Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

24215 16122020235229824LUNVNFILEPDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.23 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LÚA GẠO DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802- 1883)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Chi
Chuyên ngành

:Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 15SLS

Người hướng dẫn

: TS. Trương Anh Thuận

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019
1


LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã nhận được rất


nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Trong q trình thực hiện đề tài “Chính sách quản lý lúa gạo dưới triều Nguyễn
(1802-1883)”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh
đạo, các nhà khoa học, cán bộ, Ban Giám hiệu, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành về sự giúp đỡ đó. Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy
cô giáo trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại giảng đường đại học;
Đặc biệt là TS. Trương Anh Thuận, người đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Ngồi ra, tơi cũng xin cảm ơn những người bạn bè thân thiết đã giúp đỡ, đóng góp
những ý kiến hữu ích cho đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, anh chị, những người luôn theo sát, cổ
vũ, động viên tôi về tinh thần lẫn vật chất, luôn tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể
học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Kiến thức, hiểu biết của tơi cịn nhiều hạn chế nên bài khóa luận này cũng cịn nhiều
sai sót là điều khơng thể tránh khỏi, kính mong q thầy, cơ góp ý để khóa luận của
tơi được hồn thiện và tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm quý báu.
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 1 năm 2018
Nguyễn Thị Chi

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................................. 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 7

4.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................. 7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................................................... 7
5. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 7
5.1. Nguồn tư liệu ............................................................................................................................ 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................................... 8
7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................................................ 8
NỘI DUNG ......................................................................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LÚA GẠO CỦA VƯƠNG TRIỀU
NGUYỄN (1802-1883) ....................................................................................................................... 9
1.1

Tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 -1883) ............................................................... 9

1.2

Kế thừa chính sách quản lý lúa gạo của các triều đại quân chủ trước ..................................... 13

1.3 Nhận thức của triều Nguyễn về an ninh lương thực và vai trò của lúa gạo trong việc phát triển
đất nước............................................................................................................................................. 18
Chương 2: TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LÚA GẠO GIAI ĐOẠN 1802-1883 ..... 21
2.1

Chính sách quản lý lúa gạo của triều Nguyễn giai đoạn 1802 -1883 ....................................... 21

2.1.1. Quy định đơn vị đo lường và giá gạo ................................................................................... 21
2.1.2. Hoạt động mua bán lúa gạo .................................................................................................. 25
2.1.3. Quản lý hoạt động vận chuyển và lưu trữ lúa gạo................................................................ 28
2.1.4. Kiểm sốt việc sử dụng lúa gạo cơng trong nước ................................................................ 35
2.1.5. Xử lý các trường hợp vi phạm chính sách............................................................................ 45

2.2

Đánh giá chính sách quản lý lúa gạo của triều Nguyễn (1802 - 1883) .................................... 48

2.2.1. Ưu điểm................................................................................................................................ 48
2.2.2. Hạn chế ................................................................................................................................ 51
2.3

Bài học kinh nghiệm đối với vấn đề quản lý lương thực của nước ta hiện nay ....................... 53

KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 59
3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỉ XIX, ngay sau khi vương triều được kiến lập, trên cơ sở kế thừa kinh
nghiệm của các triều đại trước đó, các hồng đế triều Nguyễn đã thi hành nhiều
chính sách tích cực phát triển kinh tế nơng nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách quản lý
lúa gạo trong nước với một hệ thống các biện pháp hữu hiệu cũng được đề ra với
mục đích “đảm bảo an sinh xã hội và duy trì quyền lực của chính quyền trung
ương” [14, tr.83]. Vậy triều Nguyễn đã dựa trên cơ sở nào để đưa ra chính sách
trên? Trên thực tế chính sách này đã được thực thi như thế nào và hiệu quả ra sao?
... Tất cả những vấn đề trên thực sự đã có sức hấp dẫn lạ thường, thơi thúc tơi lựa
chọn nghiên cứu vấn đề này.
Trong khi đó, mặc dù hiện nay số lượng các cơng trình nghiên cứu trên hầu hết các
lĩnh vực liên quan đến giai đoạn triều Nguyễn trị vì là tương đối phong phú, tuy
nhiên, đối với chính sách quản lý lúa gạo của vương triều này thì vẫn cịn nhiều

khoảng trống. Một vài cơng bố trước năm 1975 và trong thời gian gần đây mặc dù
đã bắt đầu đề cập trực tiếp đến nội dung trên, nhưng do giới hạn thời gian khảo cứu
vấn đề hẹp nên thật sự chưa mang tính tồn diện. Đều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến
cách nhìn nhận đánh giá vai trò của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. Một u cầu
đặt ra là phải có một cơng trình với phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian đủ lớn để
có thể xem xét một cách hồn chỉnh sự biến thiên trong chính sách quản lý lúa gạo
của triều Nguyễn và việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này hồn tồn có thể đáp ứng
được những địi hỏi trên.
Mặt khác, ngày nay nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển
nơng nghiệp, nhằm hướng tới một trong những mục đích quan trọng nhất là đảm
bảo an ninh lương thực và xuất khẩu ra toàn thế giới. Để làm được điều đó, một yêu
cầu đặt ra đối với ngành sản xuất lúa gạo là phải có một chiến lược phát triển bền
vững. Trong đó, trọng tâm là phải hoạch định cho được chính sách quản lý lúa gạo
trong cả nước đúng đắn và phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách quản
lý lúa gạo của triều Nguyễn - Một vấn đề đã lùi sâu vào trong quá khứ nhưng chắc
4


chắn sẽ để lại khơng ít bài học q giá cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước
trong hiện tại và tương lai.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi chọn đề tài “Chính sách quản lý lúa gạo của triều
Nguyễn (1802-1883)” làm đề tài khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều Nguyễn từ trước đến nay vẫn là một chủ đề có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với
giới học giả. Việc nghiên cứu về vương triều này tương đối toàn diện, đã cung cấp
một số lượng cơng trình khoa học tương đối lớn. Trên phương diện kinh tế, các
mảng lớn như nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp ít nhiều đều đã được
khảo cứu. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu chính sách quản lý lúa gạo thì cho đến
hiện tại thành quả nghiên cứu vẫn cịn rất khiêm tốn.

Cơng trình Kinh tế và xã hội dưới các vua triều Nguyễn của Nguyễn Thế Anh đã đề
cập đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn của nhân dân ta trong thế kỉ XIX. Nhưng
nội dung cơng trình cũng chỉ đề cập một cách tổng qt các chính sách trong nơng
nghiệp, cũng như các biện pháp, việc làm mà vua quan triều Nguyễn đã thực hiện
khi đất nước gặp khó khăn, nhân dân gặp thiên tai, mà chưa đi sâu vào vấn đề lúa
gạo cũng như các chính sách mà vua quan triều Nguyễn sử dụng để quản lý lúa gạo.
Nội dung Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam của Lâm Quang Huyền có đề cập đến mối
quan hệ giữa ruộng đất với nông nghiệp và nông dân; những quan điểm của C. Mac,
Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh bàn về vấn đề ruộng đất; giải quyết vấn
đề ruộng đất trên thế giới. Sử dụng thật tốt ruộng đất phục vụ công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước, vấn đề ruộng đất trong q trình hợp tác hóa nơng nghiệp;
chính sách ruộng đất từ đổi mới đến nay; đưa ra một số biện pháp bảo vệ và phát
triển quỹ ruộng đất của nước ta; sử dụng ruộng đất đạt hiệu quả cao. Giải quyết vấn
đề ruộng đất để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; quan hệ ruộng đất
trước Cách mạng tháng Tám 1945; chính sách ruộng đất của Đảng từ sau Cách
mạng tháng Tám 1945; chính sách ruộng đất của Đảng ở Miền Nam Việt Nam
(1954-1975); đường lối giai cấp của Đảng trong cách mạng ruộng đất; quá trình
thực hiện chính sách ruộng đất; phát huy thắng lợi của cách mạng ruộng đất; nhận
định chung về cách mạng ruộng đất ở Việt Nam. Bảo vệ và mở rộng quỹ đất đai; sử
dụng tốt ruộng đất để phục vụ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tác giả nói
5


rất cụ thể về các chính sách nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn cũng như đưa ra định
hướng cho sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, nhưng chưa làm rõ
các nội dụng liên quan đến vai trò của lúa gạo trong sản xuất và phát triển đất nước,
định hướng phát triển cụ thể cho nghành lúa gạo trong thời gian tới và cũng như
cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh, chủ yếu nói về tình hình xã hội, tình
hình kinh tế để giải quyết, làm rõ các vấn đề xã hội nước ta.
Những tư liệu về vấn đề quản lý lúa gạo của triều Nguyễn ít nhiều lại được ghi

chép trong các bộ sử lớn của vương triều này như Đại Nam thực lục, Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ....Những tư liệu này được ghi chép qua từng thời kỳ khác
nhau và sự liên kết giữa các sự kiện khơng có, rời rạc, nên chưa làm rõ được nội
dung chính, đó là vấn đề quản lý lúa gạo của triều Nguyễn trong giai đoạn dài từ
1802 đến 1883.
Vấn đề quản lý lúa gạo dưới triều Nguyễn cũng được đề cập trong một số bài báo,
tạp chí. Cơng trình Chính sách quản lý và sử dụng gạo của triều Nguyễn trong thời
kì 1802-1858 của Trần Viết Nghĩa in trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN năm 2013 đã
làm rõ những chính sách quản lý lúa gạo dưới triều Nguyễn từ năm 1802-1858 như
sử dụng gạo công như thế nào, việc giao thương lúa gạo giữa nước ta với người
Trung Hoa, hay các biện pháp xử lý khi những ai vi phạm chính sách. Mặc dù đây
là bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề lúa gạo dưới triều Nguyễn, tuy nhiên do giới
hạn thời gian nghiên cứu chỉ từ khi nhà Nguyễn thành lập cho đến khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta năm 1858, nên việc nghiên cứu chưa thể đi sâu để làm rõ
đầy đủ các nội dụng trong các chính sách mà triều đình áp dụng với vấn đề lương
thực, lúa gạo trải qua bốn triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức.
Trong Tạp san Sử Địa, số 6 - tháng 4, 5, 6 – 1967 có bài viết của Nguyễn Thế Anh
về Vấn đề lúa gạo ở Việt Nam trong tiền bán thế kỷ XIX đã đề cập đến vấn đề sự
biến đổi giá lúa gạo trước thế kỉ XIX, từ đó cho thấy lúa gạo đã có ảnh hưởng như
thế nào đối với đời sống nhân dân như giá lúa lên cao dẫn tới tình trạng dân nghèo
khơng có tiền mua lương thực, quan lại thì đầu cơ tích trữ lúa gạo làm cho tình hình
xã hội thêm rối ren. Trước tình hình như vậy, vua quan triều Nguyễn cũng có đưa ra
một số chính sách như đắp đê, chẩn cấp…Với bài này tác giả đi sâu và làm rõ tồn
bộ các vấn đề như vai trị, tác động của sự biến đổi giá gạo đối với đời sống nhân
dân cịn các lĩnh vực khác thì chưa đi sâu nghiên cứu kĩ.
6


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là chính sách quản lý lúa gạo của triều

Nguyễn.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là từ năm 1802 đến năm 1883, trải qua 4 triều
vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Chính sách quản lý lúa gạo có ý nghĩa quan trọng, ở một mức độ nhất định ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước ta ở thế kỉ XIX. Vì vậy, nghiên cứu đề
tài là nhằm đi sâu tìm hiểu cơ sở đề ra chính sách trên cũng như các biện pháp quản
lý lúa gạo của triều Nguyễn, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá để vận
dụng vào việc quản lý lương thực ở nước ta trong hiện tại và tương lai.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
Thứ nhất, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta dưới triều
Nguyễn và cơ sở đề ra chính sách quản lý lúa gạo của vương triều này.
Thứ hai, trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu tư liệu, tiến hành tái hiện
lại một cách chân thực và chính xác nhất có thể về chủ trương cũng như hệ thống
các biện pháp quản lý lúa gạo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1883, từ đó
bước đầu đánh giá tín hiệu quả cũng như tác động của chính sách này đối với đời
sống kinh tế, xã hội đương thời.

5. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, chúng tơi chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu
thành văn, bao gồm các tư liệu gốc trong các bộ sử lớn của triều Nguyễn như Đại
7


Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điểnsự lệ... Bên cạnh đó, chúng tơi cịn

tham khảo một sách chun khảo, tham khảo, chuyên đề về lịch sử Việt Nam và
lịch sử triều Nguyễn cũng như các cơng trình nghiên cứu cơng bố trên các tạp chí
chun ngành. Ngồi ra, nguồn tư liệu mạng cũng có một giá trị nhất định trong quá
trình thực hiện đề tài này của chúng tôi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu sử học
được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài này là phương pháp lịch sử và
phương pháp lơgic. Bên cạnh đó cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác
như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, hệ thống và các phương pháp liên
ngành khác.

6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khơi phục bức tranh
nơng nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn một cách đầy đủ và toàn diện nhất. Đồng
thời, cung cấp thêm tài liệu để phục vụ cho việc tìm hiểu chính sách của triều
Nguyễn đối với lúa gạo, ruộng đất...
Về mặt thực tiễn: Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ về chính sách quản lý lúa gạo của
triều Nguyễn từ đó vận dụng những bài học kinh nghiệm do lịch sử để lại vào việc
thực hiện chính sách về quản lý lúa gạo trong giai đoạn hiện nay.

7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được cấu trúc
thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách quản lý lúa gạo của vương triều Nguyễn
(1802-1883)
Chương 2: Triều Nguyễn với vấn đề quản lý lúa gạo giai đoạn 1802-1883

8



NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LÚA GẠO CỦA
VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)

Trong giai đoạn 1802 - 1883, mặc dù triều Nguyễn luôn dành sự quan tâm đặc biệt
đến nông nghiệp thông qua một số chủ trương tiến bộ như đắp đê, nạo vét kênh
mương, khai hoang, ban cấp quân điền, tuy nhiên, những tác động từ thiên tai và
các yếu tố chính trị, xã hội thời bấy giờ luôn đặt triều Nguyễn trước thách thức lớn
về tình trạng khơng thể kiểm sốt được vấn đề an ninh lương thực. Trong bối cảnh
đó, các hồng đế vương triều Nguyễn đã thi hành chính sách quản lý lúa gạo, nhằm
đảm bảo an sinh xã hội và duy trì quyền lực của chính quyền trung ương. Vậy trên
thực tế, chính sách này đã được xây dựng và thi hành dựa trên những cơ sở nào?
Nội dung chương này sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra ở trên.

1.1 Tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 -1883)
Về chính trị, sau khi dập tắt được phong trào Tây Sơn, vào năm 1802, Nguyễn Ánh
lên ngơi hồng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức khơi phục quyền lực dòng
họ thống nhất đất nước sau nhiều thập kỷ chia cắt. Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh
củng cố chế độ tập quyền chuyên chế, hoàng đế nắm tất cả mọi quyền bính trong
tay, tự xưng là Thiên tử. Nhà vua cho rà soát lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ
Bắc Hà, đặt quan chức cai quản. Lúc đầu vua Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ,
ở Đàng Ngoài là trấn, phủ, huyện, xã, ở Đàng Trong là trấn, dinh, huyện, xã. Sau đó
ít lâu, nhà Nguyễn đặt tổng thành một cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã.
Năm 1831-1832, Minh Mệnh chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, dưới
tỉnh có phủ, huyện, châu rồi đến tổng, xã. Cách chia này được giữ nguyên đến cuối
thời Nguyễn.
Về chính quyền trung ương, Gia Long, Minh Mệnh giữ nguyên hệ thống tổ chức bộ
máy của triều đại trước, vua nắm mọi quyền hành. “Giúp vua giải quyết giấy tờ và
9



ghi chép có Thị thư viện (thời Gia Long), sang thời Minh Mệnh là Văn thư phịng,
năm 1829 thì chuyển thành Nội các, sau đó chính thức hóa thành Viện cơ mật
(1834). Bên dưới là 6 bộ (Lại, Bộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng) chỉ đạo chung các cơng
việc của Nhà nước và Ngũ quân đô thống phủ phụ trách quân đội. Bên cạnh đó có
Đơ sát viện phụ trách thanh tra, đi lại” [27, tr.55]. Năm 1815, bộ luật chính thức
của triều Nguyễn được ban hành với tên gọi Hoàng triều luật lệ (còn được gọi là
luật Gia Long). Tinh thần của bộ luật là đề cao quyền uy của Hồng đế, triều đình,
đặc biệt đến đời vua Minh Mệnh, những hạn chế của bộ luật Gia Long được sữa
chữa ít nhiều và trở thành bộ luật chính thống được thực hiện hầu như suốt thời
Nguyễn.
Quân đội triều Nguyễn chia thành 3 bộ phận: “Thân binh (hộ vệ vua), Cấm binh
(phịng thủ hồng thành), Tinh binh hay Biền binh (ở kinh đơ và các địa phương).
Ngồi ra cịn một số Thuộc binh (lính lệ) phục vụ ở các cơ quan” [27, tr.55]. Tuy
vậy, tinh thần và chất lượng quân đội vẫn sa sút và lạc hậu so với các nước phương
Tây.
Trong ngoại giao với các nước, thái độ của nhà Nguyễn trong quan hệ với nhà
Thanh là thuần phục, 4 năm 1 lần cử sứ bộ sang nộp 2 lần lễ cống. Trong lúc đó,
nhà Nguyễn lại dùng lực lượng quân sự khống chế lại Cao Miên, đặt thành Trấn
Tây, bắt Lào thuần phục, quan hệ với Xiêm cũng rất thất thường, lúc thân thiện, hịa
hỗn, lúc tranh chấp. Quan hệ với các nước Đơng Nam Á hải đảo thì chỉ dừng lại ở
việc buôn bán nhỏ. Với các nước phương Tây, quan hệ tốt với nước Pháp nhưng
lạnh nhạt dần với các nước Tây Ban Nha, Anh, Mĩ.
Để cai trị những vùng đất rộng lớn, nhà Nguyễn chú trọng tận dụng tầng lớp địa chủ
phú hào, coi bộ phận này công cụ thi hành đắc lực của quan lại từ cấp tri huyện trở
lên. Trong khi quan lại triều đình tự biến mình thành bề tơi trung thành của họ
Nguyễn, quan lại địa phương có điều kiện lộng hành do được dung dưỡng, bợ đỡ,
tha hồ đục khoét nhân dân, biến thân phận và vận mệnh phụ thuộc chặt chẽ vào
quan lại các cấp…

Về kinh tế - xã hội cũng có nhiều vấn đề đáng chú ý. Trong nơng nghiệp, năm 1803,
vua Gia Long cho tiến hành một đợt đo đạc ruộng đất lớn, lập “địa bạ” các xã.
“Năm 1804, Gia Long ban hành phép quân điền, theo đó mọi người được chia
ruộng công ở các xã, trừ các quý tộc, vương tôn được cấp 18 phần, quan lại nhất
10


phẩm được cấp 15 phần, còn lại cứ tuần tự hạ cho đến dân nghèo được 3 phần”
[27, tr.61]. Đến cuối đời Minh Mệnh, chế độ quân điền được đưa vào thực thi ở
Nam Kỳ nhưng hiệu quả không được bao nhiêu.
Dưới thời Nguyễn, chế độ sở hữu ruộng đất công đã dần suy yếu. Nạn tập trung
ruộng đất của địa chủ ngày càng trầm trọng. Nạn cường hào nhũng nhiễu đã nhiều
lúc làm cho triều đình Huế lo ngại, nhưng triều đình phải làm ngơ do thế lực của bộ
phận người này. Do bị áp bức trăm đường nên nhiều nông dân đã bỏ làng mà đi.
Để giải quyết tình trạng khó khăn về kinh tế, tài chính, nhà Nguyễn cho thực hiện
chính sách khai hoang. Từ năm 1802 đến 1855, nhà nước ban hành nhiều quyết định
về khai hoang. Trong Nam cũng như ngồi Bắc, hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân
lưu tán để khai hoang lập ấp. Đồn điền phát triển mạnh ở lục tỉnh, theo hình thức:
Nhà nước giao cho binh lính hay tù nhân bị lưu đày khai hoang hoăc cho tư nhân
chiêu mộ dân khai hoang. Theo đề xuất của Tham tán quân vụ Bắc thành là Nguyễn
Cơng Trứ, một hình thức khai hoang mới là hình thức doanh điền, hình thức khai
hoang kết hợp giữa nhà nước và nhân dân trong khai hoang, theo sự chỉ đạo của một
quan chức nhà nước và góp vốn ban đầu của nhà nước, nhân dân cùng nhau khai
hoang, ruộng đất sau khi khai hoang sẽ được chia cho người có cơng.
Cơng tác trị thủy và thủy lợi là những việc làm xuyên suốt thời Nguyễn. Thời Gia
Long, nhà nước đã cấp 11 lần kinh phí cho địa phương chi dùng cho công việc này,
mỗi lần từ 7 đến 9 vạn quan tiền. Hơn 47 km đê được tu sửa, nhưng nạn vỡ đê, lũ
lụt vẫn xảy ra. Trong thời gian trị vì của vua Minh Mệnh, triều Nguyễn đã cấp 14
lần kinh phí (tiền, gạo) cho việc sữa đắp đê điều, đào kênh, sông. “Năm 1809, vua
Gia Long cho đặt chức Tổng lý và Tham lý đê chính để trơng coi việc đê điều ở Bắc

thành. Năm 1828, Minh Mệnh cho thành lập Nha Đê chính phụ trách thủy lợi” [28,
tr.235]. Tuy nhiên do thiếu sự phối hợp quy hoạch chung nên lũ lụt, vỡ đê thường
xuyên xảy ra.
Trong thủ công nghiệp, bộ phận thủ cơng nghiệp nhà nước thời Nguyễn giữ vị trí
quan trọng, đóng vai trị lớn trong việc chế tạo mọi thứ cần dùng cho bộ máy nhà
nước như đóng thuyền, đúc tiền, đúc súng…“Năm 1803, vua Gia Long cho lập
xưởng đúc tiền ở Thăn Long gọi là Bắc Thành tiền cục, từ năm 1812, nhà Nguyễn
cho đúc thêm tiền kẽm, giao cho thương nhân Trung Quốc quản lĩnh theo quy thức
nhà nước” [28, tr.111]. Như vậy trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, “Nhà Nguyễn
11


đã quản lý 139 mỏ, trong đó có 39 mỏ vàng, 32 mỏ sắt, 15 mỏ bạc, 9 mỏ đồng” [28,
tr.112]. Số thợ rất đơng bao gồm cả binh lính, công tượng, dân phu làm việc theo
chế độ lao dịch tiền cơng thấp, ngồi ra cịn có cả người Hoa tham gia khai thác,
làm việc.
Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị tiếp tục phát triển, số người làm nghề
thủ công tăng lên như nghề làm đồ gốm, sứ, dệt vải… phát triển khắp nơi. Mặc dù
thủ công nghiệp phát triển nhưng phương thức sản xuất hầu như khơng thay đổi.
Bên cạnh đó chính sách của nhà nước thiếu tính chất khuyến khích. Nhà nước độc
quyền thu mua một số sản phầm như sa, lượt, lụa, là, người thợ thủ cơng vừa phải
đóng thuế thân vừa phải nộp thuế sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công quý.
Về thương nghiệp, bước vào thế kỷ XIX, đất nước được thống nhất và yên bình là
điều kiện thuận lợi cho việc khơi phục bn bán, trao đổi. Ngồi việc buôn bán nhỏ
ở các làng, huyện thôn qua các chợ, việc buôn bán bằng thuyền xuyên Bắc - Trung Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên nhà Nguyễn chủ trương đặt mức thuế cao,
kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt và phức tạp đã phần nào hạn chế sự phát triển của
thương nghiệp.
Việc buôn bán trao đổi với thương nhân nước ngoài suy giảm. Nhà Nguyễn chủ
trương hạn chế giao thương, không buôn bán với các nước phương Tây. Tàu thuyền
của các nước như Anh, Mỹ nhiều lần xin cập bến nhưng chỉ được cập bến ở Đà

Nẵng hoặc bị khước từ, thành phần khách thương chủ yếu là Hoa, Xiêm, Mã Lai.
Khác với các triều đại trước, nhà Nguyễn nắm độc quyền ngoại thương và trên cơ
sở đó, tổ chức các chuyến buôn bán và công cán ở nước ngồi. Tuy nhiên, quy mơ
và tầm mức của hoạt động thương mại mà triều đình thực hiện cũng cịn rất hạn chế
so với các nước trong khu vực, hàng bán chủ yếu là gạo, lâm thổ sản, hàng mua về
có khí giới, đạn dược.
Như vậy với chính sách hạn chế giao thương với nước ngồi của triều đình nhà
Nguyễn đã làm cho kinh tế Việt Nam lạc hậu hơn so với các nước khác trên thế
giới, cùng với đó chính sách thuế ngặt nghèo làm cho ngành thương nghiệp, công
nghiệp chậm phát triển và có xu hướng bị hịa tan vào nền kinh tế tự cung tự cấp
của xã hội quân chủ lạc hậu.
Về xã hội, cũng như các triều đại trước, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn chia
thành hai giai cấp cơ bản là thống trị và bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan
12


lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Giai cấp bị trị bao gồm tồn bộ
nơng dân, thợ thủ công, thương nhân và một số dân nghèo thành thị. Nhân dân phải
gánh chịu chế độ binh dịch, công tượng và thuế má, sưu dịch nặng nề và là người
gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên, thiệt thịi, bất cơng của xã hội.
Dưới triều Nguyễn các loại ruộng đất đều phải chịu thuế. Tuy vậy những năm mất
mùa nhà vua đều cho hoãn, giảm, tha thuế. Thiên tai, mất mùa, sưu thuế nặng là
những thảm họa thường xuyên đe dọa đến cuộc sống của người dân nghèo. Sau mỗi
lần vỡ đê, lũ lụt lớn, mùa màng hư hại nặng, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán
kiếm ăn. Trong bối cảnh cơ cực đó, những cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn đã
bùng lên từ rất sớm. Phong trào nơng dân, phong trào các dân tộc ít người ở miền
núi phía Bắc, Tây Nam Bộ ngày càng lan rộng suốt nửa đầu thế kỷ XIX. “Dưới thời
Nguyễn có đến gần 500 cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ, riêng thời Gia Long có 90 cuộc,
thời Minh Mệnh có khoảng 250 cuộc, thời Thiệu Trị có 50 cuộc” [15, tr.223].
Như vậy, trong giai đoạn 1802-1883, các vị vua triều Nguyễn có đưa ra một số

chính sách để phát triển đất nước. Nhưng sự thiếu hiệu quả trong việc thực thi các
chính sách đó đã tạo nên “phản ứng dây chuyền” trong xã hội, châm ngòi cho sự
bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị
diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 của thế kỉ XIX. Phong trào
đã lôi cuốn nhiều tầng lớp trong xã hội như nông dân, thợ thủ cơng, quan lại, binh
lính từ miền xi đến những người dân tộc ở miền núi tham gia. Mặc dù các cuộc
khởi nghĩa có sự liên kết, nhưng nhìn chung đều mang tính cục bộ, địa phương, với
các khẩu hiệu như “phù Lê”, “phù Tây Sơn”… và cuối cùng đều thất bại bởi sự đàn
áp của triều đình nhà Nguyễn. Một số chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ của triều
Nguyễn cũng không thể làm dịu đi các mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội. Cho nên,
đến năm 1858, khi bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thì xã
hội Việt Nam vẫn trong tình trạng rối ren, phức tạp và đầy rẫy khó khăn.

1.2 Kế thừa chính sách quản lý lúa gạo của các triều đại quân chủ trước
Việc thực hiện chính sách quản lý lúa gạo của triều Nguyễn ngoài việc xuất phát từ
bối cảnh kinh tế xã hội đương thời thì còn được kết thừa từ hoạt động quản lý lúa
gạo của các nhà nước quân chủ trước vương triều Nguyễn. Trên thực tế, hoàng đế
của các triều đại trước đã rất quan tâm đến vấn đề lúa gạo. Họ nhận thức rõ vai trò
13


to lớn của lúa gạo đối với sự phát triển đất nước cũng như ổn định xã hội nên áp
dụng nhiều biện pháp tiến bộ có liên quan đến lúa gạo.
Thứ nhất, ngay từ thời Lý Trần, trường hợp nhân dân bị thiên tai, các hoàng đế đã
thể hiện sự quan tâm của mình đến đời sống dân chúng bằng các hoạt động giúp đỡ,
cứu tế lúa gạo. Tiêu biểu như dưới thời vua Lý Thánh Tông (1070) “tháng 4 cả
nước đại hạn liền cho phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân
nghèo”[9, tr.108]. Trong năm 1290, do ảnh hưởng của lũ lụt nên dân đói to, làm
cho giá gạo tăng cao, 3 thăng gạo giá 1 quan tiền, nhiều người dân bán ruộng đất và
bán con trai con gái làm nô tỳ cho quan lại, địa chủ, mỗi người giá 1 quan tiền. Vua

Trần liền xuống chiếu tiến hành “phát thóc cơng chẩn cấp dân nghèo và miễn thuế
nhân đinh. Xuống chiếu cho những mua dân lương thiện làm nơ tỳ thì phải cho
chuộc lạ” [9, tr.202]. Từ tháng 3 đến tháng 7 mùa thu năm 1358, do bị hạn hán, sâu
cắn lúa, cá chết nhiều, nhân dân chưa tìm ra cách để khắc phục nhằm chuẩn bị cho
mùa vụ tới, nên vào tháng 8 vua Trần đã xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các
lộ bỏ thóc ra chẩn cấp dân nghèo. “Các quan ở địa phương tính xem số thóc bỏ ra
là bao nhiêu trả lại bằng tiền cho yết bảng nói cứu giúp dân nghèo” [9, tr.255].
Đến năm 1363, những quan lại có quyên góp tiền của, thóc gạo để giúp nhân dân
trong cảnh khó khăn thì sẽ được thăng chức. Việc thăng cấp bậc cao hay thấp tùy
vào số lượng thóc gạo, tiền của mà các quan lại đóng góp. Trong một chỉ dụ của vua
Trần Minh Tơng có viết “cho các nhà giàu dâng thóc để phát chẩn cho dân nghèo,
những ai dâng lên sẽ được ban tước theo thứ bậc khác nhau” [9, tr.257].
Dưới thời nhà Hồ, những chính sách giúp đỡ, cứu đói nhân dân khi gặp khó khăn
cũng được vua quan nhà Hồ quan tâm chu đáo. Năm 1405, do nạn đói hồnh hành,
Hán Thương “lệnh cho các quan phủ, lộ, châu, huyện kiểm tra xem các nhà giàu có
bao nhiêu thóc, bảo họ bán cho dân, số lượng nhiều ít khác nhau” [9, tr.303].
Đối với nhà Hậu Lê, mùa thu năm 1448, ba trấn Tuyên Quang, Quy Hóa, Gia Hưng,
các lộ Đà Giang đói to. Tri Tây đạo Nguyễn Phú tâu rằng: “Các trấn lộ Tuyên
Quang, Quy Hóa, Gia Hưng ở miền núi rừng hẻo lánh, ruộng đất sỏi đá xơ xác, lại
thêm nhiều năm liền bị hạn hán, sâu bọ, dân chúng rất đói. Xin lấy thóc kho cơng
cho dân vay, may ra dân được hồi sinh”[9, tr.412]. Vua Lê liền xuống chiếu phát
thóc các kho trong xứ cho dân vay, đợi khi được mùa thì trả lại cho nhà nước.
14


Ngoài những việc làm như chấn cấp, kêu gọi ủng hộ nhân dân vùng thiên tai thì
dưới triều Lê cịn cho cúng bái nhằm trừ sâu bệnh, thời vua Thánh Tơng vào năm
1467 tháng 9, lúa chín sớm nhưng có sâu cắn lúa. Vì vậy,“vua lệnh cho đạo sĩ cúng
trừ sâu lúa. Sai các Thượng thư Lại bộ và Lễ bộ là bọn Nguyễn Như Đổ đi tế các
thần để trừ sâu lúa. Lệnh ngừng việc xây cung thành, vì có nhiều tờ tấu gửi lên, nói

là mất mùa, giá gạo cao vọt, cho nên hoãn lại” [9, tr.456].
Trong việc miễn giảm thuế dưới thời vua Lý Nhân Tông cùng với việc kê khai hộ
khẩu để xác định nhân đinh nộp thuế, thì tùy từng trường hợp có thể cho miễn giảm:
“Nhân đinh có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người khơng có ruộng đất thì miễn cả.
Có 1, 2 mẫu ruộng thì nộp 1 quan tiền, có 3, 3 mẫu thì nộp 2 quan tiền, có từ 5 mẫu
trở lên thì nộp 3 quan tiền. Tơ ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc” [16, tr.167].
Dưới thời Trần, việc giảm tơ thuế cho nhân dân khi gặp khó khăn, thiên tai vẫn
được các vua quan nhà Trần quan tâm như mùa thu tháng 9 năm 1354, trên cả nước
có nạn sâu lúa, nhất là vùng Bắc Bộ, làm phá hoại mùa màng của dân chúng, vua
Trần Minh Tông cho xuống chiếu giảm một nửa tô ruộng để giúp nhân dân vượt
qua khó khăn. Vào tháng 5 năm 1362, sét đánh điện Thiên An, lại bị hạn hán rồi
mưa to không canh tác nơng nghiệp được, nếu có canh tác được nhưng năng suất
thu được cũng không được nhiều, nhân dân lại rơi vào cảnh đói kém. Vì vậy vua lại
xuống chiếu miễn cho cả nước một nửa tô thuế năm ấy.
Thứ hai, vấn đề lúa gạo cũng được các triều đại quân chủ trước thế kỉ XIX quan tâm
nhằm phục vụ cho mục đích qn sự, ni qn, qn lương cho binh lính chuẩn bị
ra chiến trường. Dưới thời Trần, năm 1247, để phục vụ quân lương cho việc chống
quân xâm lược, Trần Hưng Đạo liền hạ lệnh “Các lộ, trấn chứa lương ở các thành
Xương Giang và Tam Giang để cấp cho quân làm nổi các chức quan trọng như Tư
mã, Thượng tướng, mỗi viên tiến cử lấy một người. Hạ lệnh cho nhân dân dâng
thóc cung cấp cho quân sĩ. Ai tiến thóc được thưởng tước tùy theo mức độ khác
nhau” [16, tr.341].
Các vị vua triều trước đã biết lợi dụng việc chở quân lương để điều tra tình hình
qn giặc. “Năm 1404, Hán Thương đóng thuyền đinh sắt để phịng giặc phương
Bắc, có hiệu là “Trung tàu tải lương”, “Cổ lâu thuyền tải lương”, chỉ mượn tiếng
là chở lương thơi, nhưng bên trên có đường sàn đi lại để tiện việc chiến đấu, bên
dưới thì hai người chèo một mái chèo, phòng khi quân địch phát hiện có thể ứng
15



phó kịp thời” [16, tr.347]. Khi quân Minh xâm lược nước ta, nhằm chống lại quân
giặc Lê Lợi “Hạ lệnh cho các lộ tích trữ thóc cơng, khơng được khinh suất phát ra.
Ba lộ Bắc Giang, mỗi lộ chuyển 3.000 gánh lương chúa tại thành Xương Giang. Ở
các lộ nếu hễ thấy dân quân chở lương đi bán thì cấp giấy và chỉ bảo cho nơi đến
bán, không được đi lung tung” [16, tr.348].
Năm 1469, bọn giặc loạn nổi lên để phục vụ cho việc tiêu diệt kẻ phản loạn vua đã
yêu cầu: “Dẹp loạn thì trước hết phải dùng võ, quân mạnh vốn là ở đủ lương ăn”.
Liền lệnh cấp dưới “bọn ngươi phải trưng thu ở các hạng quân sắc, lại viên, sinh
đồ mỗi người 15 ống gạo, hạng hồng đình và người già mỗi người 12 ống, bắt
người bị trưng thu lại phải đồ lên thành gạo chín, khơng được để chậm ngồi giờ,
đem nộp lên sứ ty. Quan hạt đó đựng làm nhà kho, kiểm nghiệm thu vào rồi làm bản
tâu lên. Kẻ nào trốn chạy thì xử tội chém đầu hay năm 1471, khi chuẩn bị tấn công
Chiêm Thành, vua hạ lệnh cho Giám sát ngự sử Lê Bá Di phát thóc kho Thuận Hóa
để cung cấp lương thực cho quân lính” [16, tr.464].
Thứ ba, các triều đại trước thế kỉ XIX còn quan tâm đến việc tích trữ lương thực,
thóc lúa của nhà nước và trong dân gian cũng như các điều kiện phục vụ sản xuất
lúa gạo. Thời vua Trần Minh Tông, vào năm 1315 do nước sơng lên to nên vua đã
đích thân đi xem đắp đê, xem xét tình hình và đến mùa hạ tháng 4, vua xuống chiếu
chỉ rằng “Các lộ ở Thanh Hóa và Nghệ An khơi các kênh ngịi cũ để phục vụ việc
tưới tiêu, cấp thốt nước cho đồng ruộng” [16, tr.464]. Dưới thời vua Lê Hiến Tơng
thì đích thân vua xem sổ tiền thóc của Hộ tào dâng lên và đích thân hỏi các quan tả
hữu để biết thêm tình trạng dự trữ của nhà nước và tư nhân từ đấy lại càng để ý đến
việc nơng trang, vua cịn tự tay viết sắc lệnh sai các quan thừa hiến, phủ, huyện đi
tuần hành khuyên bảo nhân dân đắp đê điều, đào ngòi lạch, khơi bờ ruộng để phịng
hạn, lụt, ngồi ra vua cịn sai triều thần đi kiểm tra, xem xét những việc đó. Yêu cầu
mỗi xã đặt một người xã trưởng hay thôn trưởng chun trơng nom việc nơng. Quan
và sứ của triều đình từ ngoài trở về Kinh đều được cho gọi vào hỏi về mùa màng
được hay mất, trăm họ sướng khổ ra sao. Cịn lính đến phiên thì cứ theo lệ trước,
tháng 6, tháng 10 chia một nửa về làm ruộng, đến năm 1498 vua có lệnh “làm kho
thóc ở bên trong tường thành cung cấm, gồm 20 dãy” [17, tr.533] để tiện việc dự

trữ và quản lý.

16


Thứ tư, các vua quan nhà nước quân chủ trước triều Nguyễn cịn tiến hành cấp giấy
thơng hành đối với việc chuyên chở hàng hóa, thóc gạo bằng đường thủy. Tiêu biểu
như dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, các thuyền bn chở hàng hóa là lúa gạo
khi đi từ tỉnh này đến tỉnh khác thì đều phải xin giấy thơng hành. Theo lệnh chúa,
“những người đi buôn phải đến đồn lĩnh giấy để lên miền núi mua thóc gạo và các
hàng hóa khác, nếu khơng tn thủ quy định trên, việc bị phát giác sẽ bị trừng
phạt” [7, tr.33]. Sau này dưới thời Nguyễn nhằm tránh nạn vận chuyển lúa gạo từ
tỉnh này sang tỉnh khác một cách tràn lan, hay nạn bn gạo lậu từ trong nước ra
nước ngồi thì các vị vua triều Nguyễn cũng đã áp dụng chính sách này, các nhà
bn phải được giấy phép cấp bởi quan địa phương về việc lưu thơng hàng hóa, có
đóng dấu trên giấy tờ mới được thơng hành, vận chuyển.
Thứ năm, các nhà nước quân chủ trước vương triều Nguyễn cũng đã đề ra và thực
thi các biện pháp xử lý những sai phạm làm tổn hại đến việc sản xuất cũng như sử
dùng lúa gạo. “Năm 1043, khi vua Lý Thái Tổ đến hành dinh Cổ Lãm đã xuống
chiếu rằng kẻ nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của dân, nếu đã lấy rồi thì xử 100
trượng, nếu chưa lấy được nhưng làm cho người bị thương thì xử tội lưu. Đối với
trường hợp giết hại trâu bị, làm giảm sức khéo nơng nghiệp,“kẻ nào mổ trộm trâu
thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp, vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ và bồi
thường trâu; láng giềng biết mà không tố cáo, phạt 80 trượng”[17, tr.109]. Năm
1230, vua Trần có lệnh “những ai làm sai các đồ dùng đo lường trái với các loại
nhà nước ban hành thì bị thích vào mặt 6 chữ, cho ở Cảo xã (nay là xã Nhật Cảo),
cày ruộng công, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc” [17, tr.162].
Thứ sáu, các nhà nước quân chủ trước vương triều Nguyễn cũng đã ban hành một
hệ thống đơn vị đo lường, để tiện tính tốn số lượng lúa gạo sản xuất và buôn bán
trong nước. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, nhằm quản lý chặt chẽ hơn vấn đề

lương thực, nhằm thuận lợi cho thương nhân buôn bán, chúa đã ra lệnh định bảng
kê phép đong ở vùng Thuận Hóa như sau:
“Lốt

=

một nắm

Thược

=

10 lốt

Hợp

= 10 thược

Thăng (thung)

= 10 hợp

Hộc

= 10 thăng
17


Thống


= 10 hộc hay là 500 thung

Cịn đấu thì to nhỏ không nhất định” [7, tr.40].
Dưới thời Nguyễn, các đơn vị đo lường này có sự thay đổi, đặc biệt dưới thời vua
Minh Mệnh nhưng cơ bản vẫn dựa trên bảng đơn vị đo lường này.
Như vậy, chính sách quản lý lúa gạo của các triều đại trước như Lý, Trần, Hồ…đã
góp phần để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho vua quan triều Nguyễn trong
việc hoạch định những chính sách để quản lý tốt vấn đề lương thực. Triều Nguyễn
nhận định được rằng, vấn đề an ninh lương thực là vấn đề sống còn của quốc gia.
Muốn quản lý tốt vấn đề này, ngồi những chính sách đưa ra để phù hợp với hoàn
cảnh đất nước lúc bấy giờ thì cần phải biết kế thừa, phát huy những chính sách quản
lý lương thực của các triều đại trước.

1.3 Nhận thức của triều Nguyễn về an ninh lương thực và vai trò của lúa gạo
trong việc phát triển đất nước
Cũng như trong các thế kỷ trước, kinh tế Việt Nam vào thế kỷ XIX là một nền kinh
tế nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa. Nền kinh tế này đóng khung trong làng mạc,
rất ít giao dịch với bên ngồi. Nhịp sống nơng thơn chủ yếu xoay quanh cơng việc
đồng áng được tiến hành trong 2 vụ mùa mỗi năm. Vấn đề lúa gạo vì thế mà rất
quan trọng, bởi đó là loại cây lương thực được canh tác chính, chiếm đến 70% diện
tích trồng và có khi cịn nhiều hơn thế nữa. Gạo là thứ sản phẩm chính yếu của dân
quê và tiền lương do nhà nước trả cho quan lại, binh lính đương thời được thực hiện
theo chế độ nửa gạo, nửa tiền. Gạo đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
nước ta từ xưa nói chung và dưới triều Nguyễn nói riêng, vì vậy vấn đề lúa gạo,
lương thực được vua quan nhà Nguyễn hết sức quan tâm.
Xuất phát từ hoàn cảnh nước ta vào cuối thế kỉ XIX, từ khi Nguyễn Ánh lên ngơi
hồng đế năm 1802 đến thời Tự Đức năm 1883, trên cả nước hầu như năm nào cũng
bị thiên tai tàn phá nặng nề, sâu hại, hạn hán, lũ lụt làm cho đời sống nhân dân hết
sức khó khăn. Dịch bệnh hoành hành khiến cho số người chết gia tăng như “Năm
1820 từ Hà Tiên đến Bắc Thành số người chết vì dịch lên đến 206.835 người” [21,

tr.108], “Năm 1826 ở Gia Định có 18.000 người” [15, tr.518], “Năm 1838 tại Thanh
Hoa Ninh Bình có từ vài trăm đến bảy nghìn người” [17, tr.786]. Thiên tai, dịch
bệnh đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đến tình hình xã hội cũng như đời sống
18


của nhân dân. Trước tình hình như vậy các vua triều Nguyễn càng nhận thức sâu sắc
hơn về vấn đề cần ổn định tình hình lương thực. Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh
triều đình nhà Nguyễn lại tiến hành chẩn cấp, góp phần ổn định được tình hình xã
hội.
Khi thiên tai tác động đến đời sống xã hội làm cho giá lương thực trong nước tăng
cao, điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho triều đình nhà Nguyễn là cần phải tăng
cường các biện pháp đảm bảo an ninh lương thực lâu dài. Thực hiện các chính sách
khuyến khích phát triển nơng nghiệp, nhằm nâng cao sản lượng lương thực. Đây là
yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm an ninh lương thực bền vững cho đất nước
trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Ngoài ra, do số lượng đất cơng khơng có nhiều,
đa số đất nằm trong tay địa chủ, nên người nông dân không có đất để sản xuất, một
vấn đề cần đặt ra cho nhà Nguyễn đó là phải chú trọng những chính sách nhằm hạn
chế tình trạng nơng dân bỏ nơng nghiệp, bỏ làng xã, đồng thời quan tâm đào kênh,
làm thủy lợi, cải thiện đời sống của người nơng dân.
Ngồi ra, dưới triều Nguyễn, lúa gạo cịn có vai trị nhằm thúc đẩy sự phát triển đất
nước. Ở triều Nguyễn, việc vận chuyển, mua bán, trao đổi lúa gạo đều do triều đình
nắm giữ và có quyền quyết định tất cả mọi hoạt động thương mại nói chung và việc
mua bán lúa gạo nói riêng. Lúa gạo sau khi được nhà nước thu mua từ trong nhân
dân, từ việc nộp thuế hoặc thu từ ruộng cơng thì được nhập vào kho, một phần để
phục vụ mục đích của triều đình như tiến dâng, cúng lễ, ban thưởng, phần còn lại sẽ
phục vụ cho việc xuất khẩu. Do lo ngại các nước phương Tây nên việc xuất cảng
lúa gạo chủ yếu là sang Trung Quốc, Tân Gia Ba và một số nước khác trong khu
vực Đông Nam Á. Việc xuất cảng lúa gạo ra nước ngoài đã tạo điều kiện cho nhà
nước có một nguồn thu để phát triển đất nước như đầu tư trong nơng nghiệp, xây

dựng cơng trình thủy lợi, đào sông, kênh, mương để phục vụ cho sự phát triển nông
nghiệp. Các con sông lớn được đào dưới triều Nguyễn như “Sông Vĩnh Điện
(Quảng Nam), sông Như Ý, Lợi Nông, Phổ Lợi (Huế), sông Thoại Hà (Long Xuyên),
sông Vĩnh Tế (Châu Đốc - Hà Tiên), Vĩnh Điện (Quảng Nam), Vĩnh Định (Quảng
Trị), Cửu Yên (Hưng Yên), Phổ Lợi (Huế), Tân Châu (Tiền Giang)” [9, tr.183]. Số
tiền thu được từ việc xuất hàng hóa và lúa gạo cịn được sử dụng để mua các vũ khí,
trang thiết bị quân sự từ phương Tây như ống phun lửa, quả nổ, đại bác…để chống
lại kẻ thù xâm lược hay chẩn tế dân chúng các vùng bị thiên tai, hạn hán, lũ lụt, tạo
19


điều kiện ổn định tình hình xã hội và đây chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển
đất nước.

20


Chương 2: TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LÚA GẠO GIAI
ĐOẠN 1802-1883

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã ban hành và thực thi chính sách quản lý
và sử dụng lúa gạo. Điều này một mặt vừa thể hiện sự quan tâm đặc biệt của triều
Nguyễn đối với vấn đề an ninh lương thực và đời sống của người dân, mặt khác lại
nhằm duy trì quyền lực của chính quyền trung ương. Vậy, nội dung chính sách quản
lý lúa gạo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 được thể hiện cụ thể trên
những phương diện nào? Nội dung chương này sẽ góp phần giải quyết vấn đề được
đặt ra ở trên.

2.1 Chính sách quản lý lúa gạo của triều Nguyễn giai đoạn 1802 -1883
2.1.1. Quy định đơn vị đo lường và giá gạo

Về đơn vị đo lường, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã lệnh cho bộ Hộ phải xác
định đơn vị đo lường lúa gạo để thuận tiện cho việc mua bán. Trên thực tế, triều
đình đã thống nhất ấn định các đơn vị đo lường như sau: “Thước, cân, hộc, đấu,
thưng, thương…Trong đó cụ thể dùng hộc để đong lúa, dùng vuông đong gạo. Một
hộc chia ra 26 thăng, 1 thăng là 10 hợp, 1 hợp là 10 thược. Một hộc tính ra 71,905
lýt, đem cận nặng cỡ một tạ, một vuông chia ra làm 13 thăng (phân nửa của hộc)
tính ra nhằm 35,953 lýt, một hộc lúa khi xay ra thì được một vng gạo, tính đổ
đồng” [26, tr.637].
Mặc dù vậy nhưng trên thực tế, mỗi địa phương, vùng miền lại áp dụng dụng cụ và
đơn vị đo lường khác nhau hộc, mẫu, phương mẫu. Ở các kho như kho Yên Bình
trấn Phương An, kho Hòa Phúc trấn Biên Hòa, kho Vĩnh Viễn trấn Vĩnh Long có
thưng đồng, đấu đồng. Cịn các kho như Hịa Phúc, Vĩnh Viễn, Định An có đấu
đồng, khơng có thưng đồng, cùng với kho Gia Hòa, Gia Định thành và trấn Hà Tiên
thì khơng có đấu đồng, thưng đồng mà đều dùng thưng bằng gỗ. Điều này làm cho
số lượng gạo đong ra cũng như thu vào ở kho Kinh có sự chênh lệch rất lớn, làm
thất thốt nhiều. Vua Gia Long đã nhận thấy rằng việc thống nhất cân đong là việc
21


cốt yếu của chính trị, các thứ cân thước, hộc, thương, thưng, đấu nên theo phép nhà
nước làm ra để có sự thống nhất. Chính vì vậy, vào năm 1804, vua ra lệnh “Các xã,
thôn, phường và người Minh hương nếu người nào muốn làm riêng các dụng cụ đo
lường thì phải trình quan trấn só sánh đúng phép, khắc chữ vào làm tin, giao cho
người làm ra đem về để dùng. Nếu ai chế làm riêng những thứ ấy mà khơng trình
báo quan trấn sẽ bị phạt tội nặng” [26, tr.637].
Sang đến thời vua Minh Mệnh, việc đúc thưng do nhà nước đảm nhận sau đó giao
mẫu cho từng địa phương làm theo. Đối với các hạng đo lường trước kia do làm
bằng gỗ, nên trong quá trình sử dụng hư hỏng, làm cho việc đong lường sai sót
khơng chính xác, triều đình đã cấp cho các trấn các đấu đồng mới đúc đang được
lưu giữ trong kinh đem ra sử dụng, “cứ 30 đấu bằng miệng là 1 phương, thưng đồng

cấp trước cứ 13 thưng bằng miệng là 1 phương, còn những đấu gỗ phương hộc lâu
ngày vỡ nát sai lệnh đều cho đem tiêu hủy đi. Những hộc phương mới làm ra khắc
mấy chữ năm tháng ngày và khắc chữ “ban cấp tuân hành” vào chỗ mảnh ván dưới
đáy cùng chỗ tấm ván giáp nhau và ngoài mặt. Dưới hàng chữ ấy đem sắt nung đỏ
rồi đóng ấn làm tín” [26, tr.76]. Cịn đối với các hợp, thước, sao, lốt là thứ đong bé
nhỏ, thì trong kinh ngoài các trấn do thượng ty cai quản so sánh với mẫu triều đình
cấp để chế tạo.
Việc xác định đơn vị đo lường gạo là cần thiết để phục vụ cho việc mua bán gạo,
cũng như xác định mức thuế, lương cho quan quân và bổng lộc cho Hoàng thất.
Năm 1803, vua Gia Long định lệ phát lương cho quan lại theo chức vị và phẩm hàm
như sau: “Quan Tham tri mỗi tháng 30 quan tiền, 10 phương gạo, quan làm việc tại
các bộ Hộ, Binh được 30 quan tiền, 10 phương gạo” [26, tr.576]. Việc xác định
mức thuế, được quy định rõ, thu thóc thuế ruộng, nhiều ít đã có định lệ mà hộc lớn,
hộc bé lại khác nhau, khơng nhất định. Từ đó về sau các trấn và thành thu thóc thuế
dùng cái hộc 26 thưng làm chuẩn định còn các hộc hạng 70 thưng, 47 thưng, 33
thưng đều bị tiêu hủy để việc đong lường được thống nhất trong cả nước. Trong quá
trình các địa phương nộp thóc gạo vào kho kinh hay khi nhận thóc gạo từ kho kinh
để làm việc cơng thì chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường. Thuyền công lĩnh
chờ gạo, kỳ lĩnh thì phát bằng hộc, đến lúc nộp ở kho thóc lại thu bằng phương đến
nỗi thiếu hụt nhiều. Vì vậy triều đình nhà Nguyễn quyết định giao cho bộ Hộ châm
chước định làm phép nhất định, thứ gì nên đo bằng hộc, thứ gì nên đo bằng phương.
22


Cuối cùng bộ Hộ quyết định chọn hộc làm phương thức để đo lường thóc và có
lệnh:“Thuyền vận tải lĩnh thóc hay nộp thóc cùng trong kinh ngồi các tỉnh nhất
thiết các khoản thu chi nên dùng hộc cả, không đủ hộc thì làm thêm, đối với gạo thì
dùng phương để đo lường” [26, tr.79].
Có sự thống nhất trong các đơn vị đo lường như hộc, thương, thưng, bát, đấu khiến
khơng có sự lớn bé khác nhau, người làm việc ở kho và những kẻ tư lại không được

sinh tệ, lệnh thi hành ra được sự thống nhất cùng với đó bộ Hộ của triều đình bàn
các khoản khác như cấp và đổi cấp, tiêu hủy các dụng cụ hư hỏng, dấu sai, từ đó đã
tạo sự ổn thỏa, cơng bằng cho nhân dân.
Về giá gạo, dưới triều Nguyễn tình hình trong nước giá thóc gạo ở mỗi địa phương
khác nhau như vào năm 1816, “giá thóc ở các trấn như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng
Hóa, Tuyên Quang giá từ 1 quan 30 đồng đến 1 quan 1,2 tiền 6,7 tiền. Đến năm
1823 giá gạo ở Bắc Thành lên cao, mỗi phương giá đến trên dưới 2 quan 3 tiền.
Năm 1824, Lạng Sơn mỗi hộc thóc 1 quan 5 tiền, Hưng Hóa, Tuyên Quang mỗi hộc
1 quan 4 tiền”. [26, tr.365]. Vì vậy, triều đình nhà Nguyễn yêu cầu các địa phương
phải tâu báo giá gạo theo định kỳ. Tuy nhiên, việc tâu báo giá gạo ở mỗi triều vua,
mỗi địa phương có sự khác nhau nhất định. Năm 1820, vua Minh Mệnh quy định
xứ Quảng Ðức: “Phàm tình hình nắng mưa và giá gạo cứ hàng tháng một lần
tâu lên” [23, tr.750]. “Năm 1828, triều đình yêu cầu các trấn vào Nam đến Bình
Thuận, ra Bắc đến Bắc Ninh mỗi tháng phải tâu báo giá gạo một kỳ” [23,
tr.751]. Nguyên nhân là do giá gạo tại các trấn này không ổn định so với một số
nơi khác. Năm 1844, vua Thiệu Trị đặt lại lệ tâu báo giá như sau: “Từ sau phàm
thành sổ thu hoạch, mỗi năm cứ lấy giá gạo cao hạ về mùa hạ, mùa thu, chia làm
bốn tháng quý đều làm thành quyển số tiến trình, việc này được đặt làm lệ mãi
mãi” [22, tr.87]. Nhà vua yêu cầu nếu giá gạo ở địa phương nào tăng đột biến thì
phải báo cáo ngay về triều đình. Lý do vua Thiệu Trị buộc các địa phương phải
nhanh chóng tâu báo giá gạo là vì các tỉnh, trấn tâu báo khơng đều, có nơi hai hay
ba tháng mới tâu một lần, việc báo giá lại không chi tiết và giá gạo thường tăng
giảm đột ngột. Do việc báo giá không đều đặn, kịp thời và cụ thể nên triều đình
khơng kiểm sốt hết được thị trường gạo trong nước, khơng điều hịa được giá
gạo trong lúc cấp thiết, từ đó khơng nắm bắt chính xác được đời sống nhân dân ở
các địa phương. Xiết chặt việc quản lý gạo thông qua việc bắt buộc các địa
23


phương phải tâu báo giá đều đặn là một việc làm cần thiết để triều đình điều tiết

thị trường lúa gạo tốt hơn, tăng quyền uy của triều đình trung ương với các địa
phương, đồng thời thể hiện sự chăm lo của triều đình đối với đời sống nhân dân.
Triều Nguyễn rất muốn định giá gạo chuẩn để các địa phương áp dụng, nhưng
trong thực tế giá gạo thường biến động mạnh bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ
“Năm 1815,vùng Gia Định được mùa nên giá gạo rẻ, khoảng 5 tiền 1 phương
gạo”[22, tr.898]. “Năm 1823, giá gạo vùng Gia Định cũng chỉ ở mức 6 tiền 1
phương gạo”[23, tr.274]. “Thanh Hóa - Nghệ An là nơi ln ở trong tình trạng
thiếu gạo nên giá gạo thường tăng mà ít giảm. Năm 1825, giá gạo ở Thanh Hóa Nghệ An bất ngờ giảm đáng kể. Ở Thanh Hóa giá gạo xoay quanh mức trên dưới 7
tiền 1 phương gạo, Nghệ An đắt hơn một chút với mức là từ 9 tiền đến 1 quan tiền 1
phương gạo” [23, tr.417]. Do giá gạo ở các địa phương đắt rẻ khác nhau, nên năm
1826 vua Minh Mệnh ra chỉ dụ thông báo giá gạo chuẩn như sau: “Chỗ nào gạo đắt
thì định giá 1 hộc thóc = 1 quan tiền. Gạo rẻ thì giảm đi 2/10” [23, tr.516]. Trong
thực tế, các địa phương rất khó áp dụng mức giá chuẩn của triều đình, do thị trường
gạo ln diễn biến rất phức tạp, thường vượt ra khỏi sự kiểm soát của triều đình.
Nếu gặp thời tiết bất thường, giá gạo cịn nhảy vọt tăng cao, giá một vng gạo có
thể lên gấp rưỡi hay hơn nữa từ tháng này qua tháng sau. “Năm 1830 các tỉnh miền
Bắc mất mùa tháng 5, giá một vuông gạo vào tháng 6 đã đắt hơn tháng trước 7 tiền
rưỡi” [23, tr.517]. “Năm 1824, giá gạo ở Thanh Hóa lên tới 2 quan 6 tiền 1 phương
gạo, năm 1830, dân chúng ở Bắc Thành bỏ ra hơn 3 quan tiền mới mua được 1
phương gạo” [23, tr.366]. Sở dĩ giá gạo biến động một cách dễ dàng là do người
nông dân thiếu dự trữ. Nông dân chỉ sản xuất vừa đủ để tiêu thụ trong năm, ngay cả
những năm có điều kiện được mùa. Số dự trữ của nông dân không được là bao và
nông dân sống trên một thế quân bình rất mỏng manh dễ bị phá hủy. Người dân q
khơng có gì đảm bảo cho sự sinh sống của họ khi có những tai họa bất ngờ xảy ra.
“Từ năm 1802 - 1858 nước ta có tới 38 lần mưa bão lớn gây lụt lội trên diện rộng,
16 lần vỡ đê. Nạn lụt thường xảy ra gần như hai, ba năm một lần vào tháng 6,7
nhưng có khi cũng xuất hiện vào tháng 4,5 nữa. Các vụ hạn hán cũng tai hại vì
người nơng dân khơng có nước để phục vụ cho dẫn thủy nhập điền sản xuất nông
nghiệp” [23, tr.520].


24


Ngồi nạn thiên tai thì thiên địch cũng dẫn đến mất mùa “vào năm 1817 và 1822, ở
Quảng Nam có nạn dịch sâu keo và châu chấu phá lúa làm sụt giảm năng suất, năm
1854 đã phá hoại các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh” [23, tr.523]. Những lúc giao mùa là
những lúc nơng dân gặp nhiều khó khăn, khi mà số gạo trong lần trước đã tiêu thụ
hết và phải chờ đợi thu hoạch của mùa vụ tới, lúc này là lúc giá lúa gạo lại lên cao.
Năm 1841, dân Thổ nổi lên ở miền Tây Nam bộ, để dẹp loạn quân, quan binh triều
đình phải đốt phá mùa màng của dân chúng. Con sơng Vĩnh Tế chính là thủy lộ lại
bị quân phiến loạn chiếm giữ, nên thuyền bè không thể qua lại để chuyên chở gạo từ
các tỉnh phụ cận khác tới, giá gạo khi đó lên rất cao; “tháng 9 năm 1841, mỗi vuông
gạo trị giá đến 5 quan ở Hà Tiên, trong khi giá gạo thông thường chỉ 1 quan rưỡi
một vuông” [23, tr.523]. Nạn đầu cơ tích trữ cũng làm tăng giá gạo. Năm 1822, vua
Minh Mệnh thừa nhận vấn nạn này như sau: “Trong dân gian gạo đắt là vì nhà giàu
tích trữ để cầu giá cao nên đến nỗi thế” [23, tr.232]. Nhà buôn gạo thường lợi dụng
những năm thuyền chở gạo từ Nam ra Bắc gặp khó khăn do thời tiết khơng thuận
lợi liền găm hàng để trục lợi: “Bọn nhà giàu đánh cao giá để được lợi nhiều, nên
giá gạo ngày càng cao, nhân dân trong các trấn thiếu gạo ăn” [24, tr.24-25]. Do số
thuyền gạo chở ra ít hơn nên giá gạo ở đây lập tức tăng nhanh. “Năm 1842 số lượng
thuyền gạo từ miền Nam ra bến Thừa Thiên là 70 chiếc, trong khi đó năm 1841 là
hơn 200 chiếc” [14, tr.207] gây nên sự đầu cơ, tích trữ của các con bn có lúa gạo
đem đi giấu, tạo nên một tình trạng khan hiếm giả tạo. Ngồi ra việc vận chuyển
gạo cịn phụ thuộc vào tình hình thực tế như nhu cầu, sản lượng thu được nên mỗi
năm mỗi khác. Nam Kỳ với trung tâm là Gia Định là vựa lúa lớn nhất cả nước, là
nơi cung cấp gạo chủ yếu cho các tỉnh từ Bình Định trở ra Bắc Kỳ. Giá gạo ở Gia
Định luôn tác động mạnh đến giá gạo trong nước. Muốn hạ giá gạo trong nước thì
trước hết phải tìm cách hạ giá gạo ở Gia Định. Vì vậy, triều Nguyễn muốn kiểm
sốt chặt chẽ giá gạo ở đây để điều tiết thị trường gạo trong nước.


2.1.2. Hoạt động mua bán lúa gạo
Mọi hoạt động mua, bán trao đổi lúa gạo không chỉ với thương nhân nước ngoài mà
kể cả thương nhân trong nước đều được kiểm sốt bởi triều đình nhà Nguyễn, vì
đây là mặt hàng quan trọng, có tác động rất lớn đến tình hình xã hội và sự phát triển
đất nước.
25


×