăn của trẻ
đúng quy định.
18


19
Thực hiện tổ chức khám sức khỏe và theo dõi cân nặng, chiều cao đúng quy
định. Theo dõi sức khỏe hàng tháng: Các cháu đến trường được cân, đo khám sức
khỏe định kỳ. Các cháu độ tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng mỗi tháng cân một lần, trẻ mẫu
giáo 3 tháng cân một lần. Sau mỗi lần cân đo, các nhóm lớp đều ghi danh sách thơng
báo trên bảng tun truyền của lớp để phụ huynh nắm được sức khỏe của con em
mình. Đối với trẻ khơng tăng cân hoặc bị giảm cân so với tháng trước tôi yêu cầu
giáo viên tìm hiểu nguyên nhân: Do trẻ bị ốm, bệnh tật, hay do các bà mẹ thiếu kiến
thức về nuôi con, hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn khơng đủ chất,
khơng đúng giờ...để từ đó trao đổi với phụ huynh có hướng khắc phục và thống nhất
cách chăm sóc trẻ.
Nhà trường liên hệ với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các
cháu 2 lần/năm; Tuyên truyền phụ huynh tẩy giun cho trẻ ít nhất mỗi năm một lần.
Qua khám sức khỏe phát hiện cháu nào mắc bệnh, giáo viên thông báo ngay tới phụ
huynh và tuyên truyền phụ huynh nên đưa cháu lên tuyến trên, khám và điều trị kịp
thời.
Phối hợp với trạm y tế xã thông báo lịch khám sức khỏe, lịch tiêm chủng cho
phụ huynh biết để đưa con em đến khám, tiêm phòng đầy đủ. Trẻ nào vắng không
khám được nhà trường thông báo khám, tiêm bổ sung.
Nhân viên y tế được tập huấn cách theo dõi tình trạng dinh dưỡng “cân nặng,
chiều cao” của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.

Có chế độ chăm sóc riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi mỗi tháng
cân đo theo dõi một lần. Trẻ nhà trẻ, những trẻ mới đi học chú ý chăm sóc sức khỏe
khi thời tiết chuyển mùa. Đảm bảo công tác vệ suinh trong và ngoài lớp học, đảm bảo
an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên chăm sóc trẻ trong giờ ăn, tổ chức cho trẻ ăn: Các cháu nhà trẻ ăn 2
bữa chính, một bữa phụ/ngày ở trường. Trẻ mẫu giáo ăn một bữa chính và một bữa
phụ/ngày ở trường, đảm bảo ăn đúng giờ. Trong giờ ăn của trẻ, giáo viên phải ln
động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn
khác nhau một cách tự nguyện và thoải mãi. Trong các giị học và hoạt động vui chơi,
các cơ giáo cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, trắng, đẹp, thông minh học
giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm, ốm yếu.

19


20

Hình ảnh tổ chức bữa ăn cho trẻ
Với các cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cân, thấp còi cân đo định kỳ mỗi
tháng một lần được thông báo với phụ huynh và tổng hợp vào sổ theo dõi chất lượng
của lớp và nhà trường.

20


21

Hình ảnh cân đo trẻ
Quản lý chế độ ăn và khẩu phần ăn

Quản lý chế độ ăn và khẩu phần ăn của trẻ: BGH luôn giám sát giờ ăn và theo
dõi lượng thức ăn của trẻ trước và sau khi ăn, để từ đó tìm hiểu ngun nhân và đưa
ra giải pháp khắc phục.
Thực hiện tốt việc báo ăn, điểm danh hàng ngày
Quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi liên quan đến vấn đề ăn uống của trẻ, thực
hiện tài chính cơng khai hàng ngày có sự thống nhất giữa sổ báo ăn của các lớp, sổ
trợ của tiếp phẩm và sổ tính khẩu phần ăn hàng ngày.
1.6. Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra
Công tác kiểm tra giám sát đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ, góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
kiểm tra vừa là biện pháp về mặt quản lý vừa là động lực thúc đẩy để các bộ phận làm
việc một cách nghiêm túc có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn do vậy công tác
kiểm tra cần thực hiện một cách khoa học nghiêm túc và thường xuyên.
Kiểm tra được tiến hành bằng nhiều hình thức như sau kiểm tra đối với bộ
phận dinh dưỡng kiểm tra quy trình chế biến có đúng quy định một chiều hay không
không các dụng cụ chế biến thực hiện như thế nào có thực hiện mặc trang phục theo
21


22
đúng quy định không Công việc cân đo phân chia thức ăn sau khi nấu chín như thế
nào nào cách chế biến món ăn có đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm hay khơng các
món ăn sau khi chế biến có đảm bảo ngon và hợp khẩu vị màu sắc hấp dẫn khơng?
nhà bếp có được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi chế biến hay khơng? có thực hiện
lưu mẫu thức ăn hay không?
Công kiểm tra đối với giáo viên các lớp kiểm tra công tác vệ sinh của cơ và trẻ
đầu tóc, quần áo, móng tay có sạch sẽ gọn gàng khơng?
Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ có để đúng nơi quy định hay khơng? ca cốc
cốc uống nước có được vệ sinh thường xuyên hay không?
Kiểm tra công tác tổ chức bữa ăn của trẻ chuẩn bị bàn ghế có đủ số lượng sạch

sẽ khơng sắp xếp chỗ ngồi ăn của trẻ có phù hợp khơng? Khẩu trang găng tay cơ có
sử dụng khi chia thức ăn cho trẻ khơng? Cơ có chú trọng lồng ghép giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ trong giờ ăn giờ học giờ chơi không?
Kiểm tra việc thực hiện lịch báo giảng tổ chức các hoạt động giáo dục, lịch vệ
sinh lớp học vệ sinh luộc khăm ca cốc uống nước.
Kiểm tra hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ.
Kiểm tra giám sát các hành vi của giáo viên đối với trẻ như quát mắng dọa nạt
thiếu tinh thần trách nhiệm trong ni dưỡng chăm sóc trẻ để có biện pháp xử lý chấn
chỉnh kịp thời đối với những trường hợp vi phạm điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý
tinh thần sức khỏe của trẻ.
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ công tác bán trú để kịp thời sửa
chữa bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt nhất cho việc ni dưỡng chăm sóc
giáo dục trẻ.
1.7. Giải pháp 7: Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh được tham
quan trải nghiệm, tham gia các cuộc thi.
Nhà trường đã tổ chức cho cô nuôi tham gia hội thi cô nuôi giỏi cấp trường và
tham gia thi cô nuôi giỏi cấp huyện qua hội thi cô nuôi đã trau dồi được nhiều kiến
thức bổ ích về dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ
22


23
các đồng nghiệp về chế biến các món ăn ngon cho trẻ và áp dụng những kiến thức
học được đưa vào áp dụng thực tế chế biến các món ăn cho trẻ tại đơn vị trường và
qua hội thi tôi thấy nhân viên trường tơi có kinh nghiệm hơn, nấu ăn ngon hơn, biết
chế biến nhiều món ăn ngon hợp với khẩu vị của trẻ, biết phối hợp nhiều loại thực
phẩm trong chế biến, trong quá trình chế biến biết cách giữ được hương vị của các
món ăn và biết cách trình bày đẹp mắt giúp cho trẻ cảm thấy thích ăn hơn, ăn ngon
miệng hơn.


Hình ảnh cơ ni tham gia thi cô nuôi giỏi cấp huyện
Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đưa trẻ đi tham quan trải
nghiệm phù hợp với bối cảnh địa phương từ đầu năm học đến nay nhà trường đã cho
trẻ đi trải nghiệm thăm cánh đồng lúa, trải nghiệm trồng rau chăm sóc vườn rau, trải
nghiệm pha nước cam, trải nghiệm làm bánh trôi nước... qua các hoạt động trải
nghiệm giúp trẻ có thêm những kiến thức về dinh dưỡng giáo dục trẻ kỹ năng sống
hiểu biết thêm về văn hóa ẩm thực tại địa phương giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất
nước yêu làng xóm yêu lao động và có những kỹ năng ứng xử phù hợp với thiên
nhiên con người.

23


24

Hình ảnh trẻ trải nghiệm thăm cánh đồng lúa, chăm sóc vườn rau

24


25

Hình ảnh trẻ trải nghiệm làm bánh trơi nước
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×