Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Tài liệu ôn tập giữa học kỳ – lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.8 KB, 57 trang )

Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)
CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH
BÀI 1: NHẬT BẢN (8 câu)
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào
khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế
- Nông nghiệp:Vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động
rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp :Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hố phát triển, cơng trường thủ cơng xuất hiện
ngày càng nhiều.
- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội
- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản cơng nghiệp hình thành và ngày càng
giầu có.
- Các nhà cơng thương lại khơng có quyền lực về chính trị.
- Giai cấp tư sản vẫn cịn yếu, khơng đủ sức xố bỏ chế độ phong kiến, nơng dân là đối tượng bóc lột
chủ yếu của giai cấp phong kiến, cịn thị dân thì khơng chỉ bị phong kiến khống chế mà cịn bị các
nhà bn và bọn cho vay lãi bóc lột.
* Về chính trị
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tơn là Thiên hồng, có vị
tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm
trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở
cửa”.
→Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước
sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải
cách xố bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hồ nhập với nền kinh tế phương Tây.


2. Cuộc Duy Tân Minh Trị
* Nguyên nhân
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngồi làm cho tầng lớp xã hội phản ứng
mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ
chế độ Mạc phủ.
- Tháng 01/1868 Sơ-gun bị lật đổ. Thiên hồng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một
loạt cải cách.
* Nội dung cải cách Minh Trị
Tháng 1-1868, sau khi lên ngơi, Thiên hồng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải
cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thốt khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
- Về chính trị:
Nhật hồng tun bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban
bố quyền tự do. Xác lập truyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập
chế độ quân chủ lập hiến.
* Về kinh tế
- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
* Về quân sự
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 1


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

* Về giáo dục
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
- Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.
- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
* Tính chất - ý nghĩa
- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách
mạng tư sản.
→Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát
triển mạnh mẽ.
- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những
công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:
+ Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.
+ Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh,
chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật
+ Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-khalin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
+ Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở
thành đế quốc hùng mạnh nhất châu Á.
- Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng
lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
→ Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
Chính sách đối nội
- Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật
phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.
- Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân

- Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hố. Phong trào đấu tranh của giai cấp
cơng nhân lên cao, dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản năm 1901.
→Kết luận: Nhật Bản đó trở thành nước đế quốc

Đế quốc Nhật Bản cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ XX

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 2


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

B. PHẦN BÀI TẬP
I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Ý nào sau đây không là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới.
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các cơng
dân.
C. Cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
D. Xóa bỏ chế độ nơ lệ vì nợ cho nơng dân.
Câu 2. Trong các cải cách về chính trị của Minh trị, giai cấp nào được đề cao?
A. Tư sản
B. Địa chủ
C. Quý tộc
D. Quý tộc tư sản
Câu 3. Nửa đầu thế kỷ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?
A. Thiên hoàng
B. Tư sản
C. Tướng quân

D. Thủ tướng
Câu 4. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến ở Việt Nam giữa
thế kỷ XIX là?
A. kinh tế hàng hóa phát triển, cơng trường thủ cơng xuất hiện.
B. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
C. sự tồn tại nhiều thương điếm bn bán của các nước phương Tây.
D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp.
Câu 5. Cuối thế kỷ XIX,các nước tư bản phương Tây đã sử dụng biện pháp gì để ép Nhật Bản phải
“mở cửa”?
A. Áp lực quân sự
B. Phá hoại kinh tế
C. Tấn công xâm lược
D. Đàm phán ngoại giao.
Câu 6. Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 là?
A. nông nghiệp lạc hậu
B. công nghiệp phát triển
C. thương mại hàng hóa
D. sản xuất quy mơ
Câu 7. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội hình thành ở Nhật Bản giữa thế kỷ XIX
là do
A.sự cạnh tranh và kìm hãm của giai cấp tư sản.
B. làn sóng phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
C. chế độ phong kiến Mạc Phủ kìm hãm sự phát triển
D.áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây.
Câu 8. Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) diễn ra trong bối cảnh
A. chế độ Mạc Phủ thực hiện những cải cách quan trọng.
B. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạn mẽ ở Nhật Bản.
C. các nước tu bản phương Tây tự do buôn bán ở Nhật Bản.
D. xã hội phong kiến Nhật Bản suy yếu, khủng hoảng nghiệm trọng.
Câu 9. Giữa thế kỷ XIX, ngồi Mỹ, cịn những nước đế quốc nào bắt Nhật Bản ký Hiệp ước bất bình

đẳng?
A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
Câu 10. Cuối thế kỷ XIX, Nhât Bản đã ký Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên với quốc gia nào?
A. Anh.
AB. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 11. Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 là
A. chế độ phong kiến trì trệ tiếp tục đươc duy trì.
B. bị các nước đế quốc phương Tây thi nhau xâu xé.
C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
D. đất nước lâm vòa cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Câu 12. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành tiến hành trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, qn sự, văn hóa – góa dục, ngoai giao.
C. Chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa – giáo dục.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 3


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 13. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa.
B. Tư sản.

C. Quý tộc phong kiến.
D. Địa chủ.
Câu 14. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là.
A. Cộng hòa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Liên bang.
Câu 15. Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì nổi bật?
A. Chủ nghĩa tư bản phát tiển nhanh.
B. Xuất hiện các công ty độ quyền.
C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
D. Phong trào Đảo Mạc diễn ra mạnh mẽ.
Câu 16. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa găn liền với các cuộc chiến tranh xâm
lược ở
A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.
B. Đài Loan, Nga, Mĩ.
C. Nga, Đức, Trung Quốc.
D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.
Câu 17. Để thốt khỏi tình trạng khủng hoảng tồn diện của đất nước vào giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản
đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành cải cách chế độ.
C. nhờ tư bản phương Tây giúp đỡ.
D. thiết lập chế độ Mạc phủ mới.
Câu 18. Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?
A. Tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng Nhât Bản bằng sức mạnh quân sự.
B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp quý tộc tư sản hóa nắm quyền lực.
C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn cịn nắm chính quyền.
Câu 19. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nướcNhật Bản bằng
A. sức mạnh quân sự.

B. sức mạnh kinh tế.
C. truyền thống văn hóa.
D. phong kiến quân phiệt.
Câu 20. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là
A. quân phiệt hiếu chiến.
B. cho vay nặng lãi.
C. đế quốc thực dân.
D. phong kiến quân phiệt.
Câu 21. Mục đích chính những cải cách của Thiên hồng Minh Trị (1868) là đưa Nhât Bản
A. trở thành một cường quốc ở châu Á.
B. Thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
C. phát triển mạnh như các nước phương Tây.
D. thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
Câu 22. Nội dung nịa dưới đây khơng phản ánh đúng chính sách cải cách về kinh tế của Thiên
hoàng Minh Trị?
A. Phát triển kinh tế nông thôn.
B. Thống nhất tiền tệ, thị trường.
C. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư.
D. Xây dựng lại cơ sở hạ tầng tiên tiến.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây khơng phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự của Thiên
hoàng Minh Trị?
A. Phát triển cơng nghiêp đóng tàu, sản xuất vũ khí.
B. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa qn đội.
C. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
D. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế chuế độ trưng binh.
Câu 24. Nhận xét nào dưới đây thể hiện tính chất tiến bộ trong cải cách của Thiên hoàng Minh Trị?
A. Tiếp nối những giá trị lâu đời của nước Nhật Bản xưa.
B. Thực hiện quyền dân chủ cho các tầng lớp nhân dân Nhật Bản.
C. Tập trung phát triển mơ hình nước Nhật Bản hồn tồn theo phương Tây.
D. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của nước Nhật Bản cuối thế kỷ XIX.

Câu 25. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
B. Đưa Nhậ Bản phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. Đưa Nhận Bản trở thành đế quốc hùng mạnh nhất ở châu Á.
D. Xóa bỏ chế độ phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 4


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Câu 26. Các công ty độc quyền đã tác dộng như thế nào đến đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản?
A. Lũng đoạn đối với nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
B. Phát triển nhanh chóng kinh tế, ổn định về chính trị.
C. Phát triển kinh tế, tạo sức mạnh quân sự cho nước Nhật Bản.
D. Đưa Nhật Bản trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 27. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Để thốt khỏi khủng hoảng toàn diện.
C. Để tiêu diệt tướng quân.
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
Câu 28. Tại sao gọi Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thực sự nắm quyền.
B. Nông dân được phép mua bán ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng.
Câu 29. Điều kiện quan trọng nào giúp Nhật Bản tiến hành được cuộc cải cách Minh Trị?
A. Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trị quyết định.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.

C. Lật đổ chế độ Mạc phủ, Thiên hồng Minh Trị nắm quyền.
D. Chính quyền mới xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
Câu 30. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục Nhật Bản là
A. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
B. tạo ra đội ngũ lao động có kỹ thuật và kỷ luật lao động tốt.
C. giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật.
D. đào tạo con người Nhật Bản năng động sangs tạo.
Câu 31. Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản khơng triệt để vì
A. tầng lớp q tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn.
B. Nhật Bản là đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. quần chúng nhân dân tiếp tục bị bần cùng hóa. D. Nhật vẫn duy trì sở hữu ruộng đất phong kiến.
Câu 32.Sự kiện đánh dấu Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX là
A. hoàn thành cơng cuộc cơng nghiệp hóa đất nước.
B. các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng.
C. các công ty độc quyền chiếm lĩnh tị trường thế giới.
D. mở rộng hợp tác với các nước tư bản phương Tây.
Câu 33. Các công ty độc quyền đầu tiên ở Nhật Bản ra đời trong các ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
B. Công nghiệp ngoại thương, hàng hải.
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
Câu 34. Những ngành kinh tế nào phát triển sau cải cách Minh Trị ở Nhật Bản?
A. Nông nghiệp, công nghiệp, đường sắt, ngoại thương.
B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải, ngân hàng.
C. Công nghiệp, đường sắt, hàng hải, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương, hàng hải.
Câu 35. Hai công ty độc quyền đầu tiên ở Nhật Bản là
A. Honda và Mitsui
B. Mitsui và Mitsubishi

C. Sony và Mitsubishi
D. Honda và Panasonic
Câu 36. Sức mạnh công ty độc quyền của Nhật Bản được thể hiện ở?
A. việc xuất khẩu vốn đầu tư ra nước ngoài để kiếm lời.
B. khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính trị đất nước.
C. chiếm ưu thế cạnh tranh so với các công ty độc quyền nước khác.
D. tiềm lực nguồn vốn được đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Câu 37. Chính sách đối ngoại chủ yếu của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX là
A. hữu nghị và hợp tác
B. Thân thiện và hịa bình
C. đối đầu và chiến tranh
D. xâm lược và bành trướng
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 5


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Câu 38. Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhật Bản thực hiện chính sách xâm lược và
bành trướng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
A. Sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân Nhật Bản
B. Các công ty độc quyền Nhật Bản hậu thuẫn về tài chính.
C. Có tiềm lực, sức mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự.
D. Thực hiện chính sách ngoại giao thân với phương Tây.
Câu 39. Đặc điểm của đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vì
A. vừa duy trì chế độ phong kiến vừa tiến lên tư bản, chủ trương xây dựng nước Nhật Bản bằng sức
mạnh kinh tế.
B. vừa duy trì quyền sở hữa ruộng đất phong kiến, vừa tiến lên tư bản, chủ trương xây dựng nước
Nhật Bản bằng sức mạnh kinh tế.

C. vừa chủ trương duy trì chế độ Mạc phủ, vừa tiến lên tư bản, chủ trương xây dựng nước Nhật Bản
bằng sức mạnh quân sự.
D. vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, vừa tiến lên tư bản, chủ trương xây dựng nước
Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
Câu 40. Từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868), Việt Nam có thể rút ra bài học nào để vận
dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
A. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng hợp lý nguồn tài ngun.
B. Xóa bỏ hồn tồn cái cũ, tiếp nhận cái tiến bộ, thành tựu của thế giới.
C. Dựa vào sức mạnh tồn dân để tiến hành cơng cuộc đổi mới đất nước.
D. Thay đổi cái cũ học hỏi cái tiến bộ phù hợp với điều kiện đất nước.
Câu 41. Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật Bản là gì?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng dân chủ tư sản.
C. Cách mạng tư sản không triệt để.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 42. Cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) có tính chất gì?
A. Chiến tranh đế quốc.
B. Chiến tranh phong kiến.
C. Chiến tranh giành độc lập.
D. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 43. Tại sao nói cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt
để?
A. Đưa giai cấp tư sản nắm quyền.
B. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
C. Xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
D. Giới cầm quyền thi hành chính sách bành
trướng.
Câu 44. Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc phủ sụp đổ?
A. Chế độ Mạc phủ suy yếu tự sụp đổ.
B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.

C. Các nước phương Tây dùng vũ lực đánh bại Nhật Bản.
D. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.
Câu 45. Nội dung nào không phải lí do để Nhật Bản trở thành “chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân
phiệt”?
A. Tầng lớp quý tộc chiếm ưu thế về chính trị.
B. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quan sự.
B. Liên minh qúy tộc – Samurai chiếm ưu thế lớn về chính trị.
II. thơng hiểu
Câu 46. Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?
A.Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.
B.Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.
D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 6


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Câu 47. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
Tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
Câu 48. Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản khơng triệt để vì
A.Tầng lớp q tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn.
B. Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá.

D. Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
Câu 49. Điểm khác của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so với các nước
đế quốc khác ?
A. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.
C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
D. sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .
Câu 50.Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm ?
A. đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây.
B. sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản.
C. mầm mống kinh tế TBCN đang hình thành phát triển nhanh.
D. giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.
Câu 51. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nơng nghiệp lạc hậu
B. Cơng nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
Câu 52. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước
năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
Câu 53. Ý nào khơng phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước
năm 1868?
A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuấ phong kiến lạc hậu
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
D. Sản xuất cơng nghiệp theo dây chuyền chun mơn hóa
Câu 54. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm

1868?
A. Nhiều đảng phái ra đời
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Nơng dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
Câu 55. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để
ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?
A. Đàm phán ngoại giao
B. Áp lực quân sự C. Tấn công xâm lược D. Phá hoại kinh tế
Câu 56. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 7


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Câu 57. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do
A. Sự tồn ại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ
B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây
C. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến
D. Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
Câu 58. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng
B. Xã hội phong kiến Nhậ Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
C. Các nước tư bản phương Tây được tư do bn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
Câu 59. Minh Trị là hiệu của vua
A. Mútxuhitô B. Kômây
C. Tơkugaoa
D. Satsuma
Câu 60. Ngun nhân trực tiếp để Thiên hồng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là
A. Do đề nghị của các đại thần
B. Chế độ Mạc phủ đã sụp đổ
C. Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi
D. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân
dân
Câu 61. Tháng 1-1868, một sự kiện nổi bậ đã diễn ra ở Nhật Bản là
A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ
B. Thiên hồng Minh Trị lên ngơi
C. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu
D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán
Câu 62. Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, muc đích chính của
Thiên hồng Minh Trị là gì?
A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây
D. Đưa Nhật Bản thốt khỏi tình trạng mộ nước phong kiến lạc hậu
Câu 63. Ý nào sau dây khơng phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị
A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên
lạc
C. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu D. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật
Bản
Câu 64. Ý nào khơng phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị
A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây
B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh

C. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuấ vũ khí
D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội
Câu 65. Ý nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng
A. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục,…
đặt ra với nước Nhật Bản cuối hế kỉ XIX
B. Tập trung vào vấn đề phát triển mơ hình chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa – giáo dục, hồn toàn
theo phương Tây
C. Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa – giáo dục,… của nước Nhật
xưa
D. Thực hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa - giáo dục,… cho các tầng lớp
nhân dân
Câu 66. Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ nào?
A. Dân chủ cộng hòa B. Dân chủ đại nghị
C. Cộng hòa tư sản D. Quân chủ lập hiến
Câu 67. Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là
A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 8


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

B. Hiến pháp mới được cơng bố
C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Đức vào buôn bán
D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Nga vào bn bán
Câu 68. Tầng lớp nào đóng vai trị quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau
cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Tư sản B. Nông dân
C. Thị dân D. Quý tộc tư sản hóa

Câu 69. Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhậ Bản năm 1868 là
A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các cơng dân B. Thực hiện chính sách hịa hợp giữa các dân
tộc
C. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người D. Xác định vai trị làm chủ của nhân dân lao
động
Câu 70. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuôc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?
A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản
B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây
C. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á
D. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 71. Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật
Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Q trình tích lũy tư bản ngun thủy
B. Việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa
C. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi
D. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ti tư bản độc quyền
Câu 72. Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế nào?
A. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh
B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời
C. Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính tri đất nước
D. Chiếm ưu thế cạnh tranh với công ti độc quyền của các nước khác
Câu 73. Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là
A. Hữu nghị và hợp tác
B. Thân thiện và hịa bình
C. Đối đầu và chiến tranh
D. Xâm lược và bành trướng
Câu 74. Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhậ Bản có thể thực hiện được chính sách đối
ngoại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân
B. Các công ti độc quyền hậu thuẫn về tài chính

C. Có tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự
D. Thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với phương Tây
Câu 75. Việc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan(1874), Chiến tranh
Trung – Nhật (1894 – 1895), chiến tranh Nga – Nhật ( 1904 – 1905) đã chứng tỏ
A. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
B. Nhật Bản đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn
C. Cải cách Minh Trị giành thắng lợi hoàn toàn
D. Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi
Câu 76. Yếu tố nào chi phối làm cho đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong
kiến quân phiệt?
A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật
bằng sức mạnh kinh tế
B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây
dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 9


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật
bằng sức mạnh quân sự
D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây
dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự
Câu 77. Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?
A. Sự phá triển của phong trào công nhân
B. Sự phá triển của phong trào nông dân
C. Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức

D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật Bản
Câu 78. Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong
trào
A. Nông dân B. Tiểu tư sản
C. Học sinh, sinh viên D. Công nhân
Câu 79. Lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu sau về phong trào công nhân ở
Nhật Bản cuối thế kỉ XIX: “Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do……….
một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Xuất hân từ …………… ở
Tơkiơ, năm 23 tuổi, ơng đã tham gia tích cực rồi trở hành lãnh đạo của phong trào công nhân đường
sắt.”
A. Cataiama Xen ………………………………. công nhân đường sắt
B. Abe Shinzô ………………………………… công nhân dệt may
C. Abe Shinzô ………………………………… công nhân đóng tàu
D. Cataiama Xen …………………………….. cơng nhân in
Câu 80. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam nằm
giữa thế kỉ XIX là
A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp
B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
C. Sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây
D. Kinh tế hàng hóa phát triển, cơng trường thủ cơng xuất hiện
Câu 81. Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng
trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Xóa bỏ; tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ, thành tựu của thế giới
B. Dựa vào sức mạnh của khối đồn kế tồn dân để tiến hành thành cơng công cuộc đổi mới đất
nước
C. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất
nước
D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
IV. Vận dụng cao
Câu 82. Yếu tố được coi là “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp dụng cho

Việt Nam trong thời kì Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay là
A.cải cách giáo dục.
B.cải cách kinh tế.
C.ổn định chính trị.
D.tăng cường sức mạnh quân sự.
Câu 83. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu nào để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa?
A. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
B. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng
C. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.
Câu 84. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì
A. xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Thiên hoàng lên nắm quyền, đưa nước Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến.
C. tiến hành cải cách, đưa Nhật trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á.
D. tạo nên những biế đổi xã hội sâu rộng, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 85. Ý nào dưới đây đánh giá đúng đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 10


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 86. Cơ sở nào để đế quốc Nhật thực hiện chính sách đối ngoại xâm lược và bành trướng?
A. Nhật Bản cần có thuộc địa.
B. Sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị.

C. Nhật Bản nghèo tài nguyên, khống sản. D. Tính hiếu chiến võ sĩ đạo đã ngấm sâu vào người
Nhật.
Câu 87. Yếu tố được xem la chìa khóa được rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị cho công cuộc xây dựng
đất nước ta hiện nay?
A. Chú trọng bảo tồn văn hóa.
B. Chú trọng yếu tố giáo dục.
C. Chú trọng phát triển kinh tế.
D. Chú trọng công tác đối ngoại.
Câu 88.Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?
A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
C. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.
D. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.
Câu 89. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh
Trị trên lĩnh vực giáo dục ?
A. Mở rộng hệ thống trường học.
B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.
C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.
D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ
thuật.
…………………………………………

BÀI 2: ẤN ĐỘ (ko kiểm tra)
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1.Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX
a. Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu ,các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp
đua nhau xâm lược.
- Kết quả: Giữa thế kỉ XIX Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
b. Chính sách cai trị của thực dân Anh

* Về kinh tế
- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành
thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.
* Về chính trị - xã hội
- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp
phong kiến bản xứ.
- Anh cịn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai
trị.
* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ
tục cổ xưa.
* Hậu quả
- Kinh tế giảm sút, bần cùng

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 11


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

- Đời sống nhân dân người dân cực khổ

Những nạn nhân của nạn đói 1876-1877.
2. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc
a. Sự thành lập Đảng Quốc đại
- Từ giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, cơng nhân, đó thức tỉnh ý thức dân tộc của
giai cấp tư sảnvà tầng lớp trí thức Ấn Độ. Họ bắt đầu vươn lên đài tự do phát triển kinh tế và được
tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.

- Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại – chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập, đánh
dấu bước phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài
chính trị.
+ Trong q trình hoạt động, Đảng Quốc Đại đó bị phân thành hai phái: Phái ơn hịa- và phái cấp
tiến. Phái ơn hịa chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái “cấp tiến”
do Ti-lắc cầm đầu thì có thái độ kiên quyết chống Anh.
b. Phong trào dân tộc (1905 – 1908)
- Tháng 7 – 1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia đơi xứ Ben-gan:
+ Miền Đông của người theo đạo Hồi.
+ Miền Tây của người theo đạo Hin-đu
→ Hành động này khiến nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tỡnh rầm rộ đó nổ ra.
- Ngày 6/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang:
hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ
hiền Tổ quốc” để tỏ ý đoàn kết , thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn
Độ”.
- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một
đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để trả lời 6 năm tù
của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố
khác cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt
Ben-gan.
* Tính chất :
Cuộc đấu tranh mang tính chất dân tộc quần chúng rộng lớn, nhằm lật đổ ách thông trị của
thực dân Anh, bảo vệ độc lập dân tộc
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý trí đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- Thức tĩnh các dân tộc bị áp bức.
B. PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
I./ NHẬN BIẾT
Câu 1. Những chính sách nào về chính trị , xã hội mà thực dân Anh không thực hện ở Ấn Độ?
A. Chia để trị, vừa đánh vừa đàm phán.

B. Mua chuộc tầng lớp thống trị bản xứ.
C. Khơi sâu sự cách biệt về tôn giáo đẳng cấp.
D. Đưa đẳng cấp trên vào bộ máy cai trị trực
tiếp.
Câu 2. Thế kỷ XVIII, nhân lúc Ấn Độ suy yếu, các nước tư bản thực dân đã làm gì?
A. Thăm dị, chuẩn bị xâm lược Ấn Độ.
B. Tăng cường xâm lược Ấn Độ.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 12


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

C. Giúp Ấn Độ thoát khỏi khủng hoảng
D. Tăng cường dầu tư vào Ấn Độ.
Câu 3. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Ấn Độ trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ XIX?
A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết.
B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ.
C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ.
D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa chống thực dân Anh.
Câu 4. Chính sách cai trị cổ truyền mà thực dân Anh thi hành ở Ấn Độ là
A. chia để trị.
B. đàn áp tôn giáo.
C. cấm vận hàng hóa.
D. bế quán tỏa
cảng.
Câu 5.Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ?
A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản C. Vô sản.

D. Địa chủ
Câu 6. Chủ trương của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905) là
A. đấu tranh ơn hịa. B. bọa động vũ trang. C. chính trị kết hợp vũ trang. D. thỏa hiệp chính trị.
Câu 7. Phái “cực đoan” ở Ấn Độ đấu tranh theo đường lối nào?
A. Thỏa hiệp, ơn hịa.
B. Vũ trang, bạo động.
C. Cải cách xã hội. D. Cải cách hạnh
chính.
Câu 8. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh địi Chính phủ Anh thực hiện
cải cách ở Ấn Độ.
A. Đấu tranh ơn hịa.
B. Đấu tranh thương lượng.
C. Đấu tranh bạo lực.
D. Đấu tranh chính trị.
Câu 9. Phong trào cách mạng ở Ấn Độ năm 1905 – 1907 mang tính chất
A. phong trào cách mạng dân chủ tư sản.
B. phong trào giải phóng dân tộc.
C. phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
D. phong trào cách mạng tư sản chống đế quốc.
Câu 10. Tình hình Ấn Độ đầu thế kỷ XVII có đặc điểm gì giống với các phong trào phương Đông
khác?
A. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản.
B. Là thuộc địa của các nước phương Tây.
C. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản.
D. Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
Câu 11. Đối với thực dân Anh, thuộc địa Ấn Độ có vai trị như thế nào?
A. Nơi giao lưu buôn bán lớn nhất.
B. Nơi cung cấp nguyên liệu.
C. Thuộc địa quan trọng nhất.
D. Căn cứ quân sự quan trọng nhất.

Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?
A. Đảng Quốc dân đại hội được thành lập (1885).
B. Khi phái cấp tiến (phái cực đoan) được hình thành.
C. Khi cao trào cách mạng 1905 – 1908 bùng nổ.
D. Khi thực dân Anh thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ.
Câu 13. Nạn đói diễn ra ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX là do chính sách bóc lột của
A. các chúa phong kiến.
B. thực dân Anh.
C. thực dân Anh và Pháp.
D. tư sản và quý tộc.
Câu 14. Trước những đòi hỏi của giai cấp tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?
A. Đáp ứng vô điều kiện.
B. Đáp ứng có điều kiện.
C. Tìm cách hạn chế. D. Thẳng tay đàn
áp.
Câu 15. Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ” xuất hiện trong cuộc đấu tranh nào?
A. Phong trào đấu tranh đòi thả Tilak.
B. Khởi nghĩa Xipay.
C. Phong trào chống chia cắt Bengal.
D. Phong trào đấu tranh ôn hòa.
Câu 16. Sự kiện nào dẫn tới sự bùng nổ cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ?
A. Đạo luật chia cắt Bengal có hiệu lực.
B. Phái cực đoan trong Đảng Quốc đại thành lập.
C. Thực dân Anh bắt giam lãnh đạo phái Cấp tiến. D. Tilak bị khia trừ khỏi Đảng Quốc đại.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 13


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11


Câu 17.Đỉnh cao nhất phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm
đầu thế kỷ XX là.
A. phong trào đấu tranh của công nhân Calcutta năm 1905.
B. phong trào đấu tranh của công nhân Bombay năm 1908.
C. phong trào đấu tranh của công nhân Calcutta năm 1908.
D. phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
Câu 18. Từ giữa thế kỷ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ có vai trị như thế nào trong
phong trào giải phóng dân tộc?
A. Phát triển mạnh mẽ, giữ vai rèo quan trọng.
B. Mới hình thành, giữ vai trò quan trọng.
C. Giữ vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội.
D. Cấu kết với thực dân Anh thống trị nhân dân.
Câu 19. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ.
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và Đẳng Quốc đại chưa đồn kết được nhân dân.
C. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
D. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự chênh lệch về lực lượng.
Câu 20. Điểm khác biệt trong mục tiêu đấu tranh của phái dân chủ cấp tiến với phái ơn hịa trong
Đảng Quốc đại là
A. đấu tranh vì quyền lợi kinh tế của tư sản.
B. đấu tranh vì quyền lợi của tư sản.
C. đấu tranh vì độc lập dân tộc.
D. đấu tranh vì dân sinh dân chủ.
Câu 21. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp tư sản với công nhân.
B. giai cấp nông dân với chế độ phong kiến.
C. thực dân Anh với giai cấp tư sản.
D. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
Câu 22.Hậu quả nặng nề nhất của chính sách cai trị của thực dân Anh với nhân dân Ấn Độ là

A. biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét tài nguyên.
B. mâu tuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc sâu
sắc.
C. Làm suy sụp đời sống công nhân và nông dân.
D. chia rẽ các giai cấp trong xã hội Ấn Độ.
Câu 23. Nguyên nhan trực tiếp khiến cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ tạm ngừng là gì?
A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh.
B. Sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.
C. Thực dân Anh kết án Tilak 6 năm tù.
D. Anh thu hồi đạo luật chia cắt Bengal.
Câu 24. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại Ấn Độ năm 1905 là thực dân
Anh
A. tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại.
B. kìm hãm giai cấp tự sản Ấn Độ tự do phát triển kinh tế.
C. kìm hãm giai cấp tư sản Ấn Độ tham gia chính quyền ở thuộc địa.
D. Thực hiện chính sách hia mặt và thái độ thỏa hiệp Đảng Quốc đại.
Câu 25.Sự khác biệt của cao trào 1905 – 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là
A. bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đạm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.
B. tầng lớp tư sản lãnh đạo, mang đậm tính gia cấp, vì quyền lợi kinh tế, chính trị.
C. có sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.
D. tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia trong mặt trận thống nhất.
Câu 26. Ý nào khơng phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A. Chia để trị, chia rẽ dân tộc Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ.
B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
C. Du nhập và tạo điều kiện phát triển Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ.
D. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đảng cấp trong xã hội.
Câu 27. Sự kiện nào dẫn tới sự bùng nổ cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ?
A. Ngày đạo luật chia cắt Bengal có hiệu lực.
B. Phái cực đoan trong Đảng Quốc đại thành lập.
C. Thực dân Anh bắt giam lãnh đạo phái cấp tiến.

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 14


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

D. Ngày Tilak bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.
Câu 28. Đảng Quốc đại được thành lập có vai trị như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc
ở Ấn Độ.
A. Đánh giấu giai đoạn mới: giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
B. Tạo điều kiện giúp phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển.
C. Chính đảng của giai cấp tư sản, lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản, chủ trương giải phóng Ấn Độ.
Câu 29. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX là
A. vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng.
B. ơn hịa, địi chính phủ nhân dân tiến hành cải cách.
C. bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ.
D. hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng.
Câu 30.Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì thái độ thỏa hiệp của
A. các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.
B. các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.
C. một số lãnh đạo và chính sách hai mặt của thực dân Anh.
D. một số lãnh đạo và chính sách mua chuộc của thực dân Anh.
Câu 31. Trong Đảng Quốc đại, Tilak là thủ lĩnh của phái nào?
A. Lập hiến. B. Ơn hịa.
C.
Cấp
tiến.

D. Cộng hòa.
Câu 32. Ý phản ánh đúng chủ trương đấu tranh của Tilak là
A. tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân.
B. phát động nhân dân lật đổ thực dân Anh, thành lập quốc gia độc lập.
C. phản đối thái độ thỏa hiệp, có thái độ kiên quyết chống thực dân Anh.
D. Tập hợp những trí thức tiến bộ để đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 33. Sự kiện nào được nhân dân Ấn Độ coi là ngày quốc tang?
A. Tháng 7/1905, thực dân Anh ban hnahf đạo luật chia đôi xứ Bengal.
B. Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Tilak và kết án ông 6 năm tù.
C. Ngày 16/10/1905, đạo luật chia cắt Bengal bắt đầu có hiệu lực.
D. Khoảng 25 năm cuối thế kỷ XIX, nạn đói liên tiếp xảy ra làm 26 triệu người chết.
Câu 34.Đạo luật chia đôi xứ Bengal của thực dân Anh thực hiện dựa trên cơ sở nào?
A. Dân tộc.
B. Tôn giáo và lãnh thổ.
C. Dân tộc, tôn giáo.
D. Dân tộc, tôn giáo và lãnh thổ.
Câu 35. Cuộc đấu tranh nào đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengal?
A. Tổng bãi công của công nhân Bombay.
B. Khởi nghĩa của binh lính Xipay.
C. Khởi nghĩa của công nhân ở Calcutta.
D. Khởi nghĩa của công nhân ở Delhi.
Câu 36. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân
Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX là đều
A. thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc.
B. thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị.
C. phát triển các ngành công nghiệp then chốt ở thuộc địa.
D. cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai.
Câu 37.Điểm khác biệt của cao trào cách mạng 1905 – 1908 với các phong trào trước đó ở Ấn Độ là
A. có sự tham gia đơng đảo của hàng vạn công nhân trên cả nước.
B. quy mô lớn, nêu cao khẩu hiệu “ẤN Độ của người Ấn Độ”.

C. diễn ra dưới hình thức tổng bãi cơng, lan rộng ra nhiều thành phố.
D. do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.
Câu 38. Cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ thất bại vì
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 15


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

A. sự chênh lệc về lực lượng và chính sách chia rẽ của thực dân Anh.
B. Đảng Quốc đại chia rec chưa đoàn kết được nhân dân, bị kẻ thù chia rẽ.
C. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D. chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
Câu 39.Cao trào 1905 – 1908 ở Ấn Độ thể hiện
A. tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
B. thái độ kiên quyết chống thực dân Anh của phái cấp tiến do Tilak đứng đầu.
C. ý thức tham gia vào phong trào độc lập dân tộc của công nhân Ấn Độ.
D. tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân Ấn Độ chống phong kiến.
Câu 40. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của cao trào cách mạng 1905 –
1908 ở Ấn Độ?
A. Cao trào đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.
B. Mang đậm ý thức dân tộc, vì một quốc gia độc lập, dân chủ.
C. Có những đóng góp vào trào lưu dân tộc dân chủ ở châu Á.
D. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Câu 41. Cuối thế kỉ XIX, chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ gây ra hệ quả như thế nào?
A. Nhiều người chết đói.
B. Nạn đói liên tiếp xảy ra.
C. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định.
D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu 42. Điều nào sau đây khơng thuộc mục đích xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc?
A. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Khai hóa văn minh ở các nước này.
C. Bóc lột nguồn nhân cơng rẻ mạt.
D. Biến các nước này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.
Câu 43. Anh đã thiết lập chính quyền cai trị ở Ấn Độ như thế nào?
A. Chính quyền Anh nắm quyền cai trị trực tiếp.
B. Anh thực hiện hình thức cai trị gián tiếp.
C. Người Ấn Độ được trao quyền tự trị.
D. Kết hợp sự nắm quyền cai trị của tư sản Anh và tư sản Ấn.
Câu 44.Mục đích chính của Anh khi thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ là gì?
A. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ làm tay sai cho thực dân.
B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, đẳng cấp khiến xã hội Ấn Độ luôn bất ổn.
C. Khơi sâu sự cách biệt giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo khiến mâu thuẫn tôn giáo càng gay gắt.
D. Tạo chỡ dựa vững chắc cho chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ.
Câu 45 . Đối với thực dân Anh, thuộc địa Ấn Độ có vai trị như thế nào?
A. Trở thành nơi giao lưu buôn bán lớn nhất.
B. Trở thành nơi cung cấp nguyên liệu.
C. Trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
D. Trở thành căn cứ quân sự quan trọng nhất của Anh ở Nam Á.
Câu 46. Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?
A. Đảng Quốc dân đại hội được thành lập (1885).
B. Khi phái cấp tiến (thường được gọi là phái “cực đoan”) được hình thành.
C. Khi cao trào cách mạng 1905 – 1908 bùng nổ.
D. Khi Anh thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ.
Câu 47.Sự thành lập Đảng Quốc đại có ý nghĩa
A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
C. đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc.
D. đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .

Câu 48. Trước những đòi hỏi của giai cấp tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 16


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

A. Đáp ứng vơ điều kiện.
B. Đáp ứng có điều kiện.
C. Tìm cách hạn chế.
D. Thẳng tay đàn áp.
Câu 49. Phong trào cách mạng ở Ấn Độ năm 1905 – 1907 mang tính chất
A. phong trào cách mạng dân chủ tư sản.
B. phong trào giải phóng dân tộc.
C. phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
D. phong trào cách mạng tư sản, chống đế
quốc.
Câu 50: Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh khơng thực hiện ở Ấn Độ
A. Đưa đẳng cấp lớp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị ấn Độ.
B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
C. Chia để trị.
D. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
Câu 51 Tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông khác?
A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản
C. Là thuộc địa của các nước phương Tây
D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản
Câu 52: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm ngừng vào
cuối thế kỉ XX là:

A. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc Đại
B. Thiếu đường lối đúng đắn
C. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát
D. chưa tập hợp được lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân
Câu 52: Hậu quả nặng nề nhất của chính sách cai trị thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ là:
A. biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
B. khoét sâu sự mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc trong xã hội.
C. làm suy sụp đời sống công nhân và nông dân.
D. chia rẽ các giai cấp trong xã hội Ấn Độ.
Câu 53: Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trị như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc
ở Ấn Độ?
A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ
đài chính trị.
B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới
C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ
D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ
Câu 54: Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa
A. Tư sản với công nhân
B. Nông dân với phong kiến
C. Thực dân Anh với tư sản
C. Toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh
3. VẬN DỤNG THẤP:
Câu 55. Hãy chỉ ra nét khác biệt của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ những năm 1905 1908 so với thời gian trước đó.
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B. Do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Mang đậm ý thức dân tộc.
D. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì độc lập và dân chủ.
Câu 56. Nội dung nào dưới đây đánh giá đúng nhất về vai trò của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa
của thực dân Anh?
A. Ấn Độ trở thành nơi giao lưu bn bán lớn nhất của chính quốc.

B. Ấn Độ là căn cứ quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của chính quốc.
C. Ấn Độ trở thành nơi cung cấp nguyên liệu nhiều nhất cho chính quốc.
D. Ấn Độ là nơi cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 17


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Câu 57. Nội dung nào dưới đây đánh giá không đúng vai trò của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của
thực dân Anh?
A. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của chính quốc.
B. Ấn Độ là căn cứ quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của chính quốc.
C. Ấn Độ là nơi cung cấp ngày càng nhiều lương thực cho chính quốc.
D. Ấn Độ trở thành nơi cung cấp nguyên liệu ngày càng nhiều nhiều cho chính quốc.
Câu 58. Ý nào dưới đây phản ánh đúng nhất về ý nghĩa lịch sử của Cao trào cách mạng 1905 – 1907
ở Ấn Độ?
A. Lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến luỹ để chống quân Anh.
B. Giai cấp cơng nhân đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc.
C. Mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân .
D. Một bộ phận giai cấp tư sản giữ vai trò lãnh đạo cao trào cách mạng.
Câu 59. Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ có vai trị như thế nào?
A. Phát triển mạnh, giữ vai trị quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc.
B. Mới hình thành, giữ vai trị quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc.
C. Giữ vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội.
D. Cấu kết với thực dân Anh để thống trị nhân dân.
Câu 60. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại Ấn Độ năm
1905?

A. Thực dân Anh tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại.
B. Thực dân Anh tìm cách kìm hãm giai cấp tư sản Ấn Độ tự do phát triển kinh tế.
C. Thực dân Anh tìm cách kìm hãm giai cấp tư sản Ấn Độ tham gia chính quyền ở thuộc địa.
D. Thực dân Anh thực hiện chính sách hai mặt và thái độ thỏa hiệp của các lãnh đạo Đảng Quốc Đại.
Câu 61. Điểm khác biệt trong mục tiêu đấu tranh của phái dân chủ cấp tiến với phái “ơn hịa” trong
Đảng Quốc đại là
A. đấu tranh vì quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản.
B. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của giai cấp tư sản.
C. đấu tranh vì độc lập dân tộc.
D. đấu tranh vì dân sinh dân chủ.
Câu 62. Nguyên nhân thất bại của cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được nhân dân.
C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
D. Sự chênh lệch về so sánh lực lượng giữa thực dân Anh và Đảng Quốc đại.
Câu 63 .Điểm khác biệt của cao trào cách mạng 1905 – 1908 với các phong trào đấu tranh trước đó
ở Ấn Độ là
A. do giai cấp tư sản lãnh đạo đấu tranh chống đế quốc.
B. mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.
C. do giai cấp vô sản lãnh đạo đấu tranh chống đế quốc.
D. đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ cho nhân dân Ấn Độ.
Câu 64: Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là
A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ
B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế
C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân
D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
4. VẬN DỤNG CAO:
Câu 65. Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước Ấn Độ và
Việt Nam có điểm nào khác biệt?
A. Phương pháp đấu tranh.

B. Lực lượng tham gia phong trào.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 18


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

C. Phương pháp và hình thức đấu tranh.
D. Xu hướng phát triển của phong trào.
Câu 66. Nhận xét hậu quả của chính sách “Chia để trị” là gì?
A. Tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân dân Ấn. Phong trào đấu tranh của các tầng
lớp nhân dân chống thực dân Anh nổ ra quyết liệt.
B. Thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Phong trào đấu tranh của các tầng
lớp nhân dân chống thực dân Anh nổ ra quyết liệt.
C. Chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ. Phong trào đấu tranh của các tầng
lớp nhân dân chống thực dân Anh nổ ra quyết liệt.
D. Đời sống nhân dân cơ cực, nền văn minh Ấn Độ bị tàn phá. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân chống thực dân Anh nổ ra quyết liệt.
Câu 67. Hãy chỉ ra nét khác biệt của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ những năm 1905 1908 so với thời gian trước đó.
A. Mang đậm tính dân chủ.
B. Mang đậm ý thức dân tộc.
C. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì kinh tế. D. Lần đầu tiên giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính
trị.
Câu 68. Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
so với các nước khác ở châu Á là
A. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp ơn hịa.
B. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp cải cách.
C. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp bạo động
D. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp kinh tế.

Câu 69. Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trị như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc
ở Ấn Độ?
A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ
đài chính trị.
B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới
C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ
D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ
Câu 70. Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là
A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.
B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế.
C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.
D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
……………………………………………………..

BÀI 3: TRUNG QUỐC (ko kiểm tra)
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
a. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc
- Diễn biến:Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây) ,lan rộng khắp cả nước, bị phong kiến
đàn áp, năm 1864 thất bại.
- Lãnh đạo: Hồng Tú Tồn
- Lực lượng: Nơng dân
- Tính chất: là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến
Mãn Thanh.
b. Phong trào Duy Tân 1898
- Diễn biến: Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.
- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
- Lực lượng: quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự.
*Tính chất: Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, chỉ
tồn tại 100 ngày.

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 19


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
c. Phong trào Nghĩa Hòa đồn
- Diễn biến: Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đơng lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài
ở Bắc Kinh.
- Bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại.
- Lực lượng: Nông dân.
- Tính chất: Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
* Nguyên nhân thất bại
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp
Nội
Khởi nghĩa Thái bình Thiên
Phong trào Duy Tân Phong trào Nghĩa Hịa đồn
dung
Quốc
Năm 1899 bùng nổ ở Sơn
-Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại -Năm 1898 diễn ra cuộc
Đông lan sang Trực Lệ, Sơn
Diễn
kim Điền (Quảng Tây), lan vận động Duy Tân, tiến
Tây, tấn công sứ quán nước
biến

rộng khắp cả nước.
hành cải cách cứu vãn
ngoài ở Bắc Kinh, bị liên
chính -Bị phong kiến đàn áp
tình thế.
qn 8 nước đế quốc tấn
-Năm 1864 thất bại
-Diễn ra 100 ngày
cơng nên thất bại
Lãnh
Khang Hữu Vi
Hồng Tú Tồn
đạo
Lương Khải Siêu
Lực
Quan lại, sỹ phu tiến bộ,
Nông dân
Nông dân
lượng
vua Quang Tự
Là cuộc khởi nghĩa nơng dân vĩ Cải cách dân chủ, tư
Tính
Phong trào yêu nước chống
đại chống phong kiến làm lung sản, khởi xướng khuynh
chất - ý
đế quốc. Giáng một đòn mạnh
lay triều đình phong kiến Mãn hướng dân chủ tư sản ở
thức
vào đế quốc.
Thanh

Trung Quốc
2. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi năm 1911
a. Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội:
*Quá trình thành lập:
- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỷ XIX và đó lớn mạnh rất nhiều vào đầu thế kỷ
XX. Do bị phong kiến, tư bản nước ngồi kìm hãm, chèn ép, giai cấp tư sản TQ đó tập hợp lực lượng
và thành lập tổ chức riêng của mình. Tơn Trung Sơn là đại diện ưu tú và lãnh tụ của phong trào cách
mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tháng 08 – 1905, Tơn Trung Sơn và các đồng chí của ơng đó thành lập Trung Quốc Đồng minh hội
– chính Đảng của giai cấp tư sản của Trung Quốc.
*Thành phần:

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 20


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh,
cũng với một số ít đại biểu cơng – nơng.
* Cương lĩnh chính trị:
Dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dõn
sinh hạnh phúc).
* Mục đích:
“Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng Minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con
đường dân chủ tư sản. Tơn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đó tích cực chuẩn bị mọi mặt
cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
b. Cách mạng Tõn Hợi (1911):

*Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa:
Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến
- Trực tiếp:
Ngày 9/5/1911 nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc
*Diễn biến:
- Ngày 10/10/1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Quân khởi nghĩa giành thắng lợi lớn ở Vũ Xương,
sau đó lan ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
- Ngày 29/12/1911, Chính phủ lâm thời thời bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc và bầu Tôn Trung
Sơn làm Đại Tổng thống.
- Sau đó Tơn Trung Sơn đó mắt sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần nhà
Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm tổng thống (2/1912).
→ Cách mạng chấm dứt.
*Tính chất - Ý nghĩa:
-Trong nước:
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Thế giới:
Cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á trong đó có
Việt Nam.
*Hạn chế:
Đây là cuộc cách mạng chưa triệt để vì:
+ Khơng tích cực chống phong kiến đến cùng (thương lượng với Viên Thế Khải)
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc,
+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Quân Nhà Mãn Thanh đầu hàng lực lượng cách mạng
B. PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1. Những sự kiện tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ

XIX đến đầu thế kỷ XX là
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 21


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

A. khởi nghĩa Nam Xương và phong trào Duy tân.
B. phong trào Thái bình Thiên Quốc và phong trào Duy tân.
C. khởi nghĩa Nghĩa Hịa đồn và phong trào Thái bình Thiên quốc.
D. phong trào Thái bình Thiên quốc và khởi nghĩa Nam Xương.
Câu 2. Kết quả cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nơng dân Thái bình Thiên quốc là
A. đã thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh.
B. thi hành được nhiều chính sách tiến bộ.
C. thực hiện bình qn ruộng đất, bình đẳng nam nữ.
D. bị triều đình và đế quốc đàn áp nên thất bại.
Câu 3. Sau sự kiện nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc đia, nửa phong kiến.
A. Khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc thất bại.
B. Cuộc Duy tân năm Mậu Tuất thất bại.
C. Sau khi phong trào Nghĩa Hịa đồn bị đánh bại.
D. Nhà Mãn Thanh ký với đế quốc Điều ước Tân Sửu.
Câu 4. Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là
A. khởi nghĩa Hồng Sào.
B. khởi nghĩa Trần Thắng, Ngơ Quảng.
C. khởi nghĩa Lý Tự Thành.
D. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
Câu 5. Cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc kéo dài trong bao lâu?
A. 100 ngày.
B. 1 tháng.

C.
3
tháng.
D. 1 năm.
Câu 6. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hịa đồn ở Trung Quốc là
A. chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
B. chống ự xâm lược của các đế quốc.
C. chống lại thế lực của Từ Hi Thái hậu.
D. chống các thế lực phong kiến cát cứ.
Câu 7. Tại sao phong trào Nghĩa Hịa đồn thất bại?
A. Những người lãnh đạo đầu hàng các nước đế quốc.
B. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp.
C. Thiếu vũ khí và lương thực, so sánh lực lượng chênh lệch.
D. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, không tập hợp được nông dân.
Câu 8. Trước nguy cơ bị xâm lược, thái độ của triều đình phong kiến Trung Quốc là
A. tiến hành canh tân đất nước giống Nhật Bản.
B. quyết tâm cùng nhân dân chiến đấu đến cùng.
C. từng bước ký những điều ước đầu hàng.
D. cầu viện nước ngoài chống xâm lược.
Câu 9. Lực lượng lãnh đạo cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất ở Trung Quốc là
A. tư sản.
B. Địa chủ phong kiến.
C. vô sản.
D. trí thức phong kiến tiến bộ.
Câu 10. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) thất bại là do
A. phong trào chỉ phát triển trong các tầng lớp tri thức phong kiến.
B. vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong triều đình Mãn Thanh.
C. Thái hậu Từ Hi và thế lực thủ cựu làm cuộc chinh biến.
D. không dựa vào nhân dân mà chủ yếu dựa vào quan lại, sĩ phu tiên tiến.
Câu 11. Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân

Trung Quốc là
A. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
B. cuộc Duy tân năm Mậu Tuất.
C. phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
D. cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Câu 12. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Nghĩa Hịa đồn ở Trung Quốc

A. phong trào thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
B. phong trào thiếu vũ khí tiên tiến.
C. đời sống giai cấp nơng dân cịn khó khăn.
D. so sánh lực lượng chênh lệch, kẻ thù mạnh.
Câu 13. Đâu không là mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hịa đồn ở Trung Quốc?
A. Chống chế độ phong kiến Mãn Thanh.
B. Chống các nước đế quốc xâm lược.
C. Tấn cơng sứ qn nước ngồi ở Bắc Kinh.
D. Tấn công liên quân đế quốc ở Bắc kinh.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 22


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Câu 14. Vì sao các nước đế quốc lại nhanh chóng xâu xé được Trung Quốc?
A. Phong trào cơng nhân lan rộng khắp cả nước.
B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản.
C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh.
D. Phong trào nơng dân chống phong kiến bùng
nổ.
Câu 15. Với hiệp ước Nam Kinh, Trung Quốc đã trở thành một nước

A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
B. thuộc địa, nửa phong kiến.
C. phong kiến quân phiệt.
D. phong kiến độc lập.
Câu 16. Chiến tranh thuốc phiện năm 1840 – 1842 là cuộc chiến tranh giữa
A. Pháp và Trung Quốc.
B. Anh và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp.
D. Đức và Trung Quốc.
Câu 17. Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là
A. xây dựng được chính quyền ở Thiên Kinh.
B. các nước đế quốc thu hẹp vùng chiếm đóng.
C. xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến.
D. mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước.
Câu 18. Với điều ước nào Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?
A. Tân Sửu.
B. Nam Kinh.
C.
Bắc
Kinh.
D. Nhâm Ngọ.
Câu 19. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở
Trung Quốc là do
A. không dựa vào lực lượng nhân dân.
B. chưa chuẩn bị kỹ về mọi mặt.
C. lãnh đạo thiếu kinh nghiệm.
D. phái thủ cựu trong triều đình đàn áp.
Câu 20.Nhân dân Trung Quốc chính thức bị xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc sau sự kiện nào?
A. Hiệp ước Nam Kinh.
B. Hiệp ước Bắc Kinh.

C. Điều ước Tân Sửu.
D. Điều ước Tân Mão.
Câu 21. Tính chất xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
A. nước thuộc địa.
B. thuộc địa nửa phong kiến.
C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
D. phong kiến.
Câu 22. Sau điều ước Tân Sửu (1901), nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với cách mạng Trung Quốc là
A. Chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
B. chống phong kiến, giành ruộng đất
cho dân cày.
C. cải cách đưa đất nước thốt khỏi tình trạng lạc hậu.
D. chống đế quốc, chống phong kiến.
Câu 23. Điểm tiến bộ trong chính sách của Thái bình Thiên quốc là
A. thực hiện bình quân ruộng đất, đem ruộng đất cho dân cày.
B. đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
C. xây dựng chính quyền nhâ dân ở Thiên Kinh.
D. thực hiện quyền bình đẳng nam nữ và bình quân ruộng đất.
Câu 24. Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?
A. Vô sản.
B. Phong kiến.C. Tự do dân chủ. D. Dân chủ tư sản.
Câu 25. Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là
A. Cơng nhân, trí thức tư sản, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
B. Trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, công nhân, nông dân.
D. Cơng nhân, nơng dân, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
Câu 26. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là học thuyết
A. Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. Tam dân của Khương Hữu Vi.
C. Tam dân của Lương Khải Siêu.

D. chính trị của Mác – Lênin
Câu 27. Ai là đại diện ưu tú và lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Trung Quốc.
A. Khang Hữu Vi.
B. Tôn Trung Sơn. C. Lương Khải Siêu. D. Viên Thế Khải.

Năm học: 2020 - 2021

Trang: 23


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Câu 28. Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là đại diện tiêu biểu cho phong trào
cách mạng theo khuynh hướng
A. vô sản.
B.
dân
chủ

sản.
C.
phong
kiến.
D. tiểu tư sản.
Câu 29. Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tơn Trung Sơn là gì?
A. “Đánh đuổi đế quốc, thiết lập dân quyền”.
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.
D. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình”.

Câu 30. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. đánh đuổi đế quốc, khôi phục Trung Hoa, chia ruộng đất cho dân cày.
B. cải cách Trung Quốc, đánh đuổi phong kiến chia ruộng đất cho dân cày.
C. đánh đuổi đế quốc, thành lập Dân quốc, đánh đuổi phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày.
D. đánh đuổi phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 31. Sự kiện nào châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung quốc bùng nổ?
A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.
B. Tôn Trung Sơn thông qua Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội.
C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
D. Chính quyền Mãn Thanh ký điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc.
Câu 32. Hiến pháp lâm thời của Trung Hoa Dân quốc đã thông qua nội dung nào sau đây?
A. Cơng nhận quyền bình đẳng, tự do dân chủ của cơng nhân.
B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
C. Ép buộc vua Thanh thối vị, xóa bỏ chế độ phong kiến.
D. Viên Thế Khải nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.
Câu 33. Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là
A. chính quyền Mãn Thanh độc quyền về kinh doanh đường sắt.
B. trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản Trung Quốc.
C. trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
D. tạo điều kiện cho tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển kinh tế.
Câu 34. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trùn Quốc?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản.
Câu 35. Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là gì?
A. Chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
B. Chưa thủ tiêu chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho
nông dân.
C. Chưa thủ tiêu được chế độ phong kiến, chưa giải quyết được ruộng đất cho nông dân.

D. Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, nơng dâ chưa có
ruộng đất.
Câu 36. Nội dung nào sau đây khơngcó trong Hiến pháp lâm thời (1911) của Trung Hoa Dân quốc?
A. Cơng nhận quyền bình đẳng của mọi cơng dân.
B. Thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất cho dân cày.
C. Công nhận quyền tự do dân chủ của mọi cơng dân.
D. Cơng nhận quyền bình đẳng, tự do của mọi công dân.
Câu 37. Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là
A. chính quyền Mãn Thanh độc quyền về kinh doanh đường sắt.
B. trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản Trung Quốc.
C. trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
D. tạo điều kiện cho tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển kinh tế.
Năm học: 2020 - 2021

Trang: 24


Tài liệu ôn tập giữa học kỳ I – Lớp 11

Câu 38. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến.
B. thành lập Trung Hoa Dân quốc, ban hành Hiến pháp mới.
C. cơng nhận quyền bình đẳng và dân chủ cho mọi công dân.
D. mở đường cho kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 39. Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng vô sản.
D. cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 40.Sự kiện nào chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt

A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tông Trung Sơn từ chức, trao quyền cho Viên Thế Khải.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết đế quốc đàn áp cách mạng.
Câu 41. Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?
A. Vô sản
B. Phong kiến
C. Tự do dân chủ
D. Dân chủ tư sản
Câu 42. Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những
năm đầu thế kỉ XX là
A. Tơn Trung Sơn
B. Hồng Tú Tồn
C. Khang Hữu Vi
D. Lương Khải Siêu
Câu 43. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là
A. Trung Quốc Đồng minh hội
B.Trung Quốc Quang phục hội
C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội
D. Trung Quốc Liên minh hội
Câu 44. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của
A. Giai cấp vô sản Trung Quốc
B. Giai cấp nông dân Trung Quốc
C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc
D. Lien minh giữa tư sản và vơ sản Trung Quốc
Câu 45. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là
A. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn
B. Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi
C. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu
D. Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu

Câu 46. Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là
A. Cơng nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
B. Nơng dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu cơng nơng
D. Cơng nhân, nơng dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
Câu 47. Để trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã làm
gì?
A. Ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
B. Quyết định thực hiện cơng nghiệp hóa đất nước
C. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho cơng ti nước ngồi
D. Xây dựng mạng lưới đường sắt đến các thành phố lớn ở Trung Quốc
Câu 48. Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?
A. Đánh đổ Mãn Thanh
B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc
C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân
cày
Câu 49. Cuộc khởi nghĩa do Trung Quốc Đồng minh hội phát động diễn ra đầu tiên ở đâu?
A. Bắc Kinh
B. Vũ Hán
C. Vũ Xương
D. Nam Kinh
Câu 50. Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phá triển theo con
đường nào?
A. Đấu tranh bạo động
B. Cách mạng vô sản C. Đấu tranh ôn hòa
D. Dân chủ tư sản
Câu 51. Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo

Năm học: 2020 - 2021


Trang: 25


×