Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

26094 171220200748441 LUANVANCHINHTHUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ MỸ HẠNH

KHẢO SÁT CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT
VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG NGÔN NGỮ
THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN SÁNG

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, trung thực và chưa được cơng
bố ở các cơng trình nghiên cứu khác. Các nguồn trích dẫn có chú thích rõ
ràng, minh bạch, đã công bố theo quy định.
Nếu không đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
đề tài của mình.
Tác giả luận văn

Lê Thị Mỹ Hạnh



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ vô
cùng quý báu của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Trần Văn Sáng - người
đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận
văn này. Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ Khoa
Ngữ văn, Phịng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện
đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân, các anh
chị em đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh./.

Đà Nẵng, tháng 8 năm 2017
Học viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Hạnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTCV

: Biểu thức chiếu vật

CV

: Chiếu vật


HQC

: Hệ quy chiếu

C-V

: Chủ ngữ-vị ngữ

TT

: Thành tố trung tâm

PT

: Thành tố phụ trước

PS

: Thành tố phụ sau

QHKHSĐ

: Quan hệ kết hợp sóng đơi

ĐT

: Đại từ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17

Tên bảng
Các nhóm BTCV về người phụ nữ từ HCV thế giới tự nhiên
trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương.
Các nhóm BTCV về người phụ nữ thuộc HCV thế giới nhân
tạo trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương.
Các nhóm BTCV về người phụ nữ từ HCV thế giới con
người trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương.
Cấu trúc của ngữ danh từ được thể hiện qua mô hình.
Bảng tổng hợp thống kê BTCV là ngữ danh từ trong thơ Hồ
Xuân Hương.

Các BTCV có cấu tạo là danh từ trong thơ Hồ Xuân Hương
Quan hệ kết hợp của các BTCV trong thơ Hồ Xuân Hương ở
cấp độ cụm từ.
Bảng thống kê các biểu thức chiếu vật làm thành phần chủ
ngữ trong câu.
Cấu tạo của các BTCV về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương theo quan hệ kết hợp sóng đơi.
Các nhóm BTCV về người phụ nữ từ HCV thế giới tự nhiên
trong ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh.
Các nhóm BTCV về người phụ nữ từ HCV thế giới nhân tạo
trong ngơn ngữ thơ Xn Quỳnh.
Các nhóm BTCV về người phụ nữ từ HCV thế giới con
người trong ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh.
Bảng thống kê các BTCV là ngữ danh từ, cụ thể các thành tố
Bảng thống kê các BTCV có cấu tạo là danh từ đơn và danh
từ ghép.
Bảng thống kê quan hệ kết hợp của các BTCV về người phụ
nữ trong thơ Xuân Quỳnh.
Bảng thống kê các BTCV làm thành phần chủ ngữ trong câu.
Bảng thống kê cấu tạo của các BTCV về người phụ nữ trong
thơ Xn Quỳnh theo quan hệ kết hợp sóng đơi.

Trang
32
35
39
41
41
46
50

51
55
57
60
62
65
67
70
71
74


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Tên bảng
Trang
biểu đồ
2.1.
So sánh tỷ lệ của các nhóm trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ
77
Xuân Quỳnh
2.2.

So sánh tỷ lệ các kiểu cấu tạo của các BTCV trong thơ Hồ

78

Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh
2.3.


So sánh kiểu cấu tạo các BTCV là danh từ trong thơ Hồ Xuân
Hương và thơ Xuân Quỳnh

79


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 5
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.................7

1.1. LÝ THUYẾT CHIẾU VẬT................................................................... 7
1.1.1. Sự chiếu vật (reference) .................................................................. 7
1.1.2. Biểu thức chiếu vật (referring expression)...................................... 8
1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP .......................................... 18
1.2.1. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp ............................................. 18
1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật ................................................ 21
1.3. GIỚI THIỆU VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ XUÂN QUỲNH............ 25
1.3.1. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và tập Lưu Hương Kí ............... 25
1.3.2. Xuân Quỳnh - người đàn bà làm thơ............................................. 27
1.4. TIỂU KẾT ............................................................................................ 29
CHƯƠNG 2. CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH NHÌN TỪ
BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT .................................................................................31


2.1. CẤU TẠO CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠN ....................................... 31
2.1.1. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phân theo nhóm chủ đề32
2.1.2. Cấu tạo của các BTCV về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
................................................................................................................. 40
2.2. CẤU TẠO CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG NGÔN NGỮ THƠ XUÂN QUỲNH ........................................... 56
2.2.1. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phân theo nhóm chủ đề57
2.2.2. Cấu tạo của các BTCV về người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh . 65


2.3. SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH TRÊN
BÌNH DIỆN CÁI BIỂU .............................................................................. 76
2.3.1. Điểm tương đồng .......................................................................... 76
2.3.2. Điểm khác biệt .............................................................................. 77
2.4. TIỂU KẾT ............................................................................................ 79
CHƯƠNG 3. CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH NHÌN TỪ
BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT....................................................................81

3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG ............................ 81
3.1.1. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới tự nhiên ... 81
3.1.2. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo ... 85
3.1.3. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới con người 90
3.2. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH ................................... 94
3.2.1. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới tự nhiên ....... 94

3.2.2. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo ... 99
3.2.3. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới con người
............................................................................................................... 100
3.3. SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH TRÊN
BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT ...................................................... 105
3.3.1. Điểm tương đồng ........................................................................ 105
3.3.2. Điểm khác biệt ............................................................................ 107
3.4. TIỂU KẾT .......................................................................................... 127
KẾT LUẬN ............................................................................................................129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................132
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ là cơng cụ khơng thể thiếu trong q trình giao tiếp của con người,
là phương tiện quan trọng trong đời sống xã hội. Con người sử dụng ngôn ngữ để
thể hiện nhận thức về thế giới xung quanh, trao đổi thông tin, tình cảm của mình.
Tuy nhiên, ở những lĩnh vực cụ thể, trong những môi trường nhất định, ngôn ngữ
được sử dụng với mục đích phù hợp sẽ tạo ra những giá trị biểu đạt khác nhau.
Khảo sát ngôn ngữ theo hướng quy chiếu ở Việt Nam là một vấn đề vẫn cịn
khá mới. Trong diễn ngơn văn học, việc tìm hiểu hệ thống các phương tiện ngôn
ngữ chiếu vật và “vật được quy chiếu” của chúng sẽ là những thao tác đầu tiên mà
bất kỳ người đọc nào cũng phải tiến hành nếu muốn hiểu tác phẩm.
Luận văn của chúng tơi tìm hiểu về các yếu tố ngơn ngữ, tức các biểu thức
chiếu vật, dưới ánh sáng của lý thuyết chiếu vật của ngữ dụng học: đặt chúng trong

các biểu thức chiếu vật được sử dụng trong diễn ngôn.
Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ có nhiều tác phẩm viết về
hình tượng người phụ nữ. Tuy mỗi tác giả ở hai thời đại khác nhau, sáng tác và
thành công ở những thể loại thơ khác nhau nhưng tác phẩm của họ có giá trị và sức
sống lầu bền cùng thời gian. Việc nghiên cứu về thi pháp - ngơn ngữ của hai nhà
thơ này cũng có rất nhiều cách tiếp cận. Do đó, nghiên cứu, khảo sát các biểu thức
chiếu vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh
là hướng tiếp cận hồn tồn mới và có tính khoa học, thực tiễn cao.
Chúng tôi chọn và nghiên cứu so sánh hai tác giả, một mặt, phần nào giúp
người đọc thấy được những đóng góp của thơ ca đối với nền văn học Việt Nam, qua
đó, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác, khẳng định thêm những
điểm riêng biệt, độc đáo trong cách nhìn về người phụ nữ, tính hấp dẫn trong phong
cách nghệ thuật, mang dấu ấn, tài năng của từng tác giả.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chiếu vật là vấn đề dụng học được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
quan tâm từ rất sớm. Lịch sử nghiên cứu về chiếu vật có thể được phân thành 3 giai


2

đoạn nghiên cứu trên thế giới gồm: giai đoạn thứ nhất (từ 1882 – khoảng 1950) chiếu vật ngữ nghĩa (semantic reference); giai đoạn thứ hai (từ khoảng 1950 – cuối
thế kỷ XX) - chiếu vật của người nói (speaker’s reference); giai đoạn thứ ba
(khoảng từ cuối thế kỷ XX -nay) - chiếu vật được nghiên cứu trong phối cảnh liên
ngành (interdisciplinary perspectives).
Ở Việt Nam, từ năm 1983 trở đi, Ngữ dụng học đã có bước phát triển mạnh
cả về nghiên cứu cụ thể và lý thuyết. Ngữ dụng học là một chuyên ngành ngôn ngữ
học chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ trong q
trình giao tiếp để đạt tới một mục đích nhất định. Nó quan tâm đến việc vì sao việc
truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc vào các kiến thức ngơn ngữ học như ngữ
pháp, từ vựng... của người nói và người nghe mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của

phát ngôn. Một vấn đề đầu tiên trong việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thực tế sử
dụng, xác lập mối quan hệ giữa ngơn ngữ và người sử dụng đó là vấn đề quy chiếu
và sự lựa chọn biểu thức quy chiếu để chỉ đối tượng được nói đến.
Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên có cơng giới thuyết lý thuyết ngữ dụng học
một cách hệ thống và đầy đủ nhất và tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Cuốn Đại cương
ngơn ngữ học¸ tập 2: Ngữ dụng học-Đỗ Hữu Châu đã dành trọn một chương đề cập
đến chiếu vật và chỉ xuất. Theo tác giả, chiếu vật là vấn đề đầu tiên mà các nhà
nghiên cứu quan tâm do đó cũng là vấn đề thứ nhất của dụng học. Bàn về chiếu vật,
Đỗ Hữu Châu chỉ ra tầm quan trọng của chiếu vật và việc xác định được nội dung
của câu quy chiếu. Quan trọng hơn cả là tác giả nêu ra các phương thức quy chiếu.
Vì quy chiếu là một hành động có tính chủ động của người nói cho nên nó phần nào
thể hiện tính mục đích của người nói khi lựa chọn biểu thức quy chiếu. Về lí thuyết
các giáo trình về ngữ dụng học đều dành ít nhất một chương để trình bày các nội
dung liên quan đến vấn đề này.
Tiếp theo cơng trình của Đỗ Hữu Châu là cơng trình Dụng học Việt ngữ
(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) của Nguyễn Thiện Giáp. Tác giả cũng đã
dành một phần nghiên cứu về lý thuyết chiếu vật, xem đó là một nhân tố, một
phương châm trong hoạt động giao tiếp và quy chiếu được hiểu là hành động trong


3

đó người nói và người đọc nhận diện một cái gì đó. Đây cũng là cách hiểu khác về
hiện tượng quy chiếu trong diễn ngôn, phát ngôn. Mặc dù tác giả sử dụng thuật ngữ
quy chiếu nhưng thực chất nội hàm của khái niệm đó tương ứng với nội hàm khái
niệm chiếu vật của Đỗ Hữu Châu.
Tài liệu nước ngoài được tiếp nhận và giới thiệu sớm nhất ở Việt Nam có lẽ
là cơng trình Dụng học của G.Yule do Diệp Quang Ban biên dịch. Đây là một trong
những giáo trình quan trọng về ngữ dụng học, đề cập ngắn gọn những đầy đủ về lý
thuyết dụng học, trong đó có lý thuyết chiếu vật. Giáo trình này có thể được xem

như là bước khởi đầu đối với việc tìm hiểu có tính chun mơn hơn và là “cuốn gối
đầu giường” đối với những ai bước đầu tiếp cận, nghiên cứu ngôn ngữ học.
Như vậy, tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các nhà ngơn ngữ học nước
ngồi, đồng thời vận dụng vào thực tiễn sử dụng tiếng Việt, các tác giả trong nước
cũng đã có những cơng trình về ngữ dụng học, trong đó có lý thuyết chiếu vật. Tiêu
biểu là: Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ
Thị Kim Liên…
Tuy nhiên, chúng tơi nhận thấy những cơng trình nghiên cứu riêng biệt ứng
dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học để nghiên cứu ngôn ngữ văn chương không
thật sự nhiều, chủ yếu là những bài nghiên cứu riêng lẻ.
Đặc biệt, cho đến nay, chúng tơi có thể khẳng định chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu về các biểu thức chiếu vật về hình tượng người phụ nữ trong ngơn
ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh như đề tài của chúng tôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu của luận văn: Nghiên cứu đề tài trên, chúng tôi mong muốn
đạt được các mục tiêu sau:
3.1.1. Xác lập được vị trí, vai trị của các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ
như là một bộ phận làm nên bình diện “cái biểu đạt” của hình tượng người phụ nữ
trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh.
3.1.2. Chỉ ra và cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa các các biểu thức chiếu vật
với ý nghĩa biểu trưng của chúng gắn với từng hệ quy chiếu khác nhau cũng như với


4

những đặc trưng văn hóa dân tộc và quan điểm xã hội, cách nhìn của hai tác giả về
người phụ nữ trong hai thời đại khác nhau.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ chính
cần hồn thành:

3.2.1.Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chiếu vật, về hoạt động giao tiếp trong
ngôn ngữ văn chương phục vụ cho việc triển khai đề tài luận văn;
3.2.2. Xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại các biểu thức chiếu vật về
người phụ nữ cũng như đối tượng được quy chiếu của chúng trong ngôn ngữ thơ Hồ
Xuân Hương và Quân Quỳnh;
3.2.3. Phân tích, miêu tả đặc điểm của các biểu thức chiếu vật được khảo sát
trên bình diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt; tìm hiểu, so sánh các đặc điểm của
các biểu thức chiếu vật trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh;
3.2.4. Phân tích, so sánh giá trị biểu đạt của các biểu thức chiếu vật theo hệ
quy chiếu đối với việc thể hiện ý nghĩa biểu trưng của chúng trong ngôn ngữ thơ Hồ
Xuân Hương và Xuân Quỳnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được luận văn xác định là: các biểu thức chiếu vật về
người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phương diện nghiên cứu: luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát và
nghiên cứu đối tượng kể trên ở các phương diện: cấu tạo, quan hệ kết hợp với các yếu
tố ngôn ngữ khác trong ngôn cảnh, sự vật được quy chiếu trong ngữ cảnh sử dụng và
so sánh chúng với các biểu thức chiếu vật về phụ nữ tương ứng trong thơ Hồ Xuân
Hương và thơ Xuân Quỳnh.
Về tư liệu khảo sát: luận văn chỉ khảo sát trên thơ Nôm truyền tụng, thơ chữ Nôm
trong “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh các tuyển tập sau:
- Tuyển tập thơ Xuân Quỳnh: Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà
Nội (2011)


5

- Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Thời Đại, Minh Vy và Vương Tâm sưu tầm (2012)

5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê các biểu thức chiếu vật
hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh; phân loại
các biểu thức chiếu vật thống kê được theo những tiêu chí cụ thể.Thủ pháp này
nhằm nâng cao tính khách quan cho việc miêu tả cũng như đưa ra những kết luận
dựa trên dữ liệu khảo sát của luận văn.
5.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ
Sau khi thống kê, phân loại cơ sở ngữ liệu là các biểu thức chiếu vật, chúng
tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả đặc điểm cấu tạo các biểu thức
chiếu vật về người phụ nữ và đưa ra những nhận xét, đánh giá với các thủ pháp
nghiên cứu sau: thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp phân tích vị từ-tham
thể (vị tố - tham thể), thủ pháp phân tích ngơn cảnh/văn cảnh và thủ pháp phân tích
vai nghĩa...Từ những phân tích, lý giải các ngữ liệu, chúng tơi rút ra những vấn đề
khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao qua từng chương, mục tiêu của luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
Khảo sát các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ
Xuân Hương và Xuân Quỳnh, đề tài này sẽ mở ra hướng tiếp cận mới: lần đầu tiên
ngôn ngữ thơ của hai tác giả Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh được nghiên cứu dưới
ánh sáng của ngữ dụng học. Luận văn được hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:
- Về lý luận: Luận văn sẽ củng cố và hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản
của lý thuyết chiếu vật của ngơn ngữ học, góp phần làm rõ thêm các khái niệm quan
yếu đối với việc nghiên cứu chiếu vật trong tác phẩm văn chương; xác lập được một
số cơ sở và thao tác để xác định các biểu thức chiếu vật được sử dụng trong hoạt
động giao tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên cứu liên ngành ngơn
ngữ - văn hóa - văn học vào nghiên cứu chiếu vật của Việt ngữ, đặc biệt là chiếu vật
trong tác phẩm văn chương.


6


- Về thực tiễn: Thông qua việc khảo sát các biểu thức chiếu vật về người phụ
nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh, luận văn sẽ cung cấp thêm
tư liệu và kết quả phân tích mới cho việc nghiên cứu và giảng dạy lý thuyết chiếu vật
trong ngơn ngữ thơ nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói chung; cung cấp thêm
cơ sở và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các giá trị và nét độc đáo của ngôn
ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xn Quỳnh, từ đó giúp ích cho việc nghiên cứu và
giảng dạy tác phẩm văn chương từ góc nhìn ngơn ngữ học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan
Chương này trình bày khái quát những vấn đề lý thuyết quan trọng nhất đến
việc triển khai đề tài luận văn, đó là lý thuyết chiếu vật và lý thuyết hoạt động giao
tiếp. Từ đó, chúng tơi cũng trình bày những định hướng của việc vận dụng các lý
thuyết đó trong việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngơn ngữ thơ Hồ
Xn Hương và thơ Xn Quỳnh nhìn từ bình diện cái biểu đạt.
Chương này triển khai việc khảo sát, phân loại các biểu thức chiếu vật về
người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh trên các
phương diện: cấu tạo và quan hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngơn
cảnh. Từ đó, chúng tơi so sánh các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngôn
ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh trên bình diện cái biểu đạt để tìm
điểm tương đồng và sự khác biệt trong ngôn ngữ thơ giữa hai tác giả.
Chương 3: Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngơn ngữ thơ Hồ
Xn Hương và thơ Xn Quỳnh nhìn từ bình diện cái được biểu đạt
Trong chương này, chúng tôi phân loại và miêu tả đặc điểm về chiếu vật trên
hệ quy chiếu mà chúng được sử dụng để quy chiếu tới các thực thể cụ thể. Từ đó,
chúng tơi phân tích và nêu ra một số giá trị chủ yếu của các biểu thức chiếu vật này
trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh.



7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. LÝ THUYẾT CHIẾU VẬT
Ở các mục 1 và mục 4 của Phần mở đầu, chúng tôi lựa chọn và xác định đối
tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu thức chiếu vật (BTCV) nên việc xác định
đối tượng khảo sát và nghiên cứu, thống kê phân loại chúng trên các bình diện khác nhau
đều dựa trên các khái niệm cơ bản của lý thuyết chiếu vật. Việc tìm hiểu các khái niệm
“sự chiếu vật”, “biểu thức chiếu vật” và “chiếu vật” trong luận văn về cơ bản lĩnh hội,
trích dẫn từ các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả để đảm bảo tính khách quan của
vấn đề lý thuyết được trình bày trong luận văn.
1.1.1. Sự chiếu vật (reference)
Về thuật ngữ chiếu vật, từ trước đến ngay, theo nhiều nhà nghiên cứu thì có
nhiều cách định nghĩa khác nhau. Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Anh
“reference”, tiếng Pháp là “référence”, ngồi ra cịn được gọi là sự sở chỉ, tạo
nên ngữ cảnh của nó được gọi là chiếu vật.
Theo G.Yule, “Sự quy chiếu là một hành động trong đó một người nói, hay
người viết sử dụng các hình thái ngơn ngữ làm cho một người nghe hay người đọc
có thể nhận diện được cái gì đó” [57, tr.43].
Theo Đỗ Hữu Châu: “Chiếu vật chính là quan hệ giữa phát ngôn (diễn ngôn)
với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh được gọi là sự chiếu vật. Nếu như ngữ dụng học
quan tâm đến mối quan hệ giữa ngơn ngữ với ngữ cảnh thì chiếu vật là hiện tượng
ngữ dụng học đầu tiên bởi vì nhờ chiếu vật mà ngơn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đó
mà có căn cứ đầu tiên để xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức
năng giao tiếp” [8, tr.186-187].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp có cách nhìn nhận khác: “Quy chiếu là một hành

động trong đó người nói hoặc người viết dùng các hình thức ngơn ngữ cho phép
người nghe, người đọc nhận diện cái gì đó. Những hình thức ngôn ngữ ấy là những
biểu thức quy chiếu” (refering expression) [24, tr.28].


8

Qua cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu nêu trên, chúng tơi rút ra nhận
xét chung: các cơng trình khoa học của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo,
Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Thị Kim Liên đều có sự thống nhất trong việc nhìn nhận
khái niệm ‘reference’ với tư cách là vấn đề của ngữ dụng học và được coi là hiện
tượng ngữ dụng học đầu tiên vì để có căn cứ cho việc xác định nghĩa của đơn vị
ngôn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp người ta nhờ vào chiếu vật bởi vì nhờ
có chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh. Chiếu vật khơng phải lúc nào cũng duy
nhất, nó có mối quan hệ mật thiết với ngữ cảnh, có nghĩa là dựa vào ngữ cảnh thì sự
vật quy chiếu sẽ khác nhau, sẽ thay đổi.
Bàn về thuật ngữ chiếu vật, tác giả Đỗ Thị Kim Liên có nêu ví dụ để giải
thích chứng minh:
Ví dụ: Mèo là một khái niệm để chỉ lồi nói chung, được định nghĩa trong từ
điển giải thích nhưng khi ta nói “Con mèo này rất đẹp” là phải ứng với một con
mèo cụ thể, qua lời một nhân vật cụ thể mà theo nhận thức của người Việt thì nó
phải đẹp thật. [36, tr.52].
Như vậy, trên cơ sở tiếp thu những quan niệm khác nhau về sự chiếu vật,
chúng tôi đưa ra khái niệm về sự quy chiếu (hay chiếu vật): đó là sự tương ứng giữa
từ (hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, con người, hoạt động, tính chất
trong hiện thực được nói tới.
1.1.2. Biểu thức chiếu vật (referring expression)
a. Khái niệm biểu thức chiếu vật
Khi biểu thức ngôn ngữ được phát ngơn sử dụng để chỉ ra một thực thể nào
đó trong ngữ cảnh cụ thể của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ thì biểu thức đó là

biểu thức ngơn ngữ chiếu vật, hay gọi cách ngắn gọn nhất là các biểu thức chiếu vật
(BTCV) (referring expression). Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ
“biểu thức chiếu vật” để chỉ tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực
hiện quy chiếu trong ngữ cảnh cụ thể của ngữ liệu khảo sát, bao gồm cả những BTCV
có cấu tạo là từ (chẳng hạn: trăng, gió, mưa…) và tổ hợp từ (chẳng hạn: phận liễu,
bánh trôi nước, phong ba luống bập bềnh…).


9

Theo cuốn Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt và cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ
vựng của tác giả Đỗ Hữu Châu thì kết cấu ngơn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để
chiếu vật được gọi là biểu thức chiếu vật. Tác giả cũng cho rằng sự vật tương ứng với
với một biểu thức chiếu vật là nghĩa chiếu vật.
Chúng tơi đồng tình với quan niệm cho rằng “Cũng như các tín hiệu ngơn
ngữ, BTCV có cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của BTCV là các
đơn vị ngơn ngữ tạo nên nó. Cái được biểu đạt là sự vật được quy chiếu hay CV
tương ứng.” [8, tr.187]. Theo như các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm nếu
như một đơn vị ngơn ngữ có cả hai mặt là cái biểu đạt (vỏ âm thanh của tín hiệu
ngơn ngữ) và cái được biểu đạt (là ý nghĩa của tín hiệu ngơn ngữ); thì ngược lại
cái biểu đạt của BTCV là toàn bộ sự kết hợp của các đơn vị cấu thành nên nó cả
trên phương diện vỏ âm thanh và ý nghĩa, còn cái được biểu đạt của BTCV chính
là sự vật được quy chiếu hay chiếu vật của nó. Trong cuốn Nghĩa học Việt ngữ,
Nguyễn Thiện Giáp có nêu: “Xét về mặt tín hiệu học, trước hết, từ hình thức là cái
biểu đạt của ý nghĩa của từ (cái được biểu đạt); thứ hai, từ hình thức cùng với ý
nghĩa của nó lại là cái biểu đạt của cái sở chỉ; thứ ba, trong những phát ngơn cụ
thể, tồn bộ “từ hình thức-ý nghĩa-sở chỉ” cịn có thể đóng vai trị là một tín hiệu
của một sự vật khác. Như vậy, ý nghĩa (sense) và sở chỉ (referent) chỉ là cái được
biểu đạt (signified)” [26, tr.48].
Như vậy, các BTCV có trong ngơn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh

sẽ được luận văn này miêu tả trên hai bình diện: bình diện cái biểu đạt (hình thức cấu
tạo và quan hệ kết hợp cả về ý nghĩa và cú pháp); bình diện cái được biểu đạt (sự vật
được quy chiếu hay CV). Do các BTCV được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật
nên luận văn chúng tơi cịn tìm hiểu và phân tích một số giá trị của chúng với việc
thể hiện hệ thống hình tượng, biểu tượng nghệ thuật và trong chừng mực có thể,
chúng tơi cũng lưu ý đến việc thể hiện các đặc điểm về tri nhận, văn hóa của dân tộc
trong ngôn ngữ thơ của hai tác giả khảo sát.
Theo lý thuyết ngữ dụng học, không chỉ các sự vật, hiện tượng mới được quy
chiếu bằng ngôn ngữ và trở thành CV của BTCV. Ngồi sự vật cịn có hành động,


10

tính chất, trạng thái, q trình, sự kiện… cũng có thể được sử dụng để quy chiếu
đến trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. BTCV không chỉ cấu tạo dưới dạng danh từ,
đại từ hay ngữ danh từ mà còn có các động từ/ngữ động từ, tính từ/ngữ tính từ, các
cấu trúc mệnh đề (cụm C-V). Trong phạm vi của luận văn này, khi tiến hành khảo
sát và miêu tả các BTCV về hình tượng người phụ nữ trong ngơn ngữ thơ Hồ Xuân
Hương và thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát các BTCV có cấu
tạo là một trong 3 kiểu: danh từ, ngữ danh từ và quan hệ kết hợp.
Với cách hiểu về BTCV như đã trình bày trên, chúng tơi đã vận dụng khái
niệm này vào việc xác định đối tượng khảo sát của luận văn là các biểu thức chiếu
vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh.
b. Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật
- Tiêu chí thứ nhất-tiêu chí cấu trúc: Xét đến tính hồn chỉnh, độc lập tương
đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm từ. Nếu là một cụm từ,
việc xác lập đường biên của BTCV sẽ kết thúc ở chỗ có thể làm cho phần biểu thức
ngôn ngữ được xét đủ tư cách là một ngữ danh từ hoặc một tổ hợp từ có kết cấu
sóng đơi.
- Tiêu chí thứ hai-tiêu chí chức năng: Một biểu thức ngơn ngữ có kết cấu

hồn chỉnh sẽ được luận văn coi là BTCV khi biểu thức ngơn ngữ đó chỉ ra được
một đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả hữu-hệ quy chiếu của
BTCV đang được tác giả hoặc nhân vật nói tới.
Hai tiêu chí về cấu trúc và chức năng là không thể tách rời nhau khi xác định
BTCV trong các câu thơ được khảo sát. Một BTCV cần thiết phải đáp ứng được cả
hai tiêu chí thì mới nằm trong phạm vi đối tượng khảo sát của luận văn.
Như chúng ta đã biết, các BTCV trong một diễn ngôn có quan hệ với ngữ
cảnh, đặc biệt là với các đối ngơn (người nói, người nghe) trong một cuộc giao tiếp;
Các sự vật thuộc hoàn cảnh giao tiếp hoặc thuộc thoại trường; Không gian, thời
gian của cuộc giao tiếp và của các sự vật được chiếu vật trong diễn ngôn. Vì thế, khi
khảo sát một BTCV, ngồi căn cứ vào hai tiêu chí cụ thể như trên, chúng ta cũng
cần xem xét mối quan hệ với ngữ cảnh để hiểu đúng và sát về BTCV.


11

1.1.3. Chiếu vật và hệ quy chiếu
a. Khái niệm chiếu vật (referent)
Như trên đã phân tích, diễn giải, thuật ngữ “chiếu vật” được chúng tôi sử dụng
trong luận văn này là được dịch từ thuật ngữ “referent” trong tiếng Anh, tương ứng
với “sở chỉ” của tác giả Nguyễn Thiện Giáp hoặc “cái sở chỉ” của tác giả Cao Xuân Hạo.
Georgia M.Green viết: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ ra cái cách
nhờ chúng mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn ngữ với hy vọng rằng biểu
thức đó sẽ giúp cho người nghe của anh ta suy ra được một cách đúng đắn cái thực
thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta đang nói đến” (Dẫn theo Đỗ
Hữu Châu, [8, tr.193]).
Theo Đỗ Hữu Châu: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện,
nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngữ vi với biểu thức này nghĩ rằng nó sẽ
giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, quan hệ nào, sự
kiện nào anh ta định nói đến”. [7, tr.61]

Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng, CV là một đối tượng thực thể cụ thể được
phương tiện ngôn ngữ biểu thị thông qua việc thực hiện chiếu vật của người sử
dụng và phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể và do đó Đỗ Hữu Châu cho là “vật được
chiếu” [8]. Đỗ Hữu Châu cũng giải thích: trong một phát ngơn thường có một hoặc
một số biểu thức chiếu vật. Mỗi biểu thức chiếu vật được dùng để chỉ một yếu tố
nào đó nằm trong: Đối ngơn, hồn cảnh giao tiếp và thoại trường hợp thành ngữ
cảnh của phát ngơn được nói tới trong phát ngơn đó. Chính vì điều này mà tầm quan
trọng của chiếu vật được nâng cao xứng đáng với vị trí được xem là đầu tiên của
một ngành khoa học mới. Các biểu thức chiếu vật được xem như là những “cái cần
câu” mà diễn ngôn thả vào hiện thực đề tài, kết nối diễn ngơn với ngữ cảnh. Nếu
khơng có các biểu thức chiếu vật thì diễn ngơn sẽ trở thành mông lung, không biết
dựa vào đâu để miêu tả hay để bày tỏ thái độ về nó [8, tr.187].
Trong cuốn Giáo trình Ngữ dụng học của Đỗ Thị Kim Liên, tác giả có phân
tích một ví dụ trong bài thơ Nước non ngàn dặm của Tố Hữu:


12

Con thuyền rời bến sang Hiên
Xi dịng sơng Cái, ngược triền sông Bung
Chập chùng Thác Lửa, Thác Chông,
Thác Dài, Thác Khó, Thác Ơng, Thác Bà
Thác, bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
Tác giả đã chỉ ra rằng, khi nói đến “con thuyền” người ta nghĩ đến con
thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền sắt… với màu sắc khác nhau nhưng khi nói “con
thuyền” trong đoạn thơ trên, người nghe liên tưởng đây khơng phải là con thuyền
bình thường như bao con thuyền khác, nhờ vào ngữ cảnh, vào đặc trưng văn bản và
mục đích của người nói thì con thuyền được nhắc đến đó là con thuyền của Cách
mạng, của Đảng đang “chèo chống” đưa dân tộc ta vượt qua bao thác ghềnh, giành

thắng lợi vẻ vang.
Có thể thấy, từ ngữ khơng tự thân mình chiếu vật mà chỉ có con người mới
thực hiện hành vi chiếu vật. Bằng hành vi chiếu vật đưa sự vật hiện tượng mình
định nói tới vào diễn ngơn bằng các từ ngữ, bằng câu. Quan hệ chiếu vật là kết quả
của các hành vi chiếu vật. Như vậy, chiếu vật là một hành vi ngơn ngữ. Trong giao
tiếp, nhờ có chiếu vật mà người nói vận dụng sự chiếu vật để truyền đạt đến cho
người nghe định chiếu vật và đồng thời người nghe phải có thao tác suy ý để nhận
ra được sự vật - nghĩa chiếu vật mà người nói muốn nói để từ đó hiểu và tìm ra
được nghĩa chiếu vật đúng nhất giúp cuộc hội thoại đi đến thành cơng.
Ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của chiếu vật trong phát ngôn
cũng như trong tác phẩm văn chương. Không xác định được nghĩa chiếu vật
của biểu thức chiếu vật trong phát ngơn thì khơng hiểu được nghĩa, được đích của
phát ngơn, tức lời đáp của mình khơng thoả mãn được đích chủ ngơn trong
phát ngơn nghe được. Ngồi ra, có thể nói nếu tính nhiều nghĩa là đặc trưng của tác
phẩm văn học thì nhiều nghĩa chiếu vật là phương tiện đầu tiên của đặc trưng đó.
b. Nghĩa, ý nghĩa, chiếu vật
Nghĩa hay ngữ nghĩa (theo nghĩa rộng: nghĩa của ngơn ngữ nói chung–
meaning) và ý nghĩa của từ (sense) đều có liên quan tới CV bằng ngôn ngữ.


13

Xét về mặt tín hiệu học thì, thứ nhất từ ngữ âm là cái biểu hiện của nghĩa của
từ (cái được biểu hiện); thứ hai, từ ngữ âm cùng với nghĩa của mình lại là cái biểu
hiện của cái sở chỉ; thứ ba, trong những phát ngơn cụ thể, tồn bộ tam giác ngữ nghĩa
cịn có thể đóng vai trị là một tín hiệu của một sự vật khác. Như vậy, nghĩa (sense)
và sở chỉ là cái được biểu hiện. Nhưng ý nghĩa (meaning) không phải là cái được biểu
hiện mà là mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện [25, tr. 310-311].
Ý (meaning) của từ (cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của
từ với cái gì đó nằm ngồi bản thân nó. Hiểu ý nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu

đơn vị ấy có quan hệ với cái gì đó, tức là nó biểu thị cái gì. Có thể thấy rõ điều này
khi chúng ta quan sát cách người ta nắm ý nghĩa của từ như thế nào. Đối với người
lớn, khi không hiểu ý nghĩa của một từ nào đó, người ta tra từ điển. Ý nghĩa của từ
chưa biết được phát hiện thông qua lời giải thích trong từ điển.
Thực chất của việc giải nghĩa trong các từ điển (từ điển giải thích cũng như từ
điển đối chiếu) là tìm đơn vị ngơn ngữ tương đương về nghĩa với từ cần giải thích.
Khi trẻ con nắm ngơn ngữ lần đầu tiên thì phải liên hệ âm thanh của từ với sự vật. Trẻ
con nắm nghĩa của từ mèo nhờ nghe được phức thể ngữ âm [mèo] trong những tình
huống phát ngơn cụ thể có sự hiện diện của con mèo. Dần dần, trong nhận thức của
trẻ, âm [mèo] có quan hệ với con mèo – từ con mèo cụ thể của nhà mình đến cả lồi
mèo nói chung. Nắm được mối liên hệ ấy tức là nắm được ý nghĩa của từ mèo. Nghĩa
(sense) của từ là một hiện tượng tâm lí, có thể diễn đạt bằng siêu ngơn ngữ, ngay từ
đầu trẻ con chưa có được.
Cần phân biệt ý nghĩa của từ với sự hiểu biết về ý nghĩa đó. Trong nhận thức
của con người không xuất hiện và tồn tại bản thân ý nghĩa của các từ và các đơn vị
ngôn ngữ khác, mà trong nhận thức chỉ có sự hiểu biết về các ý nghĩa của chúng mà
thơi. Khi nghe một câu nói bằng thứ tiếng mà ta chưa biết, ta trực tiếp lĩnh hội mặt
âm thanh của nó, rồi cố tìm trong nhận thức xem âm thanh đó có ý nghĩa gì (nhưng
không thành công). Hiện tượng này dễ gây ấn tượng là ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ
tồn tại trong nhận thức của chúng ta. Sự thật không phải như vậy. Ý nghĩa của từ
cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác tồn tại thực sự khách quan trong lời nói, cịn


14

trong nhận thức chỉ có sự phản ánh những ý nghĩa đó mà thơi. Khơng nên lẫn lộn ý
nghĩa của từ với nhận thức (sự hiểu biết) của chúng ta về cái ý nghĩa đó. Nếu chúng
ta khơng hiểu một câu nói bằng tiếng nước ngồi có quan hệ với cái gì thì những
người biết thứ tiếng ấy vẫn hiểu câu nói đó có quan hệ với cái gì trong thực tế.
Cũng theo Nghĩa học Việt ngữ, Nguyễn Thiện Giáp có dẫn chứng về cách

định nghĩa về ý nghĩa của nhà ngôn ngữ Nga A.I.Smimitsky là định nghĩa được
nhiều người chấp nhận, theo đó, “Ý nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự
vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là
mặt bên trong của từ và so với ý nghĩa thì ngữ âm của từ hiện ra như vỏ vật chất
cần thiết không phải chỉ để biểu thị và trao đổi nghĩa đó với những người khác mà
cịn cần thiết cho sự nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển của ý nghĩa” [tr.47].
Định nghĩa trên vừa phản ánh được khái niệm và sở thị là cơ sở của nghĩa của từ,
vừa khẳng định nghĩa của từ là một hiện tượng ngôn ngữ, bị quy định bởi hệ thống
ngôn ngữ.
Như vậy, ý nghĩa (meaning) không phải là cái được biểu đạt (signified) mà là
mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cần phân biệt rõ ràng ý nghĩa của
từ với sở chỉ (referent) của nó. Ý nghĩa của từ là một hiện tượng tâm lý, có tính chất
trừu tượng, chủ quan, trong khi sở chỉ là sự vật khách quan và cụ thể của thế giới bên
ngồi ngơn ngữ. Trong giao tiếp, sở chỉ là mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng từ
ngữ, bởi vì trong giao tiếp, người ta sử dụng từ ngữ để thơng báo những sự tình của
thế giới bên ngồi chứ khơng phải là bàn về ngơn ngữ. Ý nghĩa và sở chỉ thuộc hai
bình diện khác nhau: ý nghĩa thuộc nghĩa học, còn sở chỉ thuộc dụng học.
Với cách hiểu về chiếu vật như trên, luận văn chúng tôi đã vận dụng khái
nhiệm CV vào việc xác định và thống kê các CV cụ thể của các BTCV về người phụ
nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh. Chúng tôi cũng đặt các
CV của các BTCV này trong mối tương quan với ý nghĩa từ vựng của các từ, ngữ
đóng vai trị làm các thành tố cấu tạo nên các BTCV. Cái sở biểu và cái sở chỉ của
một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái sở biểu chính là sự phản ảnh của cái sở chỉ
trong nhận thức của con người. Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác


15

nhau vì nó có quan hệ với một lớp đối tượng trong thực tế. Ngược lại một cái sở chỉ
có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau, bởi vì cùng một sự vật, tùy theo đặc

trưng của mình có thể tham gia vào một số lớp hạng khác nhau, bắt chéo lẫn nhau
[26, tr.48].
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát và miêu tả tất cả các sự
vật được quy chiếu cụ thể trong những ngữ cảnh cụ thể của các biểu thức ngơn ngữ
có chung “cái sở biểu” ấy.
c. Hệ quy chiếu
Để chiếu vật có hiệu quả, người nhận phải hiểu được thế giới bên ngồi được
đưa vào diễn ngơn. Người nhận cần phải xác định rõ diễn ngơn nói về thế giới thực
hay thế giới ảo, thế giới tự nhiên hay thế giới nhân tạo và các mảng thế giới nhỏ hơn
nữa: thế giới nghệ thuật, thế giới nhận thức…[13, tr. 501].
Từ nhận định trên, tác giả cũng đưa ra ví dụ: Mẹ bạn Nam vừa mua cho bạn
ấy con mèo xanh rất đẹp.Theo tác giả, chỉ có thể xác định nghĩa chiếu vật của cụm
từ con mèo màu xanh, khi người nhận xuất phát từ hiểu thế giới đồ vật nhân tạo mà
không phải từ thế giới tự nhiên.
Từ cách hiểu như trên, chúng ta thấy rằng mảng thế giới bên ngoài được sử
dụng làm cơ sở cho việc xác định nghĩa chiếu vật của từ ngữ được gọi là hệ quy
chiếu. Như vậy, các từ ngữ thực hiện chức năng chiếu vật của mình thơng qua một
hệ quy chiếu nhất định.
Có thể nói, hệ quy chiếu là một khái niệm cơng cụ quan trọng mà chúng tôi
lấy làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài. Nói đến hệ quy chiếu là nói đến sự
tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Sự tồn tại (existance) trong một thế giới
chính là điều kiện để một sự vật có thể được quy chiếu bởi một BTCV cụ thể trong
một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể và trở thành CV của BTCV đó. “Sự quy chiếu nhất
thiết mang theo nó các tiền đề về sự tồn tại phát sinh từ những kinh nghiệm trực
tiếp của ta về các đối tượng trong thế giới vật chất. Có thể nói khái niệm “tồn tại
vật chất” là cơ sở để định nghĩa mối quan hệ ngữ nghĩa của quy chiếu. Sự tồn tại là
tiền đề của quy chiếu” [24, tr.26-27].


16


Còn theo John Lyons “Sự khác biệt cốt yếu giữa quy chiếu và sở thị là: sở thị
của một biểu thức thì bất biến và độc lập với phát ngơn, nó là một phần nghĩa mà
biếu thức có được trong hệ thống ngôn ngữ, độc lập với cách sử dụng nó trong
những tình huống phát ngơn cụ thể. Trái lại, quy chiếu thì biến đổi và phụ thuộc
vào phát ngơn” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [26, tr. 49]).
Sự vật có thể tồn tại trong những thế giới rất khác nhau, có những thế giới
hiện hữu, có thật và cũng có những “thế giới có thể có” (thường được gọi là “thế
giới khả hữu”) mà trong đó sự vật có thể tồn tại theo một cách khác. Cùng một lúc,
có nhiều thế giới khả hữu khác nhau đồng thời tồn tại: thế giới thực hữu, thế giới
tưởng tượng, hư cấu trong thần thoại, cổ tích hay truyền thuyết và các tác phẩm văn
học; thế giới tâm linh, siêu nhiên với sự tồn tại của các hồn ma, bóng quỷ… Tuy
nhiên, khi thực hiện quy chiếu bằng các BTCV trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể,
chỉ một thế giới khả hữu mà ở đó sự vật – CV tồn tại mới được người nói lựa chọn
làm “HQC” cho BTCV của mình và đưa vào trong ngữ cảnh thông qua phát ngôn.
Việc phân loại và miêu tả CV của các BTCV trong luận văn này cũng dựa vào
việc xác định đúng thế giới khả hữu – HQC mà ở đó các sự vật được quy chiếu tồn
tại. Theo đó, thế giới hư cấu trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh có thể được
phân chia thành các bộ phận – HQC khác nhau như sau: thiên nhiên, con người, thực
vật, động vật, ẩm thực, đồ dùng gia đình… Trong hoạt động giao tiếp, có khi một
biểu thức ngơn ngữ có thể được sử dụng để quy chiếu tới nhiều sự vật, đối tượng
khác nhau trong những thế giới khả hữu khác nhau và các ngữ cảnh giao tiếp khác
nhau. Có khi tại một phát ngôn cụ thể, với một ngữ cảnh cụ thể thì chỉ có một sự vật
tồn tại trong một HQC của biểu thức đó được quy chiếu đến. Chính vì vậy, sau khi
nhận diện CV cụ thể của BTCV, để phân loại và miêu tả các biểu thức chiếu vật về
người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi
xác định HQC mà vật được quy chiếu tồn tại và được người sử dụng biểu thức đó
hướng đến. Xét ví dụ sau đây:
(a) Hồng hồng má phấn duyên vì cậy. [Hồ Xuân Hương, Bài cái quạt-Bài 1,
trang 12]



17

(b) Son phấn dám đâu so ngọn bút [Hồ Xuân Hương, Bài Xuân Hương tặng
hiệp quận, trang 99]
Cả 2 BTCV trong ví dụ (a) và (b) đều là chiếu vật có từ ngữ biểu thị “phấn”
trong 2 bài thơ khác nhau của Hồ Xuân Hương, nhưng sự vật mà chúng quy chiếu
đến lại không giống nhau: Chiếu vật ở câu (a) quy chiếu đến đôi má hồng của người
phụ nữ, còn chiếu vật ở câu (b) lại quy chiếu đến đồ trang sức mà người phụ nữ
thường hay dùng. Các sự vật được quy chiếu đó thuộc những HQC khác nhau:
Nhóm CV con người (CV qua bộ phận cơ thể) câu (a), nhóm CV thế giới nhân tạo
(CV về trang y phục) câu (b).
d. Chiếu vật trong tác phẩm văn chương
Từ lí thuyết, các nhà ngơn ngữ học dần dần vận dụng các khái niệm sự chiếu
vật, biểu thức chiếu vật, quy chiếu vào thực tiễn ngôn ngữ thơ ca. Việc ứng dụng lí
thuyết chiếu vật vào thi ca để giải mã những điều mà lí luận văn học chưa làm được là
một sự lựa chọn tất yếu. Tuy nhiên, chiếu vật trong các tác phẩm văn chương đa dạng
và phức tạp hơn rất nhiều so với chiếu vật những diễn ngôn giao tiếp thông thường.
Nếu như chiếu vật trong những diễn ngôn giao tiếp chỉ dừng lại ở các tiêu
chí cấu trúc, chức năng và liên hệ thì chiếu vật trong các tác phẩm văn chương đòi
hỏi hệ quy chiếu rộng và sâu hơn rất nhiều. Để giải mã được toàn bộ hệ quy chiếu
xuất hiện trong các tác phẩm văn chương, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học không chỉ
thấy được sự tương ứng giữa từ (hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, con
người, hoạt động, tính chất trong hiện thực được nói tới mà cịn địi hỏi phải có một
vốn hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa thời đại ra đời tác phẩm (ngữ cảnh rộng); cuộc
đời, sự nghiệp của tác giả (ngữ cảnh hẹp), ngữ cảnh trực tiếp,… để có được những
tiền giả định chính xác, lập thành một hệ quy chiếu phù hợp và đưa ra những ý nghĩa
xác đáng nhất.
Gớt đã từng nói: “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, cịn cây đời mãi mãi xanh

tươi”. Quả vậy, lí thuyết sẽ mãi đóng khung trong tủ kính nếu khơng áp dụng vào
thực tiễn cuộc sống, giải quyết được những yêu cầu bức thiết của xã hội. Cũng như
thế, đưa chiếu vật đến gần các tác phẩm văn chương là một cách làm cần thiết,


×