Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ THẮNG LỢI

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ THẮNG LỢI

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:60220240

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN


Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Phan Thị Thắng Lợi, cam đoan:
Đây là cơng trình do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Trọng
Ngoãn, giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Những tài liệu phân tích, trích dẫn là trung thực. Nguồn tư liệu được trích dẫn là
chính xác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 7 năm 2017
Tác giả

Phan Thị Thắng Lợi


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Bùi Trọng Ngỗn, người đã tận tình hướng dẫn
giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để chúng tơi hồn thành luận văn này.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Phan Thị Thắng Lợi


Mục lục
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .....................................................5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................6
7. Bố cục đề tài ...................................................................................................6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.............7
1.1. KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ...................................................................................7
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................7
1.1.2. Phân loại ...................................................................................................9
1.1.3. Giới thiệu chung về khẩu hiệu chính trị tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2010-2015..................................................................................................................10
1.2. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CỔ ĐỘNG ...............................15
1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................15
1.2.2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ cổ động ..................................18
1.2.3. Màu sắc phong cách ngôn ngữ cổ động .................................................20
1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.....................................................................................21
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA CỦA KHẨU
HIỆU CHÍNH TRỊ TẠI THÀNH PHỐĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 ....22
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT ............................................................22
2.1.1. Đặc điểm ngữ âm....................................................................................22


2.1.2. Chữ viết, chính tả, cách trình bày ...........................................................28
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA ..........................................................32
2.2.1. Các lớp từ vựng phổ biến trong các khẩu hiệu chính trị ........................33

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng trong khẩu hiệu chính trị ....39
2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.....................................................................................44
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ DỤNG CỦA KHẨU HIỆU
CHÍNH TRỊ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ............46
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP ...................................................................................46
3.1.1. Kiểu câu được phân loại theo mục đích phát ngơn ................................46
3.1.2. Kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp ....................................54
3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG ..................................................................................65
3.2.1. Tiền giả định và hàm ngôn .....................................................................65
3.2.2. Hành vi ngôn ngữ ..................................................................................71
3.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.....................................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Số lượng âm tiết trong khẩu hiệu chính trị

23


2.2.

Các lớp từ vựng của khẩu hiệu chính trị

33

3.1.

Tổng hợp các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến

51

3.2.

Các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn

53

3.3.

Các kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp

64

3.4.

Các loại hành vi ngôn ngữ của khẩu hiệu

74



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khẩu hiệu chính trị là một trong những công cụ, phương tiện hỗ trợ cho hoạt
động tuyên truyền, vận động, thuyết phục cộng đồng làm theo một số chủ trương của
chế độ chính trị tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, trong những năm qua, việc
sử dụng các khẩu hiệu chính trị hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền của nhà nước
trên các lĩnh vực hiện diện thường xuyên và rộng khắp từ nơng thơn đến đơ thị lớn.
Dưới góc nhìn của lí luận ngơn ngữ học, cho đến nay, khơng hẳn các giáo trình
về phong cách học đã có một cái nhìn đầy đủ và nhất quán về khẩu hiệu chính trị.
Ngay cả những người hoạt động trong cơng tác tuyên giáo của các cấp ủy Đảng cũng
chỉ xử lí các vấn đề về ngơn ngữ trong các khẩu hiệu chính trị chủ yếu bằng kinh
nghiệm cơng tác nhiều hơn bằng lí luận và góc nhìn khoa học ngơn ngữ. Do đó,
nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ các khẩu hiệu chính trị trong một giai đoạn lịch sử
nhất định cũng là một cách hướng đến sự bổ sung về đặc điểm ngôn ngữ của một đối
tượng trong phong cách học.
Trong công tác tuyên truyền của Đảng và nhà nước ta hiện nay cũng như trong
các hoạt động chính trị có tính nghi thức, ln ln phải có những câu khẩu hiệu tồn
tại dưới hai dạng chủ yếu là chữ viết và lời nói. Những câu khẩu hiệu đó ln có
khả năng tác động trực tiếp đến đơng đảo quần chúng. Khẩu hiệu chính trị có mục
đích tun truyền, cung cấp cho con người những thông tin cần thiết, qua đó vận
động, thuyết phục họ thực hiện hoặc thay đổi một hành vi, một thói quen nào đó.
Tuy nhiên, tình hình sử dụng khẩu hiệu chính trị ở nước ta hiện nay còn tồn tại một
vài hạn chế. Một trong những vấn đề đáng quan tâm là cịn có một sốkhẩu hiệu
chính trị vướng các lỗi cơ bản về ngơn từ. Một trong những ngun nhân của tình
trạng trên là vai trị của yếu tố ngơn ngữ trong khẩu hiệu chính trị vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Phần lớn cơ quan, tổ chức cá nhân - những người làm công
tác tuyên truyền - chỉ xây dựng khẩu hiệu theo cảm quan ngơn ngữ của mình hoặc
sử dụng khẩu hiệu một cách rập khn, máy móc, thiếu cân nhắc và chọn lọc. Trước



2
thực tế đó, các nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ của khẩu hiệu chính trị hầu như
cịn rất ít trong thời gian qua.
Là một cán bộ làm công tác chính trị, ngồi nhiệm vụ tổ chức thực thi đường
lối chính sách của cấp trên giao, chúng tơi cịn có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động
tại địa phương, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy việc nghiên cứu sâu sắc về đặc
điểm ngôn ngữ của các khẩu hiệu chính trị chính là một trong những giải pháp nâng
cao chất lượng công tác tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay và cũng chính là một
đề tài thiết thực với công việc chuyên môn của chúng tơi.
Với tính cấp thiết trên, chúng tơi chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ngơn
ngữ khẩu hiệu chính trị tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 -2015”.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các tài liệu về phong cách học
Trong các tài liệu về phong cách học, nghiên cứu về khẩu hiệu mới chỉ xuất
hiện rất ít trong tài liệu Phong cách học tiếng Việt (1982, Nxb Giáo dục) của nhóm
tác giả: Võ Bình – Lê Anh Hiền - Cù Đình Tú- Nguyễn Thái Hịa. Trong tài liệu
này, các tác giả đã xếp các khẩu hiệu chính trị vào phong cách cổ động cùng với
ngơn ngữ trong các áp phích, biểu chương cổ động nghệ thuật [6, tr.88].
Đến năm 1993, trong các cơng trình nghiên cứu về phong cách học của Đinh
Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa, tuy khơng trực tiếp miêu tả về đặc điểm ngôn ngữ
khẩu hiệu, nhưng trong phần trình bày về ngơn ngữ chính luận, các tác giả này lại
có những ví dụ là khẩu hiệu chính trị[36, tr.117]. Như vậy các tác giả này đã gián
tiếp coi khẩu hiệu chính trị thuộc về phong cách chính luận mà không dành một sự
tách biệt để miêu tả rõ những đặc điểm ngơn ngữ của khẩu hiệu chính trị.
Năm 1999, trong tài liệu Phong cách học tiếng Việt hiện đại, khi viết về ngơn
ngữ chính luận, Hữu Đạt đã đưa ra một vài khẩu hiệu chính trị để dẫn chứng cho
phần kêu gọi hành động trong kết cấu của một số văn bản chính luận [19, tr.228229]. Mặt khác trong phần miêu tả về chức năng của phong cách ngơn ngữ báo chí,

Hữu Đạt cũng cho rằng ngơn ngữ báo chí thiên về cách dùng các câu mệnh lệnh,


3
kêu gọi trong tên gọi các bài báo với một số biểu thức có nét giống khẩu hiệu như
“hãy…”, “phải...”, “cần...”, “không thể…” [19, tr.189]. Điều này cho thấy ngôn
ngữ của khẩu hiệu chính trị theo như tác giả này, có thể thuộc phong cách ngơn ngữ
chính luận mà cũng có thể thuộc phong cách báo chí. Tác giả đã khơng có một cách
nhìn riêng về ngơn ngữ cổ động cũng như khẩu hiệu chính trị.
2.2. Các luận án, luận văn, bài báo, tạp chí
Trong q trình tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu về ngơn ngữ khẩu hiệu nói
chung, chúng tơi nhận thấy có rất nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về khẩu hiệu
quảng cáo thương mại, trong khi đó gần như khơng có nhiều các cơng trình nghiên
cứu về khẩu hiệu chính trị. Tuy nhiên chỉ một vài tài liệu sau đây đã có những
nghiên cứu khá sâu về khẩu hiệu chính trị dưới các lí luận ngôn ngữ khác nhau:
- Trong luận án tiến sĩ “Ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm truyền thông
xã hội (trên tư liệu tiếng Việt)” (2011) và các bài báo: “Ngơn ngữ khẩu hiệu kháng
chiến (1945- 1975) từ bình diện ngôn từ và chức năng tác động” (Kỷ yếuHội thảo
Ngôn ngữ học và các ngôn ngữ ở Việt Nam 2010, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr
25 - 33) và “Ngôn ngữ truyền thông xã hội tiếng Việt qua các thơng điệp truyền
thơng phát triển cộng đồng” (Tạp chíKhoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, tr
23- 28), Đinh Kiều Châu đã xem xét khẩu hiệu kháng chiến và các thông điệp
truyền thông phát triển cộng đồng (xem như khẩu hiệu chính trị) từ bình diện hành
động ngơn từ và phân tích diễn ngơn. Tuy nhiên, kết quả của luận án và các bài báo
này chủ yếu là phân tích, tổng kết các nội dung liên quan đến lí luận về truyền
thơng, truyền thơng xã hội, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và truyền thông, nêu lên các
đặc trưng của ngôn ngữ truyền thông.
- Trong luận án tiến sĩ “Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu chính trị
-xã hội tiếng Anh và tiếng Việt” (2012) và các bài báo: “Đặc điểm cấu trúc ngữ
pháp của khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngơn phê

phán” (Ngơn ngữ và đời sống, 2014, số 6 ,tr 29-35), “Vấn đề sử dụng từ ngữ của
khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngơn phê phán” (Ngơn
ngữ, 2014, số 6, tr 47-57), Đỗ Thị Xuân Dung đã xem khẩu hiệu chính trị - xã hội là


4
một thể loại diễn ngôn đặc biệt. Trên cơ sở của lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ
thống, tác giả đã nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của các khẩu hiệu chính trị - xã hội
tiếng Anh và tiếng Việt qua đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong chiến lược
sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn ngôn giữa khẩu
hiệu chính trị xã hội tiếng Anh và tiếng Việt, lí giải các nguyên nhân của sự lựa
chọn đặc điểm ngôn ngữ dựa trên các cơ sở đặc trưng về chính trị, văn hóa, xã hội
của mỗi quốc gia.
Ngồi ra, trong tổng quan tài liệu nghiên cứu, chúng tơi cũng có tìm thấy 2 bài
báo khoa học của tác giả Trần Thanh Dũ đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ dưới góc
độ ngữ dụng của ngơn ngữ khẩu hiệu chính trị. Đó là các nội dung về “Lịch sự ngơn
từ trong khẩu hiệu tuyên truyền” và“Tiếp biến ngôn ngữ từ khẩu hiệu tuyên truyền
tiếng Anh sang tiếng Việt ” [14], [15].
Sau khi có cái nhìn tổng quan như vậy, chúng tôi nhận thấy các tài liệu về
phong cách họctiếng Việt cũng như các cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực ngơn
ngữ vẫn chưa có các nghiên cứu sâu về đặc điểm ngơn ngữ của khẩu hiệu chính trị
gắn với các lí luận về phong cách chức năng ngơn ngữ. Vì vậy, thông qua phương
pháp nghiên cứu trường hợp (đặt vào 2 mối quan hệ: (1) quan hệ hướng ngoại:
hoàn cảnh lịch sử, hiện trường giao tiếp, nhân vật giao tiếp/vai, đề tài giao tiếp; (2)
quan hệ hướng nội: tổ chức của văn bản) chúng tôi hi vọngluận văn này sẽ đưa ra
một cách nhìn sâu sắc về đặc điểm ngơn ngữ của khẩu hiệu chính trị, qua đó đóng
góp thêm vào việc nghiên cứu và phân loại một phong cách chức năng ngôn ngữ
khác (ngôn ngữ cổ động), làm phong phú thêm lí luận về phong cách học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến mục tiêu sẽ miêu tả tồn bộ đặc điểm

ngơn ngữ của khẩu hiệu chính trị gồm: đặc điểm ngữ âm và chữ viết, từ vựng - ngữ
nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.
3.2. Khái qt hóa những lí luận chung về đặc điểm ngơn ngữ của khẩu hiệu,
qua đó giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết kế biên soạn các khẩu hiệu
chính trị có những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang
tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao.


5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: đặc điểm ngơn ngữ trong các khẩu hiệu chính trị
4.2. Phạm vi nghiên cứu: các khẩu hiệu chính trị được sử dụng tại thành phố
Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng chủ yếu phương pháp miêu tả
ngôn ngữ để miêu tả toàn bộ các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ
dụng của các khẩu hiệu chính trị trên cơ sở các lí thuyết ngơn ngữ về ngữ âm, ngữ
pháp, ngữ dụng. Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng những thủ pháp miêu
tả bên trong, miêu tả bên ngoài:
- Thủ pháp miêu tả bên trongbao gồm thủ pháp khảo sát, thủ pháp thống kê,
thủ pháp phân loại và hệ thống hóa. Trên cơ sở các lí luận về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, ngữ dụng, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, kiểm đếm số lượng và tần
số xuất hiện của các âm tiết, từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp… của khẩu hiệu. Sau đó tiến
hành phân tích, phân loại và hệ thống hóa các đặc điểm ngơn ngữ của khẩu hiệu
chính trị.
- Thủ pháp miêu tả bên ngồibao gồm thủ pháp phân tích ngơn cảnh và các thủ
pháp thử nghiệm. Thủ pháp phân tích ngôn cảnh được sử dụng để nhận ra nghĩa của
từ vựng, các tiền giả định, hàm ý cũng như mục đích phát ngơn của khẩu hiệu.
Những thủ pháp thử nghiệm như thay thế, cải biến được sử dụng để hạn chế việc

đưa ra những nhận định cảm tính, chủ quan, đồng thời tăng hiệu quả của các thủ
pháp, phương pháp khác.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn nghiên cứu trên 500 khẩu hiệu chính trị được thu thập chủ yếu thơng
qua các cách thức như quan sát, ghi chép, chụp ảnh các băngrôn, biểu ngữ tại những
nơi công cộng, đường phố, trụ sở các cơ quan nhà nước, trường học… Ngoài ra,
chúng tơi cịn khảo sát trên các cơng văn, kế hoạch hướng dẫn công tác tuyên truyền
của ngành Tuyên giáo từ phường đến thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa Thơng tin và


6
truyền thông Thành phố Đà Nẵng, các ngành Dân số, Y tế, Giáo dục, Tài nguyên
Môi trường, Thuế, Bảo hiểm Xã hội, các đồn thể chính trị - xã hội…và tìm kiếm
trên internet.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: luận văn góp phần mơ tả đặc điểm ngơn ngữ của khẩu hiệu
chính trị trên cơ sở của líluận ngơn ngữ học, từ đó khái qt hóa cách sử dụng từ
ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức của khẩu hiệu chính trị.
- Về phương diện thực tiễn: kết quả của luận văn, trong chừng mực nào đó, sẽ
giúp ích cho việc biên soạn xây dựng khẩu hiệu chính trị ngày một tốt hơn, hiệu quả
hơn.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn là nguồn tư liệu có giá trị nhất định làm
tiền đề cho việc mở rộng nghiên cứu về phong cách chức năng ngơn ngữ cổ động.
7. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm:
Chương 1. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2. Đặc điểm ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa khẩu hiệu chính trị tại
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015.
Chương 3. Đặc điểm ngữ pháp và ngữ dụng khẩu hiệu chính trị tại thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015.



7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ
1.1.1. Khái niệm
Để hiểu khái niệm khẩu hiệu chính trị là gì, chúng ta hãy bắt đầu từ các định
nghĩa về khẩu hiệu trong các công trình nghiên cứu về ngơn ngữ.
- Trong các từ điển tiếng Việt và Hán Việt:
+ Hán Việt Từ điển (giản yếu) của Đào Duy Anh có giảinghĩa về “khẩu hiệu”
như sau: “Khẩu hiệu là câu nói xướng lên để làm hiệu khi quần chúng tập hội” [ 1,
tr.311].
+ Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế (2009, Nxb Thuận Hóa) : “khẩu
hiệu là câu tóm tắt một nhiệm vụ, một thái độ chính trị để động viên, tuyên truyền
quần chúng” [34, tr.953];
+ Từ điển Nôm và Hán Việt của Trần Văn Kiệm (2004, Nxb Đà Nẵng): khơng
có từ “khẩu hiệu” mà chỉ có từ “khẩu” theo nghĩa là mồm, miệng [35, tr.490];
+Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị (1967, Nxb Khai Trí): “Khẩu hiệu là
câu nói ngắn dùng làm hiệu khi tập hợp đông đảo[40, tr.756];
+ Từ điển Việt Nam của nhóm tác giả Ban Tu Thư Khai Trí (1971, Nxb Khai
Trí): “Khẩu hiệu là câu nói ngắn dùng làm hiệu khi tập hợp đông đảo [52, tr.470];
+ Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân (1977, Nxb KHXH): “Khẩu hiệu là câu
tóm tắt một nhiệm vụ, một thái độ chính trị… đưa ra để động viên, tuyên truyền
quần chúng” [46, tr.422];
+ Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1998, Nxb Đà Nẵng): “Khẩu hiệu là một
hay nhiều câu ngắn gọn có nội dung tuyên truyền, cổ động để tập hợp quần chúng,
để tỏ quyết tâm hoặc để đấu tranh” [43, tr.461];
+ Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Vietlex: “Khẩu hiệu là câu

ngắn gọn mang nội dung tuyên truyền cổ động để tập hơp quần chúng, để tỏ quyết
tâm hoặc để đấu tranh” [54, tr.722].


8
- Trong các cơng trình nghiên cứu luận văn, luận án:
+ Theo kết quả nghiên cứu của luận án “ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của
khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt” của Đỗ Thị Xuân Dung: “Khẩu hiệu chính trị xã hội là thể loại diễn ngơn đặc biệt với lối diễn đạt súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ
được dùng bởi các tổ chức chính trị xã hội và các nhóm cá nhân để kêu gọi, tuyên
truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường hướng,
chính sách của họ nhằm thay đổi hiện trạng sống hay các thực tiễn chính trị xã hội
ở các quốc gia” [16]. Với định nghĩa này, tác giả không đưa ra một khái niệm
chung về khẩu hiệu mà trực tiếp đề cập đến khẩu hiệu chính trị - xã hội. Qua đó, tác
giả đã khẳng định khẩu hiệu chính trị - xã hội là một loại diễn ngơn có 3 đặc điểm:
(1) lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ; (2) chủ thể phát ngôn là các tổ chức
chính trị xã hội và các nhóm cá nhânsử dụng; (3) chức năng của khẩu hiệu là kêu
gọi, tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường
hướng, chính sách của chủ thể phát ngơn.
+ Trong luận án tiến sĩ “Ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm truyền thông
xã hội(trêntư liệu tiếng Việt)”, Đinh Kiều Châu giải thích:“khẩu hiệu là sản phẩm
ngơn từ thường dùng trong truyền thơng chính trị và các vận động xã hội” [12].
Qua đó, tác giả đã chỉ ra phạm vi sử dụng khẩu hiệu chính trị là hoạt động truyền
thơng chính trị và các vận động xã hội.
Tóm lại có thể thấy rằng hầu hết các định nghĩa về khẩu hiệu đều chú trọng
tính ngắn gọn dễ ghi nhớ, dễ nắm bắt của câu trong khẩu hiệu. Mặt khác, đó là
những “lời nói”, “câu nói”, “câu tóm tắt”… được dùng trong hoạt động tuyên
truyền, cổ động. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về khẩu hiệu và đưa ra một định nghĩa rõ
ràng cho luận văn này, chúng tôi nhất thiết phải làm rõ thêm hai khái niệm: “tuyên
truyền” là gì và “cổ động” là gì.
-Theo Từ điển tiếng Việt, Hồng Phê đã nêu: “Truyên truyền là phổ biến, giải

thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” [43, tr.1031],
“cổ động là dùng lời nói, sách báo, tranh ảnh... tác động đến tư tưởng, tình cảm
của số đông nhằm lôi cuốn tham gia vào những hoạt động xã hội - chính trị nhất


9
định”[43, tr.197].
-Theo từ điển Hán Việt của tác giả Đào Duy Anh, “tuyên” là “bày tỏ ra cho
mọi người biết”, “truyền” là “lấy lời nói và văn tự mà truyền ra một đạo lý hoặc
chủ nghĩa gì để cho rộng” [1, tr.615]; “cổ động” là “khua động, hùa reo, làm náo
động” [1, tr.78].
Trên cơ sở nghiên cứu các định nghĩa về “khẩu hiệu” và 2 hoạt động: “tuyên
truyền” và “cổ động” trong các loại Từ điển nêu trên, chúng tôi đưa ra một định
nghĩa cụ thể về khẩu hiệu như sau:
“Khẩu hiệu là một hay vài câu ngắn gọn do các tổ chức (cơ quan Nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các cơng ty, doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế…) phát ngôn với mục đích cung cấp thơng tin, tác động, cổ vũ, lơi cuốn một
số đơng cộng đồng nào đó thực hiện hoặc làm theo một hành động nào đó”.
Trong định nghĩa trên, chúng tơi xác định khẩu hiệu có một số đặc điểm sau:
(1) hình thức chữ viết là một hoặc vài câu ngắn gọn, hình thức ngữ âm là lời hơ hào,
kêu gọi; (2) nội dung phát ngôn là các thông tin hoặc hành động nào đó trên các lĩnh
vực: chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại; (3) chủ thể phát ngôn là các tổ chức (cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các công ty, doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế…); (4) mục đích phát ngơn là cung cấp thơng tin, tác động,
cổ vũ, lôi cuốn, kêu gọi một số đông cộng đồng nào đó thực hiện hoặc làm theo một
hành động nào đó; (5) phạm vi sử dụng là dùng trong các hoạt động tuyên truyền,
cổ động, quảng cáo thương mại.
1.1.2. Phân loại
Vì mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của luận văn là khẩu hiệu chính
trị nên chúng tơi cần có sự phân biệt giữa khẩu hiệu chính trị và khẩu hiệu thương

mại để làm cơ sở cho nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Dựa vào định nghĩa và các
đặc điểm của khẩu hiệu nêu trên, chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt giữa khẩu hiệu
chính trị và khẩu hiệu thương mại như sau:
(1) Về chủ thể phát ngôn:
- Khẩu hiệu thương mại là các khẩu hiệu do các doanh nghiệp, công ty và các


10
tổ chức kinh tế khác phát ngơn;
- Khẩu hiệu chính trị là các khẩu hiệu do các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội phát ngôn;
(2) Về nội dung, phạm vi biểu vật:
- Khẩu hiệu thương mại là các khẩu hiệu có nội dung diễn đạt, mơ tả về sản
phẩm (hàng hóa, dịch vụ…) và lợi ích của sản phẩm nhằm tác động, lôi cuốn cộng
đồng xã hội sử dụng và tiêu dùng sản phẩm đó.
- Khẩu hiệu chính trị là các khẩu hiệu có nội dung diễn đạt, mơ tả về chính
sách, pháp luật của Nhà nước hoặc mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, xã hội của một
quốc gia, địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định nhằm cung cấp thông tin
và tác động đến cộng đồng xã hội thực hiện một hành động nào đó.
(3) Về phạm vi sử dụng:
- Khẩu hiệu thương mại được sử dụng trong các hoạt động quảng cáo trên lĩnh
vực thương mại.
- Khẩu hiệu chính trị được sử dụng trong các hoạt động tuyên truyền, cổ động
trên lĩnh vực chính trị, xã hội.
Với sự phân biệt như trên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm, khảo
sát và nghiên cứu các khẩu hiệu thuộc dạng khẩu hiệu chính trị. Theo giới hạn phạm
vi đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chọn và nghiên cứu các khẩu hiệu
chính trị tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 -2015 được trình bày trên các
biểu ngữ, pano, áp phích hoặc được sử dụng làm lời kêu gọi, hô hào trong các buổi
mittinh, lễ kỉ niệm, diễu hành hoặc được dùng lồng ghép trong các bài phát biểu của

các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội, báo cáo viên trong các buổi tuyên truyền về các
vấn đề chính trị - xã hội.
1.1.3. Giới thiệu chung về khẩu hiệu chính trị tại thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2010-2015
a. Bối cảnh chính trị - xã hội TP Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, nội dung các khẩu hiệu chính trị tại Thành phố
Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2015, chúng tơi nghiên cứu Báo cáo chính trị và


11
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI và rút ra một
số nét cơ bản về bối cảnh chính trị xã hội của thành phố. Từ năm 2010 đến năm
2015, nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng tăng trưởng khá, các ngành dịch vụ, nhất
là dịch vụ du lịch phát triển nhanh, diện mạo đô thị phát triển theo hướng văn minh,
hiện đại, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, chính trị - xã hội ổn định. Mục
tiêu chính trị - xã hội của thành phố từ năm 2010 đến năm 2015 là tiếp tục đẩy
mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng bộ, giữ vững ổn định chính trị, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng thành phố Đà
Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội của miền
Trung, xây dựng một thành phố có mơi trường đơ thị văn minh và giàu tính nhân
văn, là một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình, là một thành phố
hấp dẫn và đáng sống. Các nhiệm vụ chính trị của Thành phố trong giai đoạn 20102015 được nêu cụ thể trong Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố: “Một là, phát triển
các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch và thương mại; Hai là, phát triển công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin; Ba là, xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ và hiện đại; Bốn là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực
thi các chính sách xã hội giàu tính nhân văn; Năm là, phát triển nhanh nguồn nhân
lực chất lượng cao” [55, tr.180].
b. Một số đặc điểm nội dung các khẩu hiệu chính trị
Tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác tư

tưởng của Đảng và Nhà nước ta, là động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của
Đảng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân, tạo nên sự thống nhất và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong
xã hội, cổ vũ quần chúng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng
đề ra [5]. Trong thời gian qua, một trong các hình thức tuyên truyền của Đảng và
Nhà nước ta chính là các khẩu hiệu chính trị được biên soạn và phổ biến với số
lượng lớn cùng với nhiều nội dung phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống


12
chính trị - xã hội.
Tại thành phố Đà Nẵng, nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và
nhân dân thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước, nhất là các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hằng
năm Ban tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cũng như các cơ quan, ban ngành của
Thành phố đã xây dựng và phổ biến khá nhiều khẩu hiệu chính trị. Theo khảo sát sơ
bộ của chúng tôi, từ năm 2010 đến 2015, đã có hơn 500 câu khẩu hiệu chính trị
được phổ biến nhân các dịp kỉ niệm ngày lễ lớn của đất nước và dân tộc hoặc các
đợt tuyên truyền chính trị của Đảng bộ, Chính quyền và các ngành của Thành phố.
Các khẩu hiệu chính trị tập trung vào những nội dung như sau:
(1) Thông tin về các sự kiện chính trị, văn hóa xã hội có ý nghĩa đang và sẽ
diễn ra
Cùng với các phương tiện truyền thông phổ biến, thơng dụng như báo chí,
truyền thanh, truyền hình, các khẩu hiệu chính trị cũng tham gia vào việc thơng tin
những sự kiện chính trị, văn hóa xã hội. Tuy nhiên thông tin ở đây không thiên về
chi tiết mà chỉ có tính chất thơng báo, tun truyền về sự kiện đó nên những thơng
tin này thường được phổ biến rộng rãi trong một thời gian dài trước khi sự kiện xảy
ra. Nội dung thường là chào mừng kỉ niệm các ngày lễlớn của đất nước như ngày
Quốc Khánh (2-9), ngày Quốc tế Lao động (01-5), ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3), ngày

Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4), ngày Giải phóng thành phố Đà
Nẵng (29-3), ngày Thương binh Liệt sỹ (27-7)... hoặc chào mừng các ngày thành
lập ngành, đơn vị, cơ quan, tổ chức như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(3-2), ngày thành lập Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3), ngày thành
lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12)... hoặc tuyên truyền về các sự kiện chính
trị, văn hóa, thể thao, mơi trường… sẽ diễn ra. Một số ví dụ:
“Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng
(29/3/1975 - 29/3/2011)!”
“Nhiệt liệt chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(3/2/1930 – 3/2/2011)”


13
“Nhiệt liệt chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước thành phố Đà Nẵng lần thứ III!”
“Nhiệt liệt chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng!”
“Tinh thần Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 bất diệt!”
(2) Tuyên truyền đấu tranh chính trị, chống các âm mưu của thế lực thù
địch với nền chính trị của đất nước
Nếu như trong những năm trước đây hoặc xa hơn là trong giai đoạn đất nước
đang có kẻ thù xâm lược, mục tiêu chính trị ở những giai đoạn đó là chiến thắng kẻ
thù, giải phóng đất nước, xây dựng nền độc lập... thì khẩu hiệu chính trị chính là
những vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng gắn với các cuộc mittinh, biểu tình địi
quyền tự do, độc lập, quyền lợi giai cấp, dân tộc, là những câu khẩu hiệu kêu gọi
thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc, kêu gọi nhân dân chung sức chung lòng vừa
sản xuất vừa chiến đấu... Ngày nay trong thời bình, xây dựng đất nước, nhất là giai
đoạn đổi mới phát triển đất nước, các khẩu hiệu chính trị một lần nữa chính là
phương tiện, cơng cụ tun truyền đấu tranh chính trị trên lĩnh vực tư tưởng. Nội
dung của các khẩu hiệu này thể hiện các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hóa,
dân tộc, ngoại giao, hợp tác quốc tế...hoặc ca ngợi Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh...Một số ví dụ:
“Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!”
“Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”
“Khơng có gì q hơn độc lập tự do!”
“Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh!”
“Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!”
“Đảng Cộng sản Việt Nam – Người lãnh đạo tổ chức mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam”.
(3) Khái quát hóa các đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương
Đối với các chủ trương lớn, nhất là các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của đất
nước và địa phương được nêu trong các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong các


14
văn bản, chỉ thị... không phải người dân nào cũng biết. Vì vậy việc thơng tin, tun
truyền rộng rãi đến mọi người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những chủ
trương, mục tiêu, nhiệm vụ đó có thể thâu tóm thành những câu khẩu hiệu rất ngắn
gọn, giúp người dân dễ dàng nắm bắt, từ đó mới có thể định hướng, thôi thúc, cổ
động nhân dân hưởng ứng, đồng thuận và thực hiện. Những câu khẩu hiệu này có
thể bắt gặp như:
“Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ
thành phố Đà Nẵng!”
“Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại, phát triển bền
vững, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung!”
“Đảng bộ và nhân dân Hải Châu phấn đấu thực hiện thắng lợi chương trình
có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị!”
“Xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại!”
(4) Đề cập về những vấn đề xã hội bức thiết cần sự tham gia thực hiện của
cộng đồng

Mỗi một giai đoạn lịch sử đều có mỗi một nhiệm vụ chính trị nhất định cũng
với các vấn đề xã hội được đặt ra. Trong những năm qua, hầu hết các khẩu hiệu
không chỉ đơn thuần là đề cập đến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước mà
chủ yếu là tập trung về các vấn đề liên quan cụ thể, thiết thực, gần gũi với đời sống
của cộng đồng xã hội như vấn đề bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, biển đảo, an tồn
giao thơng, trật tự đơ thị, phịng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa
cháy, an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm… Trên các phương tiện truyền
thông đại chúng luôn đưa các tin bài, hình ảnh, phóng sự về các vấn đề này. Và
khẩu hiệu chính trị cũng đóng góp sức mình vào hoạt động thông tin và kêu gọi,
thúc đẩy người dân chung tay tham gia giải quyết các vấn đề bức thiết đó. Chúng ta
có thể bắt gặp rất nhiều khẩu hiểu cónhững nội dung như trênđược thể hiện trên các
băng rôn, biểu ngữ treo trên khắp các phố phường như:
“Vì sức khỏe của bạn, hạnh phúc gia đình bạn – hãy tránh xa ma túy”
“Không giữ, không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ 1 lần”


15
“Phịng, chống HIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn!”
“Khơng để xảy ra cháy, nổ là hạnh phúc của mọi nhà”
“Để bảo vệ sức khoẻ của bạn Hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm
an toàn”
“An tồn giao thơng- trách nhiệm của mỗi người”
“Đã uống rượu, bia thì khơng lái xe”
Vì một mái nhà khơng có bạo lực gia đình.
Như vậy, với cách xác định khái niệm khẩu hiệu, phân biệt giữa khẩu hiệu
chính trị và khẩu hiệu thương mại như trên cùng với những đặc điểm về nội dung
được minh họa cụ thể qua khẩu hiệu chính trị tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
2015 – 2020 nêu trên, chúng tơi có thể khẳng định: khẩu hiệu chính trị chính là một
trong những phương tiện cụ thể của hoạt động tuyên truyền cổ động của hiện nay,
cần được nghiên cứu thêm về mặt ngôn ngữ để khẩu hiệu chính trị đạt được hiệu

quả cao nhất.
1.2. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CỔ ĐỘNG
1.2.1. Khái niệm
Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên tắc và
hiệu quả lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung
tư tưởng tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định.
Phong cách chức năng ngôn ngữ là một trong những vấn đề trung tâm và là
một trong những phạm trù cơ bản nhất của phong cách học. Ngôn ngữ của mỗi dân
tộc là một hệ thống gồm toàn bộ các phương tiện biểu hiện dùng để tạo nên các hình
thức phát biểu [53, tr.44]. Những phương tiện ngôn ngữ này tồn tại trong ý thức của
mỗi thành viên dùng ngơn ngữ đó. Trong khi giao tiếp, con người không dùng tất cả
các phương tiện này mà trong những điều kiện nhất định, chúng được sử dụng lặp
đi lặp lại và tạo nên những dạng nhất định. Phong cách chức năng ngôn ngữ nảy
sinh và được đặt ra trong tình hình đó. Theo tác giả Cù Đình Tú, phong cách chức
năng ngơn ngữ là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị qui luật lựa chọn, sử
dụng các phương tiện biểu hiện tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngồi ngơn ngữ


16
như hồn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp
[53, tr.45].
Trong các cơng trình nghiên cứu về phong cách học từ trước đến nay, các nhà
Việt ngữ học phân loại các phong cách chức năng của ngôn ngữ trong tiếngViệt
thành nhiều loại khác nhau:
- Theo tài liệu Phong cách học tiếng Việt (1982), nhóm các tác giả Võ Bình Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hịa đã phân loại phong cách chức năng
tiếng Việt thành các loại: phong cách khẩu ngữ, phong cách ngơn ngữ văn hóa,
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Trong phong cách ngôn ngữ văn hóa, ơng phân
chia thành các loại: phong cách khoa học, phong cách báo chí tin tức, phong cách
chính luận, phong cách hành chính – cơng vụ và phong cách cổ động.
- Theo tài liệu Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983), Cù Đình

Tú đã phân loại và miêu tả các phong cách tiếng Việt thành các loại: phong cách
khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt, phong cách ngôn ngữ gọt giũa tiếng Việt và phong
cách ngôn ngữ văn chương tiếng Việt, trong đó phong cách ngơn ngữ gọt giũa được
chia thành 3 loại phong cách: phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong
cách hành chính.
- Theo tài liệu Phong cách học tiếng Việt (2002), Đinh Trọng Lạc đã phân loại
các phong cách tiếng Việt thành các loại như phong cách hành chính-cơng vụ,
phong cách khoa học, phong cách báo chí – cơng luận, phong cách chính luận,
phong cách sinh hoạt hằng ngày và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Đối với Hữu Đạt, trong tài liệu “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” (1999)
dựa vào chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, ông đã phân loại phong cách tiếng Việt
thành: phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách hành chính - cơng vụ, phong cách
khoa học, phong cách báo chí, phong cách chính luận và phong cách nghệ thuật.
Như vậy, trong cách phân loại phong cách chức năng tiếng Việt của các nhà
Việt ngữ trước nay, chỉ có nhóm tác giả Võ Bình – Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú –
Nguyễn Thái Hịa là có chỉ ra phong cách chức năng ngôn ngữ cổ động, xếp phong
cách ngôn ngữ cổ động là một trong năm phong cách ngơn ngữ văn hóa. Đối với


17
các tác giả cịn lại, tuy khơng chỉ ra phong cách ngôn ngữ cổ động nhưng các nhà
Việt ngữ này đã nêu lên khái niệm, chức năng và một số đặc trưng trong phong cách
ngơn ngữ báo chí cơng luận và phong cách chính luận có những điểm tương đồng
với phong cách chức năng ngơn ngữ cổ động của nhóm tác giả Võ Bình – Lê Anh
Hiền – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái Hòa, cụ thể như sau:
-Tác giả Cù Đình Tú cho rằng phong cách chính luận có 2 chức năng: chức
năng truyền đạt các loại tin tức (thông báo, thông tin) và chức năng tuyên truyền,
giáo dục, cổ vũ, động viên (tác động) [53, tr.151] giống như chức năng của phong
cách ngôn ngữ cổ động.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc, khi định nghĩa về phong cách chính luận, có xác

định vai của người tham gia giao tiếp mà sử dụng phong cách ngơn ngữ này chính
là tất cả những ai tham gia các hoạt động tuyên truyền, động viên, giáo dục về mặt
chính trị - xã hội [36, tr.112], điều này gần giống với vai của người tham gia giao
tiếp trong sử dụng ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị. Đồng thời lấy một số khẩu
hiệu chính trị minh họa cho đặc trưng của phong cách này như: “Nước lấy dân làm
gốc”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người” [36, tr.117]. Mặt khác khi xác định chức năng của phong cách ngơn ngữ báo
chí cơng luận và phong cách chính luận, Đinh Trọng Lạc cũng cho rằng các phong
cách này đều có chức năng thơng báo và chức năng tác động [36].
- Tác giả Hữu Đạt cũng xác định phong cách ngơn ngữ báo chí có chức năng
thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận và chức năng tập hợp và tổ chức quần
chúng. Và khi thực hiện chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, ngơn ngữ báo
chí thiên về cách dùng các câu mệnh lệnh, kêu gọi [19, tr.189] trong cách đặt tên
gọi cho bài báo. Mặt khác, khi viết về ngơn ngữ chính luận, Hữu Đạt đã đưa ra một
vài khẩu hiệu chính trị để dẫn chứng cho phần kêu gọi hành động trong kết cấu của
một số văn bản chính luận [19, tr.228-229].
Trên cơ sở nghiên cứu các cách phân loại nêu trên, cùng với việc xác định rõ
khẩu hiệu chính trị, luận văn chúng tôi thống nhất và chọn theo cách phân loại của
nhóm tác giả Võ Bình – Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái Hịa làm cơ sở


18
lý luận để xem xét ngơn ngữ khẩu hiệu chính trị.
Theo đó, phong cách ngơn ngữ cổ động là khn mẫu ngơn ngữ tun truyền
cổ động có chức năng tác động và thông báo, bao gồm các loại sau:
- Khẩu hiệu chính trị
- Ngơn ngữ trong các áp phích, biểu chương cổ động nghệ thuật v.v… Và xếp
các loại quảng cáo, biển hàng cũng thuộc vào loại này [6, tr.88].
Cần giới hạn rằng, đối với ngôn ngữ trong các loại quảng cáo và biển hàng,
chúng tơi khơng luận bàn vì không nằm trong đối tượng, phạm vi nghiên cứu của

luận văn này.
1.2.2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ cổ động
Dựa vào các chức năng của phong cách ngôn ngữ cổ động, nhóm tác giả Võ
Bình – Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái Hịa đã đưa ra các đặc trưng của
phong cách ngôn ngữ cổ động gồm: tính tác động, tính cảm xúc và tính ngắn gọn [6,
tr.88]. Chúng tôi thống nhất với 3 đặc trưng trên của ngôn ngữ cổ động, đồng thời
nghiên cứu một số đặc trưng ngôn ngữ của các phong cách ngơn ngữ khác có chức
năng gần giống với ngơn ngữ cổ động, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ cổ động cũng
có thêm 2 đặc trưng: tính thời sự (như ngơn ngữ của phong cách báo chí và phong
cách chính luận) và tính chiến đấu (như ngơn ngữ của phong cách báo chí).
Như vậy phong cách ngơn ngữ cổ động có các đặc trưng như sau:
a. Tính tác động
Ngơn ngữ cổ động đánh mạnh vào nhu cầu, nguyện vọng, thị hiếu của đông
đảo quần chúng, kêu gọi, thúc giục người ta phải hành động, mời mọc khuyến khích
người ta tham gia vào một việc gì đó.
Ví dụ:
“Đồn kết ra sức thi đua xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu mạnh, văn
minh!”;
“Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng!”;
“Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!”…


×