Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
*******

TRẦN THANH HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT,
CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN, CẤU TRÚC THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
*******

TRẦN THANH HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT,
CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN, CẤU TRÚC THƠNG TIN

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã ngành: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN SÁNG

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 8
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 9
NỘI DUNG .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN............... 10
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: CÂU, CÚ, PHÁT NGÔN .................................. 10
1.1.1. Khái niệm câu .............................................................................................10
1.1.2. Khái niệm cú (tiểu cú) ................................................................................11
1.1.3. Khái niệm phát ngôn ...................................................................................12
1.2. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU
CÂU TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 13
1.2.1. Bối cảnh ra đời ............................................................................................13
1.2.2. Các quan điểm cụ thể ..................................................................................17
1.2.3. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện kết học ....................................................21
1.2.4. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện nghĩa học ................................................26

1.2.5. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện dụng pháp ...............................................30
1.3. QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC CÚ PHÁP VÀ CÂU ĐƠN TRONG TIẾNG
VIỆT .......................................................................................................................... 32
1.3.1. Quan niệm về cấu trúc cú pháp...................................................................32
1.3.2. Quan niệm câu đơn theo ngữ pháp truyền thống ........................................33


1.3.3. Quan niệm câu đơn theo ngữ pháp chức năng ............................................34
1.4. NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC ............................... 36
1.4.1. Về tác giả ....................................................................................................36
1.4.2. Sự nghiệp sáng tác ......................................................................................37
1.5. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
NHÌN TỪ CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT, CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN VÀ
CẤU TRÚC THÔNG TIN ....................................................................................... 40
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ
BÌNH DIỆN CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT ................................................................. 40
2.1.1. Các loại đề trong cấu trúc đề - thuyết .........................................................40
2.1.2. Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc đề thuyết.....................................................................................................................41
2.1.3. Tiêu chí nhận diện cấu trúc đề - thuyết trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật
Ánh ........................................................................................................................50
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ
CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN ............................................................................ 52
2.2.1. Về khái niệm vị từ - tham thể và vai nghĩa.................................................52
2.2.2. Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc nghĩa biểu
hiện ........................................................................................................................56
2.3. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH XÉT THEO
CẤU TRÚC THÔNG TIN ......................................................................................... 65
2.3.1. Các thành tố trong cấu trúc thông tin..........................................................65
2.3.2. Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc thông

tin ..........................................................................................................................68
2.3.3. Các phương tiện đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu đơn truyện Nguyễn
Nhật Ánh ...............................................................................................................72
2.4. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 80
CHƯƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VỚI CẤU
TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN, CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ TẦM TÁC ĐỘNG
CỦA CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ............................. 82


3.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VỚI CẤU TRÚC
THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN TRONG CÂU ĐƠN TRUYỆN
NGUYỄN NHẬT ÁNH............................................................................................. 82
3.1.1. Mối quan hệ giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc thông tin .....................82
3.1.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc nghĩa biểu hiện ...............87
3.1.3. Mối tương ứng giữa ba bình diện cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc thông tin và
cấu trúc nghĩa biểu hiện trong vấn đề phân tích câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh.96
3.2. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT, CẤU TRÚC NGHĨA
BIỂU HIỆN VÀ CẤU TRÚC THÔNG TIN TRONG CÂU ĐƠN TRUYỆN
NGUYỄN NHẬT ÁNH ..........................................................................................106
3.2.1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc phân tích câu đơn truyện Nguyễn Nhật
Ánh ......................................................................................................................106
3.2.2. Tầm tác động của cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc thông tin và cấu trúc nghĩa
biểu hiện trong việc tiếp nhận và giải mã câu văn Nguyễn Nhật Ánh ...............110
3.3. TIỂU KẾT ........................................................................................................115
KẾT LUẬN ............................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC



i

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Phịng Đào tạo, quý thầy cô khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã hướng dẫn tôi trong thời gian qua và
cung cấp cho tôi nhiều kiến thức q báu, giúp tơi có nền tảng kiến thức để thực
hiện luận văn này.
Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn - TS. Trần Văn Sáng vì
sự giúp đỡ tận tình của thầy trong suốt q trình tơi tiến hành nghiên cứu.
Lời cảm ơn cuối cùng, tơi xin gửi đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp – là
nguồn động viên và chỗ dựa tinh thần giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi đến tất cả lời cảm ơn chân thành và sâu sắc.
Tác giả luận văn


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới
bất kì hình thức nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
đánh giá nhận xét được chính tác giả thống kê thu thập.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.

Đà Nẵng, ngày 5 tháng 10 năm 2017
Người viết luận văn
Trần Thanh Huyền



iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CĐ:

Chủ đề

CT C-V: Cấu trúc chủ - vị
CTCP:

Cấu trúc cú pháp

CT Đ-T: Cấu trúc đề - thuyết
CT NBH: Cấu trúc nghĩa biểu hiện
CTTT :

Cấu trúc thông tin

KĐ:

Khung đề

NPCN:

Ngữ pháp chức năng

QHSS:


Quan hệ so sánh

QHTT:

Quan hệ tồn tại



:

Tiêu điểm

TĐTT :

Tiêu điểm thông tin

Tr.N:

Trạng ngữ

TTBB:

Tham thể bắt buộc

TTC

: Thông tin cũ

TTM


: Thông tin mới

TTMR:

Tham thể mở rộng


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng
2.1.

Tên bảng
Các kiểu cấu trúc Đ-T trong câu đơn truyện
Nguyễn Nhật Ánh

Trang
42

2.2.

So sánh trạng ngữ và khung đề

42

2.3.

Các kiểu cấu tạo của câu đơn có cấu trúc KĐ – T


43

2.4.

Phân loại chủ đề (kiểu cấu trúc CĐ – T)

46

2.5

2.6

2.7

Thống kê phần thuyết trong câu đơn truyện
Nguyễn Nhật Ánh
Các kiểu thuyết tình thái trong câu đơn truyện
Nguyễn Nhật Ánh
Thống kê các sự tình trong câu đơn truyện Nguyễn
Nhật Ánh

49

50

57

2.8


Thống kê lời thoại theo vị trí TTM

69

2.9

Thống kê các hình thức đánh dấu TĐTT

72

2.10

Thống kê số lượng trợ từ đánh dấu TĐTT

76

2.11

Thống kê số lượng phó từ đánh dấu TĐTT

78

3.1

Thống kê mối quan hệ giữa CT Đ-T và CTTT

82


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việc nghiên cứu câu trong tiếng Việt theo tiêu chí hình thức cịn gặp
nhiều khó khăn, bởi tiếng Việt là ngơn ngữ khơng biến hình. Các nhà Việt ngữ học
đã vận dụng thêm tiêu chí về nghĩa để nhận diện câu, tuy nhiên, vấn đề về nghĩa lại
bao hàm cả nghĩa biểu hiện, nghĩa thơng báo. Điều này đã gây khó khăn trong việc
phân chia các thành phần câu. Câu đơn được xem xét làm cơ sở trong cấu tạo ngữ
pháp của câu, dựa trên cấu trúc chủ - vị (CT C-V). Vì vậy, theo quan điểm ngữ pháp
truyền thống, CT C-V được coi là cấu trúc nòng cốt của câu đơn.
Vấn đề nghiên cứu phân tích cú pháp câu đơn ở nước ta từ trước đến nay chủ
yếu theo hướng phân tích kết cấu chủ - vị. Phương pháp này xuất phát từ cấu trúc
hình thức, căn cứ vào hình thức biểu hiện và vai trò cú pháp của các bộ phận trong
câu để phân biệt các thành phần câu. Tuy nhiên, hướng phân tích câu theo CT C-V
đã bộc lộ những hạn chế nhất định khi chuyển câu từ chức năng biểu thị sự tình
sang chức năng truyền tải thơng điệp, chủ ngữ khơng trùng với chủ thể tâm lí. Để
tránh những bất cập này, trong sự phát triển của ngữ pháp học hiện đại, các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học đã thấy rõ yêu cầu cần phải phân tích câu tiếng Việt cả về
cấu trúc hình thức lẫn nghĩa biểu hiện và nghĩa dụng học. Các tác giả Lưu Vân Lăng
và Cao Xuân Hạo, và về sau là Nguyễn Văn Hiệp, Diệp Quang Ban, Bùi Minh
Toán,... đã trở thành những người mở đầu trong lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng
Việt theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng (NPCN) và ngữ pháp ngữ nghĩa. Theo
đó, cách tiếp cận chức năng rất thích hợp để miêu tả ngữ pháp tiếng Việt, dựa trên
ba bình diện nghiên cứu câu là kết học, nghĩa học và dụng học. Song, người nghiên
cứu cần tách bạch ba bình diện trên, khơng được lẫn lộn những sự kiện của bình
diện này sang bình diện khác.
Từ thực tiễn của việc nghiên cứu cú pháp câu đơn tiếng Việt, chúng tơi thấy
rằng chưa có một cơng trình nào đi sâu tìm hiểu đặc điểm câu đơn tiếng Việt dựa
trên các bình diện cấu trúc đề - thuyết (CT Đ-T), cấu trúc nghĩa biểu hiện (CT
NBH), cấu trúc thông tin (CTTT), trừ một số khảo cứu ở mức độ sơ lược hoặc chỉ

đề cập một bình diện cụ thể. Bên cạnh đó vẫn tồn tại các ý kiến khác nhau về các
phương pháp nghiên cứu câu đơn tiếng Việt, tức là theo quan điểm ngữ pháp truyền


2

thống hay hướng ngữ pháp chức năng. Do đó, đề tài này sẽ góp phần bổ khuyết bức
tranh về phương pháp nghiên cứu câu đơn trong tiếng Việt hiện nay nhìn từ lí thuyết
ba bình diện.
1.2. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện vào những năm 80 của thế kỉ XX,
khi nền văn học nước nhà đang trên đà đổi mới cả về tư duy sáng tác cũng như
phương thức thể hiện. Văn học từ cảm hứng sử thi dần chuyển sang cảm hứng thế
sự - đời tư. Đó cũng là thách thức đối với Nguyễn Nhật Ánh và nhiều nhà văn viết
cho thiếu nhi khác. Song, Nguyễn Nhật Ánh đã tìm cho mình được lối viết riêng và
trở thành “hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ”.
Truyện của Nguyễn Nhật Ánh hầu hết viết về lứa tuổi học trò với những kỉ
niệm và kí ức đẹp đẽ, hồn nhiên của tuổi mới lớn. Văn phong nổi bật của nhà văn là
tính dí dỏm, hài hước và lạc quan. Điều này thể hiện rõ trong việc sử dụng ngôn
ngữ của tác giả. Nhà văn đã vận dụng linh hoạt vốn từ sẵn có để tạo nên những câu
văn hay và thú vị. Vì vậy, nghiên cứu về ngơn ngữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
thông qua hệ thống câu đơn sẽ cho chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về đặc điểm
câu đơn trên các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học.
Dựa trên những vấn đề lí thuyết về phân tích cú pháp câu đơn dưới góc nhìn
của NPCN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm câu đơn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ bình diện cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc nghĩa biểu
hiện, cấu trúc thông tin.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Việc tìm hiểu về cú pháp tiếng Việt đã được nhiều nhà nghiên cứu trong
nước và nước ngoài quan tâm từ những năm đầu của thập niên 60 của thế kỉ XX.
Các tác giả Lekomtsev và Thompson đã dùng phương pháp phân tích thành tố trực

tiếp để nghiên cứu cấu trúc câu đơn tiếng Việt. Theo đó, lối phân tích câu theo các
thành tố trực tiếp là kiểu phân tích tỏ ra có lợi nhất theo quan niệm cấu trúc đối với
phát ngôn. Thompson cho rằng, cấu trúc câu tiếng Việt là kết cấu tiêu điểm: “Kết
cấu tiêu điểm tạo ra những ngữ hạn định với vị từ là đỉnh hay tâm. Các loại thể từ,
ngữ thể từ và thậm chí vị từ xuất hiện như là các bổ ngữ tiêu điểm” (Dẫn theo [25,
tr.24]). Cũng chính Thompson là người thấy được vai trị của tiểu từ “thì” trong cấu
trúc tiêu điểm của câu tiếng Việt. Quan sát vai trò của tiểu từ này, ông đã đi đến một


3

nhận định rất mới mẻ rằng chẳng nên phân biệt thứ hạng của chủ ngữ và bổ ngữ
(theo thuật ngữ truyền thống) trong hệ thống thành phần câu tiếng Việt. Phần lớn
những gì Thompson gọi là “bổ ngữ chủ đề” và các loại “bổ ngữ khác” (phương
thức, thời gian, nơi chốn) về sau được Cao Xuân Hạo và một số nhà nghiên cứu
khác theo quan điểm NPCN trong tiếng Việt gọi là phần “đề” trong CT Đ-T, với tư
cách là cấu trúc cơ bản của câu đơn tiếng Việt.
Trong công trình: Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng [20], Cao Xuân
Hạo đã áp dụng một cách triệt để lí thuyết đề - thuyết vào việc phân tích cấu trúc
câu tiếng Việt. Cơng trình này đã mang đến một luồng gió mới cho nền ngơn ngữ
học nước ta. Cao Xuân Hạo đã chống lại chủ nghĩa “dĩ Âu vi trung” trong nghiên
cứu câu tiếng Việt. Ông cho rằng, cấu trúc cú pháp (CTCP) cơ bản của tiếng Việt
là CT Đ-T, ranh giới giữa hai phần này là khả năng thêm các tác tử “thì, là, mà”.
Phân tích câu tiếng Việt theo hướng NPCN tiếp tục được Cao Xuân Hạo cùng các
tác giả Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm làm rõ trong cuốn
Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1 (Phần Câu trong tiếng Việt) [21]. Trong
công trình này, các nhà nghiên cứu đã phân tích, phân loại cấu trúc ngữ pháp của
câu tiếng Việt trên ba bình diện: CT Đ-T, nghĩa và cơng dụng. Có thể nói, Cao
Xuân Hạo là người khởi đầu cho việc nghiên cứu cú pháp tiếng Việt theo đường
hướng chức năng và ngữ nghĩa.

Nguyễn Hồng Cổn trong bài viết: CTCP của câu tiếng Việt: chủ - vị hay đề thuyết? [10] đã đề xuất một cách tiếp cận mới về vấn đề hữu quan, trong đó xác
nhận vai trị của CT C-V với tư cách là CTCP của cú nhằm mã hóa nghĩa biểu
hiện của nó và vai trị của CT Đ-T với tư cách là CTCP của câu nhằm tổ chức và
truyền đạt một thông điệp [10, tr.1].
Trong một định hướng khác, vừa tiếp thu lí luận ngơn ngữ học hiện đại, vừa
khơng bài xích các khái niệm ngơn ngữ đã được dùng để miêu tả ngữ pháp tiếng
Việt trước đó, Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh Thuyết đã cố gắng nêu một giải
pháp nhất quán và chặt chẽ về Thành phần câu tiếng Việt [46]. Theo giải pháp này,
các thành phần câu tiếng Việt được phân xuất và nhận diện trên cả hai bình diện nội
dung và hình thức. Sau này, trong cơng trình Cú pháp tiếng Việt [25], Nguyễn Văn
Hiệp đã phân tích và miêu tả cú pháp của câu tiếng Việt trên cơ sở ngữ nghĩa. Tác


4

giả thảo luận sâu về các thành phần câu tiếng Việt (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, khởi
ngữ, trạng ngữ, định ngữ câu và tình thái ngữ) cùng những biểu hiện phong phú của
nó trong hoạt động giao tiếp. Quan điểm nhất quán “đi từ chức năng đến hình thức”
đã được Nguyễn Văn Hiệp khẳng định. Cơng trình này thật sự mang tinh thần của
NPCN hiện đại.
Nếu Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh Thuyết phân xuất và nhận diện câu
tiếng Việt trên cả hai bình diện một cách chung nhất thì Đào Thanh Lan trong cơng
trình: Phân tích cấu trúc câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề - thuyết [30] lại chủ
trương vận dụng cùng một lúc năm tiêu chí để xác lập bộ khung cấu trúc của câu
đơn tiếng Việt. Đó là các tiêu chí về nghĩa tạo lập phát ngôn, nghĩa biểu thị thực tại
khách quan, vai trị quan hệ cú pháp, hình thức biểu hiện bằng vị trí và hình thức.
Kết quả là danh sách các thành tố cấu trúc câu tiếng Việt theo tác giả sẽ gồm có:
chu ngữ, minh xác ngữ, đề ngữ, định ngữ, thuyết ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.
Gần đây, Diệp Quang Ban cũng đã thể hiện quan điểm phân tích cú pháp tiếng
Việt theo định hướng NPCN trong cơng trình: Ngữ pháp Việt Nam [6]. Trong cơng

trình này, Diệp Quang Ban đã áp dụng theo lí thuyết của Halliday để phân tích câu
tiếng Việt theo ba siêu chức năng: siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên
nhân và siêu chức năng văn bản. Sự phân tích của Diệp Quang Ban về các loại cấu
trúc khác nhau của câu tiếng Việt: CTCP, CT NBH (chức năng biểu hiện), cấu trúc
thức (chức năng liên nhân), cấu trúc đề (chức năng văn bản) là một nỗ lực đáng ghi
nhận, vì đã cho thấy cấu trúc nhiều chiều kích của câu. Nguyễn Văn Hiệp trong
cơng trình Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp [24] đã đề nghị một cách tiếp cận
mới cho việc miêu tả CTCP của câu tiếng Việt. Đường hướng này xuất phát từ
những kiểu nghĩa có thể được diễn đạt trong câu mà định dạng các phạm trù hình
thức tương ứng. Đây là cách tiếp cận triệt để đi từ chức năng đến hình thức. Xuất
phát từ những kiểu nghĩa có thể biểu đạt trong câu nói, xem đó là những cơ sở ngữ
nghĩa cho việc miêu tả CTCP của câu tiếng Việt, tác giả đã chủ trương một lối phân
tích câu giản dị, dựa trên những kinh nghiệm tri nhận của con người về thế giới và
cách tổ chức, trình bày những kinh nghiệm đó. Từ đó, tác giả nhận định rằng: câu
nói là một thực thể nhiều chiều kích, các thành tố cấu trúc tuyến tính của câu không
đồng chất trong chức năng phản ánh thông tin thuộc những chiều kích khác nhau


5

đó. Và hệ quả là, nếu chúng ta từ bỏ cách nhìn đơn tuyến để có một cách nhìn “lập
thể” về câu thì chúng ta phải đi đến một lối phân tích mang tính mơ-đun về các
thành tố cấu trúc của nó [24, tr.11].
NPCN cũng nhấn mạnh chức năng thơng tin của câu. Có một số nhà Việt ngữ
học vẫn chưa phân biệt rạch ròi CT Đ-T và CTTT (nếu khơng nói là họ đồng nhất
CT Đ-T và CTTT hoặc không nghiên cứu CTTT như một cấu trúc song tồn với CT
Đ-T). Song, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: Bình thường, phần thuyết có giá trị
thơng báo chủ yếu; nó được người nghe chú ý nhiều hơn, so với phần đề; đối với
người nói và người nghe, phần thuyết là “mới”, phần đề là “cũ”. Nhưng có khi,
trong những hồn cảnh nhất định, giá trị thơng báo chủ yếu lại ở phần đề.

Nguyễn Hồng Cổn có một loạt bài viết về cấu trúc thông báo của câu, về vấn đề
tiêu điểm thông tin (TĐTT) như: Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu [9], Cấu
trúc thông tin và biến thể cú pháp trong câu tiếng Việt [11], Các kiểu cấu trúc thông
tin của câu đơn tiếng Việt [12]. Trong bài Các kiểu cấu trúc thông tin của câu đơn
tiếng Việt, tác giả phân tích CTTT theo mối quan hệ giữa hai phần “cơ sở” và “TĐ”
trong cấu trúc. Kết quả phân loại gồm: CTTT lưỡng phân cơ sở (CS) và TĐ (gồm CS
- TĐ hoặc TĐ - CS; CTTT có TĐ - CS - TĐ; CTTT chỉ có TĐ (gồm: CTTT có TĐ là
thuyết, CTTT có TĐ là CT Đ-T).
Trong [48], Bùi Minh Toán đã trực tiếp bàn luận các vấn đề sau: Sự phụ
thuộc của cấu trúc tin vào ngữ cảnh; vị trí phân bố của hai phần tin trong phát
ngôn (tin đã biết ở trước tin mới, tin mới ở trước tin đã biết, hai thành phần tin xen
kẽ trong một phát ngôn); các phương tiện để TĐ hóa thơng tin trong phát ngơn:
các yếu tố báo hiệu tin cũ (lặp từ ngữ, các yếu tố hồi chỉ và chỉ trỏ, tỉnh lược), các
yếu tố chỉ dẫn phần tin mới (vị trí đầu tiên trong văn bản, từ ngữ xuất hiện lần đầu
tiên trong văn bản, phần phát ngôn không thể tỉnh lược, một số phụ từ đánh dấu
phần tin quan trọng, hư từ nhấn mạnh…). Theo tác giả, trong hoạt động giao tiếp,
khi người nói tạo ra phát ngơn thì tùy thuộc ngữ cảnh, anh ta đồng thời cần cấu
trúc hóa thơng tin mà phát ngơn truyền đạt. Q trình cấu trúc hóa thơng tin trong
phát ngơn chính là q trình tiêu điểm hóa: tách biệt phần tin mới trên cơ sở phần
tin đã biết, tạo ra sự phân bố: tin đã biết - tin mới [48, tr.131].


6

CTTT cũng được một số tác giả khác quan tâm nghiên cứu, như: Mai Thị Xí
với luận văn thạc sĩ: Cấu trúc thông tin trong câu văn Nguyễn Huy Thiệp [55].
Như vậy, câu tiếng Việt đã được nghiên cứu trên cả ba bình diện và thực sự được
nghiên cứu với tư cách là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp. Một vấn đề cũng cần
được đề cập đến trong phần này, đó là mối quan hệ giữa các kiểu cấu trúc câu khi câu
tiếng Việt được nghiên cứu trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Dù

CT Đ-T chưa được nghiên cứu nhiều trong tương quan CT NBH và CTTT (thậm chí
có nhà nghiên cứu còn chưa tách bạch CT Đ-T và CTTT), song, giới Việt ngữ học đã
thừa nhận sự tồn tại của ba kiểu cấu trúc này trong tổ chức câu trên những bình diện
khác nhau, với những chức năng khác nhau. Có thể nói, hầu như tất cả những lí
thuyết cú pháp quan trọng của thế giới đều đã có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu
ngữ pháp tiếng Việt ở mức độ nào đó mà các nhà Việt ngữ học, mỗi người một vẻ,
đã góp phần vào cơng cuộc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung, câu đơn
tiếng Việt nói riêng. Các cơng trình nghiên cứu trên là cơ sở giúp chúng tơi có cái
nhìn tồn diện hơn về việc phân tích đặc điểm câu đơn tiếng Việt trên mơ hình lí
thuyết ba bình diện.
2.2. Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành “hiện tượng” của nền văn học Việt Nam
đương đại, nhiều tác phẩm của ông đã trở thành “Best-seller” và được dịch ra tiếng
nước ngồi. Ơng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, lí luận phê bình
hiện thời.
Tập sách mang tính kỉ yếu: Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp sĩ của tuổi thơ [49] – kết
quả của Hội thảo khoa học mang tên: “Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục
tuổi thơ” do Trung tâm Ngơn ngữ và văn học – nghệ thuật trẻ em (Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội) tổ chức đã tập hợp những nghiên cứu bước đầu của giới nghiên
cứu, phê bình, giảng dạy văn học và một số nhà văn có chung niềm đam mê viết
cho thiếu nhi. Những bài viết trong cuốn sách như những phác thảo mang tính nhận
diện, đối thoại, gợi dẫn chứ chưa đi sâu vào các vấn đề về ngơn ngữ.
Tìm hiểu về Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (luận văn Thạc sĩ) [45], tác giả
Bùi Thị Thu Thủy đã chỉ ra nội dung chính trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Đó là thế
giới học đường thu nhỏ với hình ảnh của học trị, thầy cơ giáo, của lớp học, mái
trường; đó cịn là những bài học q trong cuộc sống cho thiếu nhi và cho cả người


7

lớn. Ngôn ngữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng,

gần gũi như đời sống nhưng cũng rất hóm hỉnh, hài hước và giàu hình ảnh. Đây cũng
là nhận xét của nhiều độc giả khi đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả Thái
Phan Vàng Anh trong bài viết: Nguyễn Nhật Ánh – người kể chuyện của thiếu nhi [1]
cho rằng, cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào sự
hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Gia tăng lời thoại, giảm thiểu
kể, tả, bình luận là một trong những điểm nổi bật ở nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh. Đi sâu vào tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây, tác
giả Nguyễn Thị Thuấn [44] đã làm rõ cách trần thuật được nhà văn sử dụng trong tác
phẩm qua điểm nhìn trần thuật, ngơn ngữ nhân vật và giọng điệu trong tác phẩm.
2.3. Truyện Nguyễn Nhật Ánh vẫn đang được khai thác. Tuy nhiên, những
nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề ngữ pháp trong tác phẩm vẫn đang là vấn đề bỏ
ngỏ. Do vậy, tìm hiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh dựa vào lí thuyết ba
bình diện trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt hiện nay là một vấn đề mới mẻ và
có tính khả thi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung hướng vào những mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa các kiểu cấu trúc câu đơn trong tiếng Việt: CT Đ-T, CTTT, CT
NBH.
- Góp phần nhận diện và đề xuất phương pháp phân tích câu đơn từ lí thuyết
ba bình diện.
- Chỉ ra nét đặc trưng phong cách trong câu văn truyện Nguyễn Nhật Ánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh trên các bình diện: CT Đ-T,
CTTT, CT NBH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phương diện nghiên cứu, CT Đ-T, CTTT, CT NBH có thể được nghiên cứu
trên nhiều kiểu câu, dạng câu: câu đơn, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ khảo sát trên các câu đơn tường
thuật, một dạng cấu trúc câu tiêu biểu trong CTCP của tiếng Việt. Nếu xét theo CT



8

C-V của ngữ pháp truyền thống, đó là loại câu đơn song phần; nếu xét theo CT Đ-T
của NPCN, đó là loại câu hai phần, một bậc.
Về nguồn cứ liệu, chúng tôi khảo sát câu đơn trong hai truyện của Nguyễn
Nhật Ánh:
(1)

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2016), NXB Trẻ.

(2)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2016), NXB Trẻ.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đặc thù của luận văn là phương pháp miêu tả ngôn
ngữ học với các thao tác, thủ pháp cơ bản sau:
- Thủ pháp thống kê - phân loại: luận văn sử dụng thao tác phân loại để sắp
xếp ngữ liệu khảo sát vào các dạng kiểu câu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đó
là: phân loại ngữ liệu thành các kiểu câu dựa vào tiêu chí CT Đ-T, CTTT và CT
NBH; phân loại các hình thức biểu hiện cụ thể của các kiểu cấu trúc.
- Thủ pháp mơ hình hóa: thủ pháp này được sử dụng để phân tích các kiểu cấu
trúc của từng ví dụ, phục vụ cho việc tìm hiểu và biểu diễn quan hệ giữa chúng.
- Phân tích - miêu tả các kiểu cấu trúc câu thông qua cách phân tích thành tố
trực tiếp, phân tích vị từ - tham thể, phân tích ngơn cảnh: Sau khi phân loại ngữ liệu,
luận văn tiến hành phân tích các kiểu cấu trúc trong từng ngữ liệu được lựa chọn bằng
hình thức mơ hình (như đã nói ở trên). Từ đó, miêu tả quan hệ giữa các cấu trúc thông
qua sự tương ứng giữa các thành tố trong từng cấu trúc khác nhau. Phương pháp phân

tích - miêu tả được dùng để tường minh hóa các mơ hình và quan hệ giữa CT Đ-T
với CTTT, CT Đ-T với CT NBH; CTTT với CT NBH.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về phương diện lí thuyết
- Hệ thống hóa lại các quan điểm, các khuynh hướng nghiên cứu câu trong
tiếng Việt.
- Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp phân tích câu tiếng
Việt hiện nay.
6.2. Về phương diện thực tiễn
- Vận dụng lí thuyết ba bình diện về phân tích cú pháp vào việc nghiên cứu và
giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường hiện nay.


9

- Góp phần chỉ ra những đặc trưng ngơn ngữ văn chương và cách giải mã văn
chương từ góc nhìn ngơn ngữ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan
Luận văn sẽ làm rõ các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài: các khái niệm cơ
bản về câu, cú, phát ngơn; lí thuyết ba bình diện trong nghiên cứu câu tiếng Việt
theo quan niệm của các nhà ngơn ngữ học trong và ngồi nước; khái niệm và cách
phân loại câu đơn tiếng Việt và sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh.
Chương 2. Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ bình diện
cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc thơng tin
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày khái niệm đề - thuyết, khái niệm vị từ
- tham thể và các vai nghĩa của CT NBH, khái niệm CTTT; miêu tả các kiểu câu

đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo CT Đ-T, CT NBH, CTTT.
Chương 3. Mối quan hệ giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc nghĩa biểu hiện,
cấu trúc thông tin và tầm tác động của câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3 miêu tả mối quan hệ giữa CT Đ-T với CT NBH và CTTT; đồng thời
nêu lên giá trị biểu đạt của các cấu trúc trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh.


10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: CÂU, CÚ, PHÁT NGƠN
1.1.1. Khái niệm câu
Trong ngơn ngữ học truyền thống, câu được coi là đơn vị lớn nhất trong tổ
chức của hệ thống ngôn ngữ. Những đơn vị trên câu được coi là thuộc lĩnh vực lời
nói và, theo quan niệm do F. de Saussure khởi xướng, không phải là đơn vị chân
chính của ngơn ngữ học. Trong một thời gian dài, ngôn ngữ học chỉ quan tâm đến
cấu trúc trừu tượng của câu, đến các mối quan hệ và chức năng ngữ pháp của câu.
Theo đó, cấu trúc câu nghiêng về hình thức, hay thuần túy hình thức, cịn mặt ngữ
nghĩa và những vấn đề liên quan đến mặt ngữ dụng thì bị xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Xét tổ chức nơi bộ của câu thì “câu là một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung
chung quanh một vị tố và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay sự việc)” [6, tr.14].
Vị tố là trung tâm của câu về nghĩa và về cú pháp. Về nghĩa, vị tố chi phối các thực
thể tham gia vào sự việc (tham thể); về cú pháp, vị tố là cơ sở để xác định các bổ
ngữ (các yếu tố diễn đạt các tham thể). Về từ loại, vị tố có thể là động từ, danh từ,
tính từ, từ chỉ quan hệ. Trong phần vị ngữ của câu (vị ngữ hiểu theo truyền thống,
bao gồm cả bổ ngữ), nếu có động từ tình thái thì động từ tình thái là yếu tố chính về
cú pháp cụm từ, vị tố vẫn giữ chức năng trung tâm của câu. Kết hợp hai mặt xem
xét trên, tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra định nghĩa về câu như sau: Câu (câu
đơn) là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ,

được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và
được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc) [6, tr.15]. Đơn vị tương đương
câu đơn nằm bên trong câu phức và câu ghép sẽ được gọi là mệnh đề. Định nghĩa
câu như trên không phân biệt ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết, khơng phân biệt ngơn
ngữ thuộc các loại hình khác nhau. Định nghĩa này nói đến nghĩa chỉ sự việc, chưa
tính đến các kiểu nghĩa khác.
Tác giả Cao Xuân Hạo cho rằng, cả ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học
đều được thể hiện trong một câu, vì vậy, tác giả khẳng định: Câu là đơn vị cơ bản
của lời nói, của ngơn từ, của văn bản. Nó là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào
việc giao tế. Nói cách khác, câu là ngôn bản (văn bản) nhỏ nhất [20, tr.31]. Nhiều


11

nhà nghiên cứu tiếng Việt đưa ngữ điệu vào việc định nghĩa câu và coi nó là một
tiêu chuẩn để phân giới câu, tuy nhiên theo Cao Xuân Hạo, ngữ điệu chỉ là một hiện
tượng ngồi ngơn ngữ thường đi kèm theo ngơn ngữ với tính cách một phương tiện
hỗ trợ. Ngữ điệu khơng phải là một thuộc tính của câu nói mà là một nét đặc trưng
có tính chất cử chỉ đệm theo hành động phát ngơn.
Trong cơng trình gần đây nhất: Từ điển khái niệm ngôn ngữ học [18], tác giả
Nguyễn Thiện Giáp cũng định nghĩa: câu là đơn vị cơ bản của lời nói, nó là đơn vị
giao tiếp nhỏ nhất, là ngôn bản nhỏ nhất [18, tr.83]. Như vậy, Nguyễn Thiện Giáp
và Cao Xuân Hạo đều quan niệm câu là đơn vị cơ bản của lời nói, là sự thể hiện
ngơn ngữ học của hành động nhận định được thực hiện ngay khi phát ra nó. Cao
Xuân Hạo coi CT Đ-T là CTCP cơ bản của câu. Chúng tôi sử dụng định nghĩa trên
về câu của Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thiện Giáp làm cơ sở lí thuyết khảo sát câu
đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
1.1.2. Khái niệm cú (tiểu cú)
Thuật ngữ “cú” trong tiếng Việt được dịch từ thuật ngữ “clause” trong tiếng
Anh. Cú được hiểu khác câu theo hai cách sau đây:

- Theo cách giải thích của Halliday trong ngữ pháp chức năng – hệ thống, “cú”
là tên gọi tương đương “câu đơn” và dùng chung cho cả ngơn ngữ nói và viết; câu
là tên gọi thuộc ngôn ngữ viết với dấu hiệu là dấu chấm kết thúc câu (Dẫn theo [6,
tr.19]). Mỗi cú được hiểu theo siêu chức năng mà nó diễn đạt: là một thông điệp,
một lời trao đổi, sự biểu hiện (kinh nghiệm). Với mỗi chức năng như vậy, cú có một
cấu trúc đặc thù.
- Theo Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, “cú” là mệnh đề trong ngôn
ngữ, phân biệt với mệnh đề trong logic học. Về sau xuất hiện thêm một tên gọi
tương tự, gọi là “tiểu cú” (Cao Xuân Hạo).
Trong ngữ pháp hiện đại, có khi “cú” được coi là một đơn vị lớn hơn một ngữ
(phrase) mà nhỏ hơn một câu và không nằm trọn trong khuôn hình truyền thống
“chủ ngữ - vị ngữ”. Cho đến nay, cú được dùng thay cho câu đơn vì câu đơn gắn
với chữ viết, với dấu chấm câu và cần có một tên gọi đơn vị trong ngôn ngữ
(clause) phân biệt với mệnh đề (proposition) của logic học. Ngoài ra, cũng cần nhớ
rằng khơng phải nền ngữ pháp nào cũng có thuật ngữ tương đương với cú, thuật ngữ


12

thịnh hành hơn là “mệnh đề” ngầm hiều là “mệnh đề trong ngôn ngữ”.
Khác với câu, cú là đơn vị được tạo lập không phải để thông báo mà là để
biểu hiện các sự tình, gần với chức năng biểu hiện của ngơn ngữ. Xét về mặt chức
năng, có thể nói cú giống với ngữ hơn là với câu: câu có chức năng thơng báo cịn
cú và ngữ chỉ có chức năng biểu hiện. Điểm khác biệt giữa cú và ngữ chỉ là ở chỗ:
cú biểu hiện các sự tình của thế giới ngoại ngơn và cấu trúc hóa nó trong câu trúc
nghĩa biểu hiện với vị tố trung tâm và các tham thể theo cách tri nhận của người bản
ngữ, còn ngữ chỉ biểu hiện các phân đoạn của sự tình với tư cách là thành tố (vị tố
và các tham thể) của CT NBH. Đó chính là lí do vì sao một số tác giả (như Lưu Vân
Lăng, Cao Xn Hạo) cho rằng cú khơng có được chức năng thông báo hay phản
ánh một nhận định đầy đủ như câu. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng thuật ngữ

“cú” (của một số tác giả khác) là “tiểu cú” (của Cao Xuân Hạo). Theo đó, tiểu cú có
cấu trúc như của câu nhưng lại chỉ là một ngữ đoạn. Tiểu cú khác câu chính là ở
chỗ nó khơng phản ánh một hành động nhận định (statement), được thực hiện ngay
khi phát ngôn để đưa ra một mệnh đề, mà biểu thị một cái gì được coi như “có sẵn”
[20, tr.45], mỗi tiểu cú ứng với một bậc đề - thuyết của CT Đ-T.
1.1.3. Khái niệm phát ngôn
Hiện nay, theo lí thuyết ba bình diện của tín hiệu ngơn ngữ nói chung và của
câu nói riêng, ngơn ngữ học quan tâm đến cả bình diện nghĩa và bình diện ngữ dụng.
Từ đó xuất hiện mối tương quan giữa một đơn vị trừu tượng, ở trạng thái tĩnh, trạng
thái chưa hành chức, chưa tham gia vào hoạt động giao tiếp, với sản phẩm của sự
hiện thực hóa chính nó trong hoạt động giao tiếp. Mối tương quan đó như là tương
quan giữa một hằng thể và một biến thể. Từ đó xuất hiện thuật ngữ phát ngôn.
Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học [56], phát ngôn trong ngôn ngữ học là
một khúc đoạn lời nói (hay viết) do một người nói đơn nhất tạo ra và có chỗ lặng ở
cuối phần lời của người đó, cụ thể là một trường hợp thực hiện việc nói (hay viết)
trải dài trong thời gian và thường được dùng làm tài liệu của phân tích diễn ngơn,
phân tích việc sử dụng ngơn ngữ, khơng dùng để phân tích hệ thống ngơn ngữ.
Phát ngơn trong ngôn ngữ tự nhiên không chỉ là chuỗi dạng thức của từ.
Chồng lên cái thành tố ngôn từ của bất kỳ phát ngơn nói nào (chuỗi các từ tạo nên
nó), bao giờ và tất yếu cũng có thành tố cận ngôn ngữ như: các yếu tố xen ngôn


13

thanh: Hắng giọng, ậm ừ, à….; các loại thanh lưu. Đó là chưa kể các yếu tố ngồi
ngơn ngữ như: ngôn ngữ thân thể (cử chỉ, tư thế, hành vi động chạm…); ngôn ngữ
vật thể (trang phục, đồ trang sức, phụ kiện, hoa, quà tặng…); ngôn ngữ môi trường
(địa điểm, thời gian, khoảng cách, màu sắc…) cũng ảnh hưởng đến việc lĩnh hội
phát ngôn. Trong việc xác định nghĩa của phát ngôn, những đặc trưng phi ngôn từ
này cũng quan yếu như nghĩa của các từ được dùng trong phát ngơn và ngữ pháp

của nó, cả hai đều được mã hóa trong thành tố ngơn từ của phát ngơn.
Mối tương quan giữa câu và phát ngôn được xác định qua các phương diện sau:
- Câu thuộc hệ thống cấu trúc của ngơn ngữ, cịn phát ngơn thuộc hoạt động
hành chức của ngôn ngữ, chủ yếu là hoạt động giao tiếp.
- Câu là đơn vị thiên về hình thức cấu trúc nên mang đặc tính trừu tượng, khái
qt, có thể tồn tại ở hoạt động giao tiếp. Cịn phát ngơn là sự hiện thực hóa cụ thể
của câu nên ngồi phần cấu trúc trừu tượng cịn có: hình thức cụ thể (trật tự từ ngữ;
ngữ điệu…); nội dung ý nghĩa cụ thể (nghĩa biểu hiện, nghĩa tình thái); mục đích
giao tiếp… Câu được mơ hình hóa theo một số kiểu loại nhất định, do đó số lượng
kiểu câu trong một ngơn ngữ là hữu hạn, trong khi số lượng phát ngôn là vơ hạn.
Như vậy, câu và phát ngơn vừa có mối liên hệ mật thiết, vừa có sự khác biệt.
Câu chính là cơ sở để tạo nên phát ngơn, phát ngơn là sự hiện thực hóa, tình thái
hóa của câu.
1.2. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN
CỨU CÂU TIẾNG VIỆT
1.2.1. Bối cảnh ra đời
a. Thành tựu và hạn chế của ngữ pháp hình thức, cấu trúc
Về thành tựu, đối với người Việt, chủ ngữ và vị ngữ là những khái niệm hết
sức quen thuộc. Đây lại là phương pháp ra đời sớm, được nghiên cứu nhiều, nên hệ
thống lí thuyết tương đối sáng rõ. Các thành tố cấu tạo nên câu được phân tích hết
sức tỉ mỉ và cạn kiệt. Khơng có bất kỳ một từ nào trong câu khơng được làm rõ, dù
đó là thực từ hay hư từ. Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệ giữa các cụm từ
với nhau luôn được thể hiện rõ ràng. Chức năng của các thành phần câu được phản
ánh một cách rất cụ thể. Nếu dạy cho học sinh phân tích câu theo cách này, người
học dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực.


14

Về hạn chế, ngữ pháp hình thức, cấu trúc khơng quan tâm đến nghĩa và càng

không quan tâm đến tác dụng giao tiếp. Đối với nó, nghĩa chỉ là một chỗ dựa bất đắc
dĩ để miêu tả hình thức, để phân đoạn ngữ lưu ra thành những chiết đoạn được coi
như là những thực thể tự tại có thể được lắp ghép thành những chiết đoạn lớn hơn
theo những quy tắc “phân bố” (độc lập hay ràng buộc, đứng trước ngữ đoạn nào,
đứng sau ngữ đoạn nào) không liên quan gì đến nghĩa và chức năng cú pháp. Các
chiết đoạn lớn hơn này thường là những từ, những cụm từ hay có thể là những câu.
Trong nhiều thế kỉ, các sách ngơn ngữ học đại cương khái qt hóa những đặc
trưng hình thức của ngữ pháp các ngơn ngữ châu Âu, coi đó là những thuộc tính
chung của ngơn ngữ tồn nhân loại, và trong khi miêu tả các ngơn ngữ thuộc những
loại hình khác, người ta cố gị cấu trúc của ngôn ngữ này vào cái khuôn châu Âu,
nhiều khi bất chấp những sự thật hiển nhiên. Chẳng hạn như sự tồn tại bắt buộc của
một số phạm trù ngừ pháp: ngơi, số, thì, thể và các đặc trưng khác của ngôn ngữ
châu Âu đều được gán cho tất cả các ngôn ngữ khác. Đặc biệt, kết cấu chủ - vị, mà
nội dung thực chất là mối quan hệ hình thái học, khơng biểu hiện một quan hệ nhất
định nào về nghĩa và về logic, giữa một ngữ danh từ và một động từ “đã chia” tự
dưng được coi là tiêu chí để xác định câu và phân loại câu trong mọi ngơn ngữ. Khi
nói một câu, cái quan trọng là ta truyền đi một thơng tin. Phân tích câu theo CT C-V
chỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọng tâm
thông báo của câu. Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữ pháp,
không rõ chức năng ngữ nghĩa. Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên khơng phải lúc
nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt là những câu trong
giao tiếp sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại, ngữ pháp cổ điển, ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp sản sinh chú ý đến cơ
chế hình thức tách khỏi hoạt động ngơn ngữ. Đó là cơ chế hình thức tĩnh hoặc tương
đối tĩnh diễn đạt mặt nội dung ý nghĩa. Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung
được hiểu là mối quan hệ giữa hai bình diện: kết học – cái biểu đạt và nghĩa học –
cái được biểu đạt. Do đó, tất cả những gì khơng phải là hình thức, thuộc về cái được
biểu đạt đều để trong một bình diện nghĩa trừu tượng và có khi được gọi là bình
diện ý nghĩa – chức năng.



15

b. Ngữ pháp chức năng, ngữ pháp ngữ nghĩa và sự cần thiết của việc phân
tích câu từ lí thuyết ba bình diện
Trào lưu NPCN ra đời và phát triển mạnh trên khắp thế giới trong những năm
cuối thế kỉ XX sau khi ngữ pháp miêu tả và ngữ pháp sản sinh đã bộc lộ rõ tất cả sự
bất lực của nó. Trào lưu NPCN đã tận dụng và khai triển những thành tựu cơ bản
của các khuynh hướng chức năng luận như tín hiệu học Ch.S. Pierce, lí thuyết hành
động ngôn từ J.L.Austin, đã nhờ ý thức triệt để chức năng giao tiếp và nội dung
logic của ngôn ngữ mà xây dựng được cơ sở cho một lí thuyết ngơn ngữ học có sức
phát hiện và giải thích được những cơ chế hoạt động chung của nhân loại, và do đó
mà có năng lực miêu tả một cách chính xác các ngơn ngữ thuộc đủ các loại hình.
NPCN là một khuynh hướng, hay một trường phái nghiên cứu ngôn ngữ giai đoạn
hậu cấu trúc với những tên tuổi lớn của ngôn ngữ học trên thế giới: Ch.N. Li và
S.A.Thompson (1976), Dyvik (1984), Tesnière, Ch. Fillmore (1968), S.Dik (1989),
M.A.Halliay (1985), Martin (2006), v.v.
Ở Việt Nam, bước sang những năm 90 của thế kỷ XX, lĩnh vực nghiên cứu cú
pháp học tiếng Việt có được “làn gió mới” với việc cơng bố cuốn Tiếng Việt - Sơ
thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo [20]. Nét đặc sắc của công trình là
tinh thần chống chủ nghĩa “dĩ Âu vi trung” triệt để trong nghiên cứu câu tiếng Việt.
Cao Xuân Hạo cho rằng đối với một thứ tiếng đơn lập, không biến đổi hình thái như
tiếng Việt, cái CTCP cơ bản phải là một CTCP khác: CT Đ-T. Hai thành tố của cấu
trúc này tương ứng với hai thành phần của một hành động nhận định hay hành động
mệnh đề. Về phương diện hình thức, trong tiếng Việt, ranh giới của đề và thuyết
được đánh dấu bằng khả năng chen thêm các tác tử thì, là (đơi khi mà). Cấu trúc của
câu trần thuật được “chia hết” cho hai phần đề, thuyết. Câu có thể có một bậc hoặc
nhiều bậc đề - thuyết. (Về các khuynh hướng nghiên cứu cú pháp, xem thêm:
Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt [25]).
Trong trào lưu áp dụng NPCN - hệ thống của Halliday vào tiếng Việt, Hồng

Văn Vân [51] đã khảo sát bình diện nghĩa kinh nghiệm của cú tiếng Việt, Diệp
Quang Ban [6] áp dụng mơ hình của Halliday để phân tích câu tiếng Việt một cách
toàn diện theo 3 siêu chức năng (siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên
nhân, siêu chức năng văn bản). Việc áp dụng lí thuyết của Halliay để phân tích câu


16

tiếng Việt có nhiều điểm mới mẻ so với ngữ pháp truyền thống.
Tóm lại, có thể hiểu NPCN là một lí thuyết và một hệ phương pháp được xây
trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người
với người.
Đối với tiếng Việt, sau một số thử nghiệm theo đường hướng của chủ nghĩa
cấu trúc (với những thành cơng nhất định nào đó), hiện nay ngày càng có nhiều ý
kiến cho rằng ngữ pháp học phải xây dựng một cách tiếp cận mang tính ngữ nghĩa.
Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nên tiếp cận đi từ
chức năng đến hình thức [24]. Cách tiếp cận này xuất phát từ những kiểu nghĩa có
thể được diễn đạt trong câu mà định dạng các phạm trù hình thức tương ứng, được
Jan Nuyts (2001) diễn đạt một cách ngắn gọn như sau: “lấy phạm trù ngữ nghĩa là
điểm xuất phát mà xem những biểu hiện ngơn ngữ học của nó” (Dẫn theo [24,
tr.328]). Cách nghiên cứu này chỉ giới hạn trong câu đơn, bởi lẽ cấu trúc câu ghép
hay câu phức bao giờ cũng được xem là một dạng phái sinh của cấu trúc câu đơn.
Nguyễn Văn Hiệp đã đưa ra khung miêu tả cú pháp tiếng Việt theo cách tiếp cận
ngữ pháp ngữ nghĩa với 5 cấp độ: cấp độ cốt lõi sự tình của câu; cấp độ khung câu;
cấp độ các chỉ báo tình thái của câu; cấp độ các chỉ báo cho lực ngôn trung tiềm
tàng của câu; cấp độ cấu trúc thông điệp của câu.
Với quan điểm nghiên cứu cơ chế ngôn ngữ gắn với hoạt động giao tiếp,
NPCN có nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt
động của ngơn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và nội dung trong mối liên
hệ có tính chức năng (tức là mối liên hệ giữa phương tiện thể hiện và mục đích thể

hiện) thơng qua việc quan sát cách sử dụng ngơn ngữ trong những tình huống giao
tế hiện thực, khơng chỉ nhằm lập danh sách đơn vị, xác định hệ thống và tiểu hệ
thống ngơn ngữ mà cịn nhằm theo dõi cách hành chức của ngôn ngữ qua những
biểu hiện sinh động của nó trong khi được sử dụng [20, tr.18]. Mối liên hệ giữa
phương tiện thể hiện và mục đích thể hiện hiểu theo quan điểm NPCN khơng phải
là mối quan hệ giữa hai bình diện mà là ba bình diện: kết học (syntactics), nghĩa học
(semantics), dụng học (pragmatics) theo lí thuyết kí hiệu học của Ch.Moris (1938).
Nhiệm vụ của kết học là nghiên cứu các kí hiệu trong mối quan hệ với các kí
hiệu khác. Đây là bình diện cấu trúc hình thức. Theo quan điểm NPCN, hình thức


×