Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BỘ GIÁO dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.6 KB, 34 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-------o0o-------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH HÀNG
HÓA PHÁI SINH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HĨA
QUỐC TẾ MXL
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế MXL

Giáo viên hướng dẫn

: Tiến sĩ Phùng Thế Đông

Sinh viên thực hiện

: Lưu Thị Khuyên

Mã sinh viên

: 5093101132

Khóa

:9

Ngành

: Kế hoạch phát triển


Chuyên ngành

: Kinh tế phát triển
Hà Nội, năm 2022
1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Phân tích khả năng phát triển hoạt động giao
dịch phái sinh hàng hóa và triển vọng nghề nghiệp của ngành hàng hóa
phái sinh đối với sinh viên” là cơng trình nghiên cứu độc lập với sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Phùng Thế Đông và sáng tạo của em, không sao chép bất kỳ
tài liệu nào và chưa từng được công bố nội dung này ở bất cứ đâu.
Các số liệu trong khóa luận được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có
chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, các
cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, các website.
Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2022
Khuyên
Lưu Thị Khuyên

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập này, trước hết em xin được gửi
đến toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế phát triển của trường Học
viện Chính sách và Phát triển lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Phùng Thế Đông khoa Kinh tế phát triển, người đã hướng dẫn tận tình để giúp em hồn thiện
được bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn tồn thể

nhân viên thuộc các phịng kinh doanh và các phịng ban khác của Cơng ty Cổ
phần giao dịch hàng hóa quốc tế MXL đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp
những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
này.
Do thời gian, kĩ năng, vốn kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập
tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi những thiếu xót, mang tính chủ quan
trong nhận định, đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp. Vì vậy, em rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cơ trong khoa Kinh tế phát
triển để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1_Cơ cấu tổ chức cơng ty
Hình 2_Top 5 thị phần mơi giới hàng hóa



4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1_Ngành nghề kinh doanh
Bảng 2_Sản phẩm kinh doanh
Bảng 3_Nhân sự

5



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................8
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................9
5. Bố cục đề tài...............................................................................................9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH
HÀNG HĨA QUỐC TẾ MXL
1.1.

1.2.

Lịch sử hình thành cơng ty
10
1.1.1. Sứ mệnh..........................................................................................11
1.1.2. Tầm nhìn.........................................................................................11
1.1.3. Giá trị cốt lõi...................................................................................11
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ......................................................................11
Cơ cấu tổ chức của cơng ty

(Nguồn: Phịng Nhân sự)
1.3.

1.4.

12


12

Tình hình kinh doanh của công ty 16
1.3.1. Ngành nghề kinh doanh..................................................................16
1.3.2. Các sản phẩm kinh doanh...............................................................16
1.3.3. Khách hàng và thị trường...............................................................17
Báo cáo kết quả hoạt động gần đây 17

Hình 2_Top 5 thị phần mơi giới hàng hóa 18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO
DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CP GDHH QUỐC TẾ MXL
2.1. Thực trạng nghiệp vụ môi giới và kinh doanh của công ty MXL –
thành viên thuộc MXV..................................................................................19
2.2. Đánh giá hoạt động của công ty.............................................................25
2.2.1. Hạn chế còn tồn tại, quản trị rủi ro.....................................................25
2.2.2. Khắc phục rủi ro.................................................................................26
CHƯƠNG 3: LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN TRONG LĨNH VỰC GIAO DỊCH HÀNG HĨA PHÁI
SINH
3.1. Tính cấp thiết của vấn đề tuyển dụng trong lĩnh vực giao dịch hàng
hoá phái sinh trong thị trường việc làm.......................................................28
3.2. Nhu cầu thị trường, yêu cầu tuyển dụng và các kỹ năng cần có........30
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….34

7



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Đối với doanh nghiệp, khách hàng là tài sản vô giá nhất, sự trung thành của
khách hàng quyết định đến sự phát triển tương lai của một doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội
để lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ khác nhau và đặc biệt là với các dịch vụ về
mảng hàng hóa phái sinh. Chính vì vậy, sự tin tưởng của khách hàng được coi
là tài sản quan trọng đối với các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong nỗ
lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển doanh
nghiệp ngày một lớn mạnh hơn nữa.
Đề tài: “phân tích khả năng phát triển hoạt động giao dịch phái sinh
hàng hóa và triển vọng nghề nghiệp của ngành hàng hóa phái sinh đối với
sinh viên” có thể sẽ giúp phần nào các doanh nghiệp có hướng kinh doanh
cũng như đưa ra các chính sách nhằm gia tăng lịng trung thành của khách
hàng hay gia tăng doanh thu cho cơng ty.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích và đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh và phát triển các hoạt
động của cơng ty
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển
của MXL
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tệp khách hàng trung thành và tin tưởng
công ty, cũng như các đề xuất nhằm phát triển các hoạt động của công ty gioa
dịch hàng hóa quốc tế MXL.
3.


Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao dịch
hàng hóa quốc tế MXL
Vấn đề nghiên cứu có thể được xem xét dưới nhiều góc độ phạm vi khác
nhau. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở những khía
cạnh sau:
Các tác nhân trong cạnh tranh giao dịch hàng hóa của MXL
8


Năng lực cạnh tranh của công ty và sự phát triển của công ty thông qua
các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh sản phẩm và
dịch vụ như: dịch vụ ủy thác giao dịch, mơi giới hàng hóa, hay các gói đầu tư
hàng hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế MXL
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh và phát triển hoạt
động giao dịch hàng hóa phái sinh của MXL giai đoạn cuối 2020 – 2022 và đề
xuất giải pháp đến năm 2023.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sủa dụng trong nghiên cứu của đề tài là
phương pháp phân tích, so sánh, thống kế, tổng hợp.
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập các tài liệu, số
liệu và thơng tin có sãn qua các tạp chí, các kết quả nghiên cứu khoa học, báo
cáo thống kê, báo các tài chính của cơng ty.

Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các yếu tố tác động đến
năng lực cạnh tranh, thông qua các tài liệu thu thập từ nhiều nguồn như báo
cáo tài chính, tài liệu trên các phương tiên thông tin đại chúng như sách báo,
tạp chí.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa quốc
tế MXL
Chương 2: Phân tích khả năng cạnh tranh và phát triển hoạt động của công
ty MXL
Chương 3: Bài học cũng như các giải pháp để nâng cao và hồn thiện hoạt
động phát triển của Cơng ty

9


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
DỊCH HÀNG HĨA QUỐC TẾ MXL
1.1.

Lịch sử hình thành cơng ty

- Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA QUỐC TẾ
MXL
- Tên giao dịch: MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING
JOINT STOCK COMPANY
- Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 23 phố Hàn Thuyên, Phường Phạm Đình
Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ trụ sở công ty: Tầng 2 – Tòa nhà Petrowaco 97-99 Láng Hạ Đống Đa – Hà Nội
- Quy mô vốn: 75.000.000.000 đồng (Bày mươi lăm tỷ đồng chẵn)
- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Châu Loan

- Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Mã số thuế: 0109739254
- CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA QUỐC TẾ MXL là
thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam được cấp phép
theo QĐ số 487/QĐ/TGĐ-MXV ngày 01/10/21.
MXL thuộc tập đoàn Louis Group, là tập đồn được thành lập năm 2014
với cơng ty cổ phần sự kiện và ẩm thực Louis cùng 2 trung tâm tiệc cưới hiện
đại và sức chứa lên đến hàng nghìn khách là nền móng đầu tiên cho Louis
Group.Từ những thành công ban đầu, Nhà hàng rượu vang 23 Hàn Thuyên
được khai trương vào năm 2019 với quy mô 7 tầng và hơn 20 hầm rượu riêng
biệt đẳng cấp bậc nhất Hà Thành.
Tiếp theo đó, Louis Group mở rộng thêm mơ hình bếp ăn cơng nghiệp phục
vụ cơm văn phòng, cafe tại Trung tâm kỹ thuật máy bay Vaeco (Nội Bài) và
Tịa nhà Kiểm tốn Nhà nước 116 Nguyễn Chánh.
Năm 2020, Louis Group khai trương Louis Coffee đặt dấu ấn tại tầng 2 Ga
Quốc Nội – Sân bay quốc tế Nội Bài. Không dừng lại ở lĩnh vực ẩm thực, bất
động sản Phát Đạt Land ra đời cũng đánh dấu bước tiến mới của Louis Group
10


khi phân phối tồn bộ khu đơ thị Thiên đường Bảo Sơn – một khu đại đơ thị
trong lịng Hà Nội.
Với tầm nhìn chiến lược về sự bùng nổ mạnh mẽ thị trường đầu tư tại Việt
Nam và trên thế giới trong tương lai, Louis Group thành lập Công ty cổ phần
giao dịch hàng hóa quốc tế MXL năm 2021. Được sự cấp phép của Bộ Cơng
thương với tính minh bạch là Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thơng với
các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin luôn được công khai, minh
bạch, cập nhật nhanh chóng. Từ đó, cơng ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc
tế MXL trở thành cây cầu kết nối uy tín, dẫn đầu trong lĩnh vực giao dịch
hàng hóa phái sinh tại Việt Nam.

1.1.1. Sứ mệnh
Đem lại các cơ hội và tạo dựng xu hướng đầu tư thông minh bằng dịch vụ
Giao dịch hàng hóa. Đồng thời, ln cam kết song hành cùng quý khách hàng,
không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp công cụ đưa
Khách hàng đến thành cơng, đóng góp giá trị vào sự phát triển bền vững của
xã hội.
1.1.2. Tầm nhìn
Trở thành 1 trong những định chế tài chính uy tín hàng đầu trong lĩnh vực
Giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam. Phát triển bền vững song hành
cùng với sự phát triển của các đối tác và khách hàng, mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp và cho người lao động.
1.1.3. Giá trị cốt lõi
+ Chất lượng hàng đầu
+ Dịch vụ chuyên nghiệp
+ Hướng tới khách hàng
+ Sáng tạo để thành công
+ Phát triển vững bền
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản
xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu được nhiều lợi
11


nhuận; tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các
cổ đơng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng
lớn mạnh.
Nhiệm vụ: Đem lại lợi ích tối đa cho các thành viên trong điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể, phát triển công ty bền vững lâu dài trong khn khổ pháp luật.
Duy trì các nguồn lực của cơng ty, đảm bảo lợi ích hài hịa giữa cổ đơng,
người lao động và lợi ích xã hội. Thực hiện chiến lược kinh doanh riêng trên

cơ sở phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
1.2.

Cơ cấu tổ chức của cơng ty
Cơng ty tổ chức bộ máy theo mơ hình trực tuyến chức năng gồm:

Đại hội đông cổ đông, ban giám đốc, các phịng ban như phịng hành chính,
phịng kinh doanh, phịng phân tích và phịng kế tốn, tuyển dụng và đào tạo,
phịng marketing và truyền thơng...
Hình 1_ Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động của công ty, thay mặt đại
diện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật.
Đưa ra quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty, thúc đẩy nhanh
chóng q trình hoạt động và gia tăng lợi nhuận của công ty. Quyết định đưa
12


ra phương án đầu tư, các kế hoạch phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu
cho công ty.
Giám sát quá trình thực hiện chiến lược, tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của
hội đồng quản trị.
Xây dựng, quản lý cơ cấu công ty, đề xuất quản lý nhân sự cho các bộ phận
liên quan để đảm bảo cho hoạt động, cơ cấu tổ chức công ty được hiệu quả.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các khách hàng, đối tác.
Phó giám đốc: Quản lý hoạt động của phịng kinh doanh và phịng phân
tích, và là người trợ giúp cho Giám đốc, giám sát các phòng ban làm việc,
thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc giao hay uỷ quyền khi vắng mặt.
Phân công quản lý, đôn đốc các nguồn lực, đội ngũ nhân sự theo quy định

của công ty. Đề xuất xây dựng cơ cấu các phòng ban, gửi lên ban giám đốc
phê duyệt, ban hành các quy chế của công ty.
Thảo luận, tham mưu cho Giám đốc về quản lý các vấn đề của công ty.
Thực hiện chỉ đạo các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Hỗ trợ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Phòng kinh doanh: Phịng kinh doanh của các cơng ty có các chức năng
sau đây:
• Chức năng tham mưu:
Phịng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất cho Ban
Giám đốc của công ty về các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản
phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng sao cho hiệu quả và nhanh chóng
nhất.
• Chức năng hướng dẫn, chỉ đạo
Phịng kinh doanh có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiên
cứu và phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ mới hoặc là nghiên cứu cải tiến
các sản phẩm, dịch vụ đã có để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các hoạt
động này sẽ góp phần mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu cho doanh
nghiệp.
• Chức năng xây dựng và phát triển nguồn khách hàng
13


Để cơng ty phát triển thì phịng kinh doanh cần có phương án phát triển
nguồn khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp. Đồng thời duy trì và phát
triển mối quan hệ với khách hàng hiện có.
• Chức năng theo dõi, kiểm sốt và báo cáo
Định kỳ phịng kinh doanh cần lập báo cáo theo đúng quy định của doanh
nghiệp. Báo cáo cần thể hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty
cũng như thể hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao của phịng kinh
doanh.

• Chức năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Phòng kinh doanh hỗ trợ cho Ban Giám đốc cơng ty tồn bộ các vấn đề liên
quan đến việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của
cơng ty như là thanh toán quốc tế, huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, tư vấn tài
chính, liên doanh, liên kết…
Phịng kế tốn:
Về chức năng, phịng kế tốn thực hiện tham mưu tư vấn cho lãnh đạo
Công ty và tổ chức thực hiện các cơng tác sau:
• Thực hiện các cơng việc liên quan đến nghiệp vụ chun mơn tài chính kế
tốn theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán do Nhà nước quy định.
• Tiến hành hạch tốn kế tốn một cách đầy đủ và kịp thời toàn bộ tài sản
bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ phải trả. Hạch toán các hoạt động thu chi tài
chính và kết quả kinh doanh theo chính sách của nội bộ Cơng ty, phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của cơng ty.
• Lập kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của đơn vị.
• Tham mưu cho Ban giám đốc về chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, quản lý,
giám sát việc thực hiện và chấp hành chế độ tài chính kế tốn của nội bộ đơn
vị cũng như của Nhà nước.
• Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn của đơn vị dưới mọi hình thức và
tham mưu, cố vấn cho Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan.
Phòng marketing:
14


Chạy quảng cáo (Ads), chăm sóc khách hàng sau bán, tiếp nhận ý kiến
phản hồi của khách hàng và phụ trách mảng marketing truyền thơng của cơng
ty; đưa hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng thông qua việc xây dựng
website, chạy quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm…
• Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chun nghiệp
• Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp

• Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh
thương hiệu
• Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối
thủ cạnh tranh.
• Phân tích, đánh giá thơng tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải
tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm hồn tồn mới.
• Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn
hiệu, bao bì sản phẩm.
Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển
của doanh nghiệp.
• Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing
• Điều hành việc triển khai chiến lược marketing; theo dõi, giám sát quá
trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược
marketing.
Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược marketing, sản phẩm và khách
hàng
• Phịng marketing có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề
liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối
• Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ
trợ các bộ phận khác trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing.
Thiết lập mối quan hệ với truyền thơng: Để đảm bảo hình ảnh của công ty
được thể hiện một cách tốt nhất trước cơng chúng, phịng marketing cần quan
tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí.
Điều hành cơng việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận:
15


Ngồi việc thực hiện các cơng việc liên quan đến hoạt động marketing cho
tồn cơng ty, phịng marketing cịn có nhiệm vụ điều hành công việc của nhân
viên trong bộ phận của mình.

Lập kế hoạch hoạt động, phân cơng, giao việc cho nhân viên bộ phận.
Xem xét, đánh giá ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng lương,
thăng chức theo đúng quy định của công ty.
Thực hiện việc điều động, thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.
Phòng nhân sự: Tổ chức quản lý nhân sự, tiền lương, tuyển dụng và thực
hiện đúng các chế độ cho người lao động. Lên kế hoạch tổ chức các sự kiện,
hoạt động vui chơi giải trí cho tồn thể nhân viên
• Họach định nguồn nhân lực
• Tuyển dụng
• Đào tạo
• Đánh giá thành tích CBNV
• Quản trị tiền lương – tiền thưởng và chế độ chính sách, BHYT, BHXH
1.3.

Tình hình kinh doanh của công ty

1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
Bảng 1_Ngành nghề kinh doanh

4610

Ngành
Đại lý, môi giới, đấu giá
Đại lý bán hàng hóa, mơi giới mua
bán hàng hóa

1.3.2. Các sản phẩm kinh doanh
Bảng 2_Sản phẩm kinh doanh
Mã ngành
ZSE

ZME
ZLE

Mô tả
Đậu tương
Khô đậu tương
Dầu dậu tương

Mã ngành
XW
XC
XB
16

Mơ tả
Lúa mì mini
Ngơ mini
Đậu tương mini


ZCE
Ngơ
LRC
KWE
Lúa mì Kansas
KCE
ZWA
Lúa mì
TRU
ZRE

Gạo thơ
CTE
ZFT
Cao su TSR20
SIE
SBE
Đường 11
CPE
QW
Đường trắng
FEF
MPO
Dầu cọ thơ
NQM
PLE
Bạch kim
CLE
QO
Dầu Brent
NGE
QP
Dầu ít lưu huỳnh
RBE
(Nguồn: Thơng tin cơng ty - Phòng Kinh doanh)

Cà phê Robusta
Cà phê Arabica
Cao su RSS3
Cacao
Bạc

Đồng
Quặng sắt
Dầu WTI mini
Dầu WTI
Khí tự nhiên
Xăng pha chế

1.3.3. Khách hàng và thị trường
Đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới: Tồn bộ khách hàng có nhu
cầu trên mọi miền của đất nước. Tổ chức, thực hiện chạy Ads trên các sàn
thương mại điện thử để mọi khách hàng có thể tiếp cận đến thông tin sản
phẩm/ dịch vụ của công ty.
Thị trường: Công ty bán sản phẩm dịch vụ dựa trên hình thức kinh doanh
offline, tư vấn trực tiếp khách hàng. Thị trường phân khúc sản phẩm trải dài
khắp mọi miễn đất nước.
1.4.

Báo cáo kết quả hoạt động gần đây

Theo số liệu từ khối Quản lý Giao dịch, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
(MXV), trong năm 2021 và quý I năm 2022, CTCP Giao dịch Hàng hóa Quốc
tế (MXL) đang có thị phần mơi giới lớn thứ 2 cả nước, chiếm 22% tổng khối
lượng giao dịch.

17


Hình 2_Top 5 thị phần mơi giới hàng hóa
Năm 2022, MXL sẽ tập trung vào công tác đào tạo, tập huấn, hợp tác cùng
các tổ chức kinh tế lớn, mạnh ở thị trường trong nước và trên thế giới, qua đó

nâng tầm vị thế, trở thành đơn vị giao dịch hàng hóa hàng đầu trong thị
trường phái sinh tại Việt Nam.
Ngày 11/2/2022, Cơng ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế (MXL) đã có
buổi gặp gỡ và làm việc với chuyên gia kinh tế hàng đầu quốc tế – ông Ayumi
Konishi – nguyên Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) tại Việt Nam.
Với khẩu hiệu “Giá trị tích lũy niềm tin”, MXL sử dụng cơng nghệ làm nền
tảng cho sự phát triển, luôn tập trung vào khách hàng lấy giá trị: Uy tín,
chuyên nghiệp và hiệu quả làm phương châm trong mọi hoạt động.

18


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HĨA CỦA CƠNG TY CP GDHH
QUỐC TẾ MXL
2.1. Thực trạng nghiệp vụ môi giới và kinh doanh của công ty MXL –
thành viên thuộc MXV
Theo quy định của MXV, các đối tác trong trường hợp mong muốn trở
thành Thành viên Kinh doanh/Thành viên Môi giới cấp phép bởi MXV, ở đây
là Công ty Cổ phẩn Giao dịch Hàng hoá Quốc tế MXL (Sau đây gọi tắt là
“MXL”) và các đơn vị khác, phải tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành
cũng như đảm bảo đáp ứng các điều kiện ở mức khắt khe của MXV như:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Có vốn
điều lệ tối thiểu 75 tỷ VNĐ trở lên; Không liên quan đến các hành vi vi phạm
pháp luật; Lý lịch tư pháp của Người đại diện pháp luật, cũng như Kế tốn
trưởng ; Có trụ sở hoạt động ổn định, hệ thống cơ sở kỹ thuật hạ tầng đáp ứng
yêu cầu kết nối với MXV…; Cơ cấu tổ chức tốt, hệ thống tài chính và quản lý
kinh doanh minh bạch, chặt chẽ; Các nhân sự đáp ứng yêu cầu của MXV…;
đồng thời phải thực hiện các công tác khác được quy định rõ tại Quy chế quản

lý thành viên, và trong trường hợp không tuân thủ các quy định sẽ bị xử phạt
trên Bộ quy chế xử lý vi phạm thành viên được ban hành bởi MXV.
Cơng ty Cổ phần Giao dịch hàng hố Quốc tế MXL, với tư cách là Thành
viên kinh doanh 039 của MXV, theo quyết định số 487/QĐ/TGĐ-MXV, tự
hào là một trong những đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực giao dịch
hàng hóa phái sinh tại Việt Nam. Trong khn khổ phạm vi cho phép theo quy
định hiện hành, MXL là đối tác tin cậy và có đầy đủ các dịch vụ với mức độ
cao nhất tới các Quý Nhà đầu tư, Quý Doanh nghiệp. MXL hoạt động trên tất
cả các lĩnh vực Thương mại và giao dịch Hàng hóa bao gồm: Giao dịch hàng
hóa phái sinh (bao gồm kỳ hạn và quyền chọn); Tư vấn và Đầu tư hàng hóa;
Tự doanh; Bảo hiểm rủi ro hàng hóa, giao nhận hàng hóa vật chất.
Các hợp đồng sử dụng cho các dịng sản phẩm giao dịch có nhu cầu giao
dịch lớn khơng chỉ tại thị trường Việt Nam và trên tồn thế giới như: Nông
19


sản (Ngô, Ngô mini, Đậu tương, Đậu tương mini, Dầu đậu tương, Khô đậu
tương, Lúa mỳ, Lúa mỳ mini); Năng lượng (Dầu thơ Brent, Dầu thơ WTI,
Dầu WTI mini, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh, Xăng pha chế RBOB); Kim
loại (Quặng sắt, Bạc, Đồng, Bạch kim); Nguyên liệu công nghiệp (Cà phê
Robusta, Cà phê Arabica, Ca cao, Đường 11, Bông, Cao su RSS3, Cao su
TSR20). Các giao dịch được phép thực hiện bao gồm: Giao dịch phòng vệ
giá, và giao dịch đầu tư khơng có giới hạn, đem lại trải nghiệm giao dịch dễ
dàng, thuận tiện cho những người có nhu cầu.
Có thể thấy rằng, các mặt hàng của Thị trường hàng hoá phái sinh, đều là
các sản phẩm phổ biến, gắn liền với thực tế đời sống, và giá cả của , về cơ bản
chịu tác động trực tiếp từ biến động cung cầu trên toàn thế giới, biến động tỷ
giá ví dụ: giá đồng Đơ la Mỹ (Vì hàng hố được định giá bằng đồng Đơ la
Mỹ) và đồng tiền mà hàng hóa được sản xuất nhiều tại quốc gia đó, tới các sự
kiện kinh tế, văn hóa, địa chính trị (ngoại giao quốc tế, chiến tranh thương

mại, hàng rào thuế quan...) thậm chí là cả các vấn đề bất khả kháng và không
lường trước được như: thiên tai. Do đó, các nhà đầu tư tại thị trường Việt
Nam, ngoài việc tham gia các kênh đầu tư và giao dịch như chứng khoán, bất
động sản…hay một số thị trường khơng chính thống khác (tiền mã hóa, giao
dịch ngoại hối...), hồn tồn có thể đa dạng hố danh mục đầu tư bằng cách
giao dịch hàng hố thơng qua thị trường hàng hố phái sinh. Chúng tơi, MXL,
với nghiệp vụ môi giới bằng đội ngũ chuyên viên kinh doanh, tư vấn viên, hệ
thống cộng tác viên chuyên nghiệp, sẽ tiếp cận các Nhà đầu tư, truyền tải lợi
ích và hỗ trợ Khách hàng hiểu về dịch vụ, sản phẩm, tiếp cận cơng nghệ mới
để có thể tận dụng được tối đa sự tiện lợi và xu thế đầu tư tương lai.

20


Hình 3_So sánh 5 kênh đầu tư
Với kinh nghiệm làm việc, không chỉ đạt các chứng nhận theo yêu cầu bắt
buộc của MXV về đào tạo nghiệp vụ môi giới chuyên nghiệp, MXL còn xây
dựng các bộ quy định, các hướng dẫn và phương pháp hỗ trợ cùng các
phương tiện cơng cụ kỹ thuật để có thể song hành cùng khách hàng, là các
nhà phòng vệ cũng như đầu tư trong mọi thời điểm.
Đầu tiên, MXL phân loại khách hàng dựa theo nhu cầu giao dịch, và kinh
nghiệm cũng như hiểu biết tài chính sẵn có. Là một trong số các thành viên có
trang bị hệ thống cơ sở vật chất tối tân nhất, MXL triển khai các phương pháp
marketing để tiếp cận thành viên khác nhau. Với nghiệp vụ mơi giới, việc đầu
tiên cần quan tâm đó là kỹ năng tiếp cận và phân loại khách hàng theo từng
nhóm. Từ đó xây dựng nên các kế hoạch phù hợp với từng nhóm khách hàng
khác nhau, trên cơ sở các nhu cầu khác nhau phù hợp với các cách thức giao
dịch khác nhau và các mặt hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro và phương pháp
tiếp cận đó.
Trong các trải nghiệm với MXL, có áp dụng các hội thảo và các tư vấn đào

tạo khách hàng để từ đó tạo nên tiền đề, kiến thức, định hình phương pháp
giao dịch cho khách hàng. Khách hàng hoàn toàn hiểu rõ về việc tham gia thị
trường này có những tiềm năng và thách thức như thế nào, cũng như hiểu rõ
về các điều khoản khi ký kết hợp đồng mở tài khoản giao dịch. Ví dụ như để
tham gia thị trường thì bước đầu cần phải có chuẩn bị mức vốn đầu tư ban đầu
như thế nào vì tuỳ thuộc vào “khẩu vị rủi ro” và khả năng tài chính của Khách
21


hàng, ở đây theo quy định của MXV, ký quỹ ban đầu hay còn gọi là số tiền
ban đầu tối thiểu mà khách hàng có thể bắt đầu mua hoặc bán một hợp đồng
(lot) dao động từ 15 triệu tới 500 triệu. Vậy nên, bất kỳ Nhà đầu tư nào đều có
thể dễ dàng tham gia, tìm hiểu, phân tích và trải nghiệm thị trường, sinh lời
sau khi đã đực trang bị, bổ sung những kiến thức sâu rộng về quản trị dòng
tiền ký quỹ, tài sản, các kiến thức về tài chính, kinh tế, chính trị….
Khi khách hàng tin tưởng lựa chọn đầu tư, các môi giới của MXLsẽ thực
hiện các nghiệp vụ sau: (i) Phòng Bán hàng và phát triển sản phẩm sẽ thực
hiện nghiệp vụ: hướng dẫn khách hàng về nội dung hợp đồng, đính kèm là
hướng dẫn, bổ sung các nội dung tư vấn phương án giao dịch ; Bên cạnh đó
hướng dẫn khách hàng các kĩ thuật giao dịch trên hệ thống giao dịch trực
tuyến hiện đại, thân thiện người sử dụng ; đây là phịng có nghiệp vụ chính
yếu do làm việc với khách hàng nhiều nhất cũng như phục vụ việc đặt lệnh,
hỗ trợ của khách hàng 24/5 khi phát sinh nhu cầu của khách hàng ; ngồi ra
việc quản trị dịng tiền hay còn gọi là ký quỹ của khách hàng là một trong
những nội dung tạo nên sự khác biệt của cơng ty, với sự hỗ trợ của những hệ
thống tính tốn ký quỹ khả dụng tự động ; Chi phí giao dịch cạnh tranh, linh
hoạt kèm theo nhiều tiện ích miễn phí; Dịch vụ trọn gói (tư vấn, giao dịch, tín
dụng, thanh tốn, ngoại tệ) (ii) Phịng Phân tích thị trường sẽ bám sát nội
dung thị trường cung cấp và cập nhật các bản tin thị trường chuyên sâu giúp
khách hàng có thể tận dụng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nếu thị trường biến

động theo đúng kỳ vọng của khách hàng, điểm ra vào hợp lý ; giúp khách
hàng có đầy đủ và tổng quan về diễn biến các mặt hàng có thanh khoản cao;
giá cả cơng khai, minh bạch; (iii) Phịng Quản lý rủi ro: Theo dõi tồn bộ biến
động thị trường và sự tác động lên các tài khoản giao dịch. Xây dựng các
model tính tốn, dự kiến và dự phòng cho khách hàng các vấn đề rủi ro có thể
xảy ra để khách hàng chủ động phương án giao dịch và quản trị tài chính khi
muốn xem xét việc giữ được vị thế mở (các giao dịch chưa tất tốn) khi thị
trường biến động hay khơng ; Ngoài ra trong những lúc biến động, theo quy
định hiện hành của Sở giao dịch hàng hóa, cũng như nội dung hợp đồng đã ký
22


kết, khi khách hàng không thể nộp tiền bổ sung ký quỹ, nghĩa là rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh tóa, chúng tơi phải thực hiện các nghiệp vụ bảo vệ
tài khoản khách hàng khi cần do thị trường biến động khó lường và diễn biến
phức tạp (ví dụ lệnh Stop loss có hiệu lực GTC để hạn chế rủi ro, hoặc sử
dụng phương án Spread, hoặc giảm vị thế nắm giữ để giữ an toàn tài khoản
ngay tức thì...) ; ngồi ra Khối Quản lý rủi ro cịn cảnh báo cho khách hàng
trước những tin tức có ảnh hưởng lớn đến thị trường để giúp khách hàng có
thêm kinh nghiệm trong việc quản trị tài khoản hiệu quả để có được hiệu suất
sinh lời mong muốn hoặc giảm thiểu lỗ trong các trường hợp biến động ngược
chiều kỳ vọng ; đồng thời Phòng cũng theo dõi các lịch đáo hạn (ngày thông
báo đầu tiên và ngày giao dịch cuối cùng) để khách hàng tất toán vị thế trước
những ngày này trong trường hợp khách hàng không muốn tham gia vào
chuỗi giao nhận hàng vật chất (iv) Phòng Tài chính – kế tốn: thực hiện cơng
tác rà sốt sao kê hàng ngày cho khách hàng, đảm bảo các giao dịch của các
phiên trước được phản ánh đúng, trong ngày phiên giao dịch, hỗ trợ thực hiện
việc cập nhật nộp rút ký quỹ của khách hàng trên cả hệ thống M-System được
phát triển và cung ứng bởi MXV và hệ thống trading platform CQG cũng như
hệ thống giao dịch tài khoản của ngân hàng thanh toán cung ứng dịch vụ

chuỗi nộp rút tiền cho khách hàng, việc nộp tiền có thể đến tận 10h đêm theo
quy định hiện hành để giúp khách hàng tận dụng được cơ hội hoặc có thêm
phương án bổ sung ký quỹ ; trong trường hợp khách hàng thiếu ký quỹ (bị gọi
margin call), chúng tôi sẽ làm việc với khách hàng để yêu cầu khách hàng nộp
bổ sung ký quỹ, nếu không, khách hàng sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán,
và phải chấp nhận các phương án cắt lỗ tài khoản khi cần để tránh tài khoản bị
mất tiền ; đối với khách hàng doanh nghiệp cần hedging, chúng tơi có tổ chức
các phương án tiếp cận và giao dịch phòng vệ giá, sử dụng kỳ hạn, hoặc
quyền chọn hoặc sản phẩm cấu trúc dựa trên kết hợp của kỳ hạn và quyền
chọn hoặc quyền chọn kết hợp ; trong một số trường hợp hãn hữu: việc giao
hàng có thể xảy ra, khi đó chúng tơi thực hiện theo cam kết và hợp đồng giữa
23


chúng tôi và khách hàng nắm giữ vị thế để đảm bảo việc giao hàng bắt buộc
được thực hiện.
Trong thực tế, để có thể khởi đầu giao dịch, khách hàng chỉ cần làm theo 5
bước sau:
-Bước 1: Mở tài khoản giao dịch: Được mở tại các Công ty thành viên của
Sở giao dịch Hàng hố để có thể thực hiện giao dịch hàng hoá phái sinh
-Bước 2: Nộp tiền ký quỹ: Tiền ký quỹ được nộp vào Tài khoản giao dịch
hàng hoá đã được Thành viên của Sở giao dịch cấp cho Nhà đầu tư.
-Bước 3: Tải phần mềm giao dịch (CQG): Phần mềm CQG của Sở giao
dịch Hàng hoá Việt Nam giao dịch các sản phẩm Phái sinh hàng hố, giao
dịch demo
-Bước 4:Thực hiện giao dịch: Trên mơi trường thực (Production) khách
hàng tiến hành mua bán đầu tư các sản phẩm hàng hoá bằng cách đặt lệnh trên
phần mềm giao dịch.
-Bước 5: Theo dõi các tỷ lệ: Các tỷ lệ được cập nhật liên tục tại phần mềm
giao dịch cùng giá cả thị trường để chốt lời hiệu quả/quản trị tài khoản hiệu

quả
Các nhóm facebook, zalo, telegram..do MXL lập ra, là một trong những
cách thiết thực để truyền tải đầy đủ thông điệp và nhịp điệu thị trường đến cho
khách hàng để giúp khách hàng có những quyết định nhanh, kịp thời và chính
xác nhất trong q trình đầu tư/phòng vệ rủi ro biến động giá
Hơn thế nữa, MXL đã phối kết hợp với Phòng đào tạo và Phòng bán hàng
và phát triển sản phẩm trong nội bộ công ty, lên kế hoạch và tổ chức các buổi
hội thảo, cả online và offline, hướng tới đối tượng Khách hàng đầu tư mới,
Khách hàng hiện hữu và cả các doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu trở thành
Văn phịng đại diện/Chi nhánh/Đại lý/Cộng tác viên, để bổ sung lượng kiến
thức về tìm hiểu thị trường, khách hàng, hướng dẫn sử dụng phần mềm, quản
trị rủi ro trong giao dịch và quản lý vốn. Thậm chí, MXL sẵn sàng chia sẻ các
bải phân tích chuyên sâu về dịch vụ, sản phẩm, phân tích cơ bản, phân tích
chuyên sâu về kỹ thuật để Quý Nhà đầu tư cũng như Khách hàng, yên tâm trải
24


nghiệm và tự sử dụng các cơng cụ, tín hiệu mà MXL khuyến nghị. Trong thời
gian sắp tới, khi mà số lượng và quy mô giao dịch của Khách hàng ngày một
lớn, hệ thống cơ sở vật chất để hỗ trợ giao dịch gia tăng ở các mức độ khác
nhau, MXL sẽ cho ra đời Học viện MXL - đơn vị được xây dựng chuyên biệt
nhằm đem tới cho mọi đối tượng Khách hàng và Nhà đầu tư, có cái nhìn cặn
kẽ và chi tiết nhất về thị trường Giao dịch hàng hố phái sinh. Với phương
châm, “giá trị tích luỹ niềm tin”, MXL cam kết đem tới lợi ích cao nhất mà
khách hàng có thể nhận được.
2.2. Đánh giá hoạt động của cơng ty
2.2.1. Hạn chế cịn tồn tại, quản trị rủi ro
Một điều quan trọng nhất trong đầu tư trên thị trường hàng hố phái sinh,
ngồi việc cần quản trị cảm xúc tốt, có hệ thống giao dịch nhanh, chính xác,
thì việc quản trị rủi ro trong đầu tư, cũng được MXL cực kỳ chú trọng. Việc

rủi ro trong đầu tư hàng hoá, hiểu đơn giản là việc thua lỗ 1 phần, hoặc tất cả
số vốn đầu tư có thể xảy ra khi giao dịch. Những rủi ro này có thể bao gồm:
Rủi ro thị trường (khi thị trường khơng theo nhận định); Rủi ro địn bẩy (hầu
hết các nhà giao dịch hàng hố đều sử dụng địn bẩy để mở các giao dịch lớn
hơn nhiều so với quy mô tiền gửi của họ); Rủi ro thanh khoản (Đối với các
loại Hợp đồng hàng hố ít có như cầu hơn, có thể có sự chậm trễ giữa việc mở
hoặc đóng giao dịch trong nền tảng giao dịch. Điều này có thể có nghĩa là
giao dịch khơng được thực hiện ở mức giá mong đợi và kết quả là kiếm được
lợi nhuận nhỏ hơn); Rủi ro ký quỹ (Nếu khơng đủ vốn ký quỹ, giao dịch có
thể bị đóng tự động ; hoặc khi thị trường công bố ký quỹ ban đầu tăng, có
nghĩa tài khoản khách hàng sẽ rủi ro hơn); Rủi ro về phí (Khi giao dịch thì
khách hàng ln phải chịu 1 khoản phí phần mềm, phí giao dịch, phí quản
lý) ; Rủi ro biến động tỷ giá (tỷ giá đồng tiền giao dịch tăng lên khiến cho tỷ
lệ ký quỹ bị giảm đi). Việc quản trị rủi ro trong đầu tư hàng hoá là hoạt động
quản lý và xác định mức độ rủi ro (Số tiền thua lỗ, % thua lỗ, phí…) trước –
trong – sau khi thực hiện các giao dịch hoặc đầu tư.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×