Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT TỪ THÂN VÀ LÁ CHÈ VÀNG Ở TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ THỊ LY

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT TỪ THÂN VÀ LÁ CHÈ VẰNG
Ở TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ THỊ LY

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT TỪ THÂN VÀ LÁ CHÈ VẰNG
Ở TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số

: 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

ĐỖ THỊ LY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu............................................................................2
6. Bố cục đề tài.........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÈ VẰNG........................................................4
1.1.1. Sơ lược về họ Nhài ........................................................................4
1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Nhài ...........................................................5
1.2. GIỚI THIỆU CÂY CHÈ VẰNG ................................................................6
1.2.1. Tên gọi ...........................................................................................7
1.2.2. Phân loại khoa học.........................................................................7
1.2.3. Đặc điểm thực vật, phân bố ...........................................................7

1.2.4. Một số thành phần hố học đã được nghiên cứu ...........................9
1.2.5. Cơng dụng của cây chè vằng .........................................................9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................11
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....12
2.1. NGUYÊN LIỆU........................................................................................12
2.2. HỐ CHẤT VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM .............................................13
2.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CẤU
TẠO ................................................................................................................14
2.3.1. Phương pháp xử lí mẫu................................................................14
2.3.2. Phương pháp phân tích trọng lượng ............................................14


2.3.3. Phương pháp tro hoá mẫu ............................................................15
2.3.4. Phương pháp chiết mẫu thực vật .................................................15
2.3.5. Phương pháp hấp thụ phổ nguyên tử (AAS) ...............................20
2.3.6. Phương pháp sắc kí ghép khối phổ (GC-MS) .............................24
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................28
2.4.1. Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hố lí........................28
2.4.2. Khảo sát điều kiện chiết thích hợp...............................................31
2.4.3. Phương pháp chiết tách................................................................31
2.4.4. Phương pháp xác định thành phần hoá học .................................32
2.5. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................34
3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOÁ LÝ .............................................34
3.1.1. Độ ẩm...........................................................................................34
3.1.2. Hàm lượng tro..............................................................................35
3.1.3. Xác định hàm lượng một số kim loại .........................................35
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỜI GIAN CHIẾT, XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HOÁ HỌC CÓ TRONG DỊCH CHIẾT THÂN, LÁ CÂY CHÈ VẰNG
BẰNG CÁC DUNG MÔI................................................................................37

3.2.1. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hố học trong
dịch chiết bằng dung mơi n-hexane .................................................................37
3.2.2. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hố học trong
dịch chiết bằng dung mơi ethyl acetate............................................................48
3.2.3. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hố học trong
dịch chiết bằng dung mơi dichloromethane .....................................................55
3.2.4. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hố học trong
dịch chiết bằng dung mơi methanol .................................................................63


3.2.5. Hiệu quả chiết thân, lá cây chè vằng bằng các dung môi theo thời
gian ................................................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Atomic absorption spectrophotometric- phương pháp đo
quang phổ hấp thụ nguyên tử.

ATCC

: Chủng vi sinh vật chuẩn

CCVN

: Tiêu chuẩn cây cảnh Việt Nam


DCM

: Dichloromethane

GC

: Phương pháp sắc kí khí

GC-MS

: Phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ

EtOAc

: Ethyl acetate

MS

: Phương pháp khối phổ

MeOH

: Methanol


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

1.1.

Các cây thuộc chi Nhài (Jasminum)

6

1.2.

Phân biệt cây Vằng sẻ và Vằng trâu

8

3.1.

Kết quả xác định độ ẩm (%) mẫu bột thân cây chè vằng

34

3.2.

Kết quả xác định độ ẩm (%) mẫu bột lá cây chè vằng

34

3.3.

Kết quả xác định hàm lượng tro (%) trong bột thân chè


35

vằng
3.4.

Kết quả xác định hàm lượng tro (%) trong bột lá chè vằng

35

3.5.

Kết quả xác định hàm lượng một số kim loại trong thân,

36

lá cây chè vằng
3.6.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp đối với dung

38

mơi n-hexane
3.7.

Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

40


(%) các cấu tử trong dịch chiết thân cây chè vằng bằng
dung môi n-hexane
3.8.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp lá cây chè vằng

44

bằng dung mơi n-hexane
3.9.

Cơng thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

46

(%) các cấu tử trong dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung
môi n-hexane
3.10.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp thân cây chè

49

vằng bằng dung mơi ethyl acetate
3.11.

Cơng thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

51


(%) các cấu tử trong dịch chiết thân cây chè vằng bằng
dung môi ethyl acetate
3.12.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp lá cây chè vằng
bằng dung mơi ethyl acetate

52


Số hiệu
3.13.

Tên bảng
Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

Trang
54

(%) các cấu tử trong dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung
môi ethyl acetate
3.14.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp thân cây chè

56

vằng bằng dung môi dichloromethane
3.15.


Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

57

(%) các cấu tử trong dịch chiết thân cây chè vằng bằng
dung môi dichloromethane
3.16.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp lá cây chè vằng

60

bằng dung môi dichloromethane
3.17.

Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

62

(%) các cấu tử trong dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung
môi dichloromethane
3.18.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp lá cây chè vằng

64

bằng dung mơi methanol
3.19.


Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

65

(%) các cấu tử trong dịch chiết thân cây chè vằng bằng
dung môi methanol
3.20.

Kết quả khảo sát thời gian chiết thích hợp lá cây chè vằng

67

bằng dung mơi methanol
3.21.

Cơng thức phân tử, công thức cấu tạo, tỉ lệ hàm lượng

69

(%) các cấu tử trong dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung
môi methanol
3.22.

Tổng hợp định danh các cấu tử có trong dịch chiết thân,
lá cây chè vằng ở tỉnh Quảng Nam bằng các dung môi

71


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1.

Vằng sẻ và Vằng trâu

8

2.1.

Chè vằng thu hái tại huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam

12

2.2.

Lá và thân chè vằng chọn làm nguyên liệu

12

2.3.

Bột lá cây chè vằng

13


2.4.

Bột thân cây chè vằng

13

2.5.

Bộ chiết soxhlet

17

2.6.

Máy đo AAS

30

2.7.

Máy đo GC-MS

32

2.8.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

33


3.1.

Mẫu dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung mơi n-hexane

40

3.2.

Sắc kí đồ dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung môi n-hexane

40

3.3.

Mẫu dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung môi n-hexane

45

3.4.

Sắc kí đồ dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung môi n-hexane

46

3.5.

Mẫu dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung mơi ethyl acetate

50


3.6.

Sắc kí đồ dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung môi

50

ethyl acetate
3.7.

Mẫu dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung mơi ethyl acetate

53

3.8.

Sắc kí đồ dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung môi ethyl acetate

53

3.9.

Mẫu dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung mơi dichloromethane

57

3.10.

Sắc kí đồ dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung môi

57


dichloromethane
3.11.

Mẫu dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung mơi

61

dichloromethane
3.12.

Sắc kí đồ dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung môi

61


Số hiệu

Tên hình

Trang

dichloromethane
3.13.

Mẫu dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung mơi methanol

64

3.14.


Sắc kí đồ dịch chiết thân cây chè vằng bằng dung môi methanol

65

3.15.

Mẫu dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung mơi methanol

68

3.16.

Sắc kí đồ dịch chiết lá cây chè vằng bằng dung môi methanol

68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nền khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và có nhiều ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống con người. Trong đó, phải kể đến hiệu quả điều
trị bệnh của các loại Tây dược. Tuy nhiên, nhiều người dân ở vùng Á Đơng
như Việt Nam, Trung Quốc,… lại thích sử dụng các bài thuốc Đông Y trong
việc điều trị bệnh. Do các loại thuốc này thường có nguồn gốc từ thực vật nên
an tồn, có tác dụng chậm nhưng lâu dài, khơng gây tác dụng phụ, một loại
thuốc có thể phịng tránh được nhiều loại bệnh lí.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, quanh năm ánh nắng chan hịa và

có lượng mưa dồi dào, nhiều kiểu địa hình, đa dạng về loại đất nên rất thuận
lợi cho sự phát triển của thực vật. Vì vậy, từ lâu đời, người dân Việt Nam đã
sử dụng nhiều loại thực vật khác nhau để làm các bài thuốc phòng tránh hoặc
chữa trị nhiều loại bệnh. Trong đó, phải kể đến tác dụng của cây chè vằng.
Chè vằng có tên khoa học là Jasminum Subtriplinerve Blume, thuộc họ
nhài Oleaceae; còn gọi là chè cước man, cẩm văn, mỏ sẻ, là một loại cây bụi
nhỏ mọc hoang. Có 3 loại chè vằng: vằng lá nhỏ (vằng sẻ), vằng lá to (vằng
trâu), vằng núi. Trong đó, vằng lá nhỏ được dùng làm bài thuốc tốt nhất.
Theo các nghiên cứu dược lý, chè vằng có tác dụng kháng khuẩn,
chống viêm, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, giảm đau
bụng, điều trị đau khớp xương, thiếu máu, chống mệt mỏi, kém ăn, vàng da
[13]. Theo kinh nghiệm dân gian, chè Vằng có tác dụng đặc biệt với phụ nữ
sau khi sinh như có thể trị nhiễm khuẩn, viêm hạch bạch tuyết, viêm tử cung,
viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, nhức xương, giúp cơ bụng, cơ tử cung co lên
nhanh chóng.
Cây chè vằng có nhiều tác dụng nhưng cho đến nay, các cơng trình
nghiên cứu về q trình chiết, tách hay xác định thành phần hóa học, cấu trúc


2
các hợp chất chính trong loại cây này rất ít và chưa hệ thống.
Với mong muốn tìm hiểu về cây chè vằng để làm sáng tỏ cơng dụng
của nó, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần
hóa học trong một số dịch chiết từ thân và lá chè vằng ở tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hàm lượng, một số chỉ số vật lí, hóa học của dịch chiết thân
và lá chè vằng thu hái ở tỉnh Quảng Nam.
Xây dựng quy trình chiết, tách một số hợp chất hóa học của thân và lá
chè vằng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thân và lá chè vằng được lấy từ cây chè vằng ở tỉnh Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết
- Thu thập tài liệu liên quan đến phương pháp chiết tách và xác định
thành phần hóa học của dịch chiết từ thân và lá chè vằng.
- Thu thập thông tin liên quan đến phương pháp chiết tách và xác định
thành phần hóa học của dịch chiết từ thân và lá chè vằng ở Việt Nam và trên
thế giới.
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Khảo sát các thông số hóa lí của cây chè vằng.
- Xác định thành phần hóa học của dịch chiết.
- Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến quá trình chiết tách..
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết tổng quan.
- Xác định các thơng số vật lí của ngun liệu như độ ẩm, hàm lượng
tro, hàm lượng kim loại nặng.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết: thời gian dung môi chiết.


3
- Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách các cấu tử từ thân, lá cây chè vằng:
+ Quy trình chiết tách bằng dung mơi n-hexan.
+ Quy trình chiết tách bằng dung mơi EtOAc.
+ Quy trình chiết tách bằng dung mơi DCM.
+ Quy trình chiết tách bằng dung mơi MeOH.
- Nghiên cứu định danh thành phần các cấu tử có trong các dịch chiết.
6. Bố cục đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả và thảo luận.


4
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÈ VẰNG
1.1.1. Sơ lược về họ Nhài
Họ Nhài hay họ Ô liu, tên khoa học là Oleaceae là một họ thực vật gồm 24
chi hiện cịn tồn tại với khoảng 600 lồi, phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
và ôn đới, chủ yếu ở bán cầu Bắc và có nhiều ở khu vực gió mùa châu Á [5].
Họ này bao gồm những cây thân gỗ, bụi hay dây leo, nếu là cây gỗ thì
nơi đính cuống lá nhơ cao. Họ này có đặc trưng là các lá mọc đối, chúng có thể
là đơn hay lá kép (hoặc là lông chim hoặc là chụm ba), khơng có lá kèm. Các
kiểu sắp xếp so le hay vịng xoắn ít gặp, với một vài lồi trong chi Jasminum có
kiểu sắp xếp lá xoắn ốc. Phiến lá có gân lơng chim và có thể có mép lá với khía
răng cưa hay nguyên. Lá hoặc là sớm rụng hoặc là thường xanh, với các loài
thường xanh chủ yếu trong khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm cịn các lồi có lá
sớm rụng chủ yếu trong các khu vực lạnh hơn. Hiện nay, trên thế giới có 30 chi
thuộc họ Nhài, phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, chủ yếu ở
bán cầu Bắc, có nhiều ở khu vực gió mùa châu Á. Việt Nam có 9 chi.
Các chi bao gồm:
Abeliophyllum
Chionanthus - Lưu tô, tráng
Comoranthus
Dimetra
Fontanesia - Tuyết liễu
Forestieria - Thủy lạp đầm lầy
Forsythia - Đầu xuân, liên kiều

Fraxinus - Tần bì, sầm, bạch lạp
Haenianthus


5
Hesperelaea
Jasminum - Nhài
Ligustrum - Thủy lạp, nữ trinh
Menodora
Myxopyrum - Giao hạch
Nestegis
Noronhia
Notelaea
Nyctanthes - Dạ hoa
Olea - Ô liu
Osmanthus - Mộc tê
Phillyrea
Picconia
Priogymnanthus
Schrebera
Syringa - Tử đinh hương, đinh hương
1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Nhài [4]
Nhài (Jasminum) là một chi cây leo có 200 lồi thuộc họ Nhài
(Oleaceae). Cây nhỏ có khi leo, cao 0,5 - 3m, có nhiều cành mọc xồ ra. Lá
hình trái xoan bầu dục, có lơng ở dưới. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc
hình sợi. Hoa màu trắng, thơm ngát. Quả hình cầu, màu đen.
Cây chè vằng có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng làm cảnh khắp nơi.
Hoa thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn. Vào mùa thu đông,
đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Hoa
thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khơ.

Tính vị, tác dụng: Hoa và lá Nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác
dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát,


6
hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.
Một số lồi cây thuộc chi Nhài có thể kể đến là:
Bảng 1.1. Các cây thuộc chi Nhài (Jasminum)
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·

·
·
·
·
·
·
·

Jasminum albicalyx
Jasminum amplexicaule
Jasminum angulare
Jasminum angustifolium
Jasminum arborescens - nhài núi, Vằng núi
Jasminum attenuatum
Jasminum auriculatum
Jasminum azoricum
Jasminum beesianum
Jasminum cinnamomifolium - nhài lá quế
Jasminum coffeinum
Jasminum craibianum
Jasminum cuspidatumkmkm
Jasminum dichotomum
Jasminum dispermum
Jasminum duclouxii – nhài Ducloux,
nhài ở bụi
Jasminum elongatum
Jasminum flexile
Jasminum floridum
Jasminum fluminense – nhài châu Phi
Jasminum fruticans

Jasminum fuchsiifolium
Jasminum grandiflorum – nhài Tây
Ban Nha
Jasminum guangxiense - nhài
Quảng Tây
Jasminum hongshuihoense - nhài
Hồng Thủy
Jasminum humile – nhài vàng
Jasminum lanceolaria - nhài lá mác,
nhài thon
Jasminum lang - nhài lang
Jasminum subtriplinerve Blume Chè vằng

1.2. GIỚI THIỆU CÂY CHÈ VẰNG

Jasminum latifolium - nhài lá rộng
· Jasminum laurifolium - nhài lá quê
· Jasminum longitubum - nhài ống dài
· Jasminum mesnyi – nhài anh thảo
· Jasminum microcalyx - nhài đài nhỏ
· Jasminum molle - nhài Ấn Độ
· Jasminum multiflorum –nhài nhiều
hoa (Trachelospermum jasminoides)
· Jasminum nervosum - nhài gân, nhài mạng
· Jasminum nintooides
· Jasminum nitidum - nhài sáng bóng
· Jasminum nudiflorum – nhài mùa đơng
· Jasminum odoratissimum
· Jasminum officinale – nhài thường
· Jasminum parkeri

· Jasminum pentaneurum - nhài năm gân
· Jasminum pierreanum - nhài Pierre
· Jasminum polyanthum - nhài hồng
· Jasminum prainii
· Jasminum pubescens- nhài nhiều hoa
· Jasminum rehderianum
· Jasminum rex - nhài vua
· Jasminum roxburghianum
· Jasminum rufohirtum
· Jasminum sambac – nhài
· Jasminum seguinii
· Jasminum sinense
· Jasminum stephanense
· Jasminum subglandulosum
· Jasminum subhumile
· Jasminum tonkinense - nhài Bắc Bộ
· Jasminum urophyllum
· Jasminum wengeri
· Jasminum yuanjiangense nhài
Nguyên Giang
·


7
1.2.1. Tên gọi
Vằng còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ,
mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân …[14]
1.2.2. Phân loại khoa học [5]
Giới (kingdom)


: Plantae

Ngành (division) : Magnoliophyta
Lớp (class)

: Magnoliopsida

Bộ (order)

: Lamiales

Họ (family)

: Oleaceae

Chi (genus)

: Jasminum

Loài (species)

: Jasminum subtriplinerve Blume

1.2.3. Đặc điểm thực vật, phân bố
Chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám
vào các cây lớn. Thân cây cứng chia thành từng đốt đường kính 5 – 6 mm và
vươn dài tới 15 – 20 m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối hình mũi mác,
phía cuống tu hay hơi trịn, đầu hơi nhọn, dài 4 – 7,5 mm, rộng 2 – 4,5 mm;
những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên trên có chia 3 gân rõ rệt.
Cuống lá nhẵn, dài 3 – 12 mm. Hoa mọc thành xim, nhiều hoa (chừng 7 - 9

hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7 – 8 mm. Khi quả chín
có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc. Mùa quả chín vào tháng 7 đến
tháng 10 trong năm [8].
Có 3 loại Vằng, Vằng lá nhỏ (Vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, Vằng lá to
(Vằng trâu) cũng được dùng, cịn Vằng núi khơng dùng làm thuốc.
Phân biệt cây Vằng sẻ và Vằng trâu


8

Vằng sẻ

Vằng trâu
Hình 1.1. Vằng sẻ và Vằng trâu
Bảng 1.2. Phân biệt cây Vằng sẻ và Vằng trâu
Nhánh, cành

Màu lá

Vằng sẻ
Nhẵn
Nhỏ, dài
Xanh tươi

Vằng trâu
Có lơng tơ
Trịn, to
Xanh thẩm

Cần phân biệt cây chè vằng với cây lá ngón (Gelsemlium elegans

Benth) một loại cây rất độc (thuốc độc bảng A). Chè vằng dễ nhầm lẫn với lá
ngón vì hình dạng bên ngồi, thân, cành tương đối giống với thân cành lá
ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ hết lá. Cây chè vằng có thể phân biệt
với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá chè vằng có 3 gân dọc (2
gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt). Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh


9
hoa trong khi hoa lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (2 - 3 lần)
màu vàng. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngơ, chín màu đen, có một hạt rắn
chắc. Ngược lại, quả cây lá ngón hình trụ (0,5 x 1cm), khi chín tự mở, nhiều
hạt (tới 40 hạt), nhỏ, có diềm mỏng, phát tán theo gió.
Chè vằng mọc hoang và được trồng nhiều ở vùng núi và trung du nước
ta. Gặp nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa.
1.2.4. Một số thành phần hoá học đã được nghiên cứu
Năm 1986, Nguyễn Thị Ninh Hải đã khảo khảo sát sơ bộ thành phần
hóa học của cây chè Vằng, cho thấy trong chè Vằng có nhựa (chủ yếu
syringin), terpene glycoside, flavonoid và alkaloid nhưng chưa phân lập [8].
Năm 2003, Đinh Phương Liên đã nghiên cứu sơ bộ thành phần hoá học
của thân cây chè vằng cho thấy trong thân cây chè vằng có flavonoid,
coumarin, saponin, acid amin, irdoid và đường tự do [12].
Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Hồng Hương, Nguyễn Khắc Quỳnh
Cứ (khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM), Trịnh Văn Quỳ (Hội đồng Dược điển
Việt Nam) cho kết quả: từ phần cao etylacetat trong dịch chiết ethanol của
cành lá cây chè Vằng, 3 flavonol glycosid là Rutin [F1] (C27H30O16),
Astragalin [F3] (C21H30O11) và Isoquercitrin [F4] (C21H20O12) đã được phân
lập. Các hợp chất này đều được tìm thấy lần đầu tiên từ cây chè Vằng trồng
tại Hà Tĩnh và Nghệ An. Hợp chất F2 đã phân lập và một số flavonoid
glycosid khác đang được tiếp tục nghiên cứu. Cũng từ phân đoạn này, đã phân

lập và xác định được thêm 4 hợp chất phenylethanoid glycosid là Verbascosid
(J1), Isoverbascosid (J4), Isooleoverbascosid (J6), Apioverbascosid (J7) [10].
1.2.5. Công dụng của cây chè vằng
a. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn


10
Bằng phương pháp khuếch tán, dùng khoanh giấy trên môi trường
thạch, các dạng chế phẩm của thân và lá chè vằng (cao nước, cao cồn 90o,
40o) có tác dụng kháng khuẩn mạnh với các chủng vi khuẩn Staphylococcus
aureus, Staphylococcus haemolyticus, Shigella shigea, Samonella typhy, tác
dụng yếu với Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Shigella sonnai [8].
Một số kháng sinh đồ so sánh Chè vằng với các kháng sinh peniciline,
streptomycin, clorocid và sulfamid cho thấy chè vằng có tác dụng kháng sinh
mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn và liên cầu tan huyết.
- Tác dụng chống viêm
Chè vằng có tác dụng chống viêm cấp trong mơ hình gây phù với
carragenin, kaolin và serotonin. Đối với niêm mạn, Chè vằng có tác dụng ở
mức độ vừa. Chè vằng gây thu teo tuyến ức của chuột cống non [8].
- Tác dụng làm lành vết thương và bảo vệ niêm mạc
Dạng thuốc mỡ chè vằng có tác dụng thúc đẩy q trình hàn gắn vết
thương trên da động vật thí nghiệm. Ngồi ra dạng cao cồn 90o của thân và lá
cịn có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các yếu tố gây loét do ứ
trệ dịch vị, do thành mạch bị hư hại, thiếu máu.
- Tác dụng đối với hoạt động của tử cung
Cao nước chè vằng 1:1 liều 0,1g nhỏ vào 30ml dịch ni làm giảm co
bóp tử cung của chuột cống. Chè vằng khơng làm co bóp tử cung như ích
mẫu, chàm mèo, nhưng khơng làm kháng lại tác dụng của oxytoxin trên tử
cung của chuột cống. Đây là cơ sở để góp phần xác minh giá trị khoa học kinh

nghiệm dân gian dùng chè vằng cho phụ nữ sau khi sinh, đồng thời dùng để
chữa bế kinh hoặc đau bụng kinh.
- Một số tác dụng khác
Chè vằng có khả năng tăng tiết dịch mật và cắn mật. Có thể coi chè
vằng là một thuốc lợi mật.


11
Chè vằng làm mất tác dụng kích thích co bóp ruột của Acetylcholin và
Bari clorua trên ruột cô lập của chuột cống trắng.
Kết quả nghiên cứu về độc tính cấp và độc tính mãn cho thấy chè vằng
ít độc [3] nhưng khơng dùng chè vằng cho phụ nữ có thai.
b. Công dụng theo kinh nghiệm dân gian
Theo Y học cổ truyền, bộ phận thường dùng ở chè vằng là lá. Lá chè
vằng có vị đắng, hơi chát, tính ấm, quy kinh tâm, tỳ với công năng khu phong,
hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, trừ mủ; thường được dùng sắc uống cho phụ
nữ sau sinh, đặc biệt bị nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử
cung và tuyến sữa [8]. Ngồi ra, chè vằng cịn được dùng cho phụ nữ kinh
nguyệt không đều, bế kinh hoặc đau bụng kinh; chữa phong thấp, đau nhức
các đầu chi và khớp xương. Bên cạnh đó, Chè vằng cịn được dùng đun nước
tắm để chữa ghẻ lỡ, chốc đầu, các bệnh ngoài da. Ngồi cơng dụng làm thuốc,
thực tế ở một số nơi hiện nay, người dân thường sử dụng cả thân và lá chè
vằng để hãm uống thay chè hàng ngày.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thực tế cho thấy, cây chè vằng có thể sử dụng để chữa bệnh, có khả
năng khai thác để bào chế các dạng thuốc chữa bệnh hoặc thực phẩm chức
năng có lợi cho sức khoẻ con người.
Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu thử nghiệm những ứng dụng
dược lí tuyệt vời của các dịch chiết từ thân và lá cây chè vằng cịn rất ít. Vì

vậy, trong đề tài này, chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu chiết tách thành
phần hoá học trong một số dịch chiết từ thân và lá chè vằng ở tỉnh Quảng
Nam, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhất định về việc nghiên cứu
loại cây này và minh chứng thêm tính đa dạng sinh học của thảm thực vật
Việt Nam.


12
CHƯƠNG 2

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU
2.1.1. Thu nguyên liệu thân, lá cây chè vằng
Thân, lá cây chè vằng được thu hái ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (Hình 2.1).

Hình 2.1. Chè vằng thu hái tại huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam
Chọn lấy những thân cây tươi, khơng bị sâu, hư, khơng bị vàng có độ
dài gần bằng nhau từ 20 – 30cm, đường kính khoảng 0,3cm. Chọn hái những
lá tươi, không bị sâu, không bị vàng úa (Hình 2.2).

Hình 2.2. Lá và thân chè vằng chọn làm nguyên liệu


13
2.1.2. Xử lí nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi thu hái về thì tách lấy thân và lá và làm sạch. Các
tạp chất trên thân và lá chủ yếu là bụi bẩn nên sau khi hái về, tác riêng từng
phần, cho vào 2 chậu lớn. Ngâm trong 10 phút, sau đó dùng tay khuấy và vớt
thân và lá ra rổ, lặp lại quá trình rửa nhiều lần cho đến khi sạch hoàn toàn.
Thân, lá chè vằng sau khi làm sạch, để khơ tự nhiên, sau đó đem sấy ở

70oC. Cuối cùng, xay nhỏ thân, lá sau khi sấy khô bằng máy xay.
Hình ảnh thực tế ngun liệu sau khi xử lí thể hiện ở hình 2.3 và hình 2.4.

Hình 2.3. Bột lá cây chè vằng

Hình 2.4. Bột thân cây chè vằng

2.2. HỐ CHẤT VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
2.2.1. Hố chất
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số hoá chất sau:
+ n-hexane: C6H14; M = 86,16 g/mol; chất lỏng khơng màu, khơng tan
o
o
trong nước; có khối lượng riêng D = 0,6548 g/ml; tnc = -95oC; ts = 69oC.

+ Ethyl acetate: C4H8O2; M = 88,11 g/mol; chất lỏng không màu; độ
hòa tan trong nước 8,3g/100ml ở 20oC; khối lượng riêng D = 0,8897 g/ml;

tnco = -84oC; tso = 77oC.


14
+ Dichloromethane: CH2Cl2; M = 84,93 g/mol; chất lỏng không màu;
độ hòa tan trong nước 1,3g/100ml ở 20oC; khối lượng riêng D = 1,3255 g/ml;

tnco = - 96,7oC; tso = 39oC.
+ Methanol: CH4O; M = 32,04g/mol; chất lỏng không màu; tan vô hạn
o
o
trong nước; khối lượng riêng D = 0,7918g/ml; tnc = - 97oC; ts = 65oC.


+ Các hóa chất khác: HNO3 lỗng, nước cất,…
2.2.2. Thiết bị thí nghiệm
+ Bộ dụng cụ chiết soxhlet.
+ Tủ sấy, lị nung, bình hút ẩm, cân phân tích, ly sứ, cốc thủy tinh, bình
tam giác, bình định mức, bình tỷ trọng 50ml.
2.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
CẤU TẠO
2.3.1. Phương pháp xử lí mẫu
Thân và lá chè vằng được hái tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Sau
đó được phơi khơ, sấy, xay nghiền nhỏ và bảo quản trong bình thủy tinh kín.
2.3.2. Phương pháp phân tích trọng lượng
Phương pháp phân tích trọng lượng là phương pháp phân tích định
lượng dựa vào kết quả cân khối lượng của sản phẩm, hình thành sau phản ứng
kết tủa bằng phương pháp hóa học hay vật lý. Do chất phân tích chiếm một tỷ
lệ xác định trong sản phẩm đem cân nên xác định được lượng chất phân tích
trong đối tượng phân tích.
Quá trình phân tích một chất theo phương pháp trọng lượng:
- Chọn mẫu và gia công mẫu.
- Tách trực tiếp chất cần xác định hoặc các thành phần của nó khỏi sản
phẩm phân tích dưới trạng thái tinh khiết hóa học. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp, việc này rất khó khăn, có khi khơng thực hiện được, do đó chất


×