Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

26093 17122020074110TOMTAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.37 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG PHƯƠNG THẢO

ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
(Khảo sát các văn bản hành chính nhà nước lưu hành
tại Học viện Chính trị khu vực III)

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHINH
Phản biện 2: PGS.TS. LƯU QUÝ KHƯƠNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Ngôn ngữ học, họp tại Trường Đại học Sư
phạm – ĐHĐN vào ngày 30 tháng 09 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.


- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn bản hành chính có vai trị rất quan trọng trong hoạt động
quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là trong lãnh
đạo, chỉ đạo của các cơ quan nhà nước, là phương tiện kiểm tra theo
dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý. Mặt khác, văn bản
hành chính thường là tiếng nói của tổ chức, đơn vị đại diện cho
quyền lực nhà nước nên càng ngày càng có vai trị quan trọng trong
đời sống xã hội. Văn bản hành chính là cơng cụ chủ yếu của cơng tác
quản lý hành chính và điều hành mọi hoạt động xã hội. Do vậy, văn
bản hành chính ngày càng trở nên quan trọng trong việc đáp ứng yêu
cầu thơng tin và quản lý.
Văn bản hành chính có chức năng xã hội, được điều hành bằng
luật pháp, văn bản hành chính quy định, ràng buộc mối quan hệ giữa
các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong
khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật, văn bản dưới luật từ Trung ương
đến địa phương. Để đáp ứng thiết thực cho việc soạn thảo, ban hành,
lưu trữ các văn bản hành chính, Chính phủ đã ban hành những quy
định, hướng dẫn về thể chế, quy phạm của các thể loại văn bản. Hơn
nữa, nhiều tác giả đã cho xuất bản các cơng trình nghiên cứu của
mình về tổ chức xây dựng văn bản, về ngôn ngữ văn bản hành chính,
về liên kết văn bản…. Dù vậy, nhiều văn bản hành chính hiện hành
vẫn cịn nhiều sai sót, đặc biệt là sai sót về liên kết bao gồm các quy
phạm về thể loại văn bản, về cấp độ câu, lẫn cấp độ tổ chức văn bản.
Học viện Chính trị khu vực III là đơn vị sự nghiệp cơng lập
trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là trung tâm

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa


2
học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị xã hội cấp huyện và sở, ban ngành trên địa bàn miền Trung và Tây
Nguyên. Do vậy, Học viện đã ban hành nhiều thể loại văn bản hành
chính thơng thường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chưa có một
cơng trình nào nghiên cứu về đặc điểm liên kết văn bản hành chính
tại Học viện. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm liên kết văn bản hành
chính thơng qua việc khảo sát các văn bản hành chính lưu hành tại
Học viện Chính trị khu vực III, trước hết tác giả luận văn muốn làm
rõ hơn về đặc điểm liên kết của văn bản hành chính, đó là nghiên cứu
về tính chất kết hợp, gắn bó ràng buộc qua lại giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản; sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương, các điều với nhau, xét về mặt nội dung
cũng như hình thức biểu đạt; nghiên cứu các phương thức liên kết
văn bản hành chính; nghiên cứu các cấp độ liên kết và kết cấu văn
bản hành chính.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm phục vụ cho việc hệ thống hóa thể thức, kết
cấu, nội dung của các loại văn bản hành chính cơ bản, thơng dụng
hiện nay để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ hơn về văn bản hành chính
nói chung và văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu
vực III nói riêng.
Qua khảo sát, phân tích, đánh giá, luận văn sẽ rút ra những
nhận xét về đặc điểm liên kết văn bản hành chính qua việc khảo sát
các văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III
để từ đó khắc phục những lỗi thường gặp, góp phần chuẩn hóa các
văn bản hành chính, phục vụ tốt hơn nữa cơng tác hành chính, cơng

tác quản lý nhà nước.


3
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về các đặc trưng của văn bản và văn bản hành
chính;
- Các phương thức liên kết văn bản hành chính;
- Các cấp độ liên kết và kết cấu của văn bản hành chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu
vực III từ năm 2011 đến năm 2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm liên kết văn bản hành chính ( khảo sát các văn bản
hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III ) từ năm 2011
đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trước tiên chúng tơi tìm hiểu cơ sở lý
thuyết: khái niệm về văn bản, văn bản hành chính, đặc trưng của
phong cách ngơn ngữ hành chính, các loại văn bản hành chính, đồng
thời nắm vững lý thuyết về ngữ pháp văn bản và tìm hiểu, nghiên cứu
lý thuyết của từng thể loại văn bản hành chính.
Ngồi những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học
chung, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau:
- Phương pháp miêu tả, phân tích để miêu tả các đặc trưng của
văn bản hành chính và văn bản hành chính nhà nước, phân tích các
phương thức liên kết văn bản hành chính bao gồm phương thức liên
kết nội dung và phương thức liên kết hình thức. Phân tích, tổng hợp

để làm sáng tỏ các cấp độ liên kết và kết cấu văn bản hành chính,
cách sử dụng câu, từ ngữ, từ khóa trong văn bản hành chính.


4
- Phương pháp thống kê, phân loại để thống kê các loại văn
bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát để khái quát hóa các đặc
điểm cơ bản của văn bản hành chính và đặc điểm liên kết văn bản
hành chính từ đó phát hiện những lỗi thường gặp và khắc phục những
lỗi đó.
5. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội
dung luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về văn bản và văn bản hành
chính
Chương 2: Các phương thức liên kết văn bản hành chính
Chương 3: Các cấp độ liên kết và kết cấu văn bản hành chính
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của đất nước, cơng tác hành chính nói
chung, việc soạn thảo văn bản hành chính nói riêng là một trong
những yêu cầu cần thiết phải đáp ứng cho công tác quản lý, lãnh đạo
... của các cấp, các ngành. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã
thực hiện chính sách cải cách hành chính, trong đó cải cách về văn
bản hành chính cũng là vấn đề được đặc biệt chú ý. Theo đó, đã có
nhiều sách, báo, tài liệu về văn bản và soạn thảo văn bản hành chính
ra đời, đồng thời, đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu văn
bản, liên kết văn bản ở góc độ ngơn ngữ học. Các cơng trình này góp
phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng vào trong thực tế nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng văn bản hành chính.



5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN
HÀNH CHÍNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
1.1.1. Khái niệm văn bản
Văn bản là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời, mang tính
cách hồn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được
trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên
gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng, hợp nhất lại bằng những liên
hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một hướng đích
nhất định và một mục tiêu thực dụng.
Bên cạnh khái niệm văn bản, trong một số tài liệu giáo khoa,
các chuyên luận về ngữ pháp văn bản, cịn xuất hiện khái niệm ngơn
bản. Khái niệm ngôn bản được hiểu theo hai nghĩa cơ bản: Thứ nhất,
nó được hiểu đồng nhất với khái niệm văn bản. Thứ hai, nó được
hiểu trong mối quan hệ đối lập với văn bản. Theo cách hiểu thứ hai,
ngôn bản là sản phẩm hồn chỉnh của hành vi phát ngơn, thể hiện
dưới dạng âm thanh. Còn văn bản là sản phẩm hồn chỉnh của hành
vi phát ngơn, thể hiện dưới dạng chữ viết. Ở đây, khái niệm văn bản
được quan niệm đồng nhất với khái niệm ngôn bản.
1.1.2. Đặc trưng văn bản
a. Sản phẩm của hoạt động giao tiếp dưới dạng văn tự
Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương
tiện khác nhau nhưng chỉ sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ dưới dạng văn tự (chữ viết tay, in ấn...) mới được coi là văn
bản. Vì tồn tại dưới dạng văn tự nên văn bản thường được trau chuốt
văn chương theo đặc điểm của một thể loại nhất định.



6
b. Tính trọn vẹn về nội dung và hồn chỉnh về hình thức
Văn bản là một thể thống nhất hồn chỉnh về nội dung và hình thức
c. Tính liên kết của văn bản
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng
buộc qua lại giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp,
gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương
với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt. Liên kết
là hệ thống mạng lưới tổ chức văn bản, làm cho các đơn vị của văn
bản kết nối với nhau theo một mục đích nhất định.
d. Văn bản ln có mục tiêu thực dụng
Mục tiêu thực dụng là đích người ta muốn đạt tới khi hành
động. Mọi văn bản được tạo ra đều nhằm một mục tiêu cụ thể. Việc
tạo văn bản khơng những là một hành động viết mà cịn là một hành
động xã hội bằng ngơn ngữ. Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì?
Ðó là những câu hỏi luôn được đặt ra trước mỗi bài viết. Mục tiêu
thực dụng ấy của văn bản quy định cách viết văn bản, quy định việc
lựa chọn thể loại văn bản và các phương tiện ngôn từ quen dùng cho
thể loại ấy. Đây là mục tiêu ngữ dụng của văn bản.
1.1.3. Các loại văn bản
a. Dựa vào phong cách chức năng
b. Dựa vào quy mơ văn bản
c. Dựa vào tính chất của văn bản
d. Dựa vào đặc trưng nội dung và cách thức đề cập
e. Dựa vào kiểu cấu tạo
f. Dựa vào cách sử dụng ngôn ngữ
1.2. HỆ THỐNG LIÊN KẾT VĂN BẢN
1.2.1. Khái niệm liên kết và vai trò liên kết văn bản

a. Khái niệm liên kết


7
“Liên kết văn bản là mạng lưới các mối quan hệ nội dung, hình
thức giữa các đơn vị, kết cấu trong nội bộ văn bản và các mối quan hệ
giữa văn bản với các yếu tố ngoài văn bản”.
b. Vai trò của liên kết trong văn bản
Các đơn vị văn bản thực sự có ý nghĩa khi nằm trong hệ thống
liên kết của văn bản. Mạng liên kết có giá trị xác nhận vai trị của
từng đơn vị ngơn ngữ văn bản. Có trường hợp, sức nặng ngữ nghĩa
của văn bản chỉ dồn vào một câu, nếu thiếu câu ấy, văn bản trở nên
khó hiểu hoặc hiểu sai lệch. Liên kết có khả năng biến những câu mà
ngữ pháp truyền thống cho là què cụt thành câu có nghĩa. Thậm chí
nó lại tạo nên sắc thái nghệ thuật độc đáo.
1.2.2. Các mặt liên kết văn bản
a. Liên kết hình thức
* Khái niệm: Liên kết hình thức là“hệ thống các phương tiện
liên kết hình thức” và những cái được liên kết với nhau trong
văn bản là các câu [5, 121].
* Các phép liên kết hình thức
+ Phép lặp: Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn
ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác
nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau. Phép lặp, ngoài
khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, cịn
có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây
ấn tượng v. v...
+ Phép thế: Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng
những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, cịn
gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần

văn bản chứa chúng.
+ Phép liên tưởng: Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ


8
ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó,
xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các
phần chứa chúng trong văn bản.
+ Phép nghịch đối: Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái
nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có
tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.
+ Phép nối: Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý
nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong
câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên
kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
+ Phép tuyến tính: Tính hình tuyến là một điểm đặc thù của hệ
thống tín hiệu ngơn ngữ khi chúng hành chức. Ðặc điểm này đòi hỏi
các đơn vị ngôn ngữ phải xuất hiện theo trật tự trước sau trong câu
nói. Nó cũng địi hỏi các đơn vị, kết cấu văn bản phải xuất hiện theo
trật tự trước sau trong văn bản.
+ Phép tỉnh lược: Phép tỉnh lược là sự khái quát hóa các
phương tiện liên kết thể hiện ở việc lược bỏ trong kết ngôn những
yếu tố có mặt trong chủ ngơn.
b. Liên kết nội dung
* Khái niệm: Liên kết nội dung là sự gắn kết ý nghĩa giữa các
bộ phận trong văn bản nhằm thể hiện ý nghĩa chung của văn bản.
Liên kết nội dung gồm hai tuyến: liên kết chủ đề và liên kết lôgic.
* Các phương diện liên kết nội dung
+ Liên kết đề tài và chủ đề
Liên kết đề tài và chủ đề là loại liên kết ngữ nghĩa thể hiện sự

thống nhất nội dung giữa các ý, các câu, các đoạn văn trong văn bản.
Liên kết chủ đề có sự thống nhất về đối tượng hoặc chỉ nói về một
đối tượng.


9
+ Liên kết lơgic
Liên kết lơgic làm nên tính hợp lý trong mối liên hệ giữa đối
tượng với đặc trưng chủ đề và giữa các đặc trưng chủ đề với nhau.
Nếu liên kết chủ đề là liên kết ý thì liên kết lôgic là liên kết mối quan
hệ giữa các ý đó.
Liên kết lơgic trong văn bản xét từ mối quan hệ giữa bản thân
các sự vật hiện tượng, tính chất, vấn đề được trình bày trong sự vận
động lơgic của tư duy nhận thức. Liên kết lôgic thể hiện ở bố cục, kết
cấu văn bản vì thế nó liên quan đến lý thuyết lập luận. Các câu, các
đoạn kết hợp với nhau phải có lơgic lập luận theo trình tự tư duy biện
chứng.
1.2.3. Các cấp độ liên kết văn bản
a. Liên kết liên câu và liên kết liên đoạn
Trong phạm vi nội bộ văn bản, có hai cấp độ liên kết. Cấp độ
câu, đó là mối liên kết liên câu. Sự liên kết liên câu có đặc điểm là đa
dạng hơn sự liên kết giữa các bộ phận trong câu và các phương tiện
liên kết liên câu cũng dùng được và đủ dùng cho sự liên kết giữa các
đơn vị trên câu.
Cấp độ đơn vị trên câu, đó là mối liên kết giữa các cụm câu,
các đoạn văn, các mục, tiết, chương, phần. Đây cũng có thể là liên
kết liên đoạn.
b. Liên kết tổng thể
Liên kết tổng thể là liên kết chiều sâu, được thể hiện bằng cách
sắp xếp các ý theo những tầng bậc cao, thấp khác nhau tùy theo mức độ

khái quát và tầm quan trọng của chúng. Nhờ vậy, người đọc có thể nhận
ra chủ đề chung của văn bản xuất phát từ các chủ đề bộ phận, các ý
tưởng thuộc cùng một bậc khái quát hay cùng một mức độ quan trọng.
Nó làm nên mạch lập luận, mạch tư duy xuyên suốt kết cấu văn bản.


10
1.2.4. Các quan hệ liên kết
a. Quan hệ tôn ti
Quan hệ ấy được tóm tắt như sau: Câu > Cụm câu > Ðoạn văn >
Mục > Chương > Phần >Văn bản.
b. Quan hệ ngữ đoạn
Trong văn bản, câu kết hợp với câu, cụm câu kết hợp với cụm
câu, đoạn văn kết hợp với đoạn văn, mục kết hợp với mục, chương kết
hợp với chương , phần kết hợp với phần v.v... Quan hệ ngữ đoạn không
chấp nhận sự kết hợp giữa các đơn vị không cùng cấp độ.
1.2.5. Các phần kết cấu văn bản
a. Khái niệm kết cấu
Kết cấu là sự xếp đặt và phân bố các yếu tố của hình thức tác
phẩm nghệ thuật, nói đúng hơn, là sự tổ chức tác phẩm trong một nội
dung và thể loại xác định. Kết cấu là kết các yếu tố hình thức và chi
phối ý nghĩa của chúng.
b. Kết cấu của văn bản
* Phần mở đầu: Phần mở đầu là phần nêu vấn đề, phần gợi mở
những ý tưởng, phần giới thiệu những vấn đề cần phải giải quyết sau
đó. Câu chủ đề diễn tả ý chính, ý khái quát của cả cụm câu. Tùy theo
từng loại văn bản mà có cấu tạo phần mở đầu khác nhau.
* Phần triển khai: Phần triển khai là phần giải quyết vấn đề,
phần thực hiện các vấn đề đã nêu ở phần mở đầu. Cũng như phần mở
đầu, phần triển khai cũng tùy từng loại văn bản mà có cách giải quyết

khác nhau.
* Phần kết thúc: Phần kết thúc là phần tiểu kết chương, kết
luận, kết thúc vấn đề của các cơng trình khoa học. Phần này thường
tóm lược, khái quát những vấn đề đã được giải quyết ở phần triển
khai. Có khi phần này khơng đóng kết vấn đề mà mở ra hoặc để lửng.


11
1.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1.3.1. Khái niệm văn bản hành chính
Văn bản hành chính được sử dụng với nghĩa là văn bản làm
công cụ quản lý và điều hành của các nhà quản trị nhằm thực hiện
nhiệm vụ giao tiếp, truyền đạt mệnh lệnh, trao đổi thông tin dưới
dạng ngơn ngữ viết, theo phong cách hành chính - cơng vụ.
1.3.2. Phân loại văn bản hành chính
a. Văn bản hành chính cá biệt
- Quyết định (cá biệt)
- Chỉ thị (cá biệt)
b. Văn bản hành chính thơng thường
- Văn bản hành chính thơng thường khơng có tên loại
- Văn bản hành chính thơng thường có tên loại
1.3.3. Đặc trưng và đặc điểm ngơn ngữ văn bản hành chính
a. Đặc trưng của ngơn ngữ văn bản hành chính
- Tính chính xác, rõ ràng
- Tính phổ thơng đại chúng
- Tính khn mẫu
- Tính khách quan
- Tính trang trọng, lịch sự
b. Đặc điểm ngơn ngữ văn bản hành chính
- Đặc điểm ngữ âm

- Đặc điểm từ vựng
- Đặc điểm ngữ pháp
1.3.4. Học viện Chính trị khu vực III và các loại văn bản
hành chính lưu hành tại cơ sở
a. Vài nét về Học viện Chính trị khu vực III
Học viện Chính trị khu vực III là đơn vị trực thuộc Học viện


12
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đóng trên địa bàn quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng.
Học viện Chính trị khu vực III là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa
học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở
khu vực miền Trung - Tây Nguyên; trung tâm nghiên cứu khoa học
lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học
lãnh đạo, quản lý ở miền Trung - Tây Nguyên.
b. Các loại văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính
trị khu vực III
Học viện Chính trị khu vực III là đơn vị sự nghiệp công lập, do
vậy, Học viện chủ yếu ban hành thể loại văn bản hành chính thơng
thường như: 1. Cơng văn; 2. Báo cáo; 3. Kế hoạch; 4. Biên bản; 5.
Hợp đồng; 6. Quyết định; 7. Thông báo; 8. Hướng dẫn; 9. Nghị
quyết; 10. Quy chế; 11. Tờ trình; 12. Bản ghi nhớ…
1.4. TIỂU KẾT
Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở lý luận cơ bản
liên quan đến văn bản, hệ thống liên kết trong văn bản và đặc điểm
văn bản hành chính, qua đó làm rõ những khái niệm, đặc trưng, đặc

điểm cơ bản về văn bản, liên kết văn bản và văn bản hành chính.
Là cán bộ, cơng chức cơng tác ở đơn vị sự nghiệp công lập,
hàng ngày phải triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luận của Nhà nước, chúng tơi nhận thấy tầm
quan trọng rất lớn của văn bản hành chính, đặc biệt là liên kết trong
văn bản. Để văn bản hành chính của cơ quan được ban hành đúng
khn mẫu, thống nhất, chính xác, rõ ràng, mang tính phổ thơng, đại


13
chúng, mang đúng phong cách hành chính, cơng vụ, ít sai sót về các
phép liên kết, Vì vậy, bằng việc thực hiện luận văn này, chúng tôi
mong muốn chỉ ra một số lỗi thường gặp trong các văn bản lưu hành
tại Học viện Chính trị khu vực III.


14
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
2.1. PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT NỘI DUNG
2.1.1. Liên kết chủ đề
Qua khảo sát có thể nhận thấy: phương thức liên kết duy trì
chủ đề xuất hiện ở tất cả các thể loại văn bản hành chính được
khảo sát tại Học viện Chính trị khu vực III; phương thức liên kết
triển khai chủ đề xuất hiện rất phổ biến trong hệ thống văn bản
hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III (chiếm tỷ
lệ 84,6%). Đồng thời, mức độ liên kết chủ đề văn bản hành chính
tại Học viện là khá cao và chặt chẽ, thể hiện ở tần suất xuất hiện
trung bình của phương thức liên kết duy trì chủ đề là 3,07 lần và
phương thức liên kết triển khai chủ đề là 2,43 lần.

2.1.2. Liên kết lôgic
Tiến hành khảo sát 500 văn bản hành chính điển hình lưu hành
tại Học viện Chính trị khu vực III từ năm 2011 đến nay để đánh giá
về phương thức liên kết lôgic cho kết quả như sau: Tất cả những kết
hợp khơng có sự phù hợp ngữ nghĩa đều là những kết hợp phi lý, hay
còn gọi là lỗi liên kết lôgic hoặc chuỗi bất thường về nghĩa. Qua khảo
sát tại các văn bản của Học viện Chính trị khu vực III rất ít xuất hiện
lỗi liên kết lơgic như thiếu phương tiện nối hoặc dùng sai phương
tiện nối; xuất hiện cụm từ, câu hoặc đoạn văn phi lý... Tuy nhiên,
trong một số trường hợp vẫn xuất hiện lỗi liên kết lôgic về mâu thuẫn
giữa các đơn vị tham gia liên kết.
Chẳng hạn: tại điều 2, Quy chế làm việc của Học viện Chính
trị khu vực III có liệt kê các nguyên tắc làm việc theo phương thức
liên kết lôgic; tuy nhiên, trong nguyên tắc thứ nhất và nguyên tắc thứ


15
ba có sự chồng chéo nhau về nội dung “mọi hoạt động của Học viện
đều phải tuân thủ quy định của pháp luật” và “Bảo đảm tuân thủ
theo đúng quy định của pháp luật”,v.v.v. Tại phần “Đánh giá chung”
của Báo cáo số 678/BC-HVCT-HCKVIII-CB ngày 01/11/2012 của
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III về “Tổng kết việc thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X”: đánh giá ưu điểm là “công
tác tổ chức - cán bộ trong những năm qua có những chuyển biến tích
cực, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu đặt ra [...] bám sát
các quan điểm, nguyên tắc về tổ chức, cán bộ”, nhưng khi đánh giá
hạn chế lại nêu là “[...] chưa đảm bảo cơ sở pháp lý”. Đây là một
trong số ít trường hợp phát hiện có lỗi mâu thuẫn giữa các đặc trưng
của sự vật, hiện tượng được nói đến, tức là xuất hiện lỗi liên kết lôgic
trong văn bản hành chính.

2.2. PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT HÌNH THỨC
Trong phạm vi khảo sát này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu 07
phương thức liên kết hình thức cụ thể: phép lặp, phép thế, phép liên
tưởng, phép nghịch đối, phép nối, phép tuyến tính và phép tỉnh lược.
2.2.1. Phép lặp
Tiến hành khảo sát 500 văn bản hành chính điển hình lưu hành
tại Học viện Chính trị khu vực III từ năm 2011 đến nay cho thấy
phép lặp được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống các văn bản hành
chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III. Trong đó tỷ lệ xuất
hiện phép lặp trung bình trên một văn bản là 3,07 lần.
Đây là phép liên kết xuất hiện phổ biến trong các văn bản hành
chính được khảo sát, có tới 423/500 trường hợp. Qua khảo sát các văn
bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III, chỉ xuất
hiện phép lặp dưới hình thức lặp từ vựng, khơng xuất hiện các hình
thức lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm. Việc sử dụng hình thức lặp ngữ âm


16
vốn là đặc trưng của thể loại văn học nên ở thể loại văn bản hành chính
khơng được sử dụng vì nó khơng phù hợp với phong cách văn bản
hành chính.
2.2.2. Phép thế
Khảo sát từ 500 văn bản hành chính lưu hành tại Học viện
Chính trị khu vực III, chúng tôi thu được số liệu là 61% trường hợp
sử dụng phép thế, trong đó các yếu tố được thế chủ yếu là danh từ
(cụm danh từ) và các mệnh đề. Các đại từ thường xuyên được sử
dụng để thay thế là: nếu yếu tố được thế là danh từ hay cụm danh từ
thì đại từ được sử dụng thường là đó, đấy, đây. Cịn nếu yếu tố được
thế là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) thì sẽ hay gặp các
đại từ vậy, thế. Với trường hợp yếu tố được thế là mệnh đề thì vậy,

thế vẫn là hai đại từ thường xuyên được sử dụng.
Trong quá trình khảo sát về những trường hợp sử dụng phép
thế đồng nghĩa cho thấy, thế đồng nghĩa giúp người viết tránh lỗi lặp
đi lặp lại nhiều lần một từ ngữ, đồng thời cung cấp thông tin phụ, làm
cho nội dung văn bản thêm phong phú. Mặt khác, thế đồng nghĩa có
khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ và thế đại từ.
Khảo sát về các trường hợp sử dụng phép thế đại từ cho thấy:
hiệu quả liên kết của thế đại từ sẽ gia tăng nếu đại từ đi kèm với một
danh từ có nghĩa khái quát; thế đại từ cũng có khả năng duy trì chủ
đề như lặp từ ngữ; dùng phép thế khơng chỉ có tác dụng tránh lặp đơn
điệu, mà cịn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp
cho từng trường hợp dùng.
2.2.3. Phép nối
Phép nối là loại phép liên kết được sử dụng nhiều nhất trong
các phép liên kết được tiến hành khảo sát, với 1.500 trường hợp sử
dụng trong tổng số 500 văn bản hành chính lưu hành tại Học viện


17
Chính trị khu vực III. Đồng thời, cả 6 loại quan hệ nối như đã trình
bày ở phần lý thuyết đều được sử dụng với những mức độ khác nhau.
Kết quả khảo sát và xử lý tư liệu cho thấy các từ ngữ nối kết
được sử dụng khá phong phú, bao gồm nhiều kiểu quan hệ thường
gặp như: quan hệ bổ sung, quan hệ thời gian, quan hệ nguyên nhân
(bao gồm cả hệ quả), quan hệ mục đích, quan hệ điều kiện, quan hệ
tương phản (bao gồm cả quan hệ nhượng bộ dùng các từ tuy, mặc
dầu...). Tuy nhiên, việc sử dụng các từ ngữ nối kết ở từng kiểu quan
hệ là rất khác nhau.
Việc sử dụng liên kết lôgic trong phạm vi một câu chiếm tỷ lệ
100% trong các văn bản khảo sát; giữa hai câu chiếm 91%; giữa hai

đoạn văn chiếm 66%. Về tần suất xuất hiện thì liên kết trong một câu
có số lần xuất hiện trong một văn bản lớn nhất (trung bình 25 lần/văn
bản); tiếp đến là liên kết giữa hai câu (12 lần/văn bản) và cuối cùng là
giữa hai đoạn văn với nhau (02 lần/văn bản).
2.2.4. Phép nghịch đối
Mặc dù vậy, việc sử dụng phép liên tưởng theo quan hệ nhân quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy... nhưng (nghịch
nhân quả), nếu... thì (điều kiện/giả thiết - hệ quả)... cũng được sử
dụng với mức độ tương đối, chiếm khoảng 3-4% số lượng các văn
bản hành chính được khảo sát.
2.2.5. Phép tỉnh lược
Trong tổng số 500 trường hợp sử dụng phép liên kết chúng tơi
thu được từ q trình khảo sát các văn bản hành chính lưu hành tại
Học viện Chính trị khu vực III, chỉ có 13 trường hợp sử dụng phép
tỉnh lược. Đặc biệt, chúng tôi không thu được một trường hợp nào có
yếu tố tỉnh lược là một mệnh đề, chủ yếu là hiện tượng tỉnh lược
danh từ hoặc cụm danh từ.


18
2.2.6. Phép liên tưởng
- Liên tưởng theo quan hệ bao hàm: được trình bày cụ thể ở 02
ví dụ trong luận văn.
- Liên tưởng về số lượng
2.3 TIỂU KẾT
Qua việc mơ tả và phân tích một số ví dụ tiêu biểu của các
phương thức liên kết được sử dụng trong 500 văn bản hành chính lưu
hành tại Học viện Chính trị khu vực III từ năm 2011 đến năm 2016
chúng tơi nhận thấy: Vai trị nối kết tạo sự liền mạch giữa các câu của
các phép liên kết là không thể phủ nhận. Tuy nhiên vai trò ấy được
thể hiện đến đâu và phát huy giá trị diễn đạt như thế nào lại tuỳ thuộc

vào từng tình huống cụ thể.


19
CHƯƠNG 3
CÁC CẤP ĐỘ LIÊN KẾT VÀ KẾT CẤU
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
3.1. CÁC CẤP ĐỘ LIÊN KẾT VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
3.1.1. Liên kết liên câu và liên kết liên đoạn
a. Liên kết trong phạm vi giữa các câu
Qua khảo sát, chúng ta thấy bên cạnh sự chi phối về trật tự các
câu trong văn bản còn liên quan đến các phương tiện liên kết, bởi khi
ở trong văn bản, các câu có quan hệ nội dung với nhau tất có các dấu
hiệu hình thức thể hiện. Mối quan hệ giữa phép liên kết và phương
tiện liên kết: Phép liên kết thuộc về cách thức, phương tiện liên kết là
sự biểu hiện cụ thể của cách thức ấy. Liên kết câu hay liên câu thực
chất là việc sử dụng các phép liên kết: phép lặp, phép thế nhằm làm
cho giữa 2 câu với nhau hay giữa các câu trong cùng một đoạn có sự
gắn bó chặt chẽ, đảm bảo tính mạch lạc và logic về mặt nội dung và
hoàn chỉnh về hình thức giữa các câu với nhau.
b. Liên kết giữa các đoạn văn
Khảo sát các văn bản hành chính lưu hành tại Học viện chúng
tôi nhận thấy: đoạn văn là đơn vị hợp thành văn bản. Nó là đơn vị bậc
trên câu, có một nội dung xác định, được mở đầu bằng chữ lùi đầu
dòng, viết hoa và được kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn văn. Liên
kết đoạn hay liên kết liên đoạn thực chất là mối quan hệ giữa các câu
trong các đoạn văn với nhau, giữa các đoạn với nhau, các câu trong
đoạn gắn bó chặt chẽ với nhau cả về phương diện nội dung lẫn hình
thức, tạo thành một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Tách một câu nào ra
khỏi đoạn cũng gây sự khó hiểu hoặc khơng hịa nhập với ngữ cảnh.

Tuy mỗi đoạn thể hiện một tiểu chủ đề riêng, có tính độc lập nhưng


20
nó vẫn làm rõ cấu trúc nội dung của tồn bộ chỉnh thể văn bản, tạo ra
cho văn bản có kết cấu, bố cục hợp lý. Văn bản được trình bày theo
nhiều chiều không gian, thời gian, nhiều mối quan hệ khác nhau sẽ
làm cho người viết dễ dàng thể hiện được các nội dung logic và tránh
gây căng thẳng cho người tiếp nhận, đảm bảo được tính logic về ngữ
nghĩa.
3.1.2. Liên kết tổng thể
a. Liên kết tổng thể ở cấp độ toàn văn bản
b. Liên kết tổng thể ở cấp độ từng phần của văn bản
Liên kết tổng thể có những cấp độ khác nhau, có cấp độ tồn
văn bản, có cấp độ từng phần trong văn bản. Khi nói đến liên kết tổng
thể là nói đến mối quan hệ bao quát, tổng quát từ cấp độ lớn đến cấp
độ nhỏ, chúng bao hàm trong nhau: trong mục lớn có mục nhỏ, mục
nhỏ nằm trong mục lớn.
3.2. KẾT CẤU VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
3.2.1. Các phần kết cấu văn bản
a. Các thành phần chung mở đầu văn bản
b. Các thành phần chung nội dung văn bản
c. Các thành phần chung cuối văn bản
3.2.2. Các kiểu kết cấu văn bản
Ngoài các phần chung thể hiện phần đầu và phần cuối mà văn
bản hành chính đều có thì mỗi loại văn bản có kết cấu riêng.
a. Loại văn bản nghị quyết
+ Đối với nghị quyết nội bộ
+ Đối với nghị quyết cấp trên đưa xuống
b. Loại văn bản báo cáo

c. Loại văn bản kế hoạch
+ Đối với kế hoạch học tập nghị quyết


21
+ Đối với kế hoạch hoạt động thi đua khen thưởng.
d. Loại văn bản thông báo
e. Loại văn bản quyết định
g. Loại văn bản biên bản
3.3. TIỂU KẾT
Chúng tôi đã khảo sát các phần kết cấu của văn bản hành
chính, qua đó, chúng tơi nhận thấy kết cấu của văn bản hành chính
gồm 2 phần, 3 phần nhưng kết cấu 3 phần là dạng phổ biến, bao gồm
phần mở đầu, phần triển khai và phần kết thúc. Từ kết quả khảo sát
cho thấy, kết cấu của của văn bản hành chính khác với các loại văn
bản khoa học, văn bản chính luận hay văn bản văn học,… Văn bản
hành chính thơng thường có kết cấu chặt chẽ, rành mạch, rõ ràng, dễ
hiểu.


22
KẾT LUẬN
Liên kết văn bản, đặc biệt là văn bản hành chính là một trong
những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của ngôn ngữ học văn bản.
Tuy nhiên, cho đến nay, quan niệm và cách nhìn nhận của các nhà
nghiên cứu về vấn đề này chưa đi đến được sự thống nhất. Kế thừa
các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước
về phương tiện liên kết trong văn bản, luận văn trình bày và phân
tích, mô tả các cơ sở lý luận đã xác định để từ đó làm tiền đề cho việc
khảo sát các đặc điểm liên kết văn bản và các cấp độ liên kết văn bản

hành chính lưu hành tại Học viện Chính trị khu vực III.
Với đối tượng nghiên cứu là các văn bản hành chính lưu hành
tại Học viện Chính trị khu vực III, sau khi phân tích, khảo sát đặc
điểm liên kết trong 500 văn bản từ năm 2011 đến năm 2016, luận văn
đi tới một số kết luận cơ bản:
1. Văn phong, ngơn ngữ hành chính tuy ngắn gọn, khơ khan,
nhưng khơng cứng nhắc, nó có tính chính xác, rõ ràng, khn mẫu và
trang trọng, lịch sự. Chính vì thế các phương tiện liên kết thống kê
được ngồi chức năng nối kết câu, chúng cịn có vai trị quan trọng
trong việc thể hiện các sắc thái ý nghĩa khác nhau của văn bản.
2. Qua những số liệu được thống kê cho thấy, tuy cả sáu
phương thức liên kết trên đều xuất hiện trong các văn bản hành chính
nhưng mức độ sử dụng các phép này không như nhau, mà cịn có độ
chênh lệch lớn, chủ yếu tập trung vào phép lặp và phép thế. Điều này
phản ánh đúng đặc thù của văn bản hành chính. Những yêu cầu về


23
tính chính xác, rõ ràng của văn phong hành chính là điều kiện để các
phép liên kết như: phép lặp từ ngữ, phép thế có ưu thế sử dụng.
2.1. Phép lặp từ vựng, với việc khảo sát và phân tích, đánh giá
phép lặp trong các văn bản hành chính lưu hành tại Học viện Chính
trị khu vực III cho thấy vai trò quan trọng của phương thức này trong
việc liên kết và tạo nên sự đa dạng cho văn bản.
2.2. Phép thế và phép tỉnh lược thuộc phạm trù ngữ pháp.
Ngoài chức năng rút gọn văn bản, việc sử dụng phép thế và tỉnh lược
một cách sáng tạo còn mang lại giá trị biểu đạt lớn trong việc soạn
thảo một văn bản hành chính.
2.3. Phép nối thuộc cấp độ ngữ pháp - từ vựng. Sự phong phú
của các yếu tố nối trong việc thể hiện các mối quan hệ thường gặp

giữa các câu khiến cho phép nối trở thành một phương thức liên kết
được sử dụng phổ biến trong các văn bản hành chính. Sự chặt chẽ,
lơgic trong các luận điểm, luận cứ của văn bản hành chính địi hỏi
phép nối phát huy vai trị của mình. Việc nắm vững giá trị và hạn chế
của các phương thức liên kết, cấp độ liên kết câu, liên kết đoạn giúp
người viết định hướng được sự thể hiện nội dung văn bản của mình
một cách hấp dẫn, thuyết phục; tránh được những lỗi thơng thường
về liên kết.
3. Văn bản hành chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt
động quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, mặt khác, văn bản
hành chính là cơng cụ chủ yếu của cơng tác quản lý hành chính và
điều hành mọi hoạt động xã hội. Do vậy, thông qua việc khảo sát các
loại văn bản hành chính nhà nước lưu hành tại Học viện Chính trị


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×