Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐẠI học đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI CƠTU Ở HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện
: A Lăng Núp
Lớp
: 15 SGC
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Mai An

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CƠTU Ở HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG
NAM



Sinh viên thực hiện: A Lăng Núp
Lớp 15 SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Mai An

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi với sự
hướng dẫn của cô T.S Trần Thị Mai An. Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận
có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong
khóa luận do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu không đúng như
đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Người cam đoan
A Lăng Núp

1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc
đến cô giáo TS. Trần Thị Mai An, người đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em
có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn q thầy, cơ giáo trong khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập và trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 15 SGC, gia đình và bạn bè đã cung
cấp tài liệu và luôn chia sẻ, động viên em trong suốt thời gian em làm khóa luận này.

Do khả năng bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Mong q thầy cơ và các bạn đánh giá, góp ý kiến để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
2.1. Mục tiêu:................................................................................................................ 5
2.2. Nhiệm vụ: .............................................................................................................. 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
3.1. Đối tượng: ............................................................................................................. 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
5. Bố cục của đề tài......................................................................................................... 6
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................................. 6
CHƯƠNG 1:....................................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................... 8
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa truyền thống, văn hóa truyền thống tộc người, bảo
tồn và phát huy ............................................................................................................. 8
1.2. Tổng quan về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam .......................................... 10
1.2.1. Đặc điểm địa lí, tự nhiên ............................................................................. 10
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 14
1.2.3. Điều kiện lịch sử - dân cư ........................................................................... 19
1.3. Khái quát về tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam ................. 22
1.3.1. Nguồn gốc và lịch sử người Cơtu ............................................................... 22
1.3.2 Tên gọi, dân số .............................................................................................. 25

1.3.3. Quá trình sinh sống và phát triển của người Cơtu ở Đông Giang ........... 27
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2:..................................................................................................................... 31
VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TỘC NGƯỜI CƠTU ................................................. 31
Ở HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ....................................................... 31
2.1. Cơ sở hình thành văn hóa truyền thống người Cơ tu ở huyện Đơng Giang tỉnh
Quảng Nam ................................................................................................................ 31
2.2. Văn hóa truyền thống tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam . 31
2.2.1 Văn hoá vật chất ........................................................................................... 31
2.2.1.1 Sinh hoạt kinh tế ..................................................................................... 31

3


2.2.1.2. Làng, nhà cửa ........................................................................................ 33
2.2.1.3. Ẩm thực ................................................................................................. 40
2.2.1.4. Phương tiện đi lại .................................................................................. 44
2.2.1.5. Trang phục ............................................................................................. 45
2.2.2. Văn hoá tinh thần ....................................................................................... 48
2.2.2.1 Lễ hội ...................................................................................................... 48
2.2.2.2 Tín ngưỡng – tơn giáo ............................................................................ 50
2.2.2.3 Văn hố nghệ thuật ................................................................................. 52
2.2.3. Văn hóa xã hội ............................................................................................ 55
2.2.3.1. Hơn nhân ............................................................................................... 55
2.2.3.2 Gia đình .................................................................................................. 58
2.2.3.3. Dịng họ ................................................................................................. 60
2.2.3.4. Ma chay ................................................................................................. 60
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: .................................................................................................................... 63
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HOÁ ..................... 63

TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CƠ TU Ở HUYỆN ĐÔNG GIANG .............................. 63
TỈNH QUẢNG NAM ...................................................................................................... 63
3.1. Thực trạng văn hoá truyền thống của người Cơtu ở huyện Đông Giang tỉnh
Quảng Nam hiện nay ................................................................................................. 63
3.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hố dân tộc Cơtu ở huyện
Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam ................................................................................... 67
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 72
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 74
PHỤ LỤC ẢNH ............................................................................................................... 75

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc
tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa của một dân tộc
trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Và bản sắc dân tộc không phải là cái nhất
thành bất biến, mà là một sản phẩm gắn với từng bước phát triển của cộng đồng dân
tộc, tức là ln có xu thế hướng tới hiện đại.
Đồng bào Cơ Tu ở huyện Đơng Giang tỉnh Quảng Nam có nhiều nét văn hóa
độc đáo, phong phú và đa dạng như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội cúng
cơm mới, dệt thổ cẩm, múa tung tung da dã… Các giá trị văn hóa truyền thống ấy
được truyền nối từ đời này sang đời khác là tài sản vô giá mà tổ tiên đồng bào đã để lại
cho bao thế hệ con cháu, trở thành niềm tự hào của tộc người
Tuy nhiên, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, một số nét
bản sắc văn hóa truyền thống như trang phục, nếp sống văn hóa, phong tục tập quán
đang bị pha tạp và dần mai một. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay đã tiếp cận với nền văn

hoá hiện đại nên thái độ giữ gìn, bảo lưu văn hóa truyền thống khá nhạt. Nguy cơ thất
truyền văn hoá đồng bào tộc người đang là vấn đề rất cấp thiết. Do đó, việc tiếp tục
khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ tu là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa
chiến lược cần phải thực hiện thường xuyên và rất cần các giải pháp nhằm bảo tồn văn
hoá tộc người. Với vai trò là một người con của quê hương, tơi mạnh dạn chọn đề tài
cho khố luận tốt nghiệp ra trường của mình là “Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống của người Cơ tu ở huyện Đơng Giang tỉnh Quảng Nam” nhằm đóng góp một
phần cơng sức cá nhân vào công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu:
- Trước hết là để tác giả hiểu rõ hơn về văn hoá trên mảnh đất quê hương mình.
Đồng thời, dựa trên việc hiểu biết ấy đưa ra một số giải pháp thực tiễn, nhằm bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của tộc người.
2.2. Nhiệm vụ:
- Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Khái quát bức tranh văn hóa truyền thống của Cơ tu ở huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam.

5


- Chỉ rõ thực trạng văn hóa truyền thống tộc người đang được bảo lưu ở mức độ
nào, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
Giá trị văn hóa truyền thống của người Cơtu và các giải pháp bảo tồn
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Người Cơ tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Phép biện chứng duy vật là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài, bên

cạnh đó, đề tài cịn sử dụng các phương pháp cụ thể hữu hiệu như điền dã dân tộc học,
phân tích - tổng hợp, so sánh – đối chiếu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận gồm có
3 chương (7 tiết).
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Liên quan đến đề tài của tơi đã có các cơng trình nghiên cứu sau:
Trong cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thông, cuốn Katu- kẻ sống
đầu nguồn nước (Nxb Thuận Hóa, năm 2005), đã lý giải về nguồn gốc hình thành tộc
người, phạm vi cư trú và tộc danh của người Cơtu, đồng thời tác giả cũng nêu một số
phong tục, tập quán, lễ hội của dân tộc này.
Trong cuốn “Tiếng thơng dụng C’tu-Kinh và văn hóa làng C’tu”, tác giả Bh’ríu
Liếc (2006), NXB sở Văn hóa thơng tin Quảng Nam, nghiên cứu, sưu tầm và ghi chép
một cách cơng phu, chi tiết từng nội dung văn hóa dân tộc Cơtu để lưu truyền cho thế
hệ sau.
Trong cuốn “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Đông Giang”, (2015)
NXB Chính trị quốc gia, Nghiên cứu q trình đấu tranh giữ nước giữ làng, quá trình
xây dựng và phát triển huyện Đông Giang.
“Kỉ yếu Đông Giang 10 năm một chặng đường” (2013), NXB Sở Văn hóa và
Thơng tin Quảng Nam đã nói lên những thành tựu và hạn chế trong q trình xây
dựng, phát triển q Đơng Giang
Nhìn chung những cơng trình được liệt kê ỏ trên bước đầu cũng chỉ mang tính
khái qt, khơng đi sâu vào việc phân tích văn hóa truyền thống của người Cơ tu ngay

6


tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam theo hướng nghiên cứu của khóa luận. Tuy
nhiên, các cơng trình này vẫn là nguồn tài liệu hết sức quý báu nghiên cứu này.


7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa truyền thống, văn hóa truyền thống tộc người, bảo tồn và
phát huy
Từ “Văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo
nghĩa thơng dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa), theo
nghĩa chun biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đơng Sơn) …
Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện
đại cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống, lao động, … Theo GS. Trần
Ngọc Thêm, “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên” [18, Tr.10].
"Truyền thống", theo gốc từ Latinh được viết là "Tradio", gồm động từ
"Tradere (traditus) nguyên nghĩa của nó là "truyền lại", "nhường lại", "giao lại" và
"phân phát". Do vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất của từ này, truyền thống là sự kế
thừa di sản xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo GS. Trần
Văn Giàu, "… truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ,
nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có
thể tiêu cực" [17, Tr.3].
Vậy ta có thể hiểu rằng văn hóa truyền thống là những giá trị vật chất và tinh
thần do con người tạo ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá truyền
thống thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật
thể, cả trong cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hoá tinh thần thể
hiện ở tư tưởng, tâm lý, tính cách, qua lối sống, thói quen của cộng đồng, dân tộc. Văn
hoá là sản phẩm của con người, gắn liền với sự vận động của thực tiễn xã hội, có tính
lịch sử. Trong văn hố truyền thống có yếu tố giá trị cả trong quá khứ lẫn hiện tại; có
yếu tố giá trị trong lịch sử nhưng không giá trị trong hiện tại (lạc hậu, tiêu cực, không
phù hợp với những đổi thay của thời cuộc); có yếu tố giá trị trong quá khứ và hiện tại

nhưng cần được phát triển hơn. Văn hố truyền thống có tính phổ biến, ổn định, được
kết tinh trong đời sống của một cộng đồng. Như vậy đề tài này sẽ đi theo quan điểm

8


xem văn hóa truyền thống là những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc đã
được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người.
Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về mặt
lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những đặc
điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngơn ngữ);
có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc người
khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người). Văn hóa có vai trị vơ cùng lớn lao đối với sự
hình thành và phát triển các cộng đồng tộc người.
Thơng thường, mỗi tộc người bao giờ cũng cư trú trên một khu vực địa lý nhất
định gọi là lãnh thổ tộc người. Tộc người sử dụng một ngôn ngữ riêng, khác so với
ngôn ngữ của các tộc người khác. Trong quá trình tộc người, các thế hệ đã tạo dựng
nên các đặc trưng văn hóa chung mang tính ổn định tạo thành bản sắc văn hóa tộc
người. Vì thế, tộc người có tính bền vững, có sự thống nhất và mối liên hệ chặt chẽ
bên trong nội bộ tộc người, có bản sắc riêng để phân biệt với các tộc người khác.
Văn hoá truyền thống tộc người được hiểu theo nghĩa rộng nhất là tập hợp
những phương thức hoạt động riêng biệt với những kết quả cụ thể của một cá nhân
cũng như của cả một cộng đồng tộc người.
Có nhiều khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “bảo tồn” và “phát huy” nhưng để
làm rõ hơn khái niệm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, ta có thể hiểu như sau:
Bảo tồn di sản được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di
sản theo dạng thức vốn có của nó. Phát huy di sản có nghĩa là những hành động nhằm
đưa di sản văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng
góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần

cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.
Đối với bảo tồn thì có hai quan điểm như sau: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn
trên cơ sở kế thừa.
Bảo tồn nguyên vẹn là bảo vệ những sản phẩm của quá khứ một cách nguyên
vẹn, như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại để tránh mọi tác
động bên ngoài làm phương hại đến chúng. Khuynh hướng này giúp sản phẩm lưu giữ

9


được nhiều sắc thái văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, văn hóa nói chung trong đó có văn
hóa phi vật thể ln gắn bó với đời sống, con người, với mơi trường xã hội. Do đó, nó
ln biến đổi để phù hợp với mọi thay đổi của cuộc sống. Bởi vậy, bảo tồn theo
khuynh hướng này bộc lộ hạn chế là làm khơ cứng các sản phẩm văn hóa [20, Tr.2].
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa là mỗi văn hóa cần phải được thực hiện nhiệm vụ
lịch sử của mình ở một thời gian và khơng gian cụ thể. Khi văn hóa ấy tồn tại ở thời
gian và khơng gian hiện tại, văn hóa ấy cần phát huy giá trị phù hợp với xã hội hiện
nay và phải loại bỏ đi những gì khơng phù hợp với xã hội ấy. Sản phẩm văn hóa nào
có sức sống mãnh liệt, có giá trị, có nền tảng vững chắc do được chắt lọc, chưng cất,
được thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử sẽ có nhiều cơ hội và lợi thế tự
khẳng định mình nhiều hơn. Điều đó phụ thuộc vào các tiêu chí và hệ giá trị. Bởi vậy,
khi chúng ta sử dụng hệ giá trị hôm nay làm thước đo sự thay đổi các sản phẩm văn
hóa truyền thống, khuynh hướng thả nổi sẽ đẩy nhanh quá trình làm biến dạng các tiêu
chí và chuẩn mực vốn đã được định hình từ lâu. Những sản phẩm văn hóa truyền
thống tuy mang đậm nét đặc thù nhưng khi đặt trong hệ quy chiếu mới nếu không
được điều chỉnh sẽ khó có cơ hội tồn tại lâu dài.
Bảo tồn văn hóa khơng chỉ là cất giữ cho khỏi mất tài sản, để giữ gìn bản sắc
dân tộc một cách hình thức hoặc tự ca ngợi mình mà ý nghĩa hơn thế rất nhiều, bảo tồn
là để phát triển, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống là làm cho nó có thể sống

lại, làm cho các giá trị đó tồn tại trong đời sống thực, năng động hố các hình thức tồn
tại của di sản văn hố trên cơ sở thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó
mà các giá trị được vận hành, thâm nhập vào cuộc sống hiện tại.
Phát huy là phải biết kế thừa những tinh hoa của đời trước để lại. Những giá trị
đó chính là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn, nếu chúng phù hợp với thời đại mới
thì cần được phát huy, đồng thời phải biết sáng tạo thêm những cái mới trên nền tảng
những cái truyền thống để vừa làm giàu thêm bản sắc văn hóa, góp phần đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa của cư dân đương đại đồng thời cũng là cơ hội để tạo ra thêm
nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng giúp phát triển kinh tế bền vững cho địa phương.
1.2. Tổng quan về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Đặc điểm địa lí, tự nhiên
Đơng Giang là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố
Tam Kỳ 145 km về phía Tây Nam, cách thành phố Đà Nẵng 95 km về phía Đơng, ở vị

10


trí địa lí theo tọa độ từ 15°56’ đến 16°10’vĩ độ Bắc; từ 107°35’ đến 107°56’ kinh độ
Đông.
Ranh giới huyện Đơng Giang về phía Đơng giáp với huyện Hịa Vang, thành
phố Đà Nẵng; phía Tây giáp với huyện Tây Giang; phía Nam giáp với huyện Nam
Giang và huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; phía Bắc giáp với huyện Nam Đơng,
tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Tồn huyện có 11 xã, thị trấn, gồm Ka Dăng, Ba, Tư, Sông Kôn, Zơ Ngây, A
Ting, Tà Lu, Mà Cooih, Za Hung, A Rooi và thị trấn Prao.
Nằm trên dãy Trường Sơn Đông hùng vĩ, huyện Đơng Giang có địa hình khá
phức tạp và hiểm trở, nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, sông suối ngăn cách, thung lũng
vừa hẹp, vừa sâu.
Địa hình chia cắt thành ba vùng khác nhau, độ cao trung bình là 1000 m, độ dốc
nghiêng về phía Đơng. Đỉnh dốc Kiền có độ cao trên 500 m (ranh giới giữa huyện

Đơng Giang và huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng), cho thấy rõ độ cao của địa hình
Đơng Giang. Vùng phía Đông gồm các xã: Ba, Tư và Ka Dăng; vùng trung gồm các
xã: A Ting, Sông Kôn, Zơ Ngây, Ma Cooih; vùng phía Tây Nam gồm các xã: Tà Lu,
A Rooi, Za Hung và thị trấn Prao.
Diện tích tự nhiên của huyện là:
ĐVT: Ha
Phân loại theo đất
Tổng diện tích

81.263,23

Đất

Đất lâm nghiệp

Đất chưa

nơng nghiệp

có rừng

sử dụng

4.237,88

66.175

8.074,34

Đất khác


2.749,01

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Giang)
Đất trên địa bàn huyện Đông Giang chủ yếu thuộc loại đất đỏ vàng hình thành
trên đá biến chất và đất sét (Fs) hoặc trên đá Macma acid (Fa); loại đất này có độ PH
từ 4,5 đến 5,5 phù hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp như cây quế, cây
tiêu, cây keo… Đây là thế mạnh của huyện có thể phát triển loại hình kinh tế vườn rừng, trang trại…

11


Huyện Đông Giang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực
Đơng Trường Sơn, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8
dương lịch và mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Trong mùa mưa xuất hiện gió mùa Đơng Bắc tạo ra những tiểu vùng khí hậu
khác nhau: vùng phía Đơng có đặc tính khí hậu Nam Hải Vân, rét, mưa nhiều, mùa
mưa kéo dài; vùng trung, thời tiết rét lạnh diễn ra thường xuyên hơn; vùng phía Tây
Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Hải Vân và khơng khí lạnh từ dãy núi Bạch Mã.
Khơng khí lạnh kéo dài, do đó ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất, điều kiện sinh trưởng
và phát triển của cây trồng. Trong khi đó, mùa khơ thường xuất hiện gió Tây Nam,
mang theo những đợt gió khơ nóng từ Lào thổi sang.
Nhiệt độ trung bình là 23,5°C, cao nhất là 38°C, thấp nhất là 8°C. Biên độ nhiệt
độ ngày và đêm: 8 - 9°C [2, Tr.13].
Lượng mưa bình quân hằng năm là 2.650 mm, số ngày mưa trung bình trong
năm là 189 ngày. Lượng mưa tập trung 80% vào mùa mưa, cụ thể là các tháng 10, 11,
12 dương lịch. Lượng bốc hơi, bình quân hằng năm là 95 mm. Trong các tháng 6, 7, 8,
lượng bốc hơi cao nhất có thể lên đến 125 – 130 mm.
Độ ẩm trung bình hằng năm là 86,5%; cao nhất là 97% và thấp nhất là 50%.
Sương mù thường xảy ra trong năm khi có khơng khí lạnh từ phía Bắc tràn vào, nhất là

các tháng mùa mưa, rét [2, Tr.14].
Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Hiện tượng lũ quét
thường xảy ra mỗi khi có đợt mưa lớn từ đầu nguồn các khe, suối.
Địa hình của Đơng Giang bị chia cắt thành nhiều vùng. Trên địa bàn huyện có
các hệ thống sơng lớn là sông Vàng, sông A Vương, sông Kôn (sông Con). Sông Vàng
bắt nguồn từ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế chảy qua các xã Ba, Tư và
nhập vào sông Kôn, đoạn chảy qua huyện dài 15 km; sông Kôn bắt nguồn từ huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế đi qua các xã A Ting, Sông Kôn và Ka Dăng rồi đổ
ra sông Vu Gia, đoạn chảy qua huyện dài 13 km; sông A Vương bắt nguồn từ biên giới
Việt – Lào chảy qua các huyện Tây Giang, thị trấn Prao và các xã Za Hung, A Rooi,
Ma Cooih và đổ vào sông Bung.
Hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có hệ thống sơng, suối với trữ lượng
nước dồi dào, có nhiều loại cá, cua, nhuyễn thể có giá trị dinh dưỡng cao.

12


Mạng lưới sơng ngịi tại đây khá dày, nước chảy xiết và nhiều thác ghềnh, tuy
không thuận tiện cho giao thông nhưng là điều kiện để xây dựng các công trình thuỷ
lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là có thể xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện
có công suất lớn.
Trước năm 1945, thảm thực vật trên địa bàn huyện Đông Giang chủ yếu là rừng
nguyên sinh, hỗn hợp nhiều loại cây quý như: sưa, lim, kiền kiền, thông, dầu rái…;
nhiều loại cây thuốc quý như: thạch sương bồ, thiên niên kiện… Tre, nứa bạt ngàn là
nguồn nguyên liệu đan lát các mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. Đồng
thời, rừng cũng là môi trường sống của các loại động vật quý hiếm như: hổ, gấu, khỉ,
mang, nai, lơn rừng và nhiều loại chim mng, thú khác. Nhiều khu rừng có thể đầu tư
thành các khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách [2, Tr.15].
Do sự khai thác bữa bãi của con người và chiến tranh tàn phá nên thảm thực vật
và động vật của rừng huyện bị tàn phá nghiêm trọng. Tuy vậy, về cơ bản, rừng nơi đây

vẫn còn nhiều động vật, thực vật quý hiếm đã và đang được bảo vệ, trong đó có một
phần nằm trong Khu bảo tồn quốc gia Bạch Mã.
Đơng Giang là nơi có nhiều loại khống sản. Đá vơi có trữ lượng lớn, phần bố
từ A Sờ (xã Mà Cooih) đến xã Kà Dăng là nguồn ngun liệu quan trọng phục vụ các
cơng trình xây dựng và có thể đáp ứng cho các nhà máy xi măng; đất sét có ở xã Tà Lu
là nguồn nguyên liệu để làm gốm; suối nước nóng, suối nước đen ở Sơng Kơn có thể
đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái. Đặc biệt, huyện Đông Giang có trữ lượng
vàng lớn, tập trung ở xã Ba, Tư, được khai thác từ rất sớm nhưng chủ yếu theo quy mô
nhỏ, lẻ và tư phát.
Về giao thông, do địa hình phức tạp, đường thủy chỉ được nhân dân sử dụng
trong vận chuyển gỗ, củi nhờ vào sức nước của dịng chảy. Do đường thuỷ như vậy
nên giao thơng đường bộ ở địa phương trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trước
đây đường bộ trong huyện Đơng Giang cịn nhỏ, dốc cao, vượt qua nhiều khe suối, đi
lại rất khó khăn, đi bộ là chủ yếu. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hai trục đường bộ
chính là đường Hồ Chí Minh và đường ĐT 604.
Đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện Đơng Giang dài 37 km, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong giao thông, vận chuyển hàng hố và an ninh, quốc phịng của địa
phương. Tuyến đường ĐT 604 nối liền quốc lộ 14B tại Tuý Loan (huyện Hoà Vang,

13


thành phố Đà Nẵng) đến thị trấn Prao (sau năm 2010, Bộ Giao thông – Vận tải đồng ý
nâng cấp, cải tạo, mở rộng và nâng lên thành quốc lộ). Hầu hết trung tâm các xã, thị
trấn (trừ xã A Rooi) có đường Hồ Chí Minh và đường ĐT604 đi qua. Tuy nhiên, vào
mùa mưa, giao thông trên các trục đường, nhất là các tuyến đường đi các xã gặp rất
nhiều khó khăn do tình trạng sạt lở đất, đường đi các thơn lầy lội [2, Tr.16].
Với địa hình rừng núi phức tạp và hiểm trở, tài nguyên phong phú và đa dạng,
cũng như các huyện khác trong tỉnh, huyện Đơng Giang có vị trí địa lý quan trọng, là
địa bàn chiến lược của miền Tây tỉnh Quang Nam, nối liền với dãy Trường Sơn – Tây

Nguyên. Đây là tiềm năng, là nguồn lực để địa phương phát triển kinh tế - xã hội, từng
bước nâng cao mức sống cho nhân dân, đồng thời góp phần xây dựng căn cứ địa cách
mạng trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như bảo vệ an ninh, quốc phòng
và chủ quyền quốc gia hiện nay.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ khi tái lập, 17/7/2003 đến nay, huyện Đông Giang đã trải qua một giai đoạn
xây dựng và phát triển sơi động với nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.
Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đồn kết, chung sức, đồng lịng, phát huy sức
mạnh truyền thống, kết hợp khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát
triển quê hương. Huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững
chắc cho giai đoạn phát triển mới-nhanh và bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Những năm đầu mới tái lập, huyện Đông Giang phải đối mặt với bộn bề khó
khăn: Là một huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế;
công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; dịch vụ-thương mại quy mô nhỏ;
hạ tầng kinh tế kỹ thuật nghèo nàn, kém phát triển. Thu ngân sách từ kinh tế thấp. Đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, phải điều chuyển và
tuyển dụng mới nhiều nên nguồn nhân lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa
cao. Các vấn đề về việc làm, môi trường, các hủ tục… tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cần
phải tập trung giải quyết. Kinh tế phát triển thiếu đồng bộ…
Vượt lên trên tất cả, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ
Huyện ủy, cán bộ và nhân dân trong huyện đã đồn kết, thống nhất, chung sức, đồng
lịng khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay ngay vào xây dựng

14


và phát triển quê hương. Những thành tựu to lớn đã đạt được về phát triển kinh tế, cụ
thể rất đáng ghi nhận như: Hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển, nhiều cơng trình, dự án có
ý nghĩa chính trị-xã hội, có vốn đầu tư lớn được hồn thành và đưa vào sử dụng làm

thay đổi căn bản diện mạo nông thôn và phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời
sống nhân dân. Các bức xúc xã hội như vấn đề việc làm, ô nhiễm môi trường ở các
khu dân cư, tệ nạn xã hội, các hủ tục đã và đang được tập trung giải quyết. Đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện. Bộ mặt nông thôn thêm nhiều khởi sắc [12, Tr.45].
Đặc biệt, ngay sau tái lập huyện, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội và đạt được những bước tiến vượt bậc. Nhiều cơng
trình, dự án có ý nghĩa chính trị to lớn được đầu tư xây dựng, góp phần thay đổi diện
mạo và thúc đẩy kinh tế-xã hội huyện phát triển như: Đường Zà hung-ARooi; đường
Zà Hung-Jơ Ngây; đường An Điềm-Kà Dăng-A Xờ; Đường xã Ba-xã Tư, hệ thống hạ
tầng khu Trung tâm huyện được quy hoạch chỉnh trang một cách bài bản, đầu tư các
tuyến đường nội thị, xây dựng tuyến trục cảnh quan, cầu A Vương 3 để kết nối Cơ
quan Huyện ủy, khu liên hợp thể thao ở phía bờ Tây Sơng A Vương; xây dựng Cơng
văn viên hóa Cơ Tu, xây dựng tượng đài chiến thắng... cải tạo, nâng cấp, xây mới
nhiều cơ sở hạ tầng đã góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng-kinh tế xã hội trên địa bàn,
tạo động lực tốt cho kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển [12, Tr.45].
Sản xuất nông nghiệp là một mũi nhọn truyền thống đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thơn được đầu tư nâng cấp,
xây mới tương đối hồn chỉnh, đồng bộ phù hợp với yêu cầu mới của sản xuất. Nhiều
tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào làm thay đổi tư duy sản xuất, tập qn,
thói quen canh tác của nơng dân. Nhiều mơ hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao. Tại đây đã hình thành các vùng sản xuất tập trung
như: 1.012 ha cây cao su tại xã Ba và xã Tư; trồng keo 14.700 ha, huyện đang tập
trung chuyển hóa rừng và trồng mới bằng các giống keo chất lượng cao theo hướng
trồng rừng gỗ. Hiện tại huyện có 2 sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng là ớt ARiêu
muối xã Mà Cooih và Chè Dây xã Tư đạt 65-70 triệu đồng/ha/năm. Sản xuất nông
nghiệp hàng hố được chú trọng phát triển. Chăn ni phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng, đang chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng
cơng nghiệp, bán cơng nghiệp, đảm bảo an tồn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; tổng

15



đàn gia súc 23.024 con, tổng đàn gia cầm đạt 45.870 con; chăn nuôi chiếm tỷ trọng
28,48% [12, Tr. 47].
Huyện đang có trên 55 doanh nghiệp đang hoạt động và trên 500 hộ sản xuất,
kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho trên 5 nghìn lao động tại địa phương. Năm
2017, huyện đã tập trung thu hút được các dự án đầu tư vào địa bàn triển khai thực
hiện như: Xây dựng nhà máy gỗ keo xã Ba, dự án gạch Tuynel thôn Dốc Kiền xã Ba,
nhà máy gạch Tuynell-ALV chủ yếu sử dụng đất đồi và phế phẩm cơng nghiệp; dự án
điểm du lịch sinh thái suối khống nóng A Păng xã Sơng Kơn; dự án du lịch Dốc Gợplòng hồ A Vương; dự án trồng rừng gỗ lớn và chế biến ván gỗ xuất khẩu… Giá trị sản
xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 976,23 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
54,68% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cơng nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp phát triển
đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động theo hướng tiến bộ, phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng
cuộc sống nhân dân. Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, năng
động, tăng cả về số lượng, chất lượng; thị trường được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế của huyện.
Xây dựng nông thôn mới luôn được huyện xác định là một trong những nhiệm
vụ chính trị trọng tâm hàng đầu và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Huyện đã chỉ
đạo thực hiện xây dựng nơng thơn mới có hiệu quả.
Về giáo dục và đào tạo, hiện nay, tồn huyện có 30 đơn vị trường học, tăng 12
trường so với thời điểm năm 2003, trong đó 28 trường trực thuộc huyện quản lý và 02
đơn vị trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh quản lý; có 07 trường học đạt chuẩn
Quốc gia mức độ 1; 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phổ
cập giáo dục Trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; thành lập và
duy trì hoạt động hiệu quả 04 trung tâm học tập cộng đồng. Quá trình xây dựng và
phát triển, đến nay hệ thống giáo dục đã được hồn thiện, khắc phục được tình trạng
thiếu thầy, thiếu phịng học, xóa được phịng học tạm bợ, tranh, tre, nứa lá. Cơ sở vật
chất trường, lớp học được đầu tư, chuẩn hố, tỷ lệ phịng học kiên cố đạt 35,9%, có hệ

thống trường PTDT nội trú, bán trú và 02 THPT được đầu tư xây dựng khang trang.
Qua quá trình phấn đấu dạy và học, đến nay tồn huyện có 117 em thi đỗ vào các

16


trường đại học trong cả nước. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân viên
ngày càng tăng về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng, trình độ giáo viên đạt chuẩn
và trên chuẩn ngày càng tăng góp phần đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn huyện
[19, Tr.75].
Sự nghiệp y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe nhân dân có
nhiều tiến bộ. Các cơ sở khám, chữa bệnh được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất
và trang thiết bị. Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã được xây dựng khang trang
với 95 giường bệnh. Các Trạm y tế cấp xã được quan tâm đầu tư mở rộng, đến nay đã
có 3/11 xã, thị trấn, được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế đã đáp ứng và nâng cao
chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác y tế dự phịng được đẩy mạnh,
cơng tác giám sát và phòng, chống dịch bệnh đã được triển khai hiệu quả. Các chiến
dịch truyền thông, lồng ghép với cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân
được đẩy mạnh đem lại hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số
lượng và chất lượng, đến năm 2017, có 141cán bộ y tế, trong đó có 29 bác sĩ (04 bác sĩ
chuyên khoa I); trung bình có 12,05 bác sĩ/10.000 dân. Các chỉ tiêu về y tế đạt yêu cầu,
tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 19,46%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở
mức 2,43%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 8 loại vắc - xin đạt
93,48%; tỷ lệ xã, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 27,27%. Các chương
trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng thực hiện có hiệu quả [19, Tr.76].
Hiện tại, có thể nói đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Đến năm 2017, tồn huyện có 77/95 được cơng nhận danh hiệu thơn văn hóa, chiếm tỷ
lệ 78,95%, có 5.378/6.273, hộ được cơng nhận gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 85,73%
và có 52/85 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm
tỷ lệ 61,2%; đã xây dựng được 85/95 thơn có nhà sinh hoạt cộng đồng trong đó có 60

gươl và 25 nhà sinh hoạt cộng đồng. Hình thành 01 làng du lịch cộng đồng gắn với
bảo tồn văn hóa Cơtu và phát triển kinh tế. Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của
đồng bào giữ gìn và phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội
được loại bỏ. Năm 2015, nghệ thuật nói lý, hát lý, điệu múa tân tung da dăh và nghề
dệt thổ cẩm được Bộ văn hóa thể thao và du lịch cơng nhận 3 di sản văn hóa phi vật
thể cấp quốc gia. Tỉnh Quảng Nam cũng đã công nhận trên 4 di tích cấp tỉnh.
Hoạt động truyền thanh-truyền hình phát triển theo hướng truyền thông đa

17


phương tiện. Hệ thống đài truyền thanh huyện và xã, trang thơng tin điện tử của huyện
hoạt động có hiệu quả, chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tới các tầng lớp nhân dân trong huyện;
phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Mạng lưới viễn thơng có độ phủ rộng
khắp, chất lượng cao, cơng nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch
vụ mới, tỷ lệ xã có internet đạt 100%.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, công tác nhân đạo từ thiện được triển khai
thực hiện thường xuyên, rộng khắp và có hiệu quả. Chính sách với người có cơng,
chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo chi trả trợ cấp thường xuyên
hằng tháng cho 1.413 người có cơng với cách mạng và thân nhân, chi trả trợ cấp hàng
tháng cho hơn 800 đối tượng bảo trợ xã hội. Cơng tác bình đẳng giới, bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em và phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng luôn được chú trọng.
Huyện quan tâm, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các gia đình chính sách và hộ nghèo
trên 1000 căn nhà, trong đó: đã làm mới trên 640 căn nhà cho hộ gia đình chính sách
và trên 430 nhà cho hộ nghèo. Các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện có hiệu
quả. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đời sống của
nhân dân được nâng lên. Đến cuối năm 2017 tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống cịn 36,94%,
bình qn mỗi năm giảm trên 5% tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt
19,12 triệu đồng/năm [19, Tr.78].

Công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện với sự hưởng ứng
mạnh mẽ của nhân dân đã đạt được nhiều kết quả. Đến nay, huyện đã có 01 xã được
cơng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Ba) và đang trên lộ trình phấn đấu thêm 02
xã về đích nơng thơn mới vào năm 2020 (xã Tư và xã Mà Cooih).
Như vậy sao thời gian tái lập, huyện Đông Giang đã đạt được những thành tựu
quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo được dấu ấn đậm nét trong quá trình xây dựng và
phát triển. Tuy nhiên, Đơng Giang vẫn cịn là huyện nghèo của tỉnh,thu nhập bình
quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung cả tỉnh, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo
còn cao. Kinh tế phát triển chậm, thiếu bền vững, quy mô nhỏ và giá trị tuyệt đối thấp.
Các tiềm năng và thế mạnh tận dụng và phát huy chưa tốt; huy động và sử dụng các
nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế. Chất lượng giáo dục chưa ngang tầm;
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Cơ tu triển khai chậm. Các tệ nạn xã

18


hội chưa được đẩy lùi. Tuy nhiên phát huy truyền thống văn hoá, cách mạng của quê
hương và những thành tựu to lớn đạt được trong những năm qua, với bản lĩnh, trí tuệ
và tình u q hương, đất nước của người Đông Giang, huyện Đông Giang quyết tâm
thực hiện đổi mới, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, khắc phục những tồn tại,
hạn chế, tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững,
vươn lên trong tốp dẫn đầu của 9 huyện miền núi của tỉnh, xứng đáng với tiềm năng,
thế mạnh và truyền thống của quê hương anh hùng
1.2.3. Điều kiện lịch sử - dân cư
Về cơ bản, cho đến thế kỷ XVIII, huyện Đơng Giang là vùng núi chưa được
chính quyền phong kiến Việt Nam quản lý. Ở thế kỷ XIX, triều Nguyễn quản lý các
vùng núi thông qua hệ thống cai đốc, cai mán, già làng. Sách Đại Nam nhất thống chí
(bản in thời Tự Đức 1882) trong mục “ Dựng đặt và diên cách” viết: Triều Nguyễn
năm 1804, vua Gia Long đặt tên nước (quốc hiệu) Việt Nam thay cho Đại Việt. Năm
1832, đổi trấn Quảng Nam thành tỉnh Quảng Nam. Năm 1899, tách một phần phía tây

của huyện Hoà Vang và một phần của huyện Diên Phước để thành lập huyện Đại Lộc,
thuộc phủ Điện Bàn (bao gồm diện tích của các huyện Nam Giang, Tây Giang và một
phần huyện Đông Giang ngày nay). Các xã Ba, Tư vùng thấp của huyện lúc bấy giờ là
vùng đất thuộc huyện Hòa Vang.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, đến giữa năm 1946,
chính quyền và các đồn thể từ tỉnh xuống đến huyện, xã, thơn dưới đồng bằng đã
được thiết lập. Tháng 9 – 1946, Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Nam thành lập Phịng
Quốc dân thiểu số của tỉnh; tháng 12 – 1946, thành lập Phịng Quốc dân thiểu số Hiên
– Giằng, có nhiệm vụ tuyên truyền, tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số, tiến hành
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng chính quyền cách mạng.
Ở vùng thấp, đầu năm 1947, Ban Cán sự miền Tây huyện Hoà Vang được thành
lập, có nhiệm vụ vận động xây dựng chính quyền cách mạng ở vùng đồng bào Cơ tu.
Tháng 6 – 1948, xã Hồ Nam được thành lập, gồm các thơn (làng) Đhami (Phú Bảo),
Rơ Đông (Phú Túc), Đhơnoong (Phú Hưới), Gađhuc (Tống Cói), Bhavang (Ban Mai),
Garoong (Phú Son), Bhgơng (Phú Ngón), Chađang (Phú Cheng) và Paxuồng. Cuối
năm 1948, xã Hồ Bắc được thành lập gồm các thơn Giàn Bí, Ta Lang, Barây, Nước
Đổ, Abung (Lồ Ô), Nà Hoa (Hố Sáp).

19


Tháng 3 – 1949, đoàn cán bộ hoạt động vùng Hiên thành lập các xã Cramlo
(Hiên Đườm), Bhacoong, Đhơrngây, Mà Cooih, Aroong (Rầng). Cuối năm 1949,
thành lập các xã Áơh (A Rooi), Axur (Lăng), A Vương, Coong – Cơghiar, A Nông,
Rơghúh. Đầu năm 1950, xã cuối cùng – Trhy được thành lập [4, Tr. 15].
Tháng 10 - 1950, thành lập huyện Bến Hiên gồm các xã: Cramblo (Hiên
Đườm), Bhacoong, Đhơrngêi, Ma Cooih, Aroong (Rầng), Áơh (A Rooi) Axur (Lăng),
A Vương, Coong – Cơghiar, A Nông, Rơghúh và Trhy. Tháng 10 – 1953, Ủy ban
Kháng chiến – Hành chính miền Nam Trung Bộ tách bốn huyện miền núi của tỉnh
Quảng Nam gồm: Trà My, Phước Sơn, Bến Giằng, Bến Hiên, dưới sự chỉ đạo của Ban

Cán sự miền Tây trực thuộc Liên Khu uỷ V đến ngày thi hành Hiệp định Giơnevơ năm
1954.
Đầu năm 1955, quân đội Liên hiệp Pháp lên tiếp quản vùng thấp huyện Bến
Hiên, thành lập chính quyền gọi là Nha đại diện hành chính Bến Hiên và Hội đồng
hương chính một số xã. Tháng 6-1958, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 355NC/P6, sáp nhập Nha đại diện hành chính Bến Hiên và Nha đại diện hành chính Bến
Giằng, lấy tên mới là quận Hiên Giằng. Tháng 3-1959, chúng đổi quận Hiên Giằng
thành quận Thượng Đức, có 21 xã; quận lị đóng tại Hạ Tân. Phần đất Bến Hiên có các
xã: Hiên Bồn, Hiên Nơ, Hiên Nhiều, Hiên Lừng, Hiên Lừng, Hiên Đào, Hiên Ngật [4,
Tr.15].
Về phía ta, sau Hiệp định Giơneve, ta vẫn giữ nguyên địa giới hành chính của
các xã như khi mới thành lập. Sau khi có Nghị quyết số 15 của Đảng (tháng 1-1959),
thực hiện chủ trương của Khu ủy V về việc Củng cố xây dựng miền núi thành căn cứ
địa cách mạng vững chắc, vào khoảng giữa năm 1959, tỉnh Quảng Nam cắt bốn xã của
huyện Bến Giằng và bốn huyện của huyện Bến Hiên: Axur (Lăng), Bhalê, Chơơm và
Trhy để thành lập huyện Hải Nam, một vùng căn cứ sát biên giới Việt – Lào. Huyện
Hải Nam tồn tại hơn một năm, tháng 8-1960, các huyện Bến Hiên, Bến Giằng, Hải
Nam và miền Tây huyện Hòa Vang sáp nhập thành huyện Thống Nhất và được chia
thành 8 khu.
Tháng 11-1962, Khu ủy Khu V quyết định chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh
là Quảng Nam và Quảng Đà. Tỉnh Quảng Nam từ huyện Quế Sơn giáp Quảng Ngãi;
tỉnh Quảng Đà từ huyện Duy Xuyên ra giáp tỉnh Thừa Thiên. Huyện Thống Nhất trực

20


thuộc tỉnh Quảng Đà. Tháng 3-1963, tỉnh Quảng Đà chia tách huyện Thống Nhất
thành ba đơn vị hành chính là: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Huyện Đông
Giang gồm phần đất phía đơng sơng A Vương của huyện Bến Hiên và Khu B1 (miền
Tây huyện Hịa Vang) có các xã gồm: Đhơrngêi (Đhrêi - Sông Kôn), Ka Dăng, Cramlo
(Hiên Đườm) Mà cooih, Tà Lu, xã Một (Ta Roong), xã Hai (Tah), xã Ba (Ca Măng),

xã Tư (Doonh), xã Năm (A Dá). Hiện nay chưa có tài liệu nào giải thích nguồn gốc địa
danh tên gọi huyện Đơng Giang, nhưng nó xuất hiện từ đây.
Tháng 3-2970, Khu ủy V thành lập khu uỷ đặc biệt (mật danh khu A) gồm các
huyện miền Tây các tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số huyện của
tỉnh Kon Tum, do Khu ủy V trực tiếp chỉ đạo, được chia thành bốn khu. Các huyện
Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang thuộc khu Lam Sơn. Khu A tồn tại đến tháng 101972 thì giải thể, các huyện này lại về dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đặc khu ủy
Quảng Đà.
Tháng 11-1974, Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà ra quyết định hợp nhất Đông
Giang và Tây Giang thành huyện Đông - Tây Giang. Sau ngày miền Nam hồn tồn
giải phóng, huyện Đơng - Tây Giang đổi thành huyện Hiên, gồm các xã: Axur (Lăng),
Chơơm, Trhy, Bhalêe, A Tiêng, A Rooi, A Vương, Ca Nung (Prao), A Nông, Ma
Cooih, Ta Lu, Sông Kôn (Đhrêi ), Ka Dăng, xã Ba (nhập 3 xã Một, Hai, Ba), xã Tư
(nhập hai xã Tư, Năm).
Ngày 25-7-1987, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 131-BT, chia xã
Sông Kôn thành hai xã là Sông Kôn và A Ting. Ngày 29-81994, Chính phủ ra Nghị
định số 102/CP, chia xã Ta Lu thành ba đơn vị hành chính là Thị trấn Prao, xã Za
Hung và xã Ta Lu. Chai xã Trhy thành hai xã là Trhy và A Xan. Ngày 16-8-1999,
Chính phủ ra Nghị định số 71/1999/NĐ - CP, điều chỉnh địa giới hành chính một số
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó chia xã Sông Kôn thành
hai xã là Jơ Ngây và Sông Kôn.
Ngày 20-6-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP chia huyện
Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang. Huyện Đơng Giang có thị trấn Prao
và các xã: gồm Ka Dăng, Ba, Tư, Sông Kôn, Zơ Ngây, A Ting, Tà Lu, Mà Cooih, Za
Hung, A Rooi [4, Tr.18].

21


Hiện nay, trên địa bàn huyện có hai thành phần tộc người chủ yếu sinh sống là
người Cơ tu và người Kinh, bên cạnh đó cịn một số đồng bào dân tộc khác cùng sinh

sống nhưng tỷ lệ dân số rất nhỏ.
Người Kinh có 5.833 người, chiếm 26% dân số toàn huyện (2015). Người Kinh
đến định cư ở địa bàn này chủ yếu từ thế kỷ XX, đầu tiên là những người lên trao đổi
hàng hoá, về sau là những cán bộ được phân công lên công tác ở miền núi trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau là những người lên buôn bán, làm
việc trong các lâm trường, nơng trường và các cơ quan hành chính ở huyện và xã.
Người Cơ tu có 17.454 người chiếm 74% dân số toàn huyện ( 2015), sinh sống
trên cả điện bàn 11 xã, thị trấn trong huyện và mang 24 họ chính, như: A Bing, A
Lăng, ARất, ARâl, A Vô, A Viết, A Ting, A Ta, Bhling, Bhnướch, Bhơriu, Blup,
Coor, Jơngôôl, Hôih, Pơloong, Zơ Râm, Rơrac, Rapat, Tarương, Cơlâu, Jơđêl… Ngồi
ra cịn tự phát một số họ như: Tacooi,Tabut, Sava, Đalây, Giri, A Gô, Prao… hoặc lấy
hị của người Kinh như: Lê, Nguyễn, Đinh… đặt tên cho con.
Tiếng Cơ tu thuộc ngữ hệ Môn – Khơme, gần gũi với tiếng Xơ Đăng, Giẻ
Triêng. Đến nay phần lớn người Cơ tu nói được tiếng Kinh. Ngồi ra trên địa bàn
huyện cịn có các dân tộc khác từ các tỉnh phía Bắc di cư vào sinh sống trong những
năm gần đây, nhưng số lượng không nhiều.
1.3. Khái quát về tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam
1.3.1. Nguồn gốc và lịch sử người Cơtu
Trong phần lớn các cơng trình nghiên cứu về người Cơ tu, các học giả thường
“dựa trên đặc điểm về ngơn ngữ và văn hố, xếp họ vào một nhóm của cộng đồng nói
ngơn ngữ Mơn – Khơme, và được thừa nhận có nguồn gốc xuất phát từ thung lũng
thượng nguồn sông Mê Kông, tỉnh Vân Nam Trung Quốc”. Nhà nhân học Mỹ Robert
Mole còn cho rằng “người Ka tu có thể đã đến vùng cư trú hiện nay của họ bằng cách
di cư từ vùng thung lũng sơng xuống, sau đó lên vùng núi, hoặc từ vùng ven biến nam
Trung Hoa rồi đẩy lên vùng cao” [1, Tr.35].
Theo Nguyễn Hữu Thông, mặc dù từ trước tới nay chưa có tư liệu thành văn
nào nhắc đến địa bàn cư trú của người Cơ tu nhưng truyền thuyết hay chuyện kể của
chính người Cơ tu hay các tộc người kế cận lại phản ánh khá nhiều và phổ biến địa bàn
cư trú và sự chuyển cư của họ. “Trên thực tế, địa bàn cư trú của người Cơ tu hiện nay
là kết quả của xu hướng di trú bắt gặp ở nhiều tộc người thiểu số miền Trung, do sự co


22


lại dần của cây rừng vốn trải dài ra tận biển. Với địa hình hẹp như miền Trung nước ta,
hiện tượng khai thác tập trung và làm cạn dần ưu thế ở những mặt bằng tương đối
thuận lợi ở sườn đông của dãy Trường Sơn, sẽ dẫn con người tiến dần về đỉnh dốc. Đó
chính là ngun nhân tạo nên hướng chuyển cư từ đông sang tây của tộc người sống
trên địa bàn này” [1, Tr.36].
Sự phân định tính dị biệt trong nhiều sinh hoạt văn hoá giữa các bộ phận người
Cơ tu đang sinh sống ở những địa hình khác nhau theo độ cao của sườn dốc và hướng
núi Trường Sơn đang trong diễn trình hình thành những nhóm địa phương. Sự co lại ở
địa bàn hôm nay, mà trong sinh hoạt văn hoá lẫn ký ức của họ vẫn còn lưu giữ ở
những mức độ khác nhau, đã cho thấy sự tụ cư theo hướng đông tây từ vùng ven biển
lên vùng gò đồi và vùng sườn núi thấp để hình thành nhóm Cơ tu thấp, hoặc cao hơn
để làm nên nhóm Cơ tu giữa. Trong lúc đó, cũng có sự chuyển cư của những bộ phận
Cơ tu từ vùng cao của biên giới Việt - Lào hoặc từ Lào tràn xuống nhập một phần vào
nhóm Cơ tu giữa, phần còn lại khu trú ổn định ở một vùng núi cao, nơi mà người ta
gọi là Cơ tu cao, trong đó, Cơ tu cao là nhóm cịn bảo lưu khá nguyên vẹn những yếu
tố văn hoá cổ, nhờ vào sự khu biệt trong tiếp xúc và giao lưu [18, Tr. 33 – 34].
Như vậy, quá trình lịch sử của người Cơ tu đã thể hiện việc chia ra làm nhiều
bộ phận, nhóm khác nhau như Cơ tu vùng cao, Cơ tu vùng thấp và Cơ tu vùng giữa.
Vậy, các nhân tố cơ bản nào đã thúc đẩy quá trình lịch sử của người này? Theo
J.Hoffet, L.Schrock, Garald Cannon Hickey và Nguyễn Hữu Thơng, sự thu hẹp của địa
hình khai thác kinh tế, sự gia tăng dân số, sự biến đổi khí hậu và chất lượng thổ
nhưỡng là các nhân tố chủ yếu thúc đẩy quá trình tự cư và phân bố trong lịch sử của
tộc người Cơ tu [1, Tr. 39 – 40].
Người Cơ tu ở vùng Quảng Nam có cách giải thích nguồn gốc của mình thơng
qua truyền thuyết rất thú vị là: Truyền thuyết kể rằng: “Người Cơtu hình thành sau
một cơn đại hồng thủy (Cơtu gọi là mơr nghi), khắp nơi ngập tràn biển nước. Nhưng

may thay, giữa đất trời hỗn mang ấy cịn sót lại một cơ gái và một con chó đực bám
víu trên hai đỉnh núi cao, đỉnh núi cô con gái ở còn một túp lều, một cây bưởi, đỉnh núi
kia là một con chó đực nằm trong hang đá và còn bếp lửa than đỏ hồng.
Mười hai ngày đêm mưa to, nước lớn, cơ gái sống sót thất vọng nghĩ rằng,
trước sau thì mình cũng chết. Sang ngày thứ mười ba, mưa bắt đầu tạnh, trời hửng

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×