Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

24233 16122020235239449banchinhkhoaluan NguyenThiHongYen15SLS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở ĐÀ NẴNG
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1954-1975)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Yến
Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 15SLS

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng, 01/2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong q trình học tập
và hồn thành khóa luận này.
Kính gửi lịng biết ơn đến q thầy, cơ giáo đã giảng dạy em trong suốt 4 năm
Đại học. Cảm ơn thầy cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
đã luôn giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong q trình học tập.
Kính xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo TS. Nguyễn Duy Phương đã tận


tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, Phòng tư liệu
Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong quá trình tìm
kiếm và thu thập tài liệu thực hiện khóa luận. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến hai nhân chứng đáng kính: Cơ Trần Thị Ngọc Thanh – cựu giáo viên Trường
Nữ Trung học Hồng Đức (công tác từ năm 1969 đến năm 1975) và Luật sư Đỗ Pháp
– cựu học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh – Trưởng ban liên lạc Hội Cựu học
sinh Phan Châu Trinh.
Cuối cùng, em xin cám ơn gia đình, người thân đã ln đồng hành, động viên
em hồn thành khóa luận này. Dù đã cố gắng rất nhiều, song với khả năng hiểu biết
còn hạn chế, khiếm khuyết về mặt tư liệu chắc chắn khóa luận nghiên cứu này khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp cho bản thân
em hồn thiện hơn trong cơng tác nghiên cứu sau này.
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 01 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Yến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU

.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐÀ NẴNG VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở ĐÀ
NẴNG TRƯỚC 1954 ................................................................................................6
1.1

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................6


1.2

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Đà Nẵng đến năm 1954 ..............8

1.3

Khát quát tình hình giáo dục ở Đà Nẵng trước năm 1954...........................15

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG Ở ĐÀ NẴNG DƯỚI
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1954-1975) .......................................................18
2.1

Bối cảnh lịch sử Đà Nẵng 1954-1975 .........................................................18

2.2 Khái quát nền giáo dục phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (19541975) .....................................................................................................................20
2.2.1

Triết lý giáo dục ....................................................................................20

2.2.2

Mục tiêu giáo dục .................................................................................21

2.2.3

Cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thơng ....................................................22

2.2.4


Chương trình học ..................................................................................24

2.2.5

Phương pháp dạy học và giáo dục học sinh .........................................26

2.3

Tình hình giáo dục Tiểu học ở Đà Nẵng (1954-1975) ................................29

2.3.1

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và học sinh .................................................29

2.3.2

Hệ thống trường học .............................................................................30

2.3.3

Đánh giá kết quả học tập và cơ sở vật chất trường học .......................31

2.3.4

Tổ chức quản trị ....................................................................................32

2.4

Tình hình giáo dục Trung học ở Đà Nẵng (1954-1975) ..............................33


2.4.1

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và học sinh .................................................33

2.4.2

Hệ thống các trường học ......................................................................36

2.4.3

Cơ sở vật chất trường học ....................................................................39

2.4.4

Đánh giá kết quả học tập ......................................................................41

2.4.5

Tổ chức quản trị ....................................................................................42

2.5

Đánh giá chung ............................................................................................43

2.5.1

Thành tựu .............................................................................................43

2.5.2


Hạn chế .................................................................................................45

KẾT LUẬN ...........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
PHỤ LỤC


MỤC LỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2. 1 Bảng số liệu thống kê số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nhân viên tại
Đà Nẵng từ năm 1966 – 1971 ..................................................................................29
Bảng 2. 2 Bảng số liệu thống kê số lượng học sinh tại Đà Nẵng..............................30
Bảng 2. 3 Bảng số liệu thống kê trường học tại Đà Nẵng từ năm 1966 – 1971 .......32
Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ tổ chức hành chính của Ty Tiểu học .............................................33


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị
quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đang được xã hội quan tâm
góp sức để đưa nền giáo dục đất nước đuổi kịp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới. Các vấn đề mang tính chiến lược như: chương trình đào tạo, mục tiêu giáo dục,
triết lý giáo dục, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ... cùng một lúc đưa ra
những quyết sách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đổi mới cho các vấn đề đó thật
khơng dễ dàng.
Việc nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ những nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới, thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội là rất
cần thiết. Đồng thời, việc nghiên cứu nền giáo dục trong nước qua các giai đoạn cũng
rất quan trọng, để từ đó kế thừa, vận dụng và phát huy trong công cuộc đổi mới hiện
nay.
Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời, nền giáo dục nước

nhà đã có bề dày thành tựu nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong giai đoạn
năm 1954-1975, do những biến động chính trị - xã hội, đất nước ta bị chia cắt thành
hai miền, với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Ở miền Nam, Chính phủ Việt
Nam Cộng Hịa do Mỹ dựng nên, bên cạnh các hoạt động chính trị xã hội quân sự,
họ cũng đã tiến hành xây dựng nền giáo dục và đào tạo. Mặc dù, trên một dải đất hình
chữ S cùng một truyền thống văn hiến lâu đời nhưng nền giáo dục ở hai miền lại có
những nét khác biệt.
Ở miền Nam Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, nền giáo dục phương
Tây được du nhập vào từ khi thực dân Pháp xâm lược; dưới chế độ Việt Nam Cộng
hịa nền giáo dục đó vẫn còn tiếp dục duy trì. Từ giữa thập niên 50 của thế kỉ XX,
giáo dục miền Nam Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp mà
cịn chịu ảnh hưởng bởi mơ hình và kinh nghiệm giáo dục Hoa Kỳ - một nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, ngoại trừ một số yếu tố thực dân phụ thuộc, thì nền
giáo dục ấy cũng có những mặt tích cực về mơ hình, nội dung, phương pháp, cách
thức, cơ cấu quản lý, tổ chức,… Từ đó, “khơi trong” những mặt tích cực cho cơng
1


cuộc đổi mới giáo dục hiện nay và tránh những hạn chế, những thiếu sót của mơ hình
giáo dục này.
Đáng chú ý, quan điểm sử học hiện nay đã có sự thay đổi trong nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng hịa. Nhiều nhà sử học đã cơng
nhận chính quyền Việt Nam Cộng hịa tồn tại trong tiến trình lịch sử Việt Nam như
một thực thể khách quan.
Hơn nữa, là người con được sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, tôi luôn
ước mong góp một phần nhỏ bé của mình vào việc làm đầy những thành tựu nghiên
cứu lịch sử địa phương. Đặc biệt, tôi luôn mong muốn phục dựng lại bức tranh lịch
sử giáo dục của thành phố, nhất là trong giai đoạn lịch sử đầy biến động (1954-1976).
Với trăn trở đó, tơi đã quyết định chọn đề tài “Giáo dục phổ thơng ở Đà Nẵng thời
Việt Nam Cộng hịa (1954-1975)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nghiên cứu về đề tài giáo dục Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu trong các
giai đoạn trung đại, cận đại, hiện đại. Song, giáo dục miền Nam Việt Nam trong giai
đoạn 1945-1975 là một đề tài chưa có nhiều nghiên cứu, các tác giả tập trung nghiên
cứu giáo dục cách mạng trong vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Chẳng hạn,
tác phẩm của Nguyễn Tấn Phát (chủ biên), Giáo dục Cách mạng ở miền Nam giai
đoạn 1954-1975 và những bài học lịch sử, NXB chính trị Quốc gia. Tác phẩm đã bàn
về chủ trương, đường lối của Đảng về công tác giáo dục cách mạng miền Nam, tình
hình phát triển nền giáo dục cách mạng trong cách vùng giải phóng miền Nam (19541975).
Liên quan đến đề tài này, đã có luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Hồng Nga Giáo
dục Đại học thời Việt Nam Cộng hòa (1956-1975). Luận án đã phục dựng lại bức
tranh về giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa từ năm 1956 đến năm 1975 nhằm
mục đích làm rõ sự chuyển biến từ những ảnh hưởng của giáo dục Pháp (từ năm 1956
đến năm 1964) sang tiếp thu những ảnh hưởng của mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ
(từ năm 1965 đến năm 1975). Đồng thời luận án rút ra một số đặc điểm nổi bật và
đánh giá một cách khách quan hơn về một số vai trò của giáo dục đại học đối với xã
hội miền Nam Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975.
2


Bên cạnh đó, cịn có tác phẩm của Ngơ Minh Oanh (chủ biên), Giáo dục phổ
thông miền Nam (1954-1975), NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã
bàn về hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông, các hoạt động giáo dục
miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cơng hịa. Có những nhận xét về những
mặt tích cực và hạn chế của nền giáo dục này. Từ đó, đề xuất những điểm mới cho
cơng cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Với sự hiểu biết cịn hạn hẹp của tác giả, đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu về
giáo dục Việt Nam, giáo dục cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, nhưng
giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hịa thì khơng nhiều tài liệu chính
thống vì những ý kiến chủ quan khác nhau cịn tranh cãi, trừ tác phẩm của Ngơ Minh

Oanh (chủ biên), Giáo dục phổ thông miền Nam (1954-1975), NXB Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh như tác giả đã trình bày trên. Tuy nhiên, nghiên cứu về tình hình
giáo dục Đà Nẵng dưới chế độ Việt Nam Cộng hịa thì chưa có đề tài nào. Những
cơng trình đó là cơ sở để tôi kế thừa và tham khảo nhằm hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận này nghiên cứu về những hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn
Đà Nẵng từ năm 1954-1975 nhằm hướng đến mục tiêu làm rõ chương trình học, mục
tiêu giáo dục, hoạt động quản lý giáo dục, phương pháp dạy – học, kiểm tra,đánh giá
học tập, hệ thống trường học, tình hình giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất tại Đà Nẵng
dưới chế độ Việt Nam Cộng hịa. Qua đó, góp phần hiểu thêm về giáo dục miền Nam
Việt Nam trong giai đoạn này.
Ngoài ra, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, kế thừa những mặt
tích cực của nền giáo dục này trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
hiện nay,tránh những hạn chế của nền giáo dục này. Đề xuất những điểm mới trong
giáo dục, cũng như tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến hiện đại trên thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đà Nẵng – một thành phố lớn nhất nhì tại miền Nam Việt Nam, dưới sự cai
quản của chính quyền Việt Nam Cộng hịa trong giai đoạn 1954-1975. Bên cạnh nền
giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng hòa, sự nghiệp giáo dục cách mạng trong vùng
3


giải phóng của tỉnh Quảng – Đà lúc bấy giờ cũng được tiến hành và thu được nhiều
kết quả. Song, tác giả tập trung nghiên cứu trong đề tài này là nền giáo dục phổ thông
dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa tại Đà Nẵng trong giai đoạn đương thời (1954-1975).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu khu vực Đà Nẵng dưới sự
quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hịa, khơng bao gồm vùng do Mặt trận Dân

tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam làm chủ.
- Về thời gian: Mốc bắt đầu được lựa chọn là 1954, mốc kết thúc là mốc chế độ
Việt Nam Cộng hòa sụp đổ (30/04/1975).
5. Nguồn tư liệu nghiên cứu:
Khóa luận này sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong đó, nguồn tư liệu
từ các sách Bách khoa tri thức phổ thơng, Đà Nẵng kí ức thành phố, Đà Nẵng xưa,
Xứ Quảng vùng đất và con người, giáo dục Việt Nam thời Cận đại, giáo dục phổ
thơng miền Nam (1954-1975),..
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo một số các văn kiện của Đảng, của Bộ giáo
dục và Đào tạo, các luận án, luận văn, báo cáo khoa học được công bố tại các Hội
thảo khoa học.
Các nguồn tài liệu từ các trường phổ thông trên địa bàn Đà Nẵng. Ngoài ra, cịn
có một số trang thơng tin uy tín và kiểm định đúng về chất lượng trên các web trong
và ngoài nước.
6. Phương pháp thực hiện:
Với phương pháp này tôi dựa trên quan điểm sử học Mác xít, quan điểm của
Đảng và nhà nước để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp lịch sử và phương pháp
logic là hai phương pháp chính trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra cịn có phương
pháp như sưu tầm, phân tích tài liệu, so sánh, đối chiếu và mơ tả. Trong quá trình
nghiên cứu, thường xuyên có sự kết hợp giữa các phương pháp.
Thu thập thông tin, tư liệu lịch sử có liên quan đến giáo dục, đặc biệt là hệ thống
giáo dục miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 để có những nền tảng cơ
bản vững chắc trong quá trình làm khóa luận. Những tài liệu thu thập được phải đối
4


chứng, điều tra nguồn sử liệu, các tư liệu địa phương cũng như tư liệu chính thống để
đảm bảo tính chân thực cho khóa luận.
Phân tích những thơng tin, sự kiện lịch sử được ghi chép lại, chú trọng vào hệ
thống giáo dục phổ thông trên địa bàn Đà Nẵng trong giai đoạn 1954-1975 với các

vấn đề về chương trình học, phương pháp dạy – học, mục tiêu giáo dục và những ngôi
trường học đầu tiên trên địa bàn.
So sánh công tác giáo dục trên địa bàn đang nghiên cứu với công tác giáo dục
tại các tỉnh, thành trong cùng giai đoạn. So sánh giáo dục thời kì đương thời và giáo
dục hiện nay. Nhận xét, đánh giá nhằm rút ra những mặt ưu điểm, hạn chế còn tồn tại
trong giáo dục.
7. Đóng góp đề tài :
Đề tài sẽ cung cấp thêm những kiến thức cần thiết về nền giáo dục dưới chế độ
Việt Nam Cộng hịa, khơng chỉ Đà Nẵng nói riêng mà cịn có cái nhìn khái quát với
nền giáo dục cả toàn miền Nam Việt Nam. Làm rõ nền giáo dục được du nhập, các
hoạt động của nền giáo dục đó trong giai đoạn đương thời. Đóng góp những đề xuất
cho việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Ngoài ra, đề tài cũng có thể trở thành một tư liệu nghiên cứu cho các công trình
khoa học giáo dục Đà Nẵng, Việt Nam tham khảo.
8. Bố cục của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa
luận được kết cấu thành 2 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan Đà Nẵng và giáo dục Phổ thông ở Đà Nẵng trước 1954
Chương 2: Tình hình giáo dục Phổ thông ở Đà Nẵng dưới thời Việt Nam Cộng
hòa (1954-1975)

5


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐÀ NẴNG VÀ GIÁO DỤC PHỔ THƠNG Ở ĐÀ
NẴNG TRƯỚC 1954
1.1

Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý

Đà Nẵng nằm ở ven duyên hải, phía bắc Trung phần; tọa độ phần đất liền vĩ

tuyến 16°40' Bắc và 108°20' Đơng; cao trên mực nước biển 5,8m. Phía Bắc giáp
tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp Hịa Vang (Quảng Nam), phía Đơng
giáp biển Nam Hải. Ngày nay, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam
giáp Quảng Nam, Đơng giáp Biển Đơng; cách Huế 107km, cách Hội An 39km.
Đồng thời, Đà Nẵng nằm ở trung tâm trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng
ra

biển

của Tây

Nguyên và

các

nước Lào,

đông

bắc Campuchia, Thái

Lan và Myanma. Đà Nẵng được xem là “yết hầu” của miền Trung nói riêng và cả
nước nói chung.
1.1.2 Địa chất, địa hình
Về mặt địa chất, Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp Paleozoi được biết đến
với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn - nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra
trong kỷ Than đá sớm.[31] Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có năm đơn vị địa

tầng chủ yếu, lần lượt từ dưới lên là: hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng
Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích Đệ Tứ. Trong đó các hệ tầng A Vương,
Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng
Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vơi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ Tứ bao gồm
các thành tạo sơng, sơng - biển, biển, biển - đầm lầy có tuổi từ Pleistocen
sớm đến Holocen muộn, chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha,...Vỏ Trái Đất tại
lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và
phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng,
nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm hoạ trong khi xây
dựng các công trình.[38]
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng
núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra
biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm
6


diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40o), là nơi tập trung
nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố. Đồng
bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập
trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức
năng của thành phố.[37] Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển
bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lịng sơng).Khu vực cửa vịnh ra
ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đơng bắc. Khoảng cách các
đường đẳng sâu khá đều đặn.[37]
Bờ biển Đà Nẵng vốn khúc khuỷu nhưng đã được san bằng qua phương thức
cồn cát – đầm phá, các mỏm núi nhô ra biển được nối liền bởi các dải cồn. Biển sâu,
hải lưu chảy nhanh hơn, bùn sét do sông Vu Gia – Thu Bồn mang ra đã ít, lại bị cuốn
trơi đi xa nên ven biển gồm toàn các trắng xám.
Đà Nẵng được bao bọc bởi ba ngọn núi: núi Sơn Trà (cao 693cm), Ngũ Hành
Sơn và dãy Trường Sơn ăn lan ra tận biển ngăn cách Đà Nẵng và Huế bởi một ngọn

đèo – đèo Hải Vân. Bở biển dài 12km nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tàu thuyền
neo đậu trong các mùa bão lớn.
1.1.3 Khí hậu
Từ Hải Vân trở vào Nam là phạm vi của đới rừng á xích đạo. Đà Nẵng – Xứ
Quảng khơng có mùa khơ rõ rệt, do tác dụng bức chắn của khối núi bắc Kontum nên
trong mùa gió Đơng Bắc lượng mưa cịn đáng kể. Hải Vân như một bức tường chắn
làm giới hạn cuối cùng cho mùa đơng gió bấc lạnh lùng của miền Bắc nước ta. [6,
tr.6]
Nhiệt độ trung bình các tháng của Đà Nẵng đều trên 20°C, mấy tháng đầu năm
khí trời mát mẻ, khô ráo; tháng 5 đến tháng 8, bầu trời xanh ngắt, nắng hắt xuống cồn
cát tắng xóa, mặt biển thẫm lại. Mùa nắng lại không phải mùa mưa vì dải Trường Sơn
chắn gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengale thổi tới. Mưa lệch pha với hai miền Bắc bộ
và Nam bộ, bắt đầu từ tháng 9 tháng 10 ( mưa hội tụ nội chí tuyến và tiếp theo là mưa
địa hình). Gió bấc thổi mát từ biển vào, đưa tới Đà Nẵng những trận mưa kéo dài
nhiều ngày rả rích. Đây là mùa thu của miền Trung và cũng là mùa bão lũ. Mưa giảm
dần về cuối năm sang giêng thì kết thúc. [6, tr.6].

7


1.1.4 Thủy văn
Hệ thống sơng ngịi của Đà Nẵng ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc
và tỉnh Quảng Nam. Có hai sơng chính là sơng Hàn với chiều dài khoảng 204 km,
tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km,
lưu vực khoảng 426 km. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố cịn có các sơng khác: sơng
n, sơng Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,… Các sơng đều
có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Thành
phố cịn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng ni trồng thủy sản.
Nước ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác
là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hoà Hải – Hoà Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 5060 m; khu Hoà Khánh có nguồn nước ở độ sâu 30–90 m, các khu khác đang được

thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nước khơng xả
nước về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho người dân Đà Nẵng phải đối mặt với
việc thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Bên cạnh đó thành
phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặt hàng năm.
Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bản nhật triều không đều.
Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, độ lớn
triều tại Đà Nẵng khoảng trên dưới 1 m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hướng chủ
đạo là hướng Đơng Nam với tốc độ trung bình khoảng 20-25 cm/s. Khu vực gần bờ
có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút.
1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Đà Nẵng đến năm 1954
Từ 2.000 đến 3.000 năm trước, vùng đất Đà Nẵng cũng như phần lớn dải đồng
bằng ven biển miền Trung cùng chung một nền văn hóa, có tên Sa huỳnh. Chủ nhân
của nền văn hóa Sa Huỳnh là những cư dân nông nghiệp sơ kỳ đồ sắt. Họ trồng lúa
nước ở đồng bằng, làm nương rẫy ở miền núi, biết đi biển đánh cá, biết rèn sắt và có
thể đúc đồng, biết xe sợi dệt vải, chế tác thủy tinh. Họ làm ra các đồ trang sức tinh
mỹ.
Đầu công nguyên đến giữa thế kỉ XV, người Champa là hậu duệ của người Sa
Huỳnh. Trước khi có cuộc hôn nhân giữa Chế Mân – vị vua của Champa và Công
chúa Huyền Trân – con của vua Trần Anh Tông diễn ra, vùng đất Đà Nẵng thuộc đất
của Champa với tên gọi Châu Ô, Châu Rý.
8


Năm 1306, Trần Anh Tông đã gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi
lấy Châu Ô, Châu Rý làm sính lễ. Sau khi nhận được sính lễ, vua Trần Anh Tơng liền
đổi tên Châu Ơ là Thuận Châu và Châu Rý là Hóa Châu (tức là vùng đất từ phía Bắc
tỉnh Quảng Trị cho đến bờ Bắc sơng Thu Bồn Quảng Nam, bao gồm địa phận hai tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các huyện Hòa Vang, Diên Phước, Đại Lộc, Điện Bàn,
Duy Xuyên của các tỉnh Quảng Nam). Đà Nẵng là vùng đất ven biển nằm giữa Hịa
Vang và Diên Phước thuộc vùng đất Hóa Châu.

Trong khoảng thời gian ngót 100 năm thuộc Đại Việt, vùng đất từ nam Hải Vân
đến bắc sông Thu Bồn chưa phải đã được bình yên vì miền biên viễn này thường
xuyên bị phía Champa quấy nhiễu, chống phá. Quân Champa đã tổ chức đến mười
lăm lần tấn công vào Đại Việt; bốn lần đánh ra tận kinh thành Thăng Long. Nhà Trần
cũng nhiều lần chinh phạt Champa nhưng kết quả thu được không bao nhiêu.
Hồ Quý Ly sau khi lên ngôi vua năm 1400 đã lập ra nhà Hồ, cuối năm đó, ơng
nhường ngơi lại cho con là Hồ Hán Thương và lên làm Thái Thượng hoàng, đã đề ra
chính sách mở rộng lãnh thổ về phía Nam đối với Champa. Cuộc giao tranh diễn ra
ác liệt giữa hai bên. Kết quả, vua Champa vừa kế vị là La Khải đã đem dâng trả lại
vùng đất Ô, Rý xưa. Mùa xuân năm 1402, theo lời vua cha, Hồ Hán Thương tiếp tục
khởi binh chinh phạt Champa. Chỉ sau vài tháng tốc chiến, vua Chăm khơng chỉ thần
phục mà cịn dâng hai châu Chiêm Động và Cổ Lũy (từ bờ nam sông Thu Bồn đến
đàm Thị Nại, sát chân kinh thành Đồ Bàn) cho Đại Việt. Và như vậy, vùng đất từ
phía nam Hải Vân đến phía bắc sơng Thu Bồn khơng còn là vùng đất tiền duyên nữa
mà đã nằm sâu vào trong lãnh thổ Đại Việt. Sau đó, nhà Hồ thực hiện cải cách hành
chính, tổ chức cuộc di dân Thanh Hóa – Nghệ An vào sinh sống và khai khẩn vùng
đất này. Trên cơ sở đó, Hóa Châu (bao gồm Đà Nẵng) có cơ hội ổn định, phát triển,
đặc biệt từ bờ Bắc sơng Thu Bồn đến phía nam Hải Vân, nơi có hai cửa sơng lớn là
Đại Chiêm, Cửa Hàn, đầm Đồng Long (Vũng Thùng) thuận tiện cho việc giao thương,
buôn bán, đi lại.
Mùa hạ tháng 6 năm 1406, mượn cớ bảo hộ vương triều Trần, quân Minh đem
quân sang xâm lược nước ta, hòng lật đổ nhà Hồ. Năm 1407, Nhà Hồ bị lật đổ. Từ
đây, đất nước ta rơi vào tình trạng 20 năm loạn lạc dưới sự đô hộ của phong kiến
phương Bắc một lần nữa. Đến cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh
9


đã đã đánh tan quân Minh, buộc chúng phải quy hàng, trả lại toàn vẹn lãnh thổ cho
nước ta. Sau chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua và lập ra triều đại nhà Lê.
Từ đây, nhân dân ta ra sức lo sản xuất, xây dựng đất nước, đồng thời đánh đuổi quân

giặc ở Hóa Châu, Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.
Từ năm 1306 đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc bình Chiêm
đại thắng mở rộng lãnh thổ Đại Việt đến Nam đèo Cù Mông, vùng Đà Nẵng Quảng
Nam chưa có bao nhiêu người làm ăn sinh sống và vùng đất này Đại Việt chưa thực
hiện được sự quản lý, kiểm soát.
Sau chiến thắng 1471, đạo thừa tuyên Quảng Nam ra đời. Đây là lần đầu tiên
danh xưng Quảng Nam xuất hiện, đạo thừa tuyên thứ 13 của vương triều nhà Lê là
vùng đất rộng lớn từ Nam sông thu Bồn đến đèo Cù Mông. Vùng Đà Nẵng lúc bấy
giờ thuộc huyện Điện Bàn phủ Triệu Phong, Hóa Châu, cho đến năm 1602 vùng phía
nam đèo Hải Vân đến bắc sông Thu Bồn mới thuộc về Quảng Nam.
Đặc biệt, cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, khi chúa Nguyễn Hoàng và các chúa
Nguyễn thực hiện ý đồ ly khai, xây dựng Đàng Trong thành một cơ đồ, một nhà nước
riêng sau các làn sóng di cư từ Đàng Ngoài vào vùng này. Với chính sách thân dân
và cởi mở, các chúa Nguyễn đã xây dựng và phát triển Quảng Nam thành vùng giàu
có.
Mở đầu cho việc cát cứ miền Thuận Quảng, Nguyễn Hoàng đã cải tổ toàn bộ
hành chính địa phương. Trong cuộc tuần du, vượt Hải Vân, tiến về phía Nam, sau khi
thấy được xứ Quảng bao la, trù phú, chúa tiên Nguyễn Hoàng bèn quyết định thành
lập “Dinh trấn Quảng Nam” đặt tại xã Cầu Húc, huyện Duy Xuyên. Chúa Nguyễn
Hoàng quyết dịnh nâng dinh trấn Quảng Nam thành phủ, lãnh 5 huyện: Tân Phước –
Hịa Vang (Hịa Vinh) – An Nơng – Phúc Châu – Diên Khánh (Diên Phước).
Đà Nẵng, phía tả ngạn sơng Hàn lúc bấy giờ trực thuộc huyện Hịa Vang, phía
hữu ngạn sơng Hàn, trực thuộc huyện Diên Phước. Kể từ đây Đà Nẵng mới thực sự
là đứa con ruột thịt của Quảng Nam. Sự cải tổ đơn vị hành chính đã tạo điều kiện cho
Đà Nẵng phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,... Và
mang vai trò chủ chốt của miền Trung.

10



Bằng tất cả quyết định sáng suốt và tầm nhìn sâu rộng, chúa Nguyễn Hoàng đã
có cơng khai phá xứ Đàng Trong hưng thịnh, trong đó Đà Nẵng góp phần khởi sắc
đáng kể. Sự phát triển của Đà Nẵng đã dần thay thế vai trò Hội An trong việc mua
bán, giao thiệp với thương nhân nước ngoài.
Đà Nẵng có hải cảng qui mô thuận lợi tiện cho việc bốc xếp hàng hóa, trung
chuyển hàng hóa cũng như tàu bè giao thương dễ bề đi lại hoạt động, đặc biệt có vùng
vịnh kín gió thuận lợi cho tàu bè neo đậu trong mùa gió bão. Bên cạnh có hải cảng
qui mơ lớn, Đà Nẵng với những con sông được nối liền với Hội An – một thương
cảng sầm uất đương thời – một sự mật thiết xa xưa, “đầu dây mối nhợ” của con đường
nước mà các nhà địa lý học tạm gọi là con sơng “ Cổ Cị”. Cảng Hội An là một cảng
nhỏ, tàu bè lớn khó có thể neo đậu. Đà Nẵng lại có hải cảng lớn, có thể chứa những
thuyền lớn của ngoại thương neo đậu, bốc xếp hàng hóa. Hẳn nhiên, muốn hàng hóa
đến Hội An phải được bốc xếp tại Đà Nẵng rồi chuyển vào trong. Lần hồi, Đà Nẵng
đã thu hút và giữ chân các thương nhân tại đây. Thế nên ngay tại Đà Nẵng lúc bấy
giờ có những cơ sở của thương gia xây dựng lên để chứa hàng, tạm thời có một số
đại gia đã lấy Đà Nẵng làm nơi phân phối hàng hóa. Theo Phủ Biên tạp lục, của nhà
bác học Lê Quý Đôn cho biết: “Đà Nẵng lúc bấy giờ có đến hai sở tuần kiểm”. Điều
này cho thấy sự vào ra của thuyền bè tại hải khẩu Đà Nẵng lúc đó khá nhộn nhịp, cho
nên cơ quan kiểm tra phải tăng cường sự tuần kiểm để đáp ứng nhu cầu công vụ. Để
minh chứng điều này, vào khoảng thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII người Bồ Đào Nha đã
đến Đà Nẵng lập các công ty để dễ bề hoạt động thương mại. Vào năm 1614, Jean de
Lacroix (người Bồ) đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên xứ Đàng Trong trông coi
xưởng đúc súng. Tiếp theo người Bồ là thương nhân người Anh đến Hội An rồi ra Đà
Nẵng để bn bán hàng hóa và cũng mua lại các sản phẩm của người Việt. Các sản
phẩm như: hạt tiêu, quế, đậu, trầm hương, mật ong, hàng tơ lụa, hàng thủ công mỹ
nghệ,... Bởi lẽ, hôi tụ đủ những điều kiện mà mẹ tự nhiên ban tặng, Đà Nẵng sớm trở
thành nơi buôn bán tấp nập để rồi vươn mình lên vào đầu thế kỉ thứ XVIII.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn và lấy niên hiệu là Gia
Long. Khi lên ngôi, vua Gia Long chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, vùng đất Quảng
Nam – Đà Nẵng được xem là “quận chân tay”, là phên giậu của kinh đơ từ phía Nam,

vị thế của Đà Nẵng cũng trở nên quan trọng. Các nước tư bản phương Tây với các
11


giáo sĩ, thương gia, nhà hàng hải là tiền trạm thấy rõ vị thế của Đà Nẵng. Bởi Đà
Nẵng có vị trí địa lí thuận lợi, có các cảng biển, vũng vịnh thuận lợi cho việc buôn
bán, neo đậu, giao thương với các nước. Các vua nhà Nguyễn thấy phần nào âm mưu
của chúng đối với nước ta và vai trị Đà Nẵng trong âm mưu đó. Chính vì vậy, tuy
chưa phải là một đơn vị hành chính của một thủ phủ chính thức, nhà Nguyễn vẫn xác
định Đà Nẵng là cửa biển đối ngoại duy nhất, nơi các tàu buôn, các sứ bộ nước ngoài
đến liên hệ, thương nghị với triều đình và triều đình đã cắt đặt quan chức, lập cơ quan
để lo việc này. [6, tr.12]
Đặc biệt, các vua Nguyễn đã quan tâm xây dựng Đà Nẵng một hệ thống phòng
thủ với các thành Điện Hải, thành An Hải, các đồn lũy, pháo đài từ đèo Hải Vân,
quanh bán đảo Sơn Trà và các điểm xung yếu khác. Hệ thống phòng thủ này cũng
được nhà Nguyễn trang bị những vũ khí tốt nhất, lực lượng thủ quân với các tàu chiến
mới đóng cũng tăng cường cho Đà Nẵng. Nhà Nguyễn đã cử những tướng tài, quan
giỏi đến Đà Nẵng để kiểm soát tình hình và chỉ huy khi có chiến sự.
Lấy cớ việc cấm đạo, giết đạo của triều đình, ngày 1/9/1858, liên quân Pháp –
Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên vào Vũng Thùng, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng mở
đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân triều đình
đã nổi dậy chống thực dân Pháp. Nguyễn Tri Phương được cử làm Tổng thống quân
thứ Quảng Nam, tổng chỉ huy trận chiến chống thực dân Pháp tại mặt trận Đà Nẵng
[24, tr.11]. Với sự quyết tâm cao của nhân dân Đà Nẵng cùng với sự chỉ huy tài tình,
hợp lí của tướng Nguyễn Tri Phương, chỉ sau một năm rưỡi, quân Pháp buộc rút khỏi
Đà Nẵng và tiến quân vào mặt trận Gia Định. Pháp nhận ngay thất bại đầu tiên trong
kế hoạch biến Đà Nẵng làm bàn đạp tiến công ra Huế của mình. Thắng lợi trên mặt
trận Đà Nẵng đã đánh dấu bước thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Một thắng lợi vẻ vang, chứng minh cho sức mạnh
đoàn kết của toàn dân, của tinh thần cả nước tham gia đánh giặc.

Ngày 17 tháng 8 năm 1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ba thành
phố ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.[6,tr.66] Ngày 3 tháng 10 năm
1888, Vua Đồng Khánh buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản quy định rõ "...Đà
Nẵng được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn
quyền cho chính phủ Pháp và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh
12


thổ đó". Theo phụ đính của đạo dụ này, năm xã của huyện Hòa Vang gồm Hải Châu,
Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây nằm bên tả ngạn sông Hàn
được cắt giao cho Pháp để lập "nhượng địa" Tourane với diện tích 10.000
ha.[6,tr.67] Ngày 24 tháng 5 năm 1889, Toàn quyền Đông Dương Étienne Richaud ra
nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam. Đà Nẵng là thành
phố loại 2, tương tự như thành phố Chợ Lớn thành lập trước đó. [19,tr.312] Đơn vị
hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều
đình Huế.[20,tr.13] Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý do Khâm sứ đề nghị và
Toàn quyền bổ nhiệm.[19,tr.312] Ngày 15 tháng 1 năm 1901, dưới sức ép của Pháp,
Vua Thành Thái buộc phải ký một đạo dụ nới rộng nhượng địa Đà Nẵng thêm 14 xã,
cụ thể là thêm 8 xã thuộc huyện Hịa Vang bên tả ngạn sơng Hàn và 6 xã thuộc huyện
Diên Phước bên hữu ngạn sông Hàn. [19,tr.14] Ngày 19 tháng 9 năm 1905, Toàn
quyền Đông Dương ra nghị định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành
một đơn vị hành chính độc lập gồm 19 xã. [19,tr.313] Như vậy vào đầu thế kỷ XX,
thành phố Tourane/Đà Nẵng đã vươn về phía tây và tây bắc, cịn phía đơng thì đã
vượt sang hữu ngạn sơng Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà. [19,tr.14]
Trên mặt bằng được ấn định theo đạo dụ của vua Thành Thái vào năm 1901,
thành phố Đà Nẵng dần dần hình thành các công trình hạ tầng, các công sở và khu
dân cư cùng các công trình công cộng được thiết lập theo một mơ hình đơ thị. Lấy
trục chính chạy dọc sơng Hàn, mở mang nhiều đường phố được lấy tên Pháp như:
Courbet, Jules Ferry, Verdun, Francis Garnier,… Sự mở rộng lãnh thổ, việc tổ chức
quy hoạch đô thị đã tạo điều kiện cho Đà Nẵng phát triển các hoạt động kinh tế, giao

thương, buôn bán, thu hút đông dân cư từ người Việt cho đến người ngoại quốc đến
sinh sống và lập nghiệp. Thêm vào đó, Pháp đầu tư xây dựng giao thông vận tải nhằm
thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa. Tại đây, Pháp đã khai thơng xây dựng đường
sắt Đà Nẵng – Huế vào năm 1906 thông qua đèo Hải Vân. Năm 1908, đường sắt chạy
từ Đà Nẵng – Đông Hà ( Quảng Trị). Năm 1931, đường sắt chạy từ Đà Nẵng đến Nha
Trang. Cùng với qui mô cảng biển trước đó của Đà Nẵng, sự xuất hiện của hệ thống
đường sắt chạy ngang qua Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho Đà Nẵng giao thương buôn
bán ngày một phát triển.

13


Đến những năm 16, 17 của thế kỉ XX, Đà Nẵng đã dần thay thế Hội An để phát
triển con đường thương mại và đã trở thành thành phố trọng điểm kinh tế cảng biển.
Đà Nẵng không ngừng mở rộng bến cảng cho tàu bè các nước phương Tây cập bến,
giao lưu hàng hóa và đã hoàn toàn thu hút khách thập phương đến Đà Nẵng trên đà
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa....
Tháng 8-1945, cùng với cả nước, Đà Nẵng đã vùng lên giành chính quyền. Sau
Cách mạng tháng 8-1945, Đà Nẵng được gọi là thành phố Thái Phiên (1882 – 1916)
– danh nhân quê ở Đà Nẵng đã tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quang
Phục hội đề xướng (4-5-1916), nhưng thất bại. Thái Phiên bị thực dân Pháp xử chém
tại pháp trường An Hòa (gần Huế) cùng với Trần Cao Vân ngày 17-5-1916.
Ngày 9-10-1945, Hội đồng Chính phủ ra Quyết nghị các kỳ, thành phố, tỉnh và
phủ, huyện trong cả nước Việt Nam vẫn giữ tên như cũ, không dùng tên danh nhân
để đặt cho các đơn vị hành chính, gây trở ngại trong việc thơng tin liên lạc. Do đó,
thành phố Đà Nẵng trở lại với tên cũ trước ngày cách mạng thành công.
Ngày 4-1946, Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân thành phố ra Nghị
quyết phân chia địa giới hành chính của thành phố thành 7 khu. Đảo Hoàng Sa là một
đơn vị xã trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Pháp đã có những hành động gây

chiến trước. Ngày 20-12-1946, Pháp chiếm lại Đà Nẵng. Để tiện cho việc chỉ đạo
hoạt động của ta, từ 7 khu phố, nay sáp nhập lại làm 3 khu: khu Trung, khu Tây, khu
Đơng.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng đã kết thúc
bởi hiệp định Genève ngày 20/07/1954, nước Việt Nam tạm thời chia thành hai miền
Nam, Bắc. Vĩ tuyến 17B, nơi con sông Hiền Lương chảy từ nguồn Trường Sơn ra
biển Đông (tỉnh Quảng Trị), được coi là ranh giới tạm thời giữa hai miền. Sau 2 năm,
sẽ tổ chức hiệp thương, tổng tuyển cử để thống nhất đất nước nhưng điều ấy đã không
xảy ra. Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam ngày 2-12-1954. Tình trạng đất nước bị
chia cắt kéo dài suốt 21 năm (1954 – 1975) mới chấm dứt.
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ở phía Nam vĩ tuyến 17B thuộc quyền
quản lý của Việt Nam Cộng hòa.
14


1.3 Khát quát tình hình giáo dục ở Đà Nẵng trước năm 1954
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chính quyền nhà Nguyễn duy trì
một nền giáo dục Nho giáo theo lối “tầm chương trích cú” với nội dung giảng dạy và
học tập chủ yếu dựa trên quan điểm của Nho gia từ chương trình, sách vở, phương
pháp học đến cách thức thi cử. Chương trình học thì chỉ gồm có mấy quyển Tam tự
kinh, Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám… ở cấp vỡ lòng, lên
trên nữa thì đến Bắc sử (sử Tàu), Đường thi, Tứ thư, Ngũ kinh… Tất cả những quyển
nêu trên được coi là những quyển gối giường cho những Nho sinh, hầu hết chú trọng
vào triết lý, ln lý, đạo đức chứ chưa có bộ mơn khoa học kỹ thuật nào. Học thuộc
lòng các cuốn “kinh điển” rồi thi trong các kì thi do triều đình tổ chức, nếu đậu thì
được bổ nhiệm làm quan và thế là đổi đời. Đến thế kỉ XIX, nền giáo dục ấy khơng
cịn phù hợp với sự phát triển đất nước, không đưa đất nước phát triển về mọi mặt
kinh tế - văn hóa - xã hội và khơng cịn phù hợp với thời đại lúc bấy giờ.
Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, Pháp đưa vào đây một nền giáo dục mới,
lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu và lấy tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Cốt để đào tạo

một số ít người biết tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ, và có chút kiến thức về văn minh
phương Tây như một cơng cụ để làm cơng chức phục vụ cho chính phủ thuộc địa, sau
đó cũng nhằm đồng hóa người dân bản xứ để biến họ thành những người Pháp về
phương diện văn hóa. Báo Trung Bắc Tân Văn viết: “Dạy cho người thuộc địa là dạy
cho biết yêu Đại Pháp là việc trước hết... Sau nữa là để dần dần khiến cho người
thuộc địa phải dùng tiếng Đại Pháp thì mới thân được với người Đại Pháp” [6,tr.88]
Từ ngày 21/12/1917, với Nghị định mang tên Règlement général de
l’Instruction publique (tiếng Hán Việt gọi là Học chính tổng quy) do Toàn quyền
Đơng Dương Albert Sarraut ký ban hành, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã
có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc và cả Miên,
Lào. Hệ thống giáo dục theo bộ Tổng quy này gồm có ba bậc Tiểu học, Trung học,
và Đại học. [9]
Song, toàn thành phố Đà Nẵng từ đầu thế kỉ XX cho đến ngày Pháp rời khỏi
Việt Nam năm 1945 chỉ có ba cơ sở giáo dục bậc tiểu học. Một dành cho Pháp, gọi
là École Francaise (Trường Tiểu học Pháp), hai dành cho Việt Nam là École des
Garcons (Trường Nam Tiểu học) (nay là trường Kim Đồng) và École des Jeunes
15


Filles (Trường Nữ Tiểu học) (nay là trường Phù Đổng). Ban đầu, Pháp mới chỉ lập
cho thị dân bản xứ một trường mà thơi, nam nữ học chung. Sau đó, vì sĩ số gia tăng
nên mở thêm mở thêm một trường nữa dành riêng cho học sinh nữ. [9, tr. 272]. Vì
khơng có cấp trung học nên con em học xong cấp tiểu học nếu muốn học cao hơn nữa
phải ra Huế học hoặc xa hơn nữa Hà Nội, Sài Gịn. Các trẻ con Pháp thì khơng thành
vấn đề vì các trường tư, công to lớn sang trọng ở Sài Gịn, Hà Nội ln ln rộng mở.
Vả chăng tài chính họ khơng thành vấn đề! Cịn trẻ em Việt, con đường học vấn thời
gian này gặp khó khăn. Từ Qui Nhơn cho đến Quảng Bình chỉ có hai trường trung
học: trường Qui Nhơn và trường Quốc học Huế. Vì vậy, nếu gia đình nào không đủ
điều kiện kinh tế cho con em mình đi học xa, thế là con đường học vấn gặp bế tắc.
Từ những năm 40 của thế kỉ XX trở đi, trường tư thục đã ra đời đã đóng góp

khơng nhỏ vào nền giáo dục thời bấy giờ. Người ta ghi nhận có đến 4 hay 5 trường
tiểu học và khoảng từ 1940 trở đi thì xuất hiện trường cấp 2. Đầu tiên là trường Chấn
Thanh, tọa lạc góc Độc Lập – Thái Phiên bây giờ do ông Phan Bá Lân, tốt nghiệp
Cao đẳng Sư phạm Hà Nội làm Hiệu trưởng. Sau đó, khoảng năm 1943, giáo sư
Huỳnh Hòa mở thêm một trường khác nữa [9, tr. 273].
Kể cả trường Nam Tiểu học, trường Nữ Tiểu học và một số tư thục như đã nêu
đã đóng góp đáng kể vào việc phổ cập giáo dục cho mọi tầng lớp con em. Một trường
có thể phục vụ cho một phường hay ba phường tùy mật độ dân số. Vì ngành tiểu học
phát triển như vậy, nên, Đà Nẵng có một cơ quan chuyên trách quản lý các trường
này, đó là Ty Tiểu học vụ.
Ở cấp trung học (cấp 2, cấp 3), trường tư thục vẫn đi trước công lập, cho đến
khi Pháp trao trả lại Đà Nẵng (3/1/1950) vẫn chưa có một trường trung học cơng lập
nào. Do đề nghị của chính quyền thành phố và Nha học chánh Trung Việt, Phủ Thủ
hiến Trung Việt đã ký nghị định cho phép mở một lớp “Đệ Thất tân thiết” khai giảng
vào niên khóa 1952-1953, tạm học chung với trường Nam Tiểu học và do Trưởng Ty
Tiểu học kiêm quản. Đây chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho trường Trung
học công lập Phan Châu Trinh, được Bộ giáo Dục minh thị bằng một nghị định ban
hành năm 1954. [9, tr.327]
Nhìn chung, so với nền giáo dục Nho học trước đó của nhà Nguyễn thì nền giáo
dục Pháp đặt lên nhượng địa Đà Nẵng mang tính hiện đại và khoa học hơn, tiến sát
16


với nền giáo dục Tây phương. Đã thổi một “làn gió” giáo dục mới, thay đổi căn bản
hệ thống giáo dục từ xưa đến nay trên mảnh đất này. Có hệ thống quản lý bậc học, có
các trường sở chăm lo phổ cập giáo dục cho con em tại đây, với phương pháp học và
chương trình giáo dục mới. Song, nền giáo dục ấy cịn mang tính chất thực dân, mang
tính cục bộ ở một số vùng, một số bộ phận như đã nêu trên. Nó cịn mang những
nhược điểm, cịn thiếu sót ở bậc trung học cấp 2, 3, hạn chế học vấn của con em
khơng có điều kiện.


17


CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG Ở ĐÀ NẴNG DƯỚI
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1954-1975)
2.1

Bối cảnh lịch sử Đà Nẵng 1954-1975
Lấy mốc giai đoạn năm 1954 – 1975 là bởi tác giả đặt Đà Nẵng trong bối cảnh

lịch sử chung của cả nước. Nhưng trên thực tế, đế quốc Mỹ đã có mặt tại Đà Nẵng
vào những năm 1950 rồi. Nhắc lại một sự kiện chính trị vào ngày 03/01/1950, thực
dân Pháp bày trò trao trả nhượng địa Đà Nẵng cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại –
Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. Thực chất, người Pháp không cai trị trực tiếp Đà
Nẵng như trước kia mà chuyển sang chế độ cai trị gián tiếp thơng quan chính phủ
Bảo Đại. Dùng chiêu bài mị dân và chính sách dùng người Việt trị người Việt. Với
sự giúp sức của đế quốc Mỹ, Pháp tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh, gây hấn tại Đà
Nẵng trong suốt một thời gian.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Mỹ nhanh chóng hất cẳng Pháp, độc chiếm
miền Nam Việt Nam và đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng Sài Gòn. Năm 1955,
trong cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử, phế truất Quốc trưởng
Bảo Đại và trở thành Tổng thống, thiết lập chế độ Đệ Nhất Cộng hòa (1955-1963).
Đây được xem như một thắng lợi lớn của Mỹ đối với Pháp và việc sử dụng Ngô Đình
Diệm như một con bài do F.Đalet “rút từ trong tay áo ra” để thực hiện ý đồ của y.
Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, sau ngày hịa bình lập lại. Chính quyền tỉnh, thành
phố và các huyện, xã phần lớn nằm trong tay Quốc dân Đảng. Đây là lực lượng Quốc
dân Đảng phản động do Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc lập ra
để làm tay sai cho họ. Sau khi thất bại trong âm mưu "diệt Cộng, cầm Hồ" những
năm 1945 - 1946, hầu hết lực lượng Quốc dân Đảng Việt Nam đều chạy theo quan

thầy của chúng trở về Trung Quốc. Năm 1949, khi cách mạng Trung Quốc thành cơng
thì Quốc dân Đảng Việt Nam khơng cịn chỗ dung thân, phải trở về nước. Ban đầu,
chúng hoạt động bí mật, chủ trương thân Mỹ, thân Tướng, chống Pháp và chống Cộng.
Đến năm 1952, các lãnh tụ Quốc dân Đảng như Nguyễn Trường Tam, Vũ Hồng
Khanh ra mặt hợp tác với Pháp, chống kháng chiến. Hòa bình lập lại, Quốc dân Đảng
chủ trương hợp tác với Pháp, thân Mỹ, chống Hiệp định Giơnevơ, nhưng cũng chống
chính quyền độc tài của Diệm. [6, tr.200].

18


Rõ ràng, những người đứng đầu chính quyền của tỉnh Quảng Nam cũng như Đà
Nẵng có xu hướng đối lập với Diệm. Hơn nữa, lúc này ở Đà Nẵng, lực lượng quân sự
của Pháp còn rất lớn. Quân đội Liên hiệp Pháp có tới 3 trung đoàn ở Đà Nẵng, đóng
xung quanh sân bay Đà Nẵng và Phước Tường. Ty Công an Gia Long vẫn do người
của Pháp nắm giữ. Đa số sĩ quan, binh lính Âu - Phi đã chán ghét chiến tranh, đòi hồi
hương giải ngũ, chống lại bọn bảo an và nghĩa dũng đi khủng bố nhân dân. Họ không
tán thành chủ trương chống lại Hiệp nghị Gionevơ của Ngơ Đình Diệm. [6,tr.200].
Trong khi đó, lực lượng của Mỹ ở Đà Nẵng chưa đủ sức để yểm trợ cho Diệm
để gạt hẳn Pháp. Năm 1954, ở Đà Nẵng chỉ có 250 nhân viên Mỹ làm nhiệm vụ sửa
chữa máy bay và tham gia điều hành công việc sân bay và cơng sự phịng thủ.
Phải đợi đến tháng 1/1955, theo thỏa thuận của Pháp Mỹ, Pháp mới rút hoàn
toàn lực lượng ra khỏi Đà Nẵng và nhường chân cho sự cầm quyền của Mỹ tại miền
Nam Việt Nam. Từ đây, Mỹ tăng cường lực lượng, lập lãnh sự, biến Đà Nẵng thành
địa bàn chiến lược quan trọng ở miền Nam. Và cũng kể từ đây, Ngô Đình Diệm nắm
trọn quyền cai trị ở Đà Nẵng, bắt đầu củng cố và xây dựng bộ máy cai trị. Tháng
10/1955, Diệm bổ nhiệm Nguyễn Văn Toán làm thị trưởng Đà Nẵng thay Lê Tá. Sau
khi nắm trọn quyền cai trị, Ngô Đình Diệm cho phân chia lại địa giới hành chính, tiến
hành thay đổi bộ máy chính quyền cũ và thay đổi hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, vẫn
dựa trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền giáo dục thời Đông Pháp (Đông

Dương thuộc Pháp) và dựa theo mô hình giáo dục cùng với kinh nghiệm của nước
Pháp chính quốc, để xây dựng nên nền Quốc gia Giáo dục của người Việt Nam. Nền
giáo dục ấy đã chọn lọc và kế thừa truyền thống tích cực của cả ba nền giáo dục: Nho
học (cựu học), Tân học (giáo dục thực dân) và Tây học (giáo dục Pháp quốc).
Ngày 01/11/1963, nền Đệ nhất Cộng hòa mang tiếng độc tài bị quân đội lật đổ
dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (đứng đầu là Trung tướng Dương Văn Minh).
Tiếp sau đó là “thời kỳ Quân quản” (1963-1967), một giai đoạn khủng hoảng lãnh
đạo chính trị ở miền Nam do hàng loạt cuộc đảo chính liên tiếp diễn ra cho đến khi
tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam từ sau cuộc tổng
tuyển cử Tổng thống diễn ra ngày 03/9/1967.
Trong khoảng thời gian này, chiến tranh ngày càng leo thang. Đến năm 1973,
sau Hiệp định Paris, quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, lại cắt giảm dần viện trợ
19


các mặt, khiến Việt Nam Cộng hịa khơng thể tự đứng vững được, rốt cuộc phải đầu
hàng vô điều kiện trước Quân đội Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đây cũng là ngày chính quyền Việt
Nam Cộng hịa bị giải thể.
Khái qt nền giáo dục phổ thơng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (1954-

2.2
1975)
2.2.1

Triết lý giáo dục

Tại Đại hội Giáo dục Quốc gia lần thứ nhất được tổ chức ở Sài Gịn năm 1958
đã chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản (humanistic), dân tộc (nationalistic), khai
phóng (liberate). Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của

miền Nam, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia
Giáo dục ấn hành (1959) [24,tr.13]. Đến Đại hội lần hai năm 1964 vẫn dựa trên ba
nguyên tắc cơ bản đó nhưng chỉnh sửa thành: Nhân bản, dân tộc và khoa học.
Trong mục Nguyên tắc căn bản của nền giáo dục Việt Nam ở đầu Chương trình
Tiểu học và Trung học có ghi triết lý giáo dục. Theo giải thích của văn bản này, đó
là:
Nền giáo dục Việt Nam phải là nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng
liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cảnh, mục đích phải triển toàn diện
con người. Triết lý nhân bản này lấy con người làm trung tâm, làm gốc, xem con
người là nhân tố quan trọng trong các nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Triết lý
nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa cá nhân nhưng khơng chấp nhận dùng sự khác
biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự phân biệt giàu nghèo, địa
phương, tôn giáo, chủng tộc,… Với triết lý nhân bản, mọi người trong xã hội đều có
giá trị như nhau, đều có quyền được hưởng mọi cơng bằng về giáo dục và có điều
kiện để phát triển năng lực của mỗi cá nhân. [24, tr.14-15]
Nền giáo dục Việt Nam phải là nền giáo dục dân tộc, tôn trọng các giá trị truyền
thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, quốc gia. Giáo dục phải
được bảo tồn và phát huy những tinh hoa hay những giá trị truyền thống văn hóa.
Tính dân tộc trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để
không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác. [24, tr.14-15]
20


Nền giáo dục Việt Nam phải có tính khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học,
phát huy tinh thần dân chủ, xã hội, tiếp thu tinh thần nhân hoa của thế giới. Tính dân
tộc khơng có nghĩa là ta phải đóng cửa mà phải biết khai phóng, tiếp thu sự tiến bộ
của nền văn minh thế giới, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật, tiếp thu và hội
nhập những giá trị của nhân loại, làm cho quốc gia hiện đại, xã hội tiến bộ và tiếp cận
với văn minh thế giới.
2.2.2


Mục tiêu giáo dục

Từ những nguyên tắc cơ bản đã nêu trên, mục tiêu giáo dục cũng được xây dựng
dựa trên những nguyên tắc căn bản đó, để mỗi học sinh đến trường phải trả lời cho
câu hỏi sẽ trở thành con người như thế nào, có đóng góp gì cho gia đình, cho quốc
gia, xã hội và nhân loại?
Mục tiêu thứ nhất là phát triển toàn diện mỗi cá nhân, cũng gần giống như
nguyên tắc nhân bản, mục tiêu hướng đến tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị cá
nhân của mỗi học sinh, khai thác và phát huy những tiềm lực cá nhân theo những quy
luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của
học sinh được tôn trọng đúng mức.
Mục tiêu thứ hai là phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh, điều này được
thực hiện bằng cách cho học sinh biết được hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối
sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình,
ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm và
bảo vệ Tổ quốc; giúp cho học sinh sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả; giúp học
sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của cả
dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp, những phong tục
có giá trị [24, tr.16]. Từ mục tiêu này, xây dựng ở người học tinh thần tự lực, tự cường
và lịng tự tơn dân tộc, có ý thức bảo vệ quốc gia, xã tắc.
Mục tiêu thứ ba là phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học, điều này
được thực hiện bằng cách giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập. Qua
đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán
đoán, suy luận với tinh thần trách nhiệm và kỉ luật cao; giúp phát triển tinh thần tị
mị, ham học hỏi; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân
loại. [24, tr.17]
21



×