Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

24226 16122020235235549KHALUNTONVNL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO HUYỆN PHÚ NINH
(QUẢNG NAM)

Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp
Ngƣời hƣớng dẫn

: Huỳnh Thị Lý
: Sƣ phạm Lịch sử
: 15SLS
: TS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận này, ngồi sự nỗ lực học hỏi của bản thân, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Lê Thị Thu Hiền - người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến
thức về lý luận cũng như những kiến thức thực tiễn qua các năm học, làm cơ sở để em
hoàn thành đề em hồn thành đề tài của mình.


Ngồi ra, cịn có sự giúp đỡ về tài liệu và các thông tin liên quan tới đề tài của
các cán bộ ở Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Phú Ninh và nơi em tham gia khảo
sát thực địa. Qua đây, em xin gửi tới tồn thể các cơ chú, anh chị lời cảm ơn chân
thành nhất.
Đồng thời, để có được kết quả này em xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của
gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để em theo đuổi và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Là một đề tài nghiên cứu về căn cứ cách mạng, mặc dù đã có nhiều cố gắng
song do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên đề tài khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q thầy cơ để em hồn thành bài viết của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc q thầy cơ giáo mạnh khỏe và thành cơng trong
sự nghiệp cao q. Đồng kính chúc các cơ chú, anh chị ở Trung tâm Văn hóa - Thể
thao huyện Phú Ninh lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Lý


LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................6
4.1. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 6

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 7
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................7
5.1. Nguồn tư liệu .......................................................................................................... 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................8
7. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................9
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI PHÚ NINH VÀ HỆ
THỐNG ĐỊA ĐẠO Ở VIỆT NAM.............................................................................10
1.1. Khái quát về vùng đất, con ngƣời Phú Ninh ......................................................10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 10
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 11
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 12
1.1.4. Đặc điểm dân cư - văn hóa ............................................................................... 13
1.2. Vài nét về hệ thống địa đạo ở Việt Nam .............................................................15
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................. 15
1.2.1.1. Công sự .............................................................................................................15
1.2.1.2. Địa đạo .............................................................................................................15
1.2.1.3. Hào ...................................................................................................................16
1.2.1.4. Bảo tồn di tích ..................................................................................................16
1.2.1.5. Bảo quản di tích................................................................................................17
1.2.1.6. Tu bổ di tích ......................................................................................................17
1.2.1.7. Tơn tạo di tích ...................................................................................................17


1.2.1.8. Phục hồi di tích .................................................................................................17
1.2.2. Q trình hình thành và phát triển địa đạo ở Việt Nam ................................. 17
1.2.3. Một số địa đạo tiêu biểu .................................................................................... 20
1.2.3.1. Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)......................................................20
1.2.3.2. Địa đạo Vịnh Mốc (tỉnh Quảng Trị) .................................................................22
1.2.3.3. Địa đạo Khe Trái (Thừa Thiên Huế) ................................................................23

1.2.3.4. Địa đạo Kỳ Anh (tỉnh Quảng Nam) ..................................................................23
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO HUYỆN PHÚ NINH TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƢỢC
.......................................................................................................................................25
2.1. Bối cảnh ra đời của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh...............25
2.2. Quá trình hình thành hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh ...........27
2.2.1. Địa đạo Gị Thai (thơn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) ............ 27
2.2.2. Địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) .................... 28
2.2.3. Địa đạo Gị Nơng (thơn Hồ Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh) ............. 29
2.2.4. Một số địa đạo khác ........................................................................................... 31
2.3. Hoạt động kháng chiến trong địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh..............31
2.3.1. Địa đạo Gò Thai (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) ............ 32
2.3.2. Địa đạo Gị Dân (thơn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) .................... 32
2.3.3. Địa đạo Gò Nơng (thơn Hồ Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh) ............. 33
2.3.4. Một số địa đạo khác ........................................................................................... 35
2.4. Vai trò của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ xâm lƣợc ......................................................................................36
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC
GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH ..41
3.1. Giá trị của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh .............................41
3.1.1. Giá trị lịch sử ..................................................................................................... 41
3.1.2. Giá trị văn hóa ................................................................................................... 42
3.1.3. Giá trị kiến trúc .................................................................................................. 43
3.2. Thực trạng của hệ thống địa đạo và công tác bảo tồn hệ thống địa đạo huyện
Phú Ninh hiện nay .......................................................................................................44
3.2.1. Thực trạng của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện ..................................... 44


3.2.2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống địa đạo
huyện Phú Ninh........................................................................................................... 46

3.2.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy di tích ở các cơ quan quản lý di tích
.......................................................................................................................................46
3.2.2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử trong nhà trường .............47
3.2.2.3. Thực trạng cơ sở vật - chất kỹ thuật và hạ tầng để phục vụ du lịch ................48
3.2.2.4. Thực trạng vốn và thu hút nguồn đầu tư cho các di tích ..................................49
3.2.2.5. Thực trạng tuyên truyền, quảng bá địa đạo huyện Phú Ninh ..........................49
3.2.2.6. Thực trạng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực để phát triển du lịch ..............49
3.3. Các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống địa đạo trên địa
bàn huyện Phú Ninh ....................................................................................................50
3.3.1. Giải pháp bảo tồn và tơn tạo di tích .................................................................. 50
3.3.2. Xây dựng phương án gắn di tích với học đường ............................................. 51
3.3.3. Giải pháp xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng để phục vụ du lịch ................ 53
3.3.4. Giải pháp về vốn và thu hút nguồn đầu tư ....................................................... 54
3.3.5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá hình ảnh .................................................... 55
3.3.6. Giải pháp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực ................................................. 57
3.3.7. Đa dạng hố các loại hình du lịch .................................................................... 59
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vừa qua đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài
học kinh nghiệm quý giá. Trong đó, bài học về xây dựng hậu phương kháng chiến có ý
nghĩa quan trọng, như V.I. Lênin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách
nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc” [dẫn lại 13, tr.90].
Vấn đề căn cứ địa và hậu phương cũng là một nội dung quan trọng trong tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh. Căn cứ địa là nơi đứng chân xây dựng, là nguồn cung cấp, tiếp
tế, là bàn đạp tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng trong khởi nghĩa vũ
trang. Hậu phương là chỗ dựa, là nguồn chi viện nhân lực, vật lực và cổ vũ về tinh
thần cho tiền tuyến đánh giặc, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến
tranh.
Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông ta trong lịch sử, Đảng
ta luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương ở vị trí quan trọng bậc nhất, vận dụng sáng
tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nên đã nhân lên gấp bội sức mạnh của một dân
tộc nhỏ bé, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đủ sức đánh bại kẻ thù là một cường
quốc. Một trong những chìa khóa tạo nên sức mạnh của hậu phương chiến tranh Việt
Nam là vấn đề xây dựng căn cứ địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn khởi
nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương” [10, tr.360].
Từ thực tiễn Việt Nam - một nước đất không rộng, người không đông, nền kinh

tế nông nghiệp lạc hậu phải chống lại các nước có nền cơng nghiệp và khoa học kỹ
thuật phát triển, có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, Hồ Chí Minh xác định: “Thắng
lợi phải đi đôi với trường kỳ, kháng chiến càng lâu dài và ác liệt, càng phải huy động
cao nhất sức người, sức của của căn cứ địa, hậu phương. Vì vậy, nhất thiết phải xây
dựng căn cứ, hậu phương vững mạnh, tồn diện về mọi mặt chính trị, qn sự, kinh tế,
văn hóa…” [10, tr.378]. Trên cơ sở lý luận đó, căn cứ địa đã được xây dựng và phát
triển mạnh mẽ, rộng khắp cả nước, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc. Huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam)
là vùng đất được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, gắn liền với dặm dài mở nước
của dân tộc. Đây là nơi được bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chọn điểm để làm căn
cứ quân sự, được mệnh danh là “vùng đất vàng” trong thời chiến. Do đó, trên một địa
1


bàn nhỏ như huyện Phú Ninh giờ đây vẫn còn hiện hữu những chứng tích quy mơ và
độc đáo về vai trò của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến. Đó là hệ thống địa đạo
trải rộng và thơng nhau trên 6 xã của huyện Bắc Tam Kỳ xưa. Nơi ấy là một chứng
tích của chiến tranh, khơng biết bao nhiêu trận đánh đã diễn ra tại đây với sự oanh liệt
hào hùng. Nhưng một điều đáng buồn là hệ thống địa đạo ấy đang dần chìm vào quên
lãng, khi người dân chẳng mấy ai cịn nhớ, cịn chính quyền thì lại chưa có sự quan
tâm đúng mức. Các cái tên như địa đạo Gò Dân - Gò Thai, địa đạo Gị Nơng trở thành
một cái tên xa lạ với khơng ít người. Những câu chuyện về hệ thống những địa đạo
đạo này ít được ai nói đến và có chăng là chỉ nghe những cựu chiến binh kể cho nhau
nghe về thời kỳ vừa bi vừa tráng của nhân dân huyện Phú Ninh lúc bấy giờ. Mặc dù
giữ vai trò to lớn trong thắng lợi của quân dân Phú Ninh nói riêng và Quảng Nam nói
chung, nhưng đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào phản ánh
được tồn diện diện mạo và vai trị của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn văn hóa và khai thác văn hóa để phục vụ, phát triển
du lịch là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương

nói riêng và Việt Nam nói chung. Tư tưởng này đã được cụ thể hoá trong nội dung
của Pháp lệnh Du lịch năm 1999, theo đó :“Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc…” đồng thời “… bảo
đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hố, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam” [57]. Cũng như trong
Luật Du lịch năm 2005, theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du
lịch là: “Phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử,
…bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch” [53]. Dựa trên quan điểm
về phát triển bền vững và kế thừa những tư tưởng và kết quả đạt được từ “Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010”, “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa ra một số quan điểm phát
triển, trong đó quan điểm về “Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn và phát huy văn
hoá truyền thống dân tộc... tơn trọng văn hố trong mối quan hệ với cộng đồng điểm
đến…” [42] được nhấn mạnh. Các di tích lịch sử - văn hóa sẽ góp phần quan trọng tạo
nên sự hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du lịch giữa các vùng miền, địa phương trong
nước và giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Ngược lại, hoạt động du lịch chính là
2


cầu nối hữu hiệu giúp quảng bá, phát huy di sản, từ đó giới thiệu hình ảnh Việt Nam
tới cơng chúng cả nước, nhất là bạn bè quốc tế. Trong khi đó, hệ thống địa đạo huyện
Phú Ninh là một cơng trình độc đáo, có một vị trí quan trọng trong việc phát triển du
lịch. Nếu được trùng tu, bảo dưỡng thì tồn bộ hệ thống địa đạo này khơng chỉ là
nguồn khai thác du lịch hấp dẫn cho Phú Ninh mà còn là bài học lịch sử sống động cho
thế hệ hơm nay và mai sau. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Là người con của mảnh đất Phú Ninh, mang trong mình niềm tự hào lớn lao về
một miền quê đã làm nên biết bao kỳ tích vĩ đại trong chiến thắng quân thù xâm lược,
bản thân tơi thấy cần thiết đi sâu tìm hiểu về vấn đề này nhằm góp phần làm rõ hơn
một mảng quan trọng của lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ trên địa bàn mình đang sinh sống. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu
nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay, tiếp nối
truyền thống cách mạng trong những năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đời
sống văn hóa, góp phần xây dựng quê hương Phú Ninh ngày càng giàu đẹp và văn
minh trên con đường hội nhập đất nước.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh
(Quảng Nam)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam trải qua quá trình chiến tranh lâu dài và ác liệt. Sau những chiến
thắng vẻ vang của lớp cha anh đi trước đã để lại rất nhiều di tích lịch sử quý báu cho
thế hệ mai sau. Và hệ thống địa đạo là một trong những gì thể hiện giá trị lịch sử, ý trí
đấu tranh và tài quân sự mưu lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm. Những tác phẩm, bài viết, luận án… đề cập đến vấn đề căn cứ địa ngày
càng nhiều hơn, nội dung sâu sắc hơn.
Thứ nhất, các cơng trình, bài viết mang tính lý luận và thực tiễn chung về căn
cứ địa, như tác phẩm “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta”, (Nhà xuất bản
Sự Thật, Hà Nội, 1970) và “Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm
thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1973) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong hai tác phẩm này, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trình bày về căn cứ địa dưới góc độ lý luận, giải quyết một số vấn đề: khái niệm

3


căn cứ địa, các hình thức phát triển từ thấp đến cao của căn cứ địa, cơ sở để xây dựng
và vai trò của căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng.
Sau năm 1975, do nhu cầu bảo vệ tổ quốc, đề tài căn cứ địa được tiếp tục
nghiên cứu trên cả hai bình diện: lý luận, tổng kết và viết lịch sử.
Về lý luận, xuất hiện nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài quân
đội, đáng chú ý là các bài của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: “Vài suy nghĩ về hậu

phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3, năm 1993) và
của nhà nghiên cứu Sử học Văn Tạo: “Căn cứ địa cách mạng - truyền thống và hiện
tại” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, năm 1995). Các bài viết này tiếp tục làm rõ những
vấn đề lý luận về căn cứ địa như: khái niệm, nguồn gốc, tính chất, đặc điểm... nêu bật
những đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam nói chung và trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp - Mỹ nói riêng.
Về tổng kết, có một số cơng trình quan trọng như “Hậu phương chiến tranh
nhân dân Việt Nam (1945 - 1975)” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997), “Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)” (Nhà xuất bản Từ điển bách
khoa, Hà Nội, 2005)…, có đề cập đến mục đích, vai trò và bài học kinh nghiệm liên
quan đến vấn đề căn cứ.
Thứ hai, các cơng trình - bài viết nghiên cứu về địa đạo ở các địa phương trong
cả nước như: viết về địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị) có “Những ngơi làng bên dưới
cuộc chiến” của Lê Thị Vy, “Di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh” của Lê
Đức Thọ, “Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” của Trung tâm bảo tồn di tích và danh
thắng Quảng Trị, “Cuộc sống trong lòng đất” của Nam Việt... Viết về địa đạo Củ Chi
có các sách “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến” (1945 - 1975)” (Ban
tổng kết chiến tranh - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 1994), “Sơ thảo lịch sử
truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi ( 1930 1975)” (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, 1985) và “Lịch sử lực lượng vũ trang
nhân dân huyện Củ Chi (1945 - 2005)” (Ban chỉ huy quân sự huyện Củ Chi, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, 2006),“Bến Dược - vùng đất lửa” của tác giả Nguyễn Văn
Tào (Nhà xuất bản Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1994), “Củ Chi - huyện anh
hùng” của tác giả Phạm Cường (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008),
“Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi”
4


(Ban chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí
Minh)... Qua đó, có thể thấy đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết… đề cập

đến một số mặt lý luận và thực tiễn của việc xây dựng địa đạo ở các thời kỳ và các địa
phương cụ thể. Qua các nghiên cứu này, các tác giả đã lý giải về khái niệm địa đạo, về
chức năng hoạt động, nội dung xây dựng và vai trò của địa đạo đối với sự nghiệp
kháng chiến, đưa ra một số đặc trưng của địa đạo ở Việt Nam, các kiến thức về một số
địa đạo cụ thể.
Thứ ba, các cơng trình - bài viết nghiên cứu về huyện Phú Ninh và địa đạo
huyện Phú Ninh như: Tập san “Địa chi Đỏ - tuổi trẻ Phú Ninh” (Ban chấp hành Đoàn
huyện Phú Ninh, 2016), “Tài liệu Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương”
(Uỷ ban nhân dân huyện Phú Ninh, 2017), “Phú Ninh - Đất và Người” (Ban thường
vụ huyện ủy Phú Ninh, 2018), “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1954 - 1975)” (Ban
chấp hành Đảng bộ huyện Phú Ninh, 2011), “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng
(1930 – 1975)” (Chính trị Quốc gia, 2006) đề cập đến vùng đất và con người huyện
Phú Ninh. Các cơng trình, bài viết trên đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện về cuộc
kháng chiến chống Pháp - Mỹ của Đảng bộ, nhân dân huyện Phú Ninh và khái quát
một số địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh. Trong các Hồ sơ di tích: “Di tích lịch sử
địa đạo Gị Dân”, “Di tích lịch sử địa đạo Gị Thai”, “Di tích lịch sử địa đạo Gị
Nơng” (2008) của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Phú Ninh có đề cập khá đầy
đủ về sự ra đời, cấu trúc, hoạt động, vai trò, hướng bảo tồn và phát huy giá trị của ba
địa đạo Gị Dân, Gị Thai, Gị Nơng của huyện Phú Ninh.
Nhìn chung, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về địa đạo ở Việt Nam trên cả
hai phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
địa đạo ở Phú Ninh một cách tồn diện và có hệ thống. Song, những tài liệu trên là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, tơi tập trung nghiên cứu q trình hình thành, phát
triển và các hoạt động, chức năng của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, đặc biệt là ba
địa đạo Gò Thai - Gị Dân (xã Tam Dân), Gị Nơng (xã Tam Thái) đã được cơng nhận
là di tích lịch sử cấp tỉnh.

5


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, nằm
rải rác ở nhiều xã như địa đạo Phước Thượng (thôn Phước Thượng, xã Tam Đại); địa
đạo Gị Nơng hay cịn là địa đạo Hồ Bình (thơn Hồ Bình, xã Tam Thái); địa đạo Gị
Thai (thơn Đàn Trung nay là thơn Dương Đàn, xã Tam Dân); địa đạo Gị Dân (thơn
Kỳ Tân và Cây Sanh, xã Tam Dân); địa đạo Gò Trại ở Kỳ Phước (nay là xã Tam Lộc);
địa đạo Gị Miên (thơn Trung Đinh, xã Tam Đàn),.. Ở đề tài này, tôi tập trung vào các
địa đạo trên địa bàn hai xã Tam Dân và Tam Thái của huyện Phú Ninh.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh từ khi ra đời
cho đến nay (1951 - 2018).
Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về cơng trình - di tích lịch sử địa
đạo huyện Phú Ninh, đặc biệt là ba địa đạo Gị Thai - Gị Dân (xã Tam Dân), Gị Nơng
(xã Tam Thái) trong hai cuộc chiến chống Pháp - Mỹ của dân tộc và định hướng bảo
tồn và phát triển di tích trong thời kì mới.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh để thấy được vai trị và
những đóng góp to lớn của nó trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ của tỉnh
Quảng Nam nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Đồng thời hiểu được truyền
thống yêu nước, lòng dũng cảm, sức chịu đựng và sự sáng tạo của người dân huyện
Phú Ninh trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng quê hương.
- Nghiên cứu về thực trạng hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh hiện nay, từ đó đề
xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích để vừa xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
- Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là chứng tích lịch sử mang giá trị lịch sử
nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, những địa đạo này lại dần chìm vào quên lãng khi người

dân thì chẳng mấy ai cịn nhớ và chính quyền thì lại chưa có sự quan tâm đúng mức.
Do đó, nghiên cứu đề tài này góp phần làm nổi bật những giá trị của nó, qua đó phát
huy niềm tự hào, giáo dục cộng đồng cũng như quảng bá hình ảnh đất nước và con
người Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội nhập hôm nay.

6


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ:
- Tìm hiểu vùng đất và con người huyện Phú Ninh.
- Tìm hiểu q trình hình thành, phát triển và vai trị của hệ thống địa đạo Phú
Ninh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược.
- Làm sáng tỏ thực trạng của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh hiện nay.
- Đề ra các giải pháp để trùng tu, bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống
địa đạo trên địa bàn huyện.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, tôi sử dụng nguồn tư liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, có thể phân thành các nhóm như sau:
- Các cơng trình nghiên cứu về các địa đạo ở Việt Nam như: “Những ngôi làng
bên dưới cuộc chiến” của Lê Thị Vy, “Di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng
cảnh” của Lê Đức Thọ, “Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” của Trung tâm bảo tồn di tích
và danh thắng Quảng Trị, “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Củ Chi (19452005)” của Ban chỉ huy quân sự huyện Củ Chi, “Bến Dược - vùng đất lửa” của tác giả
Nguyễn Văn Tào,“Củ Chi - huyện anh hùng” của tác giả Phạm Cường...
- Các cơng trình nghiên cứu về địa đạo Gò Dân - Gò Thai, Gị Nơng trên địa
bàn huyện Phú Ninh như: Tập san “Địa chi Đỏ - tuổi trẻ Phú Ninh” của Ban chấp
hành Đoàn huyện Phú Ninh,“Tài liệu Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa
phương” của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Ninh, “Phú Ninh - Đất và Người” của Ban
thường vụ huyện ủy Phú Ninh, “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1954 – 1975)” của

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Ninh, các Hồ sơ di tích địa đạo Gị Dân, địa đạo
Gị Thai, địa đạo Gị Nơng của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Phú Ninh.
- Các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, có liên quan đến đề
tài, như “Địa đạo Vịnh Mốc xã Vĩnh Thạch - huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong
kháng chiến chống Mỹ (1966 - 1972)” của sinh viên Nguyễn Thế Hà, khóa luận tốt
nghiệp “Căn cứ K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964 - 1975)” của
sinh viên Lê Thị Bắc, luận văn thạc sĩ “Căn cứ địa cách mạng ở Củ Chi trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)” của Nguyễn Thị Thu...

7


- Tài liệu khảo sát thực tế: Tài liệu khảo sát thực địa tại các di tích địa đạo trên
địa bàn nghiên cứu.
- Các bài viết trong các tạp chí, trang mạng internet như: www.dulichvn.org.vn,
, , ...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lý
luận về cách mạng giải phóng dân tộc và căn cứ địa để làm cơ sở nghiên cứu.
Về phương pháp chuyên ngành, đề tài vận dụng các phương pháp:
- Tập hợp tư liệu: là đọc, sưu tầm các loại tư liệu có liên quan đến đề tài để có
nguồn tư liệu giúp giải quyết nội dung đề tài.
- Phương pháp hệ thống hóa, khái qt hóa: là khi có nguồn tư liệu thì tiến
hành xử lý nó để có được tư liệu tin cậy, có hệ thống để tạo cơ sở cho việc khái quát
vấn đề nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải quyết nội dung, yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp dựa trên những sự kiện lịch sử cụ thể
phản ánh những hoạt động của con người cũng như những tác động qua lại của những
hoạt động đó trên các lĩnh vực xã hội khác nhau và mô tả, khôi phục lại quá khứ gần
giống như xưa kia nó đã từng diễn ra, từng tồn tại.
- Phương pháp logic: là phương pháp xem xét các sự kiện lịch sử trên những

nét khái quát, không nhằm vẽ lại bức tranh lịch sử cụ thể mà hướng tới việc rút ra
những kết luận khoa học có tính tổng quát, những nhận xét, đánh giá chung khách
quan hướng tới việc tìm tịi bản chất, cái tất yếu của lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: là phương pháp nghiên cứu rất cơ bản để
khảo sát thực tế, được sử dụng để thu thập số liệu, thông tin chính xác, khách quan về
đối tượng nghiên cứu.
Ngồi ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp liên
ngành, tiếp xúc các nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp tổng
hợp trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu..., để nghiên cứu và trình bày khóa luận.
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận góp phần dựng lại tồn bộ q trình hình thành, phát triển và những
hoạt động của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong tiến trình lịch sử dân tộc. Từ đó,
thấy được những giá trị mà nó để lại, bổ sung thêm vào những mảng còn trống trong
nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, đặc biệt là lịch sử địa phương; góp phần vào
8


nghiên cứu về chiến tranh cách mạng nói chung, về căn cứ địa trong chiến tranh cách
mạng nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ tạo cơ sở, luận chứng cho những nhà quản
lý địa phương tham khảo để xây dựng, ban hành chính sách bảo tồn, phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho giảng dạy lịch sử địa phương và cho những ai quan tâm đến lịch sử - văn hóa
huyện Phú Ninh. Kết quả của đề tài có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, lịng
tự hào dân tộc. Từ đó khơi dậy ý thức giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử hệ thống địa đạo
huyện Phú Ninh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người Phú Ninh và hệ thống địa đạo ở
Việt Nam
Chương 2: Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
Chương 3: Thực trạng và giải pháp để trùng tu, bảo tồn và phát huy các giái trị
của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh hiện nay

9


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI PHÚ NINH
VÀ HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát về vùng đất, con ngƣời Phú Ninh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam nằm vào khoảng 1505” đến 15015” vĩ độ
bắc, 1805” kinh độ đơng, phía bắc giáp huyện Thăng Bình, phía đơng giáp thành phố
Tam Kỳ, phía tây và tây nam giáp huyện Tiên Phước và Bắc Trà My, phía nam giáp
huyện Núi Thành. Diện tích tự nhiên 251,16 km2, dân số 77.016 người; mật độ dân số
305 người/km2.
Địa hình của huyện Phú Ninh chia thành hai vùng: miền núi, trung du có các xã
Tam Lãnh, Tam Dân, Tam Lộc, Tam Vinh; đồng bằng có các xã Tam An, Tam Đàn,
Tam Phước, Tam Thành, Tam Thái, Tam Đại, thị trấn Phú Thịnh. Trên địa bàn huyện
có nhiều núi thấp xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cư như: Chồi Sủng (Tam Đàn);
Trà Vu (Tam Lộc), Chóp Chài (Tam Đại); Trà Gó, Dương Bút (Tam Vinh); Dương
Huê, Núi Mỹ, Suối Đá (Tam Dân); Rừng Nhưng, Rừng Chò (Tam Phước).
Về giao thơng đường bộ, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua hai
xã Tam Thành, Tam An. Tuyến tỉnh lộ ĐT 616, 615 từ ngã 3 Chiên Đàn (Kỳ Lý), là
hai con đường giao thông huyết mạch, nối thành phố Tam Kỳ, tỉnh lỵ Quảng Nam với
các huyện Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My và nhiều tuyến đường nối liền các

xã với trung tâm hành chính huyện. Nhìn chung, hệ thống giao thơng trên địa huyện
khá hồn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi giao lưu, tiếp xúc, phát triển kinh tế, văn hóa
với các huyện trong và ngồi tỉnh.
Trên địa bàn huyện có sơng Tam Kỳ bắt nguồn từ Núi Chúa, xã Tam Trà,
huyện Núi Thành đổ về Thác Mui, xã Tam Lãnh. Đây là con sơng chính để xây dựng
cơng trình đại thủy nông Phú Ninh, tạo thành hồ chứa nước lớn có dung tích 344 triệu
mét khối, khơng chỉ đem lại lợi ích to lớn về kinh tế là phục vụ tưới tiêu cho hàng chục
vạn ha đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các huyện Phú Ninh, Núi
Thành, Thăng Bình, Quế Sơn và thành phố Tam Kỳ. Hệ động - thực vật ở hồ Phú Ninh
rất đa dạng và phong phú, có suối nước khống..., nơi đây được coi là điểm du lịch
sinh thái hấp dẫn. Năm 2009, hồ Phú Ninh được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp
10


quốc gia. Để có được cơng trình này, nhân dân trong huyện đã đóng góp hàng chục
vạn ngày cơng, hàng trăm gia đình di dời nhà cửa, bỏ lại ruộng vườn để đi nơi khác
nhường chỗ cho lịng hồ. Ngồi ra cịn có các con sơng Bồng Miêu, Nhà Ngù, Trà
Thai; suối Xã Lao, suối Trương Chi, suối Đá, suối Ngã Ba, suối Cái..., hầu hết đều
nằm gọn trong địa phận của huyện. Những con song này ngắn và dốc, lịng sơng hẹp,
thường quanh co, uốn khúc và nghèo phù sa, nhưng được người dân khai thác, biến
thành nguồn thủy lợi có hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp.
Rừng khơng nhiều, phân bố rải rác ở các xã Tam Đại, Tam Vinh, Tam Dân,
Tam Lộc, Tam Thành và chủ yếu tập trung ở xã Tam Lãnh. Tuy khơng có các loài gỗ
quý như một số địa phương khác, nhưng rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, bởi đây là
rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Phú Ninh. Lịng đất chứa nhiều khống sản quý như:
quặng sắt, nước khoáng, mà nhất là mỏ vàng Bồng Miêu có trữ lượng lớn, đang đầu tư
khai thác phục vụ cho sự phát triển của địa phương. Nhiệt độ trung bình hàng năm là
260C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 249mm, giờ nắng trung bình trong ngày
5 - 9 giờ, độ ẩm trung bình trong năm là 84%. Do vậy, bão lụt, hạn hán thường xảy ra,
ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, địa giới hành chính của huyện
Phú Ninh đã trải qua nhiều lần thay đổi.
Trước thế kỷ XV, Phú Ninh vốn là vùng đất Chiêm Động của vương quốc cổ
Chămpa. Trong q trình mở nước về phía nam của dân tộc, vùng đất này từng bước
được sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt với nhiều tên gọi khác nhau. Dưới thời nhà
Hồ (1400 - 1407) đây là vùng đất thuộc châu Hoa. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông
thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ, 9 huyện, huyện Phú Ninh ngày nay
là vùng đất thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa. Năm 1906, dưới đời vua Thành
Thái thứ 18, huyện Hà Đơng tách khỏi phủ Thăng Bình, nâng lên thành phủ Hà Đông,
về sau đổi thành phủ Tam Kỳ.
Năm 1920, thực dân Pháp tách phần đất phía Tây thành lập huyện Tiên Phước,
phủ Tam Kỳ còn lại bảy tổng. Trong đó có 3 tổng thuộc về phần đất của huyện Phú
Ninh ngày nay. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, theo chủ trương chung của
Trung ương, các đơn vị hành chính trước đây là phủ được đổi thành huyện, cấp tổng
thuộc phủ chuyển thành cấp xã thuộc huyện. Huyện Tam Kỳ gồm 15 xã, trong đó các
11


xã thuộc huyện Phú Ninh ngày nay là: Tam Thái, Tam Lãnh, Tam Dân, Tam Phước,
Tam An.
Năm 1954, sau khi tiếp quản vùng tự do, Mỹ - Diệm chia huyện Tam Kỳ thành
bốn khu hành chính, thuộc về huyện Phú Ninh ngày nay có hai khu hành chính (khu Tây
và khu Bắc). Tháng 11 năm 1955, địch phân chia lại địa giới hành chính và xây dựng bộ
máy ngụy quyền xã với danh nghĩa là hội đồng hương chính, huyện Tam Kỳ lúc đó có
32 xã. Ngày 24 tháng 6 năm 1958, chính quyền Sài Gịn lại phân chia địa giới hành
chính. Quận Tam Kỳ có 24 xã, trong đó có 9 xã thuộc về huyện Phú Ninh ngày nay là:
Kỳ An, Kỳ Thịnh, Kỳ Lý, Kỳ Mỹ, Kỳ Bình, Kỳ Long, Kỳ Quế, Kỳ Sơn, Kỳ Nghĩa.
Ngày 19 tháng 7 năm 1963, chính quyền Sài Gịn lại điều chỉnh địa giới hành chính của
một số quận, huyện. Lúc này địa giới hành chính của huyện Phú Ninh ngày nay gồm các

xã Kỳ Nghĩa, Kỳ Bình, Kỳ Lý, Kỳ An, Kỳ Mỹ, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Quế, Kỳ Sơn
và xã Kỳ Phước.
Sau ngày q hương hồn tồn giải phóng (5/1975), Phú Ninh vẫn thuộc địa
bàn huyện Tam Kỳ. Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số
01/2005/NĐ - CP chia tách thị xã Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính là thị xã Tam
Kỳ và huyện Phú Ninh. Năm 2011, huyện Phú Ninh có 10 xã và 1 thị trấn: Thị trấn
Phú Thịnh và các xã Tam An, Tam Thành, Tam Phước, Tam Lộc, Tam Đàn, Tam
Dân, Tam Lãnh, Tam Thái, Tam Vinh, Tam Đại.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Ngành nghề chính của dân trong xã là nghề nơng thuần túy, bên cạnh đó là các
nghề phụ khác. Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế của huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến. Kinh tế - xã hội đã có
sự phát triển khá toàn diện và mạnh mẽ. Từ một huyện với 80% người dân sống bằng
nghề nông, nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành, đến nay Phú Ninh đã có
những chuyển biến khá rõ rệt. Nhờ sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ở các địa
phương từng bước được cải thiện. Kinh tế có bước tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, lĩnh vực cơng nghiệp - thương mại, dịch vụ tăng, tỷ
lệ hộ nghèo giảm. Xã Tam Phước là một trong 11 xã của cả nước được Ban chỉ đạo
trung ương chọn để xây dựng mơ hình xã điểm nông thôn mới, đại diện cho khu vực
Duyên hải miền Trung.

12


Xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, do đó Phú Ninh đã chọn
cơng tác quy hoạch gắn với dồn điền, đổi thửa kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng làm khâu đột phá. Nhờ vậy đã hình
thành được các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh hàng hóa như: lúa giống, lúa chất
lượng cao, dưa hấu.
Trong lĩnh vực công nghiệp, khi mới thành lập huyện chỉ có 1 cụm cơng nghiệp

với 2 dự án đầu tư. Hiện nay huyện đã hoàn thành quy hoạch 1 khu công nghiệp, đầu
tư 3 cụm công nghiệp - trung tâm công nghiệp và một số điểm công nghiệp, làng nghề,
thu hút 16 dự án đầu tư trên các lĩnh vực, nhất là may mặc.
Huyện Phú Ninh chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ. Huyện đã và đang
xúc tiến một số khu dân cư - thương mại, xây dựng chợ nông thôn ở các trung tâm xã,
cụm xã; đã hình thành được 3 cụm thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu buôn bán, trao
đổi của người dân.
Đặc biệt, giao thông nông thôn được tập trung triển khai với sự hưởng ứng của
đông đảo nhân dân. Đến năm 2017 đã nhựa hóa, bê tơng hóa trên 90% đường huyện;
89% đường giao thông nông thôn, 100% đường làng, ngõ xóm khơng lầy lội vào mùa
mưa. Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng đã được bê tông và cứng hóa đạt 78,7%
(tăng 74,2% so với năm 2010) [45].
Huyện Phú Ninh cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Quảng Nam có
100% trường mẫu giáo, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc
gia. Cơ sở khám chữa bệnh từ huyện đến xã được đầu tư xây dựng khang trang, có
10/10 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Đến cuối năm 2015, Phú
Ninh đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới và có 10/10 xã đạt chuẩn nơng thơn mới
vào cuối năm 2016 [45].
Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Phú Ninh phát triển chưa bền vững, còn
mang nặng nền sản xuất thuần nơng, mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Đời
sống của nhân dân huyện khó khăn, cịn phụ thuộc chủ yếu vào nơng nghiệp.
1.1.4. Đặc điểm dân cư - văn hóa
Cách đây khoảng hơn 2000 năm, địa bàn huyện Phú Ninh đã từng là nơi sinh
sống của cư dân văn hố Sa Huỳnh và sau đó là người Chăm.
Từ giữa thế kỷ thứ XV, người Kinh mà chủ yếu là từ mạn Thanh - Nghệ - Tĩnh
vào đây tụ cư, sinh cơ lập nghiệp. Họ mang bản sắc văn hoá chung của cộng đồng cư
13


dân Đại Việt, nên rất coi trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán và nghi lễ. Đình làng,

đền thờ, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi để thờ cúng các vị thần, các quan văn,
quan võ, người có cơng với nước và làm nơi sinh hoạt, lễ hội. Trong sinh hoạt cộng
đồng huyết thống có nhà thờ tộc, ruộng hương hỏa, tháng chạp hoặc tiết thanh minh bà
con họ tộc về tảo mộ tổ tiên, ông bà.
Cư dân huyện Phú Ninh cần cù nhẫn nại trong lao động, trung thực, thật thà,
chất phát, đơn hậu, đồn kết, thủy chung, son sắc, trọng điều nhân nghĩa; luôn nêu cao
tinh thần thượng võ, linh hoạt, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm. Ý thức cộng đồng
ln được trân trọng gìn giữ và phát huy. Làng xã, chịm xóm gắn bó mật thiết với
nhau từ đời này sang đời khác, người dân huyện sẵn sàng đùm bọc, cưu mang đồng
loại lúc gian nan, đại nghĩa đối với quốc gia dân tộc, mạnh mẽ, kiên cường, khí khái
trước giặc ngoại xâm.
Các thế hệ cha ơng xưa rất nổi tiếng ham học, chính vì lẽ đó đã tạo cho nhiều
người con ưu tú mà đức, tài của họ đã góp phần làm rạng rỡ quê hương. Các ông: Trần
Văn Dư, Phan Châu Trinh, Nguyễn Dục là những người học giỏi, đỗ đạt cao, đem sự
học ra giúp dân giúp nước.
Phong tục tập quán của người Phú Ninh nói riêng cũng như Quảng Nam nói
chung là sự tiếp nối dòng chảy của phong tục tập quán từ đất cội nguồn miền Bắc, đặc
biệt là Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ. Nó gắn liền với bước chân của những đoàn lưu
dân đi mở đất, khai hoang lập nghiệp. Cùng với những công cụ, phương tiện vật chất,
họ cịn mang theo hành trang tinh thần vơ cùng phong phú. Đó là cái vốn văn hóa dân
gian truyền thống, đạo lý làm người. Đó cũng là vốn kinh nghiệm lao động sản xuất,
kinh nghiệm đối nhân xử thế “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hịn
núi cao”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”;
“Lá lành đùm lá rách”...
Sinh hoạt văn hóa của người dân Phú Ninh vừa mang tính đặc trưng văn hóa
Trung Bộ, vừa phản ánh sắc thái riêng của một miền quê giàu truyền thống đấu tranh
cách mạng. Phú Ninh là địa phương có phong trào sáng tác văn thơ phong phú, do các
nhà Nho yêu nước khởi xướng vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bên cạnh văn thơ
yêu nước là ca dao, hò, vè ca ngợi những tấm gương bất khuất trong các phong trào
yêu nước, nói lên nỗi thống khổ của nhân dân. Ngồi ra cịn phát triển các hình thức


14


hát bộ, hát phường cấy, hát đưa đò, hát ru em… Người dân vừa cày cấy vừa hát để
thúc đẩy lao động, hoặc cuối buổi tối rủ nhau hát hò khoan đối đáp giữa nam nữ.
Các thế hệ người dân ở Phú Ninh đã sáng tạo, vun đắp, lưu truyền một nền văn
hóa phong phú và đa dạng, vừa thể hiện đặc điểm văn hóa của cả nước, vừa thể hiện đặc
trưng văn hóa của địa phương. Đặc sắc là văn hóa Chămpa và sự kết hợp văn hóa Việt Chăm. Vượt qua sự tàn phá của chiến tranh, của thiên nhiên và thời gian, trên mảnh đất
Phú Ninh vẫn cịn lưu giữ nhiều di tích văn hóa nổi tiếng. Đó là những đình làng được
xây dựng từ thời xa xưa để thờ cúng các vị tiền hiền, hậu hiền hoặc tế lễ, rước sắc
phong, hội hè như: đình Chiên Đàn, tháp Chiên Đàn (Tam Đàn), phế tích An Mỹ, Tháp
Lạn (Tam An), đình Phú Trà (Tam Thái) có giá trị cao về kiến trúc - lịch sử.
Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, nhân dân vẫn ln giàu lịng
u q hương, đất nước, ln tỏ thái độ chống đối bọn cường hào phong kiến, chống
áp bức bóc lột, chống mọi luật lệ phi lí, khơng phù hợp lịng người, sẵn sàng tham gia
đấu tranh giữ gìn, bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và
chủ quyền đất nước. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, nhân dân huyện Phú Ninh lại cùng
với cả nước đứng lên đánh đổ quân thù. Lịng u nước cũng chính là cội nguồn sức
mạnh để nhân dân huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam khắc phục và vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ.
1.2. Vài nét về hệ thống địa đạo ở Việt Nam
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1.1. Công sự
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, Hồng Phê cho rằng: “Cơng sự là tên gọi
chung hào, hầm , hố,v.v. để chiến đấu và phòng tránh” [29, tr.210].
Trong “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam”: “Cơng sự là cơng trình qn
sự dùng để đảm bảo an toàn cho hành động chiến đấu và chỉ huy chiến đấu (có thể là
cơng sự dã chiến hoặc công sự lâu bên), gồm công sự bắn, công sự quan sát, cơng sự
chỉ huy, hào chiến đấu, hịa giao thông (cơ động hoặc công sự khác [41].

Như vậy, có thể hiểu cơng sự là những cơng trình qn sự như hào, hầm, địa
đạo dùng để chiến đấu, đảm bảo chỉ huy chiến đấu và an toàn khi chiến đấu.
1.2.1.2. Địa đạo
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”: “Địa đạo là đường hầm bí mật, đào ngầm
sâu dưới đất, hào ngầm [29, tr.314].
15


Theo “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam”: “Địa đạo là đường hầm quân
sự ở những nơi đất cứng và ổn định mực nước ngầm thấp, có khẩu độ hẹp, nhưng rất
dài và có nhiều nhánh, có thể nhiều tầng, thường khơng lát nóc, lát vách. Địa đạo vừa
có tác dụng phòng tránh, che giấu lực lượng, cất giấu phương tiện vật chất, vừa giữ
được yếu tố bí mật, bất ngờ trong cơ động lực lượng đánh địch, nên nhân dân và lực
lượng vũ trang địa phương thường dùng để bám trụ lâu dài và hoạt động chiến đấu
trong vùng địch chiếm hoặc ở vùng sát địch” [41].
Như vậy, có thể hiểu địa đạo là hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất,
dùng để trú ẩn và cơ động chiến đấu.
1.2.1.3. Hào
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”: “Hào là rãnh rộng và sâu dùng làm vật
chướng ngại, công sự chiến đấu, hoặc để đi lại, vận chuyển được an toàn” [29,
tr.424].
Trong “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam”: “Hào là công sự hẹp, sâu và
dài. Theo công dụng có hào chiến đấu (chiến hào), hào ẩn nấp, hào giao thông, hào
lấn, hào làm vật cản. Hào chiến đấu dài và hẹp, sâu khoảng 1,1 đến 1,2m, có đắp đất
ở 1 hoặc 2 phía thành hào, có các vị trí bắn, thường đào trong trận địa, dọc theo chính
điện, hình uốn khúc hoặc gãy khúc, dùng cho bộ binh bắn, ẩn nấp, và cơ động. Hào ẩn
nấp dài khoảng 2 đến 3m, thường nối trực tiếp với hào chiến đấu, hào giao thông hoặc
làm ngay bên cạnh công sự chiến đấu, có thể có hoặc khơng có lớp bảo vệ phía trên
(nắp). Hào lấn được đào tiến gần đến sát địch để vây ép cứ điểm (điểm tựa, cụm cứ
điểm) của địch. Hào làm vật cản (hào chống tăng, hào chống bộ binh) có mặt cắt hình

thang hoặc hình tam giác, cịn có thể chứa nước hoặc cắm chơng để tăng thêm hiệu
quả chống địch” [41].
Như vậy, có thể hiểu hào là rãnh rộng và sâu được dùng làm công sự chiến đấu
hoặc đi lại, vận chuyển, làm vật cản địch.
1.2.1.4. Bảo tồn di tích
Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định các
di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó [43].

16


1.2.1.5. Bảo quản di tích
Bảo quản di tích là một hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân
hủy hoại di tích mà khơng làm thay đổi những yếu tố vốn có ngun gốc của di tích
[43].
1.2.1.6. Tu bổ di tích
Tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tơn tạo di tích [43].
1.2.1.7. Tơn tạo di tích
Tơn tạo di tích là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá
trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hịa của di tích và cảnh quan
Lịch sử - văn hóa của di tích [43].
1.2.1.8. Phục hồi di tích
Phục hồi di tích là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích Lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích Lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đó [43].
1.2.2. Q trình hình thành và phát triển địa đạo ở Việt Nam
Xuyên suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải
qua rất nhiều cuộc đấu tranh anh dung và hào hùng. Nổi trội trong đó là ý chí kiên
trung và đầy nghị lực, không thể khuất phục, tinh thần lạc quan về ngày chiến thắng,
đất nước hoàn toàn được độc lập, non sông thu về một mối, Nam - Bắc sum họp một
nhà. Tất cả đã làm nên một Việt Nam thân thương, hiền lành, giản dị, rất lãng mạn mà

kiên trung bất khuất, rất ồn ào nắng gió mà sâu nặng nghĩa tình. Trải qua bao biến cố
thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã vượt qua mọi thử thách, gian nguy để làm
nên nhiều kỳ tích trong đấu tranh và xây dựng, để lại nhiều di sản văn hóa vơ cùng q
báu, vừa hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa dân tộc, vừa thể hiện rõ những nét cá tính,
bản sắc riêng. Những di tích được xây dựng đã gắn liền với từng giai đoạn lịch sử và
có những cơng trình độc đáo về kiến trúc, phục vụ đắc lực cho công cuộc chiến đấu,
bảo vệ đất nước, biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời về kĩ thuật cũng như văn hóa của
người Việt. Dọc theo lãnh thổ Việt Nam, có rất nhiều di tích lịch sử liên quan đến các
loại hình căn cứ địa cách mạng như các căn cứ ở đồng bằng, trên núi cao, dưới lòng
đất, những căn nhà, những ngơi chùa... Đó vốn là những cơ sở cách mạng, nơi ni
giấu cán bộ của Đảng, các đồn thể trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Và

17


một trong những cơng trình phịng thủ hết sức độc đáo và vĩ đại của thế kỷ XX là hệ
thống địa đạo nằm sâu trong lòng đất mẹ mà sau này trở thành “huyền thoại”.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành cơng (1945), nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với "thù trong, giặc ngồi", nạn đói hồnh
hành, khó khăn chồng chất. Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", Đảng, Chính phủ
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhạy bén, sáng suốt, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua
hiểm nguy, từng bước tiến lên. Từ đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Trung ương Đảng, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu bùng nổ. Nhân
dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong những năm đầu, lực lượng ta còn yếu nhiều mặt, trong khi qn Pháp đơng, có
đầy đủ vũ khí, phương tiện chiến tranh. Nhất là trong các vùng địch hậu, lực lượng của
ta ít, lại phải phân tán hoạt động bí mật. Do vậy, để bảo tồn lực lượng để hoạt động
lâu dài, ngoài việc xây dựng cơ sở trong quần chúng nhân dân và chiến đấu trực tiếp
trong lịng địch thì cán bộ, du kích, người dân địa phương phải đào hầm bí mật để trú
ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí...

Hầm bí mật có nhiều kiểu cách rất sáng tạo, linh hoạt để tránh địch phát hiện
nên phải đảm bảo bí mật với cả những người xung quanh khơng có phận sự. Hầm phổ
biến vẫn là đào trong lòng đất, độ dài từ 3 đến 5 mét và có nắp đậy bí mật, có lỗ thông
hơi, được ngụy trang khéo léo, người đứng trên mặt đất khó có thể phát hiện miệng
hầm ở đâu. Bình thường những cán bộ, chiến sĩ hoạt động trong vùng địch kiểm sốt
thì được nhân dân che chở, đùm bọc, nhưng khi có địch phải nhanh chóng xuống hầm
và đậy chặt nắp hầm. Nếu tình hình trên mặt đất căng thẳng, người cán bộ phải ở dưới
hầm bí mật từ sáng sớm đến chiều tối, chờ cho địch rút khỏi mới được lên mặt đất.
Tuy nhiên, hầm bí mật có bất lợi là khi bị địch phát hiện, quân ta nhanh chóng bị
chúng bao vây cơ lập, khơng có lối thoát, người chiến sĩ phải chiến đấu đơn độc cho
đến khi hy sinh hoặc bị địch bắt. Do đó, người ta nghĩ ra cách kéo dài căn hầm bí mật
cho đến chỗ có thể thốt ra khỏi vịng vây của địch tùy theo điều kiện địa hình cho
phép. Đường hầm khơng chỉ có một cửa lên xuống mà có thể có nhiều ngõ ngách gắn
nhiều nắp hầm, để nếu địch phát hiện cửa hầm này, ta có thể ra bằng lối khác mà địch
không biết được rồi rút đi hoặc quay lại bất ngờ tấn cơng chúng. Từ đó, địa đạo ra đời
như một sự bức xúc, một sự đòi hỏi của cuộc chiến đấu chống quân thù, mở đầu cho
một nghệ thuật quân sự độc đáo của quân và dân ta. Nói chung, địa đạo tránh được thế
18


cơ lập của hầm bí mật và phát huy sự linh hoạt cơ động để bảo toàn lực lượng và chủ
động tiến cơng lại qn địch có hiệu quả.
Trên lãnh thổ Việt Nam, có rất nhiều các địa đạo được đào từ thời kì chống
Pháp như: địa đạo Đám Tối (1945 - 1954) ở tỉnh Quảng Ngãi; địa đạo Nam Hồng
(1946) ở thành phố Hà Nội; hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh (1946 - 1954) ở tỉnh
Quảng Nam; địa đạo Củ Chi (1946 - 1948) và địa đạo Phú Thọ Hồ (1947) ở thành
phố Hồ Chí Minh; địa đạo Tam giác sắt hay còn gọi là địa đạo Tây Nam Bến Cát
(1948) ở tỉnh Bình Dương; Địa đạo Long Phước (1948) ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,...
Đến thời kì chống Mỹ, các địa đạo cũng được xây dựng rộng khắp trên đất
nước Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến. Trong đó, phải kể đến các địa

đạo như: địa đạo Căn cứ Khu ủy miền Đông (1960) và địa đạo Phước An (1962) ở tỉnh
Đồng Nai; địa đạo Kim Long (1962 - 1964) ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; địa đạo Suối
Linh (1962 - 1967) và địa đạo Tam Phước (1962 - 1968) ở tỉnh Đồng Nai; địa đạo Gị
Qnh (1964) ở tỉnh Bình Định; địa đạo Gị Thì Thùng (1964) ở tỉnh Phú n; địa đạo
Vịnh Mốc (1965) ở tỉnh Quảng Trị; địa đạo Kỳ Anh (1965 - 1967), địa đạo Phú An Phú Xuân (1965 - 1967), địa đạo Axòo (1965 - 1970) ở tỉnh Quảng Nam; địa đạo núi
Hòn Trung (1965 - 1966) ở tỉnh Phú Yên; địa đạo Văn La (1966) ở tỉnh Quảng Bình;
các địa đạo Hải quân (1966) ở tỉnh Quảng Trị; địa đạo Khe Trái (1967) ở tỉnh Thừa
Thiên - Huế; địa đạo ở núi Bha Nơơm (1968) ở tỉnh Quảng Nam; hệ thống hầm địa
đạo của Mỏ sắt Trại Cau (1970) ở tỉnh Hà Giang, địa đạo Bùng Binh (1974) ở tỉnh
Đồng Nai...
Như vậy, những địa đạo kể trên đã được quân dân ta sử dụng trong các giai
đoạn khác nhau của thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính
dựa vào những hệ thống địa đạo này, lực lượng cách mạng đã vượt qua những khó
khăn, kiên cường bám trụ trước sức tấn công của địch để thực hiện công tác chỉ đạo,
lãnh đạo quân và dân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi cho đến ngày miền Nam
giải phóng.

19


×