1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm ở vị trí tiếp xúc của một số đĩa lục địa nên xứ sở nước Nhật hay có
những cơn động đất, sóng thần ngồi khơi gây ra. Vì thế, cái sống và chết luôn
cận kề bên nhau nên ở người Nhật, sự tinh tế trong cảm thức thẩm mỹ luôn sâu
sắc mà rõ nét nhất là qua văn chương. Nó khơng chỉ được thể hiện bởi những
vần thơ haiku ngắn gọn, lời ít ý nhiều mà còn qua những cây bút kiệt xuất trong
văn học Nhật hiện đại. Cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryonosuke, Natsume
Soseki là một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản.
Sinh ra và lớn lên không được may mắn như những cây bút khác nên cuộc
đời của ông là những trang văn thấm đẫm nỗi buồn, mong muốn được hạnh phúc
và thanh lọc tâm hồn con người. Từ đó, hình tượng nhân vật của Soseki luôn đầy
những bi kịch, những nỗi ám ảnh không lối thoát, rơi vào tuyệt vọng. Đặc biệt,
những nhân vật ấy khơng chỉ dày vị về mặt tinh thần mà cịn đau đớn hơn, khi
chính họ tự tìm đến cái chết. Đây chính là cái riêng, cái độc đáo khiến cho những
trang viết của Soseki không lẫn vào đâu được.
Hơn nữa, con đường học vấn của Natsume Soseki gặp không ít những
gian truân, trắc trở khi phải lựa chọn cho mình những giá trị văn hóa giữa
phương Đơng và phương Tây. Điều này tạo nên một khối mâu thuẫn lớn trong
cuộc đời cũng như trong sáng tác của ông. Thêm vào đó, tuy thật khó để xếp
Soseki vào một trường phái lãng mạn hay hiện thực nào, song những sáng tác
của ông luôn mang một giá trị mới, dễ đi vào lòng người đọc và mang lại cho
người Nhật một ý thức tích cực. Với bộ tam tiểu thuyết “Cho đến sau điểm xuân
phân” và “Kojin”, “Kororo” (Nỗi lòng) gây được tiếng vang lớn trong đời sống
cá nhân mà cụ thể là trong thế giới cô đơn và vị kỉ; những tình tiết căng thẳng và
đầy kịch tính… đáng để cho chúng ta phải đọc và suy ngẫm, xứng đáng là “tác
phẩm hay nhất trong số các tác phẩm thành công của Soseki” [5;118].
2
Với đề tài và văn phong quyến rũ, cuốn tiểu thuyết Nỗi lòng đã đi sâu vào
khai thác con người trong xã hội hiện đại với tất cả các mặt đời thường của nó,
thực sự đem đến cho người đọc một cái nhìn khá bao quát về đất nước và con
người Nhật lúc bấy giờ. Chính vì ngưỡng mộ tài năng nhà văn cũng như nhu cầu
muốn khám phá những bi kịch cá nhân mà lồi người mn thưở phải đối mặt,
chúng tôi đã mạnh dạn chọn “Bi kịch cá nhân trong tiểu thuyết Nỗi lòng của
Natsume Soseki” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Bằng cơng việc
thiết thực này, chúng tơi muốn đóng góp một phần nhỏ bé hiểu biết của mình để
làm phong phú thêm cho bức tranh nghiên cứu về tác giả Soseki nói riêng và
tổng thể nền văn học Nhật nói chung. Qua đó, giúp cho độc giả có cái nhìn bao
qt và dung dị nhất với những bản chất vốn có của nó vậy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khơng chỉ bây giờ mà trước đây khá lâu, vượt qua những bất đồng về văn
hóa cũng như rào cản về ngơn ngữ, văn học Nhật đã khơng cịn xa lạ với nhiều
dịch giả, giới nghiên cứu và bạn đọc gần xa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nền
văn học Nhật hiện đại, đặc biệt là ở Việt Nam còn rất hạn chế. Cụ thể là tác giả
Natsume Soseki và cuốn tiểu thuyết Nỗi lịng, chỉ có một số ít cơng trình nghiên
cứu có liên quan:
Trước hết, phải kể đến Nguyễn Nam Trân, với 30 năm sống trên xứ sở
nước Nhật để tìm hiểu đất nước và con người nơi đây, ông đã góp rất nhiều cơng
sức trong việc nghiên cứu và dịch thuật văn học Nhật ra tiếng Việt. Trong cuốn
“Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản” (2011), NXB Giáo dục Việt Nam, dịch
giả đã dành gần trọn một chương để viết về Natsume Soseki trong tương quan so
sánh với Mori Ogai, những hình tượng nhà văn mở nước với những tâm sự uẩn
khúc. Natsume Soseki, “ơng có tâm hồn thuần túy Á Đông nên tuy yêu chuộng
tự do cá nhân của một xã hội trật tự như nước Anh nhưng anh rất sợ việc tiếp
thu ảnh hưởng Âu Mỹ mà thiếu đầu óc phê phán”, “Qua những tác phẩm, Soseki
trình bày những nghịch cảnh và khổ não mà con người gặp phải trong cuộc sống
3
và quyết tâm đập tan nó” [7, tr.364]. Và một trong số những tiểu thuyết ấy, Nỗi
lòng do ba phần kết hợp lại, “nhân vật chính của nó khơng có tên, chỉ được gọi
là trống là “thầy” (Sensei), một trí thức nhàn hạ. Người này cũng có chân trong
mối quan hệ tay ba như thấy nơi các tiểu thuyết khác của Soseki, đã dùng mưu
mẹo để chiếm đoạt người yêu của bạn mình, sau tự đâm ra khinh ghét và mang
trong nhiều năm trời mặc cảm phạm tội, những muốn tự sát làm người tuẫn đạo
để bảo vệ luân lí thời Meiji” [7, tr.368]”. Khơng dừng lại ở đó, dịch giả đã so
sánh Soseki và Mori Ogai với những nét tương đồng và dị biệt: “Hai ơng có cái
nhìn phê phán sâu sắc về mặt văn hóa, có kiến thức phong phú cả hai nền văn
hóa Đơng Tây, có những hoạt động sáng tác và dịch thuật giàu chất lượng”,
“Cá nhân Ogai không phải là nhà cách mạng nhưng ông có thấy bối rối khi thấy
chính phủ thời đó đàn áp tự do ngôn luận qua vụ án “đại nghịch”, cịn Soseki đã
thất vọng về tâm lí khinh bạc và ích kỉ của lớp người trẻ thời đại ông” [7,
tr.340]. Qua đây, Nguyễn Nam Trân đã cho bạn đọc có một cái nhìn khái lược về
Natsume Soseki trong nội dung sáng tác, tư tưởng thời đại đã ảnh hưởng khơng
ít đến sự nghiệp sáng tác của ơng và ít nhiều, tác giả cũng đã đề cập đến nhân vật
khơng có tên mà chỉ được gọi là “thầy” với những tính cách tiêu biểu trong tiểu
thuyết Nỗi lòng.
Cùng nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Natsume Soseki, tác giả
Nguyễn Tuấn Khanh trong “Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản
hiện đại” (2011), NXB Khoa học xã hội, đã khẳng định rằng “Natsume Soseki là
một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong nền văn học hiện đại của nước nhà”
[6, tr.81]. Song hành với những nghiên cứu đó, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu
sáng tác của Soseki ở trong nhiều tác phẩm: “Natsume Soseki thường phân tích
cái tơi, nói lên nỗi cơ đơn của một người trí thức trong xã hội tư sản mang nhiều
tàn tích phong kiến, sự bế tắc của cá nhân và tư tưởng hồi nghi” [6, tr.20].
Nhiều tác phẩm của ơng được coi là mẫu mực, là hiện thân rõ nét nhất những cố
gắng tinh thần trong việc kết hợp nghệ thuật truyền thống và phong cách văn
4
chương phương Tây để làm nên những tác phẩm điển hình trong nền văn
chương Nhật lúc bấy giờ” [6, tr.130]. Hơn 50 trang viết về tác giả Soseki, tuy
không đi sâu vào một tác phẩm cụ thể nào nhưng Nguyễn Tuấn Khanh đã mang
đến cho người đọc một cái nhìn khá bao quát về nội dung cũng như nghệ thuật
trong sáng tác của Natsume Soseki.
“Không chịu ảnh hưởng của phương Tây hay cũng không bị ràng buột
vào những giá trị cố hữu của người Nhật Bản”, tác giả Đoàn Lê Giang trong
Văn học cận đại Đông Á (2011), NXB tổng hợp TP.HCM đã đem đến cho chúng
ta bức tranh về sự hình thành các sáng tác của Natsume Soseki – nhìn từ quá
trình ra đời của tiểu thuyết cận đại. Hiện nay, làn sóng hiện đại hóa ồ ạt, thơng
qua những nhân vật trong tác phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, Soseki đã
nói lên những suy nghĩ về hiện đại hóa Nhật Bản: “Đất nước lâm nguy thì tự do
cá nhân bị hạn chế, đất nước thái bình thì tự do cá nhân được mở rộng là
chuyện đương nhiên” [5, tr.226]. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những nhận xét
thiết thực: “Soseki là nhà văn luôn hướng cái nhìn vào sự tiêu cực của thời hiện
tại và liên tục nêu lên những vấn nạn của nó” [5, tr.236]. Với những trang viết
khá dày dặn của tác giả đã đưa chúng ta đến với chiều sâu văn hóa trong những
tác phẩm của Soseki.
Song hành với một số tác giả như Higuchi Ichio, Mori Ogai…. Natsume
Soseki đã góp phần làm cho bộ mặt văn học Nhật thay da đổi thịt, mang một
màu sắc mới trên nền văn học thế giới. Trong tác phẩm của họ xuất hiện những
“đề tài về số phận con người bi kịch cá nhân miêu tả những tâm trạng bi quan,
thất vọng… Đại biểu của trường phái này phải kể Kitamura Tokoku… Mori
Ogai và Natsume Soseki” [5]. Đó là những nhận xét và nghiên cứu của Phùng
Hoài Ngọc trong “Văn học châu Á 2 (ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN, LÀO, CAMPUCHIA,
Ả RẬP)” (2011). Qua cuốn giáo trình tuy ngắn gọn này nhưng Phùng Hoài Ngọc
đã cho độc giả thấy được vai trị, vị trí của Soseki trong nền văn học thế giới.
5
Hơn nữa, bi kịch cá nhân là một trong những vấn đề nổi trội khiến cho những
cây bút của nền văn học lúc bấy giờ đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực.
Mặt khác, cùng với những cơng trình đã được xuất bản thành sách thì trên
báo và các trang mạng internet cũng có một số bài viết ít nhiều đề cập đến tác giả
và cuốn tiểu thuyết:
Tác giả Phương Từ với bài viết “Cái chết trong văn hoá Nhật Bản nhân
trường hợp nỗi lòng của Natsume Soseki” ( />thực sự sâu sắc và ý nghĩa. Trong bài viết này, tác giả đã khai thác những bế tắc
của nhân vật, cái giá mà con người phải trả “Kokoro – Nỗi lòng là một trong
những tiểu thuyết hay nhất của ông, được sáng tác hai năm trước khi Minh Trị
Thiên hoàng băng hà và hai năm trước khi ơng mất. Có lẽ vì thế mà tiểu thuyết
đầy ám ảnh của cái chết và nỗi cô đơn”. Với giọng điệu tự thuật chậm rãi, là
“hành trình chiêm nghiệm cái tơi của nhân vật Tiên Sinh, người bị cuộc đời đẩy
vào cái lồng cô đơn khơng lối thốt, phải chọn cái chết như sự cứu chuộc một
cuộc đời sầu thảm”. Chính ơng đã viết rằng: “Cô đơn là cái giá mà chúng ta
phải trả, vì đã ra đời trong thời thế hiện tại đầy những tự do, độc lập và vị kỷ
của chúng mình”. Và trên cái nền bi kịch cá nhân của Tiên Sinh, Soseki đã
“khéo lồng những tình tự của cuộc cáo chung thời đại Minh Trị. Thiên Hồng
băng hà, khơng khí ấy tràn ngập trong phần hai và phần ba của tiểu thuyết. Cái
chết của thiên hoàng tỏa lan và ảnh hưởng tâm khảm thời đại. Cách kể chuyện
Soseki không để lộ nhiều manh mối, khiến người đọc phải cùng lần mị trên con
đường cơ đơn dằng dặc của nhân vật”. Mặc dù cái chết và nỗi cô đơn hay những
bi kịch này đã trở nên quen thuộc trong làng văn chương nhưng Natsume Soseki
vẫn được người đọc xưa và nay đón nhận với sự đồng cảm lạ lùng.
Tương tự, bài viết “Tiểu thuyết Nỗi lịng: tận cùng của sự cơ đơn” (Phụ
nữ Oline ngày 23/11/2011) của Xuân Nguyên đã cho thấy Soseki quan tâm nhiều
đến nỗi cô đơn và con người trong thế giới mới mà ở đó “những con người đơn
6
độc như nhân vật chính Tiên sinh đã khơng thấy chỗ đứng thích hợp. Con đường
duy nhất để Tiên Sinh trốn thốt khỏi cảnh cơ đơn ấy là cái chết”.
Đề cập đến một tác phẩm khác của Soseki, tác giả Quế Sơn với bài viết
“Gối đầu lên cỏ của Natsume Soseki” (báo Tuổi Trẻ ngày 27-4-2012, trong mục
“Thế giới sách”) cũng đã giới thiệu về “chủ đề thường thấy trong các tác phẩm
của Soseki là những nỗi đau khổ nội tâm và sự cơ đơn, cách ly của giới trí thức
trong bối cảnh xã hội hiện đại hóa (vào thời buổi đó, là đồng nghĩa với Tây
phương hóa) quá nhanh, gây ra những đụng độ khó tránh khỏi giữa văn hóa
truyền thống và văn hóa du nhập, là sự xung đột giữa nghĩa vụ và dục vọng, là
sự đối mặt giữa lòng trung thành với tập thể và tâm thức tự do của cá nhân. Và
thông qua các chủ đề này, Soseki biểu lộ thái độ khinh bỉ đối với lối bắt chước
“giống như khỉ” văn hóa phương Tây và cái nhìn bi quan về bản chất con
người”. Qua bài viết này cho chúng ta thấy được tư tưởng sáng tác của tác giả
gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình.
Qua việc khảo sát và tìm hiểu tất cả các nguồn tài liệu có liên quan cho
thấy tác giả Natsume cũng như tiểu thuyết “Nỗi lòng” vẫn còn khá xa lạ đối với
nền văn học Việt Nam. Một số bài viết chỉ nhắc đến cái tên hoặc chỉ dừng lại ở
lớp bề ngoài của tác phẩm mà chưa đi sâu vào phân tích, mổ xẻ, tìm hiểu cái tận
cùng của tác phẩm. Hơn nữa, bao trùm lên thiên tiểu thuyết là sự cô đơn tột đỉnh,
cái giá mà con người lúc bấy giờ phải đón nhận vẫn chưa được nghiên cứu rõ
nét. Để tìm hiểu sâu sắc và thỏa lịng mong mỏi của cá nhân nói riêng, tính cấp
thiết của đề tài nói chung, người viết mạnh dạn đi vào tìm hiểu BI KỊCH CÁ
NHÂN thơng qua một số nhân vật tiêu biểu mà họ là đại diện cho xã hội thời bấy
giờ. Qua đó có thể so sánh với những bi kịch cùng thời để cảm và hiểu những
chân lí trong cuộc đời này, đơi lúc chết khó hơn là sống.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
7
Tìm hiểu những bi kịch của các nhân vật chính được khắc họa trong tiểu
thuyết của Natsume Soseki.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn sử dụng văn bản tiểu thuyết Nỗi lòng của Natsume Soseki do Đỗ
Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch, nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành
năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài một cách hiệu quả nhất, chúng tôi đã sử dụng những
phương pháp như sau:
Thứ nhất là với phương pháp thống kê tài liệu: qua q trình tìm nguồn tài
liệu, chúng tơi đã thống kê được những nguồn tài liệu nào có liên quan đến tác
giả, tác phẩm và nội dung đề tài để tiện cho việc nghiên cứu.
Thứ hai là phương pháp phân tích so sánh: trên cơ sở lựa chọn các nguồn
tài liệu tham khảo, chúng tôi tiến hành so sánh với các nhân vật trong những tiểu
thuyết cùng thời kì lịch sử để làm nổi bật được nội dung mà đề tài cần hướng
đến.
Tiếp theo là phương pháp tổng hợp khái qt: đây là một phương pháp
đóng vai trị rất quan trọng trong việc nghiên cứu bởi nó là bước cuối cùng để
tổng hợp các tài liệu đã được phân tích, các luận điểm luận cứ chính yếu nhất.
Ngồi các phương pháp ấy, chúng tơi cịn sử dụng kết hợp với các phương
pháp như phương pháp tiếp cận tác giả, tác phẩm; phương pháp nhận xét đánh
giá… nhằm tìm hiểu đề tài sâu sắc hơn.
5. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo thì
phần nội dung được chia thành 3 chương chính:
Chương 1: Natsume Soseki trong dịng chảy văn học Nhật Bản hiện đại
Chương 2: Nỗi lòng –con người và những bi kịch thời hiện đại
Chương 3: Nỗi lòng – mỹ học của cái chết
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NATSUME SOSEKI TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC NHẬT
BẢN HIỆN ĐẠI
1.1.
Vài nét về bức tranh văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX đến nay
Cũng như các nước khác, văn học Nhật là một trong những khuôn mặt
tiêu biểu nhất của văn hóa, nó có ảnh hưởng và tác động qua lại đến tất cả các
mặt của đời sống xã hội. Hịa vào những đặc điểm chung đó, văn học Nhật cũng
mang trong mình những nét riêng, khó lẫn vào đâu được. Đúng như nhà nghiên
cứu Đào Thị Thu Hằng đã bàn về nền văn học Nhật “Trong ba nền văn hóa lớn
của phương Đơng, nếu Ấn Độ được coi là duy linh, Trung Quốc duy lí, thì Nhật
Bản duy mĩ, duy tình” [3, tr.6]. Khác với hai nền văn hóa kia, ở Nhật có riêng
một hệ thống nguyên lí thẩm mĩ rất độc đáo với các quan niệm Sabi, Wabi và
Aware… Không những vậy, văn học Nhật từ trong khởi sắc đã không ngừng học
hỏi, tiếp nhận cái mới trên tinh thần cái mới không loại bỏ cái cũ mà bổ sung và
song song tồn tại cùng cái cũ.
Kể từ năm 1868, vua Meigi (Minh Trị) lên ngôi đã quyết định khởi xướng
việc thay đổi tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước bao năm nay bằng tư
tưởng học hỏi phương Tây và đuổi kịp phương Tây. Khởi xướng ấy đã làm cho
cả thế giới kinh ngạc với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa nghệ thuật,
trong đó khơng thể khơng đề cập đến văn học. Vậy là thời kì khởi nguyên của
văn học Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lại trỗi dậy với hàng loạt tên tuổi
xuất chúng và ngân vang mãi đến tận ngày nay như Mori Ogai (1862-1896),
KyunOsake Akutagawa (1892-1927), Mishima Yukio (1925-1975).
9
Năm 1912, sau khi Minh Trị thiên hoàng qua đời thì vua Taisho lên ngơi
(1912-1926), đó cũng là lúc Đại chiến thế giới lần thứ Nhất (1914-1918) diễn ra.
Nhiều lớp thanh niên Nhật phải xa quê hương lao vào những trận mạc xa lạ để
bành trướng vùng Thái bình dương và đến tận Siberi phía bắc. Cùng với những
cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ và cơm áo của nhân dân Nhật nổ ra liên miên,
văn học Nhật cũng chuyển theo khuynh hướng dân tộc – đại chúng, nhiều văn
phái mới ra đời.
Trước hết, phái Shira Kaba (Bạch hoa) chủ trương tơn trọng cá tính và lập
trường nhân đạo chủ nghĩa để nói lên nỗi bất hạnh của người trí thức hiện đại với
các tác giả như Naoyo, Takeo…
Một văn phái khác lấy tên là Shinshicho (tân tự trào), phái này phản ánh
mâu thuẫn của xã hội, dùng lí trí phân tích mổ xẻ thế giới nội tâm phức tạp bí ẩn
của người đương thời. Tiêu biểu có nhà văn Akutagawa (1892-1927), ơng có
cơng trong việc xây dựng nền văn học hiện đại Nhật Bản hồ nhập vào dịng thác
văn học thế giới.
Theo đó, giai cấp cơng nhân Nhật ngày càng lớn mạnh, một dịng văn học
vơ sản cũng ra đời. Gắn với dòng văn học này là các tác giả như nữ văn sĩ
Miamoto Yuriko (1899- 1951), Hayama Yoshiki, Kobayashi…
Bên cạnh những dòng phái văn học trên còn có phái văn học đại
chúng (Faishu Bungaku) chủ trương phục vụ đại chúng nhân dân. Đáng chú ý là
Nakagato với tác phẩm Daibosa Tosutoge.
Cuối năm 1926, Nhật hoàng Tasho chết. Thái tử Hirohito lên ngôi đổi
niên hiệu là Showa. Từ 1950 trở đi, nước Nhật lại bước vào công cuộc hiện đại
hố nền cơng nghiệp với hơi thở mới của thời đại. Nền văn học Nhật Bản theo đà
đó bước vào thời kì đương đại. Nhiều khuynh hướng văn học bắt đầu nảy nở và
10
trở nên phức tạp hơn trước. Có người muốn duy trì bảo vệ bản sắc Nhật, có
người lại muốn dung hoà truyền thống và thế giới hiện đại.
Giữa các khuynh hướng đó, nổi lên Dazai Osamu (1909-1948) hiện thân
cho thế hệ thanh niên tham gia đại chiến thế giới II. Họ hoang mang, thất vọng
trước sự tan vỡ của các lý tưởng truyền thống, đạo đức xã hội bị băng hoại, con
người bị xã hội cơng nghiệp tha hố. Mặt trời lặn, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của
chính tác giả đã phản ánh một cách đầy đủ hiện thực bấy giờ. Hịa vào đó, một
số nhà văn đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại Tây Âu như Inovse Yasusi
(1907-1991) thành danh sau Đại chiến thế giới II. Tác phẩm của ông giàu chất
thơ, chuyên miêu tả sự cô đơn của con người, hành động khơng có mục đích, thể
hiện chủ nghĩa hư vô của con người hiện đại. Điển hình là những tác phẩm làm
nên tên tuổi như Chọi bò (1949), Bướm đen (1955)...
Với phong cách sáng tác độc đáo, có sự kết hợp giữa tư tưởng chủ nghĩa
hiện thực cùng trí tưởng tượng khống đạt và những triết lý sâu sắc, sáng tác của
Abe Kobo thể hiện rõ ảnh hưởng của Rilke, Kafka và Poe; chúng được viết bằng
ngơn ngữ khơ khan nhưng chính xác, điều đó tương phản một cách đáng ngạc
nhiên với hoàn cảnh lạ thường của chúng. Qua các tác phẩm của Abe Kobo, độc
giả tìm thấy những mơtíp về sự trốn chạy, sự săn đuổi, sự xa lạ với chính mình
và với mọi người.... Người đàn bà trong cồn cát (1962), tiểu thuyết tâm lí kiểu
hiện sinh chủ nghĩa với bút pháp hiện thực kết hợp hư ảo, miêu tả số phận con
người qua những biểu tượng. Ở đó, thân phận con người được miêu tả giống như
một q trình khơng có khởi đầu và kết thúc, khơng cịn tồn tại khơng gian và
thời gian, ở đó con người chỉ tự mình ra đi và tự mình sinh trưởng, giữa họ
khơng có điểm tương đồng. Với nhiều chủ đề đa dạng, phong cách sáng tác độc
đáo, sự thành công trong nhiều thể loại sáng tác, tên tuổi Kobo Abe được nhiều
người trên thế giới khâm phục. Hoặc nhà văn Oe Kenzaburo (sinh 1935), chịu
ảnh hưởng khá rõ chủ nghĩa hiện sinh Jean Paul Sartre (Pháp) và Henry Miller
11
(Mỹ). Ông viết theo lối biểu tượng, miêu tả thế giới mộng mị, tình dục và cuộc
sống tha hố của con người Nhật hiện đại. Đáng chú ý nhất ở giai đoạn này là
vào năm 1994, Oe Kenzaburo nhận được giải Nobel văn chương.
Sau thế chiến thứ 2, nước Nhật phải hứng chịu sự thất bại nặng nề cùng
với sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt. Nước Nhật bị tàn phá, tâm lí thất vọng
và hồi nghi ám ảnh với người dân nhưng với đức tính tự tơn, khơng ngừng phát
triển, lại một lần nữa, chúng ta được chứng kiến sự khởi sắc ngoạn mục của Phù
Tang quốc. Cuộc cải cách kinh tế làm cho nước Nhật giàu có lên nhanh chóng
nhưng đời sống cơng nghiệp cũng huỷ hoại khơng ít đến bản sắc văn hố truyền
thống Nhật bản, đặc biệt về mặt tâm hồn. “Phải chăng cái sức mạnh ma quỉ của
xã hội đang biến con người thành vật hi sinh cho danh vọng và sự nhục nhã.
Cho sự làm giàu và những cuộc vỡ nợ ? . . . Con người chỉ nhìn thấy những gì bề
ngồi. Cịn cái đẹp, chân lí bên trong và Tạo hố không hề rung động anh ta . .
.” (Kunikida, nhà văn nổi bật trong phong trào đổi mới lúc bấy giờ) [5]. Và như
vậy, nền văn học vô sản lại có điều kiện phát triển mới. Nhiều nhà văn tích cực
phản ánh đời sống cùng cực và tinh thần đấu tranh đòi quyền lợi của tầng lớp
nhân dân lao động như Nakagami Kengi (sinh 1946) xuất thân đẳng cấp cùng
đinh (Bura Kunin) với tác phẩm Biển những cây chết, ông đã được tặng giải
thưởng Akutagawa. Đặc biệt hơn, bước vào nền văn chương đương đại lúc bấy
giờ, chúng ta lại có dịp thưởng thức những sản phẩm nghệ thuật độc đáo của
Haruki Murakami. Ông là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học
người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật.
Những bước phát triển ấy cho thấy một nước Nhật mạnh mẽ, biết vươn lên từ
trong những điều kiện khó khăn. Hay nói như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
trong cuốn Văn học cận đại Đơng Á từ góc nhìn so sánh: “Nhiều nhà trí thức
Trung Quốc, Việt Nam đã nhìn thấy sức mạnh ấy từ những năm 50 – 60 của thế
kỉ XIX nhưng chỉ có Nhật Bản đã đi tiên phong, bắt được nhịp cầu thành công
12
với văn hóa phương Tây, xây dựng nước Nhật hùng cường, dấy lên phong trào
du học Nhật Bản ở tất cả các nước Đông Á vào khoảng giao thời hai thế kỉ XIX
–XX” [5, tr.27]. Với sự phát triển như vũ bão, cho đến tận bây giờ, người Nhật
có quyền tự hào về truyền thống văn hóa – văn học của người Nhật khi có tới hai
nhà văn đạt giải nobel Văn học: Yasunari Kawabata (1868) và Oe Kenzaburo
(1994).
Nhìn một cách tổng quát, từ trong khởi thủy mà đặc biệt là từ đầu thế kỉ
XX đến nay, văn học Nhật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đúng như lời của
Rabindranath Tago – đại thi hào của văn học Ấn Độ khi bàn về văn học học hiện
đại Nhật Bản “Châu Á thức dậy khỏi giấc ngủ hàng thế kỉ, Nhật Bản nhờ những
mối quan hệ và va chạm với phương Tây đã chiếm một vị trí danh dự trên thế
giới. Bằng cách đó, người Nhật đã chứng tỏ rằng, họ sống bằng hơi thở thời đại
chứ không bằng những thần thoại huyền hoặc của quá khứ” [5].
1.2. Natsume Soseki trong bối cảnh giao thời văn hóa
Vì hồn cảnh gia đình sa sút nên sự ra đời của Natsume Soseki khơng
được bố mẹ hoan nghênh. Vì thế, cuộc sống xa gia đình và phải đi làm con ni
cho một gia đình khác ở Shinjuku, Tokyo, một mặt khiến ơng phải va chạm
nhiều với sự phức tạp của cuộc sống, mặt khác, nó là điều kiện để ơng sớm được
tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn chương cổ điển Nhật Bản cũng như những tác
phẩm văn học Anh đương thời.
Xã hội và cuộc sống nơi đây đã ảnh hưởng không ít đến đời sống cá nhân
cũng như sự nghiệp sáng tác sau này của ông. Năm 1867, khi mới chào đời được
ít lâu, ơng đã được gửi ở nhờ một gia đình làm nghề bán vật dụng cũ. Hai tuổi đi
làm con ni ở gia đình Siobara, 10 tuổi mới về nhà. Năm 1890, ông vào học
ban Anh văn trường Đại Học Đế Quốc Đông Kinh. Thời gian này, văn Anh của
ông trau chuốt và ông cũng đã đủ sức để dịch một tác phẩm cổ điển Nhật Bản.
13
Tại đây, ơng có nhiều đồ đệ và sáng tác trong một địa bàn rộng rãi từ tiểu thuyết,
nghị luận đến thi ca dù thời gian hoạt động không dài bao lâu vì ơng đến với
làng văn khá trễ. Hơn nữa, Soseki chịu ảnh hưởng lớn từ Thất thảo tập của thi sĩ
Masaoka Shiki (1867-1902). Ông bắt đầu sáng tác nhiều bài thơ chữ Hán theo
thể thơ Haiku và đây cũng là lần đầu tiên ông dùng biệt hiệu Soseki nhằm thể
hiện tâm nguyện thay đổi mạnh mẽ cuộc sống thực tại, rũ bỏ mọi khổ cực để
giành lấy một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhìn về thời gian từ đầu thế kỉ XX đến nay, văn học Nhật Bản mặc dù trải
qua khá nhiều bước thăng trầm nhưng nó khơng ngừng vận động và phát triển.
Hàng loạt những trào lưu đương thời của phương Tây thông qua sách dịch tràn
lan trong suốt cuộc Duy tân Meiji (Minh Trị, 1862-1912), rồi đến thời Taisho đã
phân hóa giới cầm bút trong nước thành nhiều dòng phái khác nhau. Trong bối
cảnh ấy, Natsume Soseki cùng với những đại diện như Nagai Kafu (1879 1959), Ishikawa Jun (1899 - 1987)… thuộc dòng phái sáng tạo từ cuộc đối đầu
văn hóa là sự hịa trộn ưu thế giữa văn minh Đông và Tây, tạo ra một lối văn
xuôi mới cho tiếng Nhật.
Trưởng thành trong buổi giao thời của thời đại Minh Trị, Soseki vừa tiếp
thu tinh hoa văn hoá truyền thống, vừa thụ hưởng luồng gió hiện đại thổi từ trời
Tây nên nhưng áng văn chương ông đầy những dằn vặt, ám ảnh của một trí thức
trước những ngã ba thời cuộc. Trên nhiều trang văn của ông mang một nội dung
phản ánh xã hội với những cuộc khủng hoảng cần vượt qua và một sứ mạng cần
làm trịn. Ơng ý thức được hồn cảnh thực tại và những cái cần phải đổi thay để
có một cuộc sống tốt đẹp ở phía trước. Vì thế, những trang văn của ơng như
những dịng nhật kí của cuộc đời. Nó ghi lại những gì ơng gặp phải, trải qua và
quyết tâm từ bỏ nó. Qua cuốn Wagahaiwa Neko de aru (Tôi là con mèo) đã bao
quát một cách rộng lớn những quan sát về thế giới loài người với những đặc
điểm của nó. Tác phẩm đã chỉ trích sắc sảo vào nhược điểm của con người nói
14
chung và vào giới trí thức Nhật cuối thời Minh Trị nói riêng. Đồng thời, Soseki
cũng đã chế nhạo một cách thích thú vào những kẻ tơn sùng mù qng phương
Tây. Và chính những ý thức đó, ơng nhanh chóng thích nghi với hồn cảnh sống,
biết vượt qua mọi khó khăn và thử thách của thời cuộc. Đặc biệt, khi vào giảng
dạy ở trường Cao học và Đại học ở Tokyo, ơng đã làm sống dậy tâm hồn của
hàng nghìn sinh viên khi vừa bị mất ngọn lửa thơ ca hừng hực của Heian thì đã
cơng khai biểu lộ sự bất mãn của họ với lối tiếp cận giáo trình có tính cách hàn
lâm của Soseki; ơng đã nhanh chóng thay đổi giáo trình phù hợp với cách thức
tiếp nhận và xác lập được danh tiếng với học trò.
Mặt khác, sinh sống và gắn bó với nước Anh từ nhỏ nên Sôseki quá quen
thuộc với nền văn học Anh, ông cùng với Ogai Mori đã nghiên cứu tiếng Đức và
Pháp. Người đã có cơng đóng góp trong việc định hình một dòng tiểu thuyết từ
cách đây hơn một thế kỷ đã làm cầu nối giữa những trí thức thời MinhTrị với
những nhà văn hiện đại.
Cuộc đời của Soseki là một hiện tượng văn học lạ lùng hiếm có của Nhật.
Dù ông là một nhà văn thời Minh Trị nhưng tới năm 1925, một loạt tác phẩm của
ông mới được xuất bản dưới dạng sách bỏ túi đại chúng và được phổ biến rộng
rãi. Sự khác biệt ấy không tạo sự khó hiểu trong độc giả mà ơng trở nên quen
thuộc nhất đối với mọi tầng lớp dân chúng Nhật Bản..
Từ mọi ảnh hưởng trong riêng cuộc đời và xã hội, tác phẩm Soseki là
tiếng nói của cá nhân nhằm tấn cơng chống lại những giá trị văn hóa thống trị,
người ta có thể gọi đó là một cuộc phê bình bản sắc văn hóa dân tộc hoặt Nhật
Bản luận. Điều này được thể hiện điển hình qua tác phẩm văn học chín muồi của
ơng, Soreka (“Thế rồi”) viết năm 1909 là một bức tranh về tầng lớp tư sản
Tokyo thời nay. Cũng vào thời kỳ này, những chuẩn mực đạo đức trở nên suy
giảm, sự phê phán của Soseki không chỉ dừng ở chỗ quy kết cho phía Nhật đã
15
mãi chạy theo mơ hình kinh tế phương Tây; ơng cịn phê phán những điều kiện
sống cơ bản (như tình trạng nhà ở tồi tàn) mà quả thực đã càng trở nên tồi tệ hơn
trong tiến trình hiện đại hóa.
Có thể thấy rằng, vốn liếng văn học Anh hấp thụ ở nhà trường cùng hoàn
cảnh sống đã thực sự thấm nhuần trong xương thịt của ông; tất cả trở thành chất
liệu sống cịn khơng thể thiếu được cho tác phẩm. Dù ơng đã ra đi nhưng tình
u khơn ngi với những gì đã kết tinh thành nét độc đáo về tư duy thẩm mỹ,
tâm hồn Nhật mãi sống và ở lại cùng tác phẩm của ông.
Theo thời gian, những tác phẩm của Soseki dần đi tìm lại những vẻ đẹp
truyền thống, với những khoảng lặng trong cuộc sống xô bồ. Bởi vậy, những
trang văn ấy ln gắn liền với hồn cảnh văn hóa xã hội, đặc biệt là trong bối
cảnh xã hội Nhật phát triển như vũ bão hiện nay. Từ đó có thể thấy rằng, Soseki
khơng chịu ảnh hưởng của phương Tây, cũng không bị ràng buộc vào những giá
trị cố hữu của người Nhật Bản mà đã nỗ lực tìm kiếm, nhìn nhận cái tơi đích
thực của mình. Theo dõi những tác phẩm của ông, chúng ta lại càng hiểu hơn ý
kiến kiến giải trong Lập trường cá nhân của tôi: “Quốc gia là quan trọng,
nhưng rõ ràng chúng ta không thể cứ nhắc mãi từ “quốc gia” suốt ngày để tỏ ra
gắn bó với tổ quốc”.
“Văn học là nhân học” (M. Gorki). Câu nói của M. Gorki dường như đã
được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ơng. Đó là phát hiện mới mà lại
khơng mới; là một câu nói ngắn gọn mà khơng ngắn gọn. Con người với những
khó khăn, gian khổ hay nói khác đi là với những bi kịch đổ vỡ niềm tin, cô đơn,
lạc lõng giữa một thế giới người như chính cuộc đời của Soseki đều được ơng
phản ánh rõ nét. Với văn học, tính chất hiện thực ấy là chất liệu đầu tiên để cấu
thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống cịn của
tác phẩm lại khơng phải là ngơn từ mà chính là hình tượng nhân vật. Và nhân vật
16
văn học của Soseki khơng ai khác chính là những con người trong cuộc sống.
Đọc tác phẩm của ông, ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngóc ngách nội
tâm, hiểu đúng hơn và nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú bí ẩn vốn bị
cái bề ngồi bao phủ. Mọi diễn biến tâm lí như đau khổ, lừa lọc, giả dối... và cao
hơn hết là nỗi khát vọng được thực hiện ước mơ, bày tỏ nỗi niềm, ao ước được
trở về với cuộc sống đời thường. Hiểu tâm lí của nhân vật, độc giả lại càng hiểu
về chính bản thân mình và cái thế giới với biết bao con người khác quanh mình.
1.3. Khái quát đặc trưng phong cách nghệ thuật Natsume Soseki
Natsume Soseki đến với làng văn khá trễ nhưng để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng độc giả gần xa và là một khuôn mặt nổi bật của văn học Nhật Bản
hiện đại. Cuộc đời không may mắn như những nhà thơ, nhà văn khác, nó đã ảnh
hưởng khơng ít đến sự nghiệp sáng tác sau này nhưng nó cũng là chất liệu chính,
là nguồn cảm hứng vơ tận để Soseki viết nên những trang văn bất hủ của mình.
Được hấp thụ cả nền giáo dục Tokugawa cổ xưa và cả văn chương
phương Tây hiện đại nên phong cách nghệ thuật của Soseki khá độc đáo và sâu
sắc. Mọi diễn biến của cuộc sống cùng những bức xúc, tâm trạng của cá nhân
đều được ông chuyển tải một cách đầy đủ và sinh động.
Natsume Soseki đại diện cho một thế hệ những nhà văn Nhật Bản tinh hoa
sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh sự đối đầu văn hóa Đơng Tây đang len lỏi
vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội Nhật Bản. Những kiệt tác của ông mang
âm hưởng thời đại hỗn loạn trong hoàn cảnh giao thời, nảy sinh từ mỹ cảm
truyền thống yojo (dư tình) và mono no aware (niềm bi cảm, những cảm xúc xao
xuyến trước những bi ai não lòng của sự vật) ra đời. Tiêu biểu các tác phẩm như
Cánh cửa (Mon, 1910), Người đi đường (Kojin, 1913), Nỗi lòng (Kokoro, 1914),
Cỏ ven đường (Michikusha, 1915)….
17
Mặt khác, tác phẩm của Soseki cũng mang tiếng cười hài hước, châm
biếm, chế nhạo một cách thích thú những con người quá tôn sùng mù quáng vào
phương Tây. Tiêu biểu là tác phẩm Gối đầu lên cỏ miêu tả anh chàng họa sĩ sống
ở khu suối nước nóng xa xôi. Nhằm chống lại chủ nghĩa thương mại và sự xấu
xa của nền văn minh thế kỉ XX đang có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu rộng trên
tồn nước Nhật, anh bắt đầu đi tìm đề tài để vẽ nhưng những đề tài ấy chẳng liên
quan gì đến ý thức của anh. Và cuối cùng anh đã tìm thấy cái cần trong một ngôi
làng nọ: một thiền sư trong ngôi đền hoang vắng, cơ con gái có vẻ đẹp đầy bí ẩn
của quán trọ. Sự lặp lại những điều đã, đang và sẽ diễn ra ấy nhằm nhắc lại ấn
tượng chán ngán đối với nền văn minh phương Tây ở thế kỉ XX, là tiếng vọng
của Soseki về khoảng thời gian sống ở Luân Đôn. Gối đầu lên cỏ xứng đáng là
tác phẩm điển hình trong việc kết hợp kĩ thuật truyền thống với phong cách văn
chương phương Tây.
Hơn thế nữa, trong nhiều tác phẩm, Soseki đã cố ý viết một loạt tiểu
thuyết, bất kể quy ước thông thường của cốt truyện và tình tiết phụ nhằm ghi lại
một cách sinh động nhất những trải nghiệm của mình. Tác phẩm Yume Yuya
(Mười đêm mơ) kể lại mười giấc mơ, hầu hết các giấc mơ này làm cho người
khơng có chun mơn bối rối và khó phân tích nhằm khám phá nguồn gốc tồn tại
của con người. Một học giả, sau khi phân tích thành phần của các giấc mơ này
kết luận rằng, chính Soseki đã thật sự mơ thấy chúng, mặc dù ơng có thể bổ sung
hoặt thay đổi các chi tiết vì mục đích văn học. Cái khơng khí trong giấc mơ ấy
thật nặng nề và bao trùm cả tác phẩm nhuốm màu bí ẩn nhưng chúng đã đưa ra
các manh mối vô giá về tiềm thức của Soseki giữa bộn bề cuộc sống.
Trên lĩnh vực lý luận văn học, phong cách Natsume Soseki điển hình cho
sự hịa trộn tri thức lý luận Đông Tây bằng việc dùng kiến thức văn học Anh để
tạo dựng lý thuyết văn chương cho chính mình và những đồ đệ theo trường phái
mà ông khởi xướng. Các tác phẩm Văn học bình luận (Bungaku hyoron, 1909),
18
tiểu luận Kỷ nguyên ánh sáng của nước Nhật Bản hiện đại (Gendai Nihon no
kaida, 1911), Chủ nghĩa cá nhân của tôi (Watashi no kojinshugi, 1915) đã “tỏ rõ
nỗ lực phi thường của ơng trong việc đi tìm bản chất của văn học”. Các giá trị
đích thực của cuộc sống chân - thiện - mỹ trong các hình tượng nghệ thuật,
phương thức để sáng tác tiểu thuyết, và tính giáo dục của nghệ thuật đều được
Soseki thể hiện rõ nét.
Cùng với Mori Ogai và Masaoka Shiki, Natsume Soseki là nhà văn tiên
phong trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tự nhiên (shizeshugi) Nhật
Bản, một khuynh hướng quy tụ những cây bút trẻ địa phương sáng tác theo
phong cách thông tục thuần túy (genbun itchi) đang ở giai đoạn suy thối. Bằng
nỗ lực và sáng tạo khơng ngừng, Soseki đã cho ra đời những đứa con tinh thần
luôn chan chứa cảm tình khiến người đọc phải “bồi hồi xúc động, lưu luyến khó
quên, hoặc nói cách khác, đọc một lần rồi thì lời văn nằm lại mãi trong lịng mọi
người” theo phái tâm lý cao sang Dư dụ phái (yoyuha). Cuốn tiểu thuyết
Botchan (Cậu ấm hay Cuộc nổi loạn ngoạn mục) viết về một thế giới đầy bảo
thủ với những khn phép định sẵn, lối cư xử khách sáo, hình thức cùng sự phân
biệt trật tự, kể về sự đổi thay thời cuộc với những xung đột lớn, nhỏ không
ngừng diễn ra. Với văn phong nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng sinh
động và lôi cuốn đã làm nên tên tuổi của nhà văn. Ngồi tiểu thuyết thì Soseki
còn sáng tác truyện ngắn kỳ ảo, thơ haiku và các tiểu luận văn chương với mục
đích châm biếm, đả kích sự lố lăng của thời đại.
Bên cạnh các tác phẩm chứa chan tình cảm ấy thì ở những tiểu thuyết và
truyện ngắn về sau, Soseki đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố xúc cảm trong sáng
tạo nghệ thuật. Điều này được ông thể hiện trong hàng loạt tiểu thuyết tâm lý
ứng với những cuộc tình tay ba là đề tài chủ đạo. Với nội dung đi từ trang nhã,
hoa mỹ và lộng lẫy nhất tới giản dị và thông tục một cách trong sáng, thể hiện
một cách trữ tình tình yêu của lớp trẻ đương thời, tác phẩm Mon (Cánh cổng) chỉ
19
dừng lại ở cuộc thoại của đôi vợ chồng rất đỗi bình thường nhưng vơ cùng cảm
động bởi tình u đã giúp họ gắn bó với nhau trên bước đường đời. Nó mang
một nội dung hiện thực sâu sắc và đáp ứng được thị hiếu bạn đọc thời lúc bấy
giờ. Bên cạnh tác phẩm Mon, đáng chú ý là cuốn tiểu thuyết Kokoro (Nỗi lòng),
sáng tác năm 1914, hai năm sau khi vua Minh Trị băng hà và hai năm trước khi
chính ơng qua đời. Ở đây, Soseki quan tâm nhiều đến những con người đơn độc
trong thế giới mới khi khơng tìm thấy cho mình một chỗ đứng thích hợp. Cái thế
giới ấy – sau này bên phương Tây – thi sĩ T.S Eliot chỉ bắt gặp, chỉ nhìn thấy
một lũ người rỗng tuếch, có khối óc mà khơng có tâm hồn. Chính nội dung của
cuốn tiểu thuyết này đã đưa tên tuổi ông lên hàng đầu các tiểu thuyết gia Nhật
Bản.
Đáng chú ý rằng là trong hầu hết các tác phẩm, song hành với những nội
dung phản ánh hiện thực xã hội thì trong các tác phẩm bao giờ cũng xuất hiện
nhân vật “Tơi”. Nhân vật này đóng vai người kể chuyện hoặc trực tiếp tham gia
vào tác phẩm nhằm nói lên cái “Tơi” cá nhân. Đây cũng là một trong những đặc
điểm khá nổi trội của văn học Nhật hiện đại khi mà giữa cuộc sống xô bồ, con
người dần dần đi tìm lại những vẻ đẹp truyền thông ngày càng bị mai một và xác
lập một giá trị mới cho con người thời đại mới. Viết về nội dung ấy, Nỗi lòng là
tác phẩm hay nhất trong số những tác phẩm thành công của Soseki bởi nó đã đề
cập đến nhiều vấn đề có ý nghĩa thiết thực; đụng chạm đến khá nhiều cuộc sống
cá nhân của tác giả mà hơn hết là đề cập đến nỗi cô đơn và con người trong thế
giới mới. Và qua đó, chủ nghĩa cá nhân trong mỗi bản thể người sẽ tự quyết định
mọi hành động đúng sai. Cùng với nó là những bài học vơ giá, con người sống
trên đời cần hịa mình vào tập thể thì lúc đó sẽ dễ dàng hơn và chắc chắn ít cơ
đơn hơn.
Kokoro, tác phẩm hoàn chỉnh và rõ ràng nhất về cuộc đời ơng. Cuốn tiểu
thuyết chính là bức tranh sinh động nhất, lời thở than thật thà nhất của tác giả
20
Soseki trước khi tìm đến cái chết. Nếu tạm dịch là Trái tim, phải chăng tác phẩm
chính là một mảng linh hồn, một góc trái tim lở loét và thương tổn ông dành tặng
bạn đọc – những người đã theo chân ơng suốt văn nghiệp? Bởi những tình tiết
căng thẳng và đầy kịch tính như cái chết của người cha của cậu sinh viên sau khi
nghe tin đại Tướng Nogi tự sát, những ý nghĩ giằng xé trong tâm tưởng của nhân
vật Tơi dường như muốn tìm được sự đồng cảm nơi trái tim bạn đọc gần xa.
Nhưng nếu dịch là Nỗi lòng, tác phẩm sẽ gần gũi và chuyển tải được nhiều nội
dung thiết thực hơn. Bởi ngay từ nhan đề tác phẩm đã phảng phất dư vị cay đắng
bi thương về vị trí, vai trị của con người giữa thế gian vơ cùng. Kokoro, trong
giới trí thức nghĩa là Tâm sự và trong cuộc sống đời thường nghĩa là Nỗi lịng,
được kể theo ngơi thứ nhất. Vì thế, lời văn thật đơn giản, nỗi niềm của người kể một chàng trai xuất thân đại học – lại càng u uẩn và não nề hơn bao giờ hết, tựa
như lời tâm sự của Nguyễn Du:
Bách tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?
Natsume Soseki, nhà văn đã đánh thức cảm xúc và năng lực tư duy nhạy
bén của mọi người và của cả xã hội đã thay đổi nhanh chóng thời Minh Trị. Hịa
mình vào dịng chảy của nền văn học Nhật Bản hiện đại, những tác phẩm của
Soseki mang trong mình một cái nhìn mới với những vấn đề mang tính xã hội và
nhân văn sâu sắc. Con người trong tác phẩm của ơng khơng cịn là con người
chung chung mà nó được nhìn ở góc cạnh đời tư. Những diễn biến tâm lý và sự
đấu tranh trong tư tưởng cùng cảnh cô đơn, được mất trước bão tố đều được nhà
21
văn đặc biệt quan tâm. Đó khơng chỉ là nỗi niềm của riêng ông mà là của cả một
tầng lớp xã hội lúc bấy giờ.
Với nội dung mang tính chất hiện thực sâu sắc trong tác phẩm của Soseki,
đúng như lời của dịch giả Hoàng Long: “Đối với một tác phẩm kinh điển, vĩ đại,
thời gian không tồn tại. Hãy cứ cầm lên và đọc, lúc nào nó cũng như mới
nguyên, và vĩnh cửu cho đến khi toàn thể con người tuyệt diệt”. “Nỗi lòng” là
một tác phẩm như vậy. Tuy nó mới xuất bản ở Việt Nam khơng lâu nhưng tin
chắc ngồi đề tài của chúng tơi, vẫn có nhiều đề tài khác đang trong quá trình
thai nghén, ấp ủ và chờ ra mắt. Hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ có thêm
được nhiều nghiên cứu có giá trị về cuốn tiểu thuyết này.
22
CHƯƠNG 2:
NỖI LÒNG – CON NGƯỜI VÀ NHỮNG BI KỊCH THỜI HIỆN ĐẠI
Qua những trang văn thấm đẫm tính chất hiện thực trong tiểu thuyết Nỗi
lòng của Natsume Soseki, chúng ta sẽ được đến với chiều sâu bên trong của con
người cùng những bi kịch thời hiện đại. Tác phẩm thật sự đáng để chúng ta đọc,
quan tâm và tìm hiểu bởi những bi kịch ấy có sức ảnh hưởng rất lớn trong đời
sống xã hội phát triển như hiện nay. Hơn nữa, các bi kịch như xung đột giữa
nghĩa vụ và dục vọng, mất niềm tin hay tha hóa…. tất cả đều có thể xảy ra cùng
một lúc.
2.1. Bi kịch xung đột giữa nghĩa vụ và dục vọng
“Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (C.Mac). Theo đó, khi
nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân vật với lòng ham muốn riêng tư lệch pha nhau,
tâm hồn con người sẽ trở nên rối rắm và các mối quan hệ cũng hệ lụy theo. Điều
này, tất yếu sẽ dẫn đến xung đột giữa sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức
đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội và lòng ham muốn
của con người. Hay nói một cách khái quát và đầy đủ hơn, đó là những xung đột
giữa nghĩa vụ và dục vọng.
2.1.1. Nghĩa vụ và trách nhiệm
Tuổi trẻ ở bất kì thời đại nào cũng là những người nắm bắt nhanh nhạy
nhất những đổi thay của xã hội. Thế nhưng, khơng phải ai cũng có thể hịa mình
vào cơng cuộc hiện đại hóa và xác định một hướng đi đúng đắn. Nhân vật xưng
Tôi (chàng sinh viên) trong Nỗi lịng là một điển hình.
Đối mặt với q nhiều thứ nên nhân vật thường dễ rơi vào trạng thái xung
đột. Khi nghĩa vụ và trách nhiệm mà chàng sinh viên phải làm chỉ có một nhưng
từ trong tiềm thức, anh cố tình tự phóng to nó ra. Tất cả trở thành một gánh nặng
mà anh khó lịng thực hiện được.
23
Mọi việc anh làm, cốt chỉ để thỏa mãn thái độ của những người xung
quanh. Về thăm nhà mà hơn hết là thăm người cha đang đau ốm, nhân vật này
mang về với cái xác khơng hồn, đầu óc nặng nề và hỗn độn. Thực ra, việc về
thăm ấy chỉ vì cái trách nhiệm, vì tiêu chuẩn đạo đức mà anh phải thực hiện
“Làm con chữ hiếu đi đầu” chứ trong thâm tâm anh thì người cha vẫn cịn rất
khỏe và khơng có lí do gì phải về thăm. Vì thế, dù tình cảm của người thân dành
cho anh rất nhiều nhưng anh vẫn khơng cảm nhận được nó, “Tuy nhiên, Tơi nhận
thấy chẳng phải chỉ vì Tơi mà thầy tôi đi đi lại lại để làm ra dáng khỏe mạnh
như vậy đâu”…. “Tuy vậy thầy Tơi cũng có vẻ bằng lịng ra mặt khi thấy Tơi
chẳng cần đợi cho hết được học kỳ, vừa nhận được thư nhà là đã mau mắn về
ngay” [4, tr.85]. Lẽ tất nhiên, trong suy nghĩ của anh – người cha phải nằm liệt
giường, không đi lại được. Tư duy của anh lúc này tồi tệ hơn bao giờ hết.
Thật vậy, nhân vật Tôi đã tự đặt ra mức độ của những việc mà mình phải
làm q lớn. Khi đó, ý thức về việc thực hiện trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của
anh được đẩy lên cao. Điều đó khiến anh càng khơng thể nào bằng lòng với thực
tại mà cảm thấy “lo lắng khơng n” [4, tr.93]. Sống trong tình u thương của
cha mẹ nhưng tâm hồn anh không lúc nào được thư thái. Thay vào đó, khối mâu
thuẩn trong anh càng tăng lên gấp bội, mâu thuẩn giữa trăm cơng nghìn việc anh
cần phải lo cho cuộc sống của bản thân “Cứ mỗi lần về nhà, tôi lại mang theo
thêm một chút hơi hướng của Tokyo – cái mà cả cha lẫn mẹ tôi đều không sao
hiểu và không sao ưa nổi” [4, tr.90] và trách nhiệm nặng nề của một người con
khi nghe “bố mẹ đau ốm” thì phải xót ruột “vội vàng về ngay”. Rõ ràng, anh về
nhà là trách nhiệm phải về nhưng sống với thân xác không hồn, không thay đổi
được ý nghĩ trong anh cũng như không giúp được việc gì cho gia đình “Chẳng
bao giờ tơi có thể khá hơn con người của mình trong lúc này cả. Vả lại còn….”
[4, tr.97]. Ý thức về việc thực hiện nghĩa vụ của anh cho thấy một con người
khơng có lập trường vững vàng để thay đổi cuộc sống thực tại.
24
Từ những hành động và ý nghĩ trên cho thấy nhân vật bị đè nén bởi các
tiêu chuẩn đạo đức trong gia đình rất ít nhưng lại bị đè nén bởi ý thức thực hiện
công việc quá nhiều nên dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Điều đó phản ánh mối
quan hệ đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân – con cái với cha mẹ trong việc gìn
giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp.
Không chỉ vậy, tác phẩm còn phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với xã
hội khi bị áp đặt bởi các chuẩn mực xã hội và tư duy thời đại. Trong thời buổi
ngày nay, con người như chính chàng sinh viên có trái tim mà khơng có khối óc
thì sẽ chẳng làm được gì. Sau khi kiếm được tấm bằng đại học ở Tokyo, tâm hồn
nhân vật Tôi lúc này rỗng tuếch. Anh vui vì đã hồn thành xong nghĩa vụ của
một người con là học cho xong nhưng khơng hề có mục đích phấn đấu cho sự
nghiệp. Trước sự kì vọng của đấng sinh thành khiến bi kịch trong tâm hồn anh
mỗi lúc được đẩy lên “thằng con vừa tốt nghiệp đại học là hai ơng bà sẽ tìm
được một địa vị thật tốt với số lương kếch xù chẳng tương xứng chút nào với
thực tại” [4, tr.166]. Hơn nữa, “Trước mặt thầy mẹ, tôi vẫn làm ra vẻ cố gắng
hết sức để kiếm việc làm. Tôi viết thư cho Tiên Sinh, kể hết sự tình ở trong gia
đình mình. Tơi nói là sẵn sàng làm bất cứ cơng việc gì hợp với khả năng và nhờ
ơng để ý tìm cho một chỗ làm thích hợp. Tơi viết thư và tin rằng Tiên Sinh sẽ
chẳng buồn để ý gì đến điều tơi nhờ vả” [4, tr.170]. Việc làm của anh chỉ mang
tính chất hồn thành trách nhiệm, nghĩa vụ mà khơng cần biết đến kết quả. Về
điều này phản ánh cuộc sống của thế hệ trẻ ngày nay, khơng ít rơi vào tình trạng
hoang mang, bế tắc.
Bên cạnh nhân vật xưng Tơi là Tiên Sinh. Cuộc sống cùng những mối
quan hệ, âm mưu và thủ đoạn của người chú khiến Tiên Sinh đối mặt với hết bị
kịch này đến bi kịch khác. “Liệu mình có nên cứ tiếp tục kéo dài cuộc sống như
thế này, như một cái xác bị lãng quên ở giữa nhân gian hay khơng – hay là liệu
mình có nên…” [4, tr.219] Với tư cách là một người cháu, Tiên Sinh đã đặt chữ
“nghĩa, lễ” lên hàng đầu; càng tơn trọng nó bao nhiêu thì lại thất vọng bấy nhiêu.
25
Đặt dưới quyền quản lý và chăm lo của người chú, Tiên Sinh phải rắp tâm theo
mọi việc. Chính cái ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ ấy khiến cho những khát
vọng cá nhân bên trong của Tiên Sinh được đẩy lên cao trào.
Cứ thế, những con người như nhân vật Tôi, Tiên Sinh luôn bị đè nén bởi
các chuẩn mực đạo đức và tư duy thời đại. Họ càng ý thức thực hiện nghĩa vụ và
trách nhiệm bao nhiêu thì cuộc sống cùng những ước vọng riêng tư của họ lại
thay đổi bấy nhiêu.
2.1.2. Ước vọng cá nhân
Khi nghĩa vụ và trách nhiệm của gia đình, xã hội càng đè nặng lên bản
thân Tiên Sinh, chàng sinh viên…. thì ước vọng cá nhân trong họ càng tăng lên
gấp bội. Ước muốn rũ bỏ bầu khơng khí gia đình u ám, xa lìa q hương; hịa
nhập cái “Tơi” vào cái “Ta” lại trỗi dậy?
Chàng sinh viên về thăm nhà với ý thức và trách nhiệm mà mình phải
làm nhưng chính gia đình khơng mang lại cho anh niềm vui. Ngược lại, sống
trong tình yêu thương của gia đình nhưng tâm trạng anh lại chán chường, lo
lắng….. Chàng sinh viên muốn được đi, được trải nghiệm với một sức trẻ và hơn
hết là được rũ bỏ những chấn thương về mặt tinh thần “Chẳng có lý do đặc biệt
cả… Ừ, mà phải có lẽ vì tơi đã đi đến chỗ quyết định là dù cho có đọc sách
nhiều đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng có ích lợi gì, chẳng bao giờ tơi có
thể khá hơn con người của mình trong lúc này cả”; “Đọc sách giữa thành phố
Tokyo ồn ào, náo nhiệt xem ra còn dễ dàng hơn ở chốn này” [4, tr.157]. Rời gia
đình càng sớm càng tốt “Cái trị này khơng đủ sức kích thích một chàng trai trẻ
tràn trề sức sống như tôi. Đã lắm phen, ngay giữa ván cờ tôi thấy mỏi mệt chán
chường đến độ cứ ngáp ngắn ngáp dài tưởng sái cả quai hàm” [4, tr.89]. Có thể
nói, cuộc sống ở thành phố Tokyo quá nhộn nhịp nhưng giờ đây, trong căn nhà
vắng lặng, nó khơng đủ sức để thích nghi và kịp thời cân bằng cuộc sống là một
lẽ đương nhiên. Nhưng trớ trêu thay, con người khi sinh ra và lớn lên, họ có thể
tách mình ra khỏi q hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người.