Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đánh giá thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa gây mê 2 trung tâm gây mê hồi sức bệnh viện hữu nghị việt đức 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 39 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ BẢNG KIỂM AN
TOÀN PHẪU THUẬT TẠI KHOA GÂY MÊ 2 TRUNG TÂM
GÂY MÊ & HỒI SỨC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ BẢNG KIỂM AN
TOÀN PHẪU THUẬT TẠI KHOA GÂY MÊ 2 TRUNG TÂM
GÂY MÊ & HỒI SỨC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
NĂM 2021

Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn
TS. TRƯƠNG TUẤN ANH

NAM ĐỊNH, 2021




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô
giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gia đình và bạn bè.
Đến nay, báo cáo chun đề đã được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học,
các phịng ban và các thầy cơ giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã
cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tơi
trong thời gian học tập tại trường.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn trân
thành tới: TS.Trương Tuấn Anh,Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là
người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện và hồn thành báo cáo chun đề.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện, Ban lãnh đạo Khoa
Gây mê II và toàn thể điều dưỡng Khoa Gây mê II đã quan tâm giúp đỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng, tơi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện chuyên đề.
Mặc dù đã rất cố gắng trong q trình hồn thiện nhưng chun đề vẫn
khơng tránh khỏi khiếm khuyết, học viên kính mong nhận được sự chỉ dẫn của
các thầy giáo, cô giáo, sự trao đổi của các bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Học viên

Trần Thị Thủy



LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Thị Thủy
Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 8, chuyên ngành Ngoại
người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự
hướng dẫn của TS. Trương Tuấn Anh. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề
này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những
số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét
được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học điều dưỡng Nam Định khơng
liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong q
trình thực hiện (nếu có).
Học viên

Trần Thị Thủy


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 3
1.1.1. Một số định nghĩa và khái niệm được sử dụng trong chuyên đề .... 3
1.1.2. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật ......................................................... 4
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 7

1.2.1. Thực trạng thực hiện Bảng kiểm an toàn phẫu thuật ...................... 7
1.2.2. Các quy định, hướng dẫn về việc thực hiện Bảng kiểm ATPT ...... 9
Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................ 11
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................... 12
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 12
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 12
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 12
2.1.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu................................................. 12
2.1.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ..................................... 12
2.1.6. Chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 13
2.1.7. Quản lý và xử lý số liệu ................................................................ 14
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 14
2.2.1. Một số thông tin chung về đối tượng ............................................ 14
2.2.2. Thực trạng tuân thủ Bảng kiểm an toàn phẫu thuật ...................... 15
2.2.2. Giai đoạn trước khi rạch da. .......................................................... 17
2.2.3. Trước khi đóng vết mổ và trước khi rời khỏi phòng mổ .............. 19
Chương 3. BÀN LUẬN .................................................................................. 20


3.1. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH ATPT TẠI KHOA GÂY MÊ
II BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC. ...................................................... 20
3.1.1. Giai đoạn trước khi gây mê/ tê ...................................................... 20
3.1.2. Thời điểm trước khi rạch da .......................................................... 22
3.1.3. Thời điểm trước khi đóng vết mổ và trước khi rời khỏi phịng mổ
................................................................................................................. 23
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG
TN THỦ BẢNG KIỂM AN TỒN PHẪU THUẬT TẠI TRUNG TÂM
GÂY MÊ & HỒI SỨC NGOẠI KHOA BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT
ĐỨC. ............................................................................................................... 23
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 25

ĐỄ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 27
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 28
Bảng kiểm an toàn phẫu thuật theo WHO 2009 ............................................. 28
Bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại bệnh viện HN Việt Đức ............................ 28
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUÂN THỦ BKATPT .................. 29


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATPT

An toàn phẫu thuật

BKATPT

Bảng kiểm an toàn phẫu thuật

BSPT

Bác sĩ phẫu thuật

BVHNVĐ

Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

ĐD

Điều dưỡng


GMHS

Gây mê hồi sức

KTV

Kỹ thuật viên

NVYT

Nhân viên y tế

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Thông tin chung về nhân viên tham gia phẫu thuật ........................ 14
Bảng 2.2. Tỷ lệ thực hiện BKATPT ở giai đoạn tiền mê (n=117) ................. 15
Bảng 2.3. Tỷ lệ thực hiện BKATPT trước khi rạch da (n = 117) ................... 17
Bảng 2.4. Dự kiến trước khi rạch da của phẫu thuật viên (n=117)................. 18
Bảng 2.5. Điều dưỡng xác nhận trước khi rạch da ......................................... 18

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá sử dụng BKATPT ở giai đoạn tiền mê/ tê (n=117) .... 16
Biểu đồ 2.2. Đánh giá các vấn đề của người bệnh .......................................... 17
Biểu đồ 2.3. Xác nhận của điều dưỡng trước khi đóng vết mổ và trước khi rời

khỏi phòng mổ (n = 117)................................................................................. 19


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO an toàn người bệnh trong phẫu thuật là thuật
ngữ chỉ việc chăm sóc và điều trị người bệnh ngoại khoa, liên quan trước, trong và
sau phẫu thuật được an toàn và khơng có biến chứng, khơng có tai biến (sự cố y khoa)
do nhân viên y tế gây lên, an tồn phẫu thuật (ATPT) ln ln là tâm điểm của hoạt
động cải thiện chất lượng trong chăm sóc sức khỏe. Theo WHO, trên tồn thế giới có
trên 230 triệu người bệnh được thực hiện phẫu thuật mỗi năm, biến chứng xảy ra gây
nguy hiểm đến tính mạng tới 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử
vong liên quan đến an toàn phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phịng an
tồn trong phẫu thuật thì 500.000 người bệnh có thể được cứu sống. Đối với các nước
đang phát triển nguy cơ này thậm chí còn cao hơn và WHO cảnh báo cần tập trung
các biện pháp tích cực để hạn chế nguy cơ này [2].
Tn thủ quy trình an tồn phẫu thuật là một trong những nội dung được Tổ
chức Y tế thế giới quan tâm vì đem lại những lợi ích trong việc giảm tỷ lệ tử vong
khơng đáng có trong phẫu thuật và các biến chứng liên quan. Việc hoàn thành đúng
các quy trình trong bảng kiểm an tồn phẫu thuật (BKATPT) là rất quan trọng để
giảm thiểu nguy cơ sai sót của phẫu thuật, chủ yếu tập trung vào xác định bệnh nhân,
vị trí phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng bảng
kiểm an toàn phẫu thuật mang lại kết quả tích cực như nghiên cứu của Steinar Hangen
A.(2015) ghi nhận tỷ lệ biến chứng giảm từ 19,9% xuống 11,5% (p<0,05), một nghiên
cứu lớn tại 8 bệnh viện của Alexx B.H. (2009) cho thấy tuân thủ quy trình an tồn
phẫu thuật bằng việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật giúp giảm tỷ lệ tử vong
từ 1,5% xuống 0,8% (p<0,05) [8]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đánh giá
việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật để tuân thủ quy trình an tồn trong phẫu
thuật như nghiên cứu của Võ Văn Tuấn (2015), Huỳnh Thanh Phong (2018), Ngô
Mai Hương 2017... với tỷ lệ tuân thủ các quy trình theo bảng kiểm an toàn phẫu thuật

cao trên 80%.[3] [5] [10].
Các bệnh viện lớn ở Việt Nam ln trong tình trạng đông và quá tải người bệnh,
áp lực công việc rất lớn, đặc biệt tại các khoa Ngoại và khoa Gây mê hồi sức (GMHS).
Nhiều tai biến xảy ra do thiếu sót trong cơng tác chuẩn bị và kiểm sốt người bệnh
trước, trong và sau phẫu thuật, ví dụ: Mổ nhầm vị trí, để quên gạc… Những tai biến


2
đó hồn tồn có thể kiểm sốt, giảm thiểu được nếu có một quy trình kiểm sốt chặt
chẽ [6]. Trên cơ sở pháp lý này cũng như hiệu quả của áp dụng bảng kiểm trên thế
giới, việc triển khai áp dụng BKATPT được coi như một trong những biện pháp hữu
hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật trong điều kiện
của Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, Khoa Gây mê 2 –Trung tâm Gây mê
& Hồi sức - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (BVHNVĐ) đã áp dụng BKATPT, bước
đầu thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một nghiên
cứu nào về vấn đề này. Để có cơ sở khoa học về việc thực hiện BKATPT, giúp cho
người quản lý cải thiện những tồn tại, tăng mức độ an toàn cho người bệnh hơn nữa,
chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Đánh giá thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa Gây mê
2 Trung tâm Gây mê & Hồi sức Bệnh viện hữu nghị Việt Đức 2021” nhằm 2 mục
tiêu sau:
1. Thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa gây mê 2 Trung
tâm Gây mê & Hồi sức bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình trạng tn thủ bảng kiểm an tồn

phẫu thuật tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số định nghĩa và khái niệm được sử dụng trong chuyên đề
- Phẫu thuật: là một kỹ thuật y tế được thực hiện với mục đích để chẩn đốn
bệnh, điều trị, chỉnh hình, ghép tạng, giảm đau,…được tiến hành phổ biến trong chăm
sóc người bệnh [2] .
- An tồn người bệnh là sự phịng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người
bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc. An tồn người bệnh là một chuyên ngành
trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an tồn nhằm hướng đến mục đích xây
dựng một hệ thống cung ứng dịch vụy tế đáng tin cậy (8).
- An tồn phẫu thuật là sự phịng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người
bệnh trước, trong và sau quá trình phẫu thuật (9). An tồn phẫu thuật theo nội dung
thơng tư 43/2018/TT-BYT là mổ đúng người bệnh, đúng bộ phận, đúng vị trí, đúng
quy trình và đúng kỹ thuật [1]
- Sự cố y khoa là các tình huống khơng mong muốn xảy ra trong q trình chẩn
đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn
biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người
bệnh…[1].
- Sự cố phẫu thuật là những sự cố xảy ra ở cả 3 giai đoạn của q trình phẫu
thuật. Theo thơng tư 43/2018/TT/BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám chữa bệnh thì sự cố phẫu
thuật là một trong các sựu cố nằm trong Danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng đính
kèm thơng tư [1].
- Sai sót là thất bại khi thực hiện kế hoạch được đề ra trước đó hoặc là triển khai
sai kế hoạch nên khơng thể đạt được mục đích. Đơi khi là đưa ra kế hoạch sai dẫn đến
sai sót. Sai sót cũng có thể xảy ra khi làm ngược lại với kế hoạch [2]
Những sai sót trong phẫu thuật thường gặp:
+ Sai sót trước phẫu thuật.



4
+ Sai sót trong phẫu thuật.
+ Sai sót trong gây mê.
+ Sai sót sau phẫu thuật.
1.1.2. Bảng kiểm an tồn phẫu thuật
Tại Việt Nam, công tác quản lý chất lượng bệnh viện nói chung cũng như ATPT
đã được quan tâm từ lâu và càng được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Triển
khai an toàn trong phẫu thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra trong Thông
tư 19/2013/TT-BYT. Bảng kiểm ATPT được coi như là một trong những biện pháp
hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật trong điều
kiện của Việt Nam hiện nay. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật được Tổ chức y tế thế
giới (WHO) phát triển vào năm 2009 gồm có 19 mục chia theo 3 giai đoạn chính là
tiền mê, trước khi rạch da và trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật. Đến
năm 2017, BKATPT dựa trên bảng kiểm của WHO [10] có sự điều chỉnh của Hội
đồng chun mơn kỹ thuật mới được đưa vào sử dụng tại khoa Gây mê 2 - TT Gây
mê & Hồi sức bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Bảng kiểm được điều dưỡng phòng mổ
của kíp mổ sử dụng trong ca phẫu thuật từ khi đưa người bệnh vào phòng mổ đến khi
người bệnh rời phịng phẫu thuật nhằm mục đích giúp cán bộ y tế tn thủ đúng quy
trình an tồn trong phẫu thuật, cải thiện và nâng cao được sự an toàn của người bệnh
và giảm tỷ lệ tử vong không đáng có do phẫu thuật và các biến chứng liên quan.
Trong Bảng kiểm này cụm từ “ Nhóm phẫu thuật “ được hiểu là bao gồm các bác
sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, điều dưỡng và kỹ thuật viên và các nhân viên khác của
nhóm liên quan đến phẫu thuật. Tuy phẫu thuật viên đóng vai trị quan trọng đối với
thành cơng cuộc mổ, xong việc chăm sóc người bệnh cần phải có sự phối hợp của
tồn nhóm. Mỗi thành viên của “Nhóm phẫu thuật “đều có vai trị riêng trong việc
đảm bảo sự an tồn và thành cơng của ca phẫu thuật.
Người phụ trách Bảng kiểm cần phải xác nhận rằng nhóm mình đã hồn thành
những phần việc trước khi chuyển sang giai đoạn khác.
1.1.2.1. Giai đoạn tiền mê

Tất cả những bước cần được kiểm tra bằng lời với mỗi thành viên có liên quan
trong “ Nhóm phẫu thuật “ để đảm bảo rằng những hành động chủ chốt được thực


5
hiện. Do vậy trước khi gây mê người phụ trách Bảng kiểm sẽ kiểm tra lại bằng lời
với bác sĩ gây mê và người bệnh (trường hợp người bệnh có thể nói được) để xác định
nhận dạng, phương pháp và vùng mổ là đúng khi đó người bệnh đồng ý cho tiến hành
phẫu thuật. Trường hợp người bệnh không thể xác nhận được vì nhiều lý do như:
bệnh nhân mê, trẻ em … một người giám hộ của gia đình người bệnh sẽ đứng ra chịu
trách nhiệm. Tình huống cấp cứu mà khơng có ai giám hộ được, cả nhóm sẽ hội ý
thống nhất để thực hiện bước này.
Người phụ trách “Nhóm phẫu thuật “diễn đạt bằng lời và hình ảnh xác nhận
rằng vùng mổ đã được đánh dấu (nếu phù hợp). Việc đánh dấu vết mổ do phẫu thuật
viên thực hiện (thường bằng bút) nhất là trong trường hợp có liên quan đến những vị
trí có ở cả hai bên (bên trái và bên phải) hoặc phối hợp nhiều lớp, tầng ( ngón tay,
chân, đốt sống …). Việc đánh dấu nhất quán trong tất cả các trường hợp, nhiều khi là
cơ sở để xác nhận đúng thủ thuật và đúng chỗ cần phẫu thuật.
Sau đó họ sẽ trao đổi với bác sĩ gây mê các vấn đề quan tâm: nguy cơ mất
máu, khó thở, dị ứng của người bệnh, cũng như hồn tất việc kiểm tra tồn bộ máy
móc gây mê và thuốc gây mê. Lý tưởng nhất là phẫu thuật viên nên có mặt thời điểm
này vì những thông tin trao đổi sẽ giúp cho bác sĩ phẫu thuật biết được diễn biến ca
mổ và những nguy cơ có thể xảy ra như tiên lượng máu mất, dị ứng, các yếu tố biến
chứng khác của người bệnh.
Kiểm tra thiết bị đo bão hòa oxy trong máu gắn trên người bệnh để đảm bảo
thiết bị hoạt động bình thường là một khâu quan trọng, nên để chỗ dễ quan sát thấy
của cả nhóm. Việc sử dụng thiết bị đo bão hòa oxy máu được WHO đặc biệt khuyến
cáo để bảo đảm an toàn gây mê. Trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật khẩn cấp để
cứu tính mạng, nhưng thiết bị này có vấn đề thì cả nhóm cần phải thống nhất bỏ qua
và có sự theo dõi chặt chẽ trong suốt q trình phẫu thuật.

Ngồi các vấn đề được lưu ý như người bệnh có tiền sử dị ứng? người bệnh
có biểu hiện khó thở/nguy cơ hít khí thở …để điều chỉnh phương pháp gây mê phù
hợp, ví dụ gây mê vùng nếu có thể và chuẩn bị sẵn các thiết bị cấp cứu cần thiết. Việc
gây mê chỉ có thể tiến hành khi bác sĩ gây mê xác nhận đã có đầy đủ các thiết bị và
sự hỗ trợ cần thiết bên cạnh người bệnh đối với những người bệnh có nguy cơ ảnh
hưởng đường thở hoặc có biểu hiện khó thở.


6
Việc mất máu trong quá trình phẫu thuật được dự tính trước, đặc biệt lưu ý
khả năng mất trên 500ml máu (hoặc tương đương 7 ml/kg ở trẻ em).Trước mổ cần
được tính tốn để dự trữ máu.Trong q trình phẫu thuật, phẫu thuật viên thường
xuyên trao đổi với bác sĩ gây mê và nhóm điều dưỡng để chuẩn bị đường truyền khi
cần.
1.1.2.2. Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da
Trước khi rạch da, mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu tên tuổi và vai trị.
Nếu là nhóm tham gia phẫu thuật hàng ngày thì chỉ cần xác nhận mọi người trong
nhóm đã có mặt đầy đủ và xác nhận mọi người trong nhóm đều biết nhau. Lần nữa
tồn nhóm cần xác nhận họ thực hiện phẫu thuật cho đúng người bệnh và xác nhận
bằng lời giữa các thành viên, sau đó là những điểm chủ yếu trong các kế hoạch phẫu
thuật sử dụng Bảng kiểm làm cơ sở hướng dẫn.
Mọi người cùng xác nhận việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong vòng 60
phút trước mổ. Nếu kháng sinh dự phòng chưa được dùng, cần cho ngay trước khi
rạch da. Trường hợp đã cho người bệnh sử dụng kháng sinh quá 60 phút “ Nhóm phẫu
thuật “ có thể cân nhắc để bổ xung nếu cần. Trường hợp kháng sinh dự phịng được
cho là khơng phù hợp ( không rạch da, người bệnh đã bị nhiễm khuẩn trước đó và đã
dùng kháng sinh rồi ) thì sẽ đánh dấu vào ô “ không áp dụng “ với sự xác nhận của
cả nhóm.
Tiếp theo, cả nhóm cần liên tục trao đổi các thông tin như: Tiên lượng các biến
cố, những bước chính và dự tính có xảy ra việc gì bất thường trong mổ? Thời gian

phẫu thuật dự kiến?. Những lo ngại về phía phẫu thuật viên, về phía bác sĩ gây mê …
Điều dưỡng kiểm tra lại tình trạng vô trùng của vùng mổ người bệnh, cũng như
các dụng cụ, thiết bị trước khi tiến hành rạch da: máy hút, dao mổ điện, dàn mổ nội
soi …
Hình ảnh hiển thị tại phòng mổ là việc cần thiết đảm bảo cho việc lên kế hoạch
mổ như đường mổ, cách thức phẫu thuật. Hiển thị hình ảnh cần được đảm bảo cả
trong suốt quá trình phẫu thuật.
1.1.2.3. Giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi phòng mổ
Trước khi rời phòng mổ, cả nhóm đánh giá lại cuộc mổ, hồn thành việc kiểm
tra thiết bị sử dụng cho cuộc mổ, gạc phẫu thuật và dán mác bệnh phẩm phẫu thuật.
Do trong q trình phẫu thuật có thể thay đổi hoặc mở rộng tùy theo tình trạng tổn


7
thương nên người phụ trách Bảng kiểm cần xác nhận với “ Nhóm phẫu thuật “ xem
chính xác là phẫu thuật/thủ thuật gì đã được thực hiện. Câu hỏi thường đặt ra như
“Chúng ta vừa tiến hành thủ thuật/phẫu thuật gì? “hoặc xác nhận “Chúng ta vừa tiến
hành thủ thuật X có đúng khơng?”
Một bước khơng kém phần quan trọng là dán nhãn bệnh phẩm hoặc đọc to
nhãn bệnh phẩm bao gồm cả tên người bệnh. Do việc dán nhãn không đúng bệnh
phẩm là nguy cơ tiềm ẩn đối với người bệnh, thậm chí mất bệnh phẩm sẽ dẫn đến
những sai sót hoặc khó khăn trong việc điều trị người bệnh về sau nên việc dán nhãn
cần được lưu ý. Người phụ trách cần xác nhận việc dán nhãn bệnh phẩm thu được
trong quá trình phẫu thuật là đúng bằng cách đọc to tên người bệnh, mô tả bệnh phẩm
và ghi thơng tin người bệnh lên trên.
Nhóm phẫu thuật cũng cần đánh giá lại hoạt động của trang thiết bị, những
hỏng hóc xảy ra nếu có hoặc những vấn đề liên quan cần giải quyết.
Cuối cùng cả nhóm sẽ trao đổi kế hoạch chính và những vấn đề liên quan tới
xử lý hậu phẫu và phục hồi của người bệnh trước khi chuyển người bệnh ra khỏi
phịng mổ.

Trong q trình phẫu thuật, đặc biệt các phẫu thuật phức tạp, nhiều chuyên
khoa … việc cử người phụ trách Bảng kiểm để giám sát mọi thành viên, tránh bỏ sót
trong tất cả mọi Giai đoạn. Chừng nào mà các thành viên của “Nhóm phẫu thuật’’
cịn phải làm quen với những khâu liên quan, người phụ trách Bảng kiểm sẽ tiếp tục
hướng dẫn cả “Nhóm phẫu thuật’’ thơng qua quy trình bảng kiểm này.
Do người phụ trách Bảng kiểm có quyền dừng khơng cho tiến hành các bước
tiếp theo nếu các bước trước đó chưa được hồn thành, đảm bảo cho cuộc mổ an tồn
nên họ có thể gặp xung đột với một vài các thành viên khác của nhóm. Vì vậy việc
lựa chọn người phụ trách Bảng kiểm cần phù hợp: có trách nhiệm và cả có tiếng nói
đối với mọi người
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng thực hiện Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
1.2.1.1. Nghiên cứu trên thể giới
Bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật đã được WHO xây dựng và thực hiện từ
năm 2009, đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong phịng ngừa các sai sót liên quan


8
đến phẫu thuật. Trên thế giới đã có nhiều tổ chức và cá nhân tiến hành nghiên cứu
về tính hiệu quả khi sử dụng bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật của WHO.
Alex B. Haynes và cộng sự (2009) đã nghiên cứu thử nghiệm ở 8 bệnh viện
trên toàn thế giới, 4 bệnh viện ở những nơi có thu nhập cao và 4 ở những nơi có thu
nhập thấp và trung bình . Dữ liệu được thu thập từ 7688 người bệnh (3733 trước và
3955 sau thực hiện checklist) từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 9 năm 2008 và kết quả
đã chứng minh những cải thiện đáng kể về an toàn người bệnh trong phẫu thuật. tỉ lệ
biến chứng lớn giảm từ 11% đến 7% (giảm 36%), tỷ lệ tử vong giảm từ 1,5% đến
0,8% (giảm gần 50%) [8].
Tadesse B. Melekie và cộng sự (2015) đã khảo sát 282 ca phẫu thuật từ tháng
1 đến tháng 3 năm 2013 và áp dụng BKATPT của WHO để đánh giá hiệu quả của
việc sử dụng bảng kiểm. Kết quả cho thấy việc tuân thủ các phần trong BKATPT và

sự tham gia của thực hiện bảng kiểm của các thành viên kíp mổ là khác nhau. Phần
có tỉ lệ tuân thủ cao nhất là ID của người bệnh, loại thủ thuật và kháng sinh, kém nhất
là vị trí rạch da và thong tin hình ảnh. Cuộc nghiên cứu đã cho thấy cần cải thiện sự
tuân thủ và sự tham gia của toàn bộ nhóm phẫu thuật, cần giải quyết khái niệm rủi ro
và sựu nhận thức câc phần trong bảng kiểm cho các thành viên trong nhóm [9].
1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước
Lương Thị Thoa và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự tuân
thủ thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra việc tuân thủ BKATPT
cho 1010 ca phẫu thuật theo kế hoạch và cấp cứu thực hiện tại bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên trong thời gian 1 tháng. Nhóm đã đưa ra kết luận: Trong
giai đoạn tiền mê,100% người bệnh được xác nhận đúng và có cam đoan đồng ý phẫu
thuật, 20% người bênh không được đánh dấu vị trí mổ, 98,5% số ca được gắn thiết bị
theo dõi độ bão hòa oxy trong máu. Giai đoạn trước khi rạch da: 15,4 % số ca có tiền
sử dị ứng, 4% các thành viên trong kíp mổ khơng giới thiệu tên và nhiệm vụ của
mình. Việc dùng kháng sinh dự phịng chiếm 79 %. Có 96,6% số ca mổ được phẫu
thuật viên tiên lượng được những bất thường có thể xảy ra. Trước khi rời phịng
mổ:việc ghi chép phương pháp phẫu thuật , phương pháp vô cảm được thực hiện đầy
đủ 100%, điều dưỡng dụng cụ hoàn thành việc kiểm tra gạc, kim, dụng cụ phẫu thuật


9
trược khi đóng vết mổ là 100%. Tuy nhiên, việc đọc to nhãn bệnh phẩm cùng tên
người bệnh chỉ đạt 41%. [4]
Phạm Ngọc Độ (2020) cũng đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự tuân thủ thực
hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tai
bệnh viện Da liễu trung ương từ tháng 3-6/2020. Nhóm đã tiến hành quan sát ngẫu
nhiên 217 ca phẫu thuật bằng bảng kiểm đánh giá tuân thủ quy trình ATPT, bảng
kiểm được xây dựng trên cơ sở nhân viên y tế có/khơng thực hiện các mục trong
BKATPT. Sau đó, nhóm thực hiện qua việc phỏng vấn sâu (PVS) 5 đại diện lãnh đạo

bệnh viện, khoa phịng và tổ chức 4 cuộc thảo luận nhóm (TLN) với nhân viên y tế
tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng. Kết quả cho thấy tỷ lệ
tn thủ quy trình an tồn phẫu thuật chung là 62,7%. Tỷ lệ tuân thủ cao nhất ở giai
đoạn trước khi gây mê/tê với 84,8%, thấp nhất là giai đoạn trước khi rạch da với
77,0%. Tỷ lệ tuân thủ quy trình an tồn phẫu thuật của nhóm bác sĩ phẫu thuật và bác
sĩ/kỹ thuật viên gây mê đều là 81,6%, nhóm điều dưỡng thấp hơn với 69,6%. Một số
nội dung còn chưa thực hiện tốt, tỷ lệ tuân thủ chưa cao, như đánh giá nguy cơ mất
máu ở giai đoạn trước khi gây mê/tê với 47,6%; dự kiến thời gian phẫu thuật và thực
hiện hình ảnh chẩn đốn thiết yếu ở giai đoạn trước khi rạch da lần lượt 88,2% và
76,4%; dán nhãn mẫu bệnh phẩm đầy đủ ở giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi
phòng phẫu thuật là 80,9%.[7]
1.2.2. Các quy định, hướng dẫn về việc thực hiện Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
 Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Hướng dẫn thực hiện Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại
Bệnh viện
 Quyết định số 6858/ QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 18/11/2016 về
việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.
 Quyết định 7482/ QĐ-BYT ngày 18 tháng 12 năm 2018 về việc “Ban hành
tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật”.
 Căn cứ quyết định số 489/QĐ-VĐ của Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức ngày 10/03/2017 về việc áp dụng quy trình và bảng kiểm an tồn phẫu
thuật.


10
 Cẩm nang thực hành bảng kiểm an toàn phẫu thuật (WHO).


11

Chương 2
MƠ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
An tồn người bệnh là quan tâm hàng đầu của ngành Y tế bất kỳ quốc gia nào.
Đối với ngành Y tế Việt Nam, an toàn người bệnh được coi là điều “cốt tử”, bởi bệnh
viện là nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ khâu chẩn đốn cho đến
điều trị. Ở bất cứ cơng đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa
đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh.
Triển khai an tồn trong phẫu thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra
(Thông tư số 19/2013/TT-BYT về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người
bệnh và nhân viên y tế). Do vậy mọi nhân viên y tế tại các cơ sở y tế chăm sóc người
bệnh cần biết và thực hiện nghiêm túc.
Trên cơ sở pháp lý này cũng như hiệu quả của áp dụng Bảng kiểm trên thế
giới, việc triến khai áp dụng Bảng kiểm ATPT được coi như một trong những biện
pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật trong
điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Bệnh viện HN Việt Đức được thành lập năm 1902, trải qua hơn 110 năm nay
bệnh viện đã phát triển trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu, được xếp hạng Bệnh
viện chuyên khoa hạng đặc biệt. Bệnh viện có 08 phịng chức năng, 18 khoa lâm sàng,
09 khoa cận lâm sàng và 01 đơn vị trực thuộc cùng với 05 bộ môn của trường đại học
Y Hà Nội đặt tại bệnh viện. Bệnh viện có 52 bàn mổ, 60 giường hồi sức với các trang
thiết bị hiện đại nhất: Hệ thống kính hiển vi phẫu thuật, robot trong mổ, hệ thống
phòng mổ OR1, Hybrid, các phương tiện hồi sức đảm bảo việc thực hiện các trường
hợp phẫu thuật và hồi sức phức tạp nhất. Trung tâm truyền máu, Ngân hàng mô, khoa
thận nhân tạo cũng được trang bị các thiết bị hiện đại nhất phục vụ chuyên môn. Với
quy mô 1500 giường bệnh, 2200 thầy thuốc, cán bộ và nhân viên y tế, hàng năm bệnh
viện HN Việt Đức đã phẫu thuật được hơn 65.000 lượt phẫu thuật.
Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa (tiền thân là Khoa Gây mê hồi sức)
được thành lập năm 1962 với cơ sở trang bị nghèo nàn, đến nay Trung tâm đã có quy
mơ lớn nhất nước theo tiêu chuẩn quốc tế, dẫn đầu về hoạt động chuyên môn gây mê,
hồi sức. Với 43 phòng mổ, 48 giường hồi tỉnh, 48 giường hồi sức, 350 nhân viên đạt

trình độ cao, giàu kinh nghiệm, Trung tâm đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:


12
Mổ tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể và dịch bảo vệ tim bằng máu ấm; giảm đau
bằng morphin tủy sống; hồi sức sốc...; công bố nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị
như quy trình chẩn đốn và hồi sức bệnh nhân chết não. Số lượng ghép tạng do Trung
tâm thực hiện đứng đầu cả nước với 29 ca hiến tạng, 52 ca ghép thận, 7 ca ghép van
tim, 27 ca ghép gan. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, những thầy thuốc,
cán bộ y tế chuyên ngành gây mê hồi sức luôn là những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc
chiến đấu cam go giành lại cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh viện HN Việt Đức đã tiến hành áp dụng thử Bảng kiểm ATPT trong năm
2010 theo khuyến cáo của WHO và cho kết quả tốt. Đánh giá chung là Bảng kiểm
phù hợp, đơn giản và dễ thực hiện, tạo điều kiện kiểm soát phẫu thuật an toàn và hiệu
quả. Tuy nhiên bệnh viện đã chỉnh sửa một số thông tin cho phù hợp để có thể áp
dụng ở tất cả các khoa phịng, đặc biệt là tại khu vực phòng mổ.
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân viên y tế thực hiện Bảng kiểm an toàn phẫu
thuật: Bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, kỹ thuật viên/điều dưỡng phòng mổ
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Gây mê 2 – TT Gây mê & Hồi sức bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức.
- Thời gian: khảo sát từ 01/06/2021 đến 31/08/2021.
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang.
2.1.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Chọn tồn bộ 117 quy trình đảm bảo an tồn phẫu thuật của 117 ca phẫu thuật được
thực hiện tại khoa Gây mê 2 Bệnh viện HN Việt Đức trong thời gian nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: kiểm tra việc tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật cho 117

ca phẫu thuật theo chương trình thực hiện tại khoa Gây mê 2 Bệnh viện HN Việt
Đức trong thời gian 2 tháng.
- Tiêu chuẩn loại trừ là các ca thủ thuật.
2.1.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu


13
- Thu thập bằng bảng kiểm thiết kế sẵn được xây dựng dựa trên Bảng kiểm an toàn
phẫu thuật của bệnh viện.
- Hồ sơ bệnh án của người bệnh.
Quy trình thu thập số liệu.
- Phổ biến mục tiêu nghiên cứu cho nhóm khảo sát và hướng dẫn cách thực hiện khảo
sát bảng kiểm.
- Cách thức khảo sát: nhóm khảo sát quan sát trực tiếp người bệnh, phẫu thuật viên,
bác sĩ gây mê, điều dưỡng; quan sát toàn bộ 1 ca phẫu thuật theo bảng kiểm an toàn
phẫu thuật và hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2.1.6. Chỉ tiêu nghiên cứu
Thực hiện BKATPT tại 3 thời điểm (giai đoạn), các chỉ số nghiên cứu: Tỷ lệ tuân thủ
BKATPT trước, trong và sau PT.
 Trước khi gây mê (10 mục):
-

Xác định đúng người bệnh;

-

Chuẩn bị vùng PT;

-


Xác định đúng phương pháp PT;

-

Có bản cam kết đồng ý PT;

-

Đánh dấu vị trí PT;

-

Kiểm tra thuốc và thiết bị gây mê;

-

Máy đo bão hòa oxy được gắn lên người bệnh và hoạt động bình thường;

-

Tiền sử dị ứng;

-

NB có khó thở hoặc có nguy cơ sặc;

-

NB có nguy cơ mất máu.


 Trước khi rạch da (9 mục):
-

Các thành viên kíp PT giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình;

-

Xác nhận lại tên NB, phương pháp PT và vị trí rạch da;

-

Kháng sinh dự phịng thực hiện trước PT 30 phút;

-

Những bất thường có thể xẩy ra;

-

Thời gian PT;

-

Mất máu;

-

Xác nhận các dụng cụ, phương tiện đảm bảo vô khuẩn;



14
-

Kiểm tra gạc và dụng cụ;

-

Có vấn đề về thiết bị (chất lượng).

 Trước khi đóng da (4 mục):
-

Điều dưỡng hồn thành kiểm tra: Kim, gạc, dụng cụ;

-

Nhãn bệnh phẩm;

-

Có vấn đề gì về dụng cụ cần giải quyết;

-

Ghi chép hồ sơ chăm sóc sau PT.

2.1.7. Quản lý và xử lý số liệu
- Số liệu được thu thập theo một mẫu bệnh án thống nhất. Sau khi mã hóa số
liệu được xử lí theo phần mềm SPSS 2.0
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2.1. Một số thông tin chung về đối tượng
Qua phân tích số liệu của 117 ca phẫu thuật được lựa chọn quan sát tại khoa
Gây mê 2 của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để đánh giá việc thực hiện tn thủ quy
trình an tồn trong phẫu thuật, chúng tôi được kết quả như sau:

Bảng 2.1.Thông tin chung về nhân viên tham gia phẫu thuật
Các thông tin chung

Tần số

Tỷ lệ (%)

(n=117)
Vị trí cơng tác

Phẫu thuật viên

32

27,4

Bác sĩ gây mê

28

23,9

Điều dưỡng (Phụ mê, dụng

57


48,7

Nam

49

40,4

Nữ

68

59,6

Dưới 30 tuổi

43

36,8

Từ 30 đến 45 tuổi

52

44,4

Từ 46 tuổi trở lên

22


18,8

cụ và chạy ngồi)
Giới tính

Nhóm tuổi


15
Trình độ chun

Trung cấp

13

11,1

mơn

Cao đẳng

44

37,6

Đại học

25


21,4

Trên đại học

35

29,9

Thâm niên cơng

Dưới 5 năm

24

20,5

tác

5 - 10 năm

51

43,6

Trên 10 năm

42

35,9


Trong bảng 2.1 cho thấy một ê kíp phẫu thuật gồm 3 nhóm nhân viên y tế chủ
chốt: bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ gây mê, KTV/ ĐD gây mê và điều dưỡng dụng cụ hay
chạy ngồi. Có 117 NVYT tham gia nghiên cứu trong đó nhóm tuổi thường gặp nhất
ở đối tượng nghiên cứu 30 – 45 có 52 người chiếm 44,4%, giới nữ chiếm 59,6% cao
hơn nam, nhân viên y tế có thời gian làm việc tại bệnh viện 5- 10 năm chiếm 43,6%,
trình độ học vấn chủ yếu là cao đẳng chiếm 37,6% và trên đại học chiếm 29,9%.
2.2.2. Thực trạng tuân thủ Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
2.2.2.1. Giai đoạn tiền mê
Kết quả quan sát việc tuân thủ quy trình ATPT của NVYT ở giai đoạn tiền mê/tê
được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Tỷ lệ thực hiện BKATPT ở giai đoạn tiền mê (n=117)
Thực hiện đúng

Thực hiện chưa
đúng

Tuân thủ quy trình ATPT
Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Xác định đúng người bệnh.


117

100

0

0

Chuẩn bị vùng PT.

32

27,3

85

72,7


16
Xác định đúng phương pháp
PT
Có bản cam kết đồng ý PT

102

92,2

15


7,8

117

100

0

0

Kết quả bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ thực hiện kiểm tra hồ sơ bệnh án, xác định
đúng người bệnh và có bản ký cam kết đồng ý phẫu thuật là 100%. Có 92% xác định
phương pháp phương pháp, 7,8% khơng xác định phương pháp phẫu thuật. Có 27,3%
vùng phẫu thuật được vệ sinh và băng gạc vơ khuẩn.
100%
90%

0

0

100

100

18

80%
70%
60%

50%
40%

82

khơng


30%
20%
10%
0%
Đánh dấu vị trí PT

Kiểm tra thuốc và thiết bị Gắn máy đo bão hòa
gây mê
oxy

Biểu đồ 2.1. Đánh giá sử dụng BKATPT ở giai đoạn tiền mê/ tê
(n=117)

Biểu đồ 2.1 cho thấy có 18% người bệnh khơng được đánh dấu. Ngun nhân
do vùng phẫu thuật nằm bên trong các khoang tự nhiên không thể đánh dấu trước khi
phẫu thuật.


17
100%
90%
80%

70%
60%
50%

100

100

Khơng

100



40%
30%
20%
10%
0%
Tiền sử dị ứng

NB có khó thở hoặc
nguy cơ mất máu

Nguy cơ mất máu

Biểu đồ 2.2. Đánh giá các vấn đề của người bệnh
Biểu đồ 2.2 cho thấy trước khi gây mê 100% người bệnh được khai thác kỹ về
tiền sử bệnh và các nguy cơ có liên quan.
2.2.2. Giai đoạn trước khi rạch da. Thực hiện BKATPT trước khi rạch da


Bảng 2.3. Tỷ lệ thực hiện BKATPT trước khi rạch da (n = 117)
Thực

hiện Thực hiện chưa Không

đúng

đúng

thực

hiện

Nội dung
Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng


(%)

lượng

(%)

Các thành viên kíp PT giới
thiệu tên và nhiệm vụ của 56
mình

48,3

0

0

61

51,7

95,7

5

4,3

0

0


76

28

24

0

0

Xác nhận lại họ tên NB,
phương pháp PT và vị trí rạch 112
da
Kháng sinh dự phịng thực
hiện trước PT 30 phút

89


×