Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

24194 1612202023522090tonvnkhalun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
KHAI THÁC YẾN SÀO Ở NAM TRUNG BỘ DƢỚI THỜI
CHÚA NGUYỄN VÀ VƢƠNG TRIỀU NGUYỄN (XVI – XIX)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Giang
Chuyên ngành

: Sƣ Phạm Lịch Sử

Lớp

: 15SLS

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phƣơng

Đà Nẵng, 1/2019


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này, bản thân tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới đến cô TS. Nguyễn Duy Phương – người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời
cảm ơn đến các quý thầy cô khoa Lịch Sử trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên tơi hồn thành khóa luận này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế của sinh viên, bài


khóa luận này khơng thể tránh được những thiếu sót. Bản thân tơi rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cơ để khóa luận được hồn thiện
một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày 9 tháng 1 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mai Giang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ...................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................3
4.1. Mục đích nghiên cứu:...................................................................................3
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: ........................................................4
5.1. Nguồn tư liệu: ..............................................................................................4
5.2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................4
6. Đóng góp của khóa luận:.....................................................................................5
7. Bố cục của đề tài: ................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NAM TRUNG BỘ VÀ HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC YẾN SÀO. .............................................................................6
1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................6

1.2 Khái quát công cuộc mở đất và phát triển Nam Trung Bộ của chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn...............................................................................................10
1.3 Vài nét về yến sào và hoạt động khai thác yến sào ở Việt Nam trước TK XVI
...............................................................................................................................14
Chương 2: QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC YẾN SÀO Ở NAM TRUNG BỘ
DƢỚI THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ VƢƠNG TRIỀU NGUYỄN (XVI – XIX).
...................................................................................................................................18
2.1 Công tác tổ chức quản lý của chính quyền đối với hoạt động khai thác yến ..18
2.2 Hoạt động khai thác và tiêu thụ yến sào dưới thời chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn ở Nam Trung Bộ (XVI-XIX). .........................................................26
2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản lý và khai thác yến sào của chúa Nguyễn
và vương triều Nguyễn. .........................................................................................33
2.4 Bài học kinh nghiệm đối với việc quản lý và khai thác yến sào hiện nay. .....38
KẾT LUẬN ..............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Yến sào - tổ chim yến là một sản vật biển đảo quý hiếm, một loại thực phẩm
siêu việt từ lâu đã là một cống phẩm dành riêng cho triều đình và là một mặt hàng
xuất khẩu hàng đầu được thương nhân nhiều nước quan tâm. Tổ chim yến là sản
phẩm khơng những có giá trị kinh tế cao được ví là “vàng trắng” mà còn chứa
những giá trị dinh dưỡng và y dược cực kì lớn. Dưới thời phong kiến, đặc sản yến
sào được xếp ở vị thứ đầu tiên trong bát trân châu theo thực đơn của vua chúa.
Trong y dược cổ truyền, tổ chim yến được xem như thần dược chữa trị được nhiều
bệnh nan y như lao phổi, viêm xương, huyết lỵ, đàm cách… Hiện nay, các lợi ích và
cơng dụng tuyệt vời mà tổ yến đem lại cho sức khỏe con người đã được nhiều nhà
khoa học, chuyên gia nghiên cứu trên thế giới chứng minh và thừa nhận.

Chính vì những lợi ích mà yến sào mang lại nên ngay từ đầu việc quản lý, tổ
chức khai thác nguồn lợi biển này được thực hiện khá sớm từ thời Chămpa và kế đó
là thời các chính quyền phong kiến Việt Nam. Tìm hiểu vấn đề quản lý, tổ chức
khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ dưới triều Nguyễn không chỉ giúp cho ta
hiểu rõ hơn về các chính sách của chính quyền họ Nguyễn đối với khai thác yến, mà
cịn qua đó thấy được vai trị và đóng góp của nó đối với sự phát triển chung của đất
nước trên tất cả các mặt từ kinh tế, văn hóa - xã hội cho đến an ninh quốc phòng
biển đảo.
Hiện nay, vấn đề khai thác yến một cách sao cho hợp lý trở thành vấn đề đáng
lo ngại cho nhà nước. Việc nghiên cứu các chính sách quản lý, tổ chức khai thác
yến sào của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có ý nghĩa thực tiễn rất quan
trọng. Cụ thể trong bối cảnh lịch sử ở Nam Trung Bộ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX,
nghiên cứu tình hình quản lý và khai thác yến sào của chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn giúp ta hiểu và rút ra những bài học kinh nghiệm, học hỏi kế thừa phát huy
những mặt tốt để có những chính sách phù hợp định hướng và phát triển yến sào
hiện nay, nhất là trong thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần phát huy
mọi nguồn lực vốn có, đặc biệt là việc bảo vệ và khai thác yến sào cần được quan
tâm và phát triển nhiều hơn.

1


Từ những ý nghĩa trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Khai thác yến sào ở
Nam Trung Bộ dưới thời chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (XVI – XIX)” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Vấn đề quản lý và tổ chức khai thác yến sào của chính quyền họ Nguyễn khá
phức tạp nên chỉ được trình bày rải rác, tản mạn ở một số cơng trình khác nhau. Qua
tìm hiểu về các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu, tư liệu lịch sử, các cuộc báo cáo
khoa học chúng ta có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Ơ châu cận lục của Dương Văn An (giữa thế kỷ XVI) là một cuốn sách địa lý,
ghi lại những tên làng, tên núi, tên sơng, những sản vật, danh lam thắng tích, những
ngành nghề và tập qn sinh sống…trong đó ít nhiều nói đến sự phân và bố khai
thác yến sào ở một số địa danh nhất định.
Phủ Biên tạp lục của nhà bác học Lê Q Đơn (thế kỉ XVIII) có viết cặn kẽ về
nghề khai thác yến sào ở phủ Thăng Hoa (Quảng Nam) cũng như những quy định,
chính sách của nhà nước đối với người dân làm nghề này.
Đại nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự
Đức là một thể loại sách địa chí, ghi chép, biên soạn, giới thiệu về địa lý, lịch sử,
phong tục, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hố…của các địa phương, trong đó có đề
cập đến sự phân bố yến sào ở một số địa phương như Quảng Nam, Bình Định,
Khánh Hịa, Bình Thuận…
Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, đây là bộ biên
niên sử Việt Nam viết về triều đại các vua Nguyễn. Tác phẩm cung cấp những tư
liệu lịch sử dưới triều Nguyễn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, cũng có viết về việc quy định khai thác, chính sách thu mua yến sào…
Các nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong của Nguyễn Văn Kim trong
Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 2011 đã tập trung khảo cứu về các nguồn hàng
ở Đàng Trong cũng nhắc đến việc sản xuất yến sào ở Đàng Trong.
Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng (2012) của Hội văn nghệ dân gian
Việt Nam viết về các nghề và làng nghề ở đất Quảng. Trong đó, tác giả đã dành vài
trang viết về làng nghề Yến sào ở Thanh Châu.
2


Nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ dưới triều Nguyễn (1802-1884)
(2016) khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ly trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
đề cập đến nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ và một số chính sách của
triều Nguyễn đối với nghề này.
Kết hợp khai thác kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển đảo – Nhìn từ các tư liệu

Hán Nôm về nghề yến sào Thanh Châu ở Hội An của Trần Văn An trên tạp chí
nghiên cứu lịch sử số 4 năm 2018. Nội dung của bài nghiên cứu chủ yếu đề cập đến
những thông tin về hoạt động của nghề yến Thanh Châu, về các cá nhân liên quan
đến quá trình quản lý khai thác yến sào trong triều Nguyễn.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn
đề khai thác và quản lý yến sào, nhưng chỉ nêu một cách sơ lược, khái qt chứ
chưa thật sự có một cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về việc quản lý và khai thác
yến sào ở vùng Nam Trung Bộ của họ Nguyễn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Kế
thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, tham khảo các nguồn tài liệu sử tịch
nó sẽ giúp tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu của mình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: việc khai thác yến sào của chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn ở Nam Trung Bộ (thế kỉ XVI-XIX)
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Không gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu vùng đất Nam Trung
Bộ. Vùng đất kéo dài từ Đà Nẵng cho đến Bình Thuận ngày nay.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Khai thác yến sào ở Nam Trung Bộ dưới thời chúa Nguyễn
và vương triều Nguyễn (XVI – XIX)” nhằm làm rõ chính sách, khai thác đối với
hoạt động quản lý, tổ chức khai thác yến sào của chính quyền họ Nguyễn ở các tỉnh
Nam Trung Bộ. Qua đó, thấy được từ xa xưa các chính quyền phong kiến đã quan
3


tâm đến hoạt động khai thác yến. Yến sào không những đem lại giá trị về kinh tế mà
cịn góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thông qua việc nghiên cứu vấn
đề này, hiện nay chúng ta có thể học tập những kinh nghiệm mà người xưa để lại đề

ra những chính sách quản lý, khai thác hợp lý không làm cạn kiệt đi nguồn tài
nguyên quý hiếm này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát về chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn và vùng đất Nam Trung Bộ.
- Chính sách của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong việc quản lý và tổ
chức khai thác yến sào ở các tỉnh Nam Trung Bộ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
- Hoạt động khai thác yến sào của nhà nước cũng như hiệu quả kinh tế mà
hoạt động khai thác yến sào mang lại.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Nguồn tư liệu:
Thực hiện đề tài này tôi sử dụng những nguồn tư liệu chủ yếu sau:
-Các tác phầm sử học đã xuất bản.
-Các báo viết trên tạp chí, các cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu
Lịch sử, các kỉ yếu, hội thảo khoa học được cơng bố.
-Ngồi ra tơi cịn khai thác tài liệu từ các bài viết trên Internet liên quan đến
việc quản lý và tổ chức khai thác yến sào dưới thời chúa Nguyễn từ thế kỉ XVI đến
thế kỉ XIX.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để hồn thành đề tài này, tơi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đứng trên quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước để xem xét đánh giá sự.
-Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chính được tơi
sử dụng để thực hiện khi nghiên cứu đề tài này. Ngồi ra, tơi cịn sử dụng các
phương pháp chuyên ngành, liên ngành hỗ trợ như: phương pháp so sánh đối chiếu,

4


… Trong đó tơi chú trọng đến phương pháp sưu tầm, thu thập và xử lý thông tin
thông qua sách, tạp chí và các cơng trình nghiên cứu.

6. Đóng góp của khóa luận:
Về mặt khoa học: đây là cơng trình nghiên cứu có tính chất hệ thống cụ thể và
hồn chỉnh về vấn đề quản lý và khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ của chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Về mặt thực tiễn: Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau đề tài khóa luận sẽ phục
dựng bức tranh về tình hình hoạt động quản lý và khai thác yến sào ở vùng Nam
Trung Bộ của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX và
tác động của nghề khai thác yến sào đối với đất nước thời bấy giờ. Thành cơng của
khóa luận cịn đóng góp một nguồn tư liệu quan trọng, bổ trợ làm tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Bố cục của đề tài:
Khóa luận ngồi phần mở đầu, phần kết luận, nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát về vùng đất Nam Trung Bộ và hoạt động khai thác Yến
sào.
Chương 2: Quản lý và khai thác yến sào ở Nam Trung Bộ dưới thời chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn (XVI-XIX).

5


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NAM TRUNG BỘ VÀ HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC YẾN SÀO.
1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lí:
Vùng Nam Trung Bộ là một dải đất hẹp ngang, hình cong, hướng ra biển, trải
dài gần 10 vĩ độ từ 10°33’ B đến 16°B. Trên dải đất dài hình chữ S đây là phần đất
“nhơ ra nhiều đầu nối”, “vươn ra biển”, chính vì vậy đây là vùng đất quan trọng
trong việc tiếp thu các nền văn hóa, văn minh từ các nước theo đường biển, cũng là
nơi có điều kiện giao thương và bn bán với các nước. Nam Trung Bộ bao gồm 6

tỉnh thành theo thứ tự Bắc – Nam: Đà Nẵng- Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú n, Khánh Hịa, Bình Thuận có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km², số dân
gần 8,9 triệu người, chiếm 13,4% diện tích và 10,5% số dân của cả nước (năm
2006). Các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ hầu hết có vị trí tiếp giáp ở phía Đơng là biển
Đơng với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Vị trí, ranh giới, hình thể của các
tỉnh Nam Trung Bộ cũng đã được ghi lại trong Đại Nam nhất thống chí như sau:
Tỉnh Quảng Nam: “Địa hạt tỉnh, phía đơng có biển bao vịng, phía tây có núi
che chở, phía nam liền tỉnh Quảng Ngãi, rừng Trì Bình giới hạn cõi bờ, phía bắc
hướng về cõi bờ, phía bắc hướng về Kinh đơ, cửa Hải Vân chẹn chỗ xung yếu. Núi
cao thì có núi Tào, núi Ấn, núi Chủ, núi Ngũ Hành Sơn. Sơng lớn thì có sơng Cẩm
Lệ và sơng Bến Ván (Bản Tân), ải sông hiểm trở, lao đảo xây quanh, đồng nội rộng
bằng, dân cư đơng đúc. Đặc điểm thì phía tây nam có các bảo Bảo Định và Yên Sơn
khống chế giặc Man mà dẹp n biên cảnh, phía đơng bắc có các thành Yên Hải và
Điện Hải ngăn cản giặc Tây mà giữ vững mặt biển. Cửa biển Đại Chiêm thuyền bè
sum họp chợ phố Hội An hàng hóa nhóm đầy thực là nơi đô hội mà một tỉnh trong
khu Nam Trực vậy...” [32, tr.393].
Tỉnh Quảng Ngãi: “phía Đơng tỉnh có đảo Hoành Sa (tức đảo Hoàng Sa), liền
cát và biển làm trì, phía Tây nam miền sơn nam, có lũy dài vững vàng, phía Nam
liền với tỉnh Bình Định, có đèo Bến Đá chắn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn. Núi có tiếng thì có núi Thiên Ấn, núi Thiên Bút
6


và núi Long Đầu làm phên giậu ở tả hữu. Sơng cái thì có sơng Trà Khúc, sơng
Châu Tử và sông Vệ bao bọc trước sau. Năm cơ (5 cơ Tĩnh Man) chia đóng và giữ
gìn biên cương. Chợ phố Phú Đăng nhóm họp hàng hóa, cửa tấn Cổ Lũy tụ tập
thuyền buôn; bốn nguồn ở đầu núi là nơi giao dịch của người Kinh, người Man,
bốn vũng ở ven biển, là chỗ tàu thuyền qua lại dừng lấy củi nước. Đấy đều là những
nơi hình thắng trong tỉnh và là chỗ có tiếng ở kỳ phụ vậy…” [31, tr.470-471].
Tỉnh Bình Định: “phía Đơng giáp biển, phía Tây giáp các sơn động, phía Bắc

có đèo Bến Đá ngăn cản, phía Nam có đèo Cù Mơng dốc hiểm, núi cao thì Phước
An và Chân Chàng, sơng lớn thì Lại Dương và Tam Huyện; thượng du thì các bảo
Trà Vân và Phượng Kiệu đóng giữ, ven biển thì các trấn Thi Nại, Kim Bồng nắm
giữ. …” [32, tr.13].
Tỉnh Phú n: “phía Đơng giáp biển, phía Tây dựng núi, phía Bắc giáp tỉnh
Bình Định, có đèo Cù Mơng hiểm trở, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hịa, có đèo Đại
Lĩnh cao dốc và Thạch Bi, sơng lớn thì có Đà Diễn, ở thượng du có các đồn thủ
Thạch Lĩnh và Phước Sơn để giữ vững biên phịng. Ven biển thì có các trấn Xn
Đài, Phú Sơn, Đà Nông và Đã Diễn để trấn mặt biển. Địa thế tuy nhỏ nhưng dân cư
đông đúc, cũng là một đất rất quan trọng vậy” [32, tr.75].
Tỉnh Khánh Hịa: “phía đơng giáp biển cả, phía nam liền Bình Thuận, phía
bắc giáp Phú Yên. Ba mặt núi bọc, một mặt sát biển, núi Đại An chắn ngang ở phía
Bắc, vịnh Nha Trang quanh phía đơng, phía tây nam núi gị trùng điệp. Núi cao thì
có Tam Phong và Đại An, sơng lớn thì có Vĩnh An và Phú Lộc, núi khe quanh quất,
đường sá gập ghềnh. Các đảo Nha Trang, Bình Nguyên khống chế sơn man, các
trấn Cù Huân lớn nhỏ, phịng ngăn hải phỉ. Thật là đất hình thế trọng yếu ở một
phương” [32, tr.109].
Tỉnh Bình Thuận: “phía đơng giáp tỉnh Khánh Hịa, phía tây giáp tỉnh Biên
Hịa, bắc ven núi, nam sát biển, địa thế chật hẹp. Danh sơn thì có núi Mũi Diên, núi
Hương Ấn. Sơng lớn thì có sơng Mai Nương, sơng Kì Xun, sơng Phố Hài, sơng
Phan Thiết. Đường núi ngăn chặn có núi Ơ Cam, đường biển hiểm yếu có vụng Mũi
Diên. Phía tây bắc có núi Thị Linh, núi La Thơ là đường người man núi tất phải
qua lại, đó là nơi xung yếu nên có đặt đồn để khống chế. Cịn như thuyền chài cá,

7


thuyền buôn bán qua lại tấp nập, cư dân trù mật, phố xá liền nhau, thì Phan Thiết
cũng lầ một nơi đơ hội nhỏ, mà Phan Rí là thứ hai” [32, tr.149].
+ Địa hình đất đai:

Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đặc sắc: một dải lãnh thổ
hẹp, mà phía Tây là sườn Đơng của Trường Sơn Nam, ơm lấy Tây Ngun rộng
lớn, phía Đơng là Biển Đơng. Phía Bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên
với Bắc Trung Bộ, cịn phía Nam là Đông Nam Bộ. Các nhánh núi ăn ngang ra biển
đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Chính vì sự hình thành
địa hình như vậy nên đồi núi, đồng bằng và bờ biển ở đây luôn xâm nhập lẫn nhau,
tạo nên nhiều vũng, vịnh, đầm phá, sông suối, ao hồ với mật độ tương đối dày
đặc…
Về địa hình thì bề mặt địa hình của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ bị chia
cắt nhiều bởi những sườn núi kéo dài từ dãy Trường Sơn ra đến biển, tạo nên những
thung lũng rộng hẹp khác nhau. Địa giới từng tỉnh trong khu vực được xác định
theo lưu vực sông, đèo và núi. Mỗi một lưu vực gồm đồng bằng, biển và bờ biển
tương ứng. Đồng bằng các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm giống nhau
về hình thái, được hình thành khơng tách rời với một bên là dãy Trường Sơn và một
bên kia là biển Đông. Đồng bằng được bồi đắp bằng phù sa của hệ thống sông suối
và bị chắn bởi dãy cát, cồn cát ven biển. Địa hình của vùng được mơ tả như sau:
“thực ra người ta có thể nhận thấy có một sự phân biệt rõ rệt: bậc thứ nhất đổ từ bờ
ra đến độ sâu 40 - 80m, có địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, bậc thứ hai nối tiếp từ đó
xuống độ sâu khoảng 150m có bề mặt gồ ghề, bậc thứ ba chạy thẳng ra rìa thềm lục
địa đến độ sâu 800 - 1000m” [30, tr.167].
Diện tích đất đồi chiếm 3/4 tổng diện tích tự nhiên ở đây, còn đất đồng bằng
chỉ chiếm 1/4 tổng diện tích tự nhiên của vùng. Do vị trí địa lí cũng như điều kiện tự
nhiên đã tạo nên kết cấu đất ở đây chủ yếu là đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa,
vùng núi phía tây thì có đất Feralit vàng. Nhìn chung đất ở Nam Trung Bộ có độ phì
thấp. Đất cấu tạo tại chỗ do được hình thành trên đất nghèo chất dinh dưỡng, lại có
địa hình dốc, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt nên dễ bị rửa trôi.

8



+ Sơng ngồi và khí hậu:
Ở các tỉnh Nam Trung Bộ có hệ thống sơng ngịi dày đặc, thường ngắn nhưng
độ dốc tương đối cao, lớn dần về phía hạ lưu và đổ trực tiếp ra biển. Nước sông đáp
ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, song do phân bố không đều về không gian và
thời gian nên có nơi, có mùa thiếu nước, có nơi có mùa lại thừa nước. Hơn nữa do
sơng có đặc điểm ngắn dốc, lưu lượng khơng điều hịa nên thường gây lũ lụt trong
mùa mưa và khô hạn trong mùa nắng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất.
Nhưng cũng mang lại lượng phù sa lớn và màu mỡ cho các vùng đồng bằng thuận
lợi phát triển kinh tế, chủ yếu là nơng nghiệp. Do đặc điểm sơng ngồi như vậy nên
địi hỏi cơng tác đề điều, thủy lợi phải được chú trọng để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu
cũng như ngăn chặn lũ lụt.
Nam Trung Bộ nằm trên nền khí hậu chung của cả nước, đó là khí hậu nhiệt
đới gió mùa với các đặc trưng chủ yếu như nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm, cường độ
ánh sáng mạnh, lượng mưa nhiều và tập trung vào một số tháng trong năm, do vậy
hàng năm thường xuyên xảy ra hạn hán, mưa bão, gây thiệt hại lớn về người và của.
Đồng thời do ảnh hưởng của địa hình và sơng ngịi thì khí hậu vùng Nam Trung Bộ
cũng mang đặc tính riêng - một vùng đất được mơ tả là nơi bốn mùa ấm áp, cây cỏ
mùa đông tươi tốt, bốn mùa đều ăn rau sống. Đó là khí hậu thuộc vùng Đơng
Trường Sơn, mang sắc thái của khí hậu Á xích đạo nằm trong vùng ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, hàng năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, những tháng còn lại là
mùa nắng. Do lượng mưa lớn trung bình khoảng 2000 - 2500mm/năm lại tập trung
trong khoảng thời gian ngắn, nên vào mùa mưa các con sông suối trở nên ngập tràn
và gây ra lũ lụt lớn, sạt lở ở nhiều nơi, trong khi đó vào mùa nắng lại khô hạn thiếu
nước sinh hoạt tưới tiêu. Sự khắc nghiệt của thời tiết còn thể hiện qua chỗ hàng năm
khu vực Nam Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng từ các cơn bão trong các tháng 9 đến
tháng 11, gây thiệt hại nặng nề. Mặc dù nằm trong khu vực nhiệt đới, là nơi gặp gỡ
các khối khơng khí lục địa và nguồn gốc đại dương xích đạo, chịu ảnh hưởng khá
sâu của chế độ gió mùa châu Á, chủ yếu là gió mùa Đơng Bắc và Đơng Nam, nhưng
sự chia cắt mạnh của địa hình núi kéo dài ra biển của dãy Trường Sơn hình thành

nên bức tường chắn đèo Hải Vân, nên hàng năm Nam Trung Bộ hầu như chỉ chịu
9


tác động của gió mùa Đơng Nam, vì vậy khí hậu ở khu vực này quanh năm ln
nóng ẩm.
Qua đó ta có thể thấy được, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vừa mang kiểu
khí hậu chung của nền nhiệt đới gió mùa ẩm Việt Nam kết hợp với kiểu khí hậu Á
xích đạo của vùng, đã tạo ra khí hậu ấm áp ơn hịa phù hợp cho sự sinh trưởng phát
triển của nhiều loại động thực vật ở nơi đây, trong đó có chim Yến, một loại chim
thích sống ở nơi có khí hậu ấm áp ơn hịa, độ ẩm cao. Như vậy từ lâu chim Yến đã
đến đây sinh sống và phát triển.
Các sách địa chí về sau càng ngày càng viết nhiều đến yến sào, cho thấy phân
bố ở nhiều nơi ven biển phương Nam từ Quảng Bình cho tới Hà Tiên, Cơn
Đảo...Theo Lê Q Đơn “ở Châu Bắc-Bố-Chính có 50 làng sản ra nhân sâm, yến
sào, mật ong trắng, sáp ong vàng, sừng con tê, ngà voi” [8, tr.234]. Trong Đại Nam
nhất thống chí cũng đã liệt kê những vùng như Bình Định có yến sào sinh sản ở các
đảo ngồi biển cịn ở Khánh Hịa thì yến sinh sản ở các đảo ở hải phận Cù Huân.
1.2 Khái quát công cuộc mở đất và phát triển Nam Trung Bộ của chúa
Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn
Lịch sử hình thành của vùng đất Nam Trung Bộ gắn liền với quá trình “Nam
tiến” của các vương triều Việt Nam kéo dài gần 700 năm. Vùng đất Nam Trung Bộ
hiện nay trước kia vốn là vùng đất thuộc Vương quốc Chămpa cổ.
Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ
năm 1069 dưới triều đại Lý. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông xuống chiếu thân
chinh, chọn Lý Thường Kiệt làm nguyên súy, đi tiên phong, đem 5 vạn quân xuất
chinh. Kết quả là Chămpa đã nhường 3 châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh. Căn cứ
vùng đất Địa Lý là miền giữa và nam tỉnh Quảng Bình ngày nay ở huyện Lê Ninh,
tỉnh Quảng Bình, Ma Linh là miền bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay là đất ở huyện Vĩnh
Linh và Gio Linh tỉnh Quảng Trị, Bố Chính ở huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch,

huyện Tun Hóa tỉnh Quảng Bình. Như vậy, có thể nói là triều đại Lý đã mở rộng
lãnh thổ phía Nam đến tỉnh Quảng Trị ngày nay. Năm 1075, Địa Lý và Ma Linh đã
đổi tên thành châu Lâm Bình và Minh Linh.

10


Năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân
và nhận sính lễ là hai Châu Ơ và Châu Lí. Năm sau đó, triều đại nhà Trần đã đổi
vùng đất này thành Thuận Châu (bây giờ là Quảng Trị) và Hóa Châu (bây giờ là
Thừa Thiên Huế và bao gồm cả vùng đất từ đèo Hải Vân đến bờ bắc sông Thu Bồn
thuộc Quảng Nam).
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ. Năm
1402, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chămpa và chiếm được Chiêm Động chia
thành hai châu Thăng và Hóa đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành hai châu Tư
và Nghĩa. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Tam
Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc huyện Đức Phổ,
Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là
lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng Ngãi. Tuy
nhiên phần lãnh thổ này bị Chămpa lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ (1407) và bị đặt
dưới ách thống trị cùa nhà Minh “Minh Vĩnh Lạc thứ 12, Phủ Thăng Hoa tuy có đặt
quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ, nên nhà Minh chỉ ghi tên
không mà thôi” [17, tr.546].
Phải mất bảy thập niên sau, trong hoàn cảnh mới và những điều kiện khác thời
Hồ- lúc này chế độ phong kiến Đại Việt được tổ chức hoàn chỉnh và đang là đỉnh
cao của sự hưng thịnh dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông - cuộc Nam chinh vào
đất Chămpa [1470] đem 26 vạn quân đánh Chămpa và năm 1471 đã lấy lại được
bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Không những bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa
cũng được khôi phục, mà bờ cõi cũng được mở rộng đến đèo Cù Mơng. Ngồi ra
hàng loạt cửa biển lớn dọc theo miền Trung mà khi trước Chămpa thường sử dụng

làm căn cứ để tấn cơng lên phía Bắc như Đà Nẵng, Sa Kỳ, Cổ Lũy... giờ đã nằm
trong tay của Đại Việt. Lãnh thổ nước ta đã được mở rộng đến Bình Định ngày nay.
Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Đại Việt sau này có bàn đạp để có
thể dễ dàng hợp nhất Chămpa. Ngồi lãnh thổ chiếm được, ta đã chia Chămpa thành
3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung.
Việc mở rộng lãnh thổ trong lịch sử Việt Nam được thực hiện sôi động, nhanh
và trong phạm vi rộng lớn nhất là vào thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Thời
Trịnh - Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công của chúa Trịnh từ
11


phương Bắc và nhu cầu mở rộng đất đai về phương Nam, các chúa Nguyễn đã bắt
đầu một công cuộc mở mang bờ cõi nước Việt về phía Nam chưa từng thấy trong
lịch sử.
Năm 1611, trước hành động xâm lược của vua Chămpa, chúa Nguyễn Hoàng
phái Văn Phong “đem quân đi dành lấy được đất ấy, bèn đặt làm một phủ, cho hai
huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào” [20, tr.43 - 44] lập ra phủ Phú Yên.
Năm 1653 vua nước Chămpa đã đưa quân sang đánh chiếm nhằm đòi lại đất Phú
Yên. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ là Hùng Lộc sang đánh. Bà Tấm xin
hàng, “Phúc Tần cho, bắt chia đại giới, lấy đất từ phía đơng sơng ấy đến Phú n
đặt làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh, đặt dinh trấn thủ Thái Khang, phía Tây
sơng vẫn là nước Chiêm Thành, khiến giữ bờ cõi mà nộp cống” [20, tr.83], lãnh thổ
của Việt Nam được mở rộng đến Khánh Hòa. Năm 1693 với lý do vua nước
Chămpa bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai quan tổng binh
là Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh. Chúa Nguyễn đổi đất Chămpa làm Thuận
Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này cho con cháu của Bà Tranh làm Đề Đốc trấn
giữ, bắt đổi y phục như người Việt Nam để phủ dụ dân Chămpa “Tháng 8 năm
1693, đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, lấy tả trà viên Kế Bà Tử làm
khám lý, ba người con Bà Ân làm đề đốc, đề lãnh và cai phủ, bắt mặc quần áo theo
lối người kinh và sai về để vỗ yên lòng dân” [20, tr.48] và vào thời gian sau “Tháng

8 năm 1697, đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận và sát nhập vào một đơn
vị hành chính của Việt Nam đồng thời hợp nhất lãnh thổ còn lại của Chiêm Thành
từ Phan Rang đến Phan Rí đổi thành 2 huyện An Phúc và Hoa Da rồi sát nhập vào
Bình Thuận” [20, tr.153]. Kể từ đây đất nước Chămpa đã hoàn toàn biến mất trên
bản đồ. Chămpa đã bị hợp nhất hoàn toàn vào Việt Nam năm 1697 nhưng trên thực
tế, với tư cách là một quốc gia thì đã bị xóa bỏ vào năm 1693.
Nhìn chung đến cuối thế kỷ XVII vùng đất thuộc các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ đã được xác nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
Cùng với lịch sử phát triển của chế độ phong kiến, đặc biệt từ thế kỉ XVII và
nhất là những năm 30 của thế kỉ XVIII, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đặc biệt
là vùng Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã trải qua một thời gian chiến tranh loạn
lạc trở thành vùng chiến địa của cuộc chiến tranh giữa hai nhà Tây Sơn và Nguyễn
12


Ánh. Đến năm 1799, Nguyễn Ánh tự cầm quân đi đánh và chiếm được thành Quy
Nhơn đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định. Vùng đất này mới thốt khỏi nạn binh
đao.
Trên một vùng đất, chỉ trong vòng 30 năm (cuối thế kỷ XVIII) phải đối phó
hơn 5 lần tấn cơng quy mơ lớn của Nguyễn Ánh khơng tính các lần tấn công nhỏ, lẻ
tẻ hoặc như những trận “giặc mùa”: một vùng đất chỉ có hơn một vạn dân mà xuất
hiện hai phong trào đối kháng nhau: phong trào Tây Sơn hàng ngàn người hưởng
ứng và phong trào “Lương Sơn Tá Quốc” ủng hộ chúa Nguyễn do Châu Văn Tiếp
trực tiếp lãnh đạo, đã làm cho nền kinh tế - xã hội ở đây vốn đã thấp kém, nay lại
càng sa sút nghiêm trọng hơn. Tình hình đó làm cho triều đình nhà Nguyễn sau khi
được thành lập buộc phải thi hành nhiều chính sách khá đặc biệt trên mảnh đất này,
như tăng cường đôn quân, đàn áp những phần tử thân Tây Sơn, tăng cường đội ngũ
quan lại từ Huế. Năm 1802, ngay sau khi lên ngôi, Gia Long căn dặn các quan chức
được bổ nhiệm đến cai trị ở các tỉnh nàv. Ông cho rằng “Đất này trải qua binh cách
đã lâu, sức dân hao mòn, bọn người nên tuyên dương đức ý, ra sức vỗ về, khiến cho

kẻ ốm lâu ấy được hồi lại nghỉ ngơi [20, tr.337]. Điều đó được thể hiện trong tổ
chức hành chính và cai trị; chế độ quan lại và phòng vệ ở miền núi và vùng biển; tổ
chức giáo dục, thi cử văn lẫn võ cho cả khu vực của các tỉnh từ Quãng Ngãi trở vào
Bình Thuận. Nơi đây trở thành vùng đất đối trọng của triều Nguyễn nên các vua
Nguyễn có chính sách cai trị rất hà khắc, cứng rắn nhằm ngăn chặn các cuộc khởi
nghĩa của nhân dân.
Từ năm 1802, triều Nguyễn được thành lập đơn vị hành chính của các tỉnh có
sự thay đổi, trong đó có các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Thời kì đầu, vua Gia
Long chia lãnh thổ từ Bắc vào Nam làm 23 trấn và 4 doanh. Vì vậy, các tỉnh duyên
hải Nam Trung Bộ thời kì này được gọi là trấn. Dưới trấn là phủ, huyện, xã. Sau đó,
Minh Mạng lên kế vị và thực hiện cuộc cải cách hành chính. Đồng thời năm 1832,
vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị của người Chăm và lập thành tỉnh Bình Thuận.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), triều đình chia đất từ Quảng Trị ra Bắc thành 18
tỉnh, qua năm sau, tiếp tục chia đất từ Quảng Nam vào Nam thành 12 tỉnh. Cả nước
bây giờ có 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Như vậy theo cách chia của Minh Mạng thì
các trấn ở duyên hải Nam Trung Bộ được đổi thành tỉnh.
13


1.3 Vài nét về yến sào và hoạt động khai thác yến sào ở Việt Nam trƣớc
TK XVI
Yến là một loài Chim- Chim Yến; Sào là tổ (âm Hán). Như vậy, Yến sào là tổ
của loài chim Yến. Chim yến có tên khoa học là Yến hàng- Collocalia, họ
Apodidac, bộ Yến Apdiformes, có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hơng và bụng
màu xám, tồn thân nâu đen; cánh rất dài(115-125mm), vút nhọn, bay rất khỏe; đuôi
ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể hóa rất rộng; chân ngắn, móng vuốt… Từ
những đặc điểm đó người Trung Quốc gọi là Huyền điểu, Du ba điểu, Hải yến.
Người Anh gọi là Sea-Swallow, người Pháp gọi là Salangane, Hirondelles de mer,
người Việt gọi là chim Yến. Từ đầu thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã có những kết
quả nghiên cứu về chim Yến và tổ Yến.

Theo khảo sát, chim yến có thể sống từ vĩ độ 1080 Vĩ Bắc trở vào. Sống tập
trung ở vùng ven biển nhiệt đới. Chim yến có thị lực, thính giác và ngửi mùi rất tốt.
Chúng thích sống trong các hang động, đặc biệt là các hang núi đá, ẩm và tối. Điều
đặc biệt là loài chim này rất nhạy cảm, chúng sẽ cảm thấy bất an, khơng làm tổ ở
những nơi khơng an tồn cho chúng, chính vì vậy chim yến thường làm tổ ở những
nơi có cường độ sáng khoảng 0,02 - 0,06 lux - những nơi này giúp chim yến có thể
tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác. Chim yến còn thường làm tổ
ở những nơi mà trước đó đã có chim yến khác làm tổ - vì nếu là nơi mà trước đây
yến đã từng làm tổ thì thường sẽ rất an tồn. Chim yến ăn những lồi cơn trùng nhỏ
khi chúng đang bay, do đó chim yến có tác dụng bảo vệ mùa màng cho nơng dân.
Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các lồi khác cùng họ với yến như én, đó là
chim yến khơng bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc
những thành làm tổ. Chim yến có thể bay rất nhanh, vận tốc bay tối đa có thể lên tới
130 -160 km/h. Chim yến sinh sản từ 2 - 3 lần trong 1 năm, mỗi lần từ 2 - 3 trứng.
Nhiệt độ thích hợp trong môi trường sống của chim yến: 26 - 31℃ (tối ưu: 28℃).
Độ ẩm thích hợp: 65 - 95% (tối ưu: 80℃). Chính vì những đặc điểm sinh sống trên
mà lồi chim này có mặt ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Inđônêxia,
Philippin, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam - nơi có đủ các điều kiện như bờ biển
dài với nhiều vũng vịnh, nhiều quần đảo và đảo, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
quanh năm ấm áp...
14


Tổ của loài chim yến, là nguồn tài nguyên quý hiếm, là loại thực phẩm cao cấp
có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời phong
kiến. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính:
Gluco và Protein (hay cịn gọi nơm na là đường và đạm). Phần Gluco bao gồm 7
loại đường đơn dễ hấp thụ. Phần Protein bao gồm 17 axit amin có hàm lượng cao
rất cần cho cơ thể. Trong tổ yến có khoảng 15 - 20 nguyên tố đa và vi lượng. Tổ yến
có nhiều vitamin, trong đó có vitamin E, là loại vitamin tăng cường sinh dục, có

hàm lượng khá cao. Đặc biệt trong tổ yến có hai yếu tố kích thích sinh trưởng tế bào
là axit sialic (8,6%) và một yếu tố chưa được tách chiết chiếm khoảng 1 phần triệu.
Các chất này giúp hồi phục nhanh chóng các tổn thương, kích thích sinh trưởng
hồng cầu.... Hai lồi yến thường sống trong các hang động là loài yến Fuciphaga
(Dân gian gọi là yến hàng) và yến Maxima (yến tổ đen). Nhưng chỉ có loại tổ yến
của yến hàng là được biết dưới tên Wild/Cave Nest (Yến Hoang/Trong Ðộng) trên
thị trường. Có thể vì do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động
nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị
trường. Tổ yến trong động, với những điều kiện tự nhiên trong động, thường có
hình dạng giống như 1 cái chén, thân dầy và chân cứng. Hình dạng tổ giống như
chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non khơng bị các lồi vật khác ăn mất và thời
tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có
độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và
Indonesia. Khai thác yến sào - yến tự nhiên ngoài đảo - đã được con người biết đến
từ lâu. Loại chim yến này thường được phân bố tại các nước Trung Quốc (phía Nam
đảo Hải Nam), Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan,
Myanmar. yến sào đã có mặt ở Trung Quốc từ đời Đường (618 - 907), nhưng vào
khoảng thế kỷ XV, yến sào mới trở thành một nghề ở Đông Nam Á và các sản
phẩm từ yến sào được buôn bán sang Trung Quốc. Ngành khai thác yến đảo phát
triển rất mạnh ở các nước: Thái lan, Indonexia, Malaysia…
Yến sào là một trong những thức ăn quý hiếm xưa nay thường liệt vào các loại
“sơn hào hải vị”. Con người đã biết và nói đến cơng dụng của tổ yến từ ngày xa
xưa: “Yến sào có mấy thứ, thứ trắng giấy tơ, trắng sạch, đem chưng với lê đường
phèn chữa được chứng đàm cách; thứ vàng trong, có chỉ hồng chữa được chứng
kiết lỵ…” [11, tr.751]. Vua nước ta được thưởng thức tổ yến đầu tiên có lẽ là Đức
15


Trần Nhân Tông. Dân gian kể rằng trong chuyến Nam du của Thượng hồng vào
năm 1301 để tỏ tình giao hiếu với Chămpa trước khi gả nàng Huyền Trân cho Chế

Mân rồi được vua Chế Mân dâng Châu Ô và Châu Lý làm đồ sính lễ, ngài có dịp
dừng ở một khu vực, nay là tỉnh Quảng Bình và ra thăm đảo Yến - Hòn Nòm (dưới
chân đèo Ngang, nay thuộc thơn Thọ Sơn, xã Quảng Đơng, Quảng Trạch) thì được
dâng “chè yến sào”. Biết là đặc sản, Thượng hoàng bèn lệnh cho dân phải gìn giữ và
khai thác, hàng năm dâng tiến về triều. Nghề yến sào có thể coi ngài là bậc khởi tổ.
Vua Trần Nhân Tông đưa món ăn yến sào bổ dưỡng này vào việc chiêu đãi các
cơng thần có cơng trạng lớn. Các chúa, vua nhà Nguyễn về sau cũng thường mở yến
tiệc khoản đãi long trọng khi có lễ hội và tiếp kiến ngoại giao, coi món yến sào là
“Quốc yến”. Các vua chúa Trung Hoa đã biết đến yến sào từ xa xưa, dùng yến sào
để tăng sinh lực, bổ dưỡng sức khỏe, làm món ăn chiêu đãi đặc biệt trong các ngày
đại lễ, đại tiệc chốn triều cung. Từ đó yến tiệc ra đời. Các nhà buôn sang trọng ở
Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên… đều đặt mua yến sào từ Quảng
Nam, Khánh Hòa. Những người Hoa kiều giàu sang mới có đủ tiền ăn nổi yến sào.
Vì yến sào ít mà giá lại rất đắt.
Sau sự kiện này, năm 1328 tại vùng biển đảo Bình Khang, thuộc tỉnh Khánh
Hịa ngày nay, ông Lê Văn Đạt đã cho thành lập các đội thủy quân trực tiếp bảo vệ,
khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Từ đó, nghề khai thác yến sào
ở Khánh Hòa đã ra đời. Tiếp theo là sự xuất hiện của làng khai thác yến Thanh
Châu dưới thời chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Theo sách Nghề và làng nghề
truyền thống đất Quảng kể lại rằng: “Ngày xưa, ở làng Thanh Châu có vợ chồng
ông Trần Tiến, chỉ sinh được một người con gái duy nhất, con lớn lấy chồng và cho
ở rể. Cả nhà làm nghề cá để sinh sống. Một hôm hai vợ chồng ông chèo ghe ra câu
cá xa khơi, rồi đến tận Hịn Khơ, Cù Lao Chàm. Bất ngờ, khi đến nơi bị gió Nam
thổi mạnh, biển dậy sống dữ dội, cuốn đập ghe vào một ghềnh đá, bên trên có nhiều
hang động cao vút. Hai vợ chồng khơng thể nào về lại đất liền. Đói và khát, ơng
bèn bảo vợ ngồi trơng ghe để ơng trèo lên tìm xem có cái gì ăn được khơng. Lúc
bước vào hang ơng thấy trên mặt đất, đá nằm rải rác những chiếc tổ yến, có cái đã
ngả sang màu thẫm, có cái màu trắng. Ông nhặt lên, phủi hết bụi rồi nếm thử.
Chẳng có mùi hơi, đắng nào cả, mà cịn có vị thơm, dai ngon như một món súp cua
cá cơ đặc. Do đói bụng, ơng ăn liền mấy cái tổ yến, càng ăn càng thấy ngon, mát và

16


dần dần hết cả cơn đói, người khỏe hẳn. Vậy là nhờ những tổ yến, hai vợ chơng ơng
thốt được cơn hoạn nạn giữa biển khơi. Mấy hôm sau trời yên biển lặng, họ nhặt
một gói tai yến đem về làng trong sự mừng rỡ của rể con và dân làng. Dân làng
Thanh Châu nhận thấy tổ yến ăn ngon và rất bổ. Họ bèn theo hai vợ chồng phát
hiện ra yến sào, đầu tiên ra Cù Lao Chàm khai thác yến sào. Hồi ấy, Hội An đã có
Hoa kiều sang tận đây buôn bán, lâp nghiệp, sinh con và đẻ cái. Ông đem số tai yến
đến dạm hỏi xem có trở thành hàng hóa được khơng. Người Hoa biết tai yến là của
quý hiếm, là loại sơn hào. Họ đặt mua. Ơng bàn với gia đình cho người con rể là
Hồ Văn Hòa bơi ghe ra cù lao để lấy tổ yến. Biết chuyện, người dân trong làng xin
đi theo cùng Hồ Văn Hòa lấy tổ yến ngày càng đơng dần. Và từ đó ra đời nghề yến
Thanh Châu. Sau khi hai vợ chồng ngư dân phát hiện đầu tiên tổ yến qua đời nhân
dân làng Thanh Châu đã tôn vinh họ là ông tổ nghề yến và lập miếu thờ họ ở ngay
trên làng chài của họ và cả trên Cù Lao Chàm, để tưởng niệm những người đã sáng
lập ra nghề yến Thanh Châu tồn tại đến ngày nay” [11, tr.758-759].

17


Chương 2: QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC YẾN SÀO Ở NAM TRUNG BỘ
DƢỚI THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ VƢƠNG TRIỀU NGUYỄN (XVI – XIX).
2.1 Công tác tổ chức quản lý của chính quyền đối với hoạt động khai thác yến
* Thời Chúa Nguyễn
Việc quản lý, tổ chức khai thác nguồn lợi biển đảo này được thực hiện khá
sớm ngay từ thời Chămpa và kế đó là thời các chúa Nguyễn và vua triều Nguyễn.
Các đảo từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đều có nhiều chim yến sinh sống và làm tổ
trên các vách đảo các chúa Nguyễn độc quyền quản lý sản phẩm sơn hào đặc biệt
này. Trong sách Xứ Đàng Trong 1621 cho biết : “Thứ yến sào này nhiều đến nỗi

chính tơi đã thấy người ta chất đầy mười chiếc thuyền nhỏ những tổ yến nhặt ở dọc
các hốc núi đá, trong khoảng chưa đầy nửa dặm. Và đây là một món rất ngon nên
chỉ có chúa độc quyền khai thác và sử dụng, người ta dành tất cả cho ngài.” [6,
tr.30]. Để tổ chức khai thác nguồn lợi, sản vật tại các phủ, chúa Nguyễn đã cho lập
ra các hải đội riêng biệt, Phủ Quảng Ngãi có đội Hồng Sa, phủ Quy Nhơn có đội
Thanh Châu, phủ Bình Thuận có đội Hải Mơn, các đảo Cơn Lơn, Hà Tiên có đội
Bắc Hải. Trong đó có lẽ đội Hồng Sa, Bắc Hải có quy mơ lớn nhất, biên chế và tổ
chức như một đội quân biệt lập có nhiệm vụ riêng: “Trước kia họ Nguyễn đặt đội
Hoàng-Sa 70 suất, lấy nguời ở xã An Vĩnh xung vào, cắt phiên cứ mỗi năm cứ 2
tháng nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ,
ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy (Hồng Sa). Ở đấy tùy ý tìm kiếm, bắt chim, cá
làm đồ ăn, các thứ kiếm được tảo vật, các vật ở tàu đi bể bị đắm mà trôi ra như
bạc, đồng, thiếc, đồ sứ, ngà voi, gươm, súng, sáp ong cùng đồi mồi, hải ba, hải sâm,
văn loa lạp rất nhiều. Đến tháng tám là kỳ hẹn được về, vào cửa Eo (Yêu-môn) đến
thành Phú-xuân đệ nạp. Sau khi đã được khám nghiệm, cân xong và định hạng rồi,
mới cho phép bán riêng các vật như văn loa, hải ba, hải sâm và cấp giấy cho về,
cũng có người khơng kiếm đuợc gì, cũng có người được ít, được nhiều không nhất
định. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người ở thôn
Tứ Chánh ở Bình Thuận hoặc người ở xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp
giấy sai đi, miễn cho tiền sưu ... sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản” [8, tr.68].
Thế kỉ XVII, ở vùng Quảng Nam các chúa Nguyễn cho lập “Đội Thanh Châu”
chuyên khai thác yến sào tại Cù Lao Chàm mà thành viên hầu hết là cư dân của làng
Thanh Châu (Hội An). Nhà Sử học Lê Qúy Đôn, đến Đàng Trong vào thế kỉ XIII
(thời chúa Nguyễn) cho biết “Phủ Thăng Hoa, huyện Hà Đông, xã Thanh Châu có
18


nghề lấy yến sào, dân xã ấy tản cư ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quy Nhơn,
Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh, Gia Định hằng năm cứ đến tháng 2 phải nộp tổ
yến non mới 120 tổ, người áp thu lĩnh tờ thị, sửa sang thuyền đi đến các phủ thu

thuế, tháng 7 mang về trình nộp sổ tiêu sai, thực nộp bao nhiêu tùy hạng mà thu
tính, hạng tráng mỗi người nộp 2 cân yến sào, nếu không có thì nộp thay bằng tiền
2 quan, hạng dân mỗi người nộp 1cân 8 lạng, hạng lão và hạng đinh nộp 1 cân, còn
cả xã lại nộp lễ thường tân, chính đáng 1.500 tổ. Năm Mậu Tý thuế yến sào nộp
thay bằng tiền là 773 quan 1 tiền 30 đồng” [8, tr.189]. Theo như ghi chép của Lê
Quý Đôn, cư dân làng Thanh Châu không chỉ quản lý, khai thác yến sào ở đảo
Quảng Nam mà cịn ở Bình Định, Khánh Hòa. Trong lịch sử, hai tộc Trần và Hồ ở
làng Thanh Châu giữ vai trò chủ yếu trong nghề khai thác tổ chim yến. Nhiều người
trong tộc Hồ được triều đình giao giữ chức vụ phó quản cơ quản lĩnh tam tỉnh yến
hộ ở Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa. Chúa Nguyễn còn độc quyền cả hoạt
động thu mua yến sào.Về điều này thì sách Đại Nam thực lục có chép rằng: “Nhâm
Thân, năm thứ 19 [1632] mùa hạ tháng 6 chúa có lệnh mua hết các sản vật hồ tiêu,
kỳ nam, yến sào, cho triệu Đào Duy Từ vào định giá” [20, tr.50]. Giá mua các loại
sản vật này có sự chênh lệch khá cao giữa yến sào với các sản vật khác như : “hạt
tiêu 20 quan, yến sào 200 quan, gân hươu 15 quan, vây cá 14 quan,kỳ nam hương 1
cân 120 quan, vàng 1 hốt giá 180 quan...” [8, tr.193].
* Thời triều Nguyễn
Đến đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn tiếp tục tổ chức Đội Thanh Châu theo kiểu
quân đội, độc quyền nghề khai thác tổ yến với hai dòng tổ nghề là họ Trần và họ Hồ
truyền đời giữ chức “Quản lĩnh tam tỉnh yến hộ”, chức quan chuyên quản lý nghề
khai thác ở cả 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hồ. Ông Hồ Văn Hòa cùng
con cháu ở làng Thanh Châu này, từ đời vua Gia Long trở đi đều được thay nhau,
chủ yếu giữ chức vụ này.
Dưới triều Nguyễn, cách thức quản lý, khai thác yến giống với thời trước cho
lập thành các đội khai thác và cử Hồ Văn Hịa làm đội trưởng. Triều đình cũng đã
định mức các khoản nộp lại đối với các đội đi khai thác yến. Như trong bản tấu của
Hồ Văn Hòa ngày 25 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 6 (1825) chép: “Do chỉ chuẩn
lập yến hộ 40 người hằng năm thu nộp yến sào ở các đảo ngoài biển dinh Quảng
Nam, trấn Bình Hịa mỗi người nộp 8 lạng thành 20 cân, năm trước lãnh mua thuế
yến trấn Bình Hịa là 4 cân, cộng cả thảy 24 cân đã nộp đủ. Nay xin chiêu mộ thêm

ngoài đội 10 người, thành 50 người, chiếu lệ nộp thuế mỗi người 8 lượng, nếu mộ
19


không đủ 10 người cũng xin nộp đủ 5 cân. Nộp về kinh đúng loại yến nguyên màu
hoàn thành trong 3 lần. Chỉ chuẩn: cho chiêu mộ dân ngoài đội 10 người lập làm
Bình Hịa yến hộ, hằng năm nộp mỗi tên 8 lạng, giao Hồ Văn Hòa quản suất, không
đủ 10 tên cũng nộp đủ 5 cân. Thi hành từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826), Bộ Hộ
phụng sao” [2, tr.76]. Về sau thì các đội yến được đổi thành yến hộ số người tham
gia yến hộ cũng tăng lên và thuế yến phải nộp cũng tăng lên so với đội yến lúc mới
lập: “Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) Đổi đội yến sào ở Bình Định làm Yến
hộ, mỗi hộ 30 người, sai mộ cho đủ số (Nguyên số trước có 10 người, mộ thêm 20
người, mỗi năm nộp thuế yến 19 cân 8 lạng).” [21, tr.368]. Và đến năm 1831 nhà
nước lại tiếp tục chiêu mộ những người ngoại tịch lập Yến hộ đi khai thác và định
mức khoản nộp lại cho triều đình: “Tân mão, Minh Mệnh năm thứ 12 [1831], mùa
thu, tháng 8. Bộ Hộ tâu: “Các hòn thuộc Phiên An, Hà Tiên, hạt thành Gia Định
gồm 15 nơi có tổ yến (Các hòn thuộc Phiên An: Nghê [Nghê Dữ] hòn Hoa Cau
[Hoa Lang dữ], hòn Cau (Binh Lang dữ], hòn Đầm Tre [Trúc Đàm dữ], hòn Muối
[Diêm dữ], hòn Tre Con [Tiểu trúc dữ], hòn Tre To [Đại trúc dữ], hòn Hang én
[Yến cốc dữ]. Các hòn thuộc Hà Tiên: hòn Nghệ [Nghệ dữ], hòn Cổ Chu [Cổ chu
dữ], hòn Chuối [Tiêu dữ], hòn Tranh [Mao dữ], hòn Son [Thổ châu dữ], hòn Rái
[Phát dữ], hòn Tre [Trúc dữ]. Hằng năm quan thành phái người đến khám xét, sai
các đội Tân Hiệp, Thanh Châu đi lấy về nộp, mỗi năm chỉ được hơn 2 cân. Xin liệu
định ngạch thuế. Vua bèn sai quan thành mộ 30 người dân ngoại tịch, lập làm yến
hộ. Hộ gồm những người làm nghề lấy yến sào (tổ chim yến), hằng năm nộp thuế:
khi mới mộ hạn nộp 10 cân yến sào, 3 năm sau ấn định là 20 cân, và cứ thế làm
thành lệ mãi mãi. Nếu chưa mộ được người để lập hộ thì hãy cứ phái người đi lấy
yến sào” [22, tr.246].
Dưới thời các vua đầu triều Nguyễn, triều đình đã cho bố trí người canh giữ
các hang yến và thu lượm yến để nộp cho triều đình. Ngay sau khi thống nhất đất

nước vua Gia Long đã phái Hồ Văn Hòa làm đội trưởng yến đội dẫn người canh giữ
các hang yến. “Văn bản năm 1804 là trát văn của công đường dinh Quảng Nam sai
phái Hồ Văn Hịa, người Giáp Đơng, xã Thanh Châu làm đội trưởng yến đội để dẫn
người canh giữ các hang yến không cho kẻ lạ đột nhập” [2, tr.73]. Trát văn của
công đường dinh Quảng Nam sai phái Hồ Văn Hòa ngày 13 tháng 12 năm Gia Long
thứ 3 (1804) chép: “Do trước đây có đơn xin theo cựu lệ mộ dân, nội ngoại tịch của
xã Thanh Châu tổ chức 3 chiếc thuyền lập thành đội yến sào Thanh Châu đông
hàng năm neo đậu tại Cù Lao, Tân Non xứ canh giữ hang yến và thu lượm yến sào
20


đệ nộp. Nay có 7 người gia nhập đội, mùa yến đã đến nên sai Hồ Văn Hòa, người
xã Thanh Châu đông giáp, thuộc Võng Nhi, phủ Điện Bàn làm đội trưởng, tước
Hòa Đức Bá, dẫn hai chiếc thuyền neo đậu tại Cù Lao, Tân Non xứ canh giữ cẩn
thận các hang yến không cho kẻ lạ đột nhập vào. Đợi đến năm sau sẽ có tấu lên
triều đình” [2, tr.75]. Như vậy là, ngay sau khi tình hình đất nước ổn định, chính
quyền qui về một mối thì nhà Nguyễn đã chú ý đến việc quản lý nguồn lợi biển đảo
quý giá đó là yến sào. Ở đây ta thấy có sự tiếp nối từ thời các chúa Nguyễn thế kỉ
XVII, XVIII đến các vua triều Nguyễn thế kỉ XIX với việc giao làng xã Thanh
Châu ở Hội An quản lãnh việc khai thác yến sào ở biển Đông.
Các yến đội, yến hộ vừa làm nhiệm vụ thu lượm tổ yến cho chính quyền vừa
đảm nhận canh giữ các hang yến và vùng biển đảo có hang yến từ Quảng Nam vào
đến Bình Định, Khánh Hịa. Tờ tâu của đội trưởng yến hộ Hồ Văn Hòa năm Minh
Mạng thứ 2 (năm 1821) có đoạn ghi: “… cứ lệ thường niên khoa suất nội hộ quân
canh thủ tự trực lệ Quảng Nam dinh Bình Hịa tránh hải ngoại chư khanh sở đáo vụ
thái thủ yến thuế thượng kinh phụng nạp …” (Tạm dịch: Căn cứ theo lệ, hằng năm
sai phái các quân yến hộ canh giữ các đảo yến ngoài biển từ dinh trực lệ Quảng
Nam đến trấn Bình Hịa, đến mùa vụ lượm tổ yến đệ nạp về kinh...) [2, tr.74].
Những yến đội, yến hộ làm nhiệm vụ này cũng được triều đình cho miễn các loại
thuế như thuế thân, thuế tạp dịch. Bản tấu của Hồ Văn Hòa ngày 2 tháng 6 năm

Minh Mạng thứ 2 (1821) chép: “Tâu xin miễn thuế thân, thuế tạp dịch cho 2 đội yến
hộ 28 người và xin nộp mỗi người 8 lạng yến hàng năm trong đó yến đội cũ 10
người, năm Mậu Dần (1818) mộ thêm 8 người, năm Kỷ Mẹo mộ thêm 10 người và
hàng năm nộp thêm 2 cân, tu bộ tại Kinh và nộp thuế cho phủ Nội vụ. Lại xin theo
lệ hàng năm đôn đốc quân yến hộ canh giữ các hang yến ngoài biển từ Quảng Nam
dinh, Bình Hịa trấn thu thuế yến nộp về Kinh đô. Châu phê: Chuẩn miễn và không
cần phải nộp thêm. Năm nào thu hoạch khá thì tiến thêm ít nhiều cũng được. Văn
thư phòng phụng sao gửi bộ Hộ đóng dấu để làm bằng” [2, tr.77]. Đáng lưu ý ở đây
là Hồ Văn Hòa đã dùng từ “hộ quân” để chỉ những người lấy tổ yến, chứng tỏ họ
được xem như là những người lính trong quân đội.
Cho đến ngày nay người dân địa phương vẫn còn dùng từ “quân yến” để chỉ
những người khai thác yến sào. Để làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo thì phải có tàu
thuyền, vì vậy trong bản tấu năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822), Hồ Văn Hòa xin
lập một đội hải thuyền 12 chiếc và xin được miễn sai phái tạp dịch để chuyên việc
canh giữ các hang yến ngoài biển hai trấn dinh Quảng Nam, Bình Hịa. Bản tấu
21


được vua Minh Mạng phê: y tâu. Bản tấu của Hồ Văn Hòa ngày 26 tháng 1 năm
Minh Mạng thứ 3 (1822) chép: “Từ năm Mậu Dần (1818) vâng chỉ lập 2 sở yến hộ
ở dinh Quảng Nam và Bình Hịa trấn qn số 36 tên, trong đó yến hộ Quảng Nam
26 tên, Bình Hịa 10 tên. Xin mộ dân bổ sung vào yến hộ Quảng Nam để 2 sở đủ 40
người và lập đội hải thuyền 12 chiếc, quy cách đà ngang từ 5 thước đến 6 thước 9
tấc để canh giữ các hang yến ngoài biển 2 trấn dinh và xin lãnh thuyền bài tại dinh
Quảng Nam để y lệ nộp thuế. Chỉ chuẩn: Y tấu. Bộ Hộ vâng sao gửi” [2, tr.77]. Đến
đời vua Thành Thái (năm 1893) khi việc khai thác yến đã được đấu thầu lãnh trưng
thì Nguyễn Văn Chất, lãnh trưng thuế yến Khánh Hịa vẫn có tờ bẩm xin mua sắm
ghe thuyền phương tiện để canh giữ các hang yến. Tờ bẩm tâu của Nguyễn Văn
Chất ngày 15 tháng 1 năm Thành Thái thứ 5 (1893) chép: “Lãnh trưng thuế yến tỉnh
Khánh Hòa là Nguyễn Văn Chất bẩm xin: Do lãnh trưng yến thuế 3 tỉnh Hồ Văn

Phú có chuyển sao bằng ký và bẩm xin cho dân (Nguyễn Văn Chất) lãnh trưng thuế
yến tại Khánh Hòa, nộp trước trưng sau, đã giao nộp xong. Thiết nghĩ các sở yến
hệ thuộc vào việc trị an mà lâu nay bị trộm cắp nhiều. Thuế yến rất quan trọng
không dám tự chuyên nên bẩm xin quan lớn, tỉnh đường có cơng văn cho phép được
mua sắm ghe thuyền, phương tiện, mộ dân làm yến lập thành đội yến canh giữ các
hang yến và xin có sức nghiêm cấm người Hán Thanh các phủ Ninh Hòa, tông
Phước Hà ngoại, huyện Vĩnh Xương, tổng Xương Hạ được biết” [2, tr.77]. Việc
canh giữ này nhằm không cho kẻ lạ đột nhập. Tờ bẩm không ghi rõ phương tiện gì
nhưng chắc hẳn trong đó phải có phương tiện vũ trang để chống lại sự đột nhập của
kẻ lạ bên ngồi.
Khai thác yến sào khơng phải là nghề khai thác thông thường mà là nghề liên
quan đến một nguồn lợi biển quý hiếm của quốc gia. Do vậy để tránh bị thất thốt
thậm chí bị trộm cướp do các thế lực bên ngoài như tàu thuyền đến từ nước khác,
triều Nguyễn đã giao việc quản lý, khai thác yến sào cho hai bộ là bộ Binh và bộ
Hộ. Bộ Hộ lo việc thu thuế và các khoản đóng góp, bộ Binh phụ trách về con người
và tổ chức đội ngũ. Như tờ truyền cho Hồ Văn Hòa ngày 11 tháng 6 năm Minh
Mạng thứ 12 (1831) chép: “phụng chỉ giao cho Hồ Văn Hịa quản suất yến hộ
Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa hằng năm thu nộp thuế yến về Bộ. Việc thu
thuế yến theo lệ do bộ Hộ quản lý, còn việc tu chỉnh, bổ sung ngạch tịch, sổ sách thì
do Bộ Binh cấp bằng, khơng quan hệ đến bổn Bộ nhưng đến kỳ thuế phải tu chỉnh
sổ bộ và sao gửi Bộ 1 bản để lưu chiểu. Quản yến hộ đội trưởng Hồ Văn Hòa căn
cứ thi hành” [2, tr.76]. Ta thấy ở đây có sự kết hợp quản lý giữa bộ Hộ và bộ Binh
22


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×