Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn lưu quang vũ qua tập mùa hè đang đến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

VÕ THỊ DUYÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN
LƯU QUANG VŨ TRONG TẬP “MÙA HÈ ĐANG ĐẾN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN
LƯU QUANG VŨ TRONG TẬP “MÙA HÈ ĐANG ĐẾN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện



VÕ THỊ DUYÊN

Đà Nẵng, tháng 05/2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 8
1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ của
nhà văn .............................................................................................................. 8
1.1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật........................................... 8
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ của nhà văn .......................................................... 9
1.2. Lưu Quang Vũ và tập truyện ngắn Mùa hè đang đến .............................. 13
1.2.1. Lưu Quang Vũ- nhà nghệ sĩ đa tài ........................................................ 13
1.2.2. “Mùa hè đang đến”- một thử nghiệm của Lưu Quang Vũ đối với thể
loại truyện ngắn ............................................................................................... 16
Chương 2. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
MÙA HÈ ĐANG ĐẾN CỦA LƯU QUANG VŨ ......................................... 19
2.1. Các phương thức tu từ từ vựng ................................................................ 19
2.1.1. Từ láy .................................................................................................... 19
2.1.2. Từ hội thoại ........................................................................................... 25
2.1.3. Từ Hán Việt........................................................................................... 28
2.1.4. Từ vay mượn Ấn Âu ............................................................................. 30

2.2. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa ............................................................. 32
2.2.1. So sánh tu từ .......................................................................................... 33


2.2.2. Ẩn dụ tu từ............................................................................................. 35
2.3. Các phương thức tu từ cú pháp ................................................................ 37
2.3.1. Phép điệp ............................................................................................... 38
2.3.2. Phép im lặng .......................................................................................... 41
2.3.3. Một số kiểu câu có giá trị tu từ ............................................................. 43
Chương 3. VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG THẾ
GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA TẬP TRUYỆN NGẮN MÙA HÈ ĐANG ĐẾN
3.1. Vai trò của hệ thống ngôn ngữ đối với nội dung thể hiện của tập truyện
Mùa hè đang đến ............................................................................................. 48
3.2. Vai trò của yếu tố ngơn ngữ đối với nghệ thuật cá tính hóa nhân vật ..... 53
3.3. Vai trị của yếu tố ngôn ngữ đối với phong cách ngôn ngữ của nhà văn ....... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU ................................ 67
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 0


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một nhà văn đích thực phải ý thức về mình như một nhà ngơn ngữ vì
ngơn ngữ là “yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử” của anh ta, là
phương tiện bắt buộc để anh ta giao tiếp với bạn đọc. Đối với văn chương,
ngôn ngữ không chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà cịn là tài năng, cá tính và
quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Chính vì thế, hiểu được vẻ đẹp ngôn ngữ
nghệ thuật là công việc đầu tiên và quan trọng nhất để giải mã toàn bộ thế giới

nghệ thuật trong toàn tác phẩm.
Xuất hiện trên văn đàn một thời gian ngắn, nhưng tác phẩm của ông ln
sống mãi trong lịng bạn đọc, Lưu Quang Vũ được biết đến là một nhà thơ
xuất sắc, nhà viết kịch đại tài. Bên cạnh nhà thơ, nhà viết kịch đại tài ấy,
chúng ta còn biết đến Lưu Quang Vũ với thể loại truyện ngắn. Được xem là
cầu nối giữa thơ và kịch nhưng truyện ngắn của ông hầu như không nhận
được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc. Trong số những tập truyện ngắn
hiếm hoi đó, phải kể đến “Mùa hè đang đến”- là kỷ niệm về một miền quê,
về tuổi trẻ đầy ước mơ và khát vọng- những kỷ niệm dù qua bao năm tháng
vẫn lung linh ngời sáng. Bên cạnh đó là những chân dung của những con
người trong cuộc đời thường đã và đang “làm nên” cuộc sống. Ngôn ngữ nhẹ
nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người là một trong những điểm nhấn để
truyện ngắn Lưu Quang Vũ đến gần hơn với bạn đọc.
Trong những năm gần đây, việc dạy và học đã có những thay đổi đáng
kể, mục đích nhằm tạo ra tâm thế chủ động cho người học, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn học sinh cịn cơng việc chiếm lĩnh tri thức là thuộc về học
sinh. Nhận thức được vai trò của ngôn ngữ, là một thứ công cụ đắc lực và cần
thiết để người giáo viên có thể truyền thụ tri thức tốt hơn trong cơ chế dạy và


2

học hiện nay, sinh viên sư phạm Ngữ văn chúng tôi hiểu rằng, việc nắm vững
kiến thức về ngôn ngữ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng, có
tác dụng cho cơng việc về sau trong việc truyền cảm hứng và hướng cho học
sinh cảm thụ văn chương một cách đúng đắn, có trọng tâm và sâu sắc hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài Đặc điểm
ngôn ngữ truyện ngắn Lưu Quang Vũ qua tập “Mùa hè đang đến” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hi vọng rằng, qua việc nghiên cứu đề tài
này, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm ngôn ngữ trong tập truyện ngắn

“Mùa hè đang đến” của Lưu Quang Vũ, đồng thời gieo thêm tình yêu của
bạn đọc đối với truyện ngắn của ơng. Đặc biệt, qua q trình thực hiện đề tài,
chúng tơi sẽ bồi đắp thêm những kiến thức lí luận về ngơn ngữ để từng bước
hồn thiện mình hơn cũng như nắm chắc hơn về cách giải quyết một vấn đề
khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lưu Quang Vũ là một tài năng lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại,
tuy sự nghiệp cầm bút không dài nhưng ơng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm
có giá trị. Nhận thức được vị trí của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học dân
tộc mà đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ơng cũng như sự nghiệp sáng
tác của nhà văn lớn này. Tìm hiểu lịch sử vấn đề xung quanh đề tài Đặc điểm
ngôn ngữ truyện ngắn Lưu Quang Vũ qua tập “Mùa hè đang đến”, chúng
tôi điểm lại những nhận xét về:
 Các nhận xét về truyện ngắn của Lưu Quang Vũ
Bàn về hai tập truyện ngắn “Mùa hè đang đến” và “Người kép đóng hổ”,
Vương Trí Nhàn nhận thấy rằng “Gần đây hơn, trong những truyện Người kép
đóng hổ, Mùa hè đang đến, người ta lại thấy Vũ nói với những khía cạnh sinh
hoạt bình thường của người dân Thủ đơ sau chiến tranh. Ở truyện này, mấy
người bạn già đấu đầu trò chuyện sự đời, con cái. Truyện kia, những cặp


3

thanh niên yêu nhau, giận hờn gia đình về ở lại với nhau, rồi chán ngán chia
tay. Ở một truyện khác nữa, câu chuyện về một đứa trẻ bị bỏ rơi, được cứu
sống lại”.[34]
Quan tâm nhiều hơn đến nội dung của hai tập truyện ngắn này, Đào
Trọng Khánh cho rằng “Mùa hè đang đến và Người kép đóng hổ, đó là hai tập
truyện ngắn của Lưu Quang Vũ thấm đượm những hồi ức, những xao động
của một đời người. Những nhân vật trong truyện như những người quen biết

trở về từ những kiếp nào xa xưa của Vũ… Nhà văn Đỗ Chu, một người bạn
chân tình nói về truyện ngắn Lưu Quang Vũ: “Những mất mát, cay đắng cuộc
đời không dập tắt được những gì tốt đẹp, những ước mơ hạnh phúc”.”[35]
Phong Lê có bài “Văn xi Lưu Quang Vũ- cầu nối giữa thơ và kịch”
trong Tạp chí Văn học số 2 năm 1989, ông cho rằng “Vào đời, và vào nghề
bằng tập thơ Hương cây tôi muốn xem những truyện ngắn Vũ viết vào buổi
đầu những năm tám mươi được chọn trong hai tập Hai kép đóng hổ và Mùa
hè đang đến như là chiếc cầu nối giữa thơ và kịch. Đứng ở thời điểm cuối bảy
mươi, đầu tám mươi mà nhìn lại, khi hào quang chiến thắng và niềm hào
hứng về tương lai của dân tộc có phần nhạt đi trước các khó khăn và thử thách
của đời sống, truyện của Vũ vừa mang nét giao thoa của hai âm điệu, vừa
đang nhích dần về phía tiền trạm của một giai đoạn mới. Một “Mùa hè đang
đến”. Ở Vũ và ở nền văn xi mà Vũ góp phần.” [32]
Nguyễn Minh Châu khi viết lời bình về truyện ngắn “Anh Thình” cũng
có nhận xét rằng “Trong truyện ngắn này cũng như nhiều truyện ngắn khác,
anh Lưu Quang Vũ dùng một cách viết giản dị, một cách kể chuyện dung dị
và điềm đạm. Như một họa sĩ không bao giờ đụng đến những gam màu gắt
hoặc những đường nét, bố cục độc đáo, q bạo. Tơi thích cái sự tự nhiên và
chừng mực trong cách viết của anh, một sự tự nhiên và chừng mực cả trong
nội dung và hình thức rất dễ đến với người đọc.”[31, tr.240]


4

Lê Minh Khuê cho rằng “Buồn, khát vọng, đau đớn… đó cũng là Vũ của
những năm bảy mươi. Anh cố gắng biểu hiện những trạng thái tình cảm này
trong các truyện ngắn mà anh đã viết vì thế, dù khơng gây được những cơn
sóng dữ dội như kịch, truyện ngắn của Vũ thấm đẫm những hồi ức, những xao
động của một đời người. Truyện ngắn Vũ có những nhân vật nhân hậu như
chính tác giả của nó, con người của những năm sơi động”, đó là những nhận

xét tâm huyết đươc in trong 15 truyện ngắn Lưu Quang Vũ, NXB Hội Nhà
văn, H, 2000. [11, tr.243]
Với nhan đề “Lưu Quang Vũ qua hai tập truyện ngắn”, Lê Dục Tú cho
rằng “Nhìn chung cả hai tập, nhất là Mùa hè đang đến, có nhiều truyện đã làm
người đọc cảm động thực sự và thấy mình dường như phải sống tốt hơn, có
trách nhiệm hơn với con người và cuộc sống.”[11, tr.245]
 Các nhận xét về ngơn ngữ Lưu Quang Vũ
Lý Hồi Thu trong cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm đã có
những nhận xét rất sâu sắc về ngôn ngữ Lưu Quang Vũ: “Ngôn ngữ kịch Lưu
Quang Vũ chắt lọc và khá điêu luyện. Là một người cầm bút giàu kinh
nghiệm và có sự am hiểu về tính đặc thù của nhiều loại hình nghệ thuật, trong
tác phẩm của mình, Lưu Quang Vũ đã vận dụng một cách sáng tạo những đặc
trưng của ngôn ngữ kịch- ngôn ngữ nhân vật. Từ trong cấu tạo văn bản, ngôn
ngữ kịch của ơng vừa có tiết tấu nhanh vừa cá thể hóa được tính cách qua
chính lời ăn tiếng nói của họ. Các nhân vật kịch Lưu Quang Vũ nói năng bằng
một thứ ngơn ngữ dung dị, gần gũi với hình thức hội thoại hằng ngày nhưng
vẫn bóng bẩy, hình tượng”. [22, tr.52-53]
Bàn về ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ, trong bài viết “Đọc thơ Lưu Quang
Vũ”, tác giả Vũ Quần Phương cho rằng: “Đọc thơ anh ít thấy dấu vết của bố
cục, cảm hứng liền dòng ào ạt, đầy ắp hình ảnh, ảnh thực và ảnh ảo, hiện thực
và tưởng tượng, sách vở và đời sống hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu


5

thơ dồn dập” [23, tr.52]. Tác giả còn nhận thấy ở Lưu Quang Vũ là cây bút
“vốn hào hoa phóng túng trong ngôn từ nhưng lúc này Lưu Quang Vũ lại tìm
đến sự giản dị, câu thơ bớt nhiều tính từ, thích dựng lại việc cụ thể” [21, tr.57]
Đến năm 2001, cuốn Lưu Quang Vũ- tài năng và lao động nghệ thuật do
Lưu Khánh Thơ sưu tầm và biên soạn, trên cơ sở tập hợp các cơng trình của

nhiều tác giả khác nhau ra mắt cơng chúng. Trong đó nhà phê bình Hồi
Thanh với bài viết “Một cây bút trẻ nhiều triển vọng” thừa nhận thơ Lưu
Quang Vũ “Ngôn ngữ nắm rất chắc. Chữ dùng chính xác mà uyển chuyển, rất
Việt Nam. [24, tr.19]
Tác giả Việt Nga với bài viết “Vài nét về thơ tình Lưu Quang Vũ” đã có
một sự so sánh rất hay và lý thú: “Nếu thơ Xuân Quỳnh giản dị, mộc mạc,
hồn nhiên (ngay cả những dằn vặt đau khổ cũng rất đỗi hồn nhiên) thì thơ Lưu
Quang Vũ lại tầng tầng lớp lớp những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những suy
ngẫm, triết lý về cuộc đời, con người và tình yêu. [22, tr.136]
Như vậy có thể thấy rằng, các cơng trình nghiên cứu trên đã nói về
truyện ngắn cũng như vài nhận xét về ngôn ngữ của nhà văn Lưu Quang Vũ
một cách khá thống nhất. Các tác giả đều cho rằng, thơ và kịch nổi trội hơn
nhiều, thế nhưng truyện ngắn cũng là một thể loại gây được sự chú ý và cần
được nghiên cứu nhiều hơn.
Tuy nhiên, các bài nghiên cứu nói trên đề cập đến nội dung truyện ngắn
là phần nhiều, ngôn ngữ tập trung khai thác ở thể loại thơ và kịch, hầu như
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ qua truyện ngắn mà
đặc biệt là qua tập truyện ngắn “Mùa hè đang đến”. Song cũng cần khẳng
định, các cơng trình nói trên là những tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích
mang tính định hướng cho đề tài đang thực hiện. Hi vọng với đề tài Đặc điểm
ngôn ngữ truyện ngắn Lưu Quang Vũ qua tập “Mùa hè đang đến”, chúng


6

tơi sẽ góp phần làm bật lên giá trị của tập truyện, về phong cách của tác giả
cũng như đóng góp một tiếng nói, một cảm nhận của bản thân về tác giả này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong tập
truyện ngắn “Mùa hè đang đến” của Lưu Quang Vũ.

Phạm vi nghiên cứu là 11 truyện ngắn trong tập “Mùa hè đang đến”
được lấy từ cuốn Mùa hè đang đến (1983), NXB tác phẩm mới, Hội nhà văn
Việt Nam.
Dưới đây là danh sách 11 truyện ngắn mà chúng tơi đã tiến hành khảo
sát:
Bạn già

Anh Thình

Người đưa thư

Con người nhũn nhặn

Một đêm của giáo sư Tường

Mùa hè đang đến

Anh Y

Đứa con

Tiếng hát

Những người bạn

Người chiếu đèn
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ của Lưu Quang Vũ trong “Mùa hè đang
đến”, luận văn sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại: Người viết sử dụng

phương pháp này để khảo sát thống kê tần số xuất hiện và phân loại các
phương thức biểu hiện của ngôn ngữ trong 11 truyện ngắn của tập “Mùa hè
đang đến”.
- Phương pháp tổng hợp- khái quát: Sử dụng phương pháp này để tìm
thấy những nét chung nhất về những giá trị nghệ thuật của nhà văn để từ đó
có cái nhìn khái quát hơn về phong cách tác giả.


7

- Phương pháp phân tích, chứng minh: Phương pháp này được người
viết sử dụng để chỉ ra ý nghĩa và làm rõ các giá trị của những đặc sắc về ngơn
ngữ của tập truyện ngắn này.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương
pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp hệ thống và nhiều phương pháp bổ trợ
khác để có một cái nhìn tồn diện và khách quan hơn về phong cách Lưu
Quang Vũ cũng như có cái nhìn đúng đắn hơn về truyện ngắn mà Lưu Quang
Vũ đã để lại cho văn học nước nhà.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập truyện ngắn Mùa hè đang đến của
Lưu Quang Vũ
Chương 3: Vai trị của yếu tố ngơn ngữ trong thế giới nghệ thuật của tập
truyện ngắn Mùa hè đang đến.


8

NỘI DUNG

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ
của nhà văn
1.1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật là một khái niệm được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, tuy đã được tìm hiểu một thời gian dài nhưng hiện
nay vẫn tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật:
Trong cuốn Phong cách học Tiếng Việt, 1982, Nhà xuất bản Giáo dục,
Võ Bình cùng các tác giả khác coi ngôn ngữ nghệ thuật là một phong cách
chức năng và “ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng trong thơ ca và
văn xuôi nghệ thuật [20, tr.90]
Đồng quan điểm với nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn
Thái Hịa, Võ Bình; tác giả Cù Đình Tú cũng xem ngơn ngữ nghệ thuật là một
phong cách chức năng, Cù Đình Tú trong cuốn Phong cách học và đặc điểm
tu từ tiếng Việt cho rằng: “Phong cách ngôn ngữ văn chương là dạng tồn tại
tồn vẹn và sáng chói nhất của ngơn ngữ tồn dân.” [21, tr.173]
Nguyễn Thái Hịa trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt đã định
nghĩa về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật như sau: “Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật là tồn bộ những biến thể sử dụng ngơn ngữ trong các chuỗi câu
hay văn bản có chức năng thơng báo- thẩm mĩ, tức là vừa thông tin một nội
dung nào đó, vừa thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người bằng
chính ngơn ngữ (lời nói) của mình”. [9, tr.30]


9

Theo Tiến sĩ Bùi Trọng Ngỗn: “Phong cách ngơn ngữ văn chương (cịn
gọi là phong cách ngơn ngữ văn học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật) là

phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong các loại hình văn chương, được xây
dựng trên cơ sở tư duy hình tượng.”[16, tr.21]
Mỗi quan niệm đều có cách lí giải và thuyết phục người đọc bằng các
dẫn chứng thực tế, sắc sảo. Đặc biệt có những cơng trình nghiên cứu đồng
quan điểm với nhau, tuy nhiên trong bài nghiên cứu của mình, chúng tơi xin
đi theo quan điểm của Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn để tìm hiểu phong cách ngơn
ngữ nghệ thuật Lưu Quang Vũ vì chúng tơi cho rằng khái niệm này vừa mang
tính khái quát nhưng lại rất cụ thể, vừa ngắn gọn, rõ ràng, lại gần gũi, dễ hiểu
và dễ áp dụng cho việc tim hiểu, phân tích.
1.1.2. Phong cách ngơn ngữ của nhà văn
Ngôn từ nghệ thuật là chất liệu chính để nhà văn sáng tạo ra các đứa con
tinh thần của mình. Sự thành cơng của nhà văn phần lớn phụ thuộc vào cách
ông ta lựa chọn ngôn ngữ. Có những nhà văn đã khẳng định được phong cách
của mình từ những sản phẩm đầu tay, tuy nhiên cũng có khá nhiều nhà văn
qua một q trình sáng tạo lâu dài mới làm nên, định hình nên phong cách văn
học của mình. Có thể xem đó là q trình trải nghiệm, rút kinh nghiệm, tích
lũy tri thức và rèn giũa để tự nặn cho mình một phong cách bền vững, để rồi
khơng chỉ là điều tác giả định hình mà quan trọng hơn là độc giả ghi nhận và
nhận diện được tác phẩm của mình, đặc biệt ghi nhận tên tuổi của cá nhân tác
giả trên diễn đàn văn học.
Phong cách nhà văn là một chỉnh thể nghệ thuật riêng, vừa phong phú,
đa dạng, vừa ổn định, vừa có khả năng vận động và phát triển. Chính vì thế
mà nhà văn A.T Sêkhốp rất có lí khi nhận định rằng: “Nếu tác giả nào khơng
có lối nói riêng của mình thì người đó khơng bao giờ là nhà văn cả”. Trên con
đường sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn thường có những sở trường ngơn ngữ


10

riêng của mình. Chính sở trường ngơn ngữ ấy sẽ tạo nên phong cách ngôn

ngữ của một nhà văn.
Phong cách ngơn ngữ của nhà văn thực chất là một khía cạnh của phong
cách nhà văn, đó chính là một cái nhìn riêng, là bút pháp nghệ thuật riêng của
mỗi nhà văn trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Nếu như trước đây, phong cách nhà văn ít được quan tâm nghiên cứu cụ
thể, thì từ những năm 50 của thế kỉ XX, phong cách nhà văn đã được khá
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được thừa nhận phổ biến.
 Quan niệm của các nhà lí luận văn học
Có thể xem các nhà lí luận là những người tiên phong trong việc tìm hiểu
phong cách ngơn ngữ của nhà văn, bởi lẽ đây là đối tượng mà họ cần hướng
đến trong quá trình nghiên cứu. Chính vì vậy đã có nhiều nhà lí luận quan tâm
và khái qt phong cách ngơn ngữ nhà văn thành những phạm trù rộng, ở đây
chúng tôi chỉ chọn những quan niệm tiêu biểu:
Trước hết, trong Từ điển Văn học (Đỗ Đức Hiểu chủ biên), phong cách
văn học được hiểu là “Khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững
của hệ thống hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật tiêu biểu cho
phong cách sáng tác của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn
học, một nền văn học dân tộc nào đó” [10, tr.1411]. Có thể thấy rằng đây là
một quan niệm, một phạm trù rộng, chính vì vậy mà nó tập trung từ phong
cách của một nhà văn đến một tác phẩm, một khuynh hướng văn học và mở
rộng ra cả nền văn học của một dân tộc.
Lê Bá Hán trong cuốn Cơ sở lí luận văn học, Tập 2 (1980) từng nhận
định “Lắng nghe, ghi chép, học tập ngôn ngữ nhân dân một cách sáng tạo, đó
là con đường quan trọng nhất để nhà văn xây dựng cho mình một văn phong
bản sắc” [6, tr.177]. Việc nhà văn tạo cho mình một phong cách riêng sẽ bắt
đầu từ việc học tập ngơn ngữ, và ngơn ngữ chính là nút thắt để mở ra con


11


đường nghệ thuật cho các nghệ sĩ khám phá và khẳng định tên tuổi của mình
trên con đường nghệ thuật đầy gian khổ.
Các tác giả trong Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) khẳng định:
“Sự thật có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì bấy nhiêu chỗ cho phong cách
của từng nhà văn thể hiện” và “trong ngôn ngữ thì mỗi nhà văn độc đáo ở
những hệ thống tu từ khác nhau cũng là điều dễ thấy” [14, tr.484].
Như vậy, quan niệm của các nhà lí luận tuy có nhiều nét riêng biệt nhưng
chung quy lại các nhà lí luận đề đánh giá cao vai trị của ngơn ngữ trong việc
thể hiện phong cách nhà văn, có thể xem ngôn ngữ là nơi biểu hiện tập trung
nhất những nét độc đáo và sáng tạo của nhà văn đồng thời nó cũng sẽ là một
yếu tố quan trọng để chúng ta tìm hiểu và đánh giá phong cách của một nhà
văn.
 Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học
Cùng đi tìm hiểu về phong cách nhà văn, tuy nhiên các nhà ngơn ngữ
học lại có cách khám phá riêng. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu xung
quanh vấn đề này.
Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt cho rằng ngôn
ngữ riêng của mỗi nhà văn là sự đi chệch của cái toàn thể hệ thống so với cái
tồn thể của ngơn ngữ chung và “nhà văn có phong cách cá nhân là nhà văn
có cái độc đáo về ngôn ngữ mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết tinh trong
sự sáng tạo” [13, tr.20]
Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt cho rằng: “Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản thể,
thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương”. [21, tr.122] Theo
ông, ngôn ngữ văn chương phải vừa giống và vừa khác mọi người, có nghĩa là
trên cơ sở giống nhau để mọi người hiểu và thích đọc, cịn khác chính là dấu
hiện để xác định phong cách ngơn ngữ của mình đồng thời tạo được tiếng nói


12


riêng, không bị trộn lẫn vào các cá thể khác đồng thời thu hút được độc giả
đến với tác phẩm của mình.
Đặc biệt, Phan Ngọc trong cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều” cho rằng hiện tượng phong cách tác giả là rất
hiếm, bởi lẽ “Một tác giả chỉ có được một phong cách riêng, khi đọc một vài
câu người ta đoán biết tác giả là ai, khi cái phong cách mà tác giả xây dựng
nên góp phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực cho nhiều người
noi theo và học tập. Muốn làm được điều đó, tác giả phải thực hiện được sự
đổi mới trong sự kế thừa, để đẩy sự kế thừa sang một bước mới. Nếu như tác
giả chỉ kế thừa đơn thuần thì tác giả chỉ có được phong cách thời đại, phong
cách thể loại mà khơng có phong cách của riêng mình” [17, tr.24]
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu hai mặt và thường mang tính cấu trúc chặt
chẽ. Vì vậy, nhà văn muốn tạo được phong cách ngơn ngữ cho riêng mình,
nhất thiết phải có sự lựa chọn kỹ càng, thận trọng, thậm chí khắt khe trong
việc sử dụng câu văn, hình ảnh. Đồng thời, qua sự lựa chọn câu chữ, nhà văn
cũng phải thể hiện cái mới, cái sáng tạo của mình trong ngơn ngữ dân tộc.
Như vậy, các nhà ngôn ngữ học cũng cho rằng ngơn từ chính là chất liệu
đồng thời cũng là phương tiện phong phú và vơ hạn để nhà văn có thể thể
hiện tài năng của mình. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu khái niệm phong cách
ngơn ngữ của nhà văn theo các nhà lí luận cũng như các nhà ngôn ngữ, bởi lẽ
về cơ bản các quan niệm này khá đồng nhất, vì thế điều quan trọng khơng
phải là ở ngôn ngữ hay cách diễn đạt mà là mấu chốt vấn đề. Thông thường
để xác định phong cách ngôn ngữ nhà văn, chúng ta phải căn cứ vào hai dấu
hiệu cơ bản là khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại
phương tiện ngơn ngữ nào đó của tác giả, sự đi lệch chuẩn mực ngôn ngữ của
tác giả. Mỗi nhà văn thường có thói quen sử dụng ngôn ngữ riêng, nhiều khi
thành thục không ai theo được sẽ trở thành biệt tài trong việc sử dụng ngôn



13

ngữ. Sở trường ngôn ngữ không chỉ đơn giản thể hiện ở tình u thứ ngơn
ngữ sẵn có, có thể là ngôn ngữ dân tộc hoặc ngôn ngữ vay mượn mà cốt yếu
cần phải có sự sáng tạo, tức là tạo ra thứ ngôn ngữ khác đi, thứ ngôn ngữ mà
người ta vẫn gọi là lệch chuẩn nhưng lại thể hiện được tài năng cũng như cá
tính văn học của nhà văn.
Vậy thì cuối cùng, phong cách ngơn ngữ của nhà văn có thể hiểu đơn
giản là nét riêng của cá nhân tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ để tạo ra
những tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn có phong cách là nhà văn biết chọn cho
mình một cách cảm, cách diễn đạt và đặc biệt là cách đi khơng theo lối mịn,
khơng bắt chước mà là sự sáng tạo thật sự với một trình độ nghệ thuật cao.
Với cách hiểu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của
Lưu Quang Vũ trong tập truyện ngắn “Mùa hè đang đến” bằng cách khảo sát
các phương thức tu từ từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp.
1.2. Lưu Quang Vũ và tập truyện ngắn Mùa hè đang đến
1.2.1. Lưu Quang Vũ- nhà nghệ sĩ đa tài
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện
Hạ Hòa, Phú Thọ. Cha là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, quê ở
thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam. Mẹ là Vũ Thị Khánh, nữ sinh trường
Trung học Đồng Khánh, người Hà Nội gốc. Khi đế quốc Mỹ bắn phá miền
Bắc, Lưu Quang Vũ đã tình nguyện xin đi bộ đội. Mới 17 tuổi không được
ban tuyển quân chấp nhận, phải nhờ chú ruột can thiệp mới được nhập ngũ.
Vào bộ đội, Lưu Quang Vũ được biên chế vào binh chủng Phịng khơngKhơng qn tại sân bay Cát Bi (Hải Phịng). Đồng thời lúc này có thơ đăng
trên các báo: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Văn nghệ quân đội… Năm 1968,
tập thơ đầu tay ra đời và được dư luận đánh giá cao. Năm 1970, ông xuất ngũ
và bắt đầu những năm tháng lận đận của cuộc đời nhưng đây cũng chính là


14


lúc tài năng Lưu Quang Vũ nở rộ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Ông là hội
viên Hội nghệ sĩ sân khấu, hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Trong những năm tháng ngắn ngủi của đời mình, Lưu Quang Vũ đã sống
và làm việc hết mình như một bó đuốc rừng rực cháy. Những gì mà Lưu
Quang Vũ đã làm được và đã để lại cho cuộc đời đủ khiến ông “sừng sững
như một trái núi, một lực sĩ không đối thủ”. Lưu Quang Vũ ra đi vào ngày 29
tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông cùng nhà thơ Xuân Quỳnh và
con trai út Lưu Quỳnh Thơ khi đang ở vào giai đoạn chín trong việc khám phá
đời sống và sáng tạo nghệ thuật, ông đột ngột ra đi để lại bao dự định còn
dang dở…
Với văn chương nghệ thuật, có lẽ Lưu Quang Vũ đã nếm trải với khá
nhiều thể loại. Đi từ những năm tháng sáng tạo nghệ thuật bằng những bài thơ
bất hủ, Lưu Quang Vũ dần thể hiện được cá tính cũng như giá trị của mình.
Khi những bài thơ nối tiếp nhau ra đời và gây được tiếng vang lớn, Lưu
Quang Vũ lại tìm đến thử nghiệm với một thể loại văn chương khác, đó là văn
xi. Văn xi đã mang đến cho ông những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời
giữa những thăng trầm của cuộc sống, của lịch sử từ những điều bước ra từ
thực tế. Và cuối cùng, ông tìm đến với kịch như một định mệnh, kịch là nơi
nhà văn thỏa sức sáng tạo và thỏa chỉ tung hoành, tưởng tượng, kịch là nơi
Lưu Quang Vũ gửi gắm biết bao nỗi niềm trước cuộc sống, trước những điều
mắt thấy tai nghe mà một con mắt tinh tường và nhạy cảm đã cảm nhận được.
Đây cũng được xem là bước đi cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác không dài
của ông.
Ở Lưu Quang Vũ, người ta chú ý nhiều hơn đến thể loại thơ và kịch, cịn
văn xi có lẽ là cầu nối giữa thơ và kịch. Chính vì thế truyện ngắn Lưu
Quang Vũ là những truyện ngắn mang dư vị thơ và những truyện ngắn hàm
chứa nhiều chất kịch. Ở giữa sự nghiệp sáng tác văn học của Lưu Quang Vũ,



15

người ta thường bảo cái gì bắt đầu và kết thúc cũng ấn tượng và dữ dội hơn,
cịn có lẽ con đường đi ở giữa lại nhẹ nhàng hơn, cũng chính vì thế mà truyện
ngắn của ơng nhẹ nhàng hơn nhiều nhưng khơng vì thế mà khơng khẳng định
được tiếng nói trước những tháng năm biến động của lịch sử, xã hội.
Lưu Quang Vũ có những truyện ngắn viết về đời sống xung quanh, về
những con người anh gặp thường ngày, về những mối quan hệ riêng biệt, về
những nỗi đau lớn lao, những hạnh phúc… Truyện ngắn của ông khi đó mang
một bản sắc riêng. Ơng viết những truyện thường ngày vào thời gian văn học
thiên về cổ vũ…
Buồn, khát vọng, đau đớn… đó cũng là Lưu Quang Vũ của những năm
bảy mươi. Chính vì thế nhà văn cố gắng biểu hiện những trạng thái tình cảm
này trong các truyện ngắn mà tác giả đã viết vì thế, dù khơng gây được những
cơn sóng gió dữ dội như thơ và kịch, truyện ngắn của ông vẫn thấm đẫm
những hồi ức, những xao động của một đời người. Truyện ngắn của Lưu
Quang Vũ có những nhân vật nhân hậu như chính tác giả của nó, con người
của những năm sơi động.
Đọc Lưu Quang Vũ, chúng ta không gặp những cái sắc sảo bất ngờ đầy
thú vị, nhưng những chuyện như Đêm giao thừa năm ấy, Người kép đóng hổ,
Đứa con, Anh Thình đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó qn. Ta
thấy xúc động đến nao lịng trước cái tình đời, tình người đang tỏa ra ở những
con người như anh Kép Hổ, cơ Đào Như, anh Thình, mà những mất mát cay
đắng của cuộc đời vẫn không dập tắt được ở họ những niềm khát vọng vươn
tới một cái gì tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Lưu Quang Vũ- một nghệ sĩ đa tài đã sống và làm việc hết mình trong
những năm tháng ngắn ngủi của cuộc đời đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng
bạn đọc hôm nay và cả mai sau với sự nghiệp sáng tác đồ sộ và phong phú:



16

- Hơn 50 vở kịch bao gồm kịch dài: Đôi bạn quê hương (1966), Những
ngày đang sống (1981), Nàng Si- ta (1981), Tôi và chúng ta (1984), Tin ở hoa
hồng (1986), Ơng khơng phải bố tơi (1988)… và kịch ngắn: Juy- li- ét không
trẻ mãi (1983), Sống giả chết giả (1987), Con tò he (1988)…
- Các tập thơ: Hương cây- Bếp lửa (1968), Mây trắng của đời tơi
(1984), Thơ tình Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ (1994), Lưu Quang Vũ- thơ và
đời (1997)…
- Các tập truyện ngắn: Người kép đóng hổ (1983), Mùa hè đang đến
(1983)…
- Truyện vừa: Một vùng mặt trận (1984).
Ngồi ra cịn một số truyện ngắn, thơ in trên các báo cáo, tạp chí chưa
cơng bố. Với số lượng đồ sộ và sáng tác phong phú trên nhiều thể loại, Lưu
Quang Vũ ra đi ở độ tuổi đang ở độ chín của sự nghiệp sáng tác, thế nhưng
khơng vì thế mà tên tuổi của ơng nhanh chóng bị lãng qn mà ngược lại
khơng chỉ gia đình, bạn bè mà hàng triệu độc giả Việt Nam và thế giới mãi
nhớ đến ông- một nhà nghệ sĩ đa tài.
1.2.2. “Mùa hè đang đến”- một thử nghiệm của Lưu Quang Vũ đối với thể
loại truyện ngắn
Bắt đầu sự nghiệp sáng tác với thơ, dường như Lưu Quang Vũ chưa bao
giờ mệt mỏi trong suốt hành trình nghệ thuật dài ấy. Ơng tìm đến văn xi
như một thử nghiệm mới đầy gian nan. Khởi đầu là Thị trấn ven sông, rồi sau
này Giếng nước gốc gạo… Lần đầu tiên đến với truyện ngắn cịn nhiều bỡ
ngỡ, có lẽ văn xi Lưu Quang Vũ chưa thực sự thấm sâu vào độc giả. Phong
Lê trong bài viết “Văn xuôi Lưu Quang Vũ- cầu nối giữa thơ và kịch” có nhận
xét: “Tơi khơng đánh giá cao hiệu quả nghệ thuật của những truyện này, như
Trang viết đầu tay, Người đưa thư, Một chuyện ở biên giới… mà đánh giá cao
ý thức chính trị ở Vũ, một ý thức hồn nhiên, nó là sản phẩm của tuổi trẻ biết



17

tự giác gắn số phận cá nhân với nhân dân và đất nước. Sau nhiều va vấp và
đụng chạm với đời, dẫu khơng phải lớn nhưng có thể làm mịn đi sự tin yêu,
thế mà Vũ vẫn có được sự trăn trở và thiết tha với những gì đã thành thiêng
liêng, và với cả cuộc đời rộng lớn… Rồi cùng với những trang về biên giới,
Vũ nhanh chóng trở lại đời thường với biết bao trăn trở, suy tư trong một cảm
hứng mới- cảm hứng công dân và trách nhiệm.”[32, tr.233]
Thế nhưng, khơng dừng lại ở đó, bước sang tuổi 30, Lưu Quang Vũ tiếp
tục thử nghiệm với thể loại truyện ngắn và đem lại một số thành công nhất
định đặc biệt trong tập truyện ngắn “Mùa hè đang đến” (1983). Ở tập truyện
ngắn bao gồm 11 truyện ngắn này, Lưu Quang Vũ đã đem lại cho bạn đọc
khơng ít chân dung khó quên. Vui hóm, nhẹ nhàng mà thấm, không ác ý mà
đau qua chân dung một “con người nhũn nhặn” như anh Bân: “Anh không
bao giờ làm mất lịng ai vì khơng bao giờ anh cãi lại ai”… [37, tr.59] “Khơng
bao giờ ngã trên đường, vì một lẽ rất đơn giản là anh không đi đâu, anh đứng
yên một chỗ”… [37, tr.60] “Trong các cuộc họp, anh thường ngồi nghiêm
chỉnh ở hàng ghế trên, thủ trưởng nói một câu anh gật đầu một cái…”[37,
tr.61] “Nhũn nhặn” chứ không phải “nịn” như lời tác giả phân trần. Thế
nhưng, với tất cả đức tính ấy, anh Bân rồi cũng khơng tránh khỏi bị những
loại người như Đào Ty cho vào cuộc, cho dây vào kiện tụng và đấu tranh, để
cuối cùng trơ ra là một con người nhạt nhẽo và vơ tích sự.
Lại một chân dung khác: anh Y, một “cán bộ lâu năm”, được chuyển
công tác nhiều lần, con người tưởng là “bách khoa” hóa ra là một cục đất …
Sắp cuối cuộc đời anh vẫn không làm được gì, trước sau vẫn chỉ là một người
vơ tích sự. Dựng nên anh Y với tính cách như trên, đưa anh Y vào một cái kết
bế tắc ở cuối truyện, tác giả đưa ra một lời cảnh cáo. Có điều cảnh cáo là một
chuyện, còn sự thực lại là chuyện khác. Xã hội đâu dễ hết những cây tầm gửi,



18

khi toàn bộ cơ chế cũ và quan niệm cũ cịn chưa vỡ, cịn gắn với lợi ích của
một lớp người.
Trong các truyện ngắn của mình, Lưu Quang Vũ dùng một cách viết
giản dị, một cách kể chuyện dung dị và điềm đạm. Như một họa sĩ không bao
giờ đụng đến những gam màu gắt hoặc những đường nét, bố cục độc đáo, quá
bạo. Truyện ngắn của Lưu Quang Vũ tự nhiên và chừng mực toát lên trong cả
nội dung và nghệ thuật nên rất dễ đến với người đọc. Khơng gây ấn tượng dữ
dội nhưng nó nhẹ nhàng, thấm sâu và khó gạt ra khỏi tâm trí mình khi đã
nghe, đã đọc. Thơ và truyện ngắn được xem là cái bệ phóng vững vàng cho
Lưu Quang Vũ bước sang sân khấu. Ơng đã thành cơng với hơn 50 vở kịch.
Nhưng cuối cũng nhà nghệ sĩ đa tài vẫn thường nói rằng: “Tơi vẫn mê thơ
lắm. Mê cả truyện ngắn. Có thể lúc nào đó mình sẽ trở lại với thơ, với truyện
ngắn.”
Cuối cùng, ngay chính Lưu Quang Vũ cũng không ngờ được rằng,
truyện ngắn của ông, mà đặc biệt là tập truyện ngắn “Mùa hè đang đến” đã
làm cho người đọc cảm động thực sự và thấy mình dường như phải sống tốt
hơn, có trách nhiệm hơn với con người và cuộc sống.
Không trở thành đỉnh cao nghệ thuật, khơng cầu kì và để lại ấn tượng dữ
dội, “Mùa hè đang đến” như một điềm báo, nó nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm sâu,
đi từ từ vào lòng độc giả. “Mùa hè đang đến” là một thử nghiệm táo bạo và
đồng thời cũng là một tập truyện ngắn để lại bao xót xa trong lịng người đọc
về số phận con người trước cuộc sống. Chính vì vậy, tìm hiểu ngơn ngữ trong
truyện ngắn “Mùa hè đang đến” chính là con đường tiếp cận với nghệ sĩ đa
tài Lưu Quang Vũ và cũng chính là con đường đi đến những cách tân mới lạ
trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn này.



19

Chương 2
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
MÙA HÈ ĐANG ĐẾN CỦA LƯU QUANG VŨ
Ngôn ngữ nghệ thuật là một phạm trù rộng, đây là vấn đề đầu tiên và
quan trọng nhất mà mỗi nhà nghiên cứu, giới chuyên mơn khi đến với ngơn
ngữ học đều phải tìm hiểu. Có nhiều cách tiếp cận với ngơn ngữ của một tác
phẩm văn học, với đề tài này, chúng tôi xin được đi sâu tìm hiểu về các
phương thức tu từ từ vựng, các phương thức tu từ ngữ nghĩa và các phương
thức tu từ cú pháp để làm rõ phong cách ngôn ngữ nhà văn cũng như nội dung
phản ánh và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện ngắn này.
2.1. Các phương thức tu từ từ vựng
Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, trong hệ thống ngơn
ngữ đó, chúng ta khơng thể khơng nhắc đến vốn từ vựng. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà
văn. Theo Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn, phương thức tu từ từ vựng có thể chia
thành các loại như: từ thi ca, từ cũ, từ Hán Việt, từ hội thoại, từ vay mượn, từ
thơng tục, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ địa phương, từ láy, thành ngữ. Để tìm
hiểu giá trị phong cách ngôn ngữ truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, chúng tôi
chỉ đi vào khảo sát một số phương thức tu từ từ vựng được thể hiện nổi bật
trong tập truyện ngắn này như: từ láy, từ Hán Việt, từ hội thoại, từ vay
mượn…
2.1.1. Từ láy
Từ láy là từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo
nghĩa. Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt, “Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc
theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa



20

điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tượng trưng hóa”
[12, tr.33]
Tiếng Việt là một ngơn ngữ đơn lập vì thế từ láy có một vị trí quan trọng
trong việc tạo ra ngữ điệu, tiết tấu cho phát ngôn. Hơn nữa láy là một phương
thức cấu tạo từ rất uyển chuyển, ngồi thơng tin cơ sở, từ láy luôn luôn hàm
chứa thông tin bổ sung giàu sắc biểu cảm.
Trong truyện ngắn “Mùa hè đang đến” của Lưu Quang Vũ, từ láy xuất
hiện với mật độ dày đặc. Khảo sát 11 truyện ngắn, chúng tôi thống kê được
535 từ với 608 lượt dùng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1
BẢNG THỐNG KÊ TỪ LÁY

ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên bài


Số
lượt
dùng

90
Bạn già
34
Anh Thình
30
Người đưa thư
Con người nhũn 52
nhặn
Một đêm của giáo 52
sư Tường
24
Mùa hè đang đến
66
Anh Y
80
Đứa con
64
Tiếng hát
65
Những người bạn
51
Người chiếu đèn
Tổng
608


Tỉ lệ (%)

14.8%
5.6%
4.9%
8.6%

Kiểu loại
Từ láy
Từ láy
Từ láy
khái
mang
sắc thái
qt
tính
hóa về
hóa về
tượng
nghĩa
nghĩa
thanh
42
24
12
10
4
8
16
7

4
25
15
1

Từ láy
mang
tính
tượng
hình
12
12
3
11

8.6%

20

14

5

13

3.9%
10.9%
13.2%
10.5%
10.7%

8.3%
100%

14
41
53
37
34
33
325

3
13
14
16
11
8
129

4
3
2
2
4
5
50

3
9
11

9
16
5
104


21

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ từ láy xuất hiện trong mỗi truyện rất cao,
một số truyện có số lượng từ láy xuất hiện khá lớn như: Bạn già với 90 lượt
dùng (chiếm 14.8%), Đứa con với 80 lượt dùng (chiếm 13.2%)… Trong đó
có nhiều từ được sử dụng nhiều lần như vui vẻ (19 lần), lo lắng (11 lần), nhũn
nhặn (10 lần), rụt rè (10 lần), vất vả (7 lần)…
Thơng thường, từ láy có các tác dụng tu từ như: Khái quát hóa về nghĩa,
Sắc thái hóa về nghĩa, tính tượng thanh (mơ phỏng âm thanh), tính tượng hình
(giá trị tạo hình). Theo đó, từ láy cũng được chia thành 4 loại lớn là: từ láy
khái quát hóa về nghĩa, từ láy sắc thái hóa về nghĩa, từ láy mang tính tượng
thanh, từ láy mang tính tượng hình.
 Từ láy khái qt hóa về nghĩa
Kiểu từ láy khái thái hóa về nghĩa trong “Mùa hè đang đến” được sử
dụng nhiều nhất với 325 lượt dùng (chiếm 53.5%) trong tổng số từ láy mà
chúng tôi khảo sát được. Hầu hết các từ láy được tác giả dùng theo nghĩa quen
thuộc như đã giải thích trong Từ điển từ láy tiếng Việt (1995) do Hoàng Văn
Hành chủ biên. Từ láy khái quát hóa về nghĩa trong tập truyện ngắn “Mùa hè
đang đến” chủ yếu là các từ láy khái qt hóa đặc điểm, tính chất của đối
tượng như: độc đáo, phong phú, ngậm ngùi, xởi lởi, thiêng liêng, lung tung,
thử thách, uyển chuyển, miên man, khéo léo, buồn bã…
Ví dụ:
(1) Tôi coi anh như một bậc đàn anh, một người thầy, một nhân cách
độc đáo, một trí tuệ vừa sâu sắc vừa thực tế, một kho kinh nghiệm phong phú

dạy tôi bao bài học về cách sống, cách xử thế, khi làm việc cũng như trong
mọi mối quan hệ…[37, tr.114]
“Độc đáo” nghĩa là “có tính chất riêng biệt đặc sắc mà người khác, nơi
khác khơng có” [8, tr.125]


×