Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

26089 17122020071552LUANVAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 200 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
NGHIÊN CỨU QUA TRƢỜNG HỢP MC PHAN ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
NGHIÊN CỨU QUA TRƢỜNG HỢP MC PHAN ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã ngành: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Đà Nẵng – Năm 2017




LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gởi lời cảm ơn đến Phịng Đạo tạo Sau Đại học, quý thầy cô khoa
Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi
trong thời gian qua và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu giúp tơi có nền tảng
thực hiện luận văn này.
Tơi muốn gởi lời tri ân sâu sắc đến thầy hƣớng dẫn TS. Bùi Trọng Ngỗn vì
sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo của thầy trong suốt q trình tơi tiến hành nghiên cứu.
Lời cảm ơn sau cùng, tôi xin gởi đến gia đình, bạn bè…nguồn động viên, chỗ
dựa tinh thần giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin gởi đến tất cả lời cảm ơn chân thành và sâu sắc.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 8 năm 2017
Ngƣời viết luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa cơng bố dƣới
bất kì hình thức nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
đánh giá nhận xét đƣợc chính tác giả thống kê, thu thập.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 8 năm 2017
Ngƣời viết luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Yến



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..........................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6. Dự kiến đóng góp của đề tài .............................................................................5
7. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................5
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........6
1.1. CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ BÁO CHÍ ............6
1.1.1. Các loại hình báo chí ..................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí......................................................................11
1.2. NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRONG TRUYỀN HÌNH HIỆN ĐẠI ........16
1.2.1. Ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình ........................................................16
1.2.2. Ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trong mối quan hệ với các yếu
tố khác

..................................................................................................................17

1.3. MC PHAN ANH VÀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DO PHAN
ANH DẪN ................................................................................................................26
1.3.1. MC Phan Anh ...........................................................................................26
1.3.2. Các chƣơng trình truyền hình do MC Phan Anh dẫn...............................27
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA ....................28
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM .......................................................................................28
2.1.1. Chính âm trong lời dẫn của MC Phan Anh ..............................................28
2.1.2. Ngữ điệu trong lời dẫn của MC Phan Anh...............................................33
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA ..........................................................38

2.2.1. Trƣờng nghĩa biểu vật và phạm vi biểu vật trong hệ thống từ vựng của
MC Phan Anh ............................................................................................................38


2.2.2. Từ vựng toàn dân và từ vựng địa phƣơng trong ngôn ngữ MC Phan
Anh

..................................................................................................................42

2.2.3. Từ mới, từ vay mƣợn và tiếng lóng trong ngơn ngữ MC Phan Anh ........44
2.2.4. Từ vựng văn hóa và từ vựng khẩu ngữ trong ngôn ngữ MC Phan Anh ..49
2.2.5. Các phƣơng tiện tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn ngữ MC Phan
Anh ............................................................................................................................54
2.3. TIỂU KẾT ..........................................................................................................59
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG .............60
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN ANH .................60
3.1.1. Các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngơn ....................................60
3.1.2. Các kiểu câu phân chia theo cấu trúc .......................................................65
3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN ANH ................71
3.2.1. Hàm ý hội thoại trong ngôn ngữ MC Phan Anh ......................................71
3.2.2. Một số hành vi ngôn ngữ của MC Phan Anh ...........................................75
3.3. TIỂU KẾT ..........................................................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU
↑ : Câu/ từ có âm sắc cao

↓ : Câu/ từ có âm sắc thấp
↕ : Câu/ từ có âm sắc trung bình
... : Câu/ từ đƣợc kéo dài


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

3.1.

Thống kê các trƣờng nghĩa biểu vật trong phát ngôn của MC
Phan Anh
Thống kê từ vựng tồn dân và từ vựng địa phƣơng trong
phát ngơn của MC Phan Anh
Thống kê từ mới, từ vay mƣợn và tiếng lóng trong phát ngơn
của MC Phan Anh
Thống kê từ vựng văn hóa và từ vựng khẩu ngữ trong phát
ngôn của MC Phan Anh
Thống kê các kiểu câu chia theo mục đích phát ngơn của

MC Phan Anh

Trang

39

42

49

54

64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin và mạng xã hội, khoa học truyền thơng đã có sự phát triển vƣợt bậc. Ở các
khoa báo chí, truyền thơng, quan hệ cơng chúng (PR) trong các cơ sở giáo dục đại
học đã có sự nghiên cứu về khả năng nói, diễn xuất của ngƣời dẫn chƣơng trình.
Nhƣng một hệ thống lý thuyết cần thiết về năng lực ngơn ngữ của ngƣời dẫn
chƣơng trình, những nghiên cứu định tính và định lƣợng về nó chƣa đƣợc nghiên
cứu thỏa đáng, chƣa có câu trả lời tin cậy về đặc điểm ngơn ngữ của ngƣời dẫn
chƣơng trình trong các chƣơng trình truyền hình trực tiếp.
Trong thực tế, quan hệ giao tiếp của ngƣời dẫn chƣơng trình là một dạng
giao tiếp đặc thù, đó là giao tiếp giữa MC với khách mời, giữa MC với khán giả tại
chỗ trong trƣờng quay và MC với ngƣời xem truyền hình. Dạng giao tiếp đặc thù đó

địi hỏi ngƣời dẫn chƣơng trình phải sử dụng ngơn ngữ nhƣ thế nào hoặc ở những
nhân vật dẫn chƣơng trình thành cơng thì yếu tố ngơn ngữ đóng vai trị gì, có tác
động nhƣ thế nào đến sự thành cơng đó lại chƣa có câu trả lời.
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài Đặc điểm ngơn ngữ của người
dẫn chương trình truyền hình nghiên cứu qua trường hợp MC Phan Anh.
2. Tổng quan nghiên cứu
Các cơng trình phong cách học đã trình bày về các đặc trƣng của phong cách
chức năng ngơn ngữ báo chí – cơng luận và miêu tả về đặc điểm ngơn ngữ của
chúng.
- Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt (1982), Võ Bình, Lê Anh Hiền,
Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hịa đã có cái nhìn mới về phong cách báo chí –tin tức.
Các tác giả đã phân tích và làm rõ các chức năng, cách sử dụng và tầm tác động của
ngôn ngữ đối với từng thể loại báo chí để đạt hiệu quả cao nhất [5].
- Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt (1993), Đinh Trọng Lạc và
Nguyễn Thái Hịa đã phân tích cụ thể về chức năng của ngôn ngữ trong phong cách


2

báo chí – cơng luận và đặc trƣng chung của phong cách này [39].
- Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại (1999), Hữu Đạt đã đi sâu làm rõ
những đặc điểm ngơn ngữ của phong cách báo chí một cáchcụ thể nhất [22].
Trong các chƣơng trình báo chí học, cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ
truyền hình đầu tiên có thể kể đến cuốn sách Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ
bản của Nguyễn Đức Dân (2007). Cuốn sách này đã đề cập đến ngơn ngữ truyền
hình trong sự đối sánh với ngôn ngữ báo in [19]. Giáo trình Báo chí truyền hình
của tác giả Dƣơng Xn Sơn (2013) đã đƣa ra những vấn đề cơ bản của loại hình
báo truyền hình, từ, khái niệm báo truyền hình, đặc trƣng báo truyền hình đến kỹ
năng thực hiện một số thể loại báo chí truyền hình [52]. Ngồi ra, các bài báo khoa
học cũng đề cập đến ngôn ngữ báo chí truyền hình nhƣ: Đặc trưng giao tiếp lời nói

truyền hình của Phạm Văn Thấu (Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số 5, tháng
9+10/2013) [57], Ngôn ngữ truyền hình của Khiếu Quang Bảo (Tạp chí Ngƣời làm
báo, số 12/2007) [2],…
Các đề tài nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt
nghiệp cũng đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí. Tuy nhiên, hiện
vẫn chƣa có cơng trình đi sâu nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời dẫn
chƣơng trình truyền hình. Có thể kể đến các đề tài:
- Luận án tiến sĩ Dạng thức nói trên truyền hình của Nguyễn Bá Kỷ (2005,
Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội) đã làm rõ về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng, các diễn ngơn
của ngƣời nói trên truyền hình thơng qua việc khảo sát một số tình huống giao tiếp
cụ thể. Tuy nhiên, tác giảchƣa đi sâu tìm hiểu về cách sử dụng ngơn ngữ của ngƣời
dẫn chƣơng trình truyền hình, chỉ mới dừng lại ở việc phân biệt ngơn ngữ nói, dạng
thức đọc hay các hình thức giao tiếp của các phƣơng tiện truyền thông [37].
- Luận văn thạc sĩ khoa học báo chí Lỗi ngơn ngữ và giao tiếp của người dẫn
chương trình truyền hình của Lê Thị Quỳnh Nhƣ (2011, Đại học KHXH & NV,
ĐHQG TPHCM) đã đƣa ra những thực trạng về ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng
trình truyền hình, từ đó đƣa ra những cách thức, biện pháp khắc phục lỗi này đề
chƣơng trình ngày càng hay hơn, chuẩn mực hơn. Tuy nhiên tác giả chƣa đƣa ra


3

đƣợc những nghiên cứu cụ thể về ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình
[46].
- Luận văn thạc sĩ khoa học báo chí Ngơn ngữ của người dẫn chương trình
truyền hình dựa trên tư liệu các chương trình giao lưu gặp gỡ truyền hình của Lê
Thị Phong Lan (2006, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) đã có những cái nhìn
cụ thể hơn về vấn đề sử dụng ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Tuy nhiên luận văn chỉ mới dừng lại ở khía cạnh nghiên cứu dựa trên các tƣ liệu là
các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ [41].

- Luận văn thạc sĩ Ngơn ngữ truyền hình Việt Nam: vấn đề và thảo luận của
Phan Quốc Hải (2010, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) đã so sánh một cách
tổng quát về hiện trạng sử dụng các yếu tố ngơn ngữ truyền hình ở Việt Nam. Tác
giả đã trình bày các phƣơng thức sử dụng các yếu tố ngơn ngữ truyền hình Việt
Nam, rút ra một số kết luận về đặc điểm ngơn ngữ truyền hình ở các đài truyền hình
từng khu vực trong cả nƣớc và nêu lên những biện pháp xây dựng tin, bài trong
tƣơng lai. Tiếc rằng, luận văn này chƣa đề cập đến kỹ năng sử dụng ngơn ngữ của
một MC truyền hình cụ thể [28].
- Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trị chơi truyền hình
của Vƣơng Thị Huyền (2012, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) đã đề cập đến
ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, những giải pháp trong sử dụng
ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình ở Việt Nam. Luận văn này chỉ
dừng lại ở các chƣơng trình trị chơi truyền hình, chƣa đƣa ra những kết luận thỏa
đáng về đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình nói chung [34].
Cho đến nay vẫn chƣa có đề tài nào nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ của
ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình trên các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,
ngữ nghĩa và ngữ dụng của một ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình qua trƣờng hợp
cụ thể là MC Phan Anh nhƣ chúng tôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi xác định 2 mục tiêu nghiên cứu chính là:
- Miêu tả các đặc điểm ngơn ngữ của MC Phan Anh, từ đó bƣớc đầu khái


4

quát về đặc điểm của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình trong các chƣơng trình
truyền hình và nhất là chƣơng trình truyền hình tƣơng tác trực tiếp.
- Hƣớng tới phân tích vai trị của ngơn ngữ đối với ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ với các yếu tố ngồi ngơn ngữ, góp phần
tạo nên thành cơng của một ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu luận văn của chúng tôi tập trung hƣớng đến là đặc
điểm ngơn ngữ MC truyền hình Phan Anh.
Trong hoạt động giao tiếp của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, bao giờ
cũng có nhiều yếu tố tác động nhƣ: Hình ảnh, nhạc nền, hình tƣợng, diễn xuất, ngơn
ngữ hình thể và ngơn ngữ bằng lời. Chính vì vậy trong luận văn chúng tơi đã đặt
tồn bộ lời dẫn của MC Phan Anh trong không gian giao tiếp của từng chƣơng trình
cụ thể, nhƣng vì khn khổ của luận văn chúng tơi chƣa tái hiện tồn bộ về các
“cuộc giao tiếp” này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tơi sẽ tập trung nghiên cứu các chƣơng trình truyền
hình do MC Phan Anh dẫn đƣợc sƣu tập từ internet và do Phan Anh cung cấp. Từ đó
dựa vào nền tảng các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ học để phân tích về vấn đề
ngƣời dẫn chƣơng trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp trên truyền hình.
Chúng tơi khơng đi vào tìm hiểu ngơn ngữ truyền hình nói chung mà là ngơn
ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình dựa trên các phƣơng tiện ngơn ngữ nhƣ ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngƣời dẫn đã thể hiện cách ăn nói của
mình nhƣ thế nào trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, khảo sát
Chúng tôi sẽ tiến hành thu thập các tài liệu, video clip liên quan đến đề tài.
Cụ thể là các chƣơng trình do MC Phan Anh phụ trách dẫn chƣơng trình. Từ cách
tiếp cận này, chúng tơi có cái nhìn cụ thể cho đề tài.


5

5.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi vận dụng để thống kê các đặc điểm trên các

bình diện: chính âm, từ vựng, ngữ pháp… trong ngôn ngữ của MC Phan Anh.
5.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ
Chúng tôi vận dụng phƣơng pháp này để phân tích, miêu tả đặc điểm ngơn
ngữ của MC Phan Anh, từ đó đi đến khái quát và đƣa ra những nhận xét, đánh giá
về đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Bên cạnh đó, chúng tơi dựa vào kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp và qua
quan sát các đồng nghiệp để đƣa ra những nhận xét, đánh giá.
Trong luận văn của mình, chúng tơi sẽ vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp
để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Các phƣơng pháp làm việc nêu trên không tiến hành
riêng lẻ mà có sự phối hợp, hỗ trợ cho nhau trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.., để chúng tôi tiến hành làm luận văn này.
6. Đóng góp của đề tài
Lần đầu tiên đƣa ra những đóng góp, nhận định về đặc điểm ngơn ngữ của
ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình và trong một số trƣờng hợp, chúng tơi phân tích
sự kết hợp giữa ngơn ngữ và các yếu tố ngồi ngơn ngữ để tạo nên thành cơng cho
một chƣơng trình truyền hình hoặc một ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Bên cạnh đó, luận văn mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm ngơn ngữ
của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình. Việc khảo sát trên tƣ liệu các chƣơng trình
giao lƣu gặp gỡ truyền hình sẽ là cơ sở để đƣa ra những lý thuyết chung về cách sử
dụng ngôn ngữ có lời và phi lời. Luận văn cũng nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về
nghiệp vụ báo chí ở khía cạnh ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi các phần: mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa
Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ dụng


6


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
1.1.1. Các loại hình báo chí
Báo chí là phƣơng tiện thông tin đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và có
nhiều cơng chúng nhất. Báo chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở
thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Bàn về loại
hình báo chí, cần phân biệt rõ hai khái niệm “loại hình báo chí” và “thể loại báo chí”.
So sánh và làm rõ hai khái niệm này phải kể đến ý kiến của A.A
Chertƣchơnƣi. Trong Các thể loại báo chí, nhà nghiên cứu này cho rằng “Q trình
hình thành thể loại, có nghĩa là sự sở hữu bởi những bài báo tƣơng lại các tính chất
cho phép quy chúng về những thể loại đã biết, cần phân biệt quá trình xuất hiện tên
gọi của các thể loại” [13,tr.92]. Đƣa ra quan niệm khác nhau về thể loại báo chí và
phân biệt giữa thể loại và loại hình, Trần Quang đã đề cập trong Các thể loại báo
chí chính luận nhƣ sau: “Thể loại là khái quát hóa những đặc điểm của một nhóm
lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác
phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”
[49, tr.11].
Tạ Ngọc Tấn đề xuất cách phân chia nhƣ sau: “Trong loại tác phẩm thơng
tán có các thể loại: tin, tƣờng thuật, phỏng vấn, bài báo, ghi nhanh, điều tra, phóng
sự. Loại tác phẩm chính luận bao gồm các thể loại bình luận, xã luận, chuyên luận.
Loại tác phẩm thông tấn văn nghệ báo gồm các thể loại bút ký, ký sự, nhật ký
phóng viên, tiểu phẩm” [53, tr.32]. Tác giả Đinh Hƣờng định nghĩa: “Thể loại báo
chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tƣơng đối ổn định của các bài báo,
đƣợc phân chia theo phƣơng thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các
công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tƣ tƣởng nhất định”
[32,tr.404]. Đức Dũng cho rằng: “Hệ thống các thể loại báo chí nƣớc ta đƣợc hình
thành trên cơ sở của ba loại thể: loại thể thơng tấn báo chí, loại thể chính luận báo



7

chí, loại thể ký báo chí” [Dẫn theo 41, tr.24].
Có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những phân tích nhận định đúng
đắn để phân biệt giữa thể loại và loại hình báo chí. Trong đề tài này, chúng tơi theo
quan điểm phân chia báo chí bao gồm những loại hình khác nhau nhƣ: Báo in (cịn
gọi là báo viết), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), thông tấn, báo ảnh và
báo điện tử (báo trên mạng internet). Mỗi loại hình báo chí đều có những phƣơng
thức riêng, hƣớng tới các đối tƣợng, tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở
thích và nhu cầu khác nhau. Chúng đều có mục đích chung là đề cập đến nhiều mặt
của đời sống xã hội theo nhiều chiều hƣớng khác nhau với mục đích hƣớng đến các
chức năng quan trọng nhƣ: thông tin, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, giải trí, giao
tiếp ... Tuy đã có những quan điểm rất gần nhau về thể loại báo chí, nhƣng lại thiếu
sự thống nhất về những yếu tố chủ đạo trong từng nhóm thể loại.
a) Loại hình báo in
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất.
Trong q trình phát triển, báo in đã từng có thời kỳ hồng kim rực rỡ khi chiếm vị
thế độc tôn trong việc đƣa thông tin đến với bạn đọc. Cùng với sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, các loại hình báo chí khác nhƣ phát thanh, truyền hình, báo mạng điện
tử ra đời, báo in đã mất dần vị trí, thậm chí có thể nói là đã bƣớc vào giai đoạn suy
tàn. Điển hình cho quan điểm này là Juan Luis Cebrián, ông cho rằng: “Trong vòng
năm năm, báo in chắc chắn vẫn tồn tại. Trong mƣời năm, nếu chúng ta làm mọi
chuyện đúng đắn, nó có thể vẫn cịn ở đấy, tơi khơng chắc là nó sẽ tiếp tục tồn tại
theo cách nhƣ chúng ta biết hiện nay. Nó vẫn sẽ ở đấy nếu chúng ta tranh đấu để nó
đƣợc ở đấy.” [Dẫn theo 32,tr.7].
Bác bỏ lại quan điểm đó, trong Nhà báo hiện đại, The Missouri Group đƣa
ra nhận định: “Quan niệm khá phổ biến hiện nay cho là báo in sẽ chết hồn tồn trái
ngƣợc với thực tế”. Bên cạnh đó, các tác giả đƣa ra các dẫn chứng: “Theo khảo sát
của Chính phủ Mỹ, báo in tiếp tục đƣợc xếp vào một trong những ngành công

nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động nhất (…) cịn lâu mới có thể tàn lụi” [58,
tr.42].


8

Mặc dù đã đƣa ra những dẫn chứng cụ thể, tuy nhiên, quan điểm của The
Missouri Group vẫn chƣa thật sự thỏa đáng trong khi so với các loại hình báo chí
nhƣ phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo in vẫn có nhiều mặc hạn chế
nhất định. Trong khi báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, cơng chúng có thể
tiếp nhận thơng tin nhanh chóng hơn, đa dạng hình thức hơn thì báo in lại truyền tải
thơng tin chậm hơn.
Tuy nhiên, thế mạnh của báo in là cơng chúng có thể chủ động tiếp nhận
thơng tin, thơng tin truyền đạt sâu sắc hơn. Và hơn hết là độ an tồn cao, cơng
chúng nhớ lâu hơn so với các loại hình khác. Trong Ngơn ngữ báo chí những vấn đề
cơ bản, Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Tin trên báo in là tin viết để đọc, viết cho mắt.
Nếu đọc khơng hiểu khơng rõ thì có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, có thể tra cứu từ
điển để hiểu ý nghĩa của một từ chƣa hiểu” [19, tr.36].
b) Loại hình truyền hình
Loại hình truyền hình xuất hiện vào những năm 1920 [Dẫn theo 45]. Từ khi
ra đời, loại hình báo chí này đã phát triển với tốc độ nhƣ vũ bão, tạo ra một kênh
thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phƣơng tiện
thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành vũ khí,
cơng cụ sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng…Với tốc độ phát triển nhƣ ngày nay, truyền hình đã góp
phần làm cho hệ thống truyền thơng đại chúng ngày càng thêm hùng mạnh, không
chỉ tăng về số lƣợng mà còn tăng về chất lƣợng. Thu hút ngày càng nhiều đông đảo
công chúng trên khắp hành tinh.
Là một trong những loại hình báo chí hiện đại, truyền hình đang thực hiện
những chức năng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và ngày càng khẳng

định vai trò to lớn của mình trong việc phát triển nền văn minh tiến bộ của nhân
loại. Vai trị của truyền hình đƣợc coi là lớn nhất so với các loại hình báo chí hiện
đại.
Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhƣng ngay khi ra đời, nhiều giả thuyết cho rằng
thời đại của báo in, phát thanh đã chấm hết, nhƣờng chỗ cho truyền hình. Sở dĩ có


9

giả thuyết nhƣ vậy là bởi truyền hình đã sử dụng đƣợc gần nhƣ toàn bộ thế mạnh
của điện ảnh, phát thanh và cả báo viết làm công cụ truyền tải thơng tin. Nếu ở báo
in, đó là ngơn ngữ viết và những hình ảnh tĩnh. Phát thanh là ngơn ngữ của âm
thanh (bao gồm cả tiếng động và âm nhạc, lời nói). Điện ảnh là những thƣớc
phim với hình ảnh động. Truyền hình có khả năng chuyển tải thơng tin khơng
những bằng phƣơng tiện hình ảnh động (cả hình ảnh tĩnh nếu cần), sử dụng âm
thanh và cả chữ viết. Tính đa kênh (kênh lời, kênh hình ảnh, kênh chữ) đã tạo cho
truyền hình một thế đứng vững vàng trong các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng
khác.
Bên cạnh tính đa kênh, truyền hình cịn sở hữu tính giao tiếp giữa Nhà
Đài và khán giả. Ngƣời nói trên truyền hình là đang nói chuyện với cơng chúng của
mình : “Kính thưa quý vị và các bạn, mời quý vị và các bạn theo dõi ….” hay “Mời
quý vị và các đồng chí cùng phóng viên kênh truyền hình QPVN tìm hiểu về đời
sống của những người lính ở Trung đồn 929…”. Ngay sau lời chào, lời mời là
những hình ảnh động, tạo cảm giác cho ngƣời xem nhƣ đƣợc chứng kiến, đƣợc
nghe, đƣợc tham gia vào câu chuyện.
Ngồi ra, ngơn ngữ truyền hình đã tạo một khả năng tiếp nhận thông tin của
khán giả khác hẳn so với các loại hình báo chí khác. Truyền hình có thể đạt tới độ
tuyệt đối về phạm vi công chúng tiếp nhận khi trong cùng một lúc có thể đƣa thơng
tin đến cho hàng tỷ ngƣời trên thế giới. Đối tƣợng công chúng truyền hình khơng
phân biệt ngơn ngữ, quốc gia, trình độ, tuổi tác và cả ngƣời khuyết tật. Nếu một

ngƣời không bị khiếm thị lẫn mất thính giác, đều có thể là khán giả của truyền
hình. Khả năng tiếp nhận thơng tin đã tạo nên sức mạnh đặc thù cho truyền hình
mà khơng phƣơng tiện truyền thơng đại chúng nào có thể mang lại hiệu quả hơn.
Trong các cơng trình nghiên cứu về báo chí và ngơn ngữ báo chí, có rất ít
những cơng trình nghiên cứu về loại hình truyền hình. Tuy nhiên, vẫn có một số
quan điểm của các nhà nghiên cứu về loại hình này nhƣ sau:
Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Thơng tin trên báo hình do hình ảnh, bài đọc và
âm thanh đƣa lại. Tin trên báo hình (đài truyền hình), báo nói (đài truyền thanh) là


10

tin viết để đọc cho thính giả nghe, viết cho tai. Chỉ đƣợc nghe một lần, nếu nghe
không hiểu, không rõ thì cũng đành chịu. Khơng thể nghe lại cũng không thể dừng
lại để đi tra cứu từ điển đƣợc” [19, tr.36,37].
Với tác giả Trần Bảo Khánh, ở một số nƣớc phát triển, ngƣời ta thƣờng chia
truyền hình làm 5 loại tác phẩm cơ bản:
-

Loại thuyết trình: Đây là loại sử dụng phát thanh viên hoặc biên tập viên
để trình bày một vấn đề. Ƣu điểm của nó là dễ sản xuất, đƣợc bấm máy
ngay tại trƣờng quay hoặc dàn cảnh đơn giản.

-

Loại phỏng vấn: Sử dụng các dạng câu hỏi để phỏng vấn tìm kiếm thơng
tin.

-


Loại thảo luận: Là loại tác phẩm sử dụng phƣơng thức thảo luận giữa nhà
báo và các chuyên gia. Mục tiêu của cuộc thảo luận là đƣa ra các thông tin
về quan điểm, tƣ tƣởng, ý kiến về một vấn đề, nhƣng lại đặt trọng tâm vào
việc cọ sát các quan điểm, ý kiến đó.

-

Loại kịch bản: Đây là loại tác phẩm truyền hình có qui trình sản xuất ln
địi hỏi một cách chun nghiệp.

-

Loại sản xuất trực tiếp: Là loại tác phẩm truyền hình mà khán giả chứng
kiến trực tiếp các sự kiện, sự việc đang diễn ra đồng thời với thời gian phát
hình. [Dẫn theo 41,tr.13-14]
Hay một cách chia khác của TS Trần Đăng Tuấn trong một phát biểu tại Hội

thảo “Liên hoan truyền hình tồn quốc năm 2003” tại Thành phố Hồ Chí Minh,
dựa trên tiêu chí phƣơng thức sản xuất, có thể chia truyền hình thành hai nhóm
chính:
-

Loại truyền hình sản xuất theo phƣơng thức trƣờng quay (ghi hình trong
studio là chủ yếu): Bao gồm các tác phẩm phỏng vấn, đàm luận, phát
biểu…

-

Loại truyền hình sản xuất theo phƣơng thức điện ảnh (ghi hình ngồi trời
là chủ yếu): Bao gồm các thể loại nhƣ tin tức, phóng sự, tài liệu.



11

1.1.2. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí
a) Đặc điểm ngơn ngữ báo chí
a1) Đặc điểm ngơn ngữ báo chí trong các giáo trình phong cách học
Với tính khái qt của hai loại giáo trình trong các cơng trình phong cách
học, các tác giả đã nêu ra một số đặc điểm của ngơn ngữ báo chí, tin tức nhƣ sau:
Trong Phong cách học tiếng Việt, các tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù
Đình Tú và Nguyễn Thái Hịa cho rằng: “Ngơn ngữ báo chí tin tức có mấy đặc điểm
sau đây: Tính chiến đấu, tính thời sự, tính kích thích và tính ngắn gọn của thể loại”
[5,tr.81-82].
Hữu Đạt phân chia đặc điểm ngơn ngữ của phong cách báo chí thành 8 đặc
trƣng cơ bản: Chức năng thông báo, chức năng hƣớng dẫn dƣ luận, chức năng tập
hợp và tổ chức quần chúng, tính chiến đấu mạnh mẽ, tính thẩm mỹ và giáo dục, tính
hấp dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm, đặc điểm về cách dùng từ, ngữ
[21,tr.186,200].
a2) Đặc điểm ngơn ngữ báo chí trong các cơng trình ngơn ngữ báo chí
Cùng với sự phát triển của báo chí, các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ
báo chí càng đƣợc đề cập một cách chi tiết, cụ thể hơn. Ngơn ngữ báo chí có các
đặc trƣng là: tính chính xác khách quan, tính cụ thể, tính phổ cập đại chúng, tính
ngắn gọn hàm súc, tính định lƣợng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khn mẫu.
(1) Tính chính xác khách quan
Tính chính xác là yêu cầu chung đặt ra đối với ngôn ngữ của bất kỳ phong
cách nào. Đối với ngơn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hồng Anh nhấn mạnh: “Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất về ngôn từ, cũng có thể làm
cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thơng tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả
xã hội nghiêm trọng không lƣờng trƣớc đƣợc.” [1,tr.9]. Trong Nhà báo hiện đại,
The Missouri Group trình bày: “Sự chính xác là yếu tố quan trọng nhất đối với bất

kỳ bài báo nào, lớn hay nhỏ, dài hay ngắn. Phải chính xác trong từng chi tiết (…)
Bạn sẽ khơng bao giờ có “phiên bản tốt nhất của sự thật” nếu khơng tƣờng thuật
chính xác các chi tiết và bối cảnh” [58, tr.31].


12

Michael Schudson nhận định: “Các nhà báo đặt niềm tin vào tính khách
quan, tới mức họ tin bởi vì họ muốn tin, cần phải tin, do bị thúc bách bởi khao khát
của một con ngƣời bình thƣờng muốn tìm kiếm lối thốt cho lịng hồi nghi và thái
độ thụ động đã hằn sâu trong nhận thức” [Dẫn theo 58, tr.33]; “Tính khách quan
đƣợc các nhà báo, sinh viên, giảng viên ngành báo chí ở Mỹ xem nhƣ một nguyên
tắc nghề nghiệp” [58, tr.32].
“Muốn sử sụng ngơn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ các yêu
cầu sau:
-

Thứ nhất là phải hiểu tiếng mẹ đẻ, tức là phải nắm vững ngữ pháp, có vốn từ
vựng rộng chắc và khơng ngừng đƣợc trau dồi, thành thạo về ngữ âm, hiểu
biết về phong cách.

-

Thứ hai là phải bám sát các sự kiện có thực và ngun dạng để phản ánh,
khơng tƣởng tƣợng, thêm bớt. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngơn
ngữ có thể “kêu” những rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống
vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngƣợc lại, biết rõ
hiện thực nhƣng kém về ngơn ngữ thì cũng không thể chuyển tải thông tin
một cách hiệu quả nhƣ mong muốn, thậm chí đơi khi cịn mắc lỗi tới mức
gây hại cho ngƣời khác hoặc xã hội” [1, tr.9].

Bên cạnh đó, Hồng Anh cũng cho rằng: “Việc sử dụng ngơn ngữ trong tác

phẩm báo chí một cách chính xác không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao mà cịn góp
phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số lƣợng tiếp
nhận các sản phẩm báo chí đơng tới mức khơng xác định đƣợc việc độc giả ln
xem cơ quan báo chí là “ngọn đèn chỉ dẫn” trong việc sử dụng ngôn ngữ, cho nên
ngơn ngữ báo chí càng hồn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển”
[1,tr.9].
(2) Tính cụ thể
Trong Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Hồng Anh cho rằng:
“Tính cụ thể đƣợc thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực đƣợc nhà báo miêu tả, tƣờng
thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có nhƣ vậy ngƣời đọc, ngƣời


13

nghe mới có cảm giác mình là ngƣời trong cuộc, đang trực tiếp đƣợc chứng kiến
những sự kiện xảy ra mà nhà báo mơ tả trong tác phẩm của mình.” [1,tr.10].
Hồng Anh nhận định: “Tính cụ thể của ngơn ngữ báo chí cịn nằm ở việc
tạo ra sự xác định cho đối tƣợng đƣợc phản ánh. Nhƣ thực tế cho thấy, mỗi sự kiện
trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định
(tên, tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính…). Nhờ những yếu tố này, ngƣời đọc có
thể kiểm chứng thơng tin một cách dễ dàng. Trong báo chí, khơng cho phép cấu trúc
khơng xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu nhƣ : “Việc gì đó”, “một ngƣời nào đó”,
“một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình nhƣ”…”[1,tr.10].
(3) Tính phổ cập đại chúng
“Báo chí là phƣơng tiện thơng tin đại chúng. Tất cả mọi ngƣời trong xã hội,
không phân biệt nghề nghiệp, trình độ, nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính…
đều là đối tƣợng phục vụ của báo chí. Bởi báo chí vừa là nơi họ tiếp nhận thơng tin,
vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngơn ngữ báo chí phải là

thứ ngôn ngữ dành cho tất cả mọi ngƣời, tức là có tính phổ cập rộng rãi” [1,tr.11].
Tính phổ cập đại chúng địi hỏi ngơn ngữ báo chí phải cụ thể, dễ hiểu, đúng
phong cách chức năng, mang tính quy phạm khuôn mẫu và phổ quát quốc gia, quốc
tế.
G.Kostomarov nhận định: “Ngơn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng
lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không
cảm thấy chán và một em bé có trình độ non nớt cũng khơng thấy khó hiểu”
[36,tr.62].
(4) Tính ngắn gọn, hàm súc
Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Hữu Đạt khẳng định: “Báo chí là
thơng tin nhanh. Muốn thơng tin đƣợc nhanh, đƣợc nhiều, làm cho báo phong phú,
đa dạng, ngƣời viết buộc phải lựa chọn con đƣờng ngắn nhất bằng cách loại bỏ tất
cả những cách diễn đạt dài dịng mang tính hoa mỹ” [21,tr.199].
Đồng tình với quan điểm của Hữu Đạt, trong Một số vấn đề về sử dụng ngôn
từ trên báo chí, Hồng Anh cho rằng: “Ngơn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự


14

dài dịng có thể làm lỗng thơng tin, khiến thơng tin trở nên lịng vịng, khơng tập
trung, ảnh hƣởng đến hiệu quả tiếp nhận của ngƣời đọc và ngƣời nghe. Thêm vào
đó nó cịn làm tốn thời gian vơ ích cho cả hai bên: cho ngƣời viết vì anh ta sẽ khơng
đáp ứng đƣợc u cầu tin nhanh chóng, kịp thời; cho ngƣời đọc (ngƣời nghe), vì
trong thời đại bùng nổ thông tin ngƣời ta luôn cố gắng thu đƣợc càng nhiều thông
tin trong một đơn vị thời gian càng tốt” [1,tr 11-12].
(5) Tính định lƣợng
Trong Một số vấn đề về sử dụng ngơn từ trên báo chí, Hồng Anh cho rằng:
“Các tác phẩm báo chí có tính định lƣợng về ngơn từ vì chúng thƣờng bị giới hạn
trong một khoảng thời gian hay trong một diện tích, số lƣợng từ ngữ nhất định. Vì
thế, việc lực chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lƣỡng, hợp lý để phản

ánh đƣợc đầy đủ lƣợng sự kiện mà không vƣợt quá khung cho phép về không gian
và thời gian” [1,tr.12].
Lê Thị Phong Lan lại có ý kiến: “Hiện nay, khơng ít cơ quan thơng tấn báo
chí u cầu phóng viên, cộng tác viên viết bài khơng đƣợc vƣợt q một lƣợng chữ
nhất định. Tính định lƣợng của ngơn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện đƣợc
thói quen chủ động trong việc sáng tạo tác phẩm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thích
nghi với mọi điều kiện thời gian cũng nhƣ không gian đƣợc dành cho việc cơng bố
tác phẩm” [Dẫn theo 41,tr.14].
(6) Tính bình giá
Ngồi việc thông tin các sự kiện đến công chúng, các tác phẩm báo chí cịn
cơng khai thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả đối với sự kiện thơng qua sự
bình giá. Hồng Anh đƣa ra nhận định: “Sự bình giá này có thể là tích cực, có thể là
tiêu cực, song trong bất kỳ tình huống nào nó cũng có đƣợc biểu đạt trực tiếp thơng
qua ngơn từ” [1,tr.13].
(7) Tính biểu cảm
“Tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ,
lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân tạo đƣợc sự sinh động hấp dẫn
hoặc gây đƣợc ấn tƣợng đối với độc giả. Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn


15

ngữ báo chí là vơ cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành
ngữ, tục ngữ, ca dao… là sự vay mƣợn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt từ các
tác phẩm văn học nghệ thuật, là lối nói chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ… hay chỉ đơn
giản là việc thể hiện sự bình giá có tính chất cá nhân” [1,tr.13].
Đồng tình với quan điểm trên, Hữu Đạt cho rằng: “Báo chí cuối cùng phải
tác động vào lòng ngƣời, tạo nên niềm tin và hy vọng ở bạn đọc” [21,tr.200].
Theo đó, Hồng Anh cũng nhấn mạnh: “Nếu ngơn ngữ báo chí khơng có tính
biểu cảm, những thơng tin khơ khan mà nó chuyển tải khó có thể đƣợc cơng chúng

tiếp nhận nhƣ mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động vào lý trí của họ. Chính tính
biểu cảm mới là nhân tố tác động mạnh mẽ tới tâm hồn ngƣời đọc, ngƣời nghe, làm
cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm xúc nhất định, từ đó thực hiện những hành
động mà ngƣời viết mong muốn đạt đƣợc” [1,tr.13].
(8) Tính khn mẫu
Hồng Anh định nghĩa: “Tính khn mẫu là những cơng thức ngơn từ có sẵn,
đƣợc sử dụng lặp đi, lặp lại nhằm tự động hố quy trình thơng tin, làm cho nó trở
nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc
thái biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong
cách, chức năng của ngôn ngữ. Giao tiếp báo chí khơng thể thiếu tính khn mẫu vì
nó tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đƣa tin
cập nhật, tức thời” [1,tr.14].
Tuy nhiên, tính khn mẫu báo chí khơng cứng nhắc, mà ngƣợc lại rất linh
hoạt, uyển chuyển.
b) Đặc điểm ngôn ngữ truyền hình.
Truyền hình là một pƣơng tiện truyền thơng đại chúng hiện đại có khả năng
thơng tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phƣơng tiện khác. Với truyền
hình, sự kiện đƣợc phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra, thậm chí nó đang
diễn ra, ngƣời xem có thể quan sát một cách chi tiết, tƣờng tận qua truyền hình trực
tiếp và cầu truyền hình. Truyền hình ln mang đến cho ngƣời xem những thơng tin
nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ƣu thế


16

đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.
Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại, ngơn ngữ truyền hình khơng chỉ là chữ
viết, âm thanh nhƣ loại hình báo in và phát thanh, ngơn ngữ truyền hình là những
hình ảnh và âm thanh đƣợc truyền cùng lúc, song song tƣơng hỗ cho nhau về cùng
một sự kiện, sự việc.

Để ngơn ngữ truyền hình đạt hiệu quả cao nhất, giữa hình ảnh, âm thanh và
lời bình ln có mối quan hệ tƣơng hỗ cho nhau. Thế nhƣng, vì một vài lý do chủ
quan hoặc khách quan, các chƣơng trình truyền hình thƣờng tạo nên sự khơng đồng
nhất trong việc xuất hiện giữa lời và hình, cụ thể có 3 dạng:
-

Hình thay cho lời: Chỉ có hình và tiếng động hiện trƣờng theo chủ ý của
biên tập viên. Đây đƣợc xem là tác phẩm truyền hình khơng lời bình, dùng
hình ảnh để gây ấn tƣợng mạnh mẽ về vấn đề đƣợc nhắc đến.

-

Lời thay cho hình: Chỉ có lời do phát thanh viên đọc, khơng có hình hoặc
chỉ có hình phát thanh viên hoặc phóng viên đứng hiện dẫn.

-

Lời thuyết minh cho hình: Dạng truyền hình truyền thống, hình và lời song
song xuất hiện, hình đi đến đâu thì lời đề cập đến đó.

1.2. NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRONG TRUYỀN HÌNH HIỆN ĐẠI
1.2.1. Ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình
Theo quan điểm của Lê Thị Phong Lan “Ngƣời dẫn chƣơng trình (hay MC)
là thuật ngữ viết tắt của chữ Master of Ceremonies (…) Thuật ngữ Master of
Ceremonies xuất phát đầu tiên từ nhà thờ công giáo Lebanese. Ở một nhà thờ cơng
giáo lớn hoặc một thánh đƣờng thì MC là ngƣời tổ chức và sắp xếp quá trình diễn
biến của buổi lễ. Đây cũng là ngƣời chịu trách nhiệm điều phối an ninh trong khi
buổi cầu nguyện diễn ra. Ở những cuộc lễ lớn nhƣ lễ giáng sinh hay lễ phục sinh
với thời gian diễn ra dài và phức tạp, ngƣời MC này đóng vai trị quan trọng trong
việc bảo đảm mọi thứ để các cuộc lễ diễn ra sn sẻ.” [41, tr.24-25]

Bên cạnh đó, tác giả này cũng cho rằng: “Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ
thứ 20, thì thuật ngữ MC gắn liền với dịng nhạc hip-hop. Cách gọi truyền thống
này dành cho ngƣời mà ngày nay đƣợc coi là ngƣời điều chỉnh nhịp điệu bài nhạc.


17

Trong dịng nhạc này, thuật ngữ MC cịn có nghĩa là ngƣời kiểm sốt mic, ngƣời
cầm mic để nói chuyện, có thể hiểu nhƣ ngƣời điều phối cho bản nhạc đó”
[41,tr.25]. Lê Thị Phong Lan cũng đƣa ra nhận định: “Một số tài liệu nƣớc ngoài
định nghĩa MC là ngƣời dẫn tổ chức một sự kiện hoặc một buổi họp nào đó. Trách
nhiệm chủ yếu của MC là ngƣời dẫn, là ngƣời chủ của buổi họp, hội nghị. MC lý
tƣởng là ngƣời biết cách cổ vũ, truyền tải và làm cho khán giả quan tâm đến cuộc
hộp, hội nghị đó” [41,tr.25].
Letitia Baldrige trong tài liệu Complete Guide to Executive Manners cho
rằng: “MC đóng một vai trị rất quan trọng. MC là ngƣời cần có khiếu hài hƣớc,
biết điều chỉnh giọng nói và điều khiển khán giả. MC ln địi hỏi phải là ngƣời có
khả năng suy nghĩ, có tầm nhìn xa để có thể xử lý trong một tình huống cấp thời,
khẩn cấp.” [6,tr.26]
Đồng nhất với những quan điểm nêu trên, chúng tôi cũng cho rằng: “MC là
ngƣời chịu trách nhiệm để bảo đảm chắc chắn sự kiện, chƣơng trình đó sẽ xảy ra
sng sẻ, đúng giờ, đúng mục đích u cầu đề ra. Để một chƣơng trình thành cơng
thì yêu cầu MC phải có sự chuẩn bị chu đáo về cả nội dung lẫn hình thức, có khả
năng điều chỉnh ngôn ngữ và điệu bộ cần thiết”.
Qua nghiên cứu của mình, chúng tơi cũng đƣa ra quan niệm:
Xét theo tính chất của chƣơng trình truyền hình, ta có thể phân chia MC
thành 2 loại: MC đơn thoại và MC đối thoại
-

MC đơn thoại hay còn gọi là phát thanh viên, những ngƣời nói trên truyền

hình chỉ có tác động một chiều, tức là MC nói với khán giả truyền hình.

-

MC đối thoại: Ngƣời dẫn chƣơng trình tạo nên sự tƣơng tác đa chiều, là
ngƣời kết nối giữa các đối tƣợng tham gia chƣơng trình với nhau. Yêu cầu
MC phải nhạy bén về ngôn ngữ, khả năng ứng biến tốt thì mới tạo nên đƣợc
sự tƣơng tác, bảo đảm tính sinh động của chƣơng trình.
1.2.2. Ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trong mối quan hệ với các

yếu tố khác
Cho đến thời điểm này chúng tơi chƣa có đƣợc những tƣ liệu phân tích chi


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×