Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

HAI TRĂM BẢY LĂM NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.32 KB, 59 trang )

275 NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG
Lê Văn Tích
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử khơng thể “làm mới” nhưng cách viết bưng bít hay tơ hồng là lối
viết vơ cùng lạc hậu. Vì thế mà môn sử khiến cho người học chán ngán, không
hấp dẫn chăng? Lịch sử là bi thương nhưng lịch sử cũng giống như một chuỗi
ngọc. Hiểu biết về lịch sử tức là thấu tỏ những nỗi bi thương mà cha ơng ta phải
nếm trải. Từ đó, người hậu thế biết “gạn đục khơi trong”, hạn chế được những
sai lầm lặp lại đã xảy ra trong quá khứ. Đồng thời, có những quyết sách về nội trị
ngoại giao phù hợp, không lạc đường, lạc điệu với trào lưu văn minh của thế
giới.
Sử sách không chỉ là sự ghi chép biên niên một cách thuần túy mà quan
trọng hơn là sự suy xét ngọn nguồn vận hội và thách thức của một quốc gia. Thế
hệ mai sau xem đó như là một chiếc gương “thần” giúp họ tận dụng tối đa vận
hội để phát triển cũng như tránh được những thách thức ly loạn cho nhiều thế hệ.
Lịch sử của một dân tộc dù “dày cộp”, có trải qua hàng chục nghìn năm đi
chăng nữa, nếu đời sống hiện thực của xã hội cứ mãi mù mờ, lạc hậu thì sự “dày
cộp” ấy phỏng có nghĩa lý gì? Điều quan trọng là, những bài học nào cần được
rút ra, cần được khái quát, tổng kết để cho các thế hệ tương lai thấy đó như là
những “chuỗi ngọc” quý giá cần phải được giữ dìn, áp dụng vào trong đời sống
hiện tại và tương lai một cách tốt nhất.
Trong lịch sử thế giới, khơng nhiều quốc gia có được bề dày lịch sử như
dân tộc Việt Nam. Nói như thế khơng đồng nghĩa với việc lấy nó làm điều tự
mãn thái quá, ngược lại, phải xem đó như là những bài học đắt giá để chắt lọc và
truyền dạy cho các thế hệ con cháu. Đừng bao giờ cao ngạo, “tự sướng” q mức
về thành tích của dân tộc mình, làm sao để đất nước khơng bị xốy vào trong

1


những cơn ly loạn của chiến tranh, đó mới là điều quan trọng, mới là điều kiện


tốt nhất để xây dựng và phát triển đất nước.
Suốt chiều dài lịch sử, càng tự hào bao nhiêu về những chiến công hiển
hách của cha ông trong sự nghiệp chống quân xâm lược thì chúng ta lại càng đau
xót bấy nhiêu về những cuộc tranh quyền đoạt vị, dành mộng bá vương. Không
ai khác, chính những người anh em thân tộc, thủ túc, là người Việt Nam với
nhau. Những cuộc tranh dành “quyền lợi” ấy đã gây ra biết bao cảnh nồi da xáo
thịt, máu chảy đầu rơi, lòng dân ly tán, nhân dân đói khổ phiêu bạt tứ phương.
Nỗi ám ảnh ấy trở thành một miền ký ức sợ hãi trong tiềm thức của nhiều thế hệ
người dân Việt Nam hiện nay.
Như tên của cuốn sách, “275 năm ly loạn quay cuồng”, tác giả chỉ làm
công việc chọn lọc và biên khảo lại những gì đã được viết trong nhiều bộ thơng
sử. Tuy vậy, cuốn sách này muốn hướng đến đối tượng là cơng chúng rộng rãi
hơn, những người khơng có điều kiện và thời gian để đọc những bộ thơng sử
nghìn trang cũng có thể hiểu được một cách đầy đủ về một giai đoạn lịch sử rắc
rối, lắm vua nhiều chúa, lắm ly loạn mà cũng rất lẫy lừng. Đó là giai đoạn từ khi
họ Mạc đoạt ngôi nhà Lê (1527) đến khi Nguyễn Ánh lập lại nền độc lập thống
nhất của quốc gia phong kiến Việt Nam (1802).
Trong 275 năm ấy, nhiều tên gọi, khái niệm như “Nam Triều, Bắc Triều,
Vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, Đàng Trong, Đàng Ngồi, Tây Sơn, Nguyễn
Vương”… Những khái niệm này khơng diễn ra theo tuần tự thời gian của lịch sử
mà có lúc chồng chéo, đan xen, vướng víu vào nhau. Nếu khơng phải là một
người chun nghiên cứu sử thì khơng dễ mà phân biệt chút nào.
Nội dung của cuốn sách này tập trung vào chủ đề: “Ly loạn quay cuồng”,
nói về những cuộc tranh đoạt mộng bá vương giữa các tập đoàn phong kiến, giữa
những mối quan hệ “huynh đệ tương tàn” như Lê – Mạc; Trịnh – Mạc; Trịnh –
Nguyễn; Tây Sơn – Nguyễn Vương.
2


Cuốn sách không “chép” lại tất cả những sự kiện chi ly giống như những

cuốn thông sử dày cộp đã viết, mà chỉ chọn lọc những sự kiện và nhân vật “vừa
đủ” đại diện cho một thời kỳ lịch sử, ngắn mà khơng thiếu, để người đọc hình
dung một cách dễ dàng, nhẹ nhàng nhất về giai đoạn lịch sử mà mình mong
muốn tìm hiểu.
Khơng giống với những cuốn sử truyền thống là phân chia rạch ròi giữa
các triều đại, thời kỳ. Cuốn sách này cố gắng chắp nối tính liền mạch, không đứt
quãng trong suốt 275 đúng như chủ đề mà cuốn sách hướng đến: “275 năm ly
loạn quay cuồng”.
NỘI DUNG
Thế kỷ XV, lịch sử Đại Việt ghi nhận những sự kiện thay đổi to lớn. Năm
1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi của nhà Trần, chấm dứt tạm thời, thời kỳ ổn định
lâu dài của đất nước. Đến lượt mình, cha con nhà Hồ Quý Ly phải đối mặt với
những khó khăn, chóng vánh. Trong nước, lịng dân khơng phục, tầng lớp quan
lại triều thần thì ly tán, bất an vì ngơi vị mà họ Hồ đạt được là khơng chính danh.
Bên ngồi, giặc Tàu nhân cơ hội rối ren đã xua quân sang đánh cướp nước ta.
Năm 1407, cha con nhà Hồ Quý Ly bị giặc bắt, số phận của bách tính Đại Việt
lại rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh.
Năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa. Lê Lợi cùng 18 hào kiệt như Lê Lai, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân
Chú… đã tổ chức hội thề Lũng Nhai, quyết tâm đánh giặc cứu nước. Lê Lợi
thường nói với mọi người: “Bậc trượng phu sinh ra ở đời phải cứu nạn lớn lập
công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ
khác” (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục).
Sau 10 năm nếm mật nằm gai, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí
nhân để thay cường bạo”, Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đã quét sạch bóng

3


quân thù, chấm dứt 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến Minh, mở ra thời kỳ

phát triển mới của đất nước - thời Lê Sơ.
1. CUỘC LY LOẠN GIỮA LÊ - MẠC - TRỊNH (1527 – 1592)
Bảy mươi năm đầu của nhà Lê Sơ, từ đời Lê Thái Tổ - Lê Lợi (1428 ) đến
Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông (1497), nhà Lê sơ đã đạt được
những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Nền độc lập và
thống nhất được cũng cố. Đại Việt được xem là quốc gia thịnh trị nhất trong khu
vực Đông Nam Á bấy giờ.
Tuy nhiên, từ đời vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tơng, Lê
Cung Hồng, trong khoảng 30 năm từ 1498 - 1527 thì chính sự ngày càng phiền
hà, mục nát. Vua thì “miệt mài” trong những cuộc truy hoan vơ độ, xây dựng lâu
đài cung điện nguy nga tốn kém. Nhân dân đã mỉa mai gọi Lê Uy Mục là “vua
quỷ”, gọi Lê Tương Dực là “vua lợn”. Các võ tướng, triều thần thì chia bè kéo
cánh, tranh dành quyền lực, đánh giết lẫn nhau liên miên suốt nhiều năm trời.
Quan lại địa phương thì cậy quyền thế ra sức vơ vét cướp bóc, đời sống nhân dân
cực khổ. Sách Đại Việt Sử Ký Tồn thư có đoạn: “Năm ấy, trong nước đói to, xác
người chết đói nằm gối lên nhau… Bấy giờ vua còn bé, thế nước lâm nguy, các
tướng đều tự xưng hùng xưng bá gây ra hiềm khích với nhau”.
Trong một bài hịch của nhóm chống Uy Mục do Lương Đắc Bằng soạn
như sau:
“Tước đã hết mà lạm thưởng không biết,
Dân đã cùng mà lạm thu không cùng.
Phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng của như bùn,
Bạo ngược như Tần Chính, đãi cơng thần như chó ngựa, coi dân chúng
như cỏ rác” (LSVN Cổ Trung).
Đời sống nhân dân ngày càng đắm chìm trong đói khổ, phiêu tán.
4


Trong lịch sử của hầu hết các triều đại quân chủ từ Trung Hoa đến Việt
Nam, “Thường là các ông vua đầu triều đại chịu đựng gian khổ qua chiến chinh,

đã đánh đổ ơng vua trước đang chìm trong xa hoa lạc thú. Nhưng đến đời vua
thứ ba, thứ tư thì bị thói xa hoa, đồi bại, lười biếng, trác táng khuyến rũ. Họ khép
mình trong cung điện, đầu óc thối hóa, đời sống rút ngắn lại, hồng tộc cũng
suy vi. Các vị đại thần ngoi lên, bọn hoạn quan được tin dùng. Bọn họ đặt mấy
chú bé con lên ngai vàng. Cung điện trở thành kẻ thù của đất nước. Bọn ăn
khơng ngồi rồi trong cung đình bịn rút hết của cải của người lao động. Thế rồi,
ông vua bị một tên gian hùng thoán đoạt giết hại hoặc thanh toán. Một triều đại
mới xuất hiện, để rồi các ông vua đời thứ ba, thứ tư của nó lại chìm đắm trong
cung điện chẳng khác gì triều đại cũ” (Bàn Về Tinh Thần Luật Pháp Moutesquieu).
Triều Lê cũng không tránh khỏi được số phận chung của những triều đại
hết thịnh rồi suy, mục ruỗng lỗi thời, cuộc ly loạn tranh ngơi đoạt vị bắt đầu nổ ra
từ đó.
Mạc Đăng Dung là một võ quan đầy mưu mẹo đã tiêu diệt các thế lực đối
lập, thâu tóm mọi quyền hành, uy quyền như Tể tướng. Ông sinh ngày
23/11/1483, ở làng Cổ Trai, Nghi Dương, Hải Dương. Xuất phát từ chức Đô lực
sĩ, trải qua ba đời vua Lê, Mạc Đăng Dung đã tiến rất nhanh trên con đường hoạn
lộ, được phong Thái Sư Nhân Quốc Công rồi đến An Hưng Vương.
Là người có cơng phị lập Lê Chiêu Tơng lên làm vua nên uy quyền của
Mạc Đăng Dung ngày một lớn. “Mạc Đăng Dung cho con gái nuôi vào hầu Vua
mà thực ra là để dò xét và coi giữ. Lại cho Mạc Đăng Doanh là con trai lớn làm
chức Dục Mỹ hầu trông coi điện Kim Quang. Đăng Dung đi bộ lọng phượng dát
vàng, đi thủy thì thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm khơng kiêng sợ gì” (Đại
Việt Sử Ký Tồn Thư), xem ra âm mưu thốn đoạt của Mạc Đăng Dung đã hiện
hữu.
5


Trong khi đó, Vua Lê Chiêu Tơng mưu ngầm với Trịnh Tuy tìm cách triệt
hạ thế lực của họ Mạc nhưng bị bại lộ. Mạc Đăng Dung đã phế Lê Chiêu Tông
và đưa người em là Lê Xuân (Lê Cung Hoàng) lên thay.

Bấy giờ vua đã chạy ra ngoài, Đăng Dung bèn cùng với Thái sư Lượng
Quốc công Lê Phụ, Mỹ Quận công Lê Chu, Cẩm sơn hầu Lê Thúc Hữu… cùng
bàn lập em của vua là Xuân lên nắm giữ ngai vàng. Lê Chiêu Tơng thì bị bắt và
bị giết năm 1526, lúc đó 21 tuổi.
Lợi dụng lúc Vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, nhỏ tuổi, tháng 6 năm 1527,
Mạc Đăng Dung đã ép vua Lê nhường ngôi. Lúc ấy, vận nước đã hết, lịng người
đã lìa, tài năng lại vốn hạng thường, hạng kém. Trong tờ chiếu nhường ngôi của
vua Lê (tất nhiên là do Mạc Đăng Dung soạn ra) có ý: “Vua Lê hèn kém, đức
mỏng, khơng gánh nổi ngơi trời. Mệnh trời và lịng người hướng về người có
đức” và người đó, trong thời điểm này chỉ có Mạc Đăng Dung: “Là người tư chất
thơng minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp bốn phương đều phục, bên trong
trị nước trăm họ yên vui, công đức lớn lao, lịng người quy phục”(Đại Việt Sử ký
Tồn thư).
Vua Lê Cung Hoàng và Thái hậu bị bắt giam ở Tây Cung vài tháng sau
bắt phải tự tử. Thái hậu khấn trời mà than rằng: “Đăng Dung là kẻ bề tôi, manh
tâm cướp ngôi, lại giết mẹ con ta, ngày sau con cháu nó cũng lại bị như thế” (Đại
Việt Sử ký Toàn thư).
Lời nguyền của Thái hậu đã ứng với thế hệ thứ 5 của nhà Mạc là Mạc Mậu
Hợp (1562 – 1592). Năm ấy, năm 1578, Mạc Mậu Hợp bị sét đánh ở trong cung
bị bại liệt nửa người, sau chữa khỏi. Nhưng từ 1581, Mạc Mậu Hợp lao vào ăn
chơi trụy lạc, chính sự nhà Mạc ngày càng đổ nát. Tháng 11/1792, 300 chiến
thuyền của thủy quân Lê – Trịnh tiến đánh, khiến quân Mạc tan vỡ. Mạc Mậu
Hợp bị bắt giải về kinh đô, bị treo sống ba ngày xong bị chém đầu ở bãi Bồ Đề.

6


Con trai của Mạc Mậu Hợp là Mạc Toàn cũng bị bắt và bị chém đầu tại bến Thảo
Tân.
Ngay trong ngày tun chiếu nhường ngơi, Mạc Đăng Dung xưng Hồng

đế, lấy hiệu là Minh Đức, lập ra một triều đại mới – Nhà Mạc. Ở ngôi được hơn
2 năm, Mạc Đăng Dung nhường ngôi lại cho con là Mạc Đăng Doanh, cịn mình
làm Thái Thượng Hồng giống như thời các Vua nhà Trần. Tháng 8 năm 1541,
Mạc Đăng Dung mất, làm Thái thượng hoàng được 12 năm, thọ 59 tuổi.
Khi một chính quyền đã trở nên bất tài và mục ruỗng thì việc thay thế
bằng một triều đại tiến bộ hơn nhằm đảm bảo an ninh, an sinh hạnh phúc cho
nhân dân là cần thiết. Mạc Đăng Dung đã từng làm tôi nhà Lê mà lại giết vua Lê
để cướp ngơi là rất khó chấp nhận trong cái xã hội “trung quân”. Cái đạo lý có
chăng ở đây, nhà Mạc ra đời là để giải quyết tình thế bế tắc rối ren của nhà Lê.
Tuy vậy, tư tưởng “trung quân” bịp bợm của đám hủ nho khó mà chấp nhận cho
điều đó, mầm mống “Phù Lê diệt Mạc” (mà thực chất là lợi dụng danh nghĩa ấy
để diệt Mạc, phù chính mình) bắt đầu hình thành. Đất nước lại tiếp tục xảy ra
những cuộc chiến ly loạn quay cuồng, trăm họ ly tán.
Trong lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam, chuyện tiếm quyền đoạt
ngôi giữa các thế lực là khơng hiếm. Lê Hồn có quan hệ như thế nào với Thái
hậu Dương Vân Nga để thay thế nhà Đinh? Họ Lý có thật sự chính danh, trong
sáng khi thay thế triều Tiền Lê? Và, Trần Thủ Độ đã làm gì để cháu của mình là
Trần Cảnh có thể lên làm vua thay thế nhà Lý khi mới 8 tuổi…? Nếu nói sự thay
thế giữa các triều đại là vì một u cầu lịch sử nào đó mà ta vẫn thường hay nói
như một tính tất yếu, khách quan thì chẳng qua cũng chỉ là sự ngụy biện gượng
gạo của kẻ “chiến thắng” (kẻ cướp được quyền). Được làm vua, thua làm giặc.
Kẻ chiến thắng là kẻ “chính danh”, kẻ được quyền viết sử, dù lịch sử đó có cong
vẹo, có xảo trá.

7


Tuy nhiên, việc một đại thần giết đến 2 đời vua như Mạc Đăng Dung để
tiếm quyền là rất hiếm. Sử liệu có phần “bất trắc” ở đây là, nhà Mạc đã khơng
được quyền viết sử một mình như triều Tiền Lê, triều Lý, triều Trần nên khơng

thể tự xóa sạch dấu vết, vì lúc này trên lãnh phần Đại Việt cịn có một thế lực
chính trị khác cùng chép sử Việt là Nam Triều của tướng Nguyễn Kim lập ra. Có
lẽ vì thế chăng mà Lê Hồn và Trần Thủ Độ không bị phê phán nặng nề trong
khi Mạc Đăng Dung lại bị giới sử học nhiều thời kỳ lên án? Trong cuốn Việt
Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim đã phê phán Mạc Đăng Dung nặng nề như sau:
“Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một
người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt
đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc; Làm ông vua mà không giữ
được cái danh giá trọn vẹn, đến nỗi cởi trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy ở
trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân
mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ. Đối với vua là nghịch
thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của lồi người là khơng có
nhân phẩm; một người như thế ai mà kính phục? Cho nên dẫu có lấy được giang
sơn nhà Lê, dẫu có mượn được thế nhà Minh bênh vực mặc lòng, một cái cơ
nghiệp dựng lên bởi sự gian ác hèn hạ như thế thì khơng bao giờ bền chặt được.
Cũng vì cớ ấy cho nên con cháu họ Lê lại trung hưng lên được”.
Năm 1533, một võ quan của nhà Lê là Nguyễn Kim, đã từng giữ chức
quan Hữu vệ Điện tiền Tướng quân An thanh hầu, trốn sang Ai Lao (vùng đất
giáp với Thanh Hóa), được Vua Sạ Đẩu thỏa thuận cho mượn đất Sầm Châu, lập
bản doanh tìm cách khởi nghĩa “Phị Lê diệt Mạc”. Ở đây, ơng đã tìm được một
người thuộc giòng dõi nhà Lê tên là Duy Ninh lập làm vua, lấy hiệu là Trang
Tông (1533 -1548). Từ đây trở đi được gọi là thời Lê Trung Hưng (Hậu Lê).
Nguyễn Kim (sinh năm 1468, mất năm 1545), quê ở Gia Miêu, Tống Sơn,
Hà Trung, Thanh Hóa. Ơng là một danh tướng Việt Nam thời Lê Sơ và là người
8


đặt nền móng cho sự thành lập nhà Lê Trung hưng. Ơng là con của Trừng quốc
cơng Nguyễn Hoằng Dụ đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hóa
lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong là Thái phó Trừng Quốc cơng. Tuy

nhiên, thời gian gần đây các nhà nghiên cứu tham khảo phả hệ của dòng họ
Nguyễn Gia Miêu và cho rằng Nguyễn Kim và Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là anh em
họ. Người sinh ra Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, anh là Nguyễn Văn Lang,
bác là Nguyễn Hoằng Dụ.
Được sự giúp sức của người con rể là Trịnh Kiểm, cha con họ đã ra sức
chiêu mộ và luyện tập quân sĩ, đến năm 1540, Nguyễn Kim đem quân về đánh
chiếm Nghệ An, hào kiệt phần nhiều theo về, thanh thế rất lừng lẫy. Năm 1542,
cùng với vua Lê Trang Tông cất quân về chiếm được Nghệ An và Thanh Hóa,
sau đó được một năm thì thu phục được đất Tây Đơ, quan Tổng trấn nhà Mạc là
Dương Chấp Nhất buông kiếm đầu hàng.
Năm 1545, Nguyễn Kim đem quân đánh Sơn Nam, đến huyện Yên Mơ
(Ninh Bình ngày nay) bị một hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh
thuốc độc chết. Dương Chấp Nhất mời ơng ăn dưa có độc rồi bỏ trốn, khi đó ơng
77 tuổi, binh quyền rơi vào con rể Trịnh Kiểm.
Trịnh Kiểm sinh năm 1503, mất năm 1570, ở Sóc Sơn, Vĩnh Lộc, Thanh
Hóa. Mồ cơi cha từ nhỏ và mẹ cũng mất ít năm sau đó. Ơng đi ở nhờ làm gia nơ
cho Thái phó Nguyễn Kim. Khơng học hành nhiều, nhưng ông rất thông minh,
can đảm và mưu lược hơn người được Nguyễn Kim mến mộ và gã con gái lớn là
Ngọc Bảo cho ông.
Sau khi bố vợ mất, Trịnh Kiểm cho rút quân về Thanh Hóa, lập hành điện
ở đồn Vạn Lại cho vua Lê ở rồi tiếp tục chiêu mộ hào kiệt, tích trữ lương thảo,
binh khí, chờ thời diệt Mạc. Từ đó hình thành nên một thế lực mới của nhà Lê
(sử sách gọi là Lê Trung Hưng): Từ Thanh Hóa trở vào thuộc giang sơn của nhà

9


Lê gọi là Nam Triều; Từ Sơn Nam (Ninh Bình) trở ra thuộc nhà Mạc gọi là Bắc
Triều.
Năm 1548, vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập con của Trang Tông là

Duy Huyên lên thay, lấy hiệu là Trung Tông. Ở ngơi được 8 năm thì Trung Tơng
mất mà khơng có con nối dõi. Trong tình thế đó, Trịnh Kiểm lưỡng lự cũng
muốn tự xưng làm vua nhưng sợ lòng dân khơng phục. Ơng đã cho người ra Hải
Dương dị hỏi ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm không trả
lời mà chỉ nói với đầy tớ của mình rằng: “Năm nay mất mùa, thóc giống khơng
tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ”. Nguyễn Bỉnh Khiêm cịn nói với
chú tiểu quét dọn chùa rằng: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”.
Hiểu được ý tứ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trịnh Kiểm cho
người đi tìm con cháu họ Lê. Sau đó, tìm được một người tên là Lê Duy Bang ở
Bố Vệ, Đơng Sơn, Thanh Hóa, lập lên làm vua. Duy Bang là cháu 4 đời của Lê
Trừ, Lê Trừ là anh của Lê Lợi. Mãi cho đến đời Trịnh Tùng thì họ Trịnh mới dám
xưng vương và từ đó, con cháu họ Trịnh thế tập xưng vương, nhân dân quen gọi
là Chúa Trịnh – Vua Lê.
Sự ra đời và tồn tại của Nam Triều tất yếu dẫn đến cuộc nội chiến Nam –
Bắc mà thực chất là cuộc tranh dành quyền lực độc tôn trên lãnh phần Đại Việt
giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Mạc.
Giữa hai tập đoàn này đã đánh nhau liên miên giai giẳng hơn 50 năm
khơng phân thắng bại. Phía nhà Mạc, từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Đăng Doanh,
Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên có đến hơn mười phen đưa qn đánh vào
Thanh Hóa, phen nào cũng thua. Phía nhà Trịnh, có hơn 6 lần đưa quân ra đánh
Sơn Nam khơng có lấy một lần tồn thắng.
Tháng 8 năm 1555, họ Mạc sai Khiêm vương Mạc Kính Điển đem đại
quân vào cướp Thanh Hóa. Trong tình thế đó, Thái Sư Lượng Quốc Công Trịnh
Kiểm tổ chức đại hội các tướng mà bàn rằng: Giặc cậy đông khinh ta, ta dùng kế
10


mai phục đợi chúng, thế nào cũng bắt được. Cùng với nhiều tướng lĩnh như:
Đình Cơng, Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiến, Lê Khắc Thận…
Trịnh Kiểm đích thân đốc suất đại quân tổ chức trận địa mai phục bờ bắc sông từ

chân núi Bạch Thạch đến chân núi Kim Sơn (ngày nay thuộc huyện Đông Sơn và
Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Khi quân Mạc lọt vào trận địa mai phục, Trịnh Kiểm
tung quân đánh lớn. Quân Mạc quay ngược giáo, vứt bỏ áo giáp, chiến thuyền
nhảy xuống sông trốn chạy. Quân Mạc bị bắt và chết nhiều, xác nghẹn cả sơng,
nước sơng đỏ lịm, mấy vạn qn Mạc chết gần hết. Kính Điển sợ vỡ mật, thu
nhặt tàn quân tháo chạy.
Chỉ có năm 1559, Trịnh Kiểm đem 6 vạn quân theo đường biển ra đánh
mặt Bắc chiếm được các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Kinh Bắc, Lạng Sơn cứ tưởng
đã có thể dứt được nhà Mạc. Nhưng khơng ngờ rằng, Mạc Kính Điển chỉ huy
một đạo quân lớn theo đường bộ đánh thẳng vào Thanh Hóa, nghe tin, Trịnh
Kiểm buộc phải nhanh chóng đưa quân về mà giữ đất Tây Đô.
Tháng 4 năm 1565, Trịnh Kiểm đốc quân đánh ra Sơn Nam, Thế tử Trịnh
Cối, Trịnh Tùng cùng đi theo. Quân đến phủ Trường Yên, đánh phá các huyện
Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang. Đến tháng 9, Thái sư Trịnh Kiểm mưu chia quân
sai bọn Vũ Sư Thước, Lại Thế Khanh trấn giữ các cửa biển để phòng sự bất ngờ.
Lại sai cháu gọi bằng cậu là Văn Uyên hầu giữ vững doanh trại, cùng trấn giữ
với bọn Sư Thước, tự mình đốc suất đại quân đánh dẹp các huyện ở Sơn Nam.
Quân đi tới đâu, đều lấy được ở đấy. Mạc Mậu Hợp thấy quan quân đánh gấp
quá, hỏi mưu kế đánh lui. Mạc Kính Điển trả lời: Qn họ tinh nhuệ, khó tranh
với họ, sợ địch khơng nổi. Trịnh Kiểm thân đốc đại quân đến đây đánh dẹp lộ
Sơn Nam, chưa dễ đã qua được sông. Thanh Hóa là đất căn bản của họ, nay đã
suy yếu, dẫu có để quân ở lại chia giữ đất ấy, chẳng qua cũng chỉ là một hai
tướng mà thôi. Thần xin sai vài viên đại tướng đem quân đi giao chiến với họ để
kìm giữ thế quân của họ, rồi chia mấy vạn quân cho thần ngày đêm thẳng tiến.
11


Tới nơi, sẽ tung kỳ binh ra để bắt tướng họ. Đó là phép tất thắng, là kế bỏ chỗ
chắc, đánh chổ hở, bất ngờ đánh vào chỗ giặc không phịng bị. Đó là ước nguyện
của thần. Mậu Hợp nghe theo. Tháng 11, Kính Điển tiến qn đánh Thanh Hóa,

vượt biển, vào cửa Linh Trường, đánh phá các huyện Thuần Hựu, Hoằng Hoá,
lấn cướp cư dân. Bọn Sư Thước sai người cáo cấp với Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm
bèn sai Lộc Quận Cơng đem qn về cứu Thanh Hóa. Về tới hành dinh, cũng
bàn mưu với bọn Sư Thước, Thế Khanh hợp quân tiến đánh, giao chiến với quân
Mạc ở Du Trường. Quân Mạc phục sẵn ở chỗ hiểm yếu, cho kỳ binh ra khiêu
chiến, rồi giả cách thua chạy. Bọn Sư Thước đem binh tượng đuổi theo, dấn sâu
vào đất hiểm. Kính Điển liền tung phục binh ra, bốn mặt cùng nổi dậy, đánh kẹp
lại vây thành mấy lớp. Bọn Sư Thước, Thế Khanh tự liệu qn ít khơng địch nổi
nhiều, liền đột phá lớp vòng vây, cố sức đánh thốt chạy vào rừng núi. Lộc Quận
Cơng đánh một mình bị quân Mạc đâm chết trên lưng voi. Quan quân chết đến
hàng nghìn. Tướng Mạc định mưu tiến đánh, nhưng nghe tin Trịnh Kiểm đã rút
quân về đến Thạch Thành, Kính Điển bèn đem quân về.
Cuộc chiến cứ như thế mà giằng co mãi về sau, khi thì Trịnh Kiểm đưa
qn ra đánh Sơn Nam, khi thì Mạc Kính Điển đưa qn vào đánh Thanh Hóa
mà khơng bên nào dứt được bên nào.
Suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường tan tác. Làng
mạc điêu tàn xác xơ, nhân gian tán loạn phiêu bạt tứ phương. “Năm 1570, nhân
dân Thanh Hóa già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói
rất nhiều. Hàng vạn người bị Nam Triều và Bắc Triều bắt đi lính đi phu. Năm
1572, ở Nghệ An, đồng ruộng thì bỏ hoang, dịch tễ lan tràn, người chết quá nửa.
Nhân dân đói khổ, phiêu bạt ra Bắc vào Nam, cõi Nghệ An vắng tanh đìu
hiu”(Đại Việt Sử ký Tồn Thư).
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, trao quyền lại cho con là Trịnh Cối. Nhưng
Trịnh Cối ham chơi bời, say đắm tửu sắc, ngày càng rông rỡ kiêu ngạo, không
12


thương gì đến qn lính. Do đó, các tướng sĩ đều có ý lìa bỏ, kẻ giúp đỡ ngày
một ít, lòng người thay đổi, ai cũng nghĩ đến chuyện sinh biến, mầm họa đã
thành. Trong khi đó, người em là Trịnh Tùng cũng muốn cướp ngôi bèn cùng với

Lê Cập Đệ, Trịnh Bách, Vĩnh Thiệu rước Vua về đồn Vạn Lại rồi chia quân đánh
nhau với Trịnh Cối.
Lợi dụng tình hình anh em Chúa Trịnh đánh nhau, Mạc Kính Điển đem 10
vạn quân vào đánh Thanh Hóa. Quân của Trịnh Cối ngày càng thế cô lập chống
không nổi, bèn đem quân hàng họ Mạc. Kính Điển tiếp nhận, phong cho Cối
tước Trung Lương Hầu.
Đến lúc này, Trịnh Tùng được Vua Lê Anh Tông phong chức Tả Thừa
Tướng Tiết Chế Chư Quân, thống lĩnh quân đội chống giữ với quân Mạc. Trịnh
Tùng ngày càng tỏ ra uy quyền hống hách, khiến Vua Lê lo sợ phải bỏ chạy vào
Nghệ An. Trịnh Tùng cho người đi rước hoàng tử thứ 5 là Duy Đàm lên làm vua,
rồi sai Nguyễn Hữa Liêu đem binh đuổi theo bắt và giết đi rồi nói rằng vua Lê
Anh Tông tự thắt cổ chết.
Kể từ năm 1583, quân Chúa Trịnh đánh trận nào được trận nấy, nên quyết
định tiến quân ra đánh Sơn Nam và lấy được rất nhiều thóc gạo mang về. Từ đó
về sau, năm nào cũng đưa quân ra đánh, buộc quân Mạc phải chuyển từ thế tấn
cơng sang phịng thủ.
Năm 1591, Trịnh Tùng bèn đem hơn 5 vạn quân chia làm 5 đội, sai quan
Thái phó Nguyễn Hữu Liêu, quan Thái úy Hồng Đình Ái, Lân Quận cơng Hà
Thế Lộc, mỗi người thống lĩnh một đội, cịn Trịnh Tùng thì thống lĩnh 2 vạn
quân tiến ra Bắc.
Vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp cũng điều tất cả bốn vệ quân khoảng 10
vạn lính để đối trận với quân Trịnh. Khi quân Mạc đến, Trịnh Tùng tự mình đốc
suất tướng sĩ thề đánh cho được giặc Mạc để báo thù. Hai bên đối trận với nhau,
dàn bày binh mã. “Quân hai bên đánh nhau giáp la cà suốt từ giờ Mão đến giờ
13


Tỵ, Tiết chế Trịnh Tùng cầm cờ chỉ huy, ba quân theo lệnh, tướng sĩ hăng hái,
gươm giáo rợp trời, đồng thanh gắng sức. Quân của Chúa Trịnh đánh rất hăng,
thế như chẻ tre, quân nhà Mạc hàng ngũ rối loạn, chống không nổi. Thừa thắng

đuổi dài, chém được hơn 1 vạn thủ cấp, máu chảy khắp đồng, thây chết thành
núi, Mạc Mậu hợp sợ đến vỡ mật, xuống thuyền vượt sơng mà chạy” (Đại Việt
Sử Ký Tồn Thư).
Trên đà chiến thắng, Trịnh Tùng bàn rằng: “Nên nhân cái uy thế sấm sét
không kịp bịt tai này mà đánh lấy thì dễ như nhặt hạt cải”. Bèn sai Nguyễn Hữu
Liêu đem 5.000 quân tinh nhuệ, voi khỏe cùng ngựa bọc sắt tiến thẳng Thăng
Long. Sau bảy phát lửa hiệu, thiêu đốt nhà cửa, khói lửa khắp trời. Trong thành
sợ hãi rối loạn, Mạc Mậu Hợp sợ hãi cuống quýt bỏ chạy khỏi thành. Đêm hôm
ấy cũng là đêm của Tết Nguyên Đán, trong thành già trẻ, gái trai hỗn loạn dẫm
đạp lên nhau bỏ thành mà chạy.
Năm 1592, quân của Trịnh Tùng chiếm được kinh thành Thăng Long, tổ
chức úy lạo tướng sĩ, ba quân phấn khởi vui mừng. Sau đó, Trịnh Tùng sai người
về Tây Kinh rước Vua Lê Thế Tông ra Đông Đô, mở triều và thăng thưởng cho
các tướng sĩ. Nhà Lê sau 65 năm thất thủ, phiêu bạt nay được quay trở lại Đông
Đô.
Mùa Xuân năm đó, Trịnh Tùng sai người lập đàn, sắm lễ tế trời đất khấn
rằng: “Thần là Trịnh Tùng gượng gánh trọng trách của nước nhà, lạm cầm quyền
lớn đánh dẹp, vâng mệnh đánh kẻ phản nghịch để cứu dân, nghĩ rằng sinh linh xã
tắc triều Lê bị kẻ gian thần phản nghịch là họ Mạc giết Vua, cướp nước, tội ác rất
sâu, ngược dân, dối thần, họa đầy oán chứa. Để sinh linh phải lầm than đã gần 70
năm, mà nguyên do gây họa loạn, há chịu cùng đội trời chung. Xin các thánh
Hồng Đế tiên triều soi xét lịng thần, diệt bọn phản nghịch cho dân được yên, để
khôi phục cõi đất của triều Lê” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).

14


Tế lễ xong trời đất, Trịnh Tùng hạ lệnh cho qn sĩ khơng được cướp bóc,
xâm phạm đến nhân dân, mọi người được yên ổn như cũ. Quân đi đến đâu được
già trẻ, gái trai đem trâu dê, cơm rượu, hoa quả thiết đãi đầy đường…

Mạc Mậu Hợp, vị vua cuối cùng nhà Mạc chạy lên Cao Bằng lẫn trốn
nhưng bị quân Trịnh bắt và chém đầu, cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kết
thúc. Nhà Mạc khơng cịn ở Thăng Long nhưng được nhà Minh can thiệp nên
con cháu họ chiếm cứ vùng Cao Bằng giáp với Trung Quốc và tiếp tục tồn tại
thêm được 3 đời nữa.
Cuộc nội chiến Nam – Bắc Triều, nếu tính từ thời Trịnh Kiểm cùng bố vợ
là Nguyễn Kim đánh ra Yên Mô năm 1545, cuộc chiến này đã diễn ra giai dẳng
đến 47 năm. Triều Mạc trải qua hơn 5 thế hệ cai trị Bắc Triều kể ra vừa đủ 65
mùa xuân. Từ Mạc Đăng Dung (1527 – 1529), Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540),
Mạc Phúc Hải (1541-1546), Mạc Phúc Nguyên (1546-1561), Mạc Mậu Hợp
(1562-1592) đánh nhau với Chúa Trịnh (Nam Triều), từ Trịnh Kiểm (15451570), Trịnh Cối, Trịnh Tùng (1570 – 1623).
Trong lịch sử dân tộc, chưa có thời kỳ nào mà tình trạng nội chiến ly loạn
lại giằng co, giai giẳng đến mức độ như vậy. Trong khoảng gần 50 chục năm ấy,
lúc thì qn Mạc đánh vào Thanh Hóa, lúc thì quân Trịnh đánh ra Sơn Nam,
quân sĩ cả hai bên chết khơng biết bao nhiêu mà kể. Có trận thì qn Mạc “máu
chảy đỏ sơng, thây chất ngập đồng”; có trận thì cả qn Mạc và qn Trịnh
“Thây chất thành núi, xác trơi nghẽn cả cửa sơng”, có những trận quân Trịnh
chém được hơn 1 vạn thủ cấp quân Mạc… Còn nỗi tang thương nào lớn hơn!
Ai đã chết, quân ta hay quân giặc, giặc nào? Họ Mạc thì gọi quân Trịnh là
giặc, họ Trịnh thì gọi quân Mạc là giặc mà thực chất đều là người Việt Nam. Họ
bỏ thân xác nơi đất lạ quê người là vì nghĩa lý gì? Cái chết của người Lính nếu
khơng phải là vì chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi thì có phải là những cái
chết vơ nghĩa lý không? Cho nên, sau này, ở nhiều nước phát triển, người ta tách
15


lực lượng qn đội ra khỏi chính trị là vì vậy. Quân đội, ngoài mệnh lệnh của
quốc dân đồng bào là ra mặt trận bảo vệ Tổ quốc thì họ khơng bao giờ được hành
động theo ý chí chủ quan của bất cứ một cá nhân nào, bất cứ một thế lực chính
trị nào. Có như thế mới tránh được cảnh máu chảy đầu rơi giữa các thế lực tranh

dành quyền lực lẫn nhau.
Trong chừng ấy năm chém giết nhưng khơng có lấy một thõa thuận,
nhượng bộ nào từ phía những kẻ cầm quyền để chấm dứt chiến tranh, để thống
nhất đất nước. Từ đời ông, đời cha, đời con, đời cháu… Từ Mạc Đăng Dung,
Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp. Với bên
này là Trịnh Kiểm, Trịnh Cối, Trịnh Tùng. Tất cả họ đều có chung một ý chí, một
dục vọng ích kỷ là cốt làm mọi cách để chiến thắng, được “đè đầu cỡi cổ”, “ăn
trên ngồi trốc” thiên hạ, không bên nào nhún nhường bên nào nhưng cả hai bên
Mạc và Trịnh đều tìm cách luồn cúi, khúm núm, cầu cạnh, đút lót cho “ơng bạn
thiên tử”. Người Việt có câu “Người khơn đối đáp bề ngồi, gà cùng một mẹ chớ
hồi đánh nhau”, thật khó để giải thích cho giai đoạn lịch sử đau thương này.
Ở phương diện này mà nói, thì người Việt chúng ta có thực sự có truyền
thống “nhân ái”, “rộng lượng”, “bao dung” không? Xung đột Trịnh – Mạc, xung
đột Trịnh – Nguyễn và cả thời hiện đại sau này, chúng ta tự hỏi, đã bao giờ người
Việt Nam có ý thức giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hịa
bình? Đã bao giờ họ coi mạng người là giá trị nhân bản cao nhất không thể đánh
đổi? Có lẽ là chưa! Bạo lực trở thành thứ vũ khí ưu tiên hàng đầu và lợi hại nhất
để thõa mãn những dục vọng quyền lực điên rồ của một nhóm người ích kỷ ăn
trên ngồi trốc. Nếu đúng như vậy thì chúng ta cũng khơng thể đổ lỗi hết cho “chủ
nghĩa chun chính vơ sản, chính quyền đẻ ra từ họng súng” sau này mới sinh ra
thói bạo lực như quan điểm của khơng ít người Việt trong và ngoài nước hiện
nay. Hiện thực lịch sử đã nói ở trên, thì bạo lực đã được xem như là “chiếc gậy
thần” để giải quyết tranh chấp từ mấy trăm năm trước. Đã có khi nào các nhà
16


nghiên cứu văn hóa, tâm lý coi “truyền thống” xung đột này là một cơ sở để lý
giải tính cách hung hãn, bạo lực của khơng ít người Việt dùng để giải quyết mâu
thuẫn, tranh chấp trong xã hội ngày càng nhiều như hiện nay? Các vụ án mạng
độc ác, một người có tâm lý bình thường nhưng có thể cầm dao chém chết một

lúc năm, sáu mạng người mà không biết chùng tay, không hề run rẫy như thời
gian gần đây có mối liên hệ gì với những thời kỳ lịch sử chiến tranh và bạo lực
này? Tôi cho rằng đó là những câu hỏi về tình trạng bạo có sự liên đới nhất định
đến thời kỳ lịch sử ấy. Mong rằng các chuyên gia giáo dục Việt Nam cần nhìn
nhận nghiêm túc vấn đề của lịch sử để có những biện pháp tích cực, nhằm thiết
chế và định hướng để con người Việt Nam ngày càng sống ôn hịa và nhân bản
hơn.
…………………………….
Cơng lao của Trịnh Tùng kể cũng không nhỏ, lật đổ nhà Mạc, tức là chôn
vùi đối thủ chính trị truyền kiếp, một nửa đầu mối gây ra cuộc chiến tranh điêu
tàn Trịnh – Mạc ngót nửa thế kỷ.
Kết quả cuối cùng là họ Trịnh dành thắng lợi, gia khuyến họ Mạc trốn lên
vùng Cao Bằng nhưng mọi tội lỗi, khổ đau, chết chóc đổ hết lên đầu những
người dân lành vô tội. Bên nào dành thắng lợi thì nhân dân cũng là những người
thất bại nặng nề và đau thương nhất. Vì họ là những người đầu tiên phải xông
pha trước những lằn tên mũi đạn của địch thủ. Vua chúa hay công thần, tướng
lãnh kia, nếu có chết thì cũng là lúc nhân dân, những người lính bị chúng bắt đi
trên tuyến đầu khơng cịn sống sót nữa. Chiến tranh, dù xét trên phương diện
nào, xét đến cùng cũng chỉ là sự mưu toan lợi ích ích kỷ cho một nhóm người
quyền thế nào đó, cịn mọi khổ đau thì dân chúng trăm họ nai lưng mà gánh chịu.
Đến đây, tình trạng “lưỡng triều” Mạc – Trịnh coi như kết thúc. Nhà Mạc
đã rút lui khỏi vũ đài chính trị cũng khơng khác cách mà Mạc tổ đã buộc vua Lê
17


phải nhượng quyền năm 1527. Vị vua cuối cùng của nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp
cùng với gia thất phải chạy toán loạn, thục mạng và chui lủi trước sự lùng sục và
truy đuổi của quân Trịnh. Đời là vậy, có vay có trả. Hành vi của mình gây ra hơm
nay dù khơng bị trừng trị ở kiếp này thì cũng khơng ai khác, chính con cháu của
chúng ta là những người phải nhận lãnh hậu họa, âu đó cũng là quy luật của sự

công bằng tự nhiên!
Đến năm 1599, Trịnh Tùng đã thu xếp xong việc ngoại giao với nhà Minh,
nhường đất Cao Bằng cho con cháu nhà Mạc, trong nước đã tạm yên ổn. Trịnh
Tùng bèn tự xưng vương làm Đơ ngun súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình
an Vương. Rồi định lệ cấp lộc cho Vua Lê được thu thuế 1.000 xã, cấp cho 5.000
lính làm quân túc vệ. Chỉ có khi nào tiếp sứ thần và thiết triều thì cần đến nhà
Vua, cịn tất cả những việc khác đều do Chúa Trịnh quyết định.
Dứt được họ Mạc, uy quyền họ Trịnh trùm kín cả giang sơn Bắc Hà, quan
lại và nhân tâm đều hướng về họ Trịnh. Kể ra, lúc này Chúa Trịnh có truất ngơi
Vua Lê cũng chẳng ai làm được gì. Ở phương diện này, xem ra họ Trịnh tử tế và
hiểu biết hơn họ Mạc, khơng thốn nghịch đoạt ngơi, khơng làm vua nhưng
quyền lực, bổng lộc cịn gấp nhiều lần vua. Có lẽ cũng vì sự khơn ngoan ấy mà
con cháu Chúa Trịnh đã nối đời mà ăn hưởng bổng lộc sung túc đến 231 năm
sau. Trong lịch sử có dịng họ nào khơn hơn để duy trì cơ nghiệp bổng lộc dài
được như thế?
Nhà Mạc sụp đổ, nhưng chế độ thế tục tiếp tục duy trì trong cung Vua phủ
Chúa. Một xã hội không được xây dựng dựa trên khế ước thỏa thuận của mọi
người trong cộng đồng, không dựa trên nền tảng căn bản của nó là dân chủ và
pháp quyền thì bả lợi danh là thứ thuốc phiện mê hoặc bất cứ thế lực và con
người nào. Nó xơ đẩy con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, cuồng quay
trong những cơn ly loạn của chiến tranh và tội ác nếu khơng thì cũng sống trong
đói rách nghèo hèn.
18


Bắc Triều của họ Mạc đã rút lui, nhưng thế lực họ Nguyễn của người cậu
năm nào phải bất đắc dĩ mà dung thân ở dãy Hoành Sơn lại nhen nhóm và trở
thành địch thủ của họ Trịnh như là một quy luật tiếp diễn không ngừng, bất tận.
2. CUỘC LY LOẠN TRỊNH – NGUYỄN (1627-1672)
Kể từ ngày Nguyễn Hoàng (con trai thứ của Nguyễn Kim) xin anh rể là

Trịnh Kiểm vào trấn thủ ở vùng Thuận Hóa (nay là Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế), lúc đó là vào năm 1558.
Có rất nhiều tài liệu viết rằng: Sau khi Nguyễn Kim mất năm 1545, binh
quyền rơi hết vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm có âm mưu thoán đoạt
quyền lực nên đã giết hại con trai trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn ng.
Nguyễn Hồng thấy tình thế ông anh rễ khốn nạn như vậy nên dò hỏi tư vấn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi nghe Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm phán: “Hoành
Sơn nhất đái vạn đại dung thân” (dãy núi Hồnh Sơn có thể tồn tại mn đời).
Nguyễn Hồng đã về nói với chị gái Ngọc Bảo và Thái phó Nguyễn Ư Dĩ xin
anh rể Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Trịnh Kiểm đã đồng
ý ngay vì ơng nghĩ rằng như thế là tránh được một kẻ có thể dành lại ngơi vị của
mình, hai là ở nơi heo hút kia có được người thân tín cai quản mà ơng đâu ngờ
được là ơng đã “thả hổ về rừng, thả rồng ra biển”. Trịnh Kiểm dâng biểu lên vua
Lê Anh Tông như sau: “Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy mà ra,
buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn. Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều
kẻ vượt biển đi theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví khơng được tướng tài
trấn thủ vỗ n thì không thể xong. Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí
mưu lược, có thể sai đi trấn ở đấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng
nhau giúp sức thì mới đỡ lo đến miền Nam” (Đai Nam Thực lục). Mười ba năm

19


sau ngày để tang cha, Nguyễn Hoàng đã kinh lý vào Nam, đặt nền móng cho một
cơ nghiệp thịnh trị và lâu dài của họ Nguyễn sau này.
Trong chuyến đi lịch sử của Nguyễn Hồng vào vùng Thuận Hóa ấy, ngoài
những người anh em họ hàng ở huyện Tống Sơn (Thanh Hóa), cịn có rất đơng
lính Thanh – Nghệ đưa cả vợ con đi cùng. Nguyễn Hoàng đã cho đổ bộ vào Cửa
Việt và xây dựng dinh thự ở Ái Tử, Đăng Xương, Quảng Trị.
Rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” là cuộc chia lìa mà khơng phải ai cũng đủ

bản lĩnh để thực hiện. Chuyến đi bất đắc dĩ của một “hồng tử” danh gia vọng
tộc lại càng khó khăn hơn, ai ngờ đó lại là chuyến hành trình lớn nhất trong lịch
sử của dân tộc Việt Nam. Từ nay, đất mẹ u thương chỉ cịn là những hồi niệm
ngóng trơng luyến nhớ. Cho đến khi chết đi thì những con người “mang gươm đi
mở cõi” ấy cũng chỉ biết bỏ thân xác ở một vùng đất lạ mà họ chưa hề đặt chân
đến. Và đổi lại cho những hy sinh mất mát ấy, chính họ là những người đầu tiên
“vẽ” nên hình hài một Tổ quốc Việt Nam chữ S như hơm nay.
Nguyễn Hồng là một người khơn khéo, nhân hậu, có khả năng quán
xuyến và thu phục lịng người, khiến dân tình ai ai cũng mến phục. Trong cuốn
Đại Nam thực lục mô tả tướng mạo của Nguyễn Hoàng: “Tướng vai lân, lưng hổ,
mắt phượng, trán rồng, thần thái khơi ngơ, thơng minh tài trí, người thức giả đều
biết là bực phi thường”. Để tránh sự nghi kị của Chúa Trịnh, trong thời gian đầu,
một mặt, Nguyễn Hồng vẫn duy trì mối quan hệ hịa hiếu và cống nạp đều đặn
cho Vua Lê - Chúa Trịnh, mặt khác chủ động tích trữ lương thảo, binh khí, xây
dựng lực lượng chuẩn bị cho giấc mộng bá vương lâu bền.
Những năm đầu vào “vùng đất hứa”, cùng với nhiều cộng sự đắc lực, họ
đã ra sức chăm lo vỗ về cho dân chúng, mở mang và khai phá làm cho vùng
Thuận Hóa ngày càng phát triển. Hàng năm nộp đầy đủ tô thuế cho Tây Kinh.
Năm 1570, Trịnh Kiểm giao cho ông cai quản luôn cả xứ Quảng, “giang sơn”
của Nguyễn Hoàng đã vượt qua đèo Hải Vân. Đây là cơ sở quan trọng để Chúa
20


Nguyễn cũng cố vững chắc cơ đồ của mình. Cũng trong quảng thời gian đó, ơng
đã hai lần tổ chức lực lượng của mình để đánh bại sự xâm lấn của dư đảng nhà
Mạc trên đất Thuận – Quảng. “Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế
nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên. Nghiệp đế
dựng lên, thực là xây nền từ đấy” (Đại Nam Thực lục”.
Nhận thấy đặc điểm của dân di cư tự do Đàng Trong, tính cố kết cộng
đồng khá lỏng lẻo, ông đã chủ trương xây dựng đền chùa miếu mạo nhằm quy tụ

đời sống tinh thần vững chắc trong dân chúng. Trong đó, chùa Thiên Mụ (Huế)
được xem là cơng trình phục vụ đời sống tín ngưỡng lớn nhất được Chúa Tiên
cho xây dựng.
Khác với tư tưởng “trọng nơng ức thương” của Nho giáo, Nguyễn Hồng
đã rất chú trọng phát triển thương nghiệp ở Đàng Trong. Thương cảng Hội An
trở thành nơi trao đổi tấp nập nhất khu vực Đơng Nam Á.
Năm 1613, khi Nguyễn Hồng sắp mất, ông đã gọi người con trai thứ 6 là
Nguyễn Phúc Nguyên vào và dặn rằng: “Đất Thuận – Quảng này bên Bắc thì có
núi Hồnh Sơn, sơng Linh Giang, bên Nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật
là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy con phải thương yêu nhân
dân, luyện tập quân sĩ để mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời” (Việt Nam Sử
lược). Với ý đó thì biết họ Nguyễn đã có ý đồ hùng cứ độc lập một phương.
Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, mất ngày 25/5/1613, thọ 89 tuổi.
Cùng với các thế hệ nối nghiệp sau này, ông là một trong những người có cơng
đầu khai lập ra vùng đất Đàng Trong, được nhân dân mến mộ tôn xưng là “Chúa
Tiên” và sau đó triều Nguyễn truy tơn ông là Gia Dụ Hoàng Đế.
Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay. Được
sự giúp sức đắc lực của những sĩ phu và tướng lĩnh tài giỏi như Nguyễn Hữu
Dật, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến. Cả 3 người này đều là quê Thanh Hóa, học
21


rộng tài cao, văn võ kiêm toàn. Họ là những người đã giúp Chúa Nguyễn bày
mưu tính kế, luyện tập quân lính, xây đồn đắp lũy để chống lại nguy cơ thơn tính
của qn Trịnh sau nay.
Sau khi thực đã túc, binh đã cường, đồn lũy đã kiên cố thì Chúa Nguyễn ra
mặt không thần phục họ Trịnh nữa. Một lần, Trịnh Tráng sai người mang tờ sắc
giả tiếng của vua vào cho Chúa Nguyễn có nội dung như sau.
“Hồng thượng sắc dụ cho Thái bảo quận công Nguyễn Phúc Ngun
được biết:

Mệnh lệnh triều đình,
Đạo làm tơi phải tn thủ;
Thuế má phủ huyện,
Tướng ngồi cõi khơng được tư chun.
Trước đây trẫm có sai Cơng bộ Thượng thư là Nguyễn Duy Thì, Bá khê
hầu là Phan Văn Trị vào Thuận Hóa, đạo đạt tình ý, chỉ bảo đường họa phúc, để
cho tỉnh biết mà phục tùng quyền chính triều đình. Khơng ngờ nhà ngươi mang
lòng dùng dắng, tối đường tới lui, nói thối thác cho lơi thơi ngày tháng, để đến
nỗi thuế má thiếu thốn, không đủ việc chi thu, đạo làm tôi như thế đã phải chưa?
Nhà ngươi nay nên đổi lỗi trước, giữ dìn phép tắc. Phàm ngạch thuế trong hai xứ
Thuận - Quảng từ năm Quý hợi về trước, có phải mất mùa thì xá cả cho; cịn từ
năm Giáp tí đến nay phải tính cho đủ số theo lệ trước, tải thuyền đem ra nộp cho
đủ; phải chỉnh tề binh mã, hoặc thân đến kinh đo triều hạ, hoặc phải sai con đi
thay, để coi xem nghi vệ trong nước, và để tỏ giải tấm lòng làm tơi. Nếu thế thì
triều đình sẽ phong thêm cho chức tước vinh hiển, để rạng tỏ đến tổ tông. Nhược
bằng thối thác khơng đến, thì tức là phạm tội với triều đình.
Khâm tai dụ sắc!” (Việt Nam Sử lược)
Nhận được sắc dụ nhưng Chúa Sãi vẫn không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng
lại tiếp tục sai sứ mang sắc dụ của nhà Vua yêu cầu Chúa Sãi ra chầu. Yêu cầu
22


Chúa Sãi mang theo 30 con voi, 30 chiếc thuyền để cống nạp cho nhà Minh
nhưng Chúa Sãi lại tiếp tục khước từ.
Chúa Trịnh, lúc này là Trịnh Tráng (con trai của Trịnh Tùng, cháu của
Trịnh Kiểm, xét về quan hệ huyết thống thì gọi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
bằng chú), sau 2 lần sai người vào Thuận Quảng đòi tiền thuế nhưng Chúa
Nguyễn khơng chịu thì quyết định đưa quân đánh họ Nguyễn, lúc đó là năm
1627.
2.1. CUỘC CHIẾN LẦN THỨ NHẤT (1627)

Trịnh Tráng sai Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế đem 5.000 quân đi tiên
phong, rồi đem đại binh cùng với vua Lê đi đánh ở mặt Nam.
Nghe tin quân Trịnh sắp tấn công, Chúa Sãi sai Nguyễn Phúc Vệ và
Nguyễn Hữu Dật đem quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Quân Trịnh tiến
đánh nhưng chết hại rất nhiều. Trong khi đó Nguyễn Hữu Dật bày ra kế cho
người phao tin rằng ở ngồi Bắc có bọn Trịnh Gia và Trịnh Nhạc sắp làm loạn,
nên Trịnh Tráng buộc phải rút quân về Bắc.
2.2. CUỘC CHIẾN LẦN THỨ HAI (1630)
Năm 1630, được Đào Duy Từ quân sư, Chúa Sãi cho qn ra đánh chiếm
vùng phía Nam sơng Linh Giang (sông Gianh) làm trận địa đối chọi chống quân
Trịnh. Trong trận này, quân Nguyễn đã bắt và giết quan châu Bố Chính, lấy tiền
của kho, bắt hết dân đinh ở đó làm lính, đặt ra 24 đội thuyền.
Đến năm 1633, nhân khi người con thứ ba của Chúa Sãi là Ánh trấn thủ ở
đất Quảng Nam có ý tranh quyền đã gửi thư cho Trịnh Tráng sẽ làm nội ứng khi
Chúa Trịnh bắn súng hiệu. Tuy nhiên, khi Ánh xin ra trấn thủ Quảng Bình thì bị
Chúa Sãi nghi ngờ nên khơng cho. (Thơng tin này có sách viết con thứ ba của
Chúa Sãi là Anh, nhưng Đại Việt Sử ký tồn thư thì ghi như sau: “Em của viên
trấn thủ xứ Thuận Hóa Nguyễn Phúc Nguyên là Phúc Hiệp và Phúc Trạch giữ
đất Quảng Nam, có thư bí mật xin hàng, xin ra quân để họ làm nội ứng. Sai Đăng
23


quận cơng Nguyễn Khải đem qn đi đón họ. Bọn Phúc Hiệp sau bị lộ mưu, bị
Phúc Nguyên bắt giết. Khải đi tới cửa bể Nhật Lệ rồi về”).
Tháng 11/1633, Chúa đem Vua đi đánh, thủy bộ cùng tiến. Tháng 12/1633,
quân của Trịnh Tráng đóng ở cửa Nhật Lệ chờ đến 10 ngày mà khơng thấy động
tĩnh gì, qn lính ngày càng lười biếng mệt mỏi. Trong khi đó, quân của Chúa
Nguyễn do Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Hữu Dật chỉ huy đã bất thình lình tấn
cơng làm cho qn Trịnh trở tay không kịp. Thấy kế hoạch không thành nên
Trịnh Tráng cho rút quân về Bắc.

2.3. CUỘC CHIẾN LẦN THỨ BA (1635)
Năm 1635, Sãi Vương qua đời, truyền ngôi lại cho người con trai thứ hai
là Nguyễn Phúc Lan, nhân dân thường gọi là Chúa Thượng.
Nghe tin Nguyễn Phúc Lan nối nghiệp, hoàng tử thứ ba là Anh nổi dậy
làm phản tranh dành quyền lực. Được sự giúp sức của người chú ruột là Nguyễn
Phúc Khê, Phúc Lan vào Quảng Nam đánh và bắt được Phúc Anh. Mặc dù Chúa
Thượng rất đau lịng, “anh em là tình riêng, phép nước là nghĩa lớn”, trước áp
lực của các tướng sĩ, Phúc Anh đã bị giết sau đó.
Biết được anh em chúa Nguyễn đánh nhau, Trịnh Tráng đưa quân vào
đánh đất Nam Bố Chính, rồi đóng qn ở cửa Nhật Lệ.
Đến năm 1643, Trịnh Tráng đem đại quân và rước vua Lê vào đất Bắc Bố
Chính. Do thời tiết nắng nóng, qn lính khơng chịu nổi, bệnh dịch chết hại rất
nhiều, Trịnh Tráng lại cho lui binh về Bắc.
2.4. CUỘC CHIẾN LẦN THỨ TƯ (1648)
Năm 1648, Trịnh Tráng sai Đô đốc Lê Văn Hiểu đem đại binh cả quân
thủy và quân bộ tiến đánh Nam Bố Chính. Chúa Nguyễn sai con là Nguyễn Phúc
Tần đem quân ra chống giữ. Tại đây, Nguyễn Phúc Tần đã bàn bạc với các tướng
lĩnh: “Quân kia tuy nhiều nhưng mà người đánh giỏi ít. Nếu nửa đêm ta cho voi
xông vào rồi đem đại quân đến đánh là chắc phá được.”
24


Sau đó, quân Nguyễn cho thủy quân đi phục sẵn ở sông Cẩm La để chặn
đường quân Trịnh rút chạy. Mặt khác, sai Nguyễn Hữu Tiến đem 100 con voi đến
canh năm xông vào doanh trại của quân Trịnh cùng với qn bộ tiếp ứng phía
sau.
Qn Trịnh bị tấn cơng bất ngờ, trở tay không kịp, thua to nên phải tháo
chạy. Trên đường rút chạy gặp phải phục binh của quân thủy đánh cho quân
Trịnh chạy ra đến sông Lam Giang mới thôi.
Kết quả, quân Nguyễn đã tiêu diệt và bắt được hơn 3.000 cả tướng và lính

của quân Trịnh.
2.5. CUỘC CHIẾN LẦN THỨ NĂM (1655)
Tháng 4 năm 1655, Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu
Dật đem quân ra đánh chiếm vùng Bắc Bố Chính, tướng họ Trịnh là Phạm Tất
Toàn về hàng.
Quân chúa Nguyễn tiến ra đến Hoành Sơn gặp quân của Lê Hữu Đức đánh
một trận thắng lớn, buộc quân Trịnh phải rút về phòng giữ đất Nghệ An. Chúa
Trịnh lại tăng cường lực lượng để đánh quân Nguyễn.
Trong suốt hơn 2 năm từ 1655 – 1657, quân của hai bên đánh nhau giằng
co lúc tiến lúc thủ từ Quảng Bình ra đến Nghệ An mà không bên nào dứt được
bên nào.
2.6. CUỘC CHIẾN LẦN THỨ SÁU (1661)
Tháng 10 năm 1661, Trịnh Tạc đem vua Lê và đại binh vào đánh chúa
Nguyễn. Sai Trịnh Căn làm thống lĩnh cùng nhiều tướng lĩnh như Đào Quang
Nhiêu, Lê Hiếu, Hoàng Nghĩa Giao, Lê Sĩ Triệt, Trịnh Tế… đem binh sang sơng
Linh Giang và đóng bản doanh ở làng Phúc Tự.
25


×