Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận tìm hiểu về tính pháp lý của bitcoin tiền ảo tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.21 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
-----

-----

BÀI TIỂU LUẬN
Tìm hiểu về tính pháp lý của Bitcoin/ tiền ảo
tại Việt Nam hiện nay

Môn học : Luật Kinh Doanh
GVHD : Nguyễn Thùy Dung
Lớp : LKD – BS6
Nhóm thực hiện :
1. Huỳnh Gia Bảo-31211020419
2. Đinh Phương Lan-31211026942
3. Lưu Trọng Nghĩa-31211024658
4. Phạm Thanh Nguyên-31211023109
5. Nguyễn Thị Ngọc Trang-31211026667

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2022

1

download by :


MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
Lời mở đầu............................................................................................................................................. 3


II. Phần nội dung
1. Lý thuyết chung về tiền tệ.......................................................................................................... 4
1.1. Định nghĩa về tiền điện tử..................................................................................................... 4
1.2. Phân loại tiền điện tử............................................................................................................... 4
1.3. Đặc điểm tiền điện.................................................................................................................... 4
1.4. Tương lai tiền điện tử.............................................................................................................. 5
2. Tổng quan về tiền điện tử Bitcoin.......................................................................................... 6
2.1. Khái niệm.................................................................................................................................... 6
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................... 6
2.3. Đặc điểm và cơ chế giao dịch của Bitcoin...................................................................... 9
2.3.1. Đặc điểm............................................................................................................................... 9
2.3.2. Cơ chế giao dịch của Bitcoin........................................................................................ 9
2.4. Ưu điểm và khuyết điểm của Bitcoin............................................................................. 10
2.4.1. Ưu điểm của Bitcoin...................................................................................................... 10
2.4.2. Nhược điểm của Bitcoin.............................................................................................. 10
3. Tính pháp lý của Bitcoin/ tiền ảo tại Việt Nam hiện nay.......................................... 11
3.1 Khung hình pháp lí về Bitcoin/ tiền ảo của một số quốc gia trên thế giới..........11
3.2 Tính pháp lý của Bitcoin/ tiền ảo tại Việt Nam hiện nay.......................................... 12
III. Phần kết luận
Lời kết luận......................................................................................................................................... 15
IV. Nguồn tham khảo
Nguồn tham khảo............................................................................................................................. 16

2

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Nội dung nghiên cứu của cá nhân về cơ sở lý luận của tiền ảo (tiền điện tử)

đặc biệt là Bitcoin, cũng như là tìm hiểu về tính pháp lý của chúng tại Việt Nam hiện
nay.
Hiện nay khi cả thế giới ngày một xoay chuyển mạnh mẽ và hiện đại hóa
hơn bởi cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đang diễn ra tồn cầu thì các loại tiền điện tử
xuất hiện một cách mạnh mẽ là một trong những vấn đề nóng được đề cập trong và
ngồi nước suốt thời gian vừa qua. Cơn sốt tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin trong thời
gian khiến cho nhu cầu tìm hiểu và đầu tư vào loại tài sản này ngày một tăng cao tại
Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách nhìn nhận của
mọi người về tiền điện tử sau một khoảng thời gian không quá dài. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển, tăng trưởng thì vấn đề pháp lý vẫn là trở ngại lớn nhất khiến nhiều
người e ngại khi đầu tư tiền điện tử tại Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là làm rõ các đặc điểm và cơ chế của đồng tiền
ảo Bitcoin đồng thời tìm hiểu thực trạng khuôn khổ pháp lý của Bitcoin/ tiền ảo tại
Việt Nam hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm đồng tiền ảo Bitcoin, thị trường
Bitcoin và cơ sở pháp lý của chúng tại Việt Nam.
Để nghiên cứu đề tài, nhóm chúng em có sử dụng kết quả của phương pháp
nghiên cứu định lượng để kiểm định tính hiệu quả của thị trường, được coi là
phương pháp tốt nhất áp dụng cho số liệu dạng chuỗi thời gian để kiểm định một thị
trường kém hiệu quả.

3

download by :


PHẦN NỘI DUNG
1. Lý thuyết chung về tiền tệ
1.1. Định nghĩa về tiền điện tử


Tiền điện tử là tiền đã được số hóa ( dưới dạng bit số ). Tiền điện tử chỉ được sử
dụng trong môi trường điện tử để thanh tốn điện tử thơng qua hệ thống thơng tin ,
mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu
dữ liệu của tổ chức được phát hành và thể hiện bằng đồng xu trên tài khoản mà tổ
chức phát hành đã mở cho khách hàng.
Giống như tiền giấy, tiền điện tử có chức năng như một phương tiện trao đổi và
tích lũy giá trị. Nếu giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành , thì
đối với tiền điện tử, giá trị của nó được nhà phát hành đảm bảo bằng cách cam kết
chuyển đổi tiền điện tử thành tiền giấy theo yêu cầu của chính phủ chủ sở hữu.
1.2. Phân loại tiền điện tử.
Theo khả năng chuyển đổi: được chia thành 2 loại: Tiền điện tử khơng có khả
năng chuyển đổi và tiền điện tử có khả năng chuyển đổi.
Theo khả năng kiểm soát: được chia thành 2 loại: tiền điện tử tập trung và tiền
điện tử phi tập trung
- Theo cách thức hình thành: được chia thành 2 loại: tiền điện tử mật mã và
tiền điện tử thơng thường
- Theo chức năng và mục đích sử dụng: được chia thành 4 loại: tiền điện tử giá
trị trả trước, tiền điện tử thân thiết, tiền điện tử trong game, và tiền điện tử lưu
hành.
1.3. Đặc điểm tiền điện
a) Ưu điểm
Giao dịch nhanh chóng: Người sử dụng có thể nhận và chuyển tiền mọi lúc mọi nơi
một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch của tiền điện tử đa phần là miễn phí hoặc
chi phí rất thấp.

4

download by :



An tồn, bảo mật: Thơng tin của khách hàng sẽ được bảo mật một cách tốt
nhất. Với công nghệ tiên tiến, việc gian lận sẽ được hạn chế và không phải phụ
thuộc vào bên trung gian.
Phát triển ngành thương mại điện tử: Sử dụng tiền điện tử để mua sắm trực
tuyến đang rất phổ biến hiện nay. Điều này đã thúc đẩy phát triển song song giữa
tiền điện tử và thương mại điện tử.
Minh bạch: Với công nghệ blockchain, mọi thông tin giao dịch đều được lưu
trữ trong chuỗi khối. Do đó, 2 bên giao dịch hồn tồn có thể xác minh và theo dõi
tiền điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng.
b) Nhược điểm:
Khó dự đốn: Biên độ dao động giá của tiền điện tử là không hề nhỏ. Điều này gây
rủi ro cho người nắm giữ vì đồng tiền có thể rớt giá nhanh chóng.
Rủi ro xuất hiện tội phạm: Bởi vì hoạt động dưới trạng thái ẩn danh, nên tiền
mã hóa rất khó kiểm sốt. Tội phạm có thể tận dụng điều này này để thực hiện hành
vi rửa tiền.
Rủi ro hệ thống: Tiền điện tử, đặc biệt là tiền mã hóa sẽ gặp rủi ro bị biến mất
nếu gặp trường hợp hư ổ cứng, mất dữ liệu, virus,… Người nắm giữ không thể khôi
phục lại số tiền mã hóa đã mất.
1.4. Tương lai tiền điện tử
Tiền điện tử hiển nhiên là khơng ổn định vì quy mơ thị trường vẫn cịn tương
đối nhỏ. Khi vốn hóa thị trường tiền điện tử tăng lên, sẽ kéo theo đó là sự ổn định
của tiền điện tử. Và một khi điều đó xảy ra, tiền điện tử sẽ có khả năng ổn định hơn
so với tiền giấy do chính phủ ban hành . Tiền điện tử được thiết kế đáp ứng điều kiện
vốn hiếm và lạm phát của chúng phát triển với tỷ lệ chậm, kiểm soát được. Điều này
có thể cho họ sự ổn định hơn so với các đồng tiền khác cái mà các chính phủ, ngân
hàng trung ương và các tổ chức tài chính có thể “thêm một vài số 0” vào cuối tài
khoản ngân hàng của họ khi cần. Tiền điện tử có tiềm năng để thay đổi thế giới tài
chính theo nhiều cách chúng có. Bitcoin là đầu tiên, vẫn là lớn nhất và có cơ hội tốt
nhất để đạt được sự chấp nhận chủ đạo, nhưng có rất nhiều loại tiền khác với những

ý tưởng sáng tạo mà chúng ta không nên bỏ qua.
Nhà hoạch định tài chính Ivory Johnson - người sáng lập Delancey Wealth
Management đánh giá, tiền điện tử sẽ phá vỡ nền tài chính truyền thống bởi vì một
trong những tiện ích hấp dẫn nhất của chúng là khả năng thanh tốn xun biên giới
nhanh chóng, chi phí thấp. Đối với Bitcoin, 50 năm là một khoảng thời gian dài và
nó có thể trở thành đồng tiền dự trữ thế giới và giúp rất nhiều người trở nên giàu có
cho đến khi nó bị cơng nghệ tốt hơn vơ hiệu hóa.
Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The Money Plot: A History of Currency’s
Power to Enchant, Control, and Manipulate” - Frederick Kaufman - dự báo trước
5

download by :


năm 2071, đồng USD sẽ có nhiều điểm tương đồng với tiền mã hóa hơn vàng hay
bạc...“Khơng cần phải nghi ngờ về tuổi thọ của các thuật toán được mã hóa với tư
cách là kho lưu trữ giá trị và phương tiện trao đổi. Tất cả loại tiền là một dạng mã
hóa. Nó đã như vậy ngay từ đầu, khi cuộc sống ngày càng thắt chặt với thế giới số sẽ
thúc đẩy động lực đầu tư vào các loại token", ông Frederick Kaufman nêu rõ.
Chuyên gia Dan Egan, Phó Chủ tịch hãng tư vấn tài chính và đầu tư Betterment
cho biết: “Các loại tiền mã hóa như Bitcoin đã cho thấy sự hữu ích trong giao dịch
và đầu cơ, vì thế chúng sẽ khó biến mất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để tạo ra
năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiền số là vấn đề đáng
lưu tâm, và liệu các cơ quan nhà nước có xem nó là đối thủ cạnh tranh với các loại
tiền pháp định (fiat) hay không”.
Giám đốc Phịng thí nghiệm Nghiên cứu Blockchain tại Đại học bang Arizona
- Dragan Boscovic nhận định rằng : Bitcoin và tiền mã hóa sẽ trở thành xu hướng
chủ đạo trong 10 năm tới.
2. Tổng quan về tiền điện tử Bitcoin
2.1. Khái niệm


Tiền kỹ thuật số hình thành phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain.
Tiền kỹ thuật số là một hình thức thanh tốn thay thế được tạo ra bằng cách sử
dụng các thuật tốn mã hóa. Việc sử dụng các cơng nghệ mã hóa có nghĩa là tiền
điện tử hoạt động như một loại tiền tệ và như một hệ thống kế toán ảo. Để sử dụng
tiền kỹ thuật số, bạn cần một ví tiền kỹ thuật số. Những ví này có thể là phần mềm là
dịch vụ dựa trên đám mây hoặc được lưu trữ trên máy tính hoặc trên thiết bị di động
của bạn. Ví là cơng cụ mà qua đó bạn lưu trữ các khóa mã hóa xác nhận danh tính và
liên kết đến tiền kỹ thuật số của bạn.
Theo số liệu của Tradingview, trên thế giới phát hành hơn 800 loại tiền kỹ thuật
số như: Bitcoin, Ethereum, Tether, Dogecoin… Với tổng vốn hóa thị trường tính đến
tháng 3/2022 là hơn 1.700 tỷ USD. Và lên đỉnh điểm vào tháng 11/2021 với tổng số
vốn hóa thị trường lên đến hơn 2.800 tỷ USD. Trong đó, đồng Bitcoin đang dẫn đầu
chiếm tỷ lệ 43.35% giá vốn hóa thị trường điện tử (11/03/2022)
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Hình thành
Lịch sử của Bitcoin bắt đầu với thiết kế và triển khai của Satoshi Nakamoto,
bao gồm nhiều ý tưởng hiện có trong lĩnh vực mật mã.
Vào ngày 18 tháng 8 năm 2008, tên miền bitcoin.org đã được đăng ký. Bài báo
của Satoshi Nakamoto "Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng" đã được
đăng lên bức thư mật mã vào ngày 31 tháng 10 năm 2008. Vào tháng 1 năm
6

download by :


2009, Satoshi Nakamoto đã phát hành chương trình Bitcoin mã nguồn mở. Hiện vẫn
chưa rõ danh tính của Satoshi Nakamoto.
Vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, chuỗi khối chính thức ra mắt khi khối đầu tiên
được gọi là khối Genesis được khai thác. Một tuần sau, giao dịch thử nghiệm đầu

tiên xảy ra.
Dòng chữ "The Times 03/Jan 2009 Chancellor on brink of second bailout for
banks" được nhúng vào đế tiền xu của khối. Ghi chú này có mục đích đánh dấu thời
gian và bình luận về sự biến động do ngân hàng dự trữ phân đoạn gây ra.
Một trong những người đầu tiên ủng hộ, chấp nhận, và đóng góp cho Bitcoin
và nhận giao dịch đầu tiên là lập trình viên Hal Finney. Finney đã nhận được 10
bitcoin từ Nakamoto vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, sau khi tải xuống phần mềm
bitcoin vào ngày ra mắt. Ngoài ra, Wei Dai, người tạo ra b-money và Nick Szabo,
người tạo ra Bitcoin, cũng đều là những người ủng hộ đầu tiên.
Phát triển
2010:
Năm 2010, lập trình viên Laszlo Hanyecz đã mua hai chiếc bánh pizza của
Papa John với giá 10.000 USD từ Jeremy Sturdivant, giao dịch thương mại đầu tiên
được biết đến bằng Bitcoin.
Vào ngày 6 tháng 8 năm 2010, một lỗ hổng lớn trong giao thức Bitcoin được
phát hiện.
Ngày 15 tháng 8, lỗ hổng bảo mật bị khai thác. Trong vòng vài giờ, giao dịch
đã được phát hiện, lỗi đã được sửa, và blockchain được bẻ đôi thành cách sử dụng
phiên bản nâng cấp của giao thức Bitcoin. Đây là lỗ hổng bảo mật lớn duy nhất được
tìm thấy và khai thác trong lịch sử bitcoin.
2011:
Tháng 2 năm 2011, Bitcoin đạt mốc 1 USD. Sau đó 4 tháng, Bitcoin có giá xấp
xỉ 31 USD. Tuy nhiên đến cuối năm 2011, Bitcoin giảm xuống mức giá trị khoảng 2
USD.
Nhóm tổ chức phi lợi nhuận, Electronic Frontier Foundation bắt đầu chấp nhận
Bitcoin vào tháng 1 năm 2011 nhưng sau đó ngừng chấp nhận vào tháng 6 năm 2011
bởi những lo ngại về việc thiếu tiền lệ pháp lý về các hệ thống tiền tệ mới.
Vào tháng 6 năm 2011, WikiLeaks và các tổ chức khác bắt đầu chấp nhận
Bitcoin để quyên góp.
2012:

Tháng 1 năm 2012, Bitcoin được đưa vào làm chủ đề chính của một phiên tòa
giả tưởng trong một bộ phim pháp lý của đài CBS. Kể từ đó Bitcoin bắt đầu thu hút
dư luận. Đây có thể coi là thời kì hoàng kim của Bitcoin.

7

download by :


Tháng 9 năm 2012, Quỹ Bitcoin được thành lập để "đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng tồn cầu của bitcoin thơng qua tiêu chuẩn hóa, bảo vệ và thúc đẩy giao thức
mã nguồn mở".
Tháng 10 năm 2012, BitPay báo cáo có hơn 1.000 người bán chấp nhận bitcoin
dưới dịch vụ xử lý thanh tốn của mình.
Vào tháng 11 năm 2012, WordPress bắt đầu chấp nhận Bitcoin.
2013:
Giá trị Bitcoin tăng mạnh. Bitcoin từ 13 USD lên khoảng 260 USD. Đỉnh điểm
là trong năm Bitcoin có hai lần tăng đến 1.000 USD, và kết thúc năm ở mốc
750 USD.
2014:
Vào đầu tháng 2 năm 2014, một trong những sàn giao dịch bitcoin lớn nhất, Mt.
Gox, đã tạm ngừng rút tiền vì các vấn đề kỹ thuật. Vào cuối tháng, Mt. Gox đã nộp
đơn xin bảo hộ phá sản ở Nhật Bản trong bối cảnh 744.000 bitcoin bị đánh cắp.
2015:
Chưa đầy một năm sau sự sụp đổ của Mt. Gox, sàn giao dịch Bitstamp có trụ sở
tại Vương quốc Anh đã thông báo rằng sàn giao dịch của họ sẽ được chuyển sang
chế độ ngoại tuyến trong khi họ điều tra một vụ hack khiến khoảng 19.000 bitcoin
(tương đương khoảng 5 triệu đô la Mỹ vào thời điểm đó) bị đánh cắp.
Vào tháng 10 năm 2015, một đề xuất đã được đệ trình lên Unicode Consortium
để thêm một điểm mã cho biểu tượng Bitcoin.

2016:
Vào tháng 3 năm 2016, Nội các Nhật Bản đã công nhận các loại tiền ảo như
bitcoin có chức năng tương tự như tiền thật. Từ đó giá trị Bitcoin tăng lên, từ hơn
400 USD vào đầu năm 2016 lên gần 1.000 USD vào cuối năm.
Vào tháng 8 năm 2016, một sàn giao dịch bitcoin lớn, Bitfinex, đã bị tấn công
và gần 120.000 BTC (khoảng 60 triệu đô la) đã bị đánh cắp.
2017:
Bitcoin dần được chấp nhận tại nhiều quốc gia. Sau Nhật Bản, Nga cũng đã
hợp pháp hóa Bitcoin trong xã hội.
Ngày 1 tháng 8 năm 2017, Bitcoin tái cấu trúc, chia tách thành hai loại tiền kỹ
thuật số: chuỗi Bitcoin (BTC) và chuỗi Bitcoin Cash (BTH).
Nửa sau năm 2017, Bitcoin liên tục phá kỷ lục giá khi tăng trung bình 1.000
USD mỗi tháng. Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại khi chạm ngưỡng 20.089
USD.
2018 - 2019:
Đây được coi là sự sụp đổ của Bitcoin khi sau một năm Bitcoin đã bay hơi 84%
giá trị của mình. Ngày 18 tháng 12 năm 2018, giá trị Bitcoin chỉ còn 3.525,05 USD.
2020:
8

download by :


Đại dịch Covid-19 đã khiến hệ thống tiền pháp định bị ảnh hưởng lớn, thị
trường tiền điện tử sụp đổ song song với thị trường truyền thống. Giá Bitcoin bị
giảm một nửa trong vòng chưa đầy 1 ngày.
Đầu tháng 5, Bitcoin tăng trưởng lên 9.000 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Từ đó đến cuối tháng 7, Bitcoin giữ giá ổn định ở mức 9.000 - 10.000 USD. Ngày
18 tháng 11, giá trị Bitcoin chạm mức 18.000 USD.
2021 đến nay:

Khi thế giới dần hịa mình sống chung với đại dịch Covid-19, thị trường
Bitcoin tăng trưởng ngoạn mục. Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020,
đồng Bitcoin có giá 29.000USD/đồng. Tuy nhiên sang năm 2021, giá đồng Bitcoin
liên tục nhảy vọt, đỉnh điểm là vào ngày 14/4/2021, giá Bitcoin đã thiết lập một kỷ
lục mới khi vượt 65.500USD/đồng.
2.3. Đặc điểm và cơ chế giao dịch của Bitcoin
2.3.1. Đặc điểm
Bitcoin có các đặc điểm cần lưu ý nhất so với các loại tiền tệ khác bao gồm:
Tính phi tập trung
Mạng lưới Bitcoin là một mạng lưới không tập trung. Do vậy, mạng lưới
Bitcoin không thể xảy ra hiện tượng thao túng hay sập máy chủ, hoặc bị một thế lực
nào đó đánh sập.
Mạng lưới của bitcoin khơng hề do một cơ quan nhà nước nào kiểm sốt, hồn
tồn độc lập. Tất cả các máy xử lý những giao dịch của Bitcoin đều là một mảnh
ghép của và hoạt động cùng nhau trên mạng lưới này.
Tính dễ thiết lập
Nếu như ở việc tạo một tài khoản ngân hàng, bạn sẽ cần rất nhiều khâu thủ tục.
Thì việc tạo một ví để giao dịch Bitcoin thì lại khơng phức tạp như thế, và lại khơng
tốn lệ phí nào
Tính ẩn danh
Với Bitcoin, khơng ai có thể tra cứu được thơng tin của một cá nhân đang sử
hữu số lượng ví Bitcoin, tổng tài sản là bao nhiêu.
Tính bảo mật cao
Mật mã kiểm sốt việc tạo ra và chuyển giao một loại tiền điện tử, và các giao
thức cơ bản bitcoin đã được chứng minh là mạnh mẽ. Bitcoin sử dụng công nghệ sổ
cái phân tán (DLT), thường được gọi là Blockchain cung cấp cho chủ sở hữu một hồ
sơ của tất cả các giao dịch của họ mà không thể bị giả mạo.
2.3.2. Cơ chế giao dịch của Bitcoin
9


download by :


Bitcoin sử dụng mật mã khóa cơng khai để đảm bảo tính tồn vẹn của các giao
dịch được tạo trên mạng. Để chuyển Bitcoin, mỗi người tham gia có các cặp khóa
cơng khai và khóa riêng để kiểm sốt các mảnh bitcoin mà họ sở hữu. Khóa cơng
khai là một chuỗi các chữ cái và số mà người dùng phải chia sẻ để nhận tiền. Ngược
lại, khóa cá nhân phải được giữ bí mật vì nó cho phép chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào
nhận được bằng khóa cơng khai liên quan.
Để minh họa rõ hơn cách giá trị được chuyển trong mạng Bitcoin, chúng ta sẽ
xem xét một giao dịch ví dụ, trong đó Alice gửi 0,05 bitcoin cho Bob.
Ở cấp độ cao, một giao dịch có ba phần chính:
Đầu vào: Địa chỉ bitcoin chứa bitcoin mà Alice muốn gửi. Nói chính xác hơn,
đó là địa chỉ mà Alice trước đây đã nhận bitcoin và hiện đang muốn chi tiêu.
Đầu ra: Khóa cơng khai hoặc địa chỉ bitcoin của Bob.
Số lượng: Số lượng bitcoin alice muốn gửi.
Để Alice gửi 0,05 bitcoin cho Bob, cô ấy ký một tin nhắn có chi tiết giao dịch
bằng khóa riêng của mình. Nơi mà đầu vào, đầu ra và số tiền như được mơ tả ở đó.
Sau đó, giao dịch sẽ được phát tới phần còn lại của mạng Bitcoin, nơi các nút xác
minh rằng khóa riêng tư của Alice có thể truy cập các đầu vào (bằng cách kiểm tra
xem khóa riêng tư của Alice có khớp với khóa cơng khai mà cô ấy công bố sở hữu
hay không)
2.4. Ưu điểm và khuyết điểm của Bitcoin
2.4.1. Ưu điểm của Bitcoin
Sử dụng Bitcoin có thể mang lại một số lợi ích như:
-Giao dịch nhanh chóng và đơn giản. Người dùng có thể giai dịch mà không
cần phải di chuyển ra một đơn vị nào.
-Mọi giao dịch trên Bitcoin đều được ghi lại trong một danh sách công khai.
-Cắt bỏ các trung gian chẳng hạn như ngân hàng. Điều này nghĩa là người tham
gia khơng cần phải đóng phí xử lí thanh tốn.

-Với những nhà đầu tư, Bitcoin có thể trở thành tiềm năng lớn bởi sự phát triền
vượt trội những năm gần đây.
2.4.2. Nhược điểm của Bitcoin
Bên cạnh những mặt lợi ích đáng kể, tiền mã hóa Bitcoin cịn có những nhược
điểm rất đáng quan tâm
-Đầu tiên và quan trọng hơn cả chính là vấn đề pháp lý
Như chúng ta đã biết, Bitcoin có thể giao dịch trên tồn cầu. Điều này gây ra
một số lo ngại về tiền tệ cho các chính phủ. Thế nên, tình trạng pháp lý của Bitcoin
ở nhiều quốc gia là khác nhau. Một số ví dụ nơi Bitcoin hợp pháp như Hoa Kỳ, Liên
minh Châu Âu, Canada, và đặc biệt El Salvador là quốc gia duy nhất trên thế giới
đưa Bitcoin trở thành tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã có lệnh
10

download by :


cấm ngầm với Bitcoin. Quốc hội Mỹ đã xác định có 42 quốc gia có lệnh cấm ngầm
đối với Bitcoin trong đó có Việt Nam.
Cơng văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày
21/07/2017 gửi văn phịng chính phủ cũng khẳng định:
"Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và
không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin
nói riêng (phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện
thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị
định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)."
Như vậy, việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán ở Việt Nam là
khơng hợp lệ và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kế đến là vấn đề biến động

Giá của Bitcoin giao động liên tục, giá có thể tăng lên chóng mặt trong chốc lát
rồi lao dốc khơng thể lường trước. Vì vậy, rất nhiều người cảm giác khơng an tồn
khi chuyển “tiền thật” của họ thành Bitcoin. Đó cũng chính là điểm trừ rất lớn của
Bitcoin trong mắt các nhà đầu tư.
-Thị trường Bitcoin không được quản lý bởi Cơ quan tài chính, khơng được sự
cơng nhận của chính phủ nước ta. Vì vậy khơng có quy tắc nào được đưa ra để bảo
vệ những nhà đầu tư.
3. Tính pháp lý của Bitcoin/ tiền ảo tại Việt Nam hiện nay
3.1 Khung hình pháp lí về Bitcoin/ tiền ảo của một số quốc gia trên thế
giới
Với thời đại phát triển cơng nghệ số thì việc phát triển và sử dụng Bitcoin/ tiền
ảo xảy ra khá sôi nổi và gây được sự chú ý của các quốc gia trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng coi Bitcoin/ tiền ảo
là đồng tiền pháp lí. Mỗi quốc gia sẽ có một nhận định riêng và cái nhìn khác nhau
về việc quản lí và sử dụng Bitcoin. Hiện tại có thể thấy được rằng 99 trong số 246
quốc gia quốc gia ủng hộ và khơng có những rào cản đáng ngại nào về pháp luật với
Bitcoin. Trong khi đó thì gần 17 quốc gia của thế giới đưa ra nhiều hạn chế của
Bitcoin và khơng ủng hộ cũng như có những chính sách nghiêm cấm trong việc sử
dụng loại tiền ảo này.
Điển hình có thể thấy Mỹ là một trong những quốc gia có tín hiệu tích cực
trong việc cho phép các chứng khoán phái sinh tiền ảo được giao dịch cơng khai
nhưng vẫn chịu sự quản lí của Sở Thuế vụ Mỹ. Sở Thuế vụ Mỹ có những quy định
11

download by :


đánh thuế Bitcoin dưới danh một dạng tài sản ảo thay vì một loại tiền tệ chính thống.
Bất kỳ giao dịch nào sử dụng Bitcoin sẽ bị đánh thuế dựa theo quy tắc tính thuế áp
dụng với tài sản. Điều này khẳng định rằng các giao dịch liên quan đến Bitcoin phải

được báo cáo đầy đủ về Sở thuế vụ, để phục vụ cho việc quản lí và ngăn chặn được
những rủi ro.
Trái ngược lại với Mỹ thì Trung Quốc là quốc gia khá thận trọng trong việc đưa
tiền ảo vào sử dụng. Họ có những chính sách, luật pháp quy định không công nhận
tiền ảo là đồng tiền pháp định. Cũng như các hệ thống ngân hàng sẽ không cung cấp
các giao dịch và dịch vụ liên quan đến tiền ảo. Nghiêm cấm tất cả các tài khoản ngân
hàng có hành vi khởi tạo mỏ Bitcoin cũng như giao dịch đều sẽ bị trừng phạt theo
pháp luật. Có thể nói Trung Quốc là một trong những quốc gia có những điều chỉnh
nghiêm ngặt với tiền ảo nhất từ năm 2017.
Qua đó ta có thể thấy được rằng tiền ảo có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng
như gây được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng thực tế cho thấy
rằng không phải quốc gia nào cũng đồng ý lưu hành loại tiền này. Bitcoin sẽ có
những mặt hạn chế song song đó là những lợi ích trong việc phát triển cơng nghệ số.
Cịn về tính pháp lí sẽ tùy thuộc vào những cách tiếp cận, mức độ chấp nhận của mỗi
quốc gia để áp dụng sử dụng một cách hợp lí.
3.2 Tính pháp lý của Bitcoin/ tiền ảo tại Việt Nam hiện nay
Với sự phát triển công nghệ số cùng với sự phát triển của các tổ chức tín dụng
trong những năm gần đây đặc biệt năm 2017 không thể không nhắc tới Bitcoin/ tiền
ảo làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế, làm xuất hiện nhiều phương thức thanh
toán mới, các dịch vụ mới và các loại tài sản mới,…. Sự xuất
hiện của Bitcoin đã mang lại nhiều thách thức cho các nhà nghiên cứu, ban hành và
áp dụng luật của các nước nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành hiện nay nước ta chưa có văn bản pháp luật
nào điều chỉnh một cách cụ thể về vấn đề Bitcoin. Pháp luật mới chỉ đưa ra một số
quy định lẻ tẻ nằm trong các bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật. Để có thể nắm
rõ được các quy định của pháp luật về tiền ảo chúng ta có thể xét qua nhiều góc độ
về phương diện pháp lí khác nhau.
- Dưới góc độ tài sản: Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản
và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình

thành trong tương lai”. Từ đó nhận thấy rằng tiền ảo không được công nhận là một
loại tài sản và khơng phải quyền tài sản bởi vì tại Điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015
quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác mà
12

download by :


ngay từ đầu Bitcoin đã là một dạng tiền ảo nên sẽ không được pháp luật công nhận
quyền này.
- Dưới góc độ phương tiện thanh tốn: Tại Khoản 6 và 7 Điều 4 Nghị định
101/2012/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định:
“6. Phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh
toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp là các phương tiện thanh tốn
khơng thuộc quy định tại khoản 6 Điều này”.
Bên cạnh đó, Cơng văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ngày 21/07/2017 gửi văn phịng chính phủ cũng khẳng định:
“Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng khơng phải là tiền tệ và
khơng phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin
nói riêng (phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện
thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị
định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).”
Theo đó mà bitcoin khơng phải là phương tiện được phép thanh tốn ở Việt
Nam. Vì vậy mà các hoạt động trao đổi, giao dịch, buôn bán thông qua tiền ảo là

điều bị nghiêm cấm. Các quy định này giúp các tổ chức tín, các tổ chức dịch vụ và
các ngân hàng tại nước ngồi ngăn chặn, kiểm sốt được hành vi vi phạm coi tiền ảo
là phương tiện thanh toán.
Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định
96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng hợp
pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính ở mức phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng.
-Dưới góc độ kinh doanh : Theo luật quản lí ngoại thương 2017 và nghị định
69/2018 NĐ-CP có thể thấy danh mục nhập khẩu máy đào tiền ảo khơng có trong
danh mục hàng hóa bị cấm. Chính vì vậy mà hành vi nhập khẩu máy tràn lan nhưng
chưa có những quy định kiểm sốt kịp thời và những chế tài xử phạt.
Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Bên cạnh đó, theo quy định tại
khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp có quyền tự do kinh
doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Trường hợp các doanh nghiệp
thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, huy động vốn hoặc góp
vốn bằng tiền ảo thì khơng bị cấm bởi đó là quyền mà Luật Doanh nghiệp năm 2014
ghi nhận cho các doanh nghiệp được hưởng.Dẫn tới hoạt động kinh
13

download by :


doanh tiền ảo ở nước là hoạt động kinh doanh khơng bị cấm và khơng vi phạm pháp
luật.
-Dưới góc độ thuế : Việt Nam vẫn chưa có khung pháp luật về tiền ảo nên việc
kinh doanh tiền ảo phục vụ cho mục đích cá nhân hay doanh nghiệp và các hoạt
động liên quan đều không chịu sự điều chỉnh về các luật thuế mặc dù có mục đích
sinh lợi. Bởi lẽ tiền ảo không được coi là tài sản trong Bộ luật Dân sự và khơng được

coi là hàng hố theo quy định của pháp luật thương mại. Chính vì vậy mà các đồng
tiền ảo và các hoạt động kinh doanh tiền ảo sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ nộp
thuế của các chủ thể có liên quan.
Thơng qua các quy định pháp luật Việt Nam về tiền ảo có thể thấy rằng
Bitcoin/ tiền ảo ở Việt Nam không được công nhận là tài sản và cũng không phải
quyền tài sản. Do đó mà Bitcoin khơng phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu
nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó Bitcoin cũng khơng được cho phép là phương tiện
thanh toán hợp pháp mọi hành vi giao dịch tiền ảo, trao đổi dịch vụ thì đều chịu sự
xử lí của pháp luật hiện hành mặc dù bitcoin không nằm trong danh mục ngành nghề
bị cấm.
Như vậy, Việt Nam cũng giống như một số các quốc gia khác chưa chấp nhận
tiền ảo là tiền tệ để bảo vệ lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên chấp nhận hay khơng
thì chúng ta vẫn phải nắm rõ, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để có những chính
sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Với yêu cầu của thực tiễn và
khoảng trống pháp lí Việt Nam cần có cách tiếp cận và nghiên cứu kĩ càng để chỉnh
sửa bổ sung về các quy định pháp luật về tiền ảo một cách hoàn thiện và phù hợp.

14

download by :


Kết luận
Chính vì chưa có bất kì luật pháp cụ thể và trực tiếp nào đánh vào Bitcoin nên
đồng tiền này vẫn đang ở trạng thái khá mơ hồ. Có thể thấy được, xét theo phương
diện này thì Bitcoin có thể được chấp nhận là một loại tiền hợp pháp nhưng khi xét
theo phương diện khác của pháp luật thì nó có thể vi phạm pháp luật. Tuy nhiên
theo ý kiến cá nhân của nhóm, trong thời kỳ hiện nay, Bitcoin đã trở thành một bộ
phận cấu thành của nền kinh tế, nhất là trong nền kinh tế khó vận hành hoặc vận
hành khơng có hiệu quả, các hoạt động kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và không thể

kiểm sốt hơn như trong tình hình dịch bệnh hiện tại. Khơng có Bitcoin một phần
nào của chiếc bánh kinh tế sẽ bị hỏng và tất nhiên Việt Nam cũng phải chia sẻ phần
hỏng này. Qua một vài thông tin ở trên chúng ta dễ dàng dàng thấy được tầm quan
trọng của đồng tiền ảo này. Và cũng rất có thể đồng tiền ảo này sẽ sớm được công
nhận trên những trang văn bản pháp luật của Việt Nam.
Qua bài tiểu luận trên, nhóm chúng tơi hy vọng sẽ đóng góp một phần kiến
thức của mình về vấn đề sự ảnh hưởng cũng như tính pháp lý của Bitcoin đối với
quy luật lưu thông tiền tệ ở Việt Nam. Do những hạn chế về kiến thức Bitcoin còn
mới mẻ tại Việt Nam nên đề tài của nhóm khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, bài tiểu luận của nhóm chúng tơi mong muốn nhận được sự đánh giá nhiệt tình
của thầy cơ và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn.

15

download by :


Nguồn tham khảo
Forbes
The Times Tradingview FSB (2018), Chair’s letter to G20 Finance Ministers and
Central Bank Governors VnExpress
Tạp chí Thị Trường, Tài chính - Tiền tệ
Thư viện pháp luật
Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng

16

download by :




×