ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
VƯƠNG THỊ NGỌC TI
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN
TỪ TRƯỜNG HỢP CƠNG VIÊN VĂN HĨA
ẤN TƯỢNG HỘI AN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN
TỪ TRƯỜNG HỢP CƠNG VIÊN VĂN HĨA
ẤN TƯỢNG HỘI AN
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
SVTH: VƯƠNG THỊ NGỌC TI
GVHD: TS NGUYỄN HOÀNG THÂN
Đà Nẵng - Năm 2019
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................4
NỘI DUNG ..........................................................................................................6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................6
1.1.
Một số khái niệm cơ bản .............................................................................6
1.1.1.
Du lịch .....................................................................................................6
1.1.2.
Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa ......................................7
1.1.3.
Cơng viên văn hóa ..................................................................................9
1.2.
Tổng quan về du lịch thành phố Hội An .................................................10
1.2.1.
1.2.1.1.
Tiềm năng và tốc độ phát triển du lịch .................................................10
Các yếu tố tự nhiên và xã hội ............................................................10
1.2.1.2. Tốc độ phát triển du lịch........................................................................16
1.2.2.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch ........22
1.2.2.1.
Sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch tự nhiên ...............................24
1.2.2.2.
Sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch nhân văn/ văn hóa ...............29
1.3.
An
Quá trình hình thành và phát triển Cơng viên văn hóa Ấn tƣợng Hội
............................................................................................................
37
CHƢƠNG 2: KHAI THÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN TỪ
TRƢỜNG HỢP CƠNG VIÊN VĂN HĨA ẤN TƢỢNG HỘI AN .....................40
2.1. Mơ hình sản phẩm du lịch đêm Cơng viên văn hóa Ấn tƣợng Hội An ....40
2.1.1. Loại hình nghệ thuật tạo cảnh ..................................................................42
2.1.2. Hệ thống mơ hình tái hiện các khơng gian văn hóa làng Nhật Bản và làng
Trung Quốc.........................................................................................................57
2.1.3. Nghệ thuật biểu diễn.................................................................................61
2.1.4. Trò chơi giải trí .........................................................................................69
2.1.5. Dịch vụ ẩm thực .......................................................................................70
2.2. Tổ chức hoạt động.........................................................................................71
2.2.1. Quy mô khai thác .....................................................................................71
2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động ....................................................................72
2.2.2.1.
Tổ chức quảng bá truyền thông .........................................................72
2.2.2.2.
Xây dựng chương trình hoạt động .....................................................73
CHƢƠNG 3: NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM Ở HỘI
AN TỪ TRƢỜNG HỢP CƠNG VIÊN VĂN HĨA ẤN TƢỢNG HỘI AN .......78
3.1. Đóng góp của cơng viên văn hóa Ấn tƣợng Hội An đối với việc phát triển
văn hóa du lịch địa phƣơng .................................................................................78
3.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội ......................................................78
3.1.2. Quảng bá văn hóa du lịch địa phương ......................................................79
3.1.3. Phản hồi của du khách và thái độ của người dân bản địa ........................81
3.2. Nhận xét, đánh giá tình hình phát triển và khả năng thu hút khách du
lịch .....................................................................................................................85
3.3. Đề xuất giải pháp đối với các vấn đề tồn đọng ...........................................86
KẾT LUẬN .......................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................91
PHỤ LỤC ..........................................................................................................94
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ
Bảng 1.2.1.2. (1) Số lượng du khách đến Hội An (giai đoạn 1997-2012) .........17
Hình 1.2.1.2. (2) GDP theo giá hiện hành của các ngành kinh tế chính ở Hội An
(2014) .................................................................................................................18
Hình 1.2.1.2. (3) Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch ở Hội An giai đoạn 19992012 ....................................................................................................................19
Bảng1.2.1.2. (2) Doanh thu các loại hình dịch vụ - du lịch ở Hội An (20002012) ...................................................................................................................20
Bảng 1.2.1.2. (3) Loại hình khách sạn/nhà trọ và số lượng phòng (2011) .......20
Bảng 1.2.2.1. (1) Số bậc và chỉ tiêu đánh giá từng bậc: ....................................27
Bảng 1.2.2.2. (2) Thống kê các di tích chùa ở Hội An .......................................32
Bảng 1.2.2.2.(3) Lễ hội ở Hội An (Phân loại theo loại hình di tích) .................34
Hình 3.1.3. (1): Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lịng của du khách Việt (khơng kể
người địa phương) về Mơ hình Cơng viên Ấn tượng Hội An
Hình 3.1.3. (2): Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của du khách Việt (khơng kể
người địa phương) về Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Kí ức Hội An
LỜI CẢM ƠN
Xã hội hiện đại đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọng
của văn hố đối với sự phát triển tồn diện đất nước trong mọi mặt, đặc biệt trong
đó có du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội trong thế kỷ XXI. Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
rõ quan điểm văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm này thể hiện vai trò đặc
biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở Hội An – vùng đất của di sản có bề
dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, bản thân là sinh viên theo học chuyên
ngành Văn hóa học, ước mơ ấp ủ được thực hiện một đề tài nghiên cứu về tài
nguyên văn hóa du lịch của quê hương đã nung nấu ngay từ lúc em theo học ở
trường Đại học. Trong suốt thời gian 7 tháng em thực hiện đề tài nghiên cứu về sản
phẩm du lịch đêm kiểu mới Cơng viên văn hóa Ấn tượng Hội An, em có cơ hội tiếp
cận và tìm hiểu nhiều hơn về các di sản lịch sử văn hóa ở địa phương, được cọ xát
với mơi trường năng động của du lịch và dịch vụ. Tất cả các trải nghiệm mang đến
cho em rất nhiều kiến thức bổ ích và bồi đắp thêm tình u với ngành Văn hóa học
em đã chọn theo học. Những điều quý giá em đã tiếp nhận được sẽ hành trang theo
em trong nghề nghiệp và cuộc sống sau này.
Nhân dịp hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc tới các Thầy cơ của tổ bộ mơn Văn hóa học, Khoa Ngữ văn, trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng – Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt là Thầy hướng dẫn TS
Nguyễn Hoàng Thân, cô giáo chủ nhiệm Th.s Phạm Thị Tú Trinh, cô chủ nhiệm
nhiều bộ mơn ngành Văn hóa học Th.s Hồng Thị Mai Sa, tuy rất bận rộn với công
việc giảng dạy, công tác và trong cuộc sống, nhưng các thầy cô đã dành cho em sự
quan tâm sâu sắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập, ln
động viên và giúp đỡ trong suốt q trình em thực hiện đề tài báo cáo của mình. Em
xin chân thành cám ơn!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hồn thiện đề tài bằng tất cả nhiệt tình và khả
năng của mình, tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi sai sót, em mong nhận được sự
đóng góp quý báu của quý Thầy cô.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
hóa – xã hội và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế - xã hội của
nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam, Hội An nổi lên như một
điểm sáng với các thế mạnh được thiên nhiên ban tặng mà ít nơi nào có được.
Với vị trí là vùng cửa sông - ven biển, nơi hợp lưu của các con sông lớn của xứ
Quảng, hệ thống thủy văn dày đặc đã tạo cho Hội An nhiều cảnh quan thiên
nhiên tươi sắc, hài hòa với nhiều thắng cảnh hấp dẫn. Bên cạnh đó, Hội An có
một bề dày văn hóa với những di tích lịch sử, cơng trình kiến trúc, làng nghề, lễ
hội truyền thống, ... Với những tiềm năng đó, du lịch Hội An thời gian qua đã có
những bước phát triển vượt bậc để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách khi
đặt chân đến đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, vấn đề khai thác tiềm năng
du lịch ở Hội An vẫn còn những vấn đề nảy sinh trong yêu cầu của từng chặng
đường phát triển, đặc biệt là thực trạng chúng ta đã khai thác gần như là tận
dụng tuyệt đối các tiềm năng về cảnh quan tự nhiên, về di tích văn hóa - lịch sử,
các làng nghề, lễ hội truyền thồng,… để thu hút du lịch. Trước tình hình đó, bài
toán đặt ra cho ngành du lịch Hội An nằm ở việc cần phải đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch, tìm hướng đi mới trong phát triển du lịch bằng việc mở ra các loại
hình, sản phẩm du lịch kiểu mới như một quá trình tất yếu để làm mới mình hơn
nữa, thu hút nhiều đối tượng khách hơn nữa để đóng góp cho sự phát triển mạnh
mẽ hơn về kinh tế du lịch Hội An.
Mặt khác, ở mảng văn hóa, với mong muốn tạo sự ấn tượng, quảng bá văn
hóa địa phương đối với du khách trong nước cũng như bè bạn quốc tế bằng
những phương pháp, hình thức mới mẻ hơn, nhanh chóng gây ấn tượng vẫn
đang là vấn đề trăn trở của những người làm công tác văn hóa. Với những yêu
cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới, các vấn đề trên đang là một bài toán
thu hút nhiều sự quan tâm từ những người làm cơng tác nghiên cứu văn hóa
cũng như kinh tế du lịch. Với mong muốn góp phần vào việc phát triển văn hóa
du lịch ở Hội An, để địa phương có những bước phát triển hiệu quả và mạnh mẽ
hơn trong tương lai, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “SẢN PHẨM DU
LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN TỪ TRƢỜNG HỢP CƠNG VIÊN VĂN HĨA ẤN
TƢỢNG HỘI AN”.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
1
2. Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu, phân tích, làm rõ tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển của
sản phẩm du lịch mới từ trường hợp Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội
An. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển mô hình du
lịch kiển mới này có hiệu quả, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm du lịch
ở Hội An nói chung và sản phẩm du lịch đêm nói riêng thúc đẩy sự phát triển
văn hóa, kinh tế - xã hội, đưa Hội An trở thành một trung tâm du lịch lớn của đất
nước.
Không những vậy, là một sinh viên chuyên ngành Văn hóa học, với mục tiêu
được đào tạo để trở thành những cán bộ nghiên cứu văn hóa, đề tài này đã góp
phần đánh dấu q trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học từ hoạt động
thực tiễn của tôi. Tôi được vận dụng những kiến thức được thầy cô đã trao
truyền và kiến thức tự tổng hợp. Bước đầu đưa ra sản phẩm khoa học riêng của
bản thân, mặt khác đóng góp vào việc nghiên cứu cũng như làm nghề sau này.
Điều này là động lực cũng như khơi gợi trong tôi nhiều cảm hứng cũng như tâm
huyết để thực hiện đề tài.
3. Lịch sử vấn đề
Đây là một đề tài mới, chưa có cơng trình nghiên cứu mang tính khoa học
chính thống nào được đưa ra. Một phần do đây là một sản phẩm du lịch mới, chỉ
mới vừa được đưa và khai thác hoạt động từ tháng 3 năm 2018. Khi công viên
văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An mới đưa vào khai thác đặc biệt là hạng mục
sân khấu ngoài trời đã gây xôn xao dư luận và nhận rất nhiều ý kiến cả cổ vũ cả
trái chiều từ các nhà làm công tác nghiên cứu cũng như các đối tượng du khách,
nhân dân địa phương. Báo chí cũng có rất nhiều bài viết khai thác về vấn đề ra
đời Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An với nhiều góc nhìn, hướng tiếp
cận khác nhau. Những thơng tin phản ánh từ báo chí tuy chưa trực tiếp nghiên
cứu chun sâu vấn đề, song nó giúp chúng tơi có nhiều góc nhìn trực quan, sinh
động hơn về đối tượng chúng tôi muốn hướng đến nghiên cứu. Mặt khác đó
cũng là nguồn thơng tin, tài liệu rất bổ ích để chúng tôi kế thừa, phục vụ cho
việc đưa ra những vấn đề lý luận liên quan.
Cụ thể Báo Người lao động đã có bài đăng “Ngắm cơng viên Ấn tượng
Hội An” vào ngày 02/08/2018. Bài viết truyền tải chi tiết các thơng tin liên quan
đến Cơng viên văn hóa Ấn tượng Hội An với nhiều chuỗi hoạt động, sự kiện sơi
động diễn ra trong mơ hình từ những ngày đầu ra mắt công chúng. Bài viết nhận
được sự quan tâm đông đảo của độc giả, bước đầu cung cấp cho người đọc
thông tin cơ bản về địa điểm du lịch mới hấp dẫn này. Ngồi ra các trang
Baomoi.vn, Nơng nghiệp Việt Nam cũng có nhiều bài đăng đề cập đến những
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
2
quan điểm ý kiến đồng thuận cũng như trái chiều từ khán giả cũng như giới
chun gia về mơ hình sản phẩm du lịch đêm này. Bên cạnh đó, các chương
trình truyền hình như Cà phê sáng VTV3 (27/4/2018) đã cập nhật bản tin “Kí ức
Hội An – Chương trình thuật chở đầy văn hóa” với những bình luận sinh động
về mơ hình này. Đặc biệt chương trình thời sự lúc 19h trên kênh VTV1 – Đài
truyền hình Việt Nam (24/3/2019) đã phát sóng bản tin “Hãng Reuters đưa tin:
"Ký ức Hội An" đang trở thành hiện tượng toàn cầu” thu hút rất lớn sự quan
tâm của khán giả xem chương trình.
Nhận thấy đây thực sự là vấn đề mới, được sự quan tâm của các nhà làm
công tác lãnh đạo, báo chí truyền thơng, người làm cơng tác văn hóa cũng như
đơng đảo dư luận nhân dân địa phương. Chúng tôi quyết định đi sâu khảo sát,
nghiên cứu để có những hiểu biết chuyên sâu hơn về sản phẩm du lịch văn hóa
giải trí mang tính mới này. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan, khoa học và đề xuất
các giải pháp cho các giai đoạn, chặng đường phát triển xa hơn về sau của sản
phẩm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Loại hình sản phẩm du lịch đêm Cơng viên văn hóa
chủ đề Ấn tượng Hội An
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài trực tiếp khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng
phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa giải trí Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn
tượng Hội An tại địa điểm phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam.
Về thời gian: Đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu khảo sát, điền dã về
các sản phẩm du lịch ở Hội An và trực tiếp nhất là sản phẩm du lịch văn hóa
kiểu mới Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An trong khoảng thời gian từ
khởi phát nghiên cứu đề tài từ tháng 9/2018 đến năm tháng 4/ 2019. Bên cạnh
đó, đề tài còn tham khảo sử dụng những tư liệu đã viết về đối tượng nghiên cứu
này trong lịch sử tiếp cận từ báo chí, truyền thơng ở thời gian trước khởi phát
nghiên cứu.
Về nội dung: Giới thiệu những nét đặc sắc, tiêu biểu, phân tích và làm rõ
tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển của sản phẩm du lịch đêm kiểu mới từ
trường hợp Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Từ đó khai thác những
giá trị độc đáo này như là một tài nguyên du lịch văn hóa mới để làm phong phú
và đặc sắc thêm cho các sản phẩm du lịch nói riêng cũng như ngành du lịch
thành phố Hội An nói chung.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
3
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp cận tìm hiểu, thu thập tài liệu, khảo sát
điền dã Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An và các vấn đề sản phẩm du
lịch đêm nói chung ở Hội An. Đồng thời chúng tôi thực hiện thống kê số liệu
liên quan đến du lịch, điều tra và phỏng vấn du khách. Từ đó có những thơng số
đánh giá tiềm năng thu hút và thỏa mãn nhu cầu khách du lịch khi đến với sản
phẩm du lịch đêm Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Qua đó làm nổi
bật được tầm quan trọng của việc đầu tư, hoạch định đưa ra các sản phẩm mới
mẻ hơn trong vấn đề phát triển văn hóa du lịch địa phương trong tương lai.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Bản thân người thực hiện luận văn chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài rất
thú vị và hữu ích. Đề tài có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như khá gần
gũi với thực tiễn. Về mặt lý luận, luận văn góp phần nhận diện, tiếp cận nghiên
cứu và làm rõ thêm tiềm năng về du lịch văn hóa giải trí ở Hội An trực tiếp từ
sản phẩm du lịch đêm kiểu mới Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Về
mặt thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc xây dựng, tìm ra các hướng
đi mới trong kinh doanh du lịch và quảng bá văn hóa dân tộc cũng như ở cấp độ
địa phương. Tiếp cận nghiên cứu từ thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao giá trị sản phẩm du lịch đêm ở Hội An góp phần đưa ngành du lịch Hội An
có nhiều bước tiến vượt bậc hơn nữa trong tương lai.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Với nội dung chủ yếu đề cập trực tiếp nghiên cứu sản phẩm du lịch đêm kiểu
mới Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, đề tài “SẢN PHẨM DU
LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN TỪ TRƢỜNG HỢP CƠNG VIÊN VĂN HĨA ẤN
TƢỢNG HỘI AN” được chúng tôi thực hiện trên cơ sở hệ thống các lý luận về
du lịch văn hóa và đánh giá nhu cầu du lịch văn hóa, du lịch giải trí trên địa bàn
thành phố Hội An. Bên cạnh đó khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch văn
hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố. Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng
bốn phương pháp nghiên cứu chính:
Thứ nhất là phương pháp khảo sát thực địa. Đề tài nghiên cứu nào cũng vậy,
muốn có tính ứng dụng vào thực tiễn cao thì việc đi điền dã khảo sát là một
trong những công việc không thể thiếu của người nghiên cứu. Vì vậy, chúng tơi
đã đến tận nơi khảo sát, nghiên cứu về Cơng viên văn hóa Ấn tượng Hội An.
Thơng qua đó, chúng tơi tiếp cận gần gũi hơn nhằm nắm bắt được hiện trạng
hoạt động tại các điểm du lịch địa phương, giúp công việc đánh giá tiềm năng,
hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại địa điểm khảo sát cũng như trên địa bàn
thành phố Hội An được chính xác và khách quan hơn.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
4
Thứ hai là phương pháp thu thập và xử lý tài liệu. Trên cơ sở thu thập thông
tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới du lịch văn
hóa ở Hội An, chúng tơi đã xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, nhằm
đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm du lịch mới này.
Thứ ba là phương pháp thống kê, phân loại, so sánh. Trong khuôn khổ đề tài
này, những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch văn hóa ở
thành phố Hội An, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018 sẽ được
thu thập, thống kê trong theo quy chuẩn chung của ngành Du lịch làm cơ sở cho
việc xử lý, phân tích, đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
Cuối cùng là phương pháp điều tra xã hội học. Muốn có tính ứng dụng vào
thực tiễn cao thì việc đi điều tra xã hội học, khảo sát nhu cầu thực tế của đối
tượng du khách là vô cùng cần thiết. Mặt khác, các số liệu cịn đóng vai trị như
những con số biết nói góp phần đánh giá tính khoa học thực tiễn của đề tài.
Thơng qua đó, chúng tơi tiếp cận gần gũi hơn nhằm nắm bắt được hiện trạng
hoạt động tại điểm du lịch, giúp công việc đánh giá tiềm năng phát triển của sản
phẩm du lịch văn hóa giải trí trên địa bàn thành phố Hội An được khách quan,
khoa học hơn.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 90 trang, ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và
Phụ lục; Nội dung chính của đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận của đề tài
Chương 2: Khai thác sản phẩm du lịch đêm ở Hội An từ trường hợp Cơng
viên văn hóa Ấn tượng Hội An
Chương 3: Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch đêm ở Hội An từ trường hợp
Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
5
NỘI DUNG
1.1.
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Từ lúc xa xưa, con người đã ln có tính tị mị, muốn tìm hiểu thế giới
xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ. Con người ln muốn khám phá,
tìm hiểu những nơi khác trên thế giới sẽ có cảnh quan ra sao, muốn biết về các
tộc người, các nền văn hóa, hệ động - thực vật ở những vùng miền hay quốc gia
khác.
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát
triển với tốc độ rất nhanh, đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá
phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Song cho đến nay khái niệm
“Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia từ nhiều góc độ tiếp cận, cả
giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này. Nhà
nghiên cứu Berneker cho rằng: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu
thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Theo tổ chức WTO (World Trade Organization) - tổ chức thương mại thế
giới (hoặc tổ chức mậu dịch thế giới) định nghĩa: “Du lịch là tất cả những hoạt
động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng
với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, cơng vụ và nhiều mục đích khác”.
Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời
gian liên tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư
nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Tổng cục du lịch (Pháp lệnh du lịch): “Du lịch là hoạt động của con
người đi đến ngồi nơi ở thường xun của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
6
thể hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm
thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hồ bình hữu nghị”.
Trong nghiên cứu, thực sự có những khó khăn nhất định trong việc đưa ra
định nghĩa về du lịch vì những lí do cơ bản:
Thứ nhất do tồn tại các cách tiếp cận và dưới các góc độ khác nhau mà các
tác giả có các định nghĩa khác nhau.
Thứ hai do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu về du lịch ở các nước
khác nhau
Thứ ba do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch.
Như vậy, có thể thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động
du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã
hội.
Và dù có nhiều khái niệm về du lịch như vậy, nhưng tổng hợp lại một khái
niệm du lịch luôn hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: Du lịch là một hiện tượng
kinh tế xã hội; Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường
xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ;
Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục
vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời, và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ; Các cuộc hành trình,
lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích
nhất định, trong đó có mục đích hồ bình.[1]
1.1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó
là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên
cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng
thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” (Từ điển du
lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).
Sản phẩm du lịch gồm các dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung cấp
cho người du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự
nhiên xã hội với việc sử dụng các nguồn lực từ cơ sở vật chất kỹ thuật và lao
động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và
vơ hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ
và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
7
Thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch:
Dịch vụ vận chuyển: là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch. Bao gồm
các phương tiện đưa đón khách đến và thăm quan các địa điểm du lịch bằng các
phương tiện giao thông hiện nay như: ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay, tàu hỏa,
thuyền…..
Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính cấu thành sản phẩm
du lịch. Nó bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của người du lịch
như: khách sạn, lều trại, nhà hàng …; Dịch vụ tham quan giải trí: điểm tham
quan, cơng viên, di tích hội chợ, cảnh quan…; Hàng hóa tiêu dùng và các đồ lưu
niệm; Các dịch vụ khác hỗ trợ khách du lịch: thủ tục hộ chiếu, visa…..
Sự phát triển các sản phẩm du lịch có thể nhận biết thơng qua các tiêu chí
như: tính đa dạng của sản phẩm, giá cả sản phẩm.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã
hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Sự phát triển của du
lịch và sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều và các điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội… của đất nước cũng như của khu vực và thế giới. Chính vì vậy, để có thể
đánh giá kết quả phát triển sản phẩm du lịch một cách chính xác phải dựa vào các
tiêu chí cơ bản sau:
* Tiêu chí về kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cho địa phương: Doanh thu trực tiếp và gián tiếp từ
du lịch; Tỉ lệ giữa doanh thu khách nội địa và doanh thu khách quốc tế.
Kinh doanh du lịch:
+ Lượng du khách đến với địa phương hàng năm.
+ Quốc tịch của du khách và thời gian lưu trú tại địa phương.
+ Đánh giá của du khách về chất lượng, dịch vụ sản phẩm du lịch và giá
cả/giá trị: bao gồm giá cả và mức độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
Giải quyết việc làm: Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp do du lịch
tạo ra; Tỷ lệ người địa phương so với người ngoài địa phương tham gia vào sản
phẩm du lịch.
* Tiêu chí về văn hóa – xã hội:
Bảo tồn các nét văn hóa vật thể và phi vật thể:
+ Các nét văn hóa mới tốt và xấu du nhập vào cộng đồng theo thời gian.
+ Số lượng tổ chức các hoạt động sản phẩm văn hóa địa phương trong
năm.
+ Cơng tác bảo tồn di tích, nét văn hóa truyền thống.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
8
* Tiêu chí về mơi trƣờng:
Thay đổi về tỷ lệ che phủ rừng của địa phương trước và sau khi áp dụng
sản phẩm du lịch; Ngân sách đầu tư vào bảo tồn và tôn tạo các dự án về cải thiện
môi trường; Thay đổi về lượng rác thải sinh ra; Nhận thức của du khách về vấn
đề rác thải; Chi phí xử lý rác thải của địa phương và các doanh nghiệp.
Sản phẩm du lịch là tất cả hàng hóa dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng
trong chuyến đi của họ. Sản phẩm du lịch văn hóa thực chất là các sản phẩm du
lịch nhưng được nhấn mạnh hơn bởi đặc tính văn hóa của nó. “Sản phẩm văn hóa
là những sản phẩm trong lĩnh vực tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến
trình phát triển của lịch sử để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn những mục đích và
nhu cầu khác nhau của các cá nhân, cộng đồng người”.[1;tr14]
1.1.3. Cơng viên văn hóa
Cơng viên là khu vực được bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay trồng,
một nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ.
Có thể phân ra thành các loại hình cơng viên như cơng viên giải trí hoặc
công viên vui chơi, công viên chủ đề (tiếng Anh: Amusement park hoặc theme
park) là một địa điểm công cộng - nơi quy tụ nhiều hình thức vui chơi giải trí và
các sự kiện nhằm thu hút số lượng lớn du khách và người chơi cho cả mục đích
kinh doanh thương mại và văn hóa cộng đồng.[39] Cũng có thể nói cơng viên
giải trí là một trong các loại hình cơng trình được tạo ra nhằm mục đích giải trí
và tiêu khiển. Cơng viên giải trí thường có quy mơ và cấu trúc phức tạp hơn công
viên thông thường, phục vụ cho nhiều lớp người với độ tuổi khác nhau.
Khái niệm công viên theo chủ đề (theme park) được biết đến như các cơng
viên giải trí thường gặp. Điểm khác biệt ở đây là các trị vui chơi giải trí được
xây dựng và thiết kế dựa trên một chủ đề chính, ví dụ như tơn giáo, văn hóa hay
khoa học, nghệ thuật…
Chúng tôi tiếp cận thuật ngữ “Theme park” tức công viên chủ đề, cũng
được định nghĩa là công viên giải trí nhưng với các trị chơi, loại hình giải trí có
nội dung, khái niệm được chọn lọc hơn để có thể dựa trên hoặc tuân theo một ý
tưởng hoặc phong cách nhất định.
“Ở Nhật, Theme park (công viên chủ đề), ngồi các trị chơi, cịn cho xây
dựng thế giới quan độc đáo với bối cảnh là phim ảnh, lịch sử, văn hóa của khu
vực hoặc các nước khác”.[40] Du khách khi đặt chân vào Theme Park, sẽ bỏ lại
thế giới thực tại ở sau lưng và hịa mình vào các bối cảnh sinh động nơi đây
(“Theme park a large permanent area for public entertainment, with entertaining
activities and big machines to ride on or play games on, restaurants, etc.,
sometimes all connected with a single subject”).
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
9
Ở phạm vi tiếp cận của đề tài, chúng tôi đưa ra định nghĩa “cơng viên văn
hóa” là một khu vực cố định rộng lớn để giải trí cơng cộng, với các hoạt động
giải trí, tổ chức các trị chơi có cả nhà hàng, khu nghỉ dưỡng,… Tất cả các yếu tố
đó được kết nối với một chủ đề duy nhất liên quan đến lĩnh vực văn hóa đã được
nhà đầu tư thiết kế, lên ý tưởng xây dựng dự án.
1.2. Tổng quan về du lịch thành phố Hội An
1.2.1. Tiềm năng và tốc độ phát triển du lịch
1.2.1.1.
Các yếu tố tự nhiên và xã hội
Vị trí địa lý và lãnh thổ
Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 61,71
km², nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về
phía Đơng, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đơng Nam, cách thành phố
Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đơng Bắc.
Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km² (chiếm 74,9% tổng diện
tích tự nhiên tồn thành phố), có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy
là phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía
Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đơng giáp biển với biển Đơng với
bờ biển dài 7 km. Hạt nhân trung tâm đô thị Hội An là khu phố cổ rộng chừng 5
km² đã được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày
04/12/1999).
Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49 km² (chiếm
25,1% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố). Cù Lao Chàm bao gồm nhiều hòn
đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ơng, Hịn Tai, Hịn Lá, Hịn Khơ
(Khơ Mẹ, Khơ Con), Hịn Nồm. Các hịn đảo này quần tụ thành hình cánh cung
hướng mặt ra Biển Đơng, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Cù Lao
Chàm đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26/5/2009)
Hành chính: Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm
Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh
Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao
Chàm).
Điều kiện tự nhiên
Về địa hình, Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam,
độ dốc thoải trung bình 0,015°, phân thành 2 dạng địa hình sau: địa hình vùng
đồng bằng và địa hình hải đảo
Địa hình các vùng đồng bằng của Hội An chia thành ba vùng:
Thứ nhất, vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ dốc Lai Nghi
phường Thanh Hà, sang xã Cẩm Hà, qua phường Cẩm An, chạy dọc biển xuống
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
10
phường Cửa Đại, kết nối với vùng cát phía Đơng huyện Điện Bàn (giáp các xã
Điện Nam, Điện Dương).
Thứ hai, vùng thấp trũng gồm các phường Cẩm Phô, Minh An, Sơn
Phong, Cẩm Nam, Cẩm Châu và xã Cẩm Kim ở bờ Nam sơng Thu Bồn.
Thứ ba, vùng mặt nước/sơng ngịi gồm phần lớn diện tích xã Cẩm Thanh
và các cồn nổi dọc hạ lưu sơng Thu Bồn.
Địa hình hải đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo
nhỏ có hình chóp cụt, độ cao lớn nhất so với mặt biển dao động từ 70 – 517m.
Đảo lớn nhất là Hịn Lao có một dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc
xuống Đơng Nam, chia Hịn Lao thành hai sườn có địa thế khác nhau: sườn Đơng
có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh chân núi rất hiểm trở; sườn Tây dốc thoải, ít đá
tảng, nhiều bãi bồi ven biển.
Về khí hậu, do phía Bắc được ngăn bởi dải Bạch Mã, phía Tây được che bởi
khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam
và các tỉnh, thành phố lân cận, Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa vùng Nam Hải Vân, mang tính chất khí hậu ven biển Miền Trung, nóng ẩm,
mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng
của gió mùa đơng.
Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Quảng Nam, đặc điểm các yếu tố
thời tiết thành phố Hội An như sau:
Nhiệt độ: Hội An khơng có mùa đơng lạnh. Mùa khơ từ khoảng tháng 2 đến
tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ khơng
khí ở Hội An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa Đơng Bắc,
gió mùa Tây Nam, gió mùa Đơng – Đơng Nam) và chế độ mưa. Nhiệt độ trung
bình năm là 25,6℃; nhiệt độ cao nhất: 39,8℃; nhiệt độ thấp nhất: 22,8℃.
Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83%, mùa khơ 75%, mùa mưa
85%. Khí hậu Hội An có đặc điểm nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bão và
mùa nắng nóng kết hợp thêm tính chất khí hậu dun hải Miền Trung.
Lượng mưa, bão: Tổng lượng mưa bình quân 2.504,57 mm/năm, lượng mưa
cao nhất vào tháng 10, 11 (550 - 1000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2,
3, 4 (23 - 40 mm/tháng). Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11
hằng năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu
vực.
Về thủy văn, Hội An là vùng cửa sông - ven biển, nơi hội tụ của các con sông
lớn của xứ Quảng:
Nguồn Thu Bồn - Vu Gia được hình thành bởi hai dịng sơng Thu Bồn và
Vu Gia hợp lại. Hệ thống này gồm 78 con sơng có chiều dài từ 10 km trở lên.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
11
Phía ngọn Thu Bồn có các nhánh sơng Tranh (bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh
hùng vĩ), sông Khang (cũng gọi là Chang, gồm hai nhánh chính là sơng Tiên và
sông Trạm), sông Trường (bắt nguồn từ dãy núi Glê Lang). Phía ngọn Vu Gia có
các nhánh sơng Bung, sơng Cái, sơng Con (hoặc sơng Cơn),… Tồn bộ hệ thống
Thu Bồn – Vu Gia có chiều dài từ nguồn ra đến biển khoảng 200 km với lưu vực
khoảng 8.850 km2. Theo trục chủ đạo là sông Thu Bồn, từ ngã ba Giao Thủy –
nơi hợp lưu của hai dịng sơng chính là Thu Bồn và Vu Gia – sơng tiếp tục chảy
về hướng Đông 3 km đến làng Vân Ly (thuộc xã Điện Quang – huyện Điện Bàn)
thì tách làm đơi; một nhánh chảy về phía Nam, đổ xuống ngã Chiêm Sơn, Trà
Kiệu (huyện Duy Xuyên), một nhánh chảy về phía Đơng qua Bắc Kỳ Lam. Hai
dịng chảy chính của sông Thu Bồn lại hợp lưu tại Bến Giá, tạo thành khu Gị
Nổi trù phú. Dịng chính của sơng Thu Bồn đi về xi khoảng 14 km thì một chi
lưu chảy ra phía Bắc, làm thành đường thủy quan trọng nối sông Thu Bồn với
sông Hàn (Đà Nẵng). Phần hạ lưu của sông Thu Bồn bắt đầu từ Bến Giá chảy
qua cầu Câu Lâu tới Cửa Đại dài 16 km. Ngày xưa, đoạn sơng này có tên là sơng
Chợ Củi, tên chữ là “Sài Thị Giang”. Trước khi đổ ra biển qua Cửa Đại, đoạn
cuối của sông Thu Bồn do sự tác động của thủy triều và phù sa bồi lấp, đã phân
thành nhiều nhánh phụ, tách ra rồi nhập lại. Đoạn sông Thu Bồn chảy qua Hội
An được gọi là sông Cái hoặc sông Hội An, với chiều dài qua địa phận thành phố
là 8,5 km, chiều rộng từ 120m – 240m, diện tích lưu vực 3.510km2. Một nhánh
nhỏ của sơng Hội An tách dịng lượn sát vào Phố Hội thường gọi là sơng Hồi.
Về sinh vật, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Hội An là 739,53 ha gồm rừng
đặc dụng và rừng phòng hộ. Rừng ở Hội An rất đặc thù, với hệ động vật - thực
vật phong phú, được xếp vào chủng loại có giá trị đa dạng sinh học và giá trị dự
trữ sinh quyển cao:
Rừng đặc dụng có 453,9 ha, tập trung ở cụm đảo Cù Lao Chàm, là rừng hỗn
giao, mang đặc điểm của rừng nhiệt đới với các loại cây ưu trế là mật, gụ, lim,
chò đen, xoan, huỷnh... và hàng trăm loài cây thuộc các họ thực vật bậc cao được
xác định trong danh mục cây dược liệu.
Rừng phòng hộ tập trung ở các khu vực: Cẩm Thanh (84,69 ha), Cửa Đại
(38,02 ha), Cẩm Kim (37,29 ha), Thanh Hà (17.57 ha), Cẩm An (17, 43 ha), Cẩm
Nam (9,62 ha); phân bố chủ yếu ở các vùng dọc sông, ven biển, vừa có giá trị
cảnh quan, vừa có tác dụng chắn sóng, chắn cát và chống sạt lở.
Lịch sử hình thành và phát triển
Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất Hội
An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên. Các di chỉ ở Hội An đã phát
hiện được hai loại tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời Hán, gốm và những
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
12
hiện vật sắt kiểu Tây Hán, hiện vật đồng mang dáng dấp văn hóa Đơng Sơn (phía
Bắc), những hiện vật mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Ĩc Eo (phía Nam),
hoặc đồ trang sức với cơng nghệ chế tác tinh luyện có nguồn gốc Ấn Độ, Trung
Quốc… cho phép khẳng định chiều dài tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa
Huỳnh muộn, đỉnh cao của thời kỳ tiền - sơ sử (từ thế kỷ thứ II trở về trước).
Điều này cũng cho phép khẳng định đầu công nguyên đã có nền ngoại thương
manh nha hình thành ở Hội An.
Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất
Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại) và
Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm dừng chân quan trọng trên con
đường hàng hải quốc tế. Lâm Ấp phố là một thương cảng phát triển, thu hút
nhiều thuyền buôn Ả rập, Ba Tư, Trung Quốc đến bn bán, trao đổi. Hàng hóa
xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương,
nước ngọt... Một thời kỳ khá dài, Chiêm cảng Lâm Ấp phố đóng vai trị quan
trọng bậc nhất trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và trung
tâm tơn giáo - tín ngưỡng Mỹ Sơn.
Khởi phát từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng quyết tâm rời bỏ vùng đất bản
hộ của họ Nguyễn ở Thanh Hóa để tiến về phương Nam, một bộ phận cư dân
Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đã dừng bước lưu
dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dịng sơng Thu Bồn thơ mộng.
Từ giữa thế kỷ XVI, sau một thời kỳ suy thối, các “Chiêm cảng” ở miền
Trung vốn có truyền thống từ thời đại Champa được tái sinh. Do có vị trí địa lý
thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn
nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khơn khéo,
thống mở… nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều
thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Xiêm… tấp nập đến giao thương. Từ một “Chiêm cảng” bị suy
tàn, Hội An mau chóng phục hưng và trở thành trung tâm thương mại quốc tế
phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Hội An giữ
vai trò trung tâm điều phối cho các thương cảng miền Trung như Thanh Hà
(Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà
Tiên…trở thành những thương cảng trọng yếu ở Đàng Trong.
Từ cuối thế kỷ XIX, những thay đổi về mặt chính trị đã diễn ra một cách
mạnh mẽ, đặc biệt là khi các chúa Nguyễn áp dụng chính sách “bế quan toả
cảng” đã ảnh hưởng đến vai trò của Hội An như là một cảng chính của triều
Nguyễn. “Cảng thị thuyền buồm” Hội An dần dần mất vai trò và nhường chỗ cho
sự nổi lên của những cảng khác dọc bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, cũng nhờ có
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
13
sự việc này mà Hội An đã tránh được những nhân tố bất lợi từ q trình hiện đại
hố có thể gây hại đến diện mạo và những giá trị văn hố q báu của nó, đồng
thời, có khả năng được bảo tồn nguyên vẹn như chúng ta thấy ngày nay.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn
vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Hội An là thị xã trực thuộc
tỉnh Quảng Nam.
Ngày 03/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 602/QĐBXD công nhận Hội An là Đô thị loại III. Ngày 29/01/2008, Chính phủ ban hành
Nghị định số 10/NĐ-CP thành lập Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên
cơ sở tồn bộ diện tích, dân số và các đơn vị hành chính thuộc thị xã Hội An.
Ngày 28/3/2008, Hội An chính thức được cơng nhận là thành phố cấp ba
trực thuộc tỉnh Quảng Nam, bao gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô,
Tân An, Cửa Đại, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam và 3 xã: Tân Hiệp, Cẩm
Thanh, Cẩm Kim.[21]
Đặc điểm về kinh tế
Năm 2017, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực hoàn
thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà thành phố đã đề ra: giá trị
sản xuất theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 8.653,951 tỷ đồng, tăng 16,56%; trong
đó, nhóm ngành du lịch – dịch vụ - thương mại tăng 17,19%; ngành công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 19,97%; ngành nông – lâm – ngư nghiệp
tăng 2,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,97 triệu đồng, tăng 4,19 triệu
đồng so với năm 2016.[23]
Kết quả này là khá toàn diện và được thể hiện cụ thể trên từng lĩnh vực:
Về kinh tế
Năm 2017, việc tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện cấp thành phố và các
hoạt động mang tầm quốc gia và quốc tế đã tạo điều kiện cho ngành du lịch - dịch
vụ - thương mại Hội An phát triển mạnh. Tổng lượt khách đến đạt khoảng
3.220.000 lượt (tăng 21,66%), trong đó có 1.780.000 lượt khách quốc tế (tăng
30,95%), 1.440.000 lượt khách nội địa (tăng 11,85%); Tổng lượt khách tham quan
khu phố cổ: 2.380.000 lượt (tăng 28,16%); Tổng lượt khách tham quan Cù Lao
Chàm đạt 407.315 lượt; Tổng lượt khách lưu trú đạt 2,15 ngày/khách, cơng suất sử
dụng buồng phịng đạt 51% (tăng 1,7%). Cơ sở hạ tầng, các dịch vụ tiện ích phục vụ
du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư. Thành phố đã huy động nguồn lực xã hội hóa
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
14
từ các doanh nghiệp để cùng tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội cũng như đầu tư,
triển khai dự án của thành phố.[23]
Ngành thương mại phát triển ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu
dùng của nhân dân. Cùng với việc đầu tư nâng cấp các chợ, công tác sắp xếp trật tự
kinh doanh tại chợ Hội An và các chợ địa phương được quan tâm hơn.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng ổn định, trong đó lĩnh vực
chế biến - chế tạo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng 86.98% giá trị tồn ngành.
Lĩnh vực nơng – lâm – ngư nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn song vẫn cơ bản
giữ được ổn định.
Công tác quy hoạch, chỉnh trang, mở rộng đô thị được tiếp tục đẩy mạnh.
Thành phố đã chọn được đơn vị tư vấn nước ngoài điều chỉnh quy hoạch chung của
thành phố. Công tác quản lý tài nguyên đất, khoáng sản trên địa bàn được tăng
cường. Đặc biệt, Thành phố đã tổ chức khởi công dự án cải thiện chất lượng nước
tại khu vực chùa Cầu, xây dựng hệ thống đấu nối thu gom nước thải, khắc phục sự
cố và đưa vào vận hành lò đốt rác thải thành phố. Các hoạt động quản lý, bảo tồn
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm được tiếp tục triển khai, vừa tập trung
quản lý tốt vùng lõi, vừa mở rộng quản lý ra khu vực vùng đệm.
Về văn hóa – xã hội
Lĩnh vực văn hóa, thơng tin và thể thao tiếp tục có nhiều khởi sắc. Cùng với
việc tổ chức thường xuyên các lễ hội truyền thống và các hoạt động kỷ niệm các
ngày lễ lớn trong năm, thành phố cũng đã tập trung chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện
văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn, đặc biệt là tổ chức thành công các hoạt động trong
khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC tại Hội An.
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt. Tỷ lệ huy động học
sinh đến lớp đạt 100%, chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất
trường lớp, trang thiết bị dạy, học được quan tâm đầu tư.
Các chính sách đối với người có công và an sinh xã hội được quan tâm thực
hiện chu đáo, kịp thời. Công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội đạt hiệu quả thiết thực,
kết quả điều tra năm 2017, thành phố khơng cịn hộ nghèo thuộc diện thốt nghèo,
cịn 61 hộ nghèo (tỷ lệ 0,28%) thuộc diện bảo trợ xã hội, khơng thể xóa nghèo.
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phịng chống tệ nạn xã hội được
thực hiện tốt.
Công tác đối ngoại, nhất là ngoại giao văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh; các
hoạt động giao lưu, kết nghĩa từng bước đi vào chiều sâu. Đã tổ chức làm việc, đón
tiếp chu đáo các đoàn khách quốc tế đến Hội An; tổ chức và quản lý các đồn, cá
nhân đi cơng tác nước ngồi đảm bảo quy định; triển khai có hiệu quả các thỏa
thuận đã ký kết.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
15
Đặc điểm về văn hóa - xã hội
Dân cư và lao động
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân số toàn
thành phố có 88.933 người, trong đó nữ có 45.269 người, chiếm tỉ lệ 50,90%, bình
quân nhân khẩu gần 4 người/hộ. Địa bàn thành thị có 68.639 người (77,2%), nơng
thơn có 20.294 người (22,8%). Bên cạnh người Kinh chiếm đa số còn có cộng đồng
người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với lịch sử hình thành và
phát triển của vùng đất Hội An.
Theo hiện trạng dân số năm 2015 thì mật độ dân số Hội An tập trung cao tại các
phường trung tâm, chiếm trên 30% tổng dân số thành phố. Phường Minh An có
9.980 người, Sơn Phong 6.130 người, Cẩm Phô 8.836 người/km2,... trong khi đó,
mật độ dân số bình qn cả nước là 243 người/km2, thành phố HCM 3.400 người,
Hà Nội 2.000 người, Đà Nẵng 70 người/km2. Điều này gây áp lực lớn lên cơ sở hạ
tầng cận khu phố cổ và tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số cơ
học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham quan du
lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngồi tỉnh đến bn bán làm
ăn và khơng ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ... đến nghiên
cứu, cơng tác.
Văn hóa
So với các đơ thị khác của Việt Nam, Hội An có những đặc điểm lịch sử và
địa lý nhân văn rất riêng biệt. Mảnh đất nơi đây có một lịch sử lâu đời và là nơi gặp
gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở văn hóa
Hội An chính là tính đa dạng. Những người Việt vào cư trú ở Hội An từ cuối thế kỷ
XV chung sống hịa bình với bộ phận dân cư người Chăm vẫn định cư rất lâu từ
trước đó. Khi Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất, nơi đây đã tiếp nhận
nhiều cư dân mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này giúp cho Hội An
có được một nền văn hóa nhiều tầng, nhiều lớp và đa dạng, thể hiện ở tất cả các
hình thái văn hóa phi vật thể như phong tục tập quán, văn học dân gian, ẩm thực, lễ
hội... Một đặc điểm nổi bật khác của văn hóa Hội An là tính bình dân. Khác
với Huế, kinh thành cũ, nơi nhiều di sản văn hóa mang tính chất cung đình, hệ
thống di tích của Hội An là những thiết chế văn hóa cổ truyền của cuộc sống đời
thường. Ở Hội An, văn hóa phi vật thể vẫn đang sống và tương thích với hình thái
văn hóa vật thể.
1.2.1.2. Tốc độ phát triển du lịch
Đô thị cổ Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới (1999) là dấu mốc
thay đổi mọi mặt đời sống của người dân ở đây. Một năm sau khi trở thành Di
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
16
sản văn hoá Thế giới, du lịch Hội An đã phát triển mạnh mẽ cả về lượng du
khách, thu nhập du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch.[2;tr77]
Bảng 1.2.1.2. (1) Số lượng du khách đến Hội An (giai đoạn 1997-2012)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Khách nội
địa
(Lượt
khách)
58.834
80.039
84.858
97.823
208.133
230.565
277.900
241.868
318.994
453.379
424.320
535.462
498.051
653.007
722.330
708.352
Khách quốc
tế
(Lượt khách)
81.148
66.480
73.457
99.617
153.600
212.000
185.296
352.442
329.222
423.395
608.477
570.478
540.411
631.943
739.850
680.235
Tổng số
(Lượt
khách)
Mức tăng trƣởng
so với năm trƣớc
(%)
139.982
146.519
158.315
199.440
363.734
444.567
465.199
569.314
650.221
878.780
1.032.797
1.105.940
1.038.462
1.284.941
1.462.180
1.388.587
4.7
9.4
24.4
82.4
22.2
4.6
28.2
9.0
35.2
17.5
7.08
-6.1
23.7
13.8
-5.0
Nguồn: [13]
1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2012
Khách quốc tế
Khách nội địa
Hình 1.2.1.2. (1) Biểu đồ thể hiện lượng du khách đến Hội An (1999-2012)
Nguồn: [13]
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
17
SVTH: Vương Thị Ngọc Ti
Lượng du khách đến Hội An ngày càng tăng. Trong năm 2007, Hội An đã
chào đón vị khách thứ 1 triệu, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình phát
triển của du lịch ở một thị trấn nhỏ, nhưng nổi tiếng và ngày càng trở nên nổi tiếng
trên thế giới. Đối với các du khách quốc tế, phố cổ Hội An là một điểm không thể
không đến ở Việt Nam. Đối với khách nội địa, Hội An là một điểm được du khách
Việt Nam yêu thích, với các phân đoạn thị trường chính là du khách đến từ Tp. Hồ
Chí Minh chiếm 30%, đến từ Hà Nội chiếm 52% và các nơi khác là 18% [24].
Trong năm 2013, Hội An đón 1.610.000 lượt khách, trong đó có 1.170.000 lượt
khách tham quan. Trong năm 2014, Hội An đón tiếp khoảng hơn 1,7 triệu khách,
tăng gần 8% so với năm 2013. [ 1 3 ]
Ngành Du lịch Hội An trong năm 2010 đã tạo việc làm cho khoảng 7.200
người lao động trực tiếp [19], tăng 2,11 lần so năm 2006 (3.411) người [11, tr. 54].
Nông, ngư nghiệp 8.53%
Công nghiệp - Xây dựng 26.85%
Dịch vụ du lịch thương mại 64.62%
Hình 1.2.1.2. (2) GDP theo giá hiện hành của các ngành kinh tế chính ở Hội An
(2014)
Nguồn: [13]
Du lịch và các dịch vụ thương mại khác đóng góp phần lớn giá trị tăng thêm
(GDP) của thành phố Hội An năm 2012, chiếm 66,59% tổng GDP toàn thành phố.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
18
SVTH: Vương Thị Ngọc Ti
1400000
1200000
1000000
800000
600000
400000
200000
0
Triệu đồng
2000 2002
41618
122475
2004
176794
2006
371736
2008
627574
2010
801967
2012
1190242
Nguồn: [13]
Hình 1.2.1.2. (3) Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch ở Hội An giai đoạn
1999-2012
Tổng thu ngành Du lịch Hội An chủ yếu từ các hoạt động bán lẻ hàng hóa và
cung ứng dịch vụ liên quan đến du lịch, bao gồm dịch vụ cung cấp đồ ăn thức uống
cho du khách, dịch vụ lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ khác cho du khách quốc tế
và nội địa. Trong năm 2007, Hội An có 180 cửa hàng bán quần áo và may đồ thời
trang, 202 cửa hàng bán đồ thủ công, mỹ nghệ và lưu niệm, 91 cửa hàng bán giày
dép, túi xách và lồng đèn, 207 cửa hàng tạp hóa khác [11]. Theo khảo sát cá nhân
vào tháng 6/2013, chỉ riêng đường Nguyễn Thái Học có tới 56 cửa hàng bán vải,
quần áo bán sẵn và may đo, 8 cửa hàng bán giày dép, 12 cửa hàng bán tranh, 1 cửa
hàng bán túi, 8 cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ và 27 cửa hàng bán đồ lưu niệm,
4 cửa hàng bán đồ trang sức. Con số này đến nay đã tăng lên rất nhiều bởi lượng du
khách đến Hội An tăng mạnh. Vì thế các dịch vụ bán lẻ hàng hóa, đặc biệt hàng thủ
cơng mỹ nghệ cho du lịch cũng nhờ đó mà tăng lên nhằm thoả mãn mọi nhu cầu du
khách. Các cửa hàng bán lẻ này tập trung nhiều ở các phố chính của phố cổ như Lê
Lợi, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Tô Hiệu và một phần của khu An Hội - là khu
mới được khai thác trong mấy năm gần đây, nằm đối diện với đường Bạch Đằng,
ngăn cách bởi đoạn sông Hội An.
Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN
19