Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC KHU DU LỊCH SINH THÁI TỈNH QUẢNG NAM

SVTH

: Đoàn Cẩm Giang

LỚP

: 15CVNH

CHUYÊN NGÀNH : Văn hóa - du lịch
GVHD

: TS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 04/2019


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đánh dấu kết quả cuối cùng trong quá trình học tập suốt
bốn năm học của tôi tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Là hành trang
kiến thức sau khi tốt nghiệp và công tác tại một môi trường mới.
Trong quá trình hồn thành khóa luận tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cơ, Phịng Văn hóa - Thông tin UBND các cấp, các đơn vị quản lý các


khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam, khách du lịch, người dân địa phương tại các
khu du lịch và bạn bè.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến giảng viên Lê Thị
Thu Hiền đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt q trình
nghiên cứu đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng thống kê UBND xã Duy Sơn, Phịng Văn
hóa - thơng tin UBND huyện Duy Xuyên, Phòng thống kê UBND tỉnh Quảng Nam,
khách du lịch cùng người dân địa phương tại các khu du lịch sinh thái Rừng Dừa
Bảy Mẫu, Hồ Phú Ninh và Thủy Điện Duy Sơn II đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư
liệu và nhận xét đánh giá hết mình cho em trong quá trình nghiên cứu thực tế.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình đã ln quan tâm, chăm sóc,
tạo điều kiện cho em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài của mình.
Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng với điều kiện và kiến thức cịn nhiều hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo từ
các quý thầy cô để em có thể nâng cao kiến thức, phục vụ cho quá trình làm việc về
sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Đoàn Cẩm Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5

4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................5
5.1. Nguồn tư liệu ................................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................5
5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu..........................6
5.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................6
5.2.3. Phương pháp biểu đồ, bản đồ và bảng số liệu ......................................6
5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................6
5.2.5. Phương pháp điều tra, phỏng vấn .........................................................6
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................7
7. Bố cục của đề tài .....................................................................................................7
NỘI DUNG ..................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ TỈNH
QUẢNG NAM .............................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận chung .............................................................................................8
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................8
1.1.1.1. Khu du lịch ..........................................................................................8
1.1.1.2. Du lịch sinh thái ..................................................................................8
1.1.1.3. Khu du lịch sinh thái .........................................................................10
1.1.2. Khu du lịch sinh thái...............................................................................10
1.1.2.1. Phân loại ...........................................................................................10


1.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động .......................................................................11
1.1.2.3. Vai trò ................................................................................................12
1.2. Tổng quan về tỉnh Quảng Nam........................................................................14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................14
1.2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .....................................................14
1.2.1.2. Khí hậu ..............................................................................................16

1.2.1.3. Tài nguyên .........................................................................................16
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................19
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................21
1.2.3.1. Điều kiện kinh tế................................................................................21
1.2.3.2. Đời sống xã hội .................................................................................23
1.2.4. Đặc điểm văn hóa - dân cư .....................................................................24
1.2.4.1. Dân cư ...............................................................................................24
1.2.4.2. Văn hóa .............................................................................................25
1.2.5. Các khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam ..........................................27
1.2.5.1. Khu du lịch sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu (Hội An) ........................28
1.2.5.2. Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (Tam Kỳ) ..................................29
1.2.5.3. Khu du lịch sinh thái Thủy Điện Duy Sơn 2 (Duy Xuyên) ...............29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU DU LỊCH TẠI
TỈNH QUẢNG NAM ...............................................................................................31
2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại một số khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng
Nam ............................................................................................................................31
2.1.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật..............................................31
2.1.1.1. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................31
2.1.1.2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ....................................................................33
2.1.2. Tình hình khách du lịch và doanh thu ..................................................36
2.1.2.1. Tình hình khách du lịch.....................................................................36
2.1.2.2. Doanh thu ..........................................................................................39


2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ ...................................................................................40
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ........................................................47
2.1.5. Công tác tuyên truyền, quảng bá ...........................................................51
2.1.6. Quản lý của chính quyền địa phương tại các KDL sinh thái tỉnh
Quảng Nam ........................................................................................................53
2.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động của các KDL sinh thái tại Quảng Nam theo

nguyên tắc của du lịch sinh thái ..............................................................................54
2.2.1. Mức độ đảm bảo giáo dục và thuyết minh môi trường.........................55
2.2.2. Phân tích hiện trạng hỗ trợ bảo tồn tự nhiên .......................................57
2.2.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương ..................................58
2.2.4. Vấn đề bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ................................60
2.3. Nhận xét chung ..................................................................................................62
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH
SINH THÁI TẠI QUẢNG NAM ............................................................................65
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển ..................................................................65
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tại Quảng Nam.....................................65
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của các huyện và thành phố ...............67
3.2. Một số giải pháp phát triển khu du lịch tại Quảng Nam ..............................70
3.2.1. Giải pháp về quản lý ...............................................................................70
3.2.2. Tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật ............71
3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ..........................72
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực .....................................................................74
3.2.5. Thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch ........................76
3.2.6. Tăng cường xúc tiến quảng bá các khu du lịch sinh thái ....................77
3.2.7. Bảo vệ môi trường ...................................................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................83
PHỤ LỤC ..................................................................................................................89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSVC - KT : Cơ sở vật chất - kĩ thuật
DLST

: Du lịch sinh thái


GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

GRDP

: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

KDL

: Khu du lịch

NTM

: Nơng thơn mới

TTHC

: Trung tâm hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân

UN Habitat : Chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc
UNESCO


: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

VCCI

: Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên

Trang

Số lượng khách du lịch đến các KDL sinh thái tỉnh Quảng

37

biểu đồ
2.1

Nam năm 2018
2.2

Thang điểm hoạt động KDL tỉnh Quảng Nam được đánh giá

55

theo nguyên tắc của du lịch sinh thái

2.3

Mức độ đảm bảo giáo dục và thuyết minh môi trường tại các

56

KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam
2.4

Mức độ hỗ trợ bảo tồn (Điểm) và hỗ trợ chi phí bảo tồn từ

57

doanh thu của các KDL tỉnh Quảng Nam năm 2018
2.5

Nguồn lực lao động (Người) và mức độ thu hút cộng đồng địa

59

phương theo nguyên tắc DLST (Điểm
2.6

Mức độ bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo
nguyên tắc DLST

61


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên

bảng
1.1
2.1

Tài nguyên đất của Quảng Nam

17

Bảng thống kê mức độ hài lòng về CSVC - KT của khách du

34

lịch tại 3 KDL tỉnh Quảng Nam
Những lí do khách thực sự khơng hài lịng về CSVC - KT

2.2

Trang

35

trong các KDL tỉnh Quảng Nam

2.3

Số lượng khách du lịch tại Quảng Nam từ năm 2014 - 2018


36

2.4

Doanh thu của các KDL tại Quảng Nam năm 2014 - 2018

39

2.5

Dịch vụ tại các khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam

2.6

2.7

Sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch tại các
Số lượng và độ tuổi lực lượng lao động tại các KDL sinh thái

49

tỉnh Quảng Nam năm 2018
50

tại 3 KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam
Bảng thống kê số lượng khách du lịch đến tham quan KDL

2.9


42

KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam

Mức độ hài lòng về chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên
2.8

40-41

sinh thái tỉnh Quảng Nam thông qua các nguồn thông tin

52


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Du lịch
khơng những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà cịn
giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, vùng miền. Chính
vì vậy, du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia, trở thành
lĩnh vực kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của các nước.
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, ngành du lịch Việt Nam đã có sự
phát triển mạnh mẽ với các con số tăng trưởng ấn tượng và nhiều sự kiện đáng nhớ.
Lợi thế của Việt Nam là một đất nước có điều kiện kinh tế và chính trị ổn định,
thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và kì thú, giàu di sản
văn hóa và có bề dày lịch sử lâu đời. Hơn nữa, chính sự thân thiện, bình dị và hiếu
khách của con người Việt Nam đã khiến những địa điểm du lịch ở nước ta ngày
càng trở nên hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngồi nước. Hiện nay, ngày
càng có nhiều loại hình du lịch ra đời giúp khách du lịch có nhiều sự lựa chọn, trong

đó có một trào lưu rất đáng được quan tâm là xu hướng giải trí thân thiện với môi
trường tự nhiên. Họ muốn chiêm ngưỡng và trải nghiệm những nơi chưa có sự can
thiệp quá nhiều của bàn tay con người như bãi biển cát trắng, các làng mạc nơng
thơn cịn ngun sơ thay vì những khu resort cao cấp, khám phá những khu rừng
nguyên sinh, con người và văn hóa bản địa hấp dẫn. Bởi vậy có rất nhiều khu du
lịch sinh thái được hình thành, phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì du lịch sinh thái đã và
đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và trở thành mối quan tâm lớn của nhiều
quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch. Ngày nay, trong bối cảnh khi nền công
nghiệp bùng nổ kéo theo môi trường bị ô nhiễm nặng nề thì loại hình DLST có ý
nghĩa vơ cùng to lớn đối với con người, gắn liền với sứ mệnh bảo vệ môi trường
được nhiều người lựa chọn và trở thành xu hướng du lịch trên toàn thế giới. DLST
được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới sự
phát triển bền vững thơng qua q trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự

1


nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách, của người dân địa phương khi tham gia vào
các hoạt động du lịch sinh thái.
Miền Trung là điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua khi du khách đến Việt
Nam. Nằm giữa hai đầu đất nước, một dải đất ven biển nhỏ bé đầy nắng gió nhưng
miền Trung lại chứa đựng những tài ngun du lịch vơ giá. Tuy nhiên, có nguồn lực
về tài nguyên du lịch chưa đủ mà quan trọng hơn hết đó là chất lượng dịch vụ du
lịch, chất lượng chương trình du lịch để thu hút khách đến miền Trung. Hòa chung
với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nước nhà, du lịch tỉnh Quảng Nam cũng đang
có những bước tiến vững chắc và ngày càng khởi sắc.
Quảng Nam với hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là
Thánh địa Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An cùng với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
văn hóa, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói

riêng. Khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu (Hội An), Hồ Phú Ninh (Tam Kỳ) là
những nơi du lịch tiêu biểu, có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, tại
Quảng Nam cịn có rất nhiều khu du lịch sinh thái khác như khu du lịch sinh thái Bồ
Bồ (Điện Bàn), Hà Gia (Điện Bàn), Hồ Phú Ninh (Tam Kỳ), Ao Xanh (Hội An),…
Tuy vậy, những hoạt động tại các khu du lịch này vẫn phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng và tài nguyên vốn có. Đóng góp của ngành du lịch Quảng Nam trong
GDP còn khiêm tốn, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho kinh doanh du lịch chưa
đồng bộ, nhiều khu du lịch tại Quảng Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu, cần có những giải pháp để khắc
phục những tồn đọng tại các khu du lịch, tạo điều kiện thuận lời cho sự phát triển du
lịch của tỉnh. Chính vì vậy, tơi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
phát triển các khu du lịch sinh thái tại Quảng Nam” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển khu du lịch và các loại
hình du lịch. Tuy nhiên, nghiên cứu về các thực trạng còn tồn đọng tại các khu du
lịch, đặc biệt là các khu du lịch sinh thái tại Quảng Nam thì vẫn cịn khá hạn chế.
Có thể phân thành một số nhóm cơng trình sau:
- Nhóm cơng trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận hoạt động dịch vụ du
lịch tại các khu du lịch ở các địa phương tại Việt Nam:
2


+ Giáo trình “Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững” do T.S
Nguyễn Bá Lâm chủ biên đã nghiên cứu, hệ thống các kiến thức cơ bản về vị trí của
mơi trường tự nhiên đối với sự phát triển du lịch bền vững và trách nhiệm. Đồng
thời đưa ra khái niệm về khu du lịch, những tác động của khu du lịch đến kinh tế,
văn hóa, xã hội và môi trường và hiện trạng môi trường tại các khu du lịch ở nước
ta, đưa ra những giải pháp để khắc phục các hậu quả và bảo vệ môi trường.
+ Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu phát triển du lịch tại khu du lịch Suối Mỡ
(Bắc Giang) của Hồng Đỗ Vân (2015) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên

cứu, phát triển du lịch như đưa ra những nguyên tắc phát triển du lịch, điều kiện
hình thành phát triển khu du lịch. Bên cạnh đó, cơng trình này khái qt và đánh giá
tiềm năng của khu du lịch Suối Mỡ và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển của
khu du lịch Suối Mỡ. Từ đó đưa ra những bình luận kết quả và những mặt tồn tại
của khu du lịch này và đưa ra một số giải pháp trước mắt và lâu dài cho khu du lịch
Suối Mỡ.
+ Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du
lịch Tràng An - Ninh Bình” của sinh viên Nguyễn Thị Giang (2010), Đại học Dân
Lập Hải Phịng. Cơng trình này đã điều tra, khảo sát và đánh giá khai thác tài
nguyên du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An. Trên cơ sở đó đề ra những giải
pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc
đẩy khu du lịch Tràng An phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có tại nơi đây.
+ Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ
các khu du lịch tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” của sinh
viên Đặng Thị Mỹ Thật (2018), Khoa Lịch Sử - Đại học Sư Phạm Đà Nẵng. Đây là
công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch và đánh giá của khách du lịch về chất
lượng dịch vụ ở các khu du lịch tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng. Trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng và giải pháp cho việc phát triển du
lịch tại các khu du lịch thuộc xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Đồng thời kết quả nghiên cứu là cơ sở để các khu du lịch có định hướng, chính sách
phát triển đúng đắn, điều chỉnh kịp thời những hoạt động của khu du lịch theo
hướng bền vững, ngày càng thu hút khách du lịch hơn và đặc biệt đây cũng là cơng
trình tham khảo cho sinh viên và những ai quan tâm tìm hiểu về các khu du lịch tại
xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3


- Nhóm cơng trình nghiên cứu về khu du lịch, khu du lịch sinh thái tại Quảng
Nam:
+ Đề tài nghiên cứu khoa học “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng

Hồ Phú Ninh - Tỉnh Quảng Nam” của nhóm sinh viên Nguyễn Phú và Huỳnh Thị
Kim Ngân, Phan Thị Hồng Diên và Bùi Văn Quyết, Khoa Địa lý - Đại học Sư Phạm
Đà Nẵng thực hiện. Cơng trình này của nhóm tác giả đã nghiên cứu về những thế
mạnh để có thể phát triển du lịch Quảng Nam nói chung và du lịch sinh thái tại hồ
Phú Ninh nói riêng. Mặc dù giàu tiềm năng như vậy nhưng du lịch sinh thái ở hồ
Phú Ninh vẫn chưa được đầu tư, khai thác một cách tương xứng với tiềm năng vốn
có của hồ. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã nghiên cứu những “Tiềm năng du lịch
sinh thái vùng hồ Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam”, trên cơ sở đó đưa ra những giải
pháp để có thể khắc phục những sai xót của cơng tình đang trong quy hoạch và góp
một phần nhỏ vào việc giới thiệu về khu du lịch thuộc vùng hồ đến với khách du
lịch trong và ngồi tỉnh.
Ngồi ra, cịn một số bài báo, bài viết trên các website giới thiệu về các khu
du lịch tại Quảng Nam như: Những điểm vui chơi không thể bỏ qua ở Quảng Nam,
Yên bình rừng dừa ở Cẩm Thanh, Quảng Nam - Hồ Phú Ninh mùa nước cạn đjep
như tranh vẽ, Du lịch Quảng Nam có gì, Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Quảng
Nam…
Tuy nhiên, trong các cơng trình đã cơng bố chưa có cơng trình nghiên cứu
hay đề tài nào liên quan trực tiếp đến “Thực trạng và giải pháp phát triển các khu
du lịch sinh thái tại Quảng Nam”. Chính vì vậy đây là đề tài mới, khơng có sự trùng
lặp với các đề tài hay tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trước đó. Mặc dù vậy,
những cơng trình nghiên cứu, luận văn, bài báo… là cơ sở để tơi có thể hồn thành
tốt đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích và làm r thực trạng hoạt động tại các khu du lịch sinh thái tỉnh
Quảng Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển du lịch
tại các khu du lịch tỉnh Quảng Nam.

4



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các khu du lịch sinh thái tại Quảng
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi tại các khu
du lịch sinh thái tại Quảng Nam. Bao gồm Khu du lịch sinh thái Rừng Dừa Bảy
Mẫu (Hội An), Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (Tam Kỳ), Khu du lịch sinh thái
Thủy điện Duy Sơn II (Duy Xuyên).
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch và những
đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ của các khu du lịch tại Quảng
Nam từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Tư liệu thành văn:
+ Sách chuyên ngành
+ Các bài viết trong sách báo, tạp chí
+ Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ
+ Khóa luận tốt nghiệp, cơng trình nghiên cứu khoa học
+ Bài viết trên các trang web điện tử: google.com, dulichdanang.biz.vn,
quangnamtourism.com, doc.edu.vn, quangnam.gov.vn, qso.gov.vn,…
- Tư liệu thực địa: Phỏng vấn ý kiến của người dân, quản lý khu du lịch,
chính quyền địa phương và số liệu thống kê tại khu du lịch là nguồn tài liệu đặc biệt
quan trọng góp phần tạo nên thành công của đề tài. Thông qua việc tìm hiểu thực tế
tơi đã có cái nhìn chính xác và chân thực hơn những lý thuyết có trên tài liệu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:


5


5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi sử dụng các phương pháp logic, lịch sử,
địa lý liên quan đến đề tài, từ đó khái qt hóa, mơ hình hóa các tư liệu có được để
trình bày các vấn đề một cách thuyết phục và tốt nhất.
5.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sau khi thu thập các phiếu khảo sát, tôi tiến hành xử lý số liệu bằng phần
mềm Excel, nhằm khẳng định các số liệu thu thập được đảm bảo tính khả thi, chính
xác. Đây là phương pháp giúp ta thành lập ngân hàng số liệu và nhận rõ những đánh
giá của khách du lịch về các tiêu chí chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch.
5.2.3. Phương pháp biểu đồ, bản đồ và bảng số liệu
Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu là một phương pháp
mang tính chất khoa học. Đó là những con số cụ thể được biểu diễn dưới hình thức
những bản số liệu chung, là những biểu đồ, bản đồ mang tính chất minh họa vấn đề.
Việc sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu sẽ góp phần đem lại tính trực quan, sinh
động cho bài nghiên cứu. Sử dụng các biểu đồ và bản đồ để khái quát, phân tích và
nhận xét làm rõ vấn đề đặt ra trong đề tài. Đồng thời, đây cũng chính là yếu tố mang
tính chất minh chứng cho vấn đề đã đặt ra trong bài nghiên cứu, là cơ sở toán học
giúp cho bài nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, logic và khoa học.
5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng
việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hồn chỉnh
hơn. Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm hiểu thơng tin từ những người
có trách nhiệm là rất cần thiết. Q trình thực địa giúp cho tài liệu thu thập được
phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và có một tầm
nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài. Đây là phuơng pháp vô cùng quan trọng để
thu thập đuợc những thông tin xác thực cho đề tài tăng tính thuyết phục.

5.2.5. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nghiên cứu đề
tài. Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp một số du khách tham gia du
lịch tại khu du lịch và những người có trách nhiệm quản lý khu du lịch, những
người cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Từ đó có thể biết được tính hấp dẫn của
6


khu du lịch, tâm tư nguyện vọng của khách du lịch cũng như của người dân địa
phương. Vì vậy, tơi chọn phương pháp này nhằm tổng hợp ý kiến của các bên có
liên quan một cách khách quan nhất để đề tài hồn thiện của mình.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học:
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về thực trạng của các khu du lịch sinh
thái tại Quảng Nam. Đồng thời nghiên cứu về hoạt động du lịch cũng như mức độ
hài lòng của khách du lịch tại các khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam.
- Về mặt thực tiễn:
+ Đề xuất những định hướng và giải pháp cho việc phát triển du lịch tại các
khu du lịch tỉnh Quảng Nam.
+ Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các khu du lịch có định hướng, chính sách
phát triển đúng đắn, điều chỉnh kịp thời những hoạt động của khu du lịch theo
hướng bền vững, ngày càng thu hút khách du lịch hơn.
+ Là cơng trình tham khảo cho sinh viên và những ai quan tâm tìm hiểu về
các khu du lịch sinh thái tại Quảng Nam.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung và tổng quan về tỉnh Quảng Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các khu du lịch tại tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển khu du lịch tại Quảng

Nam

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ TỈNH
QUẢNG NAM
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khu du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch, khách
du lịch hay khu du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc
độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về khu du lịch khác nhau. Do
vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về khu du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Dưới cái nhìn của các nhà kinh doanh du lịch, khu du lịch được khái niệm
như sau: “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút
khách du lịch, lấy hoạt động du lịch làm chức năng; có diện tích cần thiết (vài trăm
hoặc vài ngàn héc ta) để xây dựng các cơng trình cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với
cảnh quan, môi trường của khu du lịch; có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch đảm bảo phục vụ khách du lịch phù hợp với đặc điểm của khu du lịch” [20].
Theo TS. Nguyễn Bá Lâm: “Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác quy
hoạch và quản lý du lịch, là khơng gian có mơi trường đẹp, cảnh vật tương đối tập
trung, là tổng thể về địa lý lấy chức năng du lịch làm chính” [56].
Như vậy, có thể nói: “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với
ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường” [17].

1.1.1.2. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút
được thu hút sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là
khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với một số
người, “du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ “du
lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng qt
8


hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong
thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1993). Với khái niệm này,
mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như biển, núi,… đều được hiểu
là DLST. Dưới nhiều góc độ khác nhau, DLST là loại hình du lịch thiên nhiên, hỗ
trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lí bền vững về mặt sinh thái [29].
Định nghĩa của Hiệp hội DLST, 1993: " Du lịch sinh thái là du lịch có trách
nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi
của người dân địa phương" [29].
Theo Ceballos - Lascurorin, 1996: "Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch
có trách nhiệm với mơi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng
thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong q khứ hoặc đang hiện
hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do
khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham
gia tích cực” [29].
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “DLST là loại hình du
lịch và tham quan có trách nhiệm với mơi trường tại những vùng cịn tương đối
ngun sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn
hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ
du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa
phương.” [58].
Theo Tổng cục du lịch: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên

nhiên và văn hố bản địa gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo
tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
[18].
Như vậy, DLST là loại hình du lịch sinh thái có trách nhiệm đối với mơi
trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn
thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo, thúc đẩy cơng tác bảo tồn, ít tác động
tiêu cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho
cộng đồng địa phương.

9


1.1.1.3. Khu du lịch sinh thái
Từ khái niệm khu du lịch và du lịch sinh thái, có thể hiểu khu du lịch sinh
thái là khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển gắn với văn hóa bản địa và có sự tham gia
vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương, giáo dục con người về bảo tồn
thiên nhiên và bảo vệ môi trường đồng thời đem lại hiệu quả về kinh tế cho cộng
đồng địa phương đó.
1.1.2. Khu du lịch sinh thái
1.1.2.1. Phân loại
Dựa theo phân loại của DLST, có thể phân chia KDL sinh thái thành hai loại
theo quy mô:
* Khu du lịch quốc gia
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên,
có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.
- Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.
- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có mặt bằng, khơng gian đáp ứng u cầu của các hoạt động tham quan,

nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ
đồng bộ khác.
* Khu du lịch địa phương
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
- Có diện tích tối thiểu là hai trăm héc ta.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch
một năm [61].

10


1.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Hiện nay, khi đưa các hoạt động vào KDL sinh thái, các nhà kinh doanh
KDL sinh thái hầu như đều xem xét các hoạt động trong kdl sinh thái theo nguyên
tắc của DLST để vừa đáp ứng được nhu cầu khi đi du lịch của khách du lịch, vừa
bảo vệ môi trường cũng như cảnh quan tại KDL sinh thái.
Thứ nhất, KDL sinh thái tác động tối thiểu lên tài nguyên tự nhiên, bảo vệ
môi trường và duy trì hệ sinh thái.
Cũng như hoạt động DLST, hoạt động của các khu du lịch luôn tiềm ẩn
những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. KDL sinh thái là nơi có tài
nguyên thiên nhiên hấp dẫn và thu hút khách du lịch dựa vào cảnh quan môi trường.
Mặt khác, hoạt động trong KDL sinh thái gắn với hoạt động DLST thì phải dựa vào
tài nguyên tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Vì vậy, sự xuống cấp của nguồn
tài nguyên, sự suy thoái của hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của KDL.
Thứ hai, KDL sinh thái thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch. Đồng thời, thu hút khách du lịch sinh thái đến tham quan với
mục đích trải nghiệm với thiên nhiên thông qua các nhà điều hành tour.

KDL sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người
dân địa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, chỗ ở, cung ứng các nhu
cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách,… thơng qua đó sẽ tạo thêm việc làm
tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Thứ ba, KDL sinh thái bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng.
Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST trong KDL, bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể
tách rời của các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng
đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên
vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của q trình
này sẽ tác động trực tiếp đến KDL. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc
văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động
của KDL.
Thứ tư, tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
11


Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của KDL gắn với hoạt động
DLST. Nếu như các loại du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và
phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động đều thuộc về các Cơng ty du lịch thì ngược lại
hoạt động DLST trong KDL sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận để đóng góp nhằm
cải thiện mơi trường sống của cộng đồng địa phương.
Thứ năm, giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết khả năng hưởng thụ của
khách du lịch và tăng cường sự tham gia của họ vào công tác bảo tồn.
Nguyên tắc hoạt động của KDL có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm
nâng cao hiểu biết về mơi trường. Qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo
tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa
KDL với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
Khách du lịch khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu

biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên về những đặc điểm sinh thái khu
vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của khách du lịch sẽ
thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và
phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá du lịch.
Cuối cùng, KDL sinh thái mang lại trải nghiệm thú vị cho khách về thiên
nhiên và văn hóa bản địa. Đây là một trong những nguyên tắc khá quan trọng trong
việc quay trở lại của khách du lịch. Để có thể thu hút khách du lịch, KDL sinh thái
đưa vào các hoạt động vui chơi trải nghiệm đặc sắc và những giá trị văn hóa truyền
thống từ cộng đồng địa phương.
1.1.2.3. Vai trò
Điểm du lịch hay khu du lịch đều là điểm đến du lịch đóng vai trị quan trọng
trong việc phát triển du lịch của một đất nước và một địa phương. Khơng có điểm
đến du lịch sẽ khơng phát triển du lịch, vì thế KDL nói chung và KDL sinh thái nói
riêng có những vai trị cơ bản sau:
- Về mặt kinh tế:
Thứ nhất, KDL sinh thái thu hút khách du lịch đến tham quan và du lịch.
KDL sinh thái khơng hấp dẫn thì sức thu hút khách du lịch sẽ bị hạn chế. Các doanh
nghiệp lữ hành sẽ khơng có cơ sở để xây dựng các chương trình du lịch liên kết với
KDL sinh thái và khơng thể giới thiệu văn hóa bản địa đến khách du lịch. Điều này
12


khiến cho việc thu nhập kinh tế không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, KDL sinh thái đóng
vai trị quan trọng trong việc khai thác các giá trị thiên nhiên, đáp ứng được nhu cầu
của khách du lịch, thu hút khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế của vùng.
Thứ hai, KDL sinh thái là nơi xuất khẩu vô hình và xuất khẩu tại chỗ với giá
trị kinh tế cao. Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể là tài sản của quốc gia, địa phương và cộng đồng cần được gìn
giữ. Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được mà chỉ có thể thu hút
khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng. Nếu người làm du lịch có trí tuệ và sức

sáng tạo ra những ý tưởng phù hợp với nhu cầu của khách du lịch để khai thác các
giá trị văn hóa này thì sẽ thu được nhiều ngoại tệ thông qua việc thu vé tham quan
và dịch vụ hướng dẫn tham quan. Sau khi khách tham quan và cảm thụ các giá trị
văn hóa và thiên nhiên này không mất đi, mà ngày càng được tôn tạo và gìn giữ tốt
hơn. Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại tệ, các nhà kinh tế gọi là “xuất khẩu vơ
hình”. Các sản phẩm này khi được sản xuất ra sẽ được tiêu thụ tại chỗ, tiết kiệm
được rất nhiều khoản chi phí khi xuất khẩu hàng hóa này ra thị trường như chi phí
về vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hao hụt trong quá
trình vận chuyển nhưng lại bán được giá cao hơn giá thị trường.
Thứ ba, KDL sinh thái là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các
địa phương, giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa. Khách du
lịch nội địa đem tiền kiếm được từ một địa phương này sang địa phương khác tiêu
dùng, như vậy địa phương đón khách sẽ có thu nhập và dân cư ở địa phương này
cũng có thu nhập từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách. Hàng hóa và dịch vụ
này nếu bán cho cư dân của địa phương thì giá sẽ rẻ, nhưng khi bán cho khách du
lịch tại các khách sạn, nhà hàng giá sẽ cao hơn dẫn đến làm gia tăng giá trị của hàng
hóa và dịch vụ.
Thứ tư, KDL sinh thái giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết các ngành
nghề lại với nhau. Phát triển điểm đến du lịch nói chung và khu du lịch nói riêng là
động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Để có thể tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng cho khách du lịch
thì KDL sinh thái sẽ phải nhập về nhiều sản phẩm từ các ngành nông nghiệp, thủy
hải sản, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng,
13


điện lực, nước sạch, bưu chính, viễn thơng... khách du lịch tiêu thụ sản phẩm thông
qua bán sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển ngành
du lịch và các ngành liên quan.
- Về mặt văn hóa:

KDL sinh thái thu hút khách du lịch bởi tài nguyên thiên nhiên và các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể. Vì vậy, KDL sinh thái đóng vai trị quan trọng trong
việc:
+ Giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước và con người
đến khách du lịch nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng tình đồn kết
hữu nghị, hịa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới.
+ Bảo tồn và khai thác những giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống của
dân tộc, phục vụ cho khách du lịch.
+ Bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền
thống bởi mục tiêu của con người khi đi du lịch là tìm hiểu văn hóa và phong tục
tập qn của địa phương thông qua các làn điệu dân ca, múa, kịch... đặc sắc và độc
đáo.
+ Thúc đẩy việc nâng cao nhận thức cho người dân thông qua việc mở rộng
tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao lịng tự hào dân tộc, truyền thống lịch
sử, văn hóa của địa phương.
- Về mặt xã hội:
KDL tạo công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa,
vùng nghèo đói. Du lịch là một ngành dịch vụ nên cần rất nhiều người phục vụ,
không chỉ những người trực tiếp phục vụ mà cả những người gián tiếp phục vụ. Mặt
khác, các khu du lịch, các khu nghỉ dưỡng, các sân golf thường được xây dựng ở
những vùng ven biển, vùng núi, vùng dân cư vẫn còn nghèo sẽ làm thay đổi diện
mạo của khu vực và tạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của địa phương
giúp người dân có việc làm, có thu nhập.
1.2. Tổng quan về tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
14


*Vị trí địa lý

Quảng Nam thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, cùng với Đà Nẵng
được xem là hai tỉnh, thành phố nằm ở vị trí trung độ của nước ta, có tọa độ địa lý
từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ
Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí
Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A.
Quảng Nam cũng được xem là trung tâm của Đông Nam, tiếp giáp với Đà
Nẵng và Thừa Thiên - Huế ở phía Đơng Bắc và Bắc, tiếp giáp với Quảng Ngãi và
Kon Tum ở Nam và Đơng Nam, phía Tây giáp với nước Cộng hịa Dân chủ Nhân
dân Lào, phía Đơng giáp với biển Đơng rộng lớn. Quảng Nam có ba tuyến đường
xuyên Việt đi qua là quốc lộ 1A dài 85km, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt
Bắc Nam. Ngồi ra, cịn có tuyến QL14 nối với Tây Nguyên. Vị trí gần với đường
biển quốc tế (cách 198km). Đồng thời, Quảng Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, là ngã ba của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nằm trên hành lang
kinh tế Đông - Tây, và là một phần quan trọng trên Con đường di sản miền Trung.
Chính vì vậy, vị trí địa lý của Quảng Nam rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du
lịch.
*Đặc điểm địa hình
Theo Tổng cục thống kê (2017), diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam là
1.057,5 nghìn ha với địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây
sang Đông đã hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng
bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có
mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ
sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
Địa hình Quảng Nam có thể được chia thành 2 khu vực địa hình: Khu vực
trung du miền núi phía Tây và khu vực đồng bằng ven biển ở phía Đơng.
+ Khu vực trung du, miền núi chiếm diện tích lớn nhất, 8006,1 km2, chiếm
76,7% diện tích, được chia thành hai khu vực gồm địa hình núi cao và trung du.
Trong đó, khu vực núi cao có các huyện Đơng Giang, Tây Giang, Nam Giang,
Phước Sơn, Bắc và Nam Trà My. Độ cao chủ yếu trên 1000m với hệ thống rừng
nguyên sinh có hệ động, thực vật phong phú, nơi bắt nguồn hầu hết các con sông

15


lớn. Nơi đây có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng, phát triển
cây cơng nghiệp, các cây ăn quả, chăn nuôi gia súc tạo nguồn sản phẩm phục vụ du
lịch.
+ Khu vực đồng bằng ven biển nằm hạ lưu của sông Thu Bồn với 2425,8
km2 chiếm 23,3% diện tích tồn tỉnh, có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dân
cư đông đúc, nền văn hóa đa dạng [33]. Khu vực này tập trung hầu hết các làng
nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, di sản, các bãi biển, các cơ sở vật
chất phục vụ du lịch.
Ngồi ra, cịn có dạng địa hình ven biển với chiều dài đường bờ biển trên
125 km bờ biển và nhiều bãi tắm sạch cùng với 15 hịn đảo lớn nhỏ ngồi khơi. Đây
là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch Quảng Nam.
1.2.1.2. Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là
mùa khơ và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đơng lạnh miền Bắc. Nhiệt độ
trung bình năm 20 - 210C, khơng có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm.
Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian
và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9
- 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm [38]. Mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn
bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc
Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
Tại Quảng Nam, thời gian hợp lí nhất để khai thác du lịch là từ tháng 1 đến
tháng 8 vì vào thời điểm này thời tiết tại Quảng Nam ấm áp và khô ráo. Tuy vào
tháng 7, nhiệt độ có đạt giá trị cao nhưng vì địa phương ở ven biển nên hơi nước từ
biển thổi vào cũng làm nhiệt độ được giảm bớt, vẫn phù hợp cho việc tham quan du
lịch của khách du lịch. Ngoài ra những tháng này thuộc thời điểm sau mùa mưa nên
các nguồn thủy văn của địa phương cũng sẽ dồi dào, làm cho nhiều cảnh quan thiên
nhiên như suối, hồ thêm đẹp, hùng vĩ.

1.2.1.3. Tài nguyên
- Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.057,5 nghìn ha được hình thành
từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù
16


sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mịn trơ sỏi
đá,... Nhóm đất phù sa ven sơng là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây
lương thực, thực phẩm và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi
núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát
ven biển đang được khai thác cho mục đích ni trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất
(63,1%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên
dùng.
Bảng 1.1: Tài ngun đất của Quảng Nam
STT
Loại đất
Tổng diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ (%)
667
63,1
1 Đất lâm nghiệp
43,5
4,1
2 Đất chuyên dùng
20,4
1,9
3 Đất ở
220
20,8

4 Đất sản xuất nông nghiệp
[Nguồn: Theo Tổng cục thống kê năm 2016]
Tỉnh Quảng Nam có 671.997 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 455. 506 ha,
rừng trồng là 216. 419 ha, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%, khai thác gỗ rừng trồng tập trung
2.357 ha với tổng trữ lượng gỗ khoảng 150 m3 [41].
- Tài nguyên nước:
Quảng Nam có trên 125 km bờ biển thuộc các huyện: Điện Bàn, Hội An,
Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Ngồi ra cịn có 15 hịn đảo lớn nhỏ
ngồi khơi, 10 hồ nước với 6000 ha mặt nước. Có 941 km sơng ngịi tự nhiên, đang
quản lý và khai thác 307 km sơng, chiếm 32,62% gồm 11 sơng chính [52]. Hệ thống
sơng hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ
thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà.
Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp tỉnh “Giải pháp quản lý
tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030”, do Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Trường Đại
học Mỏ - Địa chất thực hiện từ năm 2014 - 2016, lượng nước mưa rơi trên địa bàn
toàn tỉnh Quảng Nam khoảng 30,7 tỉ m3/năm, trong khi đó tổng lượng bốc hơi trên
tồn diện tích bề mặt của tỉnh là 8,8 tỉ m3/năm, nên trữ lượng nước tiềm năng dưới

17


×