Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiêu luận tìm hiểu để hiểu biết hơn về văn hóa công sở tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.15 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi chọn đề tài này, tôi nhận thấy rằng Văn hóa công sở là vấn đề cần
được quan tâm và lưu ý. Để một xã hội văn minh, giàu đẹp văn hóa cần phải
được đề cao ở mọi lúc mọi nơi và khi con người chiếm số phần trăm rất lớn
tham gia những hoạt động nơi công sở thì văn hóa công sở lại càng khẳng
định tầm quan trọng của nó. Môi trường văn hóa công sở được các nhà khoa
học môi trường cũng như các nhà văn hóa rất quan tâm. Đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay và nhiều năm về sau khi mà trào lưu văn hóa ngoại nhập ào ạt
tấn công vào nước ta
Qua đây tôi cũng muốn tìm hiểu kĩ hơn về vai trò của văn hóa công sở
đặc biệt là văn hóa giao tiếp nơi công sở có ảnh hưởng như nào đối với nền
văn hóa Việt Nam nói chung.
Tìm hiểu để hiểu biết hơn về Văn hóa công sở cũng là cơ sở, nền tảng
cho quá trinh làm việc sau này của mình trong môi trường công sở.
2. Tình hình nghiên cứu
Do giới hạn về số tiết nên tập đề cương bài giảng môn Văn hóa cộng
đồng không thể đề cập, phân tích rõ hơn sâu hơn về Văn hóa công sở qua các
vấn đề, khía cạnh chuyên sâu vậy nên tôi quyết định chọn đề tài này để bổ
sung chi tiết và hoàn thiện hơn..
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp luận :
- Chủ nghĩa Mác- Lê nin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2 Phương pháp cụ thế
- Chứng minh
- Phân tích
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Văn hóa nói chung và đặc biệt là văn hóa công sở nói riêng. Những đặc
điểm, vai trò của văn hóa nơi công sở và tầm quan trọng của nó.
1




CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM
1. Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người. "Văn hoá" (chữ Hán: 文文) nghĩa gốc là tổng xưng của "văn trị" (文文) và
"giáo hoá" (文文)". Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là
văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,... Các "trung
tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông
thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục,
cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người
nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến
theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận
trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh
thần mà bao gồm cả vật chất.
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản
phẩm của người thông minh. Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay
bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định
dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người
không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của
con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác
và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống
còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư
cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng
thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn
hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.
Tóm lại, Văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần dược
sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thức tiễn của con

2


người. các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã
hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển
và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
2. Công sở
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để
tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức
thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo
văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy
quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà
nước giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó,
công sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý Nhà
nước.
3. Văn hóa công sở
Văn hoá công sở là một hệ thống các chuẩn mực, quy tắc, giá trị được
hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về
thái độ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong công sở, ảnh hưởng
đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của công sở. Xây dựng
văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và
dân chủ, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ, công chức, viên
chức của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan.
Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật của cơ quan, phải chú ý đến danh
dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những
nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.
Văn hóa công sở biểu hiện thông qua các quy chế, quy định, nội quy, điều
lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi cán bộ, công chức, viên chức thực hiện,
việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác thực hiện, đồng thời còn được thể
hiện thông qua mối quan hệ qua lại giữa cán bộ, công chức, viên chức trong

công sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ.

3


Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có
kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành
viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan
mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kĩ luật cơ quan, phải chú ý đến
danh dự của cơ quan trong cư xử với một người, đoàn kết và hợp tác trên
những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.

4


CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA VĂN HÓA CÔNG SỞ
1. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở
1.1 Các yếu tố bên trong của văn hóa công sơ
Yếu tố đầu tiên cần kể đến đó là yếu tố con người. Văn hoá công sở giống
như bất cứ loại hình văn hoá nào khác, là một loạt hành vi và qui ước mà con
người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với
những người khác. Yếu tố con người ở đây là đội ngũ cán bộ, công nhân viên
chức, công chức,… Mà xoay quanh các hoạt động về văn hóa công sở thì con
người là chủ thể, những hành vi, thái độ thể hiện trình độ văn hóa đều xoay
quanh chủ thể là con người.
Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự
phát triển của các cơ quan, công sở. Nói đến con người chính là nói đến văn
hóa, vì toàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và
tinh thần của con người.
Yếu tố thứ hai là về thể chế của văn hóa công sở. Các thể chế này được

thể hiện qua các quy định chung của Đảng, Nhà nước và cơ quan về công sở,
chế độ công vụ…
Ngoài ra còn có yếu tố tài chính như kinh phí, lương, chế độ đãi ngộ, phụ
cấp… hay yếu tố văn hóa tổ chức; lượng thông tin và mức độ đảm bảo thông
tin, công khai, minh bạch các thông tin trong công sở,…
b) Các yếu tố bên ngoài của văn hóa công sơ
Các yếu tố bên ngoài của văn hóa công sở gồm có: Môi trường chính trị,
hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước, xu thế hoạt động của thế giới, Các yếu
tố của môi trường tự nhiên,… Bởi vốn dĩ, để tạo ra một môi trường văn hóa
công sở không chỉ là chủ thể con người, thể chế văn hóa mà nó còn được tác
động bởi các điều kiện khách quan khác.
Ngoài ra còn có: các mối quan hệ của cơ quan, các đối tượng phục vụ của
cơ quan, trình độ dân trí của người dân tại nơi đặt công sở, văn hóa hành chính
5


của hệ thống công vụ, tiến độ phát triển về kinh tế, xã hội của ngành, địa
phương, đất nước,…
2. Đặc điểm của văn hóa công sở:
Văn hóa công sở gồm có 6 đặc điểm dưới đây:
Một là, hành vi điều hành và hoạt động của công sở được biểu hiện thông
qua tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức làm việc
trong công sở cao hay thấp. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì thể hiện ý thức
của mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải xem công việc của cơ quan như
công việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc. Có như
vậy hiệu quả làm việc mới cao được. Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự
quản tự giác của cán bộ công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách
nhiệm…Văn hóa công sở còn được biểu hiện thông qua mức độ áp dụng các
quy chế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay chưa, việc áp dụng quy
chế đó như thế nào và áp dụng đến đâu.

Hai là, văn hóa công sở biểu hiện thông qua mức độ của bầu không khí
cởi mở trong công sở, cụ thể là thông qua tâm lý của từng cán bộ, công chức,
viên chức trong công sở, trên thực tế cho thấy, khi làm việc, nếu tinh thần thoải
mái thì làm việc rất hiệu quả, và ngược lại. Do vậy tạo bầu không khí cởi mở là
vấn đề cần được chú ý khi xây dựng văn hóa công sở.
Ba là, các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công
việc theo chuẩn mực cao hay thấp. Có những cơ quan đề ra chuẩn mực quá cao
trong khi chưa có đủ điều kiện để thực hiện các chuẩn mực đó, dẫn đến mức độ
hoàn thành công việc không cao. Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý
tới điều kiện, hoàn cảnh ở trong tổ chức đó sao cho đảm bảo tính khả thi.
Bốn là, các xung đột trong nội bộ công sở có được giải quyết tốt hay
không. Bất kỳ một cơ quan nào thì việc xung đột giữa các cán bộ, công chức,
viên chức trong cơ quan chắc chắn sẽ có nhưng ở mức độ lớn hay nhỏ. Tuy
nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lý của từng người thì sẽ dễ dàng giải
quyết các xung đột đó.
6


Năm là, các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong
phú, cần phải xem xét một cách tỉ mỉ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh
hưởng của chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ
chức công sở nói chung.
Sáu là, kỹ thuật điều hành tạo nên văn hoá tổ chức công sở. Đây là vấn đề
có liên quan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước.
Nếu những kỷ cưng này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa
công sở sẽ được đề cao và tổ chức có điều kiện để phát triển. Thực tế cho thấy
công sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, các cơ quan hữu quan,
đồng nghiệp và các cơ quan cấp trên. Yếu tố cơ sở vật chất cũng quan trọng,
nhưng quan trọng hơn cả là yếu tố con người sẽ quyết định văn hoá công sở.
Ví dụ, quy định đặt ra là làm 8 giờ/ngày, nhưng cán bộ, công chức, viên

chức đã làm gì trong 8 giờ ấy.
3. Vai trò của văn hóa công sở
Một là văn hóa công sơ tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan
hệ hành chính ơ công sơ thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Văn hóa
công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông qua quá trình
giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giá trị văn
hóa mà cả hai bên cùng tham gia vào. Mối quan hệ ứng xử giữa người dân với
cán bộ, công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhau
phải được cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa.
Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân
biết phương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ những
công việc cần làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ
một cách hiểu biết, tự nguyện. Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức
thực hiện việc trao đổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở
công ở một cách tốt đẹp hơn.
Hai là, Văn hóa công sơ là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách
cho con người. Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của
7


mình là một nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những
giá trị vật chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng,
… Từ đó phát triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên
chức góp phần vào sự phát triển, cải cách nền hành chính công.
Ba là, Văn hóa công sơ đem lại giá trị toàn diện cho con người. Giá trị
là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở. Giá trị của văn
hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:
- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở.
- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc.
- Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn.

- Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chức
tránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính
với người dân.
- Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định
nhưng vẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho
hoạt động của công sở thuận lợi hơn.
Bốn là, Văn hóa công sơ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con
người. Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ
của mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên
chức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực
thi công vụ và cung cấp dịch vụ công.
Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hành
chính mang đậm mà sắc văn hóa nhân bản (cái chân), nhân ái (cái thiện) và
nhân văn (cái mỹ) là sự kết nối những giá trị truyền thống đến hiện đại. Con
người không ngừng học tập, sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân
loại - đó là những yếu tố cấu thành văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai
trò của văn hóa trong sự phát triển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay.
Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự
phát triển của các cơ quan, công sở. Nói đến con người chính là nói đến văn
8


hóa, vì toàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và
tinh thần của con người. Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi
hoạt động của công sở như xây dựng hệ thống thi đua - khen thưởng công
bằng, minh bạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo,
cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực làm việc hăng say
… sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ trong công việc.
Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của
công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính. Một

công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối
quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức, viên chức trong công việc, các chuẩn mực
ứng xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và
ngoài cơ quan.

9


CHƯƠNG III: KỸ THUẬT GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ
1. Yếu tố ngôn ngữ
1.1 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ thể hiện văn hoá giao tiếp quan trọng nhất và cũng
là thành tựu vĩ đại nhất của nền văn minh nhân loại. Đó cũng là “cơ chế tín
hiệu” của văn hoá giao tiếp mà phụ thuộc vào đó con người kiến tạo những
lời nói để thực hiện các mục tiêu giao tiếp. Song việc giao tiếp bằng lời nói
còn phụ thuộc rất nhiều vào những hoàn cảnh, điều kiện, mục tiêu và các tính
chất khác nhau của giao tiếp. . Nghi thức lời nói là một bộ phận quan trọng
cấu thành lên “Văn hóa công sở”.
Lời nói nơi công sở phải đảm bảo có tính chính xác, tránh đưa tin đồn
nhảm, thất thiệt, mơ hồ, hoặc không có thực. Lời nói nơi công sở cần đảm bảo
tính trang trọng vì nó đại diện cho biểu tượng văn hoá của doanh nhiệp đó.
Trong giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các đồng nghiệp với nhau
hoặc với khách hàng phải có thưa gửi đàng hoàng, có chủ ngữ rõ ràng, những
câu nói xã giao như: cám ơn, cảm tạ, xin lỗi, làm ơn…
1.2 Chào hỏi
Thông thường, khi gặp nhau, người phải mở lời chào trước là nam giới;
cấp dưới phải chào cấp cấp trên; người trẻ phải chào người già; người mới
đến chào người đến trước; người từ bên ngoài vào chào người trong phòng.
Chào hỏi thường đi đôi với cái bắt tay và nụ cười.
1.3 Về cách thức xưng hô

Trong lời nói nơi công sở tuy yêu cầu đảm bảo tính khách quan, trang
trọng, song cũng tuỳ từng hoàn cảnh để chọn lựa cho phù hợp:
- Với đồng nghiệp buổi sáng đầu tuần, hay bắt đầu ngày làm việc mới
mở nụ cười chào, chúc nhau một ngày vui vẻ. Một cái bắt tay, một câu hỏi
10


thăm sau những ngày công tác dài trở về sẽ tạo nên một không khí thân thiện,
sôi nổi đầy sức sống trong cơ quan, đơn vị. Và có thể nói, chào hỏi ở công sở
trở thành công cụ thể hiện tình cảm, sự gần gũi, nuôi dưỡng mối đoàn kết
trong nội bộ tổ chức và mỗi cá nhân.
- Trong thực hiện công vụ, giao tiếp với công dân chào hỏi và thái độ
chào hỏi niềm nở thể hiện rất rõ trình độ, phẩm chất của người cán bộ; việc
chào hỏi thể hiện sự kính trọng, quan tâm và sẵn sàng phục vụ yêu cầu của
công dân, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức
gần dân và vì dân.
- Xưng hô đối với lãnh đạo: bạn không nên gọi giám đốc, người giám sát
bằng tên riêng trừ phi họ cho phép bạn gọi như thế. Bạn nên dùng thêm từ
xưng hô để gọi họ khi có khách (Giám đốc và người cấp trên cũng sẽ có thái
độ nhã nhặn giống như thế với bạn).
- Xưng hô với những người lớn tuổi hơn: việc những người lớn tuổi hơn
thích người kém tuổi hơn gọi họ bằng chức vụ là chuyện bình thường. Nếu
những người khác trong văn phòng gọi họ bằng tên riêng và bạn là người mới
đến thì tốt nhất hãy đợi trước khi bạn có tư cách gọi thân mật như thế.
- Trong quan hệ giữa các đồng nghiệp: không nên dùng cách xưng hô
kiểu “chú cháu” trong khi đang thi hành công việc. Tuỳ theo hoàn cảnh, tình
huống có thể sử dụng các từ khác thay thế như: ông, bà, ngài…
- Trong những trường hợp nhất định: ngày nay, hầu hết ở các văn phòng,
việc gọi tên riêng với nhau trở thành tập quán bình thường. Tuy nhiên có thể
dùng những từ xưng hô lịch sự như: ông, bà, bác, anh, chị, tiến sĩ… nhưng

tuyệt đối không dùng những từ như: tao, mày, thằng, chú (em), con ấy…
Có thể liên hệ với ở các nước Âu Mỹ tiên tiến, hay ngay như Hàn
Quốc, Đài Loan hiện nay, vào công sở, xưng hô là theo cấp bậc nghiêm chỉnh.
Thậm chí là anh em, cha con trong một gia đình nhưng khi đến công ty, phải
xưng danh và cư xử, làm việc đúng nội quy, phép tắc của công ty . Còn ngồi
trong hội nghị, hội thảo, người báo cáo chỉ cần rất ngắn gọn: Thưa quý bà,
quý ông (Ladies and Gentlemen!), Thưa các vị,…
Chức vụ cơ quan của người ấy là gì phải nói đúng chức danh ấy. Là giám

11


đốc thì phải : “Thưa giám đốc”, hay chủ tịch thì “Thưa chủ tịch”, kèm theo
tên của họ. Điều này các nước tiên tiến đã làm tốt, kể cả các nước châu Á như
Đài Loan, Hàn Quốc.
Nói chung, nghi thức lời nói nơi công sở là một vấn đề mang tính thông
lệ, quy ước được tạo lập và khẳng định bởi những chuẩn mực truyền thống
dân tộc và tập quán. Cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp phải rèn luyện liên
tục, đảm bảo những nguyên tắc bất thành văn về văn minh nơi công sở và coi
đó như là một phần không thể thiếu trong những nền tảng để xây dựng một
nền văn hoá doanh nghiệp hiện đại.
2. Yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ
Khi có điều khó nói với đồng nghiệp hay cấp trên bạn sẽ làm gì? Sẽ thật
khiếm nhã nếu nói to hoặc dùng những ngôn từ cục cằn. Lúc này chỉ cần một
ánh mắt hay nụ cười… cũng phần nào thể hiện một sự “cảnh báo” hay tán
thưởng đối phương.
Theo các nhà phân tích ngôn ngữ: Biểu đạt toàn bộ thông tin bằng
7%ngữ điệu, 38% âm thanh và 55%ngôn ngữ cơ thể. Do đó, giao tiếp “phi
ngôn ngữ” là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành
công của dân công sở.

2.1 Bắt tay
Bắt tay là một nghi thức lễ tân, xã giao, một nét văn hoá trong giao tiếp.
Bắt tay là một động tác xã giao thông thường khi người ta gặp nhau hoặc giã
từ nhau. Việc bắt tay không hề đơn giản chút nào và điều đó phải được tôn
trọng theo những quy ước sau:
+ Khi bắt tay cần biểu thị tình cảm đúng mức: nam giới với nhau nên
nắm cả bàn tay, siết chặt rồi giữ ít lâu.

12


+ Giữa nam và nữ thì người nữ chỉ nên nắm hờ, nam không nên siết chặt
hoặc nắm quá lâu làm bàn tay mềm yếu của người nữ bị đau, nhất là khi
người nữ đeo nhiều nhẫn trên các ngón tay.
+ Cần bắt tay với tư thế bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tư thế đứng thẳng
người, chỉ chìa tay phải ra; người đứng ở chỗ cao không được chìa tay ra để
bắt tay với người đứng ở chỗ thấp hơn (phụ nữ có thể ngồi để bắt tay).
+ Bắt bằng tay phải (trừ trường hợp không thể được). Không nên bắt
bằng tay trái vì như thế là vô lễ. Nhất là đối với phụ nữ cử chỉ đó có ý nghĩa
xấu xa, thể hiện tâm địa bất chính.
+ Khi phái nam gặp một đôi vợ chồng thì bắt tay người vợ trước, người
chồng sau.
+ Khi các bà gặp khách nam giới mà họ tỏ lời chào trước, nếu là đối
tượng đã quen lâu hoặc thân thì nên bắt tay đáp lễ, còn không thì chỉ cần
nghiêng mình chào là đủ.
Lưu ý:
Thứ tự bắt tay: người đến trước thì bắt tay trước, người đến sau bắt sau.
Đầu tiên phải bắt tay người đến trước mình, người cao tuổi, người có chức vụ,
địa vị. Lưu ý rằng phải chờ người đáng kính đưa tay ra mình mới nhận bắt
chứ không chìa tay ra trước. Nếu người trẻ tuổi là chủ nhân, có địa vị hoặc

một người trọng tuổi là khách thân tình thì có thể cùng một lúc đưa tay ra cho
nhau bắt. Cần đứng dậy bắt tay người có cương vị cao hơn. Tuy nhiên trong
mọi trường hợp không nên tỏ thái độ khúm núm, cong gập người quá độ, dù
rằng người đó có đáng kính trọng đến mức nào đi nữa.
Không dùng hai tay chụp bổ với nhau cùng một lúc mà chỉ cần siết chặt
nhưng nhẹ, nồng ấm thân thiết là đủ; bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc nhiều lần,
nhất là còn kèm theo việc cười nói oang oang, huênh hoang, toe toét; bắt tay
người nọ tréo người kia; vừa bắt tay vừa vỗ vai khách hay ngoảnh mặt đi; đưa
cả hai tay để bắt tay hai người cùng một lúc.
Vừa bắt tay vừa ngậm thuốc lá, lại đút tay khác vào túi quần là điều tối
kỵ. Phụ nữ có thể mang găng khi bắt tay, riêng đối với nam giới thì điều đó là

13


không thể chấp nhận được.
2.2 Ánh mắt
Đây là cách làm phổ biến và thường được “ưa chuộng” hơn hẳn, nguyên
nhân không chỉ bởi nó là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao
hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian
có câu “liếc mắt đưa tình”, còn ở nơi công sở “liếc mắt đưa tin”. Chỉ cần cái
nhau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu sự không hài
lòng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ
khiến của sếp hay đồng nghiệp cũng khiến bạn có thêm niềm tin vững bước
trên con đường sự nghiệp của mình.
2.3 Trang phục
Trong hội nghị hay đàm phán, cách ăn mặc của mỗi nhân vật đều có giá
trị thông báo thông tin, bởi nó không những là phong cách thời trang thể hiện
cá tính riêng của từng người, mà còn thể hiện địa vị cũng như tầm quan trọng
của cuộc họp hay đàm phán.

Trang phục mang lại những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với đối tác
cũng như lần ra mắt đầu tiên trước nhà tuyển dụng, nó là một trong
những nhân tố quan trọng trong việc giao tiếp. Ngoài ra, trang phục đôi khi
còn là phương tiện để thể hiện phong cách ăn mặc, xu hướng thời trang, đẳng
cấp của mỗi người. Cũng đôi khi nó là cầu nối để dễ dàng thân thiết và bắt
chuyện với nhau khi cùng một sở thích.
Tuỳ theo điều kiện của từng doanh nghiệp có thể hướng dẫn quy định
các y phục trong giờ làm việc ở công sở, đón tiếp, gặp gỡ khách hàng, đối
tác… Doanh nghiệp có thể quy định mặc đồng phục theo một số ngày trong
tuần, trong từng bộ phận hoặc tiến đến mặc đồng phục hoàn toàn. Trong
trường hợp doanh nghiệp khó khăn hoặc chưa may được đồng phục cho cán
bộ nhân viên thì đối với nam có thể mặc quần âu sẫm màu, áo sơ mi trắng bỏ
14


trong quần, đi giày hoặc dép có quai hậu. Riêng với nữ thì có thể tự chọn
trang phục nhưng phải ăn mặc sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại cũng
như văn hoá của doanh nghiệp đó.
Mỗi cán bộ nhân viên khi đến nơi làm việc phải đeo thẻ ảnh có ghi rõ họ
tên, chức vụ; trước cửa các phòng ban và trên bàn làm việc phải có biển đề
tên, chức vụ (nếu có) để khách có thể dễ dàng tìm kiếm và thuận tiện trong
khi liên hệ công việc.
Một bộ quần áo sạch sẽ, ủi là thẳng nếp, giản dị, phù hợp với thân hình,
địa vị người mặc, hợp thời trang thể hiện sự tự trọng, thái độ nghiêm túc, lịch
sự trong giao tiếp sẽ gây ấn tượng tốt, dễ gần, thân thiện ngay khi mới tiếp
xúc lần đầu. Bởi lẽ, trước tiên mọi người nhìn thấy rồi sau mới nghe thấy
chúng ta, rồi nữa cách ăn mặc biểu hiện cách sử xự lịch thiệp của chúng ta mà
không cần chúng ta phải phát ngôn.
2.4 Tư thế, điệu bộ
Một thế đứng thẳng, bước chân nhanh nhẹn, nhẹ nhàng khiến mọi người

xung quanh đều cảm nhận được sự năng động, nhiệt huyết trong con người
bạn, từ đó sinh ra sự quý mến hay cảm giác ngưỡng mộ, tin tưởng…
Tư thế thẳng thắn, khoan thai, cùng với thái độ bình tĩnh, tràn ngập sự tự
tin luôn là ưu điểm “hút” ánh nhìn chú ý và sự đánh giá cao của nhà tuyển
dụng. Không ai có cảm tình hay ngợi khen những tư thế ngồi ngỗ ngược, mất
mỹ quan, hay dáng đi hiện rõ sự” luồn lách” xu nịnh. Qua tư thế của bạn, mọi
người phần nào đoán biết tính cách và con người của bạn, hãy cẩn thận nếu
không muốn ai đó nắm được yếu điểm của mình.
2.5 Ngữ điệu nói
Nói nhanh hay chậm, ngữ điệu khiêm nhường hay tự cao tự đại…cũng là
một trong những nhân tố quyết định sự thành công của bạn. Nói với tốc độ
quá nhanh khiến mọi người không thể bắt kịp và nắm bắt nội dung bạn muốn
15


truyền đạt, nói quá chậm lại không có sự truyền cảm luôn khiến người nghe
muốn ngủ gật. Giọng điệu quá kiêu, tự cao thể hiện cá tính hay năng lực “ăn
to nói lớn” của mỗi người nhưng lại gây sự khó chịu với người xung quanh…
Trong bất kỳ tình huống, trường hợp nào (dù sang trọng, thân mật hay suồng
sã…) đều nên “học ăn học nói”, giữ thái độ ôn hòa, ngữ điệu nói vừa phải
khiến thông tin truyền đi được hiểu đúng và rõ nghĩa.
2.6 Quà tặng
Giá trị lớn nhất ở mỗi phần quà tặng không mang tên vật chất mà đó là
yếu tố tinh thần, nặng về tình nghĩa. Giữa đồng nghiệp với nhau, việc tặng
những món quà nhỏ nhân ngày đặc biệt nào đó cũng khiến mối quan hệ hai
phía trở nên khăng khít, thân mật hơn.
2.7 Nụ cười
Sự thành công, ủng hộ, khuyến khích luôn được đánh dấu bằng những nụ
cười thân thiện. Luôn giữ thái độ hòa nhã với nụ cười thường trực trên môi
không những mang lại cảm giác thân thiện với mọi người xung quanh mà còn

khiến chính bản thân có được sự khoan khoái, thanh thản.
Trái lại, cần cảnh giác cao độ với những nụ cười mỉa mai, giả tạo của
đồng nghiệp nhằm tránh xa các trò” chơi khăm” của “ma cũ” hay “đối thủ”.
Làm được điều này không những đã tránh được mối họa mà còn thể hiện sự
nhạy cảm trong chính năng lực phán đoán và cảm nhận của bạn.
2.8 Danh thiếp
Trao tặng danh thiếp cho nhau cũng là một nghệ thuật giao tiếp phi ngôn
ngữ, một nét văn hoá đời thường. Bởi vì qua danh thiếp người ta có thể biết
được phần nào về trình độ học thức, công việc và địa vị xã hội của nhau. Theo
thông lệ của Pháp thì việc trao danh thiếp thuộc về khách. Còn ở Anh thì
ngược lại, người chủ trao danh thiếp cho khách trước.
16


Ví dụ một số quy tắc sau về cách trình bày và trao tặng danh thiếp cho nhau:
- Danh thiếp được in hai mặt hay một mặt ? trình bày như thế nào ? nội
dung gì ?
- Danh thiếp được in bằng ngôn ngữ nào ? Nếu bạn sử dụng tiếng nước
ngoài thì cũng nên có thêm phần tiếng Việt, bởi vì đó là niềm tự hào, lòng tự
trọng của dân tộc Việt Nam với thế giới. Bạn hãy xem người Nhật Bản, Trung
Quốc, phần lớn họ in danh thiếp bằng ngôn ngữ chính của họ chứ ít sử dụng
tiếng nước ngoài.
- Lần đầu tiên đến liên hệ công tác với một cơ quan nào đó, bạn đưa danh
thiếp vào trước cho thư ký để xem người ta có đồng ý tiếp mình hay không.
- Khi tặng quà cho người quen nên kèm theo danh thiếp vào đó.
- Khi đến thăm người quen mà không gặp được, bạn có thể để lại danh
thiếp và ghi mấy chữ báo cho họ biết là bạn có đến thăm.
- Nếu gặp gỡ lần đầu tiên thì việc trao danh thiếp thuộc về người chủ.
Người vị trí thấp hơn trao danh thiếp trước cho người có vị trí cao hơn. Nói
chung là chúng ta nên dựa vào phép xã giao mang bản sắc dân tộc “Kính trên

nhường dưới”;
- Khi trao danh thiếp thì tuỳ theo địa vị người giao tiếp mà bạn đưa bằng
một tay hoặc hai tay nhưng nhất thiết phải đưa đúng chiều và ngôn ngữ để
người đối diện có thể đọc được;
- Khi nhận danh thiếp bạn nên đọc qua ít phút để tôn trọng họ rồi nhẹ
nhàng đút vào túi áo ngực, kẹp vào quyển sổ hay túi cho vào xắc tay của bạn.
Tuyệt đối không nhận ngay rồi cho luôn vào túi quần, dù rằng đó là túi trước
hay túi sau. Làm như vậy người đối diện sẽ cho bạn là một người mất lịch sự
và không tôn trọng họ.

17


CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:
1. Hiện trạng văn hóa công sở:
Thực trạng văn hoá công sở ở nước ta nói chung hiện nay chưa đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong nhiều
năm qua sự độc đoán chuyên quyền trong bộ máy công quyền đã làm giảm
sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự xã
hội, làm xuống cấp nét văn hóa công sở. Có thể “gom” lại những biểu hiện
tiêu biểu:
Về mặt nhận thức, nhận thức của một số cán bộ, công chức chậm được
đổi mới, luôn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, phó mặc, không tích cực tìm hiểu
nghiên cứu, có lối sống thực dụng, ích kỷcá nhân, hẹp hòi; nhiều nơi, nhiều cá
nhân, thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo trong cơ quan chưa tích cực nghiên cứu,
đổi mới tư duy.
Về thái độ và hành vi, ứng xử:
Nhiều nơi, mặc dù đã có nội quy, có bảng “Cấm hút thuốc lá” gắn trên
tường nhưng nhiều người vẫn không chấp hành và còn “vô tư” vứt tàn thuốc
bừa bãi, mặc dù gần đấy đã để sẵn thùng rác.

Có người do sở thích cá nhân, vừa làm việc vừa mở nhạc, ảnh hưởng đến
những người xung quanh. Có người ngồi làm việc lúc vắng người gác cả hai
chân lên bàn cho “thoải mái”. Lại có người, đến cơ quan là tranh thủ dùng
điện thoại cơ quan gọi đi khắp nơi, hay làm những công việc cá nhân khác,…
Vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, Đảng viên, công nhân viên chức đến
công sở muộn, về sớm, chưa có tác phong làm việc đúng mực. Đối với công
sở hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cán bộ tiếp dân cần có thái độ mềm
mỏng, nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn cặn kẽ để khách
đỡ mất công sức và thời gian đi lại nhiều lần, nhất là cần làm việc đúng giờ
quy định.
Song, điều đáng buồn là ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách cứ phải
chờ đợi lâu, còn cán bộ đang bận… trà nước, tán gẫu. Có cơ quan, còn nửa tiếng
mới hết giờ làm việc, nhưng khi có khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp dân
18


đã trả lời là hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách nhiệm
này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” của dân.
Ngoài ra một số ít công sở còn diễn ra cảnh tượng nơi làm việc nhếch
nhác, lộn xộn, thiếu biển chỉ dẫn lối đi, sơ đồ hướng dẫn các bộ phận giải
quyết công việc của cơ quan, không bố trí người giữ xe; ngay từ cổng vào của
các công sở vẫn là tấm biển khô cứng, thiếu thiện cảm đập vào mắt công dân.
“Xuống xe, xuất trình giấy tờ” là một trong những ví dụ điển hình.
Vẫn còn tồn tại một số cán bộ, nhân viên công sở chưa có được những
kỹ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. Văn hoá giao tiếp
ít được chú trọng. Với đồng nghiệp thì còn xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín
của nhau, không tôn trọng nhau. Còn có chuyện môi trường văn hoá khó chấp
nhận nữa là một số nơi công sở xảy ra tình trạng gây mất đoàn kết. Tệ hơn,
trong công sở còn có nhiều người có hành vi bè phái, hại nhau, tranh đoạt
chức quyền...

Là cơ quan công quyền nhưng một số người vẫn mang nặng tư duy cửa
quyền khi tiếp xúc với dân. Vì thế, không ít nơi, chúng ta vẫn phải nghe
những câu hỏi thiếu chủ ngữ, kiểu như: “Cần gì?”, “Đi đâu?”, “Gặp ai?” hoặc
bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch, lạnh lùng.
Giao tiếp với nhân dân ở một số nơi gây cảm giác cửa quyền, quan liêu,
sách nhiễu, đã tạo ra khoảng cách với nhân dân trong thực thi công vụ, giao
tiếp ứng xử không đúng với vị trí, tư cách của người công chức trong công sở.
Thời kỳ bùng nổ thông tin, điện thoại mỗi người một chiếc. Khi trò
chuyện bằng điện thoại di động, nhiều người không còn biết giữ ý, giữ tứ, làm
phiền mọi người xung quanh, bất kể đó là khi đang làm việc hay họp hành.
Thậm chí cả khi đang ngồi bàn chủ toạ, người ta vẫn mở máy nói chuyện
trong khi tất cả mọi người chờ đợi. Xin nhớ, văn minh điện thoại di động là
một khía cạnh của văn hoá môi trường công sở!
Vấn đề ăn mặc và đồng phục, có những công ty không có quy định
chung. Vì vậy, có thể có rất nhiều kiểu ăn diện kỳ quái. Có người để hở ra một
mảnh lưng rộng quá cỡ, xẻ quần, xẻ váy lên tận thắt lưng, trên vai trần vẽ,

19


xăm hình con rồng con phượng hay quái vật nào đó. Gây phản cảm cho người
nhìn và đặc biệt là không phù hợp với môi trường công sở.
Hiện nay còn có hiện tượng phổ biến là cặp bồ trong cơ quan. Có những
đôi xuất phát từ tình cảm thực sự. Thế nhưng cũng có những đôi thấy người ta
cặp thì cũng tìm người cặp cho vui, như là theo mốt vậy.
2. Nguyên nhân:
Bàn về nguyên nhân của thực trạng trên thì có rất nhiều, nhưng có thể
nói rằng một trong những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ
hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ

phận cán bộ, công chức.
- Tác động từ dư âm của nền văn hoá tiểu nông, từ thói quen của cơ chế
bao cấp, từ những mặt trái của nền kinh tế thịtrường.
- Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa thực hiện
thường xuyên, công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp chưa thành
nề nếp, Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nhất là trụ sở làm việc ở cấp xã
còn thiếu thốn, xuống cấp nhưng chưa được xây dựng, sửa chữa kịp thời….
3. Giải pháp :
3.1 Giải pháp chung:
Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm mục đích nâng cao nhận
thức cho cán bộ đảng viên trong việc thực hiện nếp sống văn hóa trong gia
đình và thực hiện văn hóa nơi công sở: Gia đình và công sở là hai nơi chính
cán bộ công chức thực thi trách nhiệm của mình đối với gia đình và với xã hội
cho nên bắt buộc công chức phải thực hiện nếp sống văn hóa. Đây là vấn đề
nhạy cảm và tế nhị đối với mỗi người cho nên mọi người phải luôn luôn học
tập thông qua việc tuyên truyền của các cơ quan tuyên truyền hoặc thông qua

20


việc nhắc nhở nhau trong công sở thực hiện các hành vi văn hóa, hoặc ứng xử
một cách văn hóa. Từ đó phát huy vai trò nêu gương của từng cán bộ công
chức trong cơ quan, đơn vị. Hãy bằng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức để xóa đi những suy nghĩ lối mòn xưa cũ, hướng tới cái mới một cách
chân-thiện-mỹ, bằng tình cảm chân thực và bằng tình đoàn kết mọi người hãy
chia sẻ với nhau, cùng nhau thực hiện tốt văn hóa công sở.
Thứ hai, nhất thiết các cơ quan công sở cần ban hành bản quy chế văn
hóa với nội dung cụ thể, rõ ràng mang tính khả thi cao; có bản cam kết thực
hiện của mỗi phòng ban, đơn vị trực thuộc; của mỗi cá nhân, thường
xuyên kiểm tra, có sơ kết, tổng kết và đánh giá định kỳ.

Để quy chế văn hóa công sở đạt hiệu quả cao trước hết cần phải xây
dựng quy chế một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và phải phù hợp với điều kiện
của từng cơ quan, tổ chức để mọi người phấn đấu, làm theo; cần có quy định
về khen thưởng và kỷ luật đúng mức đối với những CBCC thực hiện tốt và
chưa tốt.
Xây dựng công sở văn minh là một cách làm hay, góp phần thúc đẩy cải
cách hành chính, là việc làm có tính tất yếu cần phải thực chất, càng không
nên hình thức, chạy theo thành tích. Quy chế văn hóa công sở sẽ không thể
đạt kết quả cao nếu chỉ biết hô hào suông, hay thực hiện một cách chung
chung. Vì vậy, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các
đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám
sát của cán bộ lãnh đạo, đồng thời phải biết quan tâm, lắng nghe ý kiến góp
ý của những người dân, để có những điều chỉnh kịp thời.
Thứ ba, song song với việc xây dựng và thực hiện quy chế về văn hóa
công sở, cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đề ra các tiêu chí phấn đấu.
Sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những
yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và
21


những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức nói chung
và vấn đề van hóa công sở nói riêng. Hơn lúc nào hết chúng ta phải quan tâm
đầy đủ đến vấn đề đạo đức và vấn đề văn hóa công sở, tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục,
rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân nói
chung và cán bộ công chức nói riêng. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp
của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một
trong những biện pháp quan trọng để thực hiện một cách có hiệu quả văn hóa

công sở, khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn
định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền
vững của đất nước. Vấn đề cơ bản nhất là mỗi người chúng ta phải nhận thức
đầy đủ vị trí văn hóa công sở, của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ
lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo tấm gương đạo đức, tác phong, phong
cách của Hồ Chí Minh.
Thứ tư, xây dựng môi trường văn hóa thấm đậm tinh thần dân chủ, kỷ
cương, nhân văn trong toàn xã hội, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ công chức
trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại; vì rằng văn hóa với những ý nghĩa lŕ những giá trị
sáng tạo của con ngýời, đều lŕ nguồn lực nội sinh vô tận, tác động trực tiếp
hay gián tiếp đến con đýờng phát triển của một quốc gia, dân tộc.
3.2 Một số giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, đến công sở làm việc ăn mặc phải gọn gàng, phù hợp, đi đứng
nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi giầy dép tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng
đến môi trường làm việc chung.
Thứ hai, luôn ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp
bàn làm việc, phòng làm việc, giữ vệ sinh công sở sạch như giữ vệ sinh ở
chính nhà mình.

22


Thứ ba, không lạm dụng máy tính cơ quan vào những trò tiêu khiển
trong giờ làm việc, vừa ảnh hưởng đến năng suất công việc, vừa tạo thói quen
xấu cho bản thân.
Thứ từ, điện thoại nên để ở chế độ rung hoặc im lặng, tránh gây tiếng ồn
ảnh hưởng đến đồng nghiệp và ảnh hưởng đến không khí làm việc yên tĩnh tại
cơ quan.

Thứ năm, gõ cửa trước khi vào phòng sếp hay bất kỳ phòng nào khác.
Và trong công việc, khi trả lời điện thoại cần nói năng mạch lạc, rõ ràng.
Tuyệt đối tránh dùng ngôn từ tục tĩu tại nơi làm việc trong quá trình giao tiếp,
không nói quá nhanh, quá chậm, quá nhỏ hoặc quá lớn, không xen vào chuyện
người khác, không cướp lời người khác khi nói.
Cuối cùng cần thực hành đúng văn hóa bắt tay tại công sở. Trong công
sở nên xưng hô theo chức danh đối với người có chức vụ, xưng hô bằng tên
đối với người cùng trang lứa, đối với người lớn tuổi nên dùng đại từ nhân
xưng, không nên xưng hô theo kiểu gia đình. Đặc biệt không buôn chuyện;
không tạo bè kéo cánh để tranh chức, tranh quyền; tránh thái độ xun xoe với
người trên, hách dịch với người dưới; tránh lấy cớ vì hiệu quả công việc mà
cố tình không thừa nhận năng lực gây khó dễ cho những thành viên khác, đặc
biệt là người mới đến làm việc tại cơ quan. Người đi trước phải dẫn dắt người
đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ.

KẾT LUẬN
Văn hóa là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc có
thể hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái còn đọng lại đó chính là văn
23


hóa. Bất kể quốc gia, tổ chức hay giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có
văn hóa riêng, văn hóa công sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Theo đó thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng
tới sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp, bởi đôi khi thực trạng của văn hóa
công sở sẽ trở thành một tập tục, một thói quen của cơ quan. Tuy nhiên văn hóa
công sở không phải là công sở có đầy đủ thiết bị, vật dụng hiện đại lại càng
không phải một trụ sở được xây dựng hoành tráng mà văn hóa công sở chính là
hành vi được ứng xử hàng ngày của những cán bộ, công chức, viên chức trong
các mối tương tác để công việc được trôi chảy, thành công.

Văn hóa công sở không chỉ thể hiện phẩm chất, đạo đức của cán bộ,
công nhân viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ
văn hóa của mỗi người. Để đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động
các cơ quan hành chính nhà nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, có hiệu lực thi
hành từ ngày 5-9-2007. Tuy nhiên đế nay nhiều cơ quan vẫn chưa thực hiện
quy chế này một cách nghiêm tục.
Hiện nay, chúng ta đang phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức có phong cách ứng xử chuẩn mực, trong hoạt động công vụ, có
phẩm chất đạo đức tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh văn hóa công sở càng trở nên
quan trọng, cần phải chú trọng nhiều hơn nữa ở các công sở, cơ quan hành
chính, doanh nhiệp.

24


MỤC LỤC

25


×