Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Đánh giá thực trạng thực hiện rửa tay ngoại khoa tại trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 44 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ XUÂN TƯƠI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN RỬA TAY NGOẠI KHOA TẠI
TRUNG TÂM GÂY MÊ VÀ HỒI SỨC NGOẠI KHOA-BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ XUÂN TƯƠI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN RỬA TAY NGOẠI KHOA TẠI
TRUNG TÂM GÂY MÊ VÀ HỒI SỨC NGOẠI KHOA-BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
Giảng viên hướng dẫn
TS. ĐỖ MINH SINH

NAM ĐỊNH - 2021



i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng
nghiệp tại Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức,
gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chun đề đã được hồn thành.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới:
TS. Đỗ Minh Sinh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo
chuyên đề.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo Sau Đại học, các phòng
ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức,
những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại
trường.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng
nghiệp tại Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành tốt khóa học này.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 8 những người đã giành cho tơi tình cảm và
nguồn động viên khích lệ.
Nam Định, ngày 01 tháng 10 năm 2021
Học viên

Phạm Thị Xuân Tươi


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phạm Thị Xuân Tươi

Là học viên lớp Điều dưỡng Chuyên khoa I khoá 8 của Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định.
Tôi xin cam đoan chuyên đề “Đánh giá thực trạng thực hiện rửa tay ngoại khoa
tại Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2021”
là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của bản
thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Minh Sinh. Trong toàn bộ nội dung của chuyên
đề, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn
tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2021
Học viên

Phạm Thị Xuân Tươi


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về vệ sinh tay ngoại khoa ........................................ 3
1.1.2. Quy trình vệ sinh tay ngoại khoa .............................................................. 3
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 6
1.2.1. Thực trạng rửa tay ngoại khoa .................................................................. 6
1.2.1.1. Trên Thế giới ......................................................................................... 6
1.2.1.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 8
1.2.2. Các quy định, hướng dẫn về việc rửa tay ngoại khoa .............................. 10
CHƯƠNG II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................... 11
2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế ..................................................................... 11
2.2. Phương pháp thực hiện .............................................................................. 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 11

2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 11
2.2.3 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 12
2.2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu............................................................ 12
2.2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ............................................... 12
2.2.6. Quản lí và xử lí số liệu............................................................................ 13
2.3. Kết quả ...................................................................................................... 13
2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng ...................................................... 13
2.3.2. Thực trạng vệ sinh tay ngoại khoa .......................................................... 14
2.3.3. Một số yếu tố liên quan đến vệ sinh tay ngoại khoa ................................ 22
Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến thực hành VST ngoại khoa của NVYT ............ 22
Tuổi, giới tính

23

Quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo và tăng cường kiểm tra giám sát ..................... 23
Chương III: BÀN LUẬN ................................................................................. 24
3.1. Thực trạng vệ sinh tay ............................................................................... 24
3.2. Giải pháp để khắc phục vấn đề .................................................................. 25
3.2.1. Những vấn đề cịn tồn tại khi chúng tơi nghiên cứu ................................ 25
3.2.2. Nguyên nhân: ......................................................................................... 26


3.2.3. Giải pháp cần khắc phục ......................................................................... 26
KẾT LUẬN...................................................................................................... 27
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 30
Tiếng Việt: ....................................................................................................... 30
Tiếng Anh ........................................................................................................ 31



iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BNNK

Bệnh nhân nhiễm khuẩn

BS

Bác sỹ

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y Tế

CDC

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

DCV

Dụng cụ viên


ĐDT

Điều dưỡng trưởng

KCB

Khám chữa bệnh

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

KTV

Kỹ thuật viên

NCV

Nghiên cứu viên

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NKVM

Nhiễm khuẩn vết mổ

NVYT


Nhân viên y tế

PTV

Phẫu thuật viên

PPT

Phụ phẫu thuật

RTTQ

Rửa tay thường quy

TTGM& HSNK

Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa

VST

Vệ sinh tay

VSTNK

Vệ sinh tay ngoại khoa

VSV

Vi sinh vật


WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=45) ......................................... 13
Bảng 2: Phân bố đối tượng được giám sát thực hiện vệ sinh tay................................. 14
Bảng 3: Tỷ lệ tn thủ quy trình cọ sát 2 lịng bàn tay, và kẽ ngón tay đan vào nhau của
đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 15
Bảng 4: Tỷ lệ tuân thủ quy trình chụm các đầu ngón tay của bàn tay này, miết vào lòng
của bàn tay kia và ngược lại ....................................................................................... 17
Bảng 5: Tỷ lệ tuân thủ quy trình dùng 4 đầu ngón tay cọ kẽ ngón của bàn tay kia và
ngược lại .................................................................................................................... 18
Bảng 6: Tỷ lệ tuân thủ quy trình dùng bàn chải vơ khuẩn chà các đầu ngón tay với dung
dịch rửa tay cho lần lượt từng bàn tay một (trong 1 phút)........................................... 19
Bảng 7: Tỷ lệ tn thủ quy trình rửa sạch tay dưới vịi nước vô khuẩn ....................... 19
Bảng 8: Tỷ lệ tuân thủ quy trình dùng xà phịng xoa lại lên 2 bàn tay, đến cổ tay, trong
1 phút ........................................................................................................................ 20
Bảng 9: Tỷ lệ tn thủ quy trình rửa sạch tay dưới vịi nước vô khuẩn ....................... 20
Bảng 10: Tỷ lệ tuân thủ quy trình lau tay bằng khăn vơ khuẩn ................................... 21
Bảng 11: Chủng vi khuẩn định danh sau 72 giờ nuôi cấy ........................................... 22


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuân thủ công tác chuẩn bị trước khi thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa
(n=45) ........................................................................................................................ 14
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tuân thủ quy trình làm ướt bàn tay, ngón tay và cẳng tay của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................................. 15
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát 2 lưng bàn tay (úp lịng bàn tay này lên lưng
bàn tay kia) và kẽ ngón tay (chú ý cạnh bên ngón út) ................................................. 16
Biểu đồ 4: Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát khắp phần ngón tay cái (2 bên) ................. 17
Biểu đồ 5: Tỷ lệ tn thủ quy trình vệ sinh tay dưới vịi nước vô khuẩn .................... 18
Biểu đồ 7: Kết quả giám sát vi sinh theo đối tượng sau khi vệ sinh tay ngoại khoa ... 21
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quy trình rửa tay ngoại khoa ........................................................................... 5


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo CDC mỗi năm có khoảng 50.000 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ trong 27
triệu ca phẫu thuật. Nhiễm khuẩn sau mổ làm tăng nguy cơ biến chứng, tăng thời gian
nằm viện kéo dài, tăng chi phí điều trị tốn kém, có thể gây tử vong và làm giảm uy tín
của bệnh viện. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ của vết mổ liên quan đến vệ
sinh tay ngoại khoa. Vệ sinh tay ngoại khoa đóng vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn
trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm khuẩn sau mổ.
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là hậu quả của nhiều yếu tố rủi ro liên quan đến
bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật và mơi trường chăm sóc sức khỏe. Các vi sinh vật gây ra
nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật đến từ nhiều nguồn khác nhau như bàn tay của đội phẫu
thuật. Trong lịch sử, chuẩn bị bàn tay phẫu thuật đã được sử dụng để phòng ngừa
NKVM.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bàn tay NVYT là nguyên nhân chủ yếu nhất gây nên
NKBV. Vệ sinh tay (VST) ngoại khoa giúp loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư có
trên da bàn tay, cổ tay, cẳng tay và khuỷu tay nhằm ngăn ngừa lan truyền tác nhân gây

bệnh từ tay NVYT vào vết mổ trong quá trình phẫu thuật. Tại Việt Nam, năm 2017, Bộ
Y Tế ban hành “ Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh” theo quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế trong
đó có đề cập đến tầm quan trọng của VST ngoại khoa và kỹ thuật quy trình vệ sinh tay
ngoại khoa [4]. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức quy mô 15000 giường, khu phẫu thuật
với 43 phòng mổ riêng biệt và chuyên biệt. Hàng ngày tiếp nhận từ 80 – 100 ca phẫu
thuật/thủ thuật với các chuyên khoa khác nhau, trong đó có số ca phẫu thuật theo kế
hoạch vào giờ hành chính chiếm 90%. Vì là tuyến cuối cùng hằng ngày tiếp nhận hàng
trăm ca phẫu thuật với nhiều bệnh nhân nặng và nhiều chuyên khoa khác nhau. Tuy vệ
sinh tay ngoại khoa là công việc hết sức quen thuộc, không thể thiếu trước mỗi ca phẫu
thuật, tưởng chừng như đơn giản, dễ thực hiện nhưng vấn đề tuân thủ rửa tay ngoại khoa
đúng quy trình, đủ thời gian lại là một thử thách lớn, không phải bất kỳ ai trong kíp phẫu
thuật cũng thực hiện tốt được. Vì vậy khi tham gia phẫu thuật có nhiều đối tượng cùng
tham gia và mỗi người đóng vai trị nhất định trong phẫu thuật, ý thức và quan điểm của


2
mỗi người khác nhau do đó sự tuân thủ quy trình rửa tay ngoại khoa khơng đảm bảo.
Bệnh viện đã xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ thuật và bảng kiểm đánh giá cụ thể
về vệ sinh tay ngoại khoa bằng xà phòng khử khuẩn.Vệ sinh tay ngoại khoa trong phẫu
thuật cũng là vấn đề vô cùng quan trọng được các ban lãnh đạo của bệnh viện, Trung
tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa (TTGMHSNK) quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Vậy thực
trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa trong phẫu thuật tại bệnh viện hữu nghị
Việt Đức như thế nào? Những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến việc tuân thủ? Những mặt
còn tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số yếu tố khó khăn đó là gì?
Chính vì các lý do trên mà chúng tơi làm nghiên cứu nhằm mục đích: “ Đánh giá
thực trạng thực hiện rửa tay ngoại khoa tại Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại
khoa – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2021”. Với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa tại Trung tâm
Gây mê & Hồi sức bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 2021.

2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay
ngoại khoa tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về vệ sinh tay ngoại khoa
Vệ sinh tay (hand hygiene): Thuật ngữ chung để chỉ rửa tay bằng xà phòng và chà
tay khử khuẩn bằng một dung dịch chứa cồn hoặc rửa tay ngoại khoa.
Vệ sinh tay ngoại khoa (Surgical hand hygiene): Là rửa tay khử khuẩn hoặc chà
tay khử khuẩn được kíp phẫu thuật thực hiện trước mọi phẫu thuật nhằm loại bỏ phổ vi
khuẩn vãng lai và định cư trên tay (từ bàn tay tới khuỷu tay). Trong nghiên cứu của
chúng tôi sử dụng quy trình vệ sinh tay ngoại khoa được quy định trong “Hướng dẫn
thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” theo Quyết định số
3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017[4].
Chà tay khử khuẩn (Antiseptic handrub): Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch
vệ sinh tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn tay.
Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồn ethanol hoặc
isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khử khuẩn khác.
Theo WHO, rửa tay được coi là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu
quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Những năm gần đây, BYT
đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng đồng, đồng thời BYT
cũng đưa ra quy định tại thông tư 18/2009/TT-BYT: “Thầy thuốc, nhân viên y tế, học
sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ
định và đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của BYT”. Phổ vi sinh vật vãng lai gồm những
sinh vật có mặt trong mơi trường bệnh viện, nhưng thường gặp là: Liên cầu, E.coli, trực

khuẩn mũ xanh. Vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây NKBV, do vậy RTTQ trước
và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong
phòng ngừa NKBV.
1.1.2. Quy trình vệ sinh tay ngoại khoa
Định nghĩa: Là rửa tay khử khuẩn hoặc chà tay khử khuẩn được kíp phẫu thuật
thực hiện trước mọi phẫu thuật nhằm loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư trên tay


4
(từ bàn tay tới khuỷu tay).
Mục đích: Giúp loại bớt chất bẩn, chất nhờn trên da, vi khuẩn trú tạm thời. Giảm
bớt số lượng vi khuẩn cố định ở móng, bàn tay và phần dưới cánh tay đến mức thấp nhất
có thể được. Ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Làm giảm tới mức tối đa các vi khuẩn
mới xâm nhập và các vi khuẩn đang sống trên da tay.
Chỉ định: Trước khi tiến hành phẫu thuật. Thực hiện các động tác chăm sóc vơ
khuẩn hay thủ thuật. Trước khi đeo găng vô khuẩn, sử dụng dụng cụ vô khuẩn. Trước
các thủ thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Chuẩn bị: Bàn chải vô khuẩn. Dung dịch rửa tay hoặc xà phịng có chất sát khuẩn.
Khăn lau vơ khuẩn. Nước sạch (đã qua phin lọc khuẩn). Tháo bỏ đồ trang sức. Đội mũ
kín tóc và đeo khẩu trang. Xắn tay áo lên quá khuỷu
Các bước thực hành
- Bước1 : Rửa tay khơng bàn chải. Làm ướt bàn tay, ngón tay và cẳng tay. Lấy 2 3 ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay. Cọ sát 2 lòng bàn tay, và kẽ ngón tay đan vào
nhau. Cọ sát 2 lưng bàn tay (úp lòng bàn tay này lên lưng bàn tay kia) và kẽ ngón tay
(chú ý cạnh bên ngón út). Cọ sát khắp phần ngón tay cái (2 bên). Chụm các đầu ngón
tay của bàn tay này, miết vào lòng của bàn tay kia và ngược lại. Dùng 4 đầu ngón tay cọ
kẽ ngón của bàn tay kia và ngược lại. Tráng sạch tay dưới vịi nước vơ khuẩn.
- Bước 2 : Rửa tay bằng bàn chải. Lấy 1 - 2ml dung dịch rửa tay vào bàn trải vơ
khuẩn. Dùng bàn chải vơ khuẩn chà các đầu móng tay với cho lần lượt từng bàn tay một
(trong 1 phút). Tráng sạch tay dưới vịi nước vơ khuẩn.
- Bước 3 : Rửa tay không bàn chải. Lấy 2-3ml dung dịch rửa tay (hoặc xà phịng

có chất sát khuẩn) xoa lại lên 2 bàn tay, đến cổ tay. Tráng sạch tay dưới vịi nước vơ
khuẩn. Bàn tay ln cao hơn khủyu tay và xa thân người. Lau khô tay bằng khăn vơ
khuẩn.
- Những điều cần chú ý: Móng tay cần cắt ngắn, khơng sơn móng tay. Khơng đeo
đồ trang sức, khơng đeo móng tay giả. Khi kết thúc rửa tay hai bàn tay luôn để xa người
và giơ cao hơn khuỷu tay.


5

Hình 1: Quy trình rửa tay ngoại khoa


6
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng rửa tay ngoại khoa
1.2.1.1. Trên Thế giới
Năm 1910, Bác sỹ Rosephine Baker (Hoa kỳ) đã tổ chức khóa tập huấn đầu tiên
giảng dạy về VST cho cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân nhi. Năm 1988, Hiệp hội KSNK
Hoa Kỳ (APIC) xuất bản cuốn hướng dẫn về rửa tay và khử khuẩn tay. Chỉ định về rửa
tay trong hướng dẫn này tương tự như trong hướng dẫn của CDC [24]. Lần đầu tại Hoa
Kỳ, biện pháp khử khuẩn bằng dung dịch chứa cồn được khuyến khích áp dụng tại tất
cả các cơ sở y tế. Năm 2002 tại Hoa Kỳ CDC yêu cầu các bệnh viện khuyến khích
NVYT khử khuẩn tay bằng cồn trong mọi thao tác chăm sóc, điều trị người bệnh [25].
Năm 2009, WHO ban hành “Hướng dẫn của WHO về vệ sinh tay trong chăm sóc
sức khỏe” [36] và đến năm 2016, WHO bổ sung, chỉnh sửa ban hành “Hướng 9 dẫn tồn
cầu về phịng ngừa nhiễm trùng vết mổ”. Cả 2 nội dung đều có đề cập đến vệ sinh tay
ngoại khoa, tầm quan trọng của vệ sinh tay ngoại khoa, văn bản năm 2016 đã đưa ra quy
trình vệ sinh tay ngoại khoa cụ thể và chi tiết hơn. Điều này, cung cấp cho nhân viên y
tế (NVYT), lãnh đạo bệnh viện và cơ quan y tế xem xét kỹ lưỡng bằng chứng về vệ sinh

tay trong chăm sóc sức khỏe và các khuyến nghị cụ thể để cải thiện thực hành và giảm
truyền vi sinh vật gây bệnh cho bệnh nhân và NVYT [37].
Khơng có nhiều nghiên cứu về vệ sinh tay ngoại khoa và tác dụng của nó trong
việc giảm sự xâm nhập của vi khuẩn. Chủ yếu là các nghiên cứu về VST thường quy và
các dung dịch VST trong thực hành VST ngoại khoa.
Nghiên cứu tại Đại học Y, Đại học Khoa học Y khoa Arkansas, Little Rock, Hoa
Kỳ, với mục đích xác định xem liệu thực hành chà tay phẫu thuật giữa các bác sĩ phẫu
thuật chỉnh hình, giảng viên, cư dân và y tá có đáp ứng chính sách chà 5 phút được đề
nghị của tổ chức và tần suất sử dụng chà tay phẫu thuật trong 2 phút. Bốn mươi tám lần
chà tay của đối tượng được ghi lại kín đáo trong tổng số 125 quan sát. Tất cả các cá nhân
được cọ rửa trong khoảng thời gian trung bình là 2,54 phút và tất cả các lần cọ sát ít hơn
chính sách khuyến nghị 5 phút về mặt thể chế. Chúng tôi thấy rằng 35,2% được chà dưới
2 phút và 64,8% được chà lớn hơn 2 phút. Các đối tượng nghiên cứu đã được thăm dò
để xác định xem họ có biết chính sách chà, thời gian chà hiệu quả tối thiểu và nhận thức
của họ về thời gian họ chà. Ba trong số 16 người được hỏi trả lời đúng câu hỏi liên quan


7
đến bệnh viện ' Chính sách khuyến nghị về thời gian chà là 5 phút. Tất cả đều tuyên bố
họ nghĩ rằng họ đã chà ít nhất 2 phút và tất cả đều đồng ý rằng nên thực hiện ít nhất 2
phút [28].
Theo nghiên cứu điều tra thực hành sát trùng tay phẫu thuật của Adriana Cristina
de Oliveira thực hiện tại một bệnh viện đại học ở Belo Horizonte cho thấy Chỉ có 16%
bác sĩ phẫu thuật tuân thủ kỹ thuật và thời gian được khuyến nghị cho thực hành sát
trùng tay phẫu thuật [36]. Nghiên cứu của Adeodatus Yuda Handaya và cộng sự (2019),
qua quan sát trực tiếp cũng cho biết tỷ lệ tuân thủ của bác sỹ là 10 cao nhất chiếm
86,39%, khơng có sự khác biệt về điểm trung bình giữa các nhân viên y tế (p=0,091)
[19]. Tuy nhiên nghiên cứu của AC Krediet và cộng sự (2011), tại Trung tâm Y tế Đại
học Utrecht (UMCU), Hà Lan quan sát trực tiếp trên 226 nhân viên có 06 trường hợp
còn đeo nhẫn hoặc đồng hồ (2,7%). Quan sát trực tiếp 363 cơ hội VST, tỷ lệ tuân thủ

VST khi vào phòng phẫu thuật là 2%, ra khỏi phòng phẫu thuật là 8%. Việc tuân thủ các
hướng dẫn vệ sinh tay của nhân viên phòng mổ là cực kỳ thấp. Điều này có khả năng
khiến bệnh nhân lây truyền vi khuẩn và gây hại cho bệnh nhân [27].
Nghiên cứu của Adeodatus Yuda Handaya và cộng sự, qua quan sát trực tiếp cũng
đã chỉ ra những bước chưa thực hiện đầy đủ như, trong quy trình chà tay, chà móng tay
và lịng bàn tay bằng bàn chải và da tay và cánh tay bằng mặt xốp, ở cả hai tay có điểm
trung bình thấp nhất (1,82 ± 1,52 điểm tối đa 4). Trong khi làm thủ tục mặc áo chồng,
lấy và mở ra áo chồng vơ trùng có điểm trung bình thấp nhất (1,97 ± 0,158 điểm tối đa
là 2) [19]. Nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất cần tiến hành thực hiện nghiên cứu trên quy
mô lớn hơn với số lượng mẫu lớn hơn, thời gian nghiên cứu dài hơn và qua sát qua
camera để đạt được kết quả tốt nhất.
Nghiên cứu của Ambreen Khan và Sidrahhen (2017), nghiên cứu về “Đánh giá sự
tuân thủ của việc Vệ sinh tay ngoại khoa phẫu thuật với phản hồi định kỳ. Nghiên cứu
này được thực hiện tại Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Aga Khan, Pakistan, từ tháng 4 đến
tháng 7 năm 2014. Một hệ thống kiểm toán video từ xa bao gồm các kiểm toán viên
người đã được sử dụng để đánh giá sự tuân thủ rửa tay phẫu thuật của nhóm phẫu thuật.
Thiết bị, sử dụng cảm biến chuyển động, được lắp đặt trong tường khu vực vệ sinh tay,
chỉ hiển thị bồn rửa tay. Một chiếc đồng hồ đã được hiển thị cho các chuyên gia chăm
sóc sức khỏe để hỗ trợ đảm bảo rửa tay trong hai phút. Tất cả các bác sĩ phẫu thuật, kỹ


8
thuật viên và trợ lý phẫu thuật đã được đưa vào nghiên cứu. VST ngoại khoa được đo
trong khoảng thời gian 4 tuần bằng cách kiểm tra video từ xa và thời gian 12 tuần với
phản hồi. Kết quả: Trong số 534 quan sát, 150 (28%) đã được thực hiện trong giai đoạn
trước can thiệp và 384 (71,9%) trong giai đoạn sau can thiệp. Trong 4 tuần đầu tiên, sự
tuân thủ tổng 11 thể là 22 (14,6%). Tỷ lệ tuân thủ tăng lên 310 (80,7%) trong thời gian
12 tuần sau can thiệp. Nghiên cứu cho thấy giám sát video với phản hồi để rửa tay được
tìm thấy là một cơng cụ hiệu quả để đo vệ sinh tay và cải thiện sự tuân thủ [29].
Chà tay phẫu thuật là một thực hành quan trọng hình thành nên cơ sở trong phịng

ngừa và kiểm sốt nhiễm trùng vết mổ. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự tuân thủ
của chà tay phẫu thuật giữa các nhóm phẫu thuật tại phịng mổ của Bệnh viện Y khoa
Chitwan. Thiết kế cắt ngang mô tả đã được sử dụng. Công cụ thu thập dữ liệu (một danh
sách kiểm tra) được phát triển dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và quốc tế về chà tay phẫu
thuật. Dữ liệu được thu thập bằng cách quan sát trước khi tiến hành các thủ tục phẫu
thuật. Kết quả: Tuân thủ các tiêu chuẩn cho các điều kiện tiên quyết trong phẫu thuật
(70%), quy trình chà (81,53%), thời gian chà (27%) và tuân thủ tổng thể (75,95%) được
quan sát. Tổng số điểm tuân thủ tiêu chuẩn chỉ là 13%. Các vấn đề chính được tìm thấy
trong nghiên cứu là không đeo đúng nắp và mặt nạ phẫu thuật (44,9%), sử dụng đồng
hồ bấm giờ / đồng hồ treo tường trước khi bắt đầu chà (91,3%), không đúng cách tiếp
tục hành động xoay xuống cánh tay đối diện làm việc với khuỷu tay trong một phút
(53,6%) và lặp đi lặp lại làm khô vùng da sau khi thực hiện (30,4%) [38].
1.2.1.2. Tại Việt Nam
Vệ sinh tay ngoại khoa được áp dụng bắt buộc cho phẫu thuật viên và người phụ
mổ trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vơ khuẩn hay thực hiện các chăm
sóc đặc biệt [7].
Hiện nay tại Việt Nam những nghiên cứu về VST ngoại khoa rất ít, chủ yếu là các
nghiên cứu về VST thường quy.
Nghiên cứu của Huỳnh Phước và cộng sự (2011) về “Đánh giá các sai sót hay gặp
trong các phương pháp rửa tay ngoại khoa theo qui định của Bộ Y tế”, nghiên cứu được
thực hiện trên 80 NVYT tại Phòng mổ ngoại, Khoa Gây mê hồi sức B, Bệnh viện Trung
ương Huế. Kết quả cho thấy rằng lần thứ nhất quan sát thì có 41% tn thủ quy trình,
lần thứ 2 thì tỷ lệ tuân thủ tăng lên 93% tuân thủ qui trình rửa tay ngoại khoa sau khi


9
được nhóm nghiên cứu nhắc nhở [14].
Năm 2014, Nghiên cứu về “Đánh giá tình hình vệ sinh tay ngoại khoa tại Phòng
mổ, Bệnh viện Việt Đức năm 2014” của Bùi Thị Hồng và cộng sự trên 37 nhân viên y
tế quan sát theo bảng kiểm theo 3 bước: Bước 1, rửa tay không bàn chải; Bước 2, rửa

tay bằng bàn chải; Bước 3, rửa tay không bàn chải. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 13,5%
nhân viên VST đúng quy trình[9].
Năm 2015, nghiên cứu về “Khảo sát sơ bộ tuân thủ thực hành vệ sinh tay ngoại
khoa của nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Huế 2015” được thực hiện trên 169
lượt NVYT được giám sát trực tiếp thông qua bảng kiểm được xây dựng theo “Tài liệu
đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn cho tuyến y tế cơ sở” ban hành theo quyết định
số:5771/BYT-K2ĐT ngày 30/8/2012 của Bộ Y tế [5]. Kết quả Thực hành vệ sinh tay
ngoại khoa bằng phương pháp cổ điển đánh tay bằng bàn chải chỉ thực hiện đúng 28,4%.
Đa số NVYT đánh chải tay sai kỹ thuật và sai trật tự theo hướng dẫn. Làm sạch tay sau
khi rửa của NVYT đạt 79,9%, tham gia phẫu thuật có có 18/169 khơng rửa tay phẫu
thuật đúng qui định chiếm 10,7% trong đó chủ yếu dụng cụ viên 12/49= 24,5% Gây mê
5/15=33,3% [13].
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Liễn (2018) về “ Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của
phẫu thuật viên mổ đẻ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận”, nghiên cứu được tiến
hành trên 34 phẫu thuật viên mổ đẻ cho thấy 18% PTV chưa thực hiện VST ngoại khoa
đúng cách, trong đó thấp nhất là tỷ lệ thực hiện bước tráng tay dưới vịi nước chảy theo
trình tự đầu ngón tay tới khuỷu tay(74,6%) và cách sử dụng khăn tay vô khuẩn lau tay
trước khi đi găng phẫu thuật [12].
Nghiên cứu đưa ra đề xuất về đào tạo, tập huấn và kiểm tra, giám sát vệ sinh tay
ngoại khoa một cách thường xuyên [9]. Nghiên cứu cũng khuyến nghị cần xây dựng
hướng dẫn cụ thể về thực hành vệ sinh tay ngoại khoa và đưa ngay vào đào tạo tại các
trường Y thống nhất trong cả nước và áp dụng ngay tại các bệnh viện. Cần chuẩn hóa
các điều kiện để thực hành vệ sinh tay ngoại khoa hiệu quả, an toàn đúng yêu cầu vô
khuẩn khi tham gia phẫu thuật. Cần có giải pháp giám sát tuân thủ vệ sinh tay chặt chẽ
trong các bệnh viện [13]


10
1.2.2. Các quy định, hướng dẫn về việc rửa tay ngoại khoa
Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” theo

Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017.
Quy trình rửa tay ngoại khoa áp dụng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tháng 11
năm 2017.


11
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế
Bệnh viện HN Việt Đức được thành lập năm 1906, trải qua hơn 110 năm nay bệnh
viện đã phát triển trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu, được xếp hạng Bệnh viện
chuyên khoa hạng đặc biệt. Với quy mô 1500 giường bệnh , 2200 thầy thuốc, cán bộ và
nhân viên y tế. Mỗi năm bệnh viện mổ hơn 70.000 ca chủ yếu được thực hiện tại trung
tâm Gây mê hồi sức kể cả mổ cấp cứu và mổ phiên. Trung bình mỗi ngày, trung tâm
thực hiện hơn 20 ca mổ cấp cứu và 80- 120 ca mổ phiên, đa số là loại mổ đại phẫu, mổ
loại đặc biệt và mổ kéo dài, 5 phòng mổ cấp cứu hoạt động 24/24 giờ để phục vụ kịp
thời những bệnh nhân cấp cứu cần phải mổ sớm nên đã cứu sống được nhiều bệnh nhân.
Cùng với quá trình phát triển của Bệnh viện, Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại
khoa (tiền thân là Khoa Gây mê hồi sức) đã có nhiều đóng góp quan trọng. Được thành
lập năm 1962 với cơ sở trang bị nghèo nàn, đến nay Trung tâm đã có quy mơ lớn nhất
nước theo tiêu chuẩn quốc tế, dẫn đầu về hoạt động chun mơn gây mê, hồi sức. Với
43 phịng mổ, 48 giường hồi tỉnh, 48 giường hồi sức, 350 nhân viên đạt trình độ cao,
giàu kinh nghiệm, Trung tâm đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Mổ tim mở dưới
tuần hoàn ngoài cơ thể và dịch bảo vệ tim bằng máu ấm; giảm đau bằng morphin tủy
sống; hồi sức sốc…Ngoài những kỹ thuật hiện đại trong gây mê hồi sức thì quy trình vệ
sinh tay ngoại trong phẫu thuật là một động tác có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, có tính
bắt buộc nhằm làm giảm đến mức tối thiểu số lượng vi khuẩn đang hiện diện trên tay
nhân viên y tế trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vơ khuẩn hoặc thực hiện
các chăm sóc đặc biệt.
2.2. Phương pháp thực hiện

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các nhân viên y tế (NVYT) phải thực hiện quy trình rửa tay ngoại khoa: Bác sĩ
Phẫu thuật viên chính (PTV), Bác sĩ - phụ phẫu thuật (PPT), điều dưỡng dụng cụ (DCV).
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Địa điểm: Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Hữu Nghị Việt


12
Đức.
-

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/08/2021 đến 01/09/2021.

2.2.3 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang.
2.2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu ở trên 10 người, mỗi
người thực hiện quan sát ngẫu nhiên tối thiểu 03 lần thực hiện quy trình rửa tay ngoại
khoa.
NVYT: Áp dụng phương pháp chọn mẫu: Bác sĩ Phẫu thuật viên chính (PTV), Bác
sĩ - phụ phẫu thuật (PPT), điều dưỡng dụng cụ (DCV) trực tiếp tham gia phẫu thuật, trên
thực tế chúng tôi quan sát được 45 NVYT (gồm 15 phẫu thuật viên, 15 bác sĩ – phụ phẫu
thuật, 15 điều dưỡng dụng cụ).
Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ quan sát trực tiếp đối với mỗi
NVYT thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa trước phẫu thuật trong các ca phẫu thuật có kế
hoạch.
2.2.5. Cơng cụ và phương pháp thu thập số liệu
Đã được tiến hành quan sát trực tiếp trên 3 nhóm trước khi thực hiện thu thập số

liệu (kiểm tra bộ công cụ). Thông tin chung về đối tượng được nghiên cứu (NVYT được
quan sát) gồm các thơng tin: họ tên, nhóm tuổi, giới tính, thâm niên cơng, trình độ
chun mơn. Mỗi NVYT thực hiện quan sát 1 lần. Mỗi lần sử dụng 01 phiếu bảng kiểm
gồm có các phần:
Phần 1: Bảng kiểm cơng tác chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh tay ngoại khoa.
Nội dung bảng kiểm được thiết kế dựa trên quy trình VST ngoại khoa của bệnh viện
Hữu Nghị Việt Đức và của BYT năm 2017. Phần đánh giá thực tế cho mỗi bước chuẩn
bị được quan sát ở các cấp độ: không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện đầy
đủ.
Phần 2: Bảng kiểm quan sát thao tác quy trình VST ngoại khoa. Nội dung bảng
kiểm được thiết kế dựa trên quy trình VST ngoại khoa phương pháp với 3 bước theo
quy trình của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức [3] và hướng dẫn thực hành Vệ sinh tay


13
trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế [7]. Phần đánh giá thực tế cho mỗi bước
thực hành được quan sát, với mỗi thao tác được đánh giá ở các cấp độ: không thực hiện,
thực hiện không đầy đủ, thực hiện đầy đủ.
Phần 3: Đánh giá kết quả giám sát vi sinh của các đối tượng sau khi vệ sinh tay
ngoại khoa và tỷ lệ chủng vi khuẩn định danh sau 72h ni cấy.
Để tính tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình VST, dùng bảng kiểm theo Hướng dẫn của
Bộ Y tế, quy trình của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
2.2.6. Quản lí và xử lí số liệu
Số liệu được thu thập theo một mẫu bệnh án thống nhất. Sau khi mã hóa số liệu
được xử lí theo phần mềm SPSS 2.0.
2.3. Kết quả
2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng
Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=45)
Thơng tin chung
Giới tính


Nhóm tuổi

Trình độ

Thâm niên công tác

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

30

66,7

Nữ

15

33,3

>25

5

11,1

26-30


8

17,7

31-41

16

35,5

41-50

12

26,6

>50

4

8,8

Trung cấp

2

4,4

Cao đẳng


6

13,3

Đại học

7

15,5

Sau đại học

30

66,6

1-5 năm

5

11,1

6- 10 năm

6

13,3

11-15 năm


13

28,8

16-20 năm

15

33,3

Trên 20 năm

6

13,3

Trong nghiên cứu này có sự tham gia của 45 NVYT trong, đó đa số là nam 30 giới


14
chiếm 66,7%, độ tuổi nhóm nghiên cứu chủ yếu là ở 31-40 tuổi chiếm 35,5%, tiếp đến
là 41- 50 tuổi chiếm 26,6%. Tiếp đến là trình độ chun mơn đa số là sau đại học chiếm
66,6%, trung cấp thấp nhất chỉ có 4,4%.
Thâm niên cơng tác trong bệnh viện chủ yếu là 16-20 năm chiếm 33,3%, và thâm
niên từ 1-5 năm chỉ chiếm 11,1.
2.3.2. Thực trạng vệ sinh tay ngoại khoa
Qua phân tích số liệu của 45 NVYT lựa chọn quan sát trực tiếp tại khoa Gây mê
1của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để đánh giá việc thực hiện tn thủ quy trình vệ sinh
tay ngoại khoa chúng tơi được kết quả như sau:

Bảng 2: Phân bố đối tượng được giám sát thực hiện vệ sinh tay
Đối tượng

Số lượng

Tỷ lệ %

Phẫu thuật viên

15

33,3

Phụ phẫu thuật

15

33,3

Điều dưỡng dụng cụ

15

33,3

Tổng số

45

100


Với tỷ lệ phân bố số lượng chia đều làm 3 nhóm đối tượng giám sát vệ sinh tay
ngoại khoa nhóm phẫu thuật viên, nhóm phụ phẫu thuật, nhóm điều dưỡng viên đều là
33,3%.

7.Xắn tay áo lên quá khuỷu
6. Tháo bỏ trang sức

86.7%
93.7%

5. độ mũ, đeo khẩu trang

100.0%

4. Nước sạch qua phin lọc khuẩn

100.0%

3. Dung dịch rửa tay

100.0%

2. Khăn vô khuẩn

100.0%

1. Bàn chải vô khuẩn

100.0%


Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuân thủ công tác chuẩn bị trước khi thực hiện vệ sinh tay ngoại
khoa (n=45)


15
Về công tác chuẩn bị trước khi thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa hẫu hết các bước
trong thao tác chuẩn bị được thực hiện đầy đủ 100%, tuy nhiên có những bước sau vẫn
chưa thực hiện đầy đủ, 10% không thực hiện tháo bỏ trang sức, 13,3% không xắn tay áo
lên quá khuỷu.
100.0%

93.3%

100.0%
90.0%
80.0%
70.0%
60.0%
50.0%
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%

97.8%

Không thực hiện
Thực hiện không đầy đủ

Thực hiện đầy đủ
6.7%
0.0%

2.2%
0.0%

0.0%
0.0%

Phẫu thuật Phụ phẫu
viên
thuật viên

Điều
dưỡng
dụng cụ

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tuân thủ quy trình làm ướt bàn tay, ngón tay và cẳng tay của đối
tượng nghiên cứu
Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ tuân thủ quy trình làm ướt bàn tay, ngón tay và cẳng tay
của nhóm phẫu thuật viên thực hiện không đầy đủ là 6,7%, thực hiện đầy đủ là 93,3%.
Nhóm phụ phẫu thuật và nhóm điều dưỡng viên đạt tỷ lệ cao 100%. Tổng thực hiện đầy
đủ quy trình làm ướt bàn tay, ngón tay và cẳng tay là 97,8%.
Bảng 3: Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát 2 lịng bàn tay, và kẽ ngón tay đan vào
nhau của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng

Khơng thực

hiện

Thực hiện không
đầy đủ

Thực hiện đầy đủ
n

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Phẫu thuật viên

0

0

5


33,3

10

66,7

15

Phụ phẫu thuật

0

0

2

13,3

13

86,7

15

Điều dưỡng
dụng cụ

0


0

1

6,7

14

93,3

15

Tổng số

0

0

8

17,8

37

82,2

45


16

Tỷ lệ tn thủ quy trình cọ sát 2 lịng bàn tay, và kẽ ngón tay đan vào nhau của
nhóm phẫu thuật viên thực hiện không đúng chiếm tỷ lê cao 33,3%, thực hiện đầy đủ là
66,7%. Nhóm phụ phẫu thuật thực hiện không đầy đủ là 13,3, thực hiện đầy đủ là 86,7%.
Nhóm điều dưỡng viên thực hiện khơng đầy đủ là 6,7%, thực hiện đầy đủ là 93,3%.
Tổng thực hiện đầy đủ quy trình cọ sát 2 lịng bàn tay, và kẽ ngón tay đan vào nhau của
các nhóm là 82,2%.
70.0%

68.9%
60.0%

60.0%

53.3%

50.0%

40.0%

40.0%
30.0%
20.0%

26.7%

24.4%

13.3%

10.0%


6.7%

6.7%

Phụ phẫu
thuật

Điều
dưỡng
dụng cụ

Khơng thực hiện
Thực hiện khơng đầy đủ
Thực hiện đầy đủ

0.0%
Phẫu thuật
viên

Biểu đồ 3: Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát 2 lưng bàn tay (úp lòng bàn tay này lên
lưng bàn tay kia) và kẽ ngón tay (chú ý cạnh bên ngón út)
Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát 2 lưng bàn tay (úp lòng bàn tay này lên lưng bàn tay
kia) và kẽ ngón tay của nhóm phẫu thuật viên khơng thực hiện là 13,3%, thực hiện không
đúng chiếm tỷ lê thấp 26,7%, thực hiện đầy đủ là 60%. Nhóm phụ phẫu thuật không
thực hiện là 6,7%, thực hiện không đầy đủ chiếm tỷ lệ thấp là 40%, thực hiện đầy đủ có
53,3%. Nhóm điều dưỡng viên thực hiện khơng đầy đủ là 6,7%, thực hiện đầy đủ chiếm
tỷ cao là 93,3%. Tổng thực hiện đầy đủ quy trình cọ sát 2 lưng bàn tay (úp lòng bàn tay
này lên lưng bàn tay kia) và kẽ ngón tay của các nhóm là 68,9%.



×