Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sưu tầm 01 vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết sưu tầm 01 vụ việc liên quan đến quyền xá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.85 KB, 14 trang )

A. MỞ ĐẦU
“Quyền nhân thân” (Personaltily rights) là thuật ngữ pháp lí để chỉ những
quyền gắn liền với bản thân của mỗi người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi
cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh sự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Hiện
nay, do đời sống kinh tế văn hoá phát triển và nhu cầu thực tiễn của người dân. Vi
vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành đều có những quy định bảo hộ
quyền nhân thân, mở rộng các quyền nhân thân như: quyền xác định lại giới tính;
quyền hiến xác, mô, bộ phận cở thể và quyền được nhận mô, bộ phận cơ thể;
quyền được hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi chết nhằm mục đích chữa
bệnh hoặc nghiên cứu khoa học...
Và để có cách nhin toàn diện hơn về các quy định của pháp luật về quyền
nhân thân nhóm xin được triển khai bài tập nhóm tháng 1 như sau: “Sưu tầm 01
vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết.
Sưu tầm 01 vụ việc liên quan đến quyền xác định lại giới tính của cá nhân. Vận
dụng các quy định của pháp luật có liên quan để phân tích và đưa ra những bình
luận, kiến nghị của nhóm về hai vụ việc đó.”
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận
1. Khái niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vô cùng
quan trọng được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ.
Thêm phần hiến pháp nữa cậu ơi Điều 24 Bộ luật Dân sự 2005 quy
định: “quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự
gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác”. Theo đó, chúng ta có thể hiểu nhân thân là
những yếu tố gắn liền với mỗi con người cụ thể, liên quan trực tiếp tới cá
nhân như hinh dáng, khuôn mặt, hoàn cảnh gia đinh, nghề nghiệp…
Quyền nhân thân có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Quyền nhân thân gắn liền với chủ thể, không thể dịch chuyển cho chủ
thể khác. Quyền nhân thân trở thành một thuộc tính của chủ thể mà không
1




bị phụ thuộc, chi phối bởi bất ki yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trinh
độ, giới tính, tôn giáo… Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân cho mỗi
cá nhân mà không thể dịch chuyển cho chủ thể khác, mỗi chủ thể đều binh
đẳng về quyền nhân thân.
+ Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản. Quyền nhân thân không bao
giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn liền với tài sản hay không gắn liền
với tài sản mà thôi. Vi không phải là tài sản nên quyền nhân thân và tiền tệ không
phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá.
+ Hành vi xâm hại quyền nhân thân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại.
Đối với mỗi hành vi được coi là xâm phạm tới quyền nhân thân thi có thể gây ra
thiệt hại hoặc không gây ra thiệt hại. Trên thực tế, ngay cả trong trường hợp
bị xâm phạm quyền nhân thân không những là không gây thiệt hại gi cho
người bị xâm hại mà thậm chí là còn có lợi cho họ. Nhưng về nguyên tắc,
nếu không có sự đồng ý của cá nhân thi đều coi là vi phạm
+ Thiệt hại về quyền nhân nhân không có tiêu chí để định lượng. Trong
các quyền nhân nhân, quyền nhân nhân thân liênquan tới đời sống tinh thần
của cá nhân luôn chiếm một số lượng lớn. Thiệt hại do hành vi xâm phạm
quyền nhân thân không được cân, đo, đong, đếm bằng những đại lượng cụ
thể. Đặc trưng này không loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có hành vi
xâm hại tới quyền nhân nhân.
2. Quyền hiến xác, bô phận cơ thể của cá nhân sau khi chết
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết được quy
định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền hiến bộ
phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh
hoặc nghiên cứu khoa học”.
Mục đích chủ yếu của việc thực hiện quyền này không phải đem lại
lợi ích cho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mà nhằm
đem lại lợi ích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội. Lợi ích mà chủ thể

quyền đạt được chủ yếu là lợi ích tinh thần, là niềm vui khi cứu sống được
người khác hoặc khi được cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
2


Lợi ích vật chất có thể có nhưng không phải là chính yếu. Có thể thấy rằng,
lợi ích của chủ thể quyền thưc sự rất khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xã hội
nhận được từ việc người đó thực hiện quyền của minh. Để thực hiện quyền
này, cá nhân đều phải thể hiện ý chí tự nguyện hiến tặng khi người đó còn sống
và còn minh mẫn, sáng suốt.
3. Quyền xác định lại giới tính của cá nhân
Điều 36 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân có quyền được xác
định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện
trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa
định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về
giới tính”.
Hậu quả pháp lý của việc xác định lại giới tính sẽ là: khi xác định lại giới
tính và đã được công nhận giới tính mới, người đó sẽ trở thành hoặc không còn là
đối tượng áp dụng, bảo vệ của một số quy định pháp luật đặc thù (về giới tính)
hoặc trở thành thành viên của các tổ chức xã hội đặc thù. Tuy nhiên, nhin góc
độ pháp lý, có thể thấy đây là một quyền nhân thân có điều kiện. Thể hiện ở chỗ,
một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của minh khi họ có
khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hinh chính xác.
Khi và chỉ khi đáp ứng được một trong hai điều kiện trên thi họ mới có quyền
yêu cầu y học xác định lại giới tính chính xác.
Có thể thấy, “chuyển đổi giới tính” và “xác định lại giới tính” là hai khái
niệm hoàn toàn khác nhau. Bản thân cụm từ “xác định lại giới tính” nhằm trả
lại giới tính thực cho người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính
chưa được định hinh chính xác đã nói lên rất rõ ràng và là yếu tố để phân
biệt với khái niệm “chuyển đổi giới tính” được thực hiện theo ý thích của con

người, trái với quy luật của tạo hoá.
II. Những vụ việc thực tế và quan điểm của nhóm
1. Vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau
khi chết
a) Tóm tắt vụ việc
3


Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1942, quê quán tại Hà Nam có viết thư đề nghị
được hiến xác cho Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian bà nằm điều trị bệnh tại
Bệnh viện Bạch Mai vào tháng 12/2013. Sau khi nhận được đơn của bà, bệnh viện
Bạch Mai cho rằng minh có đủ điều kiện cơ sở vật chất nên không hề thông báo
cho Trung tâm điều phối quốc gia về cơ thể người về trường hợp của bà H. Hơn
nữa do bà H nằm điều trị tại bệnh viện, trong thời gian đó lại không thấy người
thân đến chăm sóc nên bệnh viện Bạch Mai cũng không viết thư phúc đáp như
thông lệ ( Thư phúc đáp có nội dung cảm ơn, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để
thực hiện ý nguyện và đặc biệt là nhằm tới nhân thân của họ biết).
Tháng 1/2014, bà H mất. Sau khi bà H mất Bệnh viện Bạch Mai đã làm thủ
tục chuyển xác bà vào kho hiến xác theo di nguyện của bà. Lúc này, con trai của bà
H là anh Trần Văn T, hiện đang sinh sống tại Hà Nội có khiếu nại với Bệnh viện
Bạch Mai rằng anh không hề biết việc bà H muốn hiến xác cho bệnh viện, và anh
không đồng ý với việc này; yêu cầu bệnh viện Bạch Mai trả lại thi thể mẹ anh để
anh đưa bà về quê an táng.
Binh luận về hành vi của bệnh viện Bạch Mai và anh T trên cơ sở quy định
của pháp luật trong tinh huống trên.
b) Phân tích vụ việc
- Về tính hợp pháp của việc hiến xác sau khi chết của bà Nguyễn Thị H:
Điều 34 BLDS năm 2005 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi
chết: “Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục
đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng

xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Có thể nói việc hiến xác, bộ phận cơ thể của minh sau khi chết là quyền của
mỗi cá nhân và trinh tự thủ tục hiến xác, bộ phận cơ thể do pháp luật quy định.
Hiến xác là một vấn đề dường như còn xa lạ không chỉ với người Việt Nam mà còn
đối với nhiều quốc gia khác. Có nhiều trường hợp hiến xác thi những người thân
của họ lại không chấp nhận hoặc việc đăng ký hiến xác của một cá nhân mà người
thân của họ không biết đến khi người thân của họ chết họ mới biết và quá bất ngờ
và thường không chấp nhận việc đó và trường hợp của bà H cũng tương tự như
vậy.
4


Bà H thể hiện rõ bằng ý nguyện hiến xác bằng văn bản, các điều kiện về độ
tuổi là đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự … (Quy định tại Điều 5 Luật
hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006) như vậy bà H
hoàn toàn có quyền hiến xác theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định như
vậy là vi quyết định hiến xác sau khi chết là một quyết định quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới bản thân người hiến cũng như đối với xã hội, nên pháp luật đòi hỏi
người hiến phải là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, nhằm đảm bảo nguyên
tắc tự nguyện của việc hiến xác. Quyền hiến xác thuộc vào nhóm quyền nhân thân
nên phải do cá nhân tự minh tham gia xác lập và thực hiện. Quyền này không thể
thông qua người đại diện cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự vi những người này chưa nhận thức được rõ và sự nhạy cảm của vấn đề này.
Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ
được thay mặt thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản còn các quan hệ
nhân thân vẫn phải do chủ thể đó tự quyết định thực hiện.
- Về hành vi của bệnh viện Bạch Mai:
Theo quy định tại Điều 12 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác năm 2006 thi sau khi bà H có yêu cầu đề nghị hiến xác thi cơ quan y
tế tiếp nhận sẽ có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép

bộ phận cơ thể người. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận
cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách
nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các
thủ tục đăng ký cho người hiến theo quy định tại khoản 4 điều này. Pháp luật quy
định như vậy là nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người hiến xác, thể hiện sự tôn
trọng và đảm bảo thực hiện đúng ý nguyện của họ.
Nhưng trong trường hợp này, bệnh viện Bạch Mai lại không tiến hành bất cứ
một thủ tục pháp lý nào thậm chí không viết thư phúc đáp cho người hiến như
thông lệ... mà sau khi bà H chết lại tiến hành chuyển xác bà vào kho hiến xác. Có
thể thấy hành vi của bệnh viện Bạch Mai như vậy là trái với quy định của pháp
luật.
- Về hành vi của anh Trần Văn T:

5


Anh T là con trai ruột của bà H. Sau khi biết sự việc, anh T đòi bệnh viện
Bạch Mai trả xác thi bệnh viện sẽ tiến hành trả xác cho anh T. Tuy nhiên, quyền
nhân thân là quyền mang tính tuyệt đối của cá nhân, nhưng quyền hiến xác sau khi
chết lại là một quyền khó thực hiện nhất vi nó là một vấn đề nhạy cảm, mang nhiều
yếu tố tâm linh, nhất là với một đất nước như Việt Nam ta.
Hơn nữa hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào nói rằng phải có sự đồng
ý của nhân thân người hiến thi cơ quan mới có quyền nhận xác, nhưng vi đây là
một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng nặng của phong tục tập quán “chết phải toàn
thây” nên chỉ cần một người trong nhà không đồng ý là cơ quan không thể tiến
hành nhận xác được, dù cho đã rõ ý nguyện của người đã khuất. Nguyên nhân là vi
họ không thể vào tranh xác với người nhà người hiến được.
Chính vi vậy khi có yêu cầu của anh T, bệnh viện Bạch Mai sẽ tiến hành các
thủ thục để anh nhận lại xác của mẹ minh.
c) Kiến nghị của nhóm

Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết là một quyền nhân thân cơ bản của
con người, nhưng việc thực hiện quyền này ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế do
nhiều yếu tố như văn hóa, kinh tế, xã hội, đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo,phong tục
tập quán ... Đặc biệt pháp luật còn quy định chưa cụ thể, có chỗ vẫn rườm rà; điều
này gây khó khăn cho việc thực hiện quyền hiến xác sau khi chết của công dân.
Trên thực tế, việc một cá nhân tự nguyện hiến xác sau khi chết xảy ra không nhiều
tại Việt Nam. Phần lớn là vi gánh nặng tâm lý tín ngưỡng phong tục đã ăn sâu vào
suy nghĩ của người Việt.
Thứ nhất, cần phải xem xét lại quy định trong BLDS khi ghi nhận quy định
về quyền được hiến xác, theo đó thi: “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của
mình hoặc hiến xác sau khi chết…”điều này rất dễ gây cho người ta hiểu nhầm khi
trong quy định không chỉ rõ các yếu tố của người hiến xác, hiến bộ phận như độ
tuổi, khả năng nhận thức…như vậy cá nhân muốn hiến xác ở đây phải là người có
độ tuổi bao nhiêu, khả năng nhận thức như thế nào….điều này chưa được quy định
cụ thể. Và phải cho tới khi luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến lấy xác
2006 ra đời mới giải thích rõ điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể tại điều 5 luật này.
6


Nhưng nếu như vậy ta đã loại bỏ đi khả năng hiến xác của những người dưới 18
tuổi, bởi cũng có những bệnh nhân dưới 18tuổi cũng cần có nội tạng tương thích để
cấy ghép; nên trong trường hợp này ta cần quy định thêm nếu người đó chưa thành
niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thi có thể được hiến xác nếu có sự chấp
thuận của người giám hộ hoặc người đại diện. Như vậy, nếu nói về quyền nhân
thân quy định về hiến xác ghi nhận trong Bộ luật dân sự vẫn còn tương đối sơ sài
và cần có các quy định chi tiết hơn hoặc các văn bản hướng dẫn.
Thứ hai, trong việc ảnh hưởng tiêu cực của phong tục tập quán tới việc hiến
xác, ta nên thống nhất quy định người hiến xác phải có được sự nhất trí đối với
người sẽ chịu trách nhiệm đưa xác minh đi hiến; nếu đó là gia đinh người hiến, thi
cần có một biên bản ghi lại sự xác nhận của các thành viên trong gia đinh, nếu như

gia đinh người đó phản đối thi người hiến có thể viện tới một người làm chứng. Về
cách xây dựng chi tiết quy định này, ta có thể tạm liên tưởng việc để lại xác và nội
tạng như việc để lại di chúc thừa kế tài sản và cần phải có những người chứng kiến
việc lập di chúc nữa. Vậy có hay không việc nên cho hiến xác là một trong các
điều nếu có thi phải được quy định trong di chúc. Như vậy, thi dù người kia có chết
mà gia đinh vẫn cố ngăn cản thi vẫn sẽ có người đi báo với các cơ quan chức năng
để đưa xác kịp thời đi hiến vi thông thường một xác người chỉ có tác dụng để hiến
sau 10-12 tiếng sau khi chết.
Thứ ba, cần thiết phải có một thiết chế liên kết giữa người hiến xác và cơ sở
nhận hiến xác, bởi không chỉ đảm bảo được việc sau khi chết, cơ sở hiến xác có thể
tới kịp thời để đảm bảo có thể sử dụng được xác kịp thời. Hơn thế nữa trong thời
kỳ người hiến xác vẫn còn sống, có thể tư vấn những thông tin quan trọng nhằm
đảm bảo sức khỏe cho người đó nói chung và đảm bảo cho chất lượng xác sau khi
hiến nói riêng.
Cuối cùng, nên có những quy trinh nhất định trong việc hiến xác, nhằm tận
dụng phần tài sản quý báu mà người hiến xác đã để lại cho khoa học. Theo đó, xác
được bảo quản tốt thi trong 10-12 giờ vẫn có thể dùng để hiến cho việc cứu chữa
trong y học, nhưng nếu điều này không thể thực hiện được do chậm trễ; chúng ta
nên xây dựng thêm quy định tiếp theo là những xác không thể dùng trong cứu chữa
y học có thể sử dụng tiếp vào việc nghiên cứu khoa học, phục vụ giảng dạy.
7


2. Vụ việc liên quan đến quyền xác định lại giới tính của cá nhân
a) Tóm tắt vụ việc
Phần này t thấy hoi giống văn nói nên t sua chút Ngày 3/2/2010, bé M được
sinh ra tại Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh trong điều kiện sức khỏe binh
thường, bé sinh ra có bộ phận sinh dục của bé trai, gồm dương vật to và hai biu.
Khi bé M được hơn 3 tuổi, người nhà mới nhận thấy vị trí lỗ tiểu của bé bất
thường. Tháng 5-2013, gia đinh đưa bé M đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám. Để

xác định giới tính cho bé, bác sĩ cho bé làm xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính và
kết quả giới tính của bé M là nữ.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng
2, cho biết bé M có bộ phận sinh dục bên trong là nữ như có tử cung, buồng trứng,
âm đạo, có âm vật nhưng phi đại giống dương vật, tưởng là hai biu nhưng lại là hai
âm môi lớn của bé. Sở dĩ bé M có những biểu hiện như trên là do bé có bệnh lý
tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ bị ảnh hưởng từ
trong bào thai nên khi sinh ra âm vật đã to như dương vật. Các bác sĩ đã phẫu thuật
tạo hinh bộ phận sinh dục cho bé trở về hinh dáng bên ngoài là một bé gái. Đồng
thời được sự cho phép của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ cấp
giấy chứng nhận xác định lại giới tính cho bé M.1
Đây là trường hợp mơ hồ giới tính đầu tiên ở các tỉnh phía Nam được cấp
giấy chứng nhận này.
b) Phân tích vụ việc
Bảo vệ quyền nhân thân là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong
BLDS. Các quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước bảo hộ ngày càng mở
rộng do sự phát triển của xã hội. Và một trong số những quyền đó là “Quyền xác
định lại giới tính” được quy định tại Điều 36 BLDS năm 2005.
“Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính
của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết
1

/>
8


tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học
nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy
định của pháp luật.”
Có thể nói, quyền xác định lại giới tính được quy định trong Bộ luật Dân sự

đã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó thể hiện sự điều chỉnh kịp thời của cơ
quan lập pháp đối với những quan hệ pháp luật mới phát sinh trong đời sống xã
hội. Qua đó giúp cho những người chưa định hinh được giới tính một cách chính
xác có được sự bảo vệ của pháp luật và trường hợp của bé M là một minh chứng rõ
ràng.
Theo quy định của pháp luật thi có thể thấy bé M là một trong các đối tượng
cần xác định lại giới tính. Khoản 1 và 2 điều 2 NĐ 88/2008 NĐ-CP về xác định lại
giới tính có quy định: “1. Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở
bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các
dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.
2. Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể
phân biệt được một người là nam hay nữ xét cả về bộ phận sinh dục và nhiễm sắc
thể giới tính”.
Đây là một quyền nhân thân có điều kiện rõ ràng, một người chỉ được quyền
yêu cầu xác định lại giới tính của minh khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính
hoặc giới tính chưa được định hinh chính xác. Khi và chỉ khi đáp ứng được một
trong hai điều kiện trên họ mới có quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính chính
xác. Đối với trường hợp của em M trên thi khi sinh ra âm vật phi đại giống dương
vật nên gia đinh và mọi người đều cho rằng em là con trai. Do chỉ nhin về bộ phận
sinh dục của bé M nên giới tính chưa được định hinh một cách chính xác. Cho đến
khi 3 tuổi người nhà mới nhận thấy vị trí lỗ tiểu của bé bất thường cho đi khám
mới phát hiện hai biu của bé không có tinh hoàn mà có bộ phận sinh dục bên trong
là nữ như có tử cung, buồng trứng, âm đạo và kết quảxét nghiệm nhiễm sắc thể
giới tính là nữ. Việc xác định lại giới tính của bé M không thuộc các hành vi bị
nghiêm cấm tại Điều 4 Nghị định 88/NĐ- CP vi bé M thuộc trường hợp có khuyết
tật về giới tính. Vậy nên việc xác định lại giới tính cho M là một vấn đề hết sức cần
9


thiết để sau này lớn lên có thể hòa nhập với xã hội, không tự ti, và để không ảnh

hưởng đến các chức năng của bộ phận sinh dục đã thay đổi vi nó cần thời gian để
phục hồi.
Theo quy định của Nghị định, việc thực hiện quyền này “phải được tiến hành
trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan và trung thực”. Có nghĩa không bất kỳ một
cá nhân, tổ chức nào có quyền bắt buộc người có khuyết tật về giới tính phải xác
định lại giới tính bằng các can thiệp y tế, nếu không phải do tự thân người đó quyết
định. Tuy nhiên đối với trường hợp bé M lúc này mới chỉ 3 tuổi, với một độ tuổi
nhỏ như vậy, một vấn đề đặt ra ở đây, là liệu “nguyên tắc tự nguyện” có được đảm
bảo? Nhằm hoá giải vướng mắc này thi theo Điều 7 Khoản 1 Mục a Hồ sơ, thủ tục
về y tế đề nghị xác định lại giới tính- NĐ 88/2008/NĐ-CP đã đề cao vai trò của cha
mẹ hoặc người giám hộ thông qua việc quy định chính những người này phải có
đơn đề nghị (đối với trường hợp người cần xác định lại giới tính nhỏ hơn 6 tuổi).
Như vậy, bác sĩ chỉ tiến hành tư vấn cho gia đinh về những trường hợp mơ hồ
giới tính và chỉ ra hướng giải quyết cụ thể, còn sau đó gia đinh bệnh nhi đồng ý
hợp tác với bệnh viện để tiến hành điều trị cho bé. Có thể thấy đó chính là sự tự
nguyên của gia đinh bé M. Pháp luật quy định trách nhiệm của cha mẹ như vậy sẽ
giúp cho bé M nhanh chóng có thể xác định chính xác giới tính thật của minh, góp
phần hinh thành nên những thói quen vốn có của giới tính thật, tránh tinh trạng lâu
dài để khi trẻ lớn mà mới xác định vấn đề giới tính sẽ khiến con người khó thích
nghi với giới tính thật của minh sau một thời gian dài đã sống với giới tính trước
kia. Và tất nhiên trong trường hợp này cha mẹ và người giám hộ của bé M cũng sẽ
phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính của
con.
Để có thể trở lại với giới tính thực của minh, sống một cuộc đời binh
thường, những người có nguyện vọng xác định lại giới tính, không chỉ trải qua một
quy trinh can thiệp y tế đơn thuần, mà nhất thiết phải có được sự cho phép cũng
như bảo vệ của pháp luật.
Bộ Y tế đã cho phép Bệnh viện Việt- Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc
Bệnh viện Phụ sản Trung ương (đối với các tỉnh phía Bắc); Bệnh viện Binh Dân,
10



Bệnh viện Nhi đồng 1 hoặc Bệnh viện Từ Dũ (đối với các tỉnh phía Nam) 2 đủ điều
kiện để xác định lại giới tính với những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính
hoặc giới tính chưa định hinh chính xác. Trường hợp của bé M là do Bệnh viện Nhi
Đồng 2 tiến hành xác định lại giới tính sau khi được sự cho phép của Bộ Y tế, Sở Y
tế TP.HCM. Vi vậy thẩm quyền tiến hành xác định và cấp giấy chứng nhận xác
định lại giới tính là hoàn toàn phù hợp.
Sau khi xác định lại giới tính cho bé M thi gia đinh bé có thể làm các thủ tục
thay đổi họ tên cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật, bé hoàn toàn được
hưởng những quyền lợi binh đẳng của công dân khác mà không một ai có quyền
xâm hại. Đồng thời theo quy địnhĐiều 37 và 38 Bộ luật Dân sự thi có quyền được
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền được tôn trọng bí mật đời tư vậy nên Bé
M cũng như gia đinh của bé nếu có yêu cầu sẽ được pháp luật bảo tuyệt đối bảo vệ
(Điều 3 Khoản 3 Nguyên tắc xác định lại giới tính của NĐ 88/2008/NĐ-CP).
c) Kiến nghị của nhóm
Không phải ai bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được
định hinh chính xác dám đến các cơ sở y tế để yêu cầu xác định lại giới tính mà họ
thường mặc cảm, sống khép minh, ngại tim đến các cơ sở y tế và chấp nhận như số
phận đã an bày. Hoặc còn rất nhiều người, đặc biệt là các vùng nông thôn, có nhu
cầu tim lại giới tính cho minh nhưng lại không có kiến thức và tài chính ra nước
ngoài phẫu thuật. Vi vậy cần tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trong nước thực
hiện việc phẫu thuật giới tính một cách hợp pháp, phải có một hệ thống, hành lang
pháp lý rõ ràng cho những người đang sống trong sự bất công của tạo hóa.
Điều 4, khoản 1 của Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về việc nghiêm cấm
“thực hiện việc chuyển giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính”
thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận trường hợp mong muốn phẫu thuật thay
đổi giới tính. Việc cho phép “xác định lại giới tính” cần kèm theo những điều kiện

2


Xem Điều 2 Thông tư 29/2010/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2010 hướng dẫn thi hành
một số Điều Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008.
11


và thủ tục chặt chẽ hơn để phòng ngừa những trường hợp lợi dụng qui định pháp
luật này để thay đổi giới tính.
Thực tế cho thấy các chuyên gia giải phẫu thẩm mỹ, các cơ sở chữa bệnh
thiếu nghiêm túc và thiếu trách nhiệm mở ra các dịch vụ về lĩnh vực đã gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vi vậy nên quy định việc xác định lại giới tính cũng
chỉ nên cho phép thực hiện tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước hoặc các cơ sở y
tế được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có liên quan đến
việc điều chỉnh lại giới tính. Cần tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trong nước
thực hiện việc phẫu thuật giới tính một cách hợp pháp.
Mặc dù, người sau khi chuyển đổi giới tính được pháp luật bảo hộ một loạt
các quyền nhân thân như: quyền thay đổi họ tên, cải chính hộ tịch…nhưng do
quyền xác định lại giới tính vẫn chưa được quy định một cách đầy đủ trong Bộ
Luật Dân sự nên dẫn đến một số ngành luật khác cũng chưa có một chế định pháp
lý phù hợp để bảo đảm quyền lợi của những người sau khi được xác định lại giới
tính.
Trong nhiều trường hợp, cá nhân không có khả năng biểu hiện ý chí, thi
quyền này không thể được thực hiện. Vi thế, cần sửa đổi, bổ sung điều luật theo
hướng xác định rõ khi cho phép người chưa thành niên cần được xác định lại giới
tính thi ai có quyền cho phép, quyết định và hinh thức thể hiện sự quyết định đó là
hinh thức gi. Hơn nữa, cần làm rõ quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong
trường hợp có liên quan.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, qua hai vụ việc trên đây có thể hiểu phần nào về quy định pháp luật

của Việt Nam về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết và quyền
xác định lại giới tính của cá nhân nói riêng và pháp luật về quyền nhân thân nói
12


chung. Đồng thời, việc ban hành các văn bản pháp luật về quyền nhân thân có ý
nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối
với các giá trị của quyền nhân thân của con người.
Trong quá trinh làm bài, mặc dù còn trên cơ sở tham khảo, chắt lọc ý kiến
của cá nhân, nhóm em cũng mong rằng qua đó thể hiện được phần nào suy nghĩ
của minh về vấn đề này. Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, vi vậy kính mong
thầy cô góp ý và sửa chữa để bài làm chúng em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006.
4. Nghị định của Chính phủ số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 về xác định lại
giới tính.

13


5. Thông tư 29/2010/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2010 hướng dẫn thi
hành một số Điều Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm
2008.
6. Về quyền xác định lại giới tính trong Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định
số 88/2008/NĐ-CP, Xuân Hoa, Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp.

7. Phùng Trung Tập, “Quyền hiến, lấy hiến xác và bộ phận cơ thể người”,
Nxb. Hà Nội, Hà Nội. 2013.
8. />9. />10. />p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=23323893&article_details
=1

14



×