Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đất nước trách nhiệm của nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.92 KB, 4 trang )

1. Mở bài
Khơng biết tự bảo giờ, hình ảnh đất nước đã nghiêng mình trong thi cả nghệ
thuật như một điểm hẹn tâm hồn cho rất nhiều văn nghệ sĩ. Xuân Diệu đã từng viết:
“ Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũ Cà Mau”
Hay Chế Lan Viên cũng đã khơng kìm được lịng mình mà thốt lên rằng:
“ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng
Chưa đâu và cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”
Thì Nguyễn Khoa Điềm – con người của vùng đất Huế nặng tình nặng nghĩa, lại
viết về đất nước với những khía cạnh hết sức thân thuộc, gần gũi và bình dị thơng
qua bản trường ca mang tên “ Mặt đường khát vọng” mà tiêu biể là trích đoạn Đất
nước trong chương thứ năm. Với quan niệm vô cùng mới mẻ: đất nước của nhân
dân, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa đến cho ta những câu thơ thể hiện những đóng góp
của nhân dân cho đất nước. Đặc biệt trong bốn câu thơ:
“ Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Khơng ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước”
Nhân dân đã dùng chính cuộc đời của mình để làm nên lịch sử đất nước.
2. Khái quát chung
Khi điểm lại những gương mặt tiểu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành
trong kháng chiến chống Mĩ, không thể không nhắc tới nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Hồn thơ của ông là sự kết tinh giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của
người tri thức khi tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Trước năm
1975, khi cuộc kháng chiến nói chung và phong trào đấu tranh ở đô thị miền Nam
nói riêng đang đến hồi quyết liệt, thế hệ trẻ của vùng tạm chiếm đứng trước âm
mưu ra sức xuyên tạc về cộng sản, cách mạng của quân thù thì tác phẩm trường ca
“Mặt đường khát vọng” (1971) đã ra đời nhằm thức tỉnh tuổi trẻ về sứ mệnh thiêng
liêng, cao cả của họ trong công cuộc giữ nước và dựng nước. Khơng đi theo lối


mịn của những phong trào văn hố rầm rộ “hát cho dân tơi nghe”, những lời hiệu
triệu “dậy mà đi”… bản trường ca không nặng nề màu sắc tuyên truyền, không rực
cháy lửa tranh đấu, không “hừng hực lửa căm hờn” mà ngôn từ được Nguyễn Khoa
Điềm sử dụng êm dịu, dễ đi vào lòng người, “khơi sáng thêm ngọn đuốc thiêng từ
bao đời” bằng cách của riêng ơng. Trong đó, trích đoạn “Đất nước” thuộc chương V
đã tập trung thể hiện những cảm nhận mới mẻ và suy nghĩ sâu sắc của Nguyễn


Khoa Điềm về đất nước: Đất nước này là đất nước của nhân dân. Với bốn câu thơ “
Họ đã sống và chết đến… Nhưng họ đã làm ra đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã
một lần nữa khẳng định tư tưởngđất nước của nhân dân từ bình diện thời gian. Khi
cuộc đời của nhân dân đã cống hiến và tạo dựng nên sự trường tồn vô hạn của đất
nước
3. Phân tích
Trong bốn câu thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã đề cập đến cách sống, cách nghĩ và
khẳng định một lần nữa công lao mà nhân dân mang đến cho đất nước:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm”
Sử dụng danh xưng “họ”, nhà thơ không chỉ bất cứ một cá nhân cụ thể nào, mà đó
chính là nhân dân,là những con người “ Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa
tuổi”. Trong thời kì chiến tranh, thế hệ trẻ dù năm tháng nào cũng “ra đi khơng tiếc
đời mình” để chia sẻ, gánh vác mối thù nước, thù nhà chung của dân tộc. Họ có thể
là những chàng trai cịn rất trẻ mới ngồi đơi mươi, từ bỏ đơ thị phồn hoa đi lên
vùng Tây Bắc chiến đấu, họ có thể là những người nông dân chân lấm tay bùn đến
từ nơi “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” trên khắp mọi miền tổ quốc…
nhưng họ đều chung nhau tình yêu tổ quốc sâu đậm, đều sẵn sàng hồ máu xương
của mình vào dịng chảy lịch sử của dân tộc một cách âm thầm, cao cả. Nhưng
không chỉ trong thời chiến, trong thời bình cũng vậy, để Đất Nước phát triển, sánh
ngang tầm vóc với bạn bè năm châu, biết bao người dân đang sống, đang lao động,
đang học tập không ngừng nghỉ, đang ngày đêm cống hiến xây dựng cho Đất Nước

như hình tượng anh thanh niên được phác hoạ mộc mạc, giản dị nhưng cao cả trong
tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Họ đã “sống và chết” trọn vẹn
một cuộc đời “giản dị và bình tâm”, tuy khơng ai nhớ mặt đặt tên nhưng biết bao
cuộc đời vơ danh ấy chính là những cuộc đời có ý nghĩa với Đất Nước. Mỗi cuộc
đời của Nhân Dân đều góp phần hố thân cho dáng hình xứ sở, mỗi người một cơng
việc, một nhiệm vụ lặng lẽ dâng cho đời sức trẻ, sức cống hiến bền bỉ “dù là tuổi hai
mươi” hay là khi “tóc bạc”. Đặt cặp hình ảnh đối lập “sống-chết” cạnh nhau,
Nguyễn Khoa Điềm đã gợi ra quy luật trọn vẹn một cuộc đời của nhân dân. Từ khi
sinh ra trên mảnh đất quê hương, lớn lên với những làn điệu lời ru, với những câu
chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể, đến khi trưởng thành cùng những tình
cảm “gừng cay muối mặn” của cha mẹ, biết lao động “xay, giã, dần, sàng”, và rồi
chứng kiến cảnh đất nước bị xâm lược, họ vùng lên chống giặc ngoại xâm.“ Người
người lớp lớp” cứ thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau lại tiếp nối, lặng lẽ “ gánh vác
phần người đi trước để lại”, cứ thế, mỗi thế hệ “dặn dò con cháu chuyện mai sau”,
tiếp nối nhau hy sinh, hiến dâng máu xương của mình “ hóa thân cho dáng hình xứ
sở”, giữ gìn và phát triển đất nước. Những con người đã sống và chết trọn vẹn một
cuộc đời “giản dị và bình tâm”.Họ khiêm nhường, giản dị trong lối sống mà cịn
thanh thản, bình tâm khi cống hiến cho Đất Nước bởi đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ


nhưng đồng thời cũng là tình yêu. Đối với nhân dân, cần cù làm lụng hay ra trận
đánh giặc, sống và chết đều thật giản dị và bình tâm vì lẽ tồn vong của đất nước.
Khi đất nước thanh bình, họ “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Khi đất nước gặp
ngoại xâm, họ đứng dậy cầm vũ khí, sẵn sàng xả thân vì độc lập chủ quyền như một
lẽ tự nhiên,những người con trai xông pha ra chiến trận, quyết tâm chiến đấu bảo vệ
dân tộc, những người con gái làm nhiệm vụ hậu phương “ nuôi cái cùng con”, dù
già trẻ gái trai, tất cả cùng chung một lòng đánh đuổi quân thù, bảo vệ dân tộc. Mỗi
con người đều tự nguyện đóng góp cuộc đời mình, làm nên những điều lớn lao, làm
nên Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã tinh tế khi đồng nhất tình yêu cuộc đời của
mỗi con người với tình yêu Đất Nước, tình u giản dị hồ chung với tình u lớn

lao, cao cả. Từ đó, nhà thơ đã lay động ý thức, chạm đến trái tim của tuổi trẻ các
vùng đô thị tạm chiếm miền Nam khi ông luôn nhắc nhở, nhắn nhủ về tình yêu đối
với Đất Nước đang tồn tại sẵn có trong bản thân mỗi người. Nhắc nhở về lối sống
“giản dị và bình tâm”, là nhắc nhở về tinh thần sống của dân tộc, khi cả một thế hệ
đã ngã xuống để bảo về đất nước khỏi tay thực dân Pháp, những con người đã và
đang đánh đổi bản thân để đổi lấy cơ hội được sống trong hịa bình.
Cuối cùng, Nguyễn Khoa Điềm kết luận cơng lao to lớn trong việc xây dựng
và phát triển đất nước thuộc về Nhân Dân:
“Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
Nhân Dân đã đóng góp cơng sức của mình tạo nên lịch sử cho Đất Nước. Cuộc đời
mỗi con người tuy ngắn ngủi nhưng cuộc đời của một khối đồn kết thống nhất có
tên gọi là Nhân Dân thì trường tồn, vĩ đại và vĩnh cửu. Để khẳng định quần chúng
nhân dân chính là những người sáng tạo ra lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm không ngợi
ca các triều đại, không nhắc tới các anh hùng mà ghi nhận công lao đối với đất
nước của những con người bình dị, vơ danh . Những người chiến sĩ, đã hi sinh trên
chiến trường lạnh lẽo, bỏ mạng ngồi biên cương xa xơi, những sinh mệnh vơ
thường, nhỏ bé hết mình chiến đấu vì Tổ quốc dù biết rằng “thăm thẳm mùa chia
phôi”. Những người mẹ địu con trên lưng, vất vả với công việc đồng áng để cung
cấp lương thực cho nơi tiền tuyến, những đôi trai gái yêu nhau, phải đặt tình cảm cá
nhân sang một bên, hịa chung vào tình cảm lớn của đân tộc. Tôi tự hỏi rằng, tại sao
những con người ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh bản thân mình để chiến đấu cho dân
tộc như vậy? Dù cho họ biết rằng sẽ phải hy sinh, dù biết rằng họ phải chết. Có lẽ,
một phần sự hy sinh tự nguyện của họ là vì tình yêu, tình yêu với đất nước. Bởi
trong “anh và em hơm nay đều có một phần đất nước”, đất nước đã gắn với máu thịt
của họ, đất nước có những con người mà họ yêu thương, bởi mỗi sự vật nhỏ bé, giản
dị như miếng trầu bà ăn, câu chuyện mẹ kể, từng tấc đất tấc sơng đều là những gì
mà họ trân q nhất, vậy nên họ chiến đấu bảo vệ đất nước, cũng là chiến đấu bảo
về những gì mà họ yêu thương, bảo vệ những người thân yêu của họ. Tôi cũng cho
rằng, họ bảo vệ đất nước cũng là vì chính họ. Trong những năm tháng khói lửa của

dân tộc, dù họ đầu hàng trước giặc, hay họ ra trận chiến đấu, họ cũng đều có thể sẽ


phải chết, hay nếu không phải chết, họ sẽ phải sống một cuộc đời mất tự do, chịu sự
đàn áp của quân giặc. Vậy nên họ chọn cách chiến đấu, chọn hy sinh một cách vinh
quang để bảo vệ sự tự do cho chính mình, coi sự tự do, hịa bình của dân tộc là lý
tưởng, để chiến đấu hết mình thanh xuân và tuổi trẻ của họ.Trong cuộc đời của
mình, mỗi người dân Việt Nam đều có quỹ thời gian hữu hạn, nhưng họ đã ln
đóng góp cơng sức của mình để giữ nước và dựng nước. Tư tưởng đất nước của
nhân dân đã được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận từ bình diện thời gian. Khi cuộc
đời của nhân dân đã cống hiến và tạo dựng nên sự trường tồn vô hạn của đất nước .
4. Tổng kết nghệ thuật
Chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Khoa Điềm một lần nữa khẳng định tư tưởng
đất nước của nhân dân, thông qua những đóng góp của nhân dân cho lịch sử đất
nước, những con người đã dùng cuộc đời mình để làm nên những trang sử vẻ vang
của dân tộc. Bên cạnh việc sử dụng cặp hình ảnh đối lập “sống – chết”, ta còn thấy
nổi bật trong bốn câu thơ là cách sống “giản dị” và cách nghĩ “bình tâm”. Chỉ bốn
câu thơ nhưng ta vẫn thấy đậm phong cách Nguyễn Khoa Điềm: cảm xúc thơ chân
thành, tha thiết, giọng điệu tâm tình có sự hịa quyện giữa phong cách trữ tình và
chính luận. Thể thơ tự do , ngơn từ, hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc, vừa mang
tính khái quát.
5. Kết bài
Có thể nói, Đất nước là một trong những đoạn trích hay nhất trong trường ca
Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn trích khơng chỉ thể hiện tài
năng của nhà thơ mà còn là tiếng nói yêu nước của một con người yêu nước sâu
nặng, mãnh liệt. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần
nhau, tất cả cùng hướng đến nhiệm vụ chung cao cả bảo vệ Tổ quốc. Tình yêu và
trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả
một thời đại anh hùng. “ Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên
xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để

bắn tỏa lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã” ( Chu Lai)



×