Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.51 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
--------o0o--------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO DỰ ÁN
(PROJECT-BASED LEARNING)
Mã số đề tài: CS20 – 55

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Thành viên: ThS. Phạm Thùy Giang

Hà Nội, tháng 3 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
--------o0o--------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO DỰ ÁN
(PROJECT-BASED LEARNING)
Mã số đề tài: CS20 – 55

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Thành viên: ThS. Phạm Thùy Giang


Xác nhận của Trường Đại học Thương Mại

Hà Nội, tháng 3 năm 2021

Chủ nhiệm đề tài


TĨM LƯỢC
Động lực là yếu tố chính dẫn đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động
nào. Chúng ta đều biết rằng thành công trong một công việc, nhiệm vụ nào cần phải có
động cơ. Trong việc học ngơn ngữ, nếu người học có động cơ đúng đắn thì nhất định sẽ
đạt được thành quả. Để xây dựng động lực cho người học đòi hỏi giáo viên áp dụng nhiều
phương pháp giảng dạy khác nhau, trong đó có phương pháp học theo dự án. Đây là một
phương pháp được đánh giá cao bởi nó mang đến lợi ích như tăng tính tự chủ, cải thiện
kỹ năng làm nhóm, giải quyết vấn đề…. Với nghiên cứu này, các tác giả đã tìm hiểu thực
trạng động lực tiếng Anh của sinh viên và đánh giá hiệu quả của phương pháp học theo
dự án tới nâng cao động lực học tiếng Anh của sinh viên. Phương pháp học theo dự án đã
được áp dụng trong học phần tiếng Anh cho sinh viên của Viện Hợp tác Quốc tế, trường
Đại học Thương mại. Kết quả thu được là sau khi triển khai dự án, động lực học tiếng
Anh có sự thay đổi tích cực. Từ kết quả này, các tác giả đề xuất một số giải pháp để tiến
hành áp dụng phương pháp học theo dự án nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh cho
sinh viên trường Đại học Thương mại.

i


LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Khoa học và Khoa Tiếng Anh đã cho phép chúng tôi thực hiện đề tài khoa học này.
Nhóm tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tiếng

Anh, trong Bộ môn Lý thuyết tiếng Anh đã rất nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để
chúng tơi hồn thành đề tài khoa học ở mức tốt nhất có thể.
Nhóm tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ
trong q trình điều tra để đề tài có thể được thực hiện một cách thành công.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ......... vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................. 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ................................................................................... 2
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 2
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 8
1.2.3. Nhận xét .............................................................................................................. 11
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 11
1.3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 11
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 11
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu....................................................................... 12
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 12
1.4.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 12
1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 12
1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13

1.7. Kết cấu của nghiên cứu ......................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH VÀ
PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO DỰ ÁN .................................................................... 14
2.1. Động lực học tiếng Anh ........................................................................................ 14
2.1.1. Khái niệm động lực học tiếng Anh ..................................................................... 14
2.1.2. Vai trò của động lực trong việc học tiếng Anh................................................... 15
2.1.3. Các loại động lực ............................................................................................... 16
2.1.4. Khung động lực ARCS ........................................................................................ 17
2.2. Phương pháp học theo dự án ................................................................................. 18
2.2.1. Định nghĩa phương pháp học theo dự án ........................................................... 18
2.2.2. Đặc điểm của phương pháp học theo dự án ....................................................... 19
iii


2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp học theo dự án................................ 20
2.3. Mối quan hệ giữa phương pháp học theo dự án và động lực học ......................... 21
2.4. Các bước thực hiện phương pháp học theo dự án ................................................. 22
2.5. Nghiên cứu hành động........................................................................................... 23
2.5.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 23
2.5.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu hành động ........................................................ 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 25
3.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 25
3.1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu hành động ........................................................ 25
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 26
3.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................. 27
3.1.4. Các dự án đã được thực hiện trong học phần .................................................... 28
3.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 32
3.2.1. Miêu tả khách thể nghiên cứu ............................................................................ 32
3.2.2. Thực trạng động lực học tiếng Anh của sinh viên .............................................. 34

3.2.3. Hiệu quả của phương pháp học theo dự án tới động lực học tiếng Anh............ 40
3.3.4. Sự thay đổi động lực học tiếng Anh trước và sau khi học theo dự án................ 48
3.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 50
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 52
4.1. Kết luận.................................................................................................................. 52
4.2. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................................. 52
4.2.1. Đối với sinh viên ................................................................................................. 52
4.2.2. Đối với giảng viên .............................................................................................. 53
4.2.3. Đối với nhà trường và chương trình giảng dạy ................................................. 54
4.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 56

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................... 25
Bảng 3.2: Nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên trong quá trình triển khai dự án ...... 28
Bảng 3.3: Phân phối chương trình học theo dự án ....................................................... 29
Bảng 3.4: Nhận thức của sinh viên về động lực học tiếng Anh ................................... 34
Bảng 3.5: Vai trò của động lực trong việc học tiếng Anh ............................................ 35
Bảng 3.6: Đánh giá của sinh viên về sự tập trung khi học tiếng Anh .......................... 36
Bảng 3.7: Đánh giá của sinh viên về sự liên hệ khi học tiếng Anh .............................. 37
Bảng 3.8: Đánh giá của sinh viên về sự tự tin khi học tiếng Anh ................................ 38
Bảng 3.9: Đánh giá của sinh viên về sự hài lòng khi học tiếng Anh ........................... 39
Bảng 3.10: Đánh giá của sinh viên về ưu điểm của PBL ............................................. 40
Bảng 3.11: Đánh giá của sinh viên về nhược điểm của PBL ....................................... 41
Bảng 3.12: Đánh giá của sinh viên về sự tập trung khi học theo dự án ....................... 43
Bảng 3.13: Đánh giá của sinh viên về sự liên hệ khi học theo dự án ........................... 44

Bảng 3.14: Đánh giá của sinh viên về sự tự tin khi học theo dự án ............................. 45
Bảng 3.15: Đánh giá của sinh viên về sự hài lòng khi thực hiện dự án ....................... 47
Biểu đồ 3.1: Thời gian học tiếng Anh của sinh viên .................................................... 32
Biểu đồ 3.2: Sở thích học tiếng Anh của sinh viên ...................................................... 32
Biểu đồ 3.3: Mục đích học tiếng Anh của sinh viên .................................................... 33
Biểu đồ 3.4: So sánh về động lực học tiếng Anh trước và sau khi học theo dự án ...... 49

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

PBL

Học theo dự án

vi


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên thông qua phương

pháp học theo dự án (project-based learning)
- Mã số: CS20-55
- Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương Mại
- Thời gian thực hiện: 8 tháng (1/8/2020 đến 31/3/2021)
2. Mục tiêu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về động lực học tiếng Anh và phương pháp học theo dự
án.
- Đánh giá thực trạng động lực học tiếng Anh của sinh viên trường đại học
Thương Mại và hiệu quả của phương pháp học theo dự án tới nâng cao động lực học
tiếng Anh cho sinh viên.
- Đề xuất giải pháp nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên trường đại
học Thương Mại thông qua phương pháp học theo dự án.
3. Tính mới và sáng tạo:
Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan tới việc sử dụng phương pháp học theo
dự án tới nâng cao động lực học tiếng Anh đã cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn đa
dạng. Thực tế cho thấy bối cảnh giáo dục và văn hóa học tập của các nước được nghiên
cứu có những điểm khác biệt với bối cảnh giáo dục và nền văn hóa Việt Nam. Trong
khi đó, số lượng các cơng trình nghiên cứu trong nước về phương pháp học theo dự án
trong giảng dạy Anh còn rất hạn chế, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về
việc sử dụng phương pháp học theo dự án nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh cho
sinh viên trường Đại học Thương Mại. Nhận thấy khoảng trống nghiên cứu như vậy,
nhóm tác giả quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài “Nâng cao động lực học tiếng
Anh cho sinh viên thông qua phương pháp học theo dự án (project-based learning)”
vii


với mong muốn giúp sinh viên nâng cao động lực học tiếng Anh qua việc tiếp cận
phương pháp này. Việc thực hiện nghiên cứu này hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi
về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.

4. Kết quả nghiên cứu:
4.1. Thực trạng động lực học tiếng Anh:
Sinh viên trường Đại học Thương Mại đều có những hiểu biết nhất định về khái
niệm động lực học và vai trò của động lực trong việc học tiếng Anh. Động lực học tiếng
Anh còn ở mức vừa phải. Sinh viên đưa ra những đánh giá khách quan liên quan đến 4
yếu tố gồm sự tập trung, sự liên hệ, sự tự tin và sự hài lòng của khung động lực ARCS
với việc học tiếng Anh. Hầu hết sinh viên chú ý học tiếng Anh là nhờ các hoạt động
tiếng Anh mới lạ cùng với phương pháp giảng dạy lôi cuốn và đa dạng. Tuy nhiên, các
bài học tiếng Anh “hóc búa” sẽ là thách thức lớn với họ. Sinh viên cũng đưa ra những
phản hồi tích cực về sự liên hệ khi học tiếng Anh. Họ cảm nhận được mối liên quan giữa
các bài học tiếng Anh và các tình huống trong đời thực cho dù cịn một số sinh viên
nhận xét các bài học đó là “quá tầm” với khả năng tiếng Anh của họ. Bên cạnh đó, sinh
viên bộc lộ sự tự tin khi học tiếng Anh thông qua việc thực hành và rèn luyện thường
xuyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sinh viên cảm thấy tự ti do nội dung bài học khó và
chương trình học cịn nhàm chán. Cuối cùng, nhiều sinh viên thể hiện sự hài lòng với
giảng viên giảng dạy và cơ hội được thực hành các kỹ năng tiếng Anh. Tóm lại, sinh
viên có thể có động lực học nhưng chưa hẳn cao. Do đó, nhóm tác giả quyết định thực
hiện phương pháp học theo dự ánvới các dự án có nội dung rõ ràng và hình thức đa dạng
nhằm tìm hiểu hiệu quả của phương pháp này tới động lực học tiếng Anh của sinh viên.
4.2. Hiệu quả của phương pháp học theo dự án tới nâng cao động lực học tiếng Anh:
Phương pháp học theo dự án đem lại những tác động tích cực tới thái độ học tiếng
Anh, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của sinh viên cũng như nâng cao động lực
học tiếng Anh của sinh viên. Họ đều cảm thấy hào hứng, vui vẻ khi học tiếng Anh qua dự án,
từ đó dần đạt được sự tiến bộ theo nhịp độ riêng của mình trong một mơi trường học tập mang
tính khích lệ và tương trợ. Qua việc học theo dự án, người học cũng biết cách lập kế hoạch,
học tập hợp tác và quản lý thời gian. Sinh viên có thêm nhiều ý tưởng mới, tự trình bày quan
điểm riêng của mình cũng như thảo luận để đưa ra giải pháp khi học tập hợp tác. Bên cạnh
đó, học theo dự án tạo một môi trường học tập kỷ luật, thực tế và thách thức trong đó sinh
viên học cách thiết kế, triển khai và đánh giá dự án để tạo tính tự lực và trách nhiệm cho bản
viii



thân. Động lực học tiếng Anh được nâng cao khi có sự cạnh tranh trong q trình làm dự án.
Các sinh viên tham gia vào một cuộc thi “thân thiện” với nhiều nhóm triển khai dự án và mỗi
sinh viên đều nỗ lực để đạt được thành công. Phương pháp học theo dự án giúp sinh viên tăng
cường sự tập trung bởi tính hấp dẫn mới lạ về nội dung cùng với nhiều hoạt động đa dạng và
thú vị. Sinh viên còn cảm nhận được mối liên quan giữa việc thực hiện dự án với những điều
họ đã được trải nghiệm trước đó. Họ cũng thấy rằng phương pháp học theo dự án nên được
nhân rộng không chỉ với riêng mơn tiếng Anh mà cịn cho các học phần khác. Sự tự tin của
sinh viên cũng được nâng cao khi họ có nhiều cơ hội thực hành kỹ năng tiếng Anh. Phần lớn
sinh viên thể hiện sự hài lòng, hào hứng với phương pháp này, đặc biệt các sinh viên đều
hứng khởi với sự hướng dẫn, góp ý, động viên từ phía giảng viên cũng như hoạt động làm
việc theo nhóm.
4.3. Đề xuất giải pháp:
4.2.1. Đối với sinh viên
Thứ nhất, không giống với cách học truyền thống, học theo dự án địi hỏi sinh
viên có tinh thần kỷ luật cao. Vì vậy, sinh viên cần phải thật chủ động, bền bỉ để nếu
xảy ra bất cứ vấn đề gì trong q trình làm việc nhóm (mâu thuẫn về quan điểm, tư
tưởng, thái độ bất hợp tác, v.v) thì bản thân sẽ khơng bị chi phối. Do làm việc theo nhóm
trong quá trình thực hiện dự án nên mỗi sinh viên cần nâng cao trách nhiệm cá nhân.
Biết cách chia sẻ, cảm thơng, hỗ trợ của các thành viên nhóm là những yếu tố quan trọng
tạo nên sự thành công, từ đó tăng tình đồn kết, tạo sự hài lịng và tăng động lực học
cho sinh viên.
Thứ hai, phương pháp học theo dự án đòi hỏi sinh viên phải đầu tư nhiều thời
gian để tạo ra sản phẩm, do đó mỗi sinh viên cần tự trang bị cho bản thân các kỹ năng
học tập như kỹ năng đọc hiểu để tìm kiếm, sàng lọc và lựa chọn thông tin, kỹ năng quản
lý thời gian và kỹ năng lập kế hoạch. Những kỹ năng này đều rất quan trọng và cần thiết
giúp sinh viên triển khai công việc hợp lý và khoa học. Khi đã đạt được những kỹ năng
đó, sinh viên sẽ tự tin hơn trong học tập.
Thứ ba, sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn cách thức trình bày của

dự án, Thực tế cho thấy một dự án chất lượng khơng chỉ cần có tính hệ thống mà còn
được thể hiện qua các dụng cụ trực quan sinh động. Do đó, sinh viên có thể kết hợp
nhiều cách thức khác nhau ví dụ như video minh họa, poster, bảng mẫu, v.v bên cạnh
việc trình chiếu slide truyền thống. Việc kết hợp nhiều hình thức cho dự án nâng cao
ix


tính sáng tạo và đem đến những trải nghiệm thú vị cho sinh viên, từ đó sinh viên khơng
cịn cảm giác nhàm chán hay thờ ơ mà cảm thấy hứng thú hơn trong học tập.
Thứ tư, phiếu đánh giá nên được phát cho cả sinh viên. Việc phát phiếu đánh giá
cho sinh viên giúp họ được tham gia vào quá trình tự đánh giá bản thân và đánh giá các
bạn trong lớp. Điều đó tạo phấn khích và tăng động lực cho sinh viên. Ngồi ra, tiêu chí
bằng điểm được sử dụng để tránh những nhận xét mang tính tiêu cực khiến sinh viên
cảm thấy tự ti về chất lượng sản phẩm của mình.
4.2.2. Đối với giảng viên
Thứ nhất, giảng viên cần theo dõi sát sao hoạt động của các nhóm dự án, ví dụ như
trao đổi trên lớp, liên lạc qua email, tin nhắn hay điện thoại để đưa ra những chỉ dẫn kịp thời
trong tất cả các giai đoạn của dự án. Tuy nhiên, giảng viên cũng không nên can thiệp quá sâu
vào việc tìm kiếm ý tưởng để phát huy tối đa tính tự chủ của người học. Với những việc làm
này, sinh viên không chỉ tăng tính trách nhiệm với phần việc của bản thân mà họ cịn có động
lực học hơn khi nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía giảng viên.
Thứ hai, giảng viên cần đưa ra những phản hồi theo hướng tích cực. Điều cần
làm là đánh giá sự tiến bộ hơn là năng lực, hướng tới kết quả chứ không phải nhược
điểm.Bên cạnh đó, nhận xét từ các thành viên trong nhóm cũng rất cần thiết vì họ đã có
thời gian làm nhóm cùng nhau một thời gian nên có thể đưa ra chính kiến cho bạn của
mình. Những góp ý, đánh giá cần minh bạch, có tính xây dựng tạo sự hài lòng và niềm
tin cho các sinh viên.
Thứ ba, giảng viên nên lựa chọn dự án phù hợp với nhu cầu, trình độ và năng lực
của người học để việc học theo dự án thực sự tạo ra môi trường học tập thoải mái, hấp
dẫn và giúp tăng động lực học cho sinh viên. Các dự án cũng cần có tính thực tế, bám

sát chun ngành học của sinh viên để họ được làm quen và tiếp cận tốt hơn. Chẳng hạn
như việc giảng dạy tiếng Anh qua học theo dự án có thể áp dụng cho cả sinh viên chuyên
và không chuyên tiếng Anh. Với sinh viên chuyên ngành, dự án được triển khai theo kỹ
năng thực hành tiếng, biên phiên dịch, v.v. Với sinh viên không chuyên, dự án được
thực hiện bám sát theo các chủ đề của giáo trình trên lớp. Việc áp dụng dự án vào các
học phần sẽ tăng tính hấp dẫn, lơi cuốn sinh viên, từ đó phát huy động lực học tiếng Anh
của họ.
Thứ tư, giảng viên nên đầu tư thời gian tham dự vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng
về phương pháp giảng dạy tiếng Anh để áp dụng các phương pháp này một cách hiệu
x


quả trong q trình giảng dạy, từ đó tạo tính hấp dẫn, kích thích sự tập trung cho người
học.
4.2.3. Đối với nhà trường và chương trình giảng dạy
Thứ nhất, nhà trường nên đầu tư thêm nguồn học liệu bằng tiếng Anh liên quan
đến nhiều chuyên ngành học của sinh viên để họ có thể sử dụng cho các dự án tốt hơn,
qua đó sinh viên có sự lựa chọn đa dạng hơn, phong phú hơn nhằm tạo ra các sản phẩm
dự án đạt chất lượng và có tính ứng dụng cao hơn.
Thứ hai, việc thực hiện dự án cũng cần được lồng ghép vào chương trình giảng
dạy, cụ thể là các học phần tiếng Anh cho cả sinh viên chuyên ngành và khơng chun
của nhà trường. Với hình thức kết hợp này, sinh viên của trường không chỉ nâng cao
được các kỹ năng mềm mà cịn có cơ hội trải nghiệm thực tiễn, điều đó cũng tăng tính
hấp dẫn, lơi cuốn sinh viên với môn học.
5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí
năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Sản phẩm Khoa học là Bài báo đăng tạp chí Dạy và Học ngày nay – Kỳ 2 tháng 1
năm 2021, chỉ số ISSN 1859-2694
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

+ Sản phẩm dạng văn bản có đề xuất như:
- Tài liệu tham khảo hướng dẫn sinh viên nâng cao động lực học tiếng Anh thông qua
phương pháp học theo dự án
Ngày 31 tháng 3 năm 2021
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

Nguyễn Thị Thanh Hà

xi


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Động lực được coi là yếu tố then chốt dẫn đến thành công hay thất bại của người
học. Động lực học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của sinh viên có tác động
trực tiếp đến kết quả học tập của họ. Sinh viên không có động lực học thể hiện sự mất
tập trung cũng như thái độ bất hợp tác trong học tập. Trái lại, những người có động lực
học sẽ bộc lộ rõ ý chí mạnh mẽ và kiên trì để đạt được thành cơng. Điều đó chứng minh
rằng động lực đóng một vai trị quan trọng việc tiếp thu ngơn ngữ. Vì vậy giảng viên
cần chú trọng tạo động lực cho sinh viên nhằm phát huy tối đa hiệu quả học tập của họ.
Trong quá trình giảng dạy tại trường Đại học Thương mại, nhóm tác giả nhận thấy phần
lớn sinh viên tỏ ra thờ ơ hoặc ít quan tâm đến việc học tiếng Anh. Thay vì chú trọng vào
việc học, hầu hết sinh viên thường lướt mạng, chơi điện tử, nói chuyện riêng, v.v. Động
lực học tiếng Anh thấp ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Do đó, việc nâng cao động
lực học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Thương mại là thực sự cấp thiết. Điều
này đòi hỏi các giảng viên khoa tiếng Anh cần nhận thức rõ về các mức độ khác nhau
của động lực học nhằm tiếp cận tốt hơn tới tất cả sinh viên. Để làm được điều đó, việc
áp dụng những phương pháp giảng dạy mới và hiện đại được đặt lên hàng đầu, trong đó
phương pháp học theo dự án được cho là đem lại những tác động tích cực tới việc tăng

động lực học cho sinh viên. Phương pháp này khơi dậy và nâng cao tính chủ động, tích
cực và sáng tạo của sinh viên, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. Hình
thức dạy học này khuyến khích sinh viên phải tự tìm tịi, trau dồi kiến thức và tạo ra sản
phẩm của chính mình dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên. Bên cạnh đó,
phương pháp học theo dự án có khả năng thu hút sinh viên và cho phép họ giải quyết
các vấn đề theo ngữ cảnh, “điều này có thể hỗ trợ họ kết hợp những kiến thức được học
trong trường và những kinh nghiệm ở mơi trường bên ngồi ”(Jurow, 2005).
Thực tế cho thấy, đã có nhiều nghiên cứu trong nước về phương pháp học theo dự
án hay động lực học tiếng Anh. Tuy nhiên tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về tác
động của phương pháp này tới việc nâng cao động lực học tiếng Anh còn rất hạn chế. Cụ
thể là, tại trường Đại học Thương mại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào liên quan tới việc
áp dụng phương pháp học theo dự án nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh
viên. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao động
lực học tiếng Anh cho sinh viên thông qua phương pháp học theo dự án (project-based
1


learning)” với mong muốn nâng cao động lực trong việc học tiếng Anh của sinh viên
thông qua phương pháp học theo dự án và đề xuất một số giải pháp.
1.2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Động lực học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của sinh viên có tác
động trực tiếp đến kết quả học của họ. Đây cũng là vấn đề thu hút được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về động lực học tiếng Anh
Đã từng có nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về động lực học
tiếng Anh.
Tác giả Dornyei (2001) thực hiện nghiên cứu tập trung vào tám loại động lực học
tiếng Anh - ngôn ngữ thứ 2 của các sinh viên đại học, trong đó 3 yếu tố tác động đến
việc học ngơn ngữ thứ hai là: thái độ, tính tích cực và mong muốn hội nhập.

Wong (2007) đã tiến hành phỏng vấn và khảo sát 109 sinh viên mới đến Hồng
Kông nhằm đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa-xã hội và đặc điểm nhân
khẩu học tới động lực học tiếng Anh của họ tại Hồng Kông. Nghiên cứu được thực hiện
dựa trên khung động lực Dornyei (1998) và bổ sung thêm hai yếu tố là yếu tố văn hóa
và cha mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên có tác động lớn nhất tới động lực
học tiếng Anh của nhóm sinh viên này. Dựa trên kết quả đó, tác giả đưa ra một số đề
xuất cho việc giảng dạy tiếng Anh tại Hồng Kông khi phát triển chương trình và lựa
chọn tài liệu dạy học. Hơn nữa, yếu tố cha mẹ cũng đóng vai trị then chốt trong việc tạo
động lực học tiếng Anh cho sinh viên. Tuy nhiên, kết quả từ các buổi phỏng vấn bán
cấu trúc cũng bộc lộ “mặt trái” đó là cha mẹ có thể hỗ trợ tài chính hay là chỗ dựa tinh
thần cho con cái nhưng lại khơng có đủ kỹ năng, kiến thức để truyền đạt và giảng dạy
cho con mình khi họ gặp khó khăn trong q trình học. Một số đặc điểm nhân khẩu học
như giới tính, tuổi tác hay nơi sinh cũng đều có những tác động nhất định tới động lực
học tiếng Anh của những sinh viên mới đến Hồng Kơng này.
Ngồi ra, trong một nghiên cứu với 30 sinh viên năm thứ nhất của Viện Kỹ thuật
Quốc tế Sirindhorn thuộc trường Đại học Thammasat tại Thái Lan, Wimolmas (2012)
tập trung làm rõ loại hình và mức độ của động lực thâm nhập và động lực thực dụng
trong việc học tiếng Anh. Bảng câu hỏi khảo sát về động lực gồm 20 câu được thực hiện
dựa trên khung lý thuyết động lực của Gardner (2001). Các kết quả nghiên cứu tổng thể
2


chỉ ra rằng đối tượng tham gia nghiên cứu có động lực tương đối cao, cụ thể là động lực
học tiếng Anh của họ mang thiên hướng “thực dụng”. Điều đó chứng minh rằng động
lực thực dụng là một yếu tố quan trọng trong việc học tiếng Anh của sinh viên. Cuối
nghiên cứu, tác giả chỉ ra những khó khăn mà sinh viên gặp phải, từ đó gợi ý một số
chương trình và hoạt động ngơn ngữ đa dạng, đề xuất những giải pháp hữu ích về việc
nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên.
Long, Ming và Chen (2013), với mong muốn tìm hiểu thái độ học, sự quan tâm
và hứng thú với việc học tiếng Anh, đã khảo sát 45 học sinh trung học tại Trường Trung

học cơ sở số 5 tại Gejiu, Trung Quốc . Nghiên cứu phân tích khái niệm động lực, các
loại động lực, vai trò của động lực trong việc học tiếng Anh. Kết quả cho thấy hầu hết
học sinh đều có động lực học tiếng Anh rõ rệt thông qua việc họ có thể nhận thức được
tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, tham gia sôi nổi vào các hoạt động học tiếng
Anh. Các học sinh tin rằng động lực là yếu tố chính để đạt điểm cao trong bài thi. Qua
nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số gợi ý giúp tăng động lực và nâng cao hiệu quả
dạy và học tiếng Anh tại ngôi trường này.
Saqlain và Islam (2014) đã tiến một nghiên cứu với sự tham gia của 60 học viên
tại một số trung tâm ngoại ngữ khác nhau ở Hyderabad, Pakistan để phân tích và xác
định khía cạnh tâm lý xã hội của họ. Nghiên cứu chú trọng vào yếu tố động lực trong
việc học ngoại ngữ hai, cụ thể là quan niệm về động lực thực dụng và động lực thâm
nhập theo Gardner (2001). Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát,
phiếu quan sát và phỏng vấn để thu thập dữ liệu về quan điểm, thái độ của sinh viên với
quá trình học ngoại ngữ, mong muốn học ngoại ngữ, định hướng mang tính phương tiện
và những rào cản khi học ngoại ngữ. Tác giả đã đi đến kết luận rằng học viên tại các
một số trung tâm ngoại ngữ tại Hyderabad, Pakistan chưa thể hiện động lực học tiếng
Anh thực sự, cụ thể là động lực thâm nhập -một loại động lực quan trọng giúp tăng mức
độ chính xác và thành thạo tiếng Anh.
Ahmed cùng nhóm cộng sự (2015) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu
lý do vì sao sinh viên đại học chưa có động lực cao với việc học tiếng Anh. Tác giả đã
chỉ ra những yếu tố liên quan đến động lực như quan hệ giữa giảng viên với sinh viên,
môi trường lớp học, thái độ tự trọng và việc tự nguyện giao tiếp. Nghiên cứu làm nổi
bật vai trị của động lực khi nó tạo ra những yếu tố tương tác mạnh mẽ, từ đó khơi dậy
sự tự tin của người học, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của giảng viên trong việc
3


tạo ra một môi trường học tập thoải mái. Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 199 sinh
viên của trường Đại học Sargodha, Pakistan. Dữ liệu định lượng được thu thập thông
qua bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo 4 bậc của Likert về những mức độ khác

nhau của động lực. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng giảng viên ngoại ngữ chưa hợp
tác tốt với sinh viên khi phương pháp giảng dạy vẫn là “lối mòn”, và chính điều đó khiến
động lực học tiếng Anh cho sinh viên vẫn còn thấp. Rõ ràng là nếu sinh viên chưa tự tin
thì họ khơng thể học tốt ngoại ngữ. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng nếu biết nắm
bắt những yếu tố động lực này theo đúng hướng thì kết quả sẽ có nhiều cải thiện.
Ekiz và Kulmetov (2016) tìm hiểu vai trị của động lực và các yếu tố ảnh hưởng
tới động lực học tiếng Anh của sinh viên thông qua việc khảo sát 40 sinh viên năm thứ
nhất chuyên ngành tiếng Anh sư phạm tại trường đại học Uludag, Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên
cứu tập trung vào các yếu tố như cha mẹ, môi trường và thái độ của giảng viên. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy người học được tạo động lực khi họ nhận được sự khích lệ và
hỗ trợ từ phía phụ huynh. Hơn nữa, nhiều chiến lược và cách thức giúp nâng cao động
lực cho người học cũng được trình bày trong nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu tại Viện Giáo Dục Maija Yang, Myanmar của Sant (2018),
một bảng câu hỏi khảo sát dựa trên khung lý thuyết động lực của Renandya (2014) gồm
5 yếu tố: giảng viên, phương pháp giảng day, giáo trình, nhiệm vụ và kiểm tra được gửi
tới 120 sinh viên theo học các lớp tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu tổng thể chỉ ra rằng
động lực tác động lớn tới việc học tiếng Anh khi nó khơng chỉ giúp sinh viên tích cực
hơn mà cịn có trách nhiệm hơn với việc học. Tác giả đề xuất tạo cơ hội cho giảng viên
tham gia các khóa đào tạo về việc giảng dạy tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng giảng viên cần biết cách áp dụng tài liệu giảng
dạy phù hợp, ví dụ như qua công nghệ, Internet để tăng sự hứng thú, nâng cao động lực
và khuyến khích sự tham gia của người học.
Cũng vào năm 2018, Supiah đã tiến hành một nghiên cứu về những vấn đề liên
quan tới động lực học tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông tại Pangkapinang.
Nghiên cứu hướng vào các loại động lực mà học sinh có và loại nào tác động lớn tới họ,
cụ thể là động lực thâm nhập hay động lực thực dụng. Số lượng người tham gia là 60
học sinh đã theo học chương trình giáo dục bằng tiếng Anh trong năm học 2013-2014
tại các trường phổ thông trung học trên địa bàn Pangkapinang. Bảng câu hỏi khảo sát
được sử dụng để thu thập dữ liệu và sau đó câu trả lời từ những người tham gia được
4



phân tích với mục đích tìm ra giá trị trung bình của mỗi loại động lực. Kết quả của
nghiên cứu chứng minh rằng hầu hết học sinh đều chưa có động lực cao trong việc học
tiếng Anh, trong đó động lực thực dụng chiếm ưu thế. Học sinh có đủ tự tin khi giao
tiếp, đọc, viết hay nói, tuy nhiên khía cạnh về văn hóa ít được thể hiện trong việc học
tiếng Anh. Giáo viên tiếng Anh nên khuyến khích học sinh chủ động hơn trong lớp bằng
việc tạo cơ hội cho họ giải quyết vấn đề; các giáo viên cũng nên hỏi học sinh hình thức
dạy học nào tạo động lực cho họ nhất và những tiết học nào khiến họ chưa thể hiện được
động lực cao. Học sinh có thể tự đánh giá cơng việc đã làm và tìm ra những ưu nhược
điểm của bản thân, qua đó giáo viên cần khích lệ học sinh hợp tác làm việc nhóm mà
khơng bị áp lực, nhận xét học sinh nhưng khơng phê phán, bới móc lỗi. Ngồi ra, việc
giáo viên trao thưởng, tặng quà cũng xây dựng sự tự tin và nâng cao năng lực cho học
sinh.
Ulfa và Bania (2019) đã tiến hành nghiên cứu động lực nội tại và động lực ngoại
sinh của 40 học sinh trung học phổ thơng theo học chương trình tiếng Anh tại Langsa.
Dữ liệu được thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát gồm 35 câu với 2 phần riêng biệt, trong
đó phần 1 tập trung vào động lực nội tại và những thơng tin liên quan đến nhu cầu, sở
thích, thói quen và mục tiêu; phần 2 hướng tới động lực ngoại sinh cùng với các yếu tố
về giảng viên, phụ huynh và môi trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố “giảng
viên” trong động lực ngoại sinh và yếu tố “mục tiêu học tập riêng của người học” trong
động lực nội tại có tác động lớn nhất tới việc học tiếng Anh. Bên cạnh đó, trong nghiên
cứu, tác giả cũng miêu tả mối liên quan của những yếu tố này tới động lực học cũng như
những nỗ lực và năng lực từ phía giảng viên trong q trình tạo động lực học tiếng Anh
cho học sinh.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về học theo dự án
Học theo dự án là một hoạt động học tập tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến
thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Đã
có nhiều nghiên cứu nổi bật trên thế giới về việc áp dụng phương pháp học theo dự án
trong giảng dạy tiếng Anh.

Beckett (1999) đã tiến hành quan sát và phỏng vấn các học sinh trong lớp học
tiếng Anh tại một trường trung học của Ca-na-đa nhằm tìm hiểu mục đích sử dụng
phương pháp học theo dự án của giáo viên tiếng Anh và quan điểm của học sinh với
phương pháp này. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp học theo dự án được
5


các giáo viên đánh giá cao bởi nó giúp việc giảng dạy trở nên thực tiễn hơn. Phương
pháp này giúp học sinh nâng cao tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
học hợp tác và phát huy tính độc lập. Học sinh hứng thú với phương pháp học theo dự
án bởi lẽ nó tạo ra bối cảnh thực tế giúp họ thực hành tiếng Anh hiệu quả hơn. Do đó,
các giáo viên đều cảm thấy hạnh phúc khi những hoạt động trong dự án được học sinh
đón nhận nhiệt tình như vậy.
Shafaei, Poorverdi và Parvizi (2007) đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh
hưởng của phương pháp học theo dự án tới việc nâng cao kiến thức từ vựng của một số
học sinh trung học tại Iran. Dữ liệu được thu thập từ các bài kiểm tra trước và sau khi
áp dụng phương pháp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy phương pháp học theo dự án
giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và kiến thức từ vựng của người học.
Bên cạnh đó, Chayanuvat (2007) đã tìm hiểu việc áp dụng phương pháp học theo
dự án trong một khóa học tiếng Anh căn bản với mục đích cải thiện 4 kỹ năng của sinh
viên hướng tới các mục đích giao tiếp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh
viên đều tự tin rằng phương pháp học theo dự án giúp họ nâng cao các kỹ năng tiếng
Anh. Trong khi đó, cũng có nhiều sinh viên chưa sẵn sàng tiếp nhận phương pháp này
trong các lớp học tiếng Anh.
Srikai (2008) đã tiến hành một nghiên cứu với sự tham gia của 22 sinh viên
chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại trường đại Học Khon Kaen, Thái Lan.
Nghiên cứu chú trọng làm rõ khái niệm, đặc điểm, lợi ích và thách thức của phương
pháp học theo dự án bao gồm quá trình thực hiện theo phương pháp học theo dự án và
cách biểu đạt một tình huống thành cơng khi sử dụng phương pháp này trong bối cảnh
có sử dụng tiếng Anh. Trong nghiên cứu, tác giả tìm hiểu quan điểm của sinh viên khi

thực hiện phỏng vấn với các giảng viên tiếng Anh bản ngữ. Kết quả của nghiên cứu chỉ
ra rằng sinh viên thu được nhiều lợi ích và giá trị khi hồn thành dự án. Bên cạnh đó,
sinh viên khơng những lĩnh hội thêm nhiều nền văn hóa khác nhau khi trị chuyện với
giảng viên bản ngữ, biết cách làm việc theo nhóm hiệu quả với các bạn cùng lớp mà còn
nâng cao động lực và sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghenói.
Anuyahong (2015) nghiên cứu trong 12 tuần với 60 sinh viên năm nhất tại Viện
Công Nghệ Thai-Nichi, Thái Lan để tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp học theo dự
án tới việc nâng cao khả năng nói tiếng Anh cũng như mức độ hài lịng của sinh viên tới
6


phương pháp này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kỹ năng nói của sinh viên đã được cải
thiện đáng kể sau khi áp dụng phương pháp học theo dự án. Hơn thế nữa, các sinh viên
đều bày tỏ sự hài lòng, thỏa mãn với việc học theo dự án.
Astawa, Artini và Nitiasih (2017) đã thực hiện một nghiên cứu về hiệu quả của
phương pháp học theo dự án tới việc giảng dạy tiếng Anh và kỹ năng thực hành tiếng
Anh của các học sinh tại một trường trung học của thủ đô Bali, In-đô-nê-xia. Dữ liệu
định lượng được thu thập thơng qua các bài kiểm tra nói và viết, dữ liệu định tính được
thu thập qua phỏng vấn, phiếu quan sát và nhật ký của học sinh. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy việc áp dụng phương pháp học theo dự án đem lại hiệu quả rõ rệt tới các kỹ
năng thực hành tiếng Anh của học sinh, cụ thể là phương pháp này không chỉ giúp người
học tăng cường sự tự tin, tính sáng tạo và kỹ năng học hợp tác mà còn nâng cao sự hài
lòng và động lực giảng dạy của giảng viên. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao kỹ
năng nói và viết cho học sinh thông qua phương pháp học theo dự án.
Tại trường đại học Khon Kaen, với mong muốn tìm hiểu nhận thức của sinh viên
về tác động của phương pháp học theo dự án tới việc nâng cao các kỹ năng tiếng Anh,
Poonpon (2018) đã tiến hành phỏng vấn 47 sinh viên chuyên ngành Khoa học Thông tin
đang tham gia một khóa tiếng Anh. Họ được yêu cầu làm việc theo nhóm để hồn thành
một dự án liên ngành kết hợp kiến thức khoa học thông tin và các kỹ năng tiếng Anh.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc áp dụng dự án liên ngành trong lớp học ngôn ngữ

là một cách thức lý tưởng giúp nâng cao kỹ năng tiếng Anh của người học. Các sinh
viên cho rằng việc thực hiện dự án có thể giúp họ nhận thức được khả năng tiếng Anh
của bản thân và cải thiện kỹ năng tiếng Anh trong thực tế. Tuy nhiên, cịn một số hạn
chế như sinh viên chưa có đủ thời gian để chuẩn bị tốt cho dự án và thực hiện bài thuyết
trình.
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa phương pháp học
theo dự án và động lực học tiếng Anh
Hướng nghiên cứu liên quan tới việc áp dụng phương pháp học theo dự án nhằm
nâng cao động lực học tiếng Anh có một số bài viết nổi bật của các học giả nước ngồi.
Casteda (2013) đã tiến hành phỏng vấn 17 học sinh nơng thơn tại Boyacá, Cơlơm-bi-a để tìm hiểu đánh giá của người học về tác động của phương pháp học theo dự
án tới việc nâng cao các kỹ năng tiếng Anh. Tác giả chỉ ra rằng động lực học tiếng Anh
của học sinh nông thôn rất thấp do họ không nhận thức được ngôn ngữ này là một công
7


cụ cần thiết trong tương lai. Nghiên cứu đề cập tới nguyên nhân tại sao học sinh nông
thôn lại thiếu động lực học tiếng Anh. Ngồi ra, tính hiệu quả của phương pháp học theo
dự án trong việc cải thiện các kỹ năng tiếng Anh và nâng cao sự tự tin, hợp tác của người
học cũng được làm rõ.
Ba năm sau đó, trong một nghiên cứu khác, Wang (2016) áp dụng phương pháp
học theo dự án kết hợp với phần mềm giảng dạy trực tuyến Zuvio với mục đích tăng
động lực học tiếng Anh cho sinh viên đại học Feng Chia, Đài Loan. Nghiên cứu cho
thấy sinh viên có thể sử dụng các kiến thức đã học vào bối cảnh cụ thể, giải quyết vấn
đề và nâng cao tư duy phản biện. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp này cũng tạo
ra môi trường học tương tác giúp sinh viên tích cực tham gia vào mơn học.
Shin (2018) đã thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp
học theo dự án tới động lực học và sự tự tin của sinh viên. Trong nghiên cứu, 79 sinh
viên của lớp tiếng Anh tổng quát đến từ trường Đại học Hannam, Hàn Quốc được chia
thành 13 nhóm và mỗi nhóm được giao một dự án. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương
pháp học theo dự án có tác động tích cực tới động lực học của sinh viên và có thể giúp

nâng cao kỹ năng hợp tác giữa họ. Hơn nữa, dữ liệu thu thập được qua bảng câu hỏi
khảo sát cũng làm nổi bật những đánh giá tích cực từ phía sinh viên với phương pháp
học này. Sinh viên không chỉ lĩnh hội kiến thức từ vựng, ngơn ngữ mà cịn nâng cao
động lực và thái độ với việc học tiếng Anh thơng qua dự án.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về động lực học tiếng Anh
Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chú trọng tìm hiểu động lực học
tiếng Anh của sinh viên.
Lý Thị Trân (2007) đã tiến hành khảo sát 30 sinh viên chuyên Anh tại một trường
Đại học ở miền Trung Việt Nam để làm rõ động lực học viết của họ. Bên cạnh động lực
bên ngồi liên quan đến nhu cầu ngơn ngữ và nhu cầu xã hội, sinh viên còn bộc lộ động
lực nội tại như đam mê, sở thích và nguồn cảm hứng-những yếu tố được liên kết với
nhu cầu cá nhân và văn hóa bằng văn bản. Đối tượng tham gia nghiên cứu thể hiện năng
lực viết tiếng Anh độc lập, sáng tạo và đầy hứng khởi nếu họ có động lực học thực sự.
Điều này chứng minh rằng sinh viên hồn tồn có khả năng viết tiếng Anh nhuần nhuyễn
và tự triển khai ý tưởng mà không sao chép từ những nguồn sẵn có.

8


Hoàng Đức Đoàn (2011) đã thực hiện một nghiên cứu liên quan đến những yếu
tố tạo động lực học cũng như những yếu tố làm giảm động lực học tiếng Anh của sinh
viên năm thứ hai chuyên ngành du lịch của trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương trong
các giờ học nói. Trong nghiên cứu, tác giả chú trọng vào 4 yếu tố chính gồm: xác định
các loại động lực của sinh viên, chỉ ra những phương pháp và thủ thuật tạo động lực cho
người học trong giờ học nói, điều tra những yếu tố làm giảm động lực học nói của sinh
viên, và đề xuất những thủ thuật và chiến lược tạo động lực cho người học.
Khâu Hoàng Anh (2016) đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu cảm nhận của sinh
viên đại học Trà Vinh về động lực học tiếng Anh của họ khi theo học khóa tiếng Anh
tổng quát. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát tập trung vào 3 khía cạnh: việc tự tạo

động lực cho bản thân, nỗ lực của giảng viên ngoại ngữ nhằm cải thiện động lực cho
người học và chính sách tạo động lực của nhà trường trong tương lai. Dữ liệu được thu
thập từ 60 sinh viên năm thứ nhất khơng chun với trình độ tiếng Anh tiền A2 theo
khung tham chiếu Châu Âu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên đều hào
hứng với kiến thức tiếng Anh căn bản, nhu cầu xã hội, phương pháp giảng dạy đa dạng
của giảng viên, phòng học hiện đại và nhóm cố vấn học thuật. Những thơng tin này rất
hữu ích cho cả giảng viên ngoại ngữ và các nhà giáo dục học trong việc lựa chọn giáo
án, phương pháp giảng dạy và thiết kế chương trình học nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy tiếng Anh.
Phạm Thị Tố Loan (2017) đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về các nhân
tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Bảng câu hỏi khảo sát được phát cho 108 sinh viên năm thứ hai tập trung vào các yếu
tố tạo hứng thú học tập như: hoạt động trên lớp, phương pháp giảng dạy, khơng khí lớp
học, khích lệ và khen thưởng, và hợp tác học tập. Trong số này, có 8 sinh viên đã được
chọn ra để tham gia phỏng vấn nhằm tìm hiểu vấn đề chi tiết hơn. Kết quả của nghiên
cứu cho thấy khơng khí lớp học thoải mái, hoạt động giảng dạy đa dạng, và sự quan tâm
đặc biệt của giảng viên đến từng sinh viên là các yếu tố được sinh viên đánh giá cao
nhất trong việc tạo động lực học tiếng Anh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh cho người học.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về học theo dự án
Học theo dự án là một trong những phương pháp đổi mới quá trình dạy và học
ngoại ngữ giúp người học làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức để hội nhập quốc tế, qua
9


đó phương pháp có thể đáp ứng được những yêu cầu của người học đối với quá trình
kiến tạo tri thức và trải nghiệm thực tế.
Ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp học theo dự án
trong giảng dạy tiếng Anh cịn hạn chế.
Ngơ Hữu Hoàng (2014) đã thực hiện một nghiên cứu liên quan đến việc thực

hiện phương pháp học theo dự án trong giảng dạy giao tiếp liên văn hóa bằng tiếng Anh
tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu cho thấy học theo dự án là một
cách thức thay thế hiệu quả cho phương pháp giảng dạy truyền thống, từ đó giúp nâng
cao chất lượng giảng dạy giao tiếp liên văn hóa bằng tiếng Anh. Cụ thể là qua phương
pháp này, sinh viên có thể lĩnh hội các kỹ năng về giao tiếp liên văn hóa, cải thiện kỹ
năng ngơn ngữ đặc biệt là kỹ năng nghe nói, phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng nghiên
cứu. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng đối mặt với nhiều thách thức. Đầu
tiên, vai trò của giảng viên và sinh viên đã có nhiều thay đổi đáng kể. Một số sinh viên
gặp khó khăn trong việc tự chủ và chấp nhận vai trò mới của giảng viên với tư cách là
người hướng dẫn. Thứ hai, học qua dự án cũng có thể là một cách tiếp cận gây tranh cãi
tại Việt Nam khi các cơ sở giáo dục đều đã quen với chương trình giảng dạy và giáo
trình dựa trên lý thuyết hiện nay.
Đỗ Chi Na (2017) đã tiến hành nghiên cứu về việc áp dụng các dự án trong khóa
học tiếng Anh thương mại tại một trường đại học. Tác giả cho rằng phương pháp học
theo dự án sẽ phù hợp hơn so với phương pháp giảng dạy truyền thống bởi nó có thể
giúp người học cải thiện kỹ năng tiếng Anh cũng như hiểu sâu hơn về chuyên ngành
kinh tế. Sinh viên không những phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua các dự án và
báo cáo mà còn nâng cao các kỹ năng mềm khi họ được thực hành các tình huống liên
quan đến kinh doanh ngay tại lớp học. Thông qua phiếu quan sát và bảng câu hỏi được
phát cho 30 sinh viên và 3 người hướng dẫn trong khóa học, nghiên cứu chỉ ra những
hiệu quả tích cực về các khía cạnh gồm ngôn ngữ, kỹ năng và phát triển nghề nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có nhiều hạn chế nhất định, điển hình là giảng viên và học viên đều
thiếu kiến thức chuyên môn. Qua nghiên cứu, tác giả cũng nhấn mạnh rằng việc tạo ra
nền tảng kiến thức ngôn ngữ và chuyên mơn vững vàng có thể nâng cao hiệu quả của
phương pháp học theo dự án trong các khóa học tiếng Anh thương mại. Hơn nữa, chương
trình giảng dạy cũng cần thay đổi để đảm bảo chất lượng dạy và học.

10



Trong một nghiên cứu khác, Hồ Sĩ Thắng Kiệt (2019) đã vận dụng phương pháp
học theo dự án trong lớp học biên dịch tiếng Anh du lịch. Dữ liệu được thu thập từ thông
tin điều tra của các dự án du lịch và bảng tự đánh giá của 48 sinh viên năm thứ 3 chuyên
ngành tiếng Anh du lịch tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng. Mặc dù có
những khó khăn nhất định trong q trình thực hiện dự án nhưng kết quả nghiên cứu
cho thấy phương pháp học theo dự án mang lại nhiều lợi ích thiết thực và trải nghiệm
thú vị cho sinh viên, đặc biệt giúp họ phát triển kỹ năng cộng tác, giải quyết vấn đề và
nâng cao năng lực tự chủ trong học tập. Nghiên cứu này cho thấy phương pháp học theo
dự án cần được nhân rộng, phổ biến hơn trong dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng
Anh chuyên ngành nói riêng ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của
người học để hội nhập quốc tế.
1.2.3. Nhận xét
Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan tới việc sử dụng phương pháp học theo
dự án tới nâng cao động lực học tiếng Anh đã cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn đa
dạng. Thực tế cho thấy bối cảnh giáo dục và văn hóa học tập của các nước được nghiên
cứu có những điểm khác biệt so với bối cảnh giáo dục và nền văn hóa Việt Nam. Bên
cạnh đó, số lượng các cơng trình nghiên cứu trong nước về phương pháp học theo dự án
trong giảng dạy tiếng Anh còn rất hạn chế, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu
về việc sử dụng phương pháp học theo dự án nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh
cho sinh viên trường Đại học Thương Mại. Nhận thấy khoảng trống nghiên cứu như
vậy, nhóm tác giả quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài “Nâng cao động lực học tiếng
Anh cho sinh viên thông qua phương pháp học theo dự án (project-based learning)”
với mong muốn giúp sinh viên nâng cao động lực học tiếng Anh qua việc tiếp cận
phương pháp này. Việc thực hiện nghiên cứu này hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi
về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu hiệu quả của phương pháp học
theo dự án trong việc nâng cao động lực học tiếng Anh và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Thương Mại thông qua

phương pháp học theo dự án.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
11


Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về động lực học tiếng Anh và phương pháp học theo dự
án.
- Đánh giá thực trạng động lực học tiếng Anh của sinh viên trường Đại học
Thương Mại và hiệu quả của phương pháp học theo dự án tới nâng cao động lực học
tiếng Anh cho sinh viên.
- Đề xuất giải pháp nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại
học Thương Mại thông qua phương pháp học theo dự án.
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới việc sử dụng phương
pháp học theo dự án nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh của sinh viên.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 42 sinh viên năm thứ hai của Viện Hợp tác Quốc tế,
trường Đại học Thương Mại tham gia lớp học phần tiếng Anh 3. Đối tượng phỏng vấn
của nghiên cứu gồm 10 sinh viên nằm trong số các sinh viên hoàn thành phiếu điều tra.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Các thông tin số liệu phản ánh trong nghiên cứu được thu thập trong
khoảng 3 tháng từ tháng 8 năm 2020 đến hết tháng 10 năm 2020. Trong khoảng thời
gian đó, nhóm tác giả phát phiếu điều tra và phỏng vấn sinh viên trong các giờ giải lao
và cuối các giờ học. Toàn bộ nghiên cứu được thực hiện trong 8 tháng từ ngày 1 tháng
8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2021.
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại.
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng động lực học
tiếng Anh, đánh giá hiệu quả của phương pháp học theo dự án tới nâng cao động lực

học tiếng Anh của sinh viên trong trường và đề xuất những giải pháp giúp sinh viên
nâng cao động lực học tiếng Anh thông qua phương pháp học theo dự án.

12


×